25
e) Đơn giá tiền lương.
Căn cứ vào định mức lao động và các thông số tiền lương do nhà
nước qui định, các doanh nghiệp phải xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp
chậm nhất vào quí I năm kế hoạch và trình các cơ quan chức năng thẩm
định, phê duyệt theo phân cấp quản lý như sau:
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý, giao đơn giá tiền
lương đối với doanh nghiệp hạng đặc biệt theo quyết định số 185/TTg ngày
28/3/1996 của Thủ tướng chính phủ.
- Bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao đơn giá tiền lương cho các doanh
nghiệp thuộc quyền quản lý.
- Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quản lý giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp địa phương theo
phân cấp quản lý và các công ty cổ phần có trên 50% vốn do các doanh
nghiệp nhà nước đóng góp, đóng trên địa bàn địa phương. Trường hợp các
doanh nghiệp chưa xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hoặc
chưa được xét duyệt đơn giá tiền lương theo phân cấp quản lý thì quĩ lương
chỉ được quyết toán theo tổng số lao động thực tế sử dụng với hệ số mức
lương bình quân do cơ quan quản lý quyết định theo mức lương tối thiểu
180.000đ/tháng.
- Hàng năm các Bộ, ngành, Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh,
thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm báo cáo về Bộ lao động thương
binh và xã hội kết quả đăng ký và quản lý định mức lao động, đơn giá tiền
lương được duyệt và tình hình tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp
thuộc quyền quản lý.
26
g) Căn cứ quĩ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao, HĐQT
(đối với doanh nghiệp có HĐQT) hoặc giám đốc doanh nghiệp xác định quĩ
tiền lương cho các đơn vị thành viên và sau khi được tham khảo ý kiến của
Ban chấp hành công đoàn, HĐQT, giám đốc doanh nghiệp ban hành qui chế
trả lương gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qui
chế này phải thể hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến
khích những lao động có tài năng thực sự, đóng góp nhiều cho hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương và thu nhập thực nhận hàng
tháng của người lao động được ghi đầy đủ trong sổ lương cuả doanh nghiệp
theo qui định và hướng dẫn của Bộ lao động thương binh và xã hội.
2. Quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi của doanh nghiệp được thực hiện
theo quy định tại khoản 4 và 5 điều 33. Quy chế quản lý tài chính, và hạch
toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị
định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.
3. Các cán bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các Sở Lao động - Thương
binh và xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước tổ chức lại và củng cố hệ thống
làm công tác lao động tiền lương nhằm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu
của công tác quản lý theo luật định, thực hiện việc xây dựng định mức tổ
chức và phân công lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và phân phối tiền
lương gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị và
cá nhân người lao động theo quy định của Nhà nước.
4. Các doanh nghiệp khi báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, đồng
thời, kèm gửi báo cáo quỹ tiền lương thực hiện theo quyết toán của doanh
nghiệp cho cơ quan giao đơn giá tiền lương.
Tiền lương là vấn đề phức tạp nhưng có tầm quan trọng trong sản xuất
kinh doanh, quá trình thực hiện cũng là quá trình hoàn thiện chính sách tiền
27
lương một cách hợp lý, vì vậy các bộ ngành, địa phương và các doanh
nghiệp trên cơ sở các văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn thực
hiện của Bộ lao động thương binh và xã hội, tổ chức quán triệt, hướng dẫn
đến các đơn vị cơ sở hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện theo qui định của nhà
nước, đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc để cùng nghiên cứu
giải quyết .
28
KẾT LUẬN
Bài này viết về đề tài: “Tiền lương thu nhập và tác động của nó
đến năng suất lao động hiện nay ở Việt Nam”. Có rất nhiều vấn đề tiền
lương và thu nhập tác động đến năng suất lao động nhưng do giới hạn của
bài viết là một đề án nên em chỉ đi sâu nghiên cứu những yếu tố cơ bản, rõ
ràng dễ thấy của tiền lương và thu nhập có quan hệ với năng suất lao động.
Với kiến thức có hạn và yêu cầu của đề tài, bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong được cô giáo bổ sung và hướng dẫn.
Em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo từ khi em
làm đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn chỉnh bài viết này.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Kinh tế lao động” tập I, II - trường Đại học KTQD -
NXB Giáo dục năm 1995.
2. V
c
- 10409 - 10492/92: Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị
trường.
3. Tạp chí lao động và xã hội số tháng 10/1999; 11/1999 và 2/2000.
4. Thông tư 11/LĐTBXH ngày 19/4/1995
5. Tài liệu môn học chuyên đề.
6. Nghị định 28/CP ngày 26/3/1997
7. Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động tiền lương trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam. PGS - TS Tống Văn Đường - NXB Chính trị
Quốc gia - Hà Nội 1995.
8. Quyết định 708/1999/QĐ/LĐTBXH ngày 15/6/1999.
9. Quyết định 385/LĐTBXH - QĐ ngày 1/4/1996.
10. Trao đổi và nghiên cứu tháng 6 năm 1997.