Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tet Trung thu Bac Ho voi thieu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.57 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tết Trung thu: Bác Hồ với thiếu nhi</b>



Bác Hồ với các cháu thiếu nhi


Ngày 17-9-1945, Bác Hồ đã viết một bài báo: "Tết Trung thu với nền độc lập" in trên báo Cứu Quốc
số 45. Bác viết:


"Cùng các trẻ em yêu quý!
Hôm nay là Tết Trung thu


Mẹ đã sắm cho các em nào đèn, nào trống, nào hoa nào nhiều đồ chơi khác. Các em vui vẻ nhỉ!
Cái cảnh trăng trịn gió mát, hồ lặng trời xanh của Trung thu lại làm các em vui cười hớn hở.
Các em vui cười hớn hở, già Hồ cũng vui cười, hớn hở với các em. Đố các em biết vì sao? Một là
vì già Hồ rất yêu mến các em. Hai là vì Trung thu năm ngối, nước ta còn bị áp bức, các em còn là
bầy nô lệ trẻ em. Trung thu năm nay nước ta đã được tự do và các em đã thành những người tiểu
quốc dân của một nước độc lập.


Hôm nay, tha hồ các em vui chơi cho thỏa chí, ngày mai mong các em ra sức học tập, tất cả các
em đã biết chữ quốc ngữ chưa? Em nào chưa biết thì phải học cho biết. Phải siêng tập thể thao
cho mình mẩy được nở nang. Và ra sức giúp việc cho Nhi đồng cứu vong hội.


Đến Trung thu năm sau, chúng ta sẽ tổ chức một cuộc vui cả già lẫn trẻ. Các em nghĩ thế nào?
Trung thu này, già Hồ khơng có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em 100 cái hôn thân ái!"
Đến Tết Trung thu năm 1951, mở đầu lá thư gởi cho nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu, Bác Hồ kính
yêu đã bộc lộ cảm xúc của mình:


"Trung thu trăng sáng như gương


Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng"(1)


Không chỉ yêu thương thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ còn khẳng định vai trò quan trọng của thiếu nhi


đối với tương lai mai sau của đất nước và xác định trách nhiệm chăm sóc giáo dục các em không
phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Bác đã
viết: "Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt
các cháu là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân. Cơng tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai
của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu
bé cho tốt"(2).


Thương yêu thiếu niên, nhi đồng là tình cảm ln có trong Bác. Trong gian khổ và anh dũng của hai
cuộc trường kỳ kháng chiến, trung thu trăng sáng, Bác bộc bạch chân thành tình cảm của Bác đối
với các cháu:


Trung thu trăng sáng như gương


Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng


Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung.


Trẻ em chiếm một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong thơ nói riêng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thơ là tiếng nói của tình cảm. Bác Hồ ln dành cho trẻ em một tình yêu
thương đặc biệt nên Người làm nhiều thơ về trẻ em và lồng vào lời thơ đó là lời căn dặn hoặc
khuyên nhủ giản dị trong những câu thơ mà Bác đã gởi cho các em vào Tết Trung thu năm 1952:
Mong các cháu cố gắng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.(3)


Và trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người để lại "mn vàn tình thương u" cho tất cả mọi người và
căn dặn toàn Đảng, toàn dân phải chú ý "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". Đó là cái nhìn
thể hiện "văn hóa của tương lai" ở nhà thơ, nhà văn hóa vĩ đại, nhà cách mạng kiệt xuất Hồ Chí


Minh.


</div>

<!--links-->

×