Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Giáo dục đạo đức giá trị truyền thống cho sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính vĩnh long trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.55 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
___________

Phan Thị Hà

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP. Hồ Chí Minh, 7/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
___________

Phan Thị Hà
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨNH LONG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn chính trị
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thế Định

TP. Hồ Chí Minh, 8/2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn Trường Đại học Vinh và Trường Đại học Sài Gòn
đã liên kết đào tạo Thạc sĩ Khoa học giáo dục, chuyên ngành lý luận và phương
pháp giáo dục chính trị khóa 18 (2010 - 2012) tổ chức tại Đại học Sài Gịn.
Tơi chân thành cảm ơn Trường Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Vĩnh Long đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân tham gia tốt khóa học.
Thực hiện đề tài:“Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên
trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay”, tơi
xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến q thầy cơ giáo Khoa giáo dục Chính trị,
Trường Đại học Vinh; Trường cao đẳng Kinh tế-Tài chính Vĩnh Long và đặc biệt
là sự giúp đỡ tận tậm của thầy giáo - Tiến sĩ Đinh Thế Định - Người đã hướng
dẫn tôi thực hiện đề tài khoa học này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hồn thành đề tài
khoa học này nhưng khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất
mong muốn được sự nhận xét, góp ý của quý thầy cơ và các bạn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012
Tác giả

Phan Thị Hà


BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành


CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CĐ KT-TC VL

Cao Đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long

CT&CT HSSV

Chính trị và cơng tác học sinh sinh viên

GD

Giáo dục

ĐVTN

Đồn viên thanh niên

ĐTNCS

Đoàn thanh niên cộng sản

HSSV

Học sinh sinh viên

HSV


Hội sinh viên

TNTN

Thanh niên tình nguyện

TT

Truyền thống

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................
B. NỘI DUNG
Chương 1: Cở sở lý luận của việc giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay....................................
1.1. Truyền thống và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
sinh viên .............................................................................................................
1.2. Tính tất yếu, sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho sinh
viên trong giai đọan hiện nay............................................................................
Chương 2: Thực trạng giáo dục giá trị truyền thống cho
sinh viên trường CĐ KT-TC VL trong giai đoạn hiện nay ........................

2.1. Khái quát về Vĩnh Long và trường CĐ KT-TC VL..................................
2.2. Công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh
viên trường CĐ KT-TC VL hiện nay...............................................................
Chương 3: Những phương hướng và giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
sinh viên trường CĐ KT-TC VL trong giai đoạn hiện nay........................
3.1. Phương hướng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho sinh viên trường CĐ KT-TC VL..........................................................
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên trường CĐ KTTC VL trong giai đoạn hiện nay.......................................................................
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................
E. CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG......................................................................


2

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đã hình
thành nên các chuẩn mực, giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong
quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với yêu cầu tồn tại, phát triển
của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta ln coi trọng đạo đức, gìn giữ và phát
huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Đó là truyền thống yêu quê hương
đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng, đoàn kết thủy chung, quý trọng
nghĩa tình; cần cù, yêu lao động; hiếu học, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường. Đó
là lịng u nước thương nịi, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp độc lập tự
do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, sống có tình, có nghĩa, có đạo đức, có lý
tưởng, vì nước, vì dân; có ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết nhân ái.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Tổ quốc và nhân dân ta
mong muốn xây dựng đó là con người: “phát triển tồn diện về chính trị, tư
tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo, có ý thức cộng đồng, có
lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hố, quan hệ hài
hồ trong gia đình, cộng đồng và xã hội”.
Nền kinh tế thị trường đã đem lại những điều "kỳ diệu" trong sự phát triển
kinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống ích kỷ,
vụ lợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng
giờ làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡ nhiều
nét đẹp của văn hóa truyền thống. Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập,
dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nhiều giá trị đạo đức
truyền thống ngày càng bị mai một đi. Đặc biệt dưới sự tác động của q trình
đơ thị hố, bên cạnh một số sinh viên sống có hồi bão, có ý thức trách nhiệm
cơng dân, có trí tuệ, tài năng, dám nghĩ dám làm. Cịn một bộ phận khơng nhỏ


3

sinh viên suy thối về đạo đức, sống bng thả, thiếu trách nhiệm với bản thân,
gia đình và xã hội. Với lối sống vụ lợi, thực dụng, cá nhân, vị kỷ, thiếu văn hố
làm xói mịn những giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam. Đặc
biệt tình trạng sống thử trong sinh viên hiện nay diễn ra phổ biến ở các trường
Đại học, Cao đẳng đã làm mất đi giá trị truyền thống, nét thuần phong mỹ tục
của con người Việt nam. Trong bối cảnh đó vấn đề giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay trở
nên hết sức bức thiết.
Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ đạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phải
bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt

Nam. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI nhấn mạnh: “Cần tập trung giải quyết
một số vấn đề xã hội bức xúc (suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trật tự,
kỷ cương xã hội)” [14; 266]. Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc
phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng. Liệu
chúng ta có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi một bộ phận sinh viên
hiện nay bị phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống
dân tộc.
Để nền kinh tế của đất nước ngày càng một phát triển hơn, mở rộng giao
lưu văn hố với các nước bên ngồi mà chúng ta khơng đánh mất đi những nét
văn hố truyền thống đáng tự hào của lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ
nước của cha ông ta, để làm sao chúng ta "hội nhập" mà khơng bị "hịa tan", mỗi
một thanh niên Việt Nam nói chung - sinh viên Việt Nam nói riêng cần nâng cao
hơn nữa bản lĩnh của mình, đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc
sống hiện đại.
Trong những năm qua, công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho sinh viên tại Vĩnh Long nói chung và trường Cao đẳng Kinh tế -Tài
chính Vĩnh Long nói riêng đã có sự chuyển biến tích cực với nhiều hình thức đa


4

dạng và phong phú phù hợp với sinh viên. Tuy nhiên, những thay đổi về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội ở Vĩnh Long trong những năm qua, nhất là quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế, đã tạo nên những
biến động mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Những mặt trái của
nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng tiêu cực và làm thay đổi các quan điểm
về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng không tốt đến lối sống
của một bộ phận sinh viên. Để nâng cao chất lượng và góp phần tạo ra những
chuyển biến tích cực trong cơng tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long, chúng tôi

chọn đề tài: “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên trường Cao
đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài cho
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống những năm gần đây đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu ở dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã đề cập
đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, nhiều cơng trình nghiên cứu
về truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống thu hút sự quan tâm của nhiều
người. Tiêu biểu là các cơng trình: GS. Trần Văn Giàu (1989), Giá trị tinh thần
truyền thống Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh; Tạp chí Cộng sản, số 3-1981;
"Về truyền thống dân tộc" của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981;
"Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở
nước ta" của Đỗ Huy, Tạp chí Thơng tin Khoa học xã hội, số 5-1986; "Giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại"
của Lương Quỳnh Kh, Tạp chí Triết học, số 4-1992; GS.Trần Đình Hượu
(1994), Đến hiện đại từ truyền thống. Nxb Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội;
GS. Phan Huy Lê (1995), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện
đại hóa Đất nước, Nxb Hà Nội; Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý,
2000; "Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội" của Mai Xuân


5

Lợi, Tạp chí Triết học, số 3, 2001; "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng
đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí
Triết học, số 2, 2001; GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên
(đồng chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức tồn cầu hóa,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tạp chí Triết học, số 8, 2002; "Quan hệ biện chứng
giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện
nay". Các cơng trình đã đi sâu phân tích, làm rõ khái niệm truyền thống, giá trị của

truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống của Việt Nam trong trong giai đoạn
hiện nay, phân tích những thách thức và cơ hội của tồn cầu hóa đối với việc giữ
gìn và phát huy các giá trị truyền thống. Đồng thời nhiều cơng trình đã đề cập đến
các giải pháp giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống trước thử thách tồn cầu
hóa.
Một số cơng trình nghiên cứu và đưa ra những giải pháp giáo dục truyền
thống cho thanh thiếu niên. Tiêu biểu: Lương Ngọc (1992), Giáo dục truyền thống
cho thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội; TS. Nguyễn Lương Bằng (2001), Kết hợp
truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam
hiện nay, Luận án Tiến sĩ; TS. Đoàn Minh Duệ (chủ biên) (2004), Những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An,
Nxb Nghệ An; TS. Đinh Thế Định (2005), Những giải pháp nâng cao chất lượng
giáo dục truyền thống cho sinh viên đại học Vinh, Đề tài khoa học cấp bộ… các
cơng trình nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa to lớn đối với việc kế thừa và
phát huy những giá trị đạo đức truyền thống hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, đến nay
chưa có cơng trình nào đề cập một cách trực tiếp đến việc giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cho sinh viên trường cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long trong
giai đọan hiện nay. Do đó, việc thực hiện đề tài này là sự kế thừa và phát triển trong
nghiên cứu những giá trị đạo đức truyền thống hiện nay .
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích


6

Nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị nói chung và chất lượng
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nói riêng cho sinh viên, nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH,
HĐH và hội nhập của trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long trong giai
đoạn hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ khái niệm truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống và tầm quan
trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên.
- Điều tra, khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng công giáo dục đạo
đức truyền thống tại trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh
tế - Tài chính Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Công tác giáo dục truyền thống nói chung và giáo dục giá trị truyền thống
cho sinh viên rất đa dạng và phong phú. Song trong giới hạn một luận văn thạc
sĩ, đề tài chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu và đề xuất các phương hướng và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh
viên trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trong q trình nghiên cứu chúng tơi sử dụng các
phương pháp sau đây:
- Nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống.
Ngoài ra, tác giả luận văn có tham khảo, kế thừa các thành tựu của các
cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố có liên quan đến đề tài.


7

- Nghiên cứu thực tế: Điều tra thực trạng: điều tra bằng bảng hỏi được
thiết kế sẵn, điều tra bằng phỏng vấn, điều tra bằng nghiên cứu tài liệu, hồ sơ lưu
trữ.
- Sử dụng các phương pháp: thống kê xã hội học, phân tích, so sánh.. để
xử lý kết quả điều tra, khảo sát.

6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu các giải pháp về giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên
trường cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay được
áp dụng vào thực tiễn thì cơng tác giáo dục đạo đức nói chung và cơng tác giá trị
đạo đức truyền thống nói riêng sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên nhà trường, hạn chế những
mặt tiêu cực, phát huy các yếu tố tích cực.
7. Đóng góp của đề tài
Ở một mức độ nhất định, đề tài góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý luận về
giáo dục truyền thống nói chung và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho
sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long nói riêng. Với hệ
thống phương hướng và giải pháp được đưa ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh Long. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho các
trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và một số trường Đại
học, Cao đẳng trong nước.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
Chương 2: Thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh
viên trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay


8

Chương 3: Những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên trường Cao đẳng
Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay



9

B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG CHO SINH VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Truyền thống và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh
viên
1.1.1. Khái niệm “Truyền thống”
Về khái niệm truyền thống, trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau về vấn đề "truyền thống". Theo Từ điển Bách khoa Triết học của Liên
Xô, "truyền thống" có nguồn gốc từ tiếng Latinh là traditio - sự chuyển giao, lưu
truyền lại - đó là các giá trị tinh hoa văn hóa được lưu truyền từ những thế hệ
trước và nó được gìn giữ ở các xã hội, giai cấp hay nhóm xã hội nhất định.
Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của tồn cầu hóa, Giáo
sư Tiến sĩ Trần Văn Đồn viết: "Từ đây, cái được gọi là truyền thống chỉ khi nào
nó trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó bảo
tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của
chúng ta"[5; 23] .
Khi đề cập đến vấn đề truyền thống, GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn đã có
rất nhiều bài viết về vấn đề này. Ông cho rằng: “Nói đến truyền thống là nói đến
phức hợp những tư tưởng, tình cảm, những tập qn, thói quen, những phong
tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí ... của một cộng đồng người đã hình thành trong
lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [6;
17].
Giáo sư Vũ Khiêu, tác giả của cuốn “Đạo đức mới”, đưa ra định nghĩa:
“Truyền thống là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống,
nếp suy nghĩ và hành động của một dân tộc, một gia đình, một dịng họ, một
làng xã, một tập đoàn lịch sử” [26; 536].



10

Truyền thống là một điều kiện cần thiết của quá trình duy trì và phát triển
đời sống xã hội. Con người ta ngay từ buổi sơ khai trong quan hệ với thiên nhiên
và xã hội đã dần dần tích luỹ được những kinh nghiệm trong sản xuất, chiến đấu
và sinh hoạt hằng ngày nhằm phục vụ đời sống của mình. Những kinh nghiệm
quý báu được giữ lại và đã dần dần ăn sâu vào tâm lý của con người và truyền từ
đời này qua đời khác, trở thành truyền thống. Với truyền thống, con người xã
hội tiếp thu được những giá trị, kinh nghiệm sống của thế hệ trước, rút ngắn
được thời gian.
Khi nghiên cứu "về truyền thống dân tộc", GS. Trần Quốc Vượng viết:
“Truyền thống như là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một
tập thể (một cộng đồng) được hình thành trong lịch sử, trong một môi trường tự
nhiên và nhân văn nhất định, trở nên ổn định, có thể được định chế hóa bằng
luật hay bằng lệ, và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để đảm bảo
tính đồng nhất của một cộng đồng” [52; 28-29].
Trong Luận án Tiến sĩ “Kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình
đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay" tác giả Nguyễn Lương Bằng
cho rằng: “truyền thống là một khái niệm, dùng để chỉ những hiện tượng như
tính cách, phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, thói quen trong tư duy, tâm lý, lối ứng
xử... được hình thành trên cơ sở những điều kiện tự nhiên - địa lý, kinh tế - xã
hội cũng như hoạt động của con người trong quá trình lịch sử và được lưu truyền
từ thế hệ này đến thế hệ khác trong một cộng đồng người nhất định” [3; 19]
Truyền thống của một cộng đồng dân tộc bao gồm những đức tính, thói
quen, những phong tục tập quán xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau, nó mang các
đặc trưng: cộng đồng, bình ổn, lưu truyền. "Truyền thống đó là những yếu tố di
truyền văn hoá, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập
quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành

trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được
lưu giữ lâu dài" [5; 9]. Trong bài viết “Các giá trị truyền thống trước sự thẩm định


11

và thách thức của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hoá” của GS, TS Nguyễn Trọng
Chuẩn, truyền thống được diễn giải theo hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, truyền thống
đó là những giá trị tốt đẹp, được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nó đứng
vững được trong thời gian và có thể đương đầu với những biến động của lịch sử.
Hơn nữa, những giá trị ấy có khả năng tạo ra sức mạnh, sản sinh ra các giá trị
mới, đem lại lợi ích cho con người. “Truyền thống góp phần suy tơn, giữ gìn
những cái gì là q giá, là cốt cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự đi lên
của một cộng đồng, của dân tộc” [5; 9].
Tuy nhiên, trong đó cũng có những cái mà chúng ta vẫn gọi là "truyền
thống" nhưng không đem lại lợi ích cho con người, nhiều khi nó kìm hãm sự
phát triển đây là nghĩa thứ hai, nghĩa tiêu cực của phạm trù này. “Truyền thống
cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự du dưỡng, duy trì và làm sống lại
mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi”
[5; 9-10]. Trong cuốn Ngày mười tám tháng Sương mù của Louis Bonaparte,
C.Mác viết rằng: Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi
lên đầu óc những người đang sống. Cịn Hồ Chí Minh, trong bài "Đạo đức cách
mạng" (tháng 12-1958) cũng đã viết: Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là
kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại khơng thể
trấn áp nó, mà phải cải tạo nó rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài.
Tác giả Nguyễn Lương Bằng trong Luận án Tiến sĩ “Kết hợp truyền thống
và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay” rút
ra được những đặc trưng cơ bản của truyền thống là:
1- Truyền thống có tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tuy
nhiên những đặc trưng đó của truyền thống có tính độc lập tương đối, khi những

cơ sở, điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn những
nội dung của truyền thống cũng dần dần biến đổi theo cho phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh mới hoặc những truyền thống mới được hình thành, phát triển. Cho
nên truyền thống sẽ có tính hai mặt đối lập nhau đó là truyền thống tốt và truyền


12

thống xấu. Truyền thống tốt có tác dụng hình thành nên những phẩm chất tốt ở
con người và hành động của con người góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, và
ngược lại truyền thống xấu sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội. Hai mặt này của
truyền thống luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn biện chứng với nhau trong quá trình
lịch sử.
2- Truyền thống là kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người
trong quá khứ biểu hiện ở tính cách, phẩm chất, tư tưởng, tình cảm, tập qn,
thói quen trong tư duy, lối ứng xử, tâm lý...
3- Truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng người
(thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc, dịng họ, gia đình, làng xã...), là bản sắc của các
cộng đồng người.
4- Truyền thống được hình thành trong lịch sử do tác động của môi
trường tự nhiên và điều kiện địa lý, do tác động của quá trình lao động sản xuất
và kết cấu kinh tế xã hội, tác động thường xuyên của lịch sử, tác động của mơi
trường văn hóa khu vực và trên thế giới.
5- Truyền thống có tính kế tục từ lớp người trước sang lớp người sau, nó
ăn sâu vào tâm lý, vào phong tục tập quán, nếp nghĩ... của con người. Tuy nhiên,
trước và sau khơng hồn tồn giống nhau, đồng nhất với nhau nhưng về căn bản
thì khơng khác biệt [3; 19].
Như vậy, truyền thống có tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền.
Những đặc trưng đó của truyền thống có tính độc lập tương đối, khi những cơ
sở, điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn những nội

dung của truyền thống cũng dần dần biến đổi theo cho phù hợp với điều kiện
hồn cảnh mới hoặc những truyền thống mới được hình thành, phát triển. Cho
nên truyền thống sẽ có tính hai mặt đối lập nhau đó là mặt tích cực và tiêu cực.
Mặt tích cực của truyền thống có tác dụng hình thành nên những phẩm chất tốt ở
con người và hành động của con người góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, góp
phần tạo nên sức mạnh, là chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đường đi tới


13

tương lai, và ngược lại mặt tiêu cực của truyền thống sẽ kìm hãm sự phát triển
của xã hội, “kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc
nào đó, nhất là khi quốc gia, dân tộc này hạn chế giao lưu hoặc thi hành chính
sách đóng cửa với thế giới bên ngồi vì các lý do khác nhau” [3; 10]. Hai mặt
này của truyền thống luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn biện chứng với nhau trong
q trình lịch sử. Mỗi dân tộc có một truyền thống của mình, có truyền thống
tốt, có truyền thống xấu. Đó là những phong tục, tập quán, thói quen, những đức
tính, lối ứng xử tồn tại lâu dài, được truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau và có tác
dụng tích cực hoặc tiêu cực. Truyền thống biểu hiện bản sắc của mỗi dân tộc như
truyền thống tín ngưỡng tôn giáo ở Ấn Độ, truyền thống nghệ thuật kiến trúc ở Ý,
truyền thống trồng lúa nước ở Việt Nam, truyền thống du canh du cư của đồng
bào dân tộc thiểu số v.v. Cũng có truyền thống tốt như yêu nước, hiếu học... cũng
có truyền thống xấu như mê tín dị đoan, học để làm quan.
Truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch
sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế định xã hội, phong tục, chuẩn mực hành vi, tư
tưởng, văn hóa, đạo đức, tập quán và lối sống. Truyền thống là mối liên hệ lịch
sử giữa quá khứ và hiện tại của các hiện tượng trong đời sống xã hội như tính
cách, phẩm chất, tâm lý, phong cách suy nghĩ và hoạt động, lối ứng xử, phong tục
tập quán..., mối liên hệ này mang tính chất ổn định trường tồn trong sự thay đổi,
được số đông thừa nhận và tuân theo, được truyền lại từ đời này qua đời khác.

Như vậy, truyền thống là yếu tố có mặt trong đời sống của tất cả các dân tộc trên
thế giới, trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, khơng có một hiện
tượng, q trình nào ra đời từ hư vơ, mà nó phải được kế thừa từ những kết quả
trước đó.
Cịn khi đề cập đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống nào
đã có sự đánh giá, đã được thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn
lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng
trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Điều đó có nghĩa rằng, hồn tồn khơng


14

nên đồng nhất truyền thống và giá trị truyền thống. Đồng thời, khi chúng ta xem
xét, đánh giá truyền thống và các giá trị truyền thống cũng không thể thiếu quan
điểm biện chứng, không thể thiếu cách tiếp cận lịch sử - cụ thể, nghĩa là phải đặt
chúng trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử nhất định của quá khứ lẫn
hiện tại” [5; 10].
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tài Thư trong bài “Khả năng phát triển các giá
trị truyền thống Việt Nam” đã viết: “giá trị truyền thống là cùng một loại với giá
trị nhân loại. Giá trị nhân loại khi vào nước ta sẽ cùng với giá trị truyền thống
làm nên giá trị mới của dân tộc. Giá trị nhân loại có thể là một nhân tố nâng cao
giá trị truyền thống, làm cho giá trị truyền thống mang bộ mặt hiện đại, đáp ứng
yêu cầu của con người hiện đại nhiều hơn” [5; 181-182]
1.1.2. Giá trị đạo đức truyền thống
Giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành của hệ giá trị tinh
thần của dân tộc Việt Nam, nó là nhân lõi, là sức sống bên trong của dân tộc.
Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa của dân tộc
được xác định là những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc
ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên (mà ngày nay
ta gọi là giá trị đạo đức sinh thái). Đặc điểm cơ bản của truyền thống nói chung,

giá trị đạo đức truyền thống nói riêng là sự kế thừa. Trải qua hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã rèn luyện và tạo nên những thế hệ
người Việt Nam giàu lòng yêu nước, yêu thương con người, cần cù, thông minh,
sáng tạo, chịu thương, chịu khó... Những đức tính đó đã trở thành những giá trị
đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mà hàng ngàn đời nay chúng ta vẫn nâng
niu quý trọng. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tài Thư “những giá trị truyền
thống như: tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, lịng nhân ái, lối sống thanh
bạch, cần cù, giản dị,…đã trở thành những giá trị trường tồn, tồn tại qua nhiều
thời đại cho đến tận ngày nay, khơng thể vì những giá trị mới vào mà mất đi.
Trái lại, nó có sức mạnh hịa tan và uốn nắn các giá trị từ bên ngoài vào” [5;


15

181]. Nói đến giá trị truyền thống của một cộng đồng dân tộc, chính là nói đến
truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc đó. Nó chính là những giá trị bình
ổn, tốt đẹp, có thể lưu truyền từ đời này qua đời khác, là những cái cần được giữ
gìn phát huy phát triển cho phù hợp với xã hội hiện tại.
Trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, giá trị đạo đức truyền
thống là một bộ phận thiết yếu, nổi lên hàng đầu, tạo nên cốt lõi của hệ giá trị
tinh thần đó. Chính vì vậy, khi nói đến những giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc ta, là nói đến những phẩm chất tốt đẹp, quý báu đã được hình thành và bảo
lưu trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc ta được cô đúc, được thử thách và tái tạo qua nhiều thế hệ
khác nhau, theo những bước thăng trầm của lịch sử, nó chứa đựng một tiềm
năng hết sức to lớn và bền vững, nó chính là sức mạnh vốn có của dân tộc Việt
Nam, giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc ta do chính cộng đồng người Việt Nam tạo lập trong quá trình
dựng nước và giữ nước, với tất cả những điều kiện lịch sử đặc thù riêng vốn có,
đã tạo nên một bản sắc hết sức độc đáo.

1.1.3. Nội dung cơ bản của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần
giáo dục cho sinh viên hiện nay
Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình
thành, lắng đọng và phát triển qua hàng mấy nghìn năm lao động sáng tạo, chiến
đấu kiên cường của cả dân tộc. Là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa
nhân tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong suốt bốn nghìn năm dựng nước
và giữ nước của dân tộc ta, đã hình thành nên các chuẩn mực, giá trị đạo đức tốt
đẹp của con người Việt Nam trong quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội, phù
hợp với yêu cầu tồn tại, phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta luôn coi trọng đạo đức, gìn giữ và phát
huy các gía trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Đó là truyền thống yêu quê hương
đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng, đoàn kết thủy chung, quý trọng


16

nghĩa tình; cần cù, yêu lao động; dũng cảm, kiên cường, hiếu học, sáng tạo.. Đó
là lịng u nước thương nịi, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp độc lập tự
do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, sống có tình, có nghĩa, có đạo đức, có lý
tưởng, vì nước, vì dân; có ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết nhân ái.
Việt Nam là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á, với địa hình chạy dài
theo bờ biển và tiếp nối giữa ba vùng: miền núi, đồng bằng, bờ biển. Khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều, giàu tài nguyên thiên nhiên, tạo điều
kiện thuận lợi và cũng khơng ít khó khăn cho nghề trồng lúa nước. Từ khi lập
nước đến nay, Việt Nam chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp. Nghề nông là
một nghề lao động vất vả, khơng chỉ địi hỏi nhiều sức lao động, mà cịn phụ
thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Trong khi đó, điều kiện tự nhiên của Việt Nam lại
mưa nắng thất thường do nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của
gió mùa đơng bắc và đơng nam, gây ra nhiều thiên tai, hạn hán, mất mùa. Chính
những đặc điểm này đã ảnh hưởng tới sự hình thành hệ giá trị của dân tộc Việt

Nam, tạo nên sự gắn bó cộng đồng bền chặt, sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau,
đặt nền móng cho tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm.
Về mặt lịch sử, Việt Nam là một quốc gia nhỏ hẹp lại phải trải qua rất
nhiều cuộc đấu tranh chống ách đô hộ, chống kẻ thù từ bên ngoài mà thường là
những kẻ thù hùng mạnh hơn ta gấp bội phần. Vì lẽ đó người dân Việt Nam ln
ln tập hợp lại thành một khối đại đồn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm và
mở mang bờ cõi. Bên cạnh đó, do có nhiều tài nguyên thiên nhiên và là đầu mối
giao thông quốc tế quan trọng, nên Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của
nhiều quốc gia. Bởi vậy, muốn bảo vệ đất nước, người Việt Nam phải hy sinh
nhiều lợi ích riêng của mình, cùng nhau đồn kết bảo vệ những lợi ích chung.
Với những đặc điểm tự nhiên, sự khó khăn của cư dân vùng lúa nước, sự
đe doạ liên tục của nạn ngoại xâm như vậy, muốn tồn tại và phát triển, con
người Việt Nam phải cùng nhau chung sức trong lao động sản xuất và trong các
quan hệ xã hội khác. Việc gắn đời sống của mình với cộng đồng cũng là để bảo


17

vệ cuộc sống của mình. Do đó, trong nấc thang giá trị xã hội, việc ưu tiên các
giá trị cộng đồng, hay nói cách khác, việc đề cao các giá trị đạo đức là đặc điểm
nổi bật trong đời sống của dân tộc Việt Nam.
Chính trong q trình ấy, văn hóa Việt Nam đã có dịp giao lưu với văn
hóa bên ngồi, trong đó văn hóa phương Đơng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền
văn hóa tín ngưỡng và tơn giáo của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là tư tưởng Phật
giáo, Nho giáo, Đạo giáo xâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu và đã đi sâu vào đời
sống tín ngưỡng người dân Việt Nam.
Phật giáo truyền bá tư tưởng từ bi hỷ xả, cứu khổ cứu nạn, yêu thương
chúng sinh. Phật giáo cho rằng, có một thế giới vĩnh hằng, tồn tại tích cực siêu
việt, đó là cõi "niết bàn", nhưng muốn đến được nơi cực lạc đó thì con người
phải sống từ bi, ăn hiền, ở lành, xa lánh mọi ham muốn vật chất, mọi thú vui

hưởng lạc, sống không tranh giành, yêu thương nhau. Đương nhiên, tư tưởng
này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, nhưng ít nhiều nó cũng ảnh hưởng
đến những truyền thống vốn có của ta, làm sâu đậm thêm truyền thống nhân ái
yêu thương con người của dân tộc Việt Nam.
Đạo Nho là một hệ thống quan điểm về thế giới, về xã hội và về con
người, là một học thuyết chính trị - đạo đức - xã hội (mà Khổng Tử là người
khởi xướng) đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam.
Những nội dung tư tưởng của Nho giáo như: Nhân; lễ; chính danh; tam cương;
ngũ thường... cũng dần thấm sâu vào đời sống, trở thành lối sống, cách ứng xử ở
đời của người Việt Nam và được Việt hóa.
Đạo gia của Lão Tử cũng góp phần làm phong phú thêm cho truyền thống
vốn có của dân tộc ta, nó góp phần làm mạnh mẽ thêm tinh thần đoàn kết thân
ái, gắn bó và tinh thần chống áp bức, đơ hộ khi có thời cơ.
Văn hóa Việt Nam khơng chỉ giao lưu với văn hóa phương Đơng mà cịn
có sự giao lưu với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp. Tuy nhiên, khi
các trào lưu văn hóa, tơn giáo đó du nhập vào Việt Nam đã được nhân dân Việt


18

Nam kế thừa có chọn lọc để hình thành nên những nét riêng đặc trưng cho mình,
nhưng cái riêng đó nó vẫn ln ẩn chứa cái chung tạo nên sự tương đồng trong
việc hình thành nên các giá trị đạo đức của các dân tộc khác trên thế giới.
Cho đến nay, văn hóa Việt Nam tuy có nhiều thay đổi trên nhiều phương
diện nhưng vẫn giữ được cốt cách, bản sắc văn hóa riêng của mình, hội nhập mà
khơng hịa tan, khơng đánh mất mình và vẫn giữ được những giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp quý báu của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", đã khẳng định: “Bản sắc dân tộc của
văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp

nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u
nước nồng nàn; lịng tự tơn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết cá
nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lịng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình
đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng tất cả
vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự tế nhị trong cư xử, tính giản
dị trong lối sống” [9; 10-11].
Xung quanh việc xác định các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt
Nam, đã có rất nhiều quan điểm của các học giả, các nhà khoa học bàn về vấn đề
này.
Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng: “những giá trị đạo đức truyền thống của dân
tộc Việt Nam bao gồm: lịng u nước, truyền thống đồn kết, lao động cần cù
và sáng tạo; trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo
đức của dân tộc” [26; 74-86].
Giáo sư Trần Văn Giàu nói về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ta với
bảy nội dung như sau: "Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương
người, vì nghĩa" [18; 108].
Tuy cịn có sự khác biệt nào đó trong việc sắp xếp thang giá trị đạo đức.
Nhưng nhìn chung, các quan điểm các ý kiến đều thống nhất cao độ ở một điểm


19

coi chủ nghĩa yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nó là "sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử
Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại" [17; 100], là "tiêu điểm của các tiêu điểm, giá
trị của các giá trị" [19; 94], là "động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc,
đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta"
[43; 74].
1.1.3.1. Truyền thống yêu quê hương, đất nước
Yêu nước là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người

như tình u q hương, xứ sở, sự gắn bó với ngơn ngữ và niềm tự hào về
truyền thống. Lòng yêu nước của con người đã được hình thành rất sớm từ thời
cổ đại. Con nguời cổ đại đã rất yêu mến, gắn bó với mảnh đất nơi mình sinh
sống. Đối với họ những điều ấy đó trở nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Tất cả mọi dân tộc trên thế giới đều có tình cảm u q hương đất nước
mình. Nhưng đối với dân tộc Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước là một
thứ tình cảm hết sức thiêng liêng, nó xuất phát từ ý thức cộng đồng gắn bó keo
sơn. Mỗi người dân Việt Nam, đều đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, khi có
giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh thân mình, lúc hịa bình biết chăm lo xây
dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Lòng yêu nước của dân tộc ta đã trở thành
triết lý sống, triết lý nhân sinh, trở thành chủ nghĩa yêu nước. GS. Trần Văn
Giàu có viết: "Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam
được bắt đầu từ tình cảm tự nhiên của mỗi người đối với quê hương mình tiến
lên thành lý tưởng và hệ thống tư tưởng làm chủ của nhận thức đúng sai, tốt
xấu, nên chăng và chỉ đạo rất nhiều phương lược xây dựng và bảo vệ nước
nhà" [18; 7].
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ngay từ đầu đã gắn
bó con người với thiên nhiên, với q hương xứ sở của mình. Chính vì vậy
truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ tình u đối với q
hương làng xóm, u cây đa, bến nước, sân đình, nơi có ơng bà, cha mẹ, vợ


20

chồng, anh chị em, con cái, bạn bè, bà con hàng xóm, nơi có mồ mả tổ tiên, nơi
con người hàng ngày vất vả chiến đấu với thiên nhiên để duy trì và xây dựng
cuộc sống.
Lịng u nước đó được lưu truyền từ Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc, thời
kỳ đó khơng để lại một nền văn học chữ viết, nhưng bằng những trang truyền
thuyết gửi gắm lại đời sau, biết bao những tấm gương anh hùng trẻ tuổi thắm

đượm tinh thần yêu nước, Điều đó được thể hiện trong kho tàng truyện thần
thoại Việt Nam về lòng yêu nước như: truyện Hồng Bàng, truyện Sơn Tinh,
truyện Thánh Gióng, truyện Thần Rựa Vàng… Truyện Hồng Bàng nói đến ý
nghĩa đồng bào, toàn dân trong nước đều cùng một bọc sinh ra, đều là con cháu
của Lạc Long Quân và Âu Cơ, đều là “con rồng cháu tiên”. Truyện là lời tâm
huyết của tổ tiên nhắn nhủ muôn đời con cháu phải thương yêu nhau, đùm bọc
nhau. Truyện Sơn Tinh là truyện nhân dân ta đoàn kết chống thủy tai lũ lụt để
sản xuất. Truyện Thánh Gióng là truyện nhân dân cả nước vươn lên ngang tầm
với nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, truyện tượng trưng của tấm lòng yêu nước
nồng nhiệt, của tinh thần phục vụ Tổ quốc mà khơng địi hỏi gì cho cá nhân.
Truyện Thần Rựa Vàng nói đến xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí để bảo vệ đất
nước cũng là chuyện cảnh giác sau khi đã chiến thắng giặc ngoại xâm.
Nghiên cứu các truyền thuyết đó ta thấy nổi bật là tinh thần dũng cảm, bất
khuất chống ngoại xâm, chống lũ lụt thiên tai, tinh thần đoàn kết giữa những con
người trong cộng đồng. Đó là cốt lõi của tinh thần yêu nước được phát triển
thành chủ nghĩa yêu nước trong những thời kỳ sau.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm.
Vì vậy, yêu nước trước hết là tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân
tộc. Cho dù ở hoàn cảnh nào, nhân dân Việt Nam vẫn luôn kiên cường bất
khuất, "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không
chịu làm nô lệ", già trẻ gái trai nhất tề đứng lên đánh giặc, và như Chị Út Tịch
nói: "còn cái lai quần cũng đánh". Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân


21

dân Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) bỏ cơng sức đào địa đạo hàng trăm km
dưới lòng đất để chống giặc. Chính vì vậy mà trải qua hơn một ngàn năm Bắc
thuộc, ông cha ta vẫn bám trụ đến cùng, giữ đất, giữ làng, gắn bó với mồ mả tổ
tiên, giữ vững nơi chơn rau, cắt rốn của mình. Kiên quyết chống lại chính sách

đơ hộ của ngoại bang, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bất kỳ hoàn cảnh
nào tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam khơng hề giảm sút mà nó ln
ln được hun đúc, âm ỉ cháy trong lòng mỗi người dân nước Việt.
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ngay từ thuở vua Hùng
dựng nên nước Văn Lang cho đến thời đại Hồ Chí Minh. Với hơn 1000 năm đấu
tranh giành độc lập từ 197 (TCN) đến 938 (SCN), đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai
Bà Trưng, cho đến cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền đánh quân Nam Hán với chiến
thắng giòn giã, đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc. Từ 938 - 1789 dân
tộc ta liên tiếp đánh tan quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh... Đến thời kỳ
chiến tranh giải phóng dân tộc: từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975, chúng ta đã
đánh thắng cả hai tên đế quốc to: Pháp, Mỹ. Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
chúng ta đã giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước, giang sơn thu về
một mối, nước nhà hoàn toàn độc lập. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động
Việt Nam (11-2-1951), Bác Hồ nói: Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là
một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì
tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp
nước.
Mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì ln đặt lợi ích Tổ quốc lên trên hết, sẵn
sàng gạt bỏ lợi ích riêng chấp nhận mọi gian lao, thử thách, hy sinh vì độc lập
dân tộc. Nước ta tuy nhỏ, có lúc bị mất nước hàng trăm năm nhưng với lòng yêu
nước, trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ quốc gia “một thước núi, một tấc non sông
của ta lẽ nào tự tiện vất bỏ đi được… Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc
non sông của vua Lý Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc, thì kẻ đó bị trừng trị


×