Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Chuyên đề nhiệt năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.08 KB, 42 trang )

/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />
/>
1


CHUYÊN ĐỀ: NHIỆT NĂNG
CHỦ ĐỀ 1: NHIỆT NĂNG VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tóm tắt kiến thức cơ bản theo SGK.
a. Nhiệt năng.
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: thực hiện công hoặc tuyền nhiệt.
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền
nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun(J).
b. Sự truyền nhiệt.
* Dẫn nhiệt.
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác
bằng hình thức dẫn nhiệt.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dãn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
* Đối lưu.
Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hay chất khí.
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng hay chất khí.
* Bức xạ nhiệt.
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt năng bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả
trong chân không.
2. Mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan phù hợp.
Trong nhiệt học, dẫn nhiệt (hay tán xạ nhiệt, khuếch tán nhiệt) là việc truyền năng
lượng nhiệt giữa các phân tử lân cận trong một chất, do một chênh lệch nhiệt độ. Nó ln ln
diễn ra từ vùng nhiệt độ cao hơn tới vùng nhiệt độ thấp hơn, theo định luật hai của nhiệt động
học, và giúp cân bằng lại sự khác biệt nhiệt độ. Theo định luật bảo tồn năng lượng, nếu nhiệt


năng khơng bị chuyển thành dạng khác, thì trong suốt quá trình này, nhiệt năng sẽ không bị
mất đi.
Đại lượng đo lường sự dẫn nhiệt trong một vật chất nhất định nào đó là độ dẫn nhiệt.
Khác với đối lưu, trong dẫn nhiệt, sự trao đổi nhiệt năng không kèm theo bất kỳ sự chuyển
động với số lượng lớn các phân tử vật chất.
Dẫn nhiệt diễn ra trong tất cả các dạng của vật chất, tức chất rắn, chất lỏng, khí và plasma.
Trong các chất rắn, đó là do sự kết hợp của dao động của các phân tử trong cấu trúc tinh
thể và vận chuyển năng lượng của điện tử tự do. Trong các chất khí và chất lỏng, dẫn nhiệt là
do sự va chạm và khuếch tán của các phân tử trong chuyển động ngẫu nhiên của chúng.

2


Ngồi dẫn nhiệt và đối lưu, nhiệt năng cũng có thể được trao đổi bởi bức xạ, và thường là
nhiều hơn một trong những quá trình này xảy ra trong một tình huống trao đổi nhiệt nhất định.
II. PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: NHIỆT NĂNG
A. PHƯƠNG PHÁP
Vận dụng các kiến thức về nhiệt năng, các cách làm biến đổi nhiệt năng, sự biến đổi nhiệt
năng trong thực tế để làm các bài tập trắc nghiệm.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?
A. Nhiệt năng của vật là tổng động năng và thế năng của vật.
B. Nhiệt năng của vật là một dạng năng lượng.
C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng lúc nào vật cũng có.
D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Lời giải:
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật, không phải là tổng
động năng và thế năng của vật ⇒ Chọn A.
Câu 2: Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi

A. khối lượng của vật.
B. khối lượng riêng của vật.
C. nhiệt độ của vật.
D. vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.
Lời giải:
Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng của vật cũng tăng và ngược lại ⇒ Chọn C.
Câu 3: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại
lượng nào sau đây của vật không tăng?
A. Khối lượng.
B. Nhiệt độ.
C. Nhiệt năng.
D. Thể tích.
Lời giải:
Khối lượng của vật không liên quan đến chuyển động nhiệt ⇒ chọn A.
Câu 4: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là:
A. Khối lượng của vật.
B. Nhiệt lượng của vật.
C. Nhiệt năng của vật.
D. Cơ năng của vật.
Lời giải:
Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật ⇒ chọn C.
Câu 5: Cách làm nóng đồng tiền kim loại nào sau đây là do thực hiện công:
A. Chà đồng tiền trên bàn.
B. Hơ trên ngọn lửa.
C. Bỏ vào cốc nước nóng.
D. Phơi nắng đồng tiền.
Lời giải:
Khi chà đồng tiền thì lực của tay sinh công làm đồng tiền dịch chuyển ⇒ chọn A.
Câu 6: Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của
nước trong cốc thay đổ thế nào? (Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh).

A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, nhiệt năng của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, nhiệt năng của nước trong cốc tăng.

3


C. Nhiệt năng của giọt nước và nhiệt năng của nước trong cốc đều tăng.
D. Nhiệt năng của giọt nước và nhiệt năng của nước trong cốc đều giảm.
Lời giải:
Giọt nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên giọt nước nóng sẽ truyền nhiệt năng cho cốc nước
lạnh ⇒ chọn B.
Câu 7: Nhiệt năng của vật tăng khi
A. vật truyền nhiệt cho vật khác.
B. vật thực hiện công lên vật khác.
C. chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên.
D. chuyển động của vật nhanh lên.
Lời giải:
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử tăng thì động năng phân tử tăng làm nhiệt năng của
vật tăng ⇒ chọn C.
Câu 8: Đại lượng nào dưới đây của vật rắn không thay đổi, khi chuyển động nhiệt của các
phân tử cấu tạo lên vật thay đổi ?
A. Khối lượng của vật.
B. Nhiệt độ của vật.
C. Nhiệt năng của vật.
D. Thể tích của vật.
Lời giải:
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử tăng thì động năng phân tử tăng làm nhiệt năng của
vật tăng, vật nở ra làm thể tích tăng, vật nóng lên làm nhiệt độ tăng ⇒ chọn A.
Câu 9: Đơn vị của nhiệt lượng là
A. Jun.

B. Oát.
C. Kilôgam .
D. Niutơn.
Lời giải:
Đơn vị nhiệt lượng là Jun ⇒ chọn A.
Câu 10: Nhiệt lượng là
A. một dạng năng lượng có đơn vị đo là Jun.
B. đại lượng chỉ xuất hiện trong thực hiện công.
C. phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong sự truyền nhiệt.
D. đại lượng tăng khi nhiệt độ của vật tăng và giảm khi nhiệt độ vật giảm.
Lời giải:
Nhiệt lượng của vật là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong sự truyền nhiệt
⇒ chọn C.
Câu 11: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì
A. động năng của vật càng lớn.
B. thế năng của vật càng lớn.
C. nhiệt năng của vật càng lớn.
D. Cơ năng của vật càng lớn.
Lời giải:
Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì động năng phân tử càng
lớn, nhiệt năng càng lớn ⇒ chọn C.
Câu 12: Khi bơm xe đạp thì nhiệt năng của bơm tăng lên do
A. thực hiện công.
B. truyền nhiệt.
C. khơng khí truyền nhiệt năng cho bơm.
D. tay của người bơm truyền nhiệt cho bơm.
Lời giải:

4



Khi bơm xe đạp thì nhiệt năng của bơm tăng lên do thực hiện công ⇒ chọn A.
Câu 13: Khi cưa, cả gỗ và lưỡi cưa đều nóng lên do
A. nhiệt năng truyền từ khơng khí cho gỗ và lưỡi cưa.
B. nhiệt năng truyền từ tay sang gỗ và lưỡi cưa.
C. nhiệt năng tuyền từ lưỡi cưa sang gỗ.
D. quá trình thực hiện cơng làm nhiệt năng lưỡi cưa và gỗ tăng.
Lời giải:
Khi cưa nhiệt năng của gỗ và lưỡi cưa cùng tăng do sự thực hiện công ⇒ chọn D.
Câu 14: Khi mài dao, nhiệt năng của lưỡi dao tăng lên là do
A. sự tuyền nhiệt.
B. sự thực hiện công.
C. cả thực hiện công và tuyền nhiệt.
D. nhiệt năng của tay truyền cho dao.
Lời giải:
Khi mài dao là quá trình thực hiện cơng làm nhiệt năng của dao tăng ⇒ chọn B.
Câu 15: Các nguyên tử trong một miếng sắt có tính chất nào sau đây?
A. Khi nhiệt độ tăng thì nở ra.
B. Khi nhiệt độ giảm thì co lại.
C. Đứng rất gần nhau.
D. Đứng rất xa nhau.
Lời giải:
Các nguyên tử của vật đứng gần nhau ⇒ chọn C.
Câu 16: Tại sao quả bóng bay dù buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, khơng khí cịn nóng, sau đó lạnh đi nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên nó tự động co lại.
C. Vì khơng khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngồi.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử khí có thể qua
đó thốt ra ngồi.
Lời giải:

Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách nên các phân tử khơng khí khi chuyển
động khơng ngừng sẽ chui qua đó ra ngồi ⇒ chọn D.
Câu 17: Khi đốt nóng miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh thì nhiệt năng của miếng đồng
tăng hay giảm, do thực hiện công hay truyền nhiệt:
A. Tăng; do thực hiện công.
B. Tăng; do truyền nhiệt.
C. Giảm; do thực hiện công.
D. Giảm; do truyền nhiệt.
Lời giải:
Miếng đồng truyền nhiệt cho nước làm nhiệt năng giảm ⇒ chọn D.
Câu 18: Một viên đạn đang bay trên cao, chọn mốc thế năng là mặt đất. Viên đạn có dạng
năng lượng nào dưới đây?
A. Chỉ có động năng.
B. Chỉ có thế năng.
C. Chỉ có nhiệt năng.
D. Có cả thế năng, động năng và nhiệt năng.
Lời giải:
Viên đạn đang chuyển động thì có động năng, có độ cao nên có thế năng, và mọi vật đều có
nhiệt năng ⇒ chọn D.
Câu 19: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật có cả động năng,
thế năng và nhiệt năng?
A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. B. Chỉ khi vật đang đi lên.
C. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
Lời giải:

5


Khi viên đạn đang đi lên và đi xuống đều chuyển động nên có động năng, có độ cao nên có

thế năng, viên đạn ln có nhiệt năng ⇒ chọn A.
Câu 20: Đặt một thìa nhơm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhơm và của nước
trong cốc thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.
B. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
C. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
D. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
Lời giải:
Cốc nước nóng truyền nhiệt cho thìa nhơm làm nhiệt năng thìa tăng, nhiệt năng cốc nước
giảm ⇒ chọn D.
Câu 21: Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi
là:
A. Nhiệt lượng
B. Nhiệt kế
C. Nhiệt năng
D. Nhiệt độ
Lời giải:
Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt
lượng ⇒ chọn D.
Câu 22: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự
chuyển hố năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền
nhiệt?
A. Nhiệt năng sang cơ năng. Do thực hiện công.
B. Nhiệt năng sang cơ năng. Do truyền nhiệt.
C. Cơ năng sang nhiệt năng. Do thực hiện công.
D. Cơ năng sang nhiệt năng. Do truyền nhiệt.
Lời giải:
Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên đó là qua trình thực hiện cơng, khi đó có sự
chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng ⇒ chọn C.
Câu 23: Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào không đúng?

A. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
C. Nhiệt năng là một dạng của năng lượng.
D. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra.
Lời giải:
Nhiệt năng của vật không phải là phần nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra ⇒ chọn D.
Câu 24: Trường hợp nào cho thấy nhiệt năng của tấm nhôm tăng lên nhờ thực hiện công:
A. Đặt tấm nhôm lên ngọn lửa.
B. Cho tấm nhôm cọ xát lên mặt đất.
C. Đặt tấm nhôm lên giá để phơi nắng.
D.Cho tấm nhôm xuống nước.
Lời giải:
Khi cọ xát tấm nhôm lên mặt đất làm tấm nhơm nóng lên, nhiệt năng tăng đó là q trình thực
hiện cơng ⇒ chọn B.
Câu 25: Đun nóng bình có nút đậy. Sau một thời gian, nút bị bật ra khỏi bình. Đó là sự biến
đổi
A. giữa những dạng khác nhau của cơ năng
B. nhiệt năng thành cơ năng.
C. cơ năng thành nhiệt năng.
D. động năng thành nhiệt năng.
Lời giải:
Nhiệt năng của bình đã chuyển hóa thành cơ năng làm nút bị bật ra ⇒ chọn B.
Câu 26: Trường hợp nào sau đây nhiệt năng vật tăng do truyền nhiệt.
A. Giã gạo, gạo nóng lên.
B. Cọ xát đồng xu lên mặt bàn đồng xu nóng lên.
C. Pít tơng chuyển động trong xy lanh, pít tơng nóng lên.
D. Miếng kim loại thả vào cốc nước nóng miếng kim loại nóng lên.

6



Lời giải:
Nhiệt năng truyền từ nước nóng sang miếng kim loại ⇒ chọn D.
Câu 27: Mơi trường nào khơng có nhiệt năng?
A. Môi trường rắn.
B. Môi trường lỏng.
C. Môi trường khí.
D. Mơi trường chân khơng.
Lời giải:
Mơi trường chân khơng khơng có các phân tử, ngun tử nên khơng có nhiệt năng ⇒ chọn D.
----------------------------------------------------------DẠNG 2: DẪN NHIỆT
A. PHƯƠNG PHÁP
Dựa vào đặc điểm của sự dẫn nhiệt để là bài tập.
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác
bằng hình thức dẫn nhiệt.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
* Mở rộng.
Độ dẫn nhiệt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của vật liệu.
Trong phương trình của định luật Fourier (phương trình mơ tả hiện tượng dẫn nhiệt trong vật
liệu), độ dẫn nhiệt xuất hiện dưới dạng một hệ số đặc trưng cho vật liệu.
Độ dẫn nhiệt được xác định bằng nhiệt lượng truyền qua một đơn vị diện tích vật liệu trong
một đơn vị thời gian, dưới gradient của nhiệt độ. Thứ nguyên của độ dẫn nhiệt là [năng
lượng].[diện tích]^-1.[thời gian]^-1.[nhiệt độ]^-1.[chiều dài]
Một vài ví dụ về giá trị tính của độ dẫn nhiệt cho Vật liệu xây dựng, các vật rắn khác, chất
lỏng (ở nhiệt độ phòng) và khí (ở 0 °C). Độ dẫn nhiệt lớn đồng nghĩa với việc truyền nhiệt tốt
hơn (nhanh hơn).
Vật liệu xây dựng

Các vật liệu khác


Vật liệu
[W / (m · K)]

Độ dẫn nhiệt λ

Vật liệu
[W / (m · K)]

Độ dẫn nhiệt λ

Đồng

380

Ống nano cácbon

6000

Hợp kim Nhôm

209

Kim cương

2300

Đồng thau

120


Bạc

429

7


Kẽm

110

Vàng

310

Thép không pha

50

Magiê

170

Thép hợp kim cao cấp VA 21

Than (Graphit)

119 - 165


Chì

35

Wolfram

167

Than chì

2,8

Kali

~135

Bê tơng

2,1

Niken

85

Thủy tinh

1,0

Sắt


80,2

Xi măng vơi-vữa

1,0

Bạch kim

71

Xây gạch (Gạch đặc)

0,5 - 1,4

Zinn

67

Gỗ

0,13 - 0,18

Tantal

54

Xây gạch Poroton

0,09 - 0,45


bitmut

7,97

Xây gạch Bê tông xốp

0,08 - 0,25

Thủy ngân

8,3

Schaumglas

0,040

Nước đá (-20..0 °C) 2,33

Glaswolle

0,04 - 0,05

Nước

0,6

Polystyroldämmstoffe

0,035 - 0,050


Hydrơ

0,18

Polyurethandämmstoffe

~0,035

Hêli

0,144

Khơng khí

0,024

Ơxy

0,023

Nitơ

0,02

Agơng

0,016

8



CO2

0,015

Titan

22

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa 2 vật rắn khi
A. hai vật có nhiệt năng khác nhau.
B. hai vật có nhiệt năng khác nhau tiếp xúc nhau.
C. hai vật có nhiệt độ khác nhau.
D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.
Lời giải:
Khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau thì nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ
cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn bằng hình thức dẫn nhiệt ⇒ Chọn D.
Câu 2: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra
A. chỉ ở chất rắn.
B. chỉ ở chất lỏng và chất rắn.
C. chỉ ở chất khí.

D. ở cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.

Lời giải:
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí
⇒ Chọn D.
Câu 3: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây là đúng?
A. Đồng, khơng khí, nước.

B. Đồng, nước, khơng khí.
C. Khơng khí, đồng, nước.
D. Khơng khí, nước, đồng.
Lời giải:
Đồng dẫn nhiệt tốt hơn nước, nước dẫn nhiệt tốt hơn khơng khí ⇒ Chọn B.
Câu 4: Cách sắp xếp khả năng dẫn nhiệt từ nhanh đến chậm nào sau đây là đúng
A. Thuỷ tinh - Đồng - Nhôm
B. Đồng - Thuỷ tinh - Nhôm
C. Đồng - Nhôm - Thuỷ tinh
D. Nhôm - Đồng - Thuỷ tinh
Lời giải:
Khả năng dẫn nhiệt nhanh giảm dần theo thứ tự đồng, nhôm, thủy tinh ⇒ Chọn C.
Câu 5: Khả năng dẫn nhiệt phụ thuộc vào yếu tố nào của vật?
A. Khối lượng của vật.
B. Bản chất của vật.
C. Thể tích của vật.
D. Trọng lượng của vật.
Lời giải:
Khả năng dẫn nhiệt phụ thuộc vào bản chất của vật ⇒ Chọn B.
Câu 6: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt nào đã
xảy ra?
A. Bức xạ nhiệt.
B. Dẫn nhiệt.
C. Đối lưu.
D. Đối lưu và bức xạ nhiệt.
Lời giải:
Nhiệt độ của tay lớn hơn nhiệt độ của kim loại, do đó vào mùa lạnh sờ tay vào kim loại thì thì
nhiệt lượng truyền từ tay sang kim loại làm cho tay bị mất nhiệt nên thấy lạnh ⇒ Chọn B.
Câu 7: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền
A. từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.

B. từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
C. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
D. từ vật có nhịêt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Lời giải:

9


Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ
thấp hơn ⇒ Chọn D.
Câu 8: Có hai que dài bằng nhau, một que bằng thủy tinh, que kia bằng nhôm. Lần lượt đưa
một đầu của mỗi que vào ngọn lửa, tay cầm đầu kia. Trong các nhận xét sau, câu nào sai?
A. Khi dẫn nhiệt, vùng có nhiệt độ cao mở rộng ra dọc theo que cho tới tay cầm.
B. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh.
C. Khi đưa đầu que nhơm vào ngọn lửa thì tay cầm sẽ thấy nóng ngay.
D. Đối với cả hai que, một lúc sau tay cầm mới thấy nóng.
Lời giải:
Que nhơm dẫn nhiệt tốt nên sẽ thấy nóng ngay ⇒ Chọn D.
Câu 9: Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao?
A. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
B. Khơng khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Đề phịng một lớp kính bị vỡ cịn lớp kính kia.
Lời giải:
Khi làm hai hay ba lớp kính thì thì giữa 2 lớp kính là khơng khí. Khơng khí giữa hai tấm kính
cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà ⇒ Chọn B.
Câu 10: Trong các phát biểu sau, câu nào sai?
A. Chất lỏng dẫn nhiệt kém chất khí.
B. Chất rắn dẫn nhiệt tốt.
C. Chân khơng dẫn nhiệt kém nhất.

D. Chất khí dẫn nhiệt cịn kém hơn chất lỏng.
Lời giải:
Khả năng dẫn nhiệt giảm dần theo thứ tự chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân khơng
⇒ Chọn B.
Câu 11: Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại? Hãy chọn câu giải thích đúng?
A. Vì khó vỡ.
B. Vì dễ đúc thành khn mẫu.
C. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt.
D. Vì kim loại đẹp.
Lời giải:
Nồi xoong thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt đun nấu sẽ nhanh hơn
⇒ Chọn C.
Câu 12: Thứ tự giảm dần về tính dẫn nhiệt của các chất:
A. Đồng - thủy tinh - nước - khơng khí
B. Thủy tinh - đồng - nước - khơng khí
C. Nước - đồng - thủy tinh - khơng khí
D. Khơng khí - thủy tinh - nước - đồng
Lời giải:
Khả năng dẫn nhiệt giảm dần theo thứ tự đồng, thủy tinh, nước, khơng khí ⇒ Chọn A.
Câu 13: Về mùa đông, mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày, vì:
A. Áo dày nặng nề.
B. Áo dày truyền nhiệt nhanh hơn.
C. Áo mỏng nhẹ hơn.
D. Giữa các lớp áo mỏng có khơng khí nên dẫn nhiệt kém.
Lời giải:
Mặc nhiều áo mỏng thì giữa các lớp áo mỏng là khơng khí, mà khơng khí dẫn nhiệt kém do
đó ngăn cản sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra môi trường ⇒ Chọn D.
Câu 14: Độ dẫn nhiệt của các chất giảm dần theo thứ tự:
A. Rắn - Khí - Lỏng
B. Khí - Rắn - Lỏng

C. Rắn - Lỏng - Khí
D. Lỏng - Rắn - Khí
Lời giải:
Độ dẫn nhiệt giảm theo thứ tự rắn, lỏng, khí ⇒ Chọn C.
Câu 15: Về mùa nào chim, gà, vịt... thường hay đứng xù lông?
A. Mùa đông
B. Mùa xuân
C. Mùa thu
D. Mùa hè
Lời giải:

10


Về mùa đông trời lạnh, chim, gà, vịt, …thường đứng xù lơng. Khi đó giữa các lớp lơng là
khơng khí, mà khơng khí dẫn nhiệt kém nên ngăn cản sự truyền nhiệt ra môi trường, sẽ đỡ
lạnh hơn ⇒ Chọn A.
Câu 16: Bản chất của sự dẫn nhiệt là:
A. Do sự thực hiện công của vật này lên vật khác.
B. Do sự truyền thế năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau.
C. Do sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau.
D. Do sự tương tác giữa các phân tử với nhau.
Lời giải:
Bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào
nhau ⇒ Chọn B.
Câu 17: Vì sao người ta dùng chất sứ để làm bát ăn cơm
A. vì sứ rẻ tiền.
C. vì sứ dẫn điện tốt.
B. vì sứ cách nhiệt tốt.
D. vì sứ làm cơm ngon hơn.

Lời giải:
Sứ dẫn nhiệt kém nên khi làm bát ăn cơm khi cầm sẽ khơng bị bỏng tay và giữ nóng được lâu
hơn ⇒ Chọn B.
Câu 18: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cốc sẽ bị nứt.
A. Rót nước sơi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dày.
B. Rót nước sơi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng.
C. Rót nước sơi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc( hoặc nhơm).
D. Rót nước sơi đột ngột vào cốc bằng nhơm.
Lời giải:
Cốc thủy tinh thành dày khi rót nước sơi vào đột ngột thì phần ngịai cốc khơng nóng kịp sẽ
khơng nở vì nhiệt như phần trong cốc. Cốc sẽ dễ bị nứt ⇒ Chọn A.
Câu 19: Nấu hai lượng nước như nhau bằng hai cái ấm một cái bằng nhôm một cái bằng đất,
ngọn lửa như nhau. Nước trong ấm nhơm sẽ nhanh sơi hơn. Giải thích vì sao?
A. Ấm nhơm kín hơn ấm đất.
B. Nước thấm vào ấm đất làm hạ nhiệt độ của ngọn lửa.
C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.
D. Mặt ngoài ấm đất gồ ghề hơn ấm nhôm nên ấm đất tiếp xúc với lửa ít hơn.
Lời giải:
Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất nên ấm nhôm nhanh sôi hơn ⇒ Chọn C.
Câu 20: Trong sự dẫn nhiệt có liên quan đến hai vật, nhiệt lượng được truyền từ vật có:
A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ.
B. Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ.
C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ.
D. Từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
Lời giải:
Trong sự dẫn nhiệt của hai vật thì nhiệt năng ln truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật
có nhiệt độ thấp hơn ⇒ Chọn B.
Câu 21: Vì sao nước giếng khơi về mùa đơng thì ấm, mùa hè thì mát?
A. Vì đất dẫn nhiệt tốt.
B. Vì đất và khơng khí cách nhiệt tốt.

C. Vì nước khơng dẫn nhiệt.
D. Vì giếng q sâu.
Lời giải:
Vì lớp khơng khí bên trong giếng, và đất dẫn nhiệt kém nên sự dẫn nhiệt giữa nước và môi
trường trên kém ⇒ Chọn B.
Câu 22: Khi sờ tay vào dao sắt để trên bàn gỗ ta thấy mát hơn sờ vào mặt bàn vì:
A. Nhiệt độ của dao ln thấp hơn nhiệt độ của bàn.
B. Do khả năng dẫn nhiệt của sắt tốt hơn gỗ.
C. Do khối lượng của dao nhỏ hơn khối lượng của bàn.

11


D. Do cảm giác của tay còn nhiệt độ như nhau.
Lời giải:
Khi sờ tay vào dao sắt để trên bàn gỗ ta thấy mát hơn sờ vào mặt bàn vì khả năng dẫn nhiệt
của sắt tốt hơn gỗ ⇒ Chọn B.
----------------------------------------------------------DẠNG 3: ĐỐI LƯU
A. PHƯƠNG PHÁP
Vận dụng đặc điểm của sự đối lưu để giải các bài tập.
Lưu ý: Cơ chế của sự đối lưu là trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. Khi được đun nóng (truyền
nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt) lớp chất lỏng ở dưới nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng trở nên
nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước ở trên, nên nổi lên, còn lớp nước lạnh ở trên chìm
xuống thế chỗ cho lớp nước này để lại được đun nóng.... Cứ thể cho tới khi cả khối chất lỏng
nóng lên.
Như vậy, nếu đun nước trên con tàu vũ trụ ở trạng thái "không trọng lượng" thì sẽ khơng có
hiện tượng đối lưu và nước không thể sôi nhanh như khi đun trong trạng thái có trọng lượng
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?
A. Chỉ ở chất lỏng.

B. Chỉ ở chất khí.
C. Chỉ ở chất lỏng và chất rắn.
D. Ở các hất lỏng, chất khí và chất rắn.
Lời giải:
Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất lỏng và chất khí ⇒ Chọn C.
Câu 2: Đèn kéo quân quay được
A. do cấu tạo của đèn có một mơtơ.
B. do dịng đối lưu của chất lỏng.
C. nhờ có gió.
D. do dịng đối lưu của chất khí.
Lời giải:
Đèn kéo qn có thể quay được do dịng đối lưu của chất khí làm đèn quay ⇒ Chọn D.
Câu 3: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi
A. giảm nhiệt độ của khối khí.
B. tăng nhiệt độ của khối khí.
C. tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
D. cho khối khí giản nở.
Lời giải:
Khi nhiệt độ tăng các phân tử khí chuyển động nhanh hơn do đó hiện tượng khuếch tán xảy ra
nhanh hơn ⇒ Chọn B.
Câu 4: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dịng từ
dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng?
A. Do hiện tượng truyền nhiệt.
B. Do hiện tượng đối lưu.
C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt.

D. Do hiện tượng truyền nhiệt.

Lời giải:
Khi trong nước xảy ra hiện tượng đối lưu thì các phân tử nước chuyển động thành dịng từ

dưới lên làm cho thuốc tím chuyển động theo ⇒ Chọn B.
Câu 5: Chọn nhận xét đúng:
A.Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt tạo thành.
B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt
độ thấp hơn.
C. Trong hiện tượng đối lưu của nước có hiện tượng cơ học lớp nước nóng trồi lên, lớp nước
lạnh tụt xuống.
D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.

12


Lời giải:
Khi xảy ra hiện tượng đối lưu trong nước lớp nước ở dưới nóng lên, nhẹ đi và đi lên trên dồn
lớp nước lạnh hơn ở trên xuống ⇒ Chọn C.
Câu 6: Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu?
A. Chỉ chất khí.
B. Chỉ chất khí và chất lỏng.
C. Chỉ chất lỏng.
D. Cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Lời giải:
Đối lưu là sự truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí ⇒ Chọn B.
Câu 7: Câu nào sau đây so sánh sự dẫn nhiệt và đối lưu là đúng?
A. Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt, đói lưu khơng phải là q trình truyền nhiệt.
B. Cả dẫn nhiệt và đối lưu đều có thể xảy ra trong khơng khí.
C. Dẫn nhiệt xảy ra trong mơi trường nào thì đối lưu cũng xảy ra trong mơi trường đó.
D. Trong nước, dẫn nhiệt xảy ra nhanh hơn đối lưu.
Lời giải:
Trong khơng khí có thể xảy ra cả dẫn nhiệt và đối lưu ⇒ Chọn B.
Câu 8: Ngăn đá tủ lạnh thường để phía trên để tận dụng sự truyền nhiệt bằng

A. dẫn nhiệt.
B. bức xạ nhiệt.
C. đối lưu.
D. đối lưu và dẫn nhiệt
Lời giải:
Trong tủ lạnh ngăn đá ở trên để tận dụng sự truyền nhiệt bằng đối lưu của khơng khí trong tủ
lạnh ⇒ Chọn C.
Câu 9: Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì
A. trọng lượng riêng của cả khối chất lỏng đề tăng.
B. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên nhỏ hơn của lớp ở dưới.
C. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên lớn hơn của lớp ở dưới.
D. trọng lượng riêng của lớp chất lỏng ở trên bằng của lớp ở dưới.
Lời giải:
Khi hiện tượng đối lưu đang xảy ra trong chất lỏng thì lớp chất lỏng ở dưới bị đốt nóng nở ra
nhẹ đi, trọng lượng riêng giảm nhỏ hơn lớp ở trên ⇒ Chọn C.
Câu 10: Để tay bên trên một hòn gạch đã được nung nóng ta thấy nóng hơn để tay bên cạnh
hịn gạch đó vì
A. sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
B. sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
C. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
D. cả dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt, đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới
tay để bên cạnh.
Lời giải:
Hịn gạch nóng làm cho lớp khơng khí trên hịn gạch nóng lên và bay lên tạo nên sự đối lưu.
Lớp khơng khí nóng này làm tay nóng hơn ⇒ Chọn C.
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng:
A. Trong hiện tượng đối lưu nhiệt lượng các vật giảm.
B. Sự đối lưu xảy ra khi hai chất khí trộn vào nhau.
C. Trong hiện tượng đối lưu chất lỏng, khí chuyển động thành dịng.
D. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.

Lời giải:
Khi xảy ra hiện tượng đối lưu chất lỏng hoặc khí nóng đi lên, lạnh đi xuống ⇒ Chọn C.
Câu 12: Tại sao trong chất rắn khơng xảy ra đối lưu
A. vì nhiệt độ của chất rắn thường khơng lớn lắm.
B. vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng khơng thể di chuyển thành
dịng được.
C. vì trong chất rắn khơng có sự chuyển động của các phân tử.

13


D. vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
Lời giải:
Các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng khơng thể di chuyển thành dịng
được nên không xảy ra đối lưu ⇒ Chọn B.
----------------------------------------------------------DẠNG 4: BỨC XẠ NHIỆT
A. PHƯƠNG PHÁP
Vận dụng đặc điểm của bức xạ nhiệt để giải các bài tập.
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt năng bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả
trong chân khơng.
Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất khí và chân khơng.
* Nâng cao: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt( năng lượng nhiệt) dưới dạng sóng điện từ
(tia hồng ngoại – Infra Red) xuyên qua khoảng khơng.
Mọi bề mặt đều phát xạ. Dàn nóng máy lạnh, bếp, mái sàn, tuờng và ngay cả các vật liệu cách
nhiệt thông thường, đều phát xạ ở các cấp độ khác nhau. Nhiệt bức xạ khơng nhìn thấy được
và khơng có nhiệt độ, thức chất là một dạng truyền năng lượng.
Chỉ khi tia bức xạ đập vào một bề mặt, năng lượng bức xạ mới sinh ra nhiệt làm cho bề mặt
này nóng lên.
Khái niệm này có thể hình dung rõ hơn qua ví dụ sau: vào ngày nắng, nhiệt bức xạ từ mặt trời
chiếu vào chiếc xe, đi xuyên qua lớp kính làm cho kính nóng lên. Ngồi ra, mặt trời cũng làm

cho phần vỏ xe nóng lên và bức xạ tiếp vào bên trong xe. Hệ quả là khi ta bước vào xe, mọi
thứ đều nóng hực (nóng “hầm hập”)
Bức xạ nhiệt từ mặt trời, đập vào vách và mái nhà. Các vật liệu này sẽ hấp thụ nhiệt lượng đó
và nóng lên. Nhiệt này truyền vào mặt trong của vách & mái nhà thơng qua q trình dẫn
nhiệt và tiếp theo đó là bức xạ tiếp tục vào không gian bên trong.
Các bề mặt này tiếp tục phát xạ, và tiếp đến, làn da con người hứng chịu bức xạ nhiệt xun
qua khơng khí. Chính bức xạ thứ cấp này là nguyên nhân gây ra sự “nóng hầm” trong nhà và
đem lại sự nóng bức khó chịu cho con người.
Bức xạ nhiệt có hai chỉ số đặc trưng:
- Độ phát xạ E (Emittance/Emissivity): là đại lượng đặc trưng cho khả năng hấp thụ nhiệt và
toả nhiệt (dạng bức xạ) của một bề mặt. Tất cả các vật liệu đều có độ phát xạ trong khoảng 0
đến 1 (0% đến 100%). Chỉ số phát xạ càng thấp, bức xạ nhiệt mà bề mặt đó nhận vào và phát
ra càng thấp. Màng nhơm có chỉ số phát xạ rất thấp (3%), và người ta áp dụng đặc trưng đó
của màng nhôm để chế tạo các vật liệu cách nhiệt phản xạ.
- Độ phản xạ R (Reflectance/Reflectivity): đặc trưng cho khả năng chống lại sự thâm nhập
của các tia bức xạ. Đây chính là tỉ lệ năng lượng phản xạ ngược lại sau khi chạm vào một bề
mặt. Màng nhôm có độ phản xạ là 97%. Độ phản xạ và độ phát xạ là phần bù của nhau và có
tổng bằng một. Nghĩa là một bề mặt có độ phát xạ càng thấp thì có độ phản xạ càng cao.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng?
A. Mọi vật đều có thể phát ra tia nhiệt.
B. Chỉ có những vật có bề mặt xù xìvà mầu sẫm mới có thể phát ra tia nhiệt.
C. Chỉ những vật có bề mặt bóng và mầu sáng mới có thể phát ra tia nhiệt.
D. Chỉ có mặt trời mới có thể phát ra tia nhiệt.
Lời giải:
Mọi vật đều có thể phát ra các tia nhiệt ⇒ Chọn A.
Câu 2: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân khơng là gì?
A. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân khơng: bức xạ nhiệt.
B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân khơng: bức xạ nhiệt.


14


C. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân khơng: bức xạ nhiệt.
D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân khơng: đối lưu.
Lời giải:
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là Chất rắn:
dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân khơng: bức xạ nhiệt ⇒ Chọn C.
Câu 3: Nhiệt năng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng hình thức:
A. Bức xạ nhiệt.
B. Đối lưu và bức bức xạ nhiệt.
C. Dẫn nhiệt.
D. Đối lưu.
Lời giải:
Nhiệt năng truyền từ mặt trời xuống đất bằng hình thức bức xạ nhiệt ⇒ Chọn C.
Câu 4: Nhiệt truyền từ cơ thể con người ra môi trường xung quanh bằng cách
A. chỉ có bức xạ nhiệt.
B. cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
C. cả đối lưu và bức xạ nhiệt.
D. chỉ có đối lưu.
Lời giải:
Nhiệt năng truyền từ cơ thể ra môi trường bằng cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt
⇒ Chọn B.
Câu 5: Bức xạ nhiệt là hình thức dẫn nhiệt xảy ra trong chất nào?
A. Chất khí, chất lỏng và chất rắn.
B. Chỉ xảy ra trong chân không.
C. Chỉ xảy ra trong chất khí.
D. Chất khí và chân khơng.
Lời giải:
Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra trong chất chất khí và chân không ⇒ Chọn D.

Câu 6: Trong ba cách truyền nhiệt thì dạng nào có thể truyền được trong chân không?
A. Đối lưu.
B. Đối lưu và bức xạ nhiệt.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Dẫn nhiệt.
Lời giải:
Trong chân khơng thì sự truyền nhiệt chỉ có bức xạ nhiệt ⇒ Chọn C.
Câu 7: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật?
A. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
C. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

D. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
Lời giải:
Các vật có bề mặt màu sẫm, sần sùi thì hấp thụ bức xạ nhiệt tốt ⇒ Chọn A.
Câu 8: Vì sao vào mùa hè mặc áo màu tối đi ra đường cảm thấy nóng hơn khi mặc đồ màu
sáng:
A. Vì áo màu tối hấp thụ nhiệt tốt hơn.
C. Dẫn nhiệt tốt hơn.
B. Giúp đối lưu xảy ra dễ dàng hơn.
D. Áo màu tối phản xạ ánh sáng tốt hơn.
Lời giải:
Áo màu tối hấp thụ bức xạ nhiệt tốt hơn nên nóng hơn ⇒ Chọn A.
Câu 9: Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng cách nào dưới
đây?
A. Chỉ bằng cách dẫn nhiệt.
B. Chỉ bằng cách đối lưu.
C. Chỉ bằng cách bức xạ nhiệt.
D. Bằng cả 3 cách dẫn nhiệt,
đối lưu, bức xạ nhiệt.

Lời giải:
Bếp lửa truyền nhiệt ra môi trường xung quanh bằng dẫn nhiệt, đối lưu,
bức xạ nhiệt
⇒ Chọn D.
Câu 10: Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng?
A. Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt.
B. Chỉ những vật có bề mặt xù xì và màu sẫm mới có thể bức xạ nhiệt.
C. Chỉ những vật có bề mặt nhẵn và màu sáng mới có thể bức xạ nhiệt.
D. Chỉ có Mặt Trời mới có thể bức xạ nhiệt.
Lời giải:

15


Mọi vật đều bức xạ nhiệt ra môi trường ⇒ Chọn A.
Câu 11: Cánh máy bay thường được quét ánh bạc để
A. giảm ma sát với khơng khí.
B. giảm sự dẫn nhiệt.
C. liên lạc thuận tiện hơn với các đài ra đa.
D. ít hấp thụ tia bức xạ nhiệt của mặt trời.
Lời giải:
Vật có màu ánh bạc thì hấp thụ bức xạ nhiệt từ mặt trời kém ⇒ Chọn D.
Câu 12: Mùa hè nên mặc quần áo màu sáng không nên mặc quần áo màu sẫm vì quần áo
màu sáng
A. sạch hơn.
B. đẹp hơn.
C. ít hấp thụ tia nhiệt.
D. dẫn nhiệt kém hơn.
Lời giải:
Áo màu sáng hấp thụ bức xạ nhiệt ít nên mát hơn ⇒ Chọn C.

Câu 13: Mùa hè nước trên mặt ao hồ nóng lên là do:
A. Sự dẫn nhiệt từ lớp nước dưới.
B. Nhẹ hơn lớp nước dưới.
C. Hấp thụ tia nhiệt từ mặt trời.
D. Sự đối lưu của dòng nước trong ao hồ.
Lời giải:
Mùa hè nước trên mặt ao hồ nóng lên là do lớp nước này đã hấp thụ các tia bức xạ từ mặt trời
⇒ Chọn C.
Câu 14: Sự truyền nhiệt nào sau đây không phải là bức xạ:
A. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
B. Sự truyền nhiệt từ mặt trời xuống trái đất.
C. Sự truyền nhiệt từ ngọn lửa đèn cồn ra không gian xung quanh.
D. Sự truyền nhiệt từ thỏi đồng nung nóng thả vào chậu nước lạnh.
Lời giải:
Sự truyền nhiệt từ thỏi đồng nung nóng thả vào chậu nước lạnh khơng phải là bức xạ nhiệt
⇒ Chọn C.
Câu 15: Trong chân không một miếng đồng được nung nóng truyền nhiệt cho một miếng
đồng khơng được nung nóng
A. chỉ bằng bức xạ nhiệt.
B. chỉ bằng bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
C. chỉ bằng bức xạ nhiệt và đối lưu.
D. bằng cả bức xạ nhiệt, đối lưu và dẫn nhiệt.
Lời giải:
Trong chân không chỉ xảy ra bức xạ nhiệt ⇒ Chọn A.
----------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 2: NHIỆT LƯỢNG CƠNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tóm tắt kiến thức cơ bản theo SGK.
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền
nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun(J).
- Nhiệt dung riêng của một chất là nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ của nó

tăng thêm 10C.
- Cơng thức tính nhiệt lượng là:
Q = m.c.∆t
Trong đó:

+ m là khối lượng của vật.
+ c là nhiệt dung riêng của chất làm vật.
+ ∆t là độ tăng nhiệt độ của vật.
2. Mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan phù hợp.

16


II. PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: TÍNH CÁC ĐẠI LƯỢNG TRONG CƠNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG.
A. PHƯƠNG PHÁP
+ Tính nhiệt lượng vật thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2
Q = m.c.( t 2 − t1 ) ⇒ để tính Q cần biết m,c,t1,t2.
+ Tính m:

- Có thể tính m theo cơng thức m = D.V nếu bài tốn đã cho V và D.
Q
- Tính m =
c.( t 2 − t1 )

+ Tính nhiệt độ ban đầu hoặc sau:
Q
Q
Q
+ t1 hoặc t1 = t 2 −

Ta có t 2 − t1 =
từ đó tính t 2 =
m.c
m.c
m.c
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 1kg nước tăng từ 10oC lên
15oC cần cung cấp một nhiệt lượng bằng:
A. 4200J.
B. 42kJ.
C. 2100J.
D. 21kJ.
Lời giải:
Nhiệt lượng nước thu vào là Q = m.c.( t 2 − t1 ) = 1.4200.(15 − 10) = 21000(J ) = 21KJ
⇒ Chọn D.
* Nhận xét:Học sinh tính ra Q=21000J có thể chọn 2100J hoặc tưởng đề sai
Câu 2: Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có nghĩa là:
A. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J/kg.K.
B. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1g nhôm tăng lên 10C là 880J.
C. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J/kg.
D. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nhôm tăng lên 10C là 880J.
Lời giải:
Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg 1 chất để nó tăng thêm 10C ⇒ chọn D.
Câu 3: Nhiệt lượng vật thu vào để làm nóng vật lên phụ thuộc vào?
A. Khối lượng của chất làm vật.
B. Độ tăng nhiệt độ của vật.
C. Chất làm vật.
D. Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
Lời giải:
Nhiệt lượng vật thu vào để làm nóng vật lên phụ thuộc vào khối lượng của vật, độ tăng nhiệt

độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật ⇒ chọn D.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt dung riêng của một chất?
A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng
thêm 10C.
B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt năng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng
thêm 10C.
C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích
chất đó tăng thêm 10C.
D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng
thêm 100C.
Lời giải:

17


Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng
thêm 10C ⇒ chọn D.
Câu 5: Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg
đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A. Q = 57000 kJ.
B. Q = 57000 J.
C. Q = 5700 J.
D. Q = 5700 kJ.
Lời giải:
Nhiệt lượng cần cung cấp là Q = m.c.( t 2 − t1 ) = 5.380.(30 − 20) = 57000J ⇒ chọn B.
Câu 6: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một
vật?
A. Q = m.c.∆t , với ∆t là độ giảm nhiệt độ.
B. Q = m.c.∆t , với ∆t là độ tăng nhiệt độ.
C. Q = m.c.( t 1 − t 2 ) , với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.

D. Q = m.c.( t 2 + t 1 ) , với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
Lời giải:
Cơng thức tính nhiệt lượng vật thu vào là Q = m.c.∆t , với ∆t là độ tăng nhiệt độ
⇒ chọn B.
Câu 7: Thả ba miếng đồng, nhơm, chì có cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ vào một cốc
nước nóng. Nếu gọi nhiệt lượng của các miếng đồng, nhơm, chì thu vào từ khi được bỏ vào
nước tới khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt lần lượt là Qđ; Qn; Qc thì biểu thức nào dưới đây
đúng? Biết nhiệt dung riêng của đồng, nhơm, chì có giá trị lần lượt là: 380J/kg.K; 880J/kg.K;
130J/kg.K.
A. Qn > Qđ > Qc
B. Qđ > Qn > Qc
C. Qc > Qđ > Qn
D. Qđ = Qn = Qc
Lời giải:
Vì 3 vật cùng khối lượng, cùng độ thay đổi nhiệt độ nên nhiệt lượng phụ thuộc vào nhiệt dung
riêng mà cn>cđ>cc nên Qn>Qđ>Qc ⇒ chọn A.
Câu 8: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật?
A. Q = m.c.(t2 – t1), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
B. Q = m.c.(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
C. Q = m.c.(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
D. Q = m.c.Δt, với Δt độ tăng nhiệt độ của vật.
Lời giải:
Cơng thức tính nhiệt lượng vật tỏa ra là Q = m.c.( t 1 − t 2 ) ⇒ chọn B.
Câu 9: Đun nóng 4 kg nước từ 20 0C đến 500C, cần nhiệt lượng bao nhiêu. Cho nhiệt dung
riêng của nước là 4200J/kg.K.
A. 504000J.

B. 405000J.

C. 336000J.

D. 840000J.
Lời giải:
Nhiệt lượng cần thiết là Q = m.c.( t 2 − t1 ) = 4.4200.(50 − 20) = 504000J ⇒ chọn A.
Câu 10: Người ta cung cấp cho 30 lít nước một nhiệt lượng là Q =
3000kJ. Hỏi nước sẽ tăng bao nhiêu độ. Cho biết c nước = 4190
J
.
Kg .K
A. 33,80C.
B. 23,80C.
C. 38,20C.
D. 82,30C.
Lời giải:
Q 3000000
=
= 23,80 C ⇒ chọn B.
Nhiệt lượng cần thiết là Q = m.c.∆t ⇒ ∆t =
m.c 30.4190

18


Câu 11: Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840 kJ. Nước nóng thêm
A. 200C.
B. 20C .
C. 0,020C.
D. 300C.
Lời giải:
Ta có khối lượng của 10 lít nước là 10 kg; 840 kJ = 840000 J
Q

840000
∆t =
=
= 200 C ⇒ Chọn A.
m.c 10.4200
Câu 12: Khi cung cấp nhiệt lượng 8400J cho 1kg của một chất thì nhiệt độ của chất này tăng
thêm 20C. Chất này là
A. đồng.
B. rượu .
C. nước.
D. nước đá.
Lời giải:
Q
8400
=
= 4200 J/kg.K ⇒ Chọn C.
Ta có c =
m.∆t
1.2
----------------------------------------------------------DẠNG 2: TÍNH NHIỆT LƯỢNG KHI NHIỀU VẬT CÙNG THU NHIỆT
A. PHƯƠNG PHÁP
Khi có nhiều vật cùng thu nhiệt thì nhiệt lượng cần cung cấp là
Q = (m1.c1 + m 2 .c 2 + m3 .c3 + ...).( t 2 − t1 )
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Một ấm nhôm khối lượng 1kg chứa 1 lít nước ở 25 0C. Muốn đun sơi ấm nước này cần
nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K và
4200J/Kg.K. Khối lượng riêng của nước là 1000Kg/m3.
A. 315000J.
B. 513000J.
C. 508000J.

D. 127000J.
Lời giải:
Nhiệt
lượng
nước
thu
vào

Q = (m1.c1 + m 2c 2 ).( t 2 − t1 ) = (1.880 + 0,001.1000.4200) = 315000J ⇒ Chọn A.
Câu 2: Một bình kim loại khối lượng 1kg chứa 0,5kg nước ở nhiệt độ 30 0C, nhận nhiệt lượng
128KJ thì tăng đến 800C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại đó. Cho cn=4200J/kg.K.
A. 380J/kg.K.
B. 880J/Kg.K.
C. 460J/Kg.K.
D. 130J/Kg.K.
Lời giải:
Nhiệt lượng thu vào là:
Q = ( m1.c1 + m 2 c 2 ).( t 2 − t1 ) ⇒ 128000 = (1.c + 0,5.4200)(80 − 30) ⇒ c = 460J / Kg.K
⇒ Chọn C.
Câu 3: Một ấm bằng nhôm khối lượng m kg chứa 200g nước ở nhiệt độ 20 0C, nhận nhiệt
lượng 64KJ thì tăng đến 700C. Tính khối lượng của ấm. Cho cn=4200J/kg.K ; cAl=880J/Kg.K.
A. 0,2kg.
B. 0,3kg.
C. 0,4kg.
D. 0,5kg.
Lời giải:
Nhiệt lượng thu vào là:
Q = ( m1.c1 + m 2 c 2 ).( t 2 − t1 ) ⇒ 64000 = ( m.880 + 0,2.4200)(70 − 20) ⇒ m = 0,5kg
⇒ Chọn D.
Câu 4: Một bình nhơm khối lượng 0,4kg chứa 0,8kg nước ở nhiệt độ 20 0C, nhận nhiệt lượng

50KJ thì tăng đến nhiệt độ nào? Cho cn=4200J/kg.K. cAl=880J/Kg.K.
A. 33,50C.
B. 23,50C.
C. 35,30C.
D.
0
53,2 C.
Lời giải:
Nhiệt lượng thu vào là:
Q = ( m1.c1 + m 2 c 2 ).( t 2 − t1 ) ⇒ 50000 = (0,4.880 + 0,8.4200)( t 2 − 20) ⇒ t 2 = 33,50 C.
⇒ Chọn A.

19


Câu 5: Một xoong khối lượng 400g chứa 3kg nước ở nhiệt độ t 1. Khi nhận được nhiệt lượng
647,6KJ thì xoong nóng đến 600C. Cho cn=4200J/kg.K. cAl=880J/Kg.K. Nhiệt độ ban đầu của
nước là bao nhiêu?
A. 200C.
B. 100C.
C. 500C.
D. 400C.
Lời giải:
Nhiệt lượng thu vào là:
Q = ( m1.c1 + m 2 c 2 ).( t 2 − t1 ) ⇒ 647600 = (0,4.880 + 3.4200)(60 − t 1 ) ⇒ t1 = 100 C.
⇒ Chọn A.
--------------------------------------------------------CHỦ ĐỀ 3: PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tóm tắt kiến thức cơ bản theo SGK.
Nguyên lí truyền nhiệt:

- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi 2 vật có nhiệt độ bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Phương trình cân bằng nhiệt.
Qtỏa ra=Qthu vào
Nhiệt lượng tỏa ra cũng được tính bằng cơng thức Q = m.c.∆t nhưng trong đó ∆t = t1 − t 2 với
t1 là nhiệt độ ban đầu còn t 2 là nhiệt độ cuối trong quá trình truyền nhiệt.
2. Mở rộng, nâng cao kiến thức liên quan phù hợp.
II. PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: TÍNH NHIỆT LƯỢNG TỎA RA HOẶC THU VÀO DỰA VÀO PHƯƠNG
TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT.
A. PHƯƠNG PHÁP
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt để tính Qtỏa, Qthu và các đại lượng trong phương trình
cân bằng nhiệt.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Người ta thả ba miếng đồng, nhơm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng.
Nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên là
A. bằng nhau.
B. của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
C. của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
D. của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhơm, miếng chì.
Lời giải:
Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của ba miếng kim loại đều như nhau ⇒ chọn A.
Câu 2: Người ta thả ba miếng đồng, nhơm, chì có cùng khối lượng và cùng nung nóng tới
1000C vào một cốc nước lạnh. Nhiệt lượng do các miếng kim loại truyền cho nước
A. bằng nhau.
B. miếng nhôm truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
C. miếng chì truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
D. miếng đồng truyền cho nước lớn nhất, rồi đến miếng nhơm, miếng chì.
Lời giải:


20


Ba miếng kim loại này có cùng khối lượng, độ giảm nhiệt độ của ba miếng kim loại đều như
nhau, nhiệt độ riêng của nhôm lớn nhất rồi đến đồng và cuối cùng là chì nên nhiệt lượng
miếng nhơm truyền cho nước là lớn nhất rồi đến miếng đồng và cuối cùng là miếng chì
⇒ Chọn B.
Câu 3: Một miếng chì khối lượng 100g và một miếng đồng khối lượng 50g cùng được nung
nóng đến 1000C rồi thả vào một chậu nước. Nhiệt độ cuối cùng của nước là 60 0C. Cho nhiệt
dung riêng của chì và đồng lần lượt là 130J/kg.K và 380J/kg.K. Nhiệt lượng nước thu vào là
bao nhiêu?
A. 5960J.
B. 5660J.
C. 5690J.
D. 6590J.
Lời giải:
Nước nóng đến 600C do đó chì và đồng cùng nguội đến 600C.
Nhiệt lượng chì và đồng tỏa ra là
Q = (m1.c1 + m 2c 2 )( t1 − t 2 ) = (0,1.130 + 0,05.380)(100 − 60) = 5960(J ) ⇒ Chọn A.
Câu 4: Một học sinh thả 200g chì ở 1000C vào nước thì nước nóng đến 250C. Tính nhiệt
lượng nước thu vào. Cho nhiệt dung riêng của chì là 130J/Kg.K.
A. 9150J.
B. 1950J.
C. 5190J.
D. 2190J.
Lời giải:
Nước nóng đến 250C do đó chì nguội đến 250C.
Nhiệt lượng chì tỏa ra là
Q = m.c.( t 1 − t 2 ) = 0,2.130.(100 − 25) = 1950(J ) ⇒ Chọn B.

Câu 5: Thả một quả cầu nhơm khối lượng 0,15kg được nung nóng đến 1000C vào một cốc
nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của nước và quả cầu đều là 25 0C. Tính khối lượng
nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Lấy nhiệt dung riêng của nhôm
và nước lần lượt là 880J/kg.K và 4200J/kg.K.
A.0,74kg.
B. 0,47kg.
C. 4,7kg.
D. 0,37kg.
Lời giải:
Ta có phương trình cân bằng nhiệt
Q1 = Q 2 ⇒ m1.c1.( t1 − t ) = m 2 .c 2 .( t − t 2 ) ⇒ m 2 = 0,47 kg ⇒ Chọn B.
----------------------------------------------------------DẠNG 2: TÍNH NHIỆT ĐỘ CÂN BẰNG.
A. PHƯƠNG PHÁP
- Khi 2 vật trao đổi nhiệt thì ta có Qtỏa=Qthu nên
m1.c1 ( t1 − t ) = m 2 .c 2 ( t − t 2 ) ⇒ t =

m1.c1.t1 + m1.c 2 .t 2
m1.c1 + m 2 .c 2

- Nếu có nhiều vật cùng trao đổi nhiệt thì ta ln có:
m .c .t + m 2 .c 2 .t 2 + m 3 .c3 .t 3 + ...
t= 1 1 1
m1.c1 + m 2 .c 2 + m 3 .c3 + ...
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Pha 100g nước ở 1000C vào 100g nước ở 200C nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước
là:
A. 300C.
B. 500C.
C. 400C.
D. 600C.

Lời giải:
m1.c1.t1 + m 2 .c 2 .t 2 t1 + t 2 100 + 20
=
=
= 600 C ⇒ Chọn D.
Nhiệt độ cân bằng là t =
m1.c1 + m 2 .c 2
2
2

21


Câu 2: Người ta thả một thỏi đồng 0,4kg ở nhiệt độ 80 0C vào 0,25kg nước ở nhiệt độ 180C.
Hãy xác định nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.k
của nước là 4200J/Kg.K.
A. 300C.
B. 260C.
C. 360C.
D. 600C.
Lời giải:
- Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra để nguội đi từ 800C xuống t0C:
Q1 = m1.C1.(t1 - t) = 0,4. 380. (80 - t) (J)
- Nhiệt lượng nước thu vào để nóng lên từ 180C đến t0C:
Q2 = m2.C2.(t - t2) = 0,25. 4200. (t - 18) (J)
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
Q1 = Q2
⇔ 0,4. 380. (80 - t) = 0,25. 4200. (t - 18) ⇔ t ≈ 260C ⇒ Chọn B.
Câu 3: Có ba chất lỏng khơng tác dụng hóa học với nhau và được trộn lẫn vào nhau trong
một nhiệt lượng kế. Chúng có khối lượng lần lượt là m 1=1kg, m2= 10kg, m3=5kg, có nhiệt

dung riêng lần lượt là C1 = 2000J/Kg.K, C2 = 4000J/Kg.K, C3 = 2000J/Kg.K và có nhiệt độ là
t1 = 60C, t2 = -400C, t3 = 600C. Biết rằng khơng có sự chuyển thể diễn ra. Hãy xác định nhiệt
độ của hỗn hợp khi xãy ra cân bằng.
A. 100C.
B. -190C.
C. -100C.
D. 190C.
Lời giải:
Giả sử rằng, thoạt đầu ta trộn hai chất có nhiệt độ thấp hơn với nhau ta thu được một hỗn hợp
ở nhiệt độ t < t3 ta có pt cân bằng nhiệt:
m1C1(t1 - t) = m2C2(t - t2)
m C t + m2 C 2 t 2
t= 1 11
(1)
m1C1 + m2 C 2
Sau đó ta đem hỗn hợp trên trộn với chất thứ 3 ta thu được hỗn hợp 3 chất ở nhiệt độ
t' (t < t' < t3) ta có phương trình cân bằng nhiệt:
(m1C1 + m2C2)(t' - t) = m3C3(t3 - t')
(2)
Từ (1) và (2) ta có:
m C t + m 2 C 2 t 2 + m3 C 3 t 3
t' = 1 1 1
m1C1 + m2 C 2 + m3 C 3
0
Thay số vào ta tính được t' ≈ -19 C ⇒ Chọn B.
Câu 4: Một hỗn hợp gồm ba chất lỏng khơng có tác dụng hố học với nhau có khối lượng lần
lượt là: m1 = 1kg , m2 = 2kg , m3 = 3kg. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là
c1 = 2000J / kg.K, t1k = 100 C, c 2 = 4000J / kg.K, t 2 = 100 C, c3 = 3000J / kg.K, t 3 = 500 C .
Hãy
tính nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng?

A. 260C.

B. 320C.

C. 20,50C.

D. 15,50C.

Lời giải:
Nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng là t ta có:
t=

m1 .c1 .t1 + m2 .c2 .t 2 + m3 .c3 .t 3
thay số vào ta có t = 20,50C. ⇒ Chọn C.
m1 .c1 + m2 .c 2 + m3 .c3

Câu 5: Để xử lí hạt giống người ta pha nước theo tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh. Biết nhiệt độ nước lạnh là
250C, bỏ qua hao phí nhiệt. Tính nhiệt độ cân bằng của nước đã pha.
A. 300C.

B. 500C.

C. 700C.

D. 62.50C.

Lời giải:
m1.c1.t1 + m 2 .c 2 .t 2 3.t1 + 2.t 2 3.100 + 2.25
=
=

= 700 C .
Nhiệt độ cân bằng là t =
m1.c1 + m 2 .c 2
2
2

22


⇒ Chọn C.
Câu 6: Hai bình nước giống nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t 1, bình thứ hai có nhiệt độ
3
t 2 = t 1 . Sau khi trộn với nhau nhiệt độ cân bằng là 250C. Tìm nhiệt độ ban đầu t1.
2
A. 300C.
B. 200C.
C. 500C.
D. 400C.
Lời giải:
3
m1.c1.t1 + m 2 .c 2 .t 2 t1 + t 2
t1 + t1
t
=
=

Nhiệt độ cân bằng là
2 ⇒ t = 200 C
25 =
m1.c1 + m 2 .c 2

2
1
2
⇒ Chọn B.
----------------------------------------------------------DẠNG 3: TÍNH KHỐI LƯỢNG CHẤT TRONG HỖN HỢP.
A. PHƯƠNG PHÁP
- Gọi m là khối lượng của hỗn hợp gồm 2 chất m1 và m 2 thì ta có m = m1 + m 2 (1)
- Khi các vật trao đổi nhiệt ta lập phương trình cân bằng nhiệt để tìm quan hệ giữa m1 và m2
(2).
- Giải hệ (1) và (2) tìm được m1 và m2.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Muốn có 15kg nước ở 400C, người ta đổ m kg nước sôi vào m 1 kg nước ở 100C. Coi
chỉ có nước sơi và nước lạnh trao đổi nhiệt với nhau, giá trị của m và m1 là:
A. m = 5kg; m1 = 10kg.
B. m = 6kg; m1 = 9kg.
C. m = 4kg; m1 = 11kg.
D. m = 7kg; m1 = 8kg.
Lời giải:
Ta có m + m1 = 15 (1)
Theo phương trình cân bằng nhiệt thì m.c.(100 − 40) = m1.c.(40 − 10) ⇒ 2m = m1 (2)
Từ (1) và (2) ta tính được m = 5kg và m1 = 10kg ⇒ Chọn A.
Câu 2: Trộn lẫn rượu và nước người ta thu được hỗn hợp nặng 140g ở nhiệt độ 36 0C. Tính
khối lượng của nước và khối lượng của rượu đã trộn. Biết rằng ban đầu rượu có nhiệt độ 19 0C
và nước có nhiệt độ 1000C, cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K, của rượu là
2500J/Kg.k.
A. m1 = 0,04kg; m2 = 0,1kg.
B. m1 = 0,03kg; m2 = 0,11kg.
C. m1 = 0,02kg; m2 = 0,12kg.
D. m1 = 0,05kg; m2 = 0,09kg.
Lời giải:

- Theo bài ra ta biết tổng khối lượng của nước và rượu là 140g
m1 + m2 = m ⇔ m1 = m - m2 (1)
- Nhiệt lượng do nước tỏa ra: Q1 = m1. C1 (t1 - t)
- Nhiệt lượng rượu thu vào: Q2 = m2. C2 (t - t2)
- Theo PTCB nhiệt: Q1 = Q2
m1. C1 (t1 - t) = m2. C2 (t - t2) ⇔ m14200(100 - 36) = m22500 (36 - 19)
⇔ 268800 m1 = 42500 m2 ⇒ m2 = 268800m1 (2)
42500
- Thay (1) vào (2) ta được:268800 (m - m2) = 42500 m2 ⇔ 37632 - 268800 m2 = 42500 m2
⇔ 311300 m2 = 37632 ⇔ m2 = 0,12 (Kg)
- Thay m2 vào pt (1) ta được:(1) ⇔ m1 = 0,14 - 0,12 = 0,02 (Kg)
⇒ Chọn C.
Câu 3: Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 136 oC vào
một nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở 14 oC. Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhiêu gam kẽm

23


trong miếng hợp kim trên? Biết rằng nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 18 oC và muốn cho
riêng nhiệt lượng kế nóng thêm lên 1oC thì cần 65,1J; Nhiệt dung riêng của nước, chì và kẽm
lần lượt là 4190J/(kg.K), 130J/(kg.K) và 210J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mơi trường
bên ngồi.
A. m c = 20g; m k = 30g .

B. m c = 15g; m k = 35g .

C. m c = 12g; m k = 38g .

D. m c = 25g; m k = 25g .


Lời giải:
- Gọi khối lượng của chì và kẽm lần lượt là mc và mk, ta có:
mc + mk = 0,05(kg).

(1)

- Nhiệt lượng do chì và kẽm toả ra: Q1 = m c cc (136 - 18) = 15340m c ;
Q 2 = m k c k (136 - 18) = 24780m k .
- Nước và nhiệt lượng kế thu nhiệt lượng là:
Q3 = m n c n (18 - 14) = 0,05 × 4190 × 4 = 838(J)
Q 4 = 65,1× (18 - 14) = 260,4(J) .
- Phương trình cân bằng nhiệt: Q1 + Q 2 = Q3 + Q 4 ⇒
15340mc + 24780mk = 1098,4

(2)

- Giải hệ phương trình (1) và (2) ta có: mc ≈ 0,015kg; mk ≈ 0,035kg.
Đổi ra đơn vị gam: mc ≈ 15g; mk ≈ 35g ⇒ Chọn B.
Câu 4: Một nhiệt lượng kế có khối lượng m 1 = 120g, chứa một lượng nước có khối lượng
600g ở cùng nhiệt độ t1= 260C. Người ta thả vào đó một viên bi nhơm và một viên bi thiếc có
khối lượng tổng cộng 180g đã được nung nóng tới nhiệt độ t 2 = 1060C. Nhiệt độ khi cân bằng
nhiệt là t=300C. Tính khối lượng m3 của viên bi nhôm và m4 của viên bi thiếc. Biết nhiệt dung
riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, của nhôm, của thiếc lần lượt là C 1= 460J/kg.K;
C2 = 4200J/kg.K; C3= 900J/kg,K; C4 = 230J/kg.K.
A. m 3 = 120g; m 4 = 60g .

B. m 3 = 150g; m 4 = 30g .

C. m c = 140,5g; m 4 = 39,5g .


D. m 3 = 125,5g; m 4 = 54,5g .

Lời giải:
Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế và nước hấp thụ:
+ Nhiệt lượng kế: Q1 = m1.C1.(t – t1)

(1)

+ Nước:

(2)

Q2 = m2.C2.(t – t1)

Nhiệt lượng do viên bi nhôm và thiếc tỏa ra:
+ Nhôm:

Q3 = m3.C3.(t2 – t)

(3)

+ Thiếc:

Q4 = m4.C4.(t2 – t)

(4)

Khi có cân bằng nhiệt: Q1 + Q2 = Q3 + Q4

(5)


24


Thay (1), (2), (3), (4) vào (5)
=> (m1.C1 + m2.C2). (t – t1) = (m3.C3 + m4.C4). (t2 – t)
=> m3.C3 + m4.C4 =
=>m3.C3 + m4.C4 =

(m1C1 + m2C2 ).(t − t1 )
t2 − t

(0,12.460 + 0, 6.4200).(30 − 26)
= 135,54
(106 − 30)

Theo đề bài: m3 + m4 = 0,18
Nên ta có hệ phương trình:
m3.900 + m4.230 = 135,54
m3 + m4 = 0,18
Giải hệ hương trình trên ta được m3 ≈ 140,5g và m4 ≈ 39,5g ⇒ Chọn C.
Câu 5: Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1 = 180g, chứa một lượng nước có khối lượng m 2
= 200g ở cùng nhiệt độ t1 = 20oC. Người ta thả vào đó hỗn hợp bột nhơm và thiếc có khối
lượng tổng cộng m = 360g đã được nung nóng tới nhiệt độ t 2 = 90oC. Khi có cân bằng nhiệt,
nhiệt độ của hệ các vật nói trên là t = 30 oC. Tính khối lượng của nhơm và của thiếc có trong
hỗn hợp. Bỏ qua trao đổi nhiệt của hệ với môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của
chất làm nhiệt lượng kế, của nước, của nhôm và của thiếc lần lượt là:
c1 = 460 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K, c3 = 900 J/kg.K, c4 = 230 J/kg.K.
A. m 3 = 106g; m 4 = 254g .


B. m 3 = 150g; m 4 = 210g .

C. m c = 160g; m 4 = 200g .

D. m 3 = 254g; m 4 = 106g .
Lời giải:

Gọi khối lượng bột nhơm và thiếc lần lượt là m3 và m4
Ta có: m 3 + m 4 = 0,360 (1)
Nhiệt lượng do bột nhôm và thiếc toả ra là:
Nhôm: Q3 = m3.C3.(t2 - t)
Thiếc: Q4 = m4.C4.(t2 - t)
Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế và nước hấp thụ
Nhiệt lượng kế: Q1 = m1.C1.(t – t1)
Nước: Q2 = m2.C2.(t – t1)
Khi cân bằng nhiệt: (Q1 + Q2) = Q3+ Q4
m1.C1.(t – t1) + m2.C2.(t – t1) = m3.C3.(t2 - t) + m4.C4.(t2 - t)

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×