Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận tâm lý học học THUYẾT mác về HOẠT ĐỘNG của CON NGƯỜI ý NGHĨA của vấn đề TRONG xây DỰNG và PHÁT TRIỂN nền tâm lý học VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.4 KB, 20 trang )

HỌC THUYẾT MÁC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀ NỀN TẢNG
TƯ TƯỞNG XÂY DỰNG NỀN TÂM LÝ HỌC MÁCXÍT. Ý NGHĨA CỦA
VẤN ĐỀ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN TÂM LÝ HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Năm 1879 Tâm lý học ra đời ở Đức với tư cách là một khoa học độc
lập gắn liền với vai trò của W.Wundt khi ơng tổ chức ra phịng thực nghiệm
tâm lý đầu tiên trên thế giới. Nhưng do những hạn chế về thế giới quan và
phương pháp luận trong việc nghiên cứu tâm lý người nên cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX tâm lý học rơi vào tình trạng khủng hoảng trên con đường xây
dựng tâm lý học trở thành một khoa học thực sự khách quan phục vụ cho cuộc
sống của con người. Trong hồn cảnh đó, một loạt các trường phái tâm lý học
khách quan ra đời như: Tâm lý học Gestalt; Tâm lý học hành vi; Phân tâm
học… với nguyện vọng chung là đưa tâm lý học thế giới thốt khỏi cuộc
khủng hoảng đó. Tuy nhiên, các trường phái tâm lý học đó đều khơng dựa
trên một cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn nên khơng có cách nhìn
biện chứng về con người, về hoạt động của con người, từ đó dẫn đến quan
niệm không đúng về đối tượng và sử dụng các phương pháp nghiên cứu theo
tư duy siêu hình, cơ học của chủ nghĩa thực chứng. Do đó, các trường phái
này cũng không đảm nhiệm được sứ mệnh đưa tâm lý học thoát khỏi cuộc
khủng hoảng, trở thành một khoa học thực sự khách quan, đáp ứng được
những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Từ hồn cảnh lịch sử đó, nhu cầu xây
dựng lại tâm lý học từ cơ sở nền tảng của nó là một địi hỏi tất yếu. Chính từ
tình hình đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời của Tâm lý học Mác xít – nền tâm
lý học dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của triết học Mác. Trong
đó học thuyết Mác về con người, về hoạt động của con người và về ý thức
được coi là ba tiền đề tư tưởng quan trọng nhất để xây dựng nền tâm lý học
Mác xít. Trong phạm vi bài tiểu luận này, xin được đề cập, làm rõ học thuyết
Mác về hoạt động của con người, với tư cách là nền tảng tư tưởng, xuất phát
điểm để xây dựng nền tâm lý học Mác xít. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ vấn
đề này có giá trị to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần làm rõ tính




2

khách quan, khoa học, chiều hướng phát triển của tâm lý học Mác - xít; là cơ
sở vận dụng, xây dựng và phát triển nền tâm lý học Việt Nam nói chung,
1. Khái qt tình hình của tâm lý học sau năm 1879
Sau khi ra đời với tư cách là khoa học độc lập vào năm 1879, tâm lý
học thế giới đi vào cuộc khủng hoảng. Đó là cuộc khủng hoảng về phương
pháp luận. W. Wundt đã đóng góp cơng lao to lớn cho sự ra đời của Tâm lý
học với tư cách là một khoa học độc lập, nhưng tâm lý học của Wundt thực
chất là tâm lý học duy tâm. Bằng phương pháp nội quan trong việc nghiên
cứu tâm lý, nền tâm lý học này cũng đã đi vào bế tắc. Từ đó xuất hiện nhiều
dịng phái tâm lý học chống lại tâm lý học nội quan của Wundt và đề xuất
những con đường phát triển mới cho tâm lý học. Tiêu biểu phải kể đến các
trường phái tâm lý học khách quan như: tâm lý học hành vi, tâm lý học
Gestalt, phân tâm học. Những thành tựu mà các trường phái tâm lý học này
đạt được đã để lại dấu ấn to lớn trong lịch sử phát triển của khoa học tâm lý.
Tâm lý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mĩ từ một bài báo có tính
chất cương lĩnh do J.Watson (1878-1958) viết với tiêu đề “Tâm lý học từ
những quan điểm của nhà hành vi”. Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan
tâm đến việc mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan
tâm đến hành vi của tồn tại người. Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành
vi. Hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích
thích của mơi trường bên ngồi. Quan sát cũng như giải thích hành vi đều
phải tn theo cơng thức S - R (Stimulant: Kích thích; Reaction: Phản ứng).
Điều đó có nghĩa là bất kỳ một hành vi nào của người và động vật đều có thể
quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan. Có thể nhận thấy, công
thức S - R của tâm lý học hành vi cổ điển do J.Watson đưa ra rõ ràng có một
khiếm khuyết bởi có thể cùng một kích thích S như nhau nhưng lại có thể thu

về các R khác nhau ở các con người hoặc ở cùng một con người trong những
điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Điều này liên quan đến yếu tố thuộc về chủ
thể phản ứng. Vì vậy, dẫn đến sự phân hóa của dịng phái tâm lý học này.
Những nhà tâm lý học chủ trương đưa vào công thức cổ điển S - R một biến
số trung gian gọi là những nhà hành vi mới mà tiêu biểu là C.Hall (1884-


3

1952), E.Tolman (1886-1959), E.Garơđi (1886-1959). Nổi bật trong các tác
giả của thuyết hành vi mới là E.Tolman. E.Tolman và các cộng sự của ông đã
đưa vào giữa S và R yếu tố trung gian liên quan đến điều kiện môi trường.
Khi kích thích S tác động đến cơ thể thì điều kiện môi trường ra sao. Đồng
thời, tại thời điểm kích thích S phát huy tác dụng thì trạng thái, nhu cầu cơ thể
diễn ra như thế nào? Tuy nhiên, việc bổ sung này của E.Tolman và những
cộng sự của ông đã không thay đổi và khắc phục được thiếu sót căn bản của
tâm lý học hành vi là loại bỏ ý thức, xem hành vi với tư cách là tổng các phản
ứng của cơ thể trước các kích thích bên ngoài là đối tượng nghiên cứu của
tâm lý học. Trong những người kế tục những quan điểm tư tưởng của thuyết
hành vi do J.Watson đề xướng từ những năm 1913 một cách trung thành nhất,
phải kể đến B.F.Skinner. Skinner công khai chủ trương tuân thủ nghiêm ngặt
các nguyên lý của thuyết hành vi cổ điển đồng thời gia công, phát triển thêm
tạo nên chủ nghĩa hành vi bảo thủ, đặc biệt phải kể đến các luận điểm về hành
vi xã hội và tạo tác của ông.
Như vậy, luận điểm cơ bản của thuyết hành vi coi con người chỉ là cơ thể
riêng lẻ chỉ có khả năng phản ứng. Vì vậy, cơ thể này hồn tồn phụ thuộc vào
các kích thích tác động vào cơ thể. Mục đích của con người chỉ còn lại là làm
sao sống còn được, mà muốn vậy thì chỉ cần thụ động thích nghi với mơi
trường xung quanh. Vấn đề hình thành và phát triển hành vi trong lý thuyết này
chỉ còn là vấn đề tạo ra một hệ thống kích thích để tạo ra các phản ứng theo ý

muốn của một ai đó. Đó là một hình thái hành vi thấp kém. Điều đó chứng tỏ
rằng trong lý thuyết này khơng cịn phạm trù hành vi nữa chỉ còn lại phạm trù
phản ứng. Con người trong thuyết hành vi là con người không có ý thức, chỉ
như một cái máy. Đây là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, quan điểm thực dụng,
phi lịch sử về con người. Vì vậy, tồn bộ sự phấn đấu trong suốt gần bảy mươi
năm qua của Watson và những người kế nghiệp ơng đã khơng hồn thành sứ
mệnh lịch sử, không làm được cuộc cách mạng vứt bỏ xiềng gông của tâm lý
học truyền thống. Nhiều lắm là họ mới chỉ làm được một cuộc khởi nghĩa mở
đầu cuộc đấu tranh mãnh liệt vì một nền tâm lý học khách quan. Đó là sự đóng
góp to lớn của các nhà nhà vi Mỹ vào sự nghiệp xây dựng tâm lý học.


4

Tâm lý học Gestalt ra đời vào năm 1913, thời kỳ khủng hoảng của tâm
lý học thế giới, do các nhà tâm lý học cấu trúc người Đức là M. Wertheimer
(1880-1943), V.Kohler ( 1887-1967), K. Koffka (1886-1941) lập ra. Đây là
một trường phái chuyên nghiên cứu về tri giác, ít nhiều nghiên cứu về tư duy
con người nhằm chống lại tâm lý học nội quan, đồng thời chống lại cả tâm lý
học liên tưởng, tham vọng xây dựng một nền tâm lý học khách quan theo kiểu
mẫu của vật lý học. Tâm lý học Gestalt phát triển chủ yếu trong những năm
20 của thế kỷ XX, hiện nay nó khơng cịn tồn tại là một trường phái độc lập,
có quan điểm, phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu riêng. Tuy
vậy tâm lý học Gestalt đã có những đóng góp tích cực, có vị trí nhất định
trong việc phát hiện và xây dựng nền tâm lý học khách quan. Các qui luật mà
các nhà Gestalt tìm ra hiện nay vẫn được tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống. Sự xuất hiện của tâm lý học Gestalt đã đáp ứng đòi hỏi
khách quan của khoa học tâm lý học: phải trở thành một khoa học khách quan
thực sự. Trường phái Gestalt cũng để lại nhiều hiện tượng khoa học và một số
qui luật cho đến nay vẫn được nhắc tới và được vận dụng trong thực tiễn cuộc

sống, nhất là trong lĩnh vực hội hoạ, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh, thời
trang.
Phân tâm học là một dòng phái tâm lý học đi sâu vào nghiên cứu hiện
tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sống tâm
lý người, là đối tượng thực sự của tâm lý học. Người sáng lập ra Phân tâm học
là nhà tâm lý học, bác sỹ thần kinh và tâm thần người Áo gốc Do Thái
S.Freud (1856-1939). Học thuyết phân tâm của Freud được xây dựng trên
khái niệm vô thức. Freud quan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần người về
bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống
tâm lý con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vơ thức và
tuỳ theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu
hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức. Trong các loại vơ thức thì
đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tồn bộ đời sống tâm
lý con người. Đam mê tính dục rạo ra nguồn năng lực cực kỳ mạnh mẽ gọi là
libiđơ, đó là cội nguồn của mọi cội nguồn tinh thần, là nguyên nhân của mọi


5

bệnh tâm thần cũng như các khả năng lao động sáng tạo ở con người. Vai trò
quan trọng của cái vô thức trong đời sống tâm lý người được S.Freud làm rõ
trong các cơng trình nghiên cứu về bệnh Hystêri, về giấc mơ và về lý thuyết
tính dục cũng như về nhiều vấn đề khác trong các nghiên cứu cụ thể của ông.
Trên cơ sở của chữa trị bệnh Hystêri, phân tích lý giải các giấc mơ... Freud đã
đi đến xác định bộ máy tâm thần con người bao gồm: cái nó, cái tơi và cái
siêu tơi. Trên cơ sở đó, ơng xây dựng lý thuyết tổng qt về các chứng nhiễu
tâm và đề xuất phương pháp trị liệu bệnh tâm thần bằng “tự do liên tưởng”
nhằm “giải toả tâm lý”. Có thể thấy rằng, do quá nhấn mạnh đến mặt vô thức
trong con người, Freud đã không thấy được mặt bản chất ý thức của con
người, không thấy được bản chất xã hội - lịch sử của các hiện tượng tâm lý

người. Luận điểm, động lực của mọi hoạt động tâm lý người là cái vô thức
gắn liền với các đam mê tính dục là một luận điểm khơng đúng. Quan niệm về
con người và nhân cách con người trong phân tâm học Freud cũng bộc lộ
những khía cạnh không đúng đắn. Con người trong học thuyết phân tâm là
con người cơ thể, con người sinh vật bị phân ly ra nhiều mảng, con người với
những mong muốn chủ yếu là thoả mãn các đam mê tính dục, con người đối
lập với xã hội.
Do những quan niệm sai lầm như ở trên, một số học giả kế tục Freud
đã cố gắng tìm cách khắc phục các hạn chế của phân tâm học, mong muốn
xây dựng một phân tâm học mới. Đó là một trào lưu triết học và tâm lý học tư
sản hiện đại xuất hiện vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX do các đồ đệ của
Freud thực hiện như Jung (1897-1961) - người có cơng phát triển học thuyết
Freud, người tuyên truyền phổ biến Freud; Adler (1870-1937); K.Horney và
người nổi bật trong số này là Erich Fromm (1900-1980) nhằm khắc phục một
số hạn chế của phân tâm học của Freud. Họ định đem những yếu tố xã hội
cộng một cách máy móc với các yếu tố bản năng để lý giải thế giới tinh thần,
tâm lý của con người. Nhưng trong phép cộng máy móc ấy, các yếu tố bản
năng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Do đó, họ khơng vượt qua được giới hạn, bế tắc
của tâm lý học Freud. Như vậy, mặc dù cịn có những hạn chế nhất đinh song
sự xuất hiện của phân tâm học một cách khách quan đã làm cho tâm lý học


6

phát triển. Những thành tựu mà Freud mang đến cho khoa học lồi người nói
chung, tâm lý học nói riêng là một khám phá vô cùng lớn về một mảng hiện
tượng vô thức ở con người mà cho đến nay trên lĩnh vực này chưa có ai vượt
qua được Freud.
Tóm lại, các trường phái tâm lý học khách quan đã có đóng góp khơng
nhỏ trong việc tìm kiếm con đường phát triển mới cho tâm lý học. Những

thành tựu mà các trường phái này đạt được có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với
sự phát triển của khoa học tâm lý. Tuy nhiên, do điều kiện xã hội lịch sử, do
thiếu những cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn, các dòng phái tâm
lý học này còn có những hạn chế nhất định, khơng thực hiện được cuộc cách
mạng để đưa tâm lý học trở thành một khoa học thực sự khách quan, đúng
như GS, VS Phạm Minh Hạc đã viết trong tác phẩm “Hành vi và hoạt động”:
“tâm lý học phân tâm mới bước lên đường xây dựng tâm lý học khách quan,
nhưng với các quan điểm cơ bản về con người và tâm lý người cịn chưa thốt
khỏi phạm vi của thuyết sinh vật hóa con người và tâm lý người, chưa thấy
được bản chất xã hội – lịch sử của con người và tâm lý người. Cho nên tâm lý
học phân tâm, cũng như tâm lý học hành vi và tâm lý học Gestalt đều khơng
đạt tới đích thực sự nghiên cứu thế giới tâm lý trong cuộc sống thực của con
người”. Chính vì vậy đã dẫn đến cuộc khủng hoảng lần thứ hai trong tâm lý
học thế giới hay còn gọi là cuộc khủng hoảng của tâm học tư sản hiện đại mà
thực chất là sự bế tắc trong việc xác định phương hướng cho sự phát triển tâm
lý học cụ thể là là bế tắc trong việc xác định cơ sở phương pháp luận, phương
pháp tiếp cận để nghiên cứu tâm lý và quan niệm về bản chất tâm lý cũng như
đối tượng nghiên cứu của tâm lý học. Chính trong hồn cảnh đó, tâm lý học
Xơ Viết hay cịn gọi là nền tâm lý học Mác-xít ra đời.
2. Học thuyết Mác về hoạt động của con người và quá trình hình
thành nền tâm lý học Mác xít
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tâm lý học rơi vào tình trạng bế tắc,
khơng đáp ứng được những địi hỏi của thực tiễn cuộc sống.. Từ hồn cảnh
lịch sử đó, nhu cầu xây dựng một nền tâm lý học thực sự khách quan khoa
học là một đòi hỏi tất yếu. Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) thời kỳ này như


7

K.N.Coocnhilơp, L.X. Vưgơtxki, P.P. Bơlơnxki…nhận thấy các dịng phái tâm

lý học trước đó có nhiều khiếm khuyết và đã cố gắng cải tổ nền Tâm lý học
Liên xô trên cơ sở triết học Mác - xít. Năm 1920, trong tác phẩm “Cải cách
khoa học”, P.P.Blônxki đã viết: Tâm lý học phải hướng theo chủ nghĩa Mác.
Tiếp thu chiều hướng suy nghĩ đó, năm 1923, trong Báo cáo “Chủ nghĩa Mác
và Tâm lý học” đọc tại hội nghị toàn quốc về Tâm lý học thần kinh,
K.N.Coocnhilôp đưa ra tuyên bố: Tâm lý học phải đoạn tuyệt với triết học nhị
nguyên, phải đoạn tuyệt với Tâm lý học kinh nghiệm chủ nghĩa, phải từ bỏ
khoa học tư biện, siêu hình. Muốn trở thành một khoa học thực sự khách
quan, tâm lý học phải là tâm lý học Mác - xít. Tư tưởng đó đã trở thành ngọn
cờ tập hợp những nhà tâm lý học Liên Xô tập trung nghiên cứu xây dựng một
nền Tâm lý học kiểu mới - nền tâm lý học Mác - xít.
Sự ra đời của tâm lý học Mác xít gắn liền với tên tuổi của nhà tâm lý học
người Nga L.X. Vưgốtxki. Năm 1925, ông đã viết bài báo “Ý thức như một
vấn đề của tâm lý học hành vi” trong đó, ơng đã phân tích sự khủng hoảng
của tâm lý học và đưa ra khuyến cáo nhằm xây dựng một nền tâm lý học kiểu
mới: tâm lý học theo chủ nghĩa Mác. Đây được coi là cương lĩnh mở đầu xây
dựng nền tâm lý học Mác xít. Theo Vưgốtxki, tất cả các dịng phái tâm lý học
cũ, các dòng phái tâm lý học khách quan đều không thể dùng làm khởi điểm xây
dựng nền tâm lý học kiểu mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trong tâm lý
học. Muốn xây dựng một nền tâm lý học kiểu mới thực sự khách quan khoa học
thì phải bắt tay xây dựng lại từ những cơ sở nền tảng của nó. Bằng các lập luận
sắc sảo thuyết phục Vưgốtski đã đưa ra các nhận xét, đánh giá và đề xuất cách
tháo gỡ tình trạng khủng hoảng trong tâm lý học hiện thời, khẳng định sự cần
thiết phải xây dựng một nền tâm lý học thực sự khách quan khoa học, trong
đó: Nền tâm lý học mới phải nghiên cứu cả hành vi lẫn ý thức. Nhưng cả
hành vi lẫn ý thức đều là vấn đề vô cùng phức tạp. Ý thức và hành vi đều
cùng tồn tại một cách khách quan có thực, đều có vai trị quan trọng trong
cuộc sống của con người. Muốn hiểu được ý thức thì phải hiểu hành vi và
ngược lại khi xét đến hành vi, không thể không xét đến ý thức. Với phạm trù



8

hành vi, không được hiểu như tâm lý học hành vi đã hiểu trong đó quan niệm
hành vi là tổ hợp của các phản xạ, là phản ứng máy móc nhằm giúp cơ thể
thích nghi với mơi trường. Hành vi theo ơng đó là “cuộc sống”, là “lao động”,
là “thực tiễn”. Hành vi chính là hoạt động thực tiễn của con người. Cần phải
nghiên cứu hành vi ở chỗ làm rõ cơ chế, thành phần và cấu trúc của nó. Phạm
trù phản xạ là cần thiết nhưng không thể lấy phản xạ là khái niệm cơ bản của
tâm lý học. Với con người, ông quan niệm không thể nghiên cứu hồn tồn
bằng chìa khố phản xạ có điều kiện. Tâm lý học không được loại bỏ ý thức
trong nghiên cứu tâm lý mà cần phải vật chất hố nó, khơng được coi ý thức
là một loại hiện tượng thứ yếu. Muốn nghiên cứu ý thức thì phải nghiên cứu
cấu trúc của hành vi. “Ý thức là một vấn đề của cấu trúc hành vi”. Hành vi
của con người khác hành vi của con vật ở chỗ trong hành vi của con người có
sự kế thừa các kinh nghiệm: kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm xã hội và kinh
nghiệm đã được tăng cường. Thông qua bài báo đã nêu trên và qua nhiều
cơng trình nghiên cứu khác Vưgốtxki xác định phương pháp nghiên cứu tâm
lý: Nghiên cứu tâm lý người bằng phương pháp hoạt động. Tâm lý con người
được tồn tại thể hiện trong hoạt động.
Đến năm 1934, X.L. Rubinstêin (1889 –1960) viết tác phẩm “ Những
vấn đề Tâm lý học trong các tác phẩm của C.Mác”. Tác phẩm này có ý nghĩa
quan trọng về mặt phương pháp luận và tạo tiền đề xây dựng nền tâm lý học
mới đáp ứng nhu cầu lý luận và thực tiễn phát triển của nền Tâm lý học Liên
Xơ lúc đó. Ơng viết: “Trong tồn tập của C.Mác khơng thấy có bài nào bàn
về tâm lý học. Nhưng trong nhiều tác phẩm khác nhau của Ơng, dường như
là đồng thời trí tuệ thiên tài ấy đã nêu ra một loạt những nhận định về các
vấn đề tâm lý học khác nhau” 1. Trên cơ sở phân tích sâu sắc những ý kiến
của C.Mác về các vấn đề tâm lý học, các nhà tâm lý học Xô Viết nhận thấy
nhiệm vụ hàng đầu trong khi cải tổ tâm lý học là nhiệm vụ xây dựng cơ sở

triết học mới cho khoa học tâm lý theo lập trường Mác – xít. Triết học Mác
chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận để xây dựng một nền tâm lý học
1

X.L. Rubinstêin, Những vấn đề Tâm lý học trong các tác phẩm của C.Mác,Học viện CTQS, 1984, tr 25.


9
mới khách quan khoa học. Trong đó những quan điểm, tư tưởng của Học
thuyết Mác về hoạt động của con người được coi là một trong ba tiền đề tư
tưởng nền tảng quan trọng nhất để xây dựng nền tâm lý học Mác – xít.
Trước C.Mác, đã có nhiều nhà triết học, tâm lý học, tôn giáo quan tâm
nghiên cứu, lý giải về hoạt động của con người ở nhiều mức độ khác nhau.
Nhưng do ảnh hưởng của thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu
hình máy móc nên không chỉ rõ được bản chất hoạt động của con người, từ
đó dẫn đến bế tắc trong nghiên cứu tâm lý con người.
Kế thừa có chọn lọc thành tựu của triết học trong lịch sử mà trực tiếp là
triết học của Hêghen, C.Mác đã xây dựng học thuyết duy vật biện chứng về
hoạt động của con người. Học thuyết này được tóm tắt vào một trong các luận
cương của C.Mác về Phơbách (1804 -1872). C.Mác phê phán toàn bộ triết học
trước đó, kể cả Phơbách, nhà triết học lớn nhất thời ấy là chỉ thấy sự vật như
một khách thể, như cái có thể quan sát được mà khơng thấy chính trong sự vật
có hoạt động thực tiễn của con người. Các vật thể, hay nói rộng ra cả thế giới
đối tượng là sản phẩm của lao động của cả lồi người, đó chính là hoạt động
của con người ở thể tĩnh. Tức là vật thể, thế giới đối tượng chứa đựng năng
lực của con người bao gồm suy nghĩ về công dụng, tri thức về vật liệu, về q
trình cơng nghệ… Và ở đó có cả khiếu thẩm mỹ nữa. Nói cách khác, việc làm
ra sản phẩm là q trình con người vật chất hố (đối tượng hố) các suy nghĩ,
tri thức, quan niệm của mình. Về vấn đề này C.Mác viết: “Sự vĩ đại của “hiện
tượng học” của Hêghen và của kết quả cuối cùng của nó - phép biện chứng

của tính phủ định coi như nguyên lý đang vận động và đang sản sinh là ở chỗ
Hêghen xem xét sự tự sản sinh của con người như là một q trình, xem xét
sự đối tượng hố như là sự đối lập hoá và sự tước bỏ sự tự tha hố ấy, do đó
Ơng ta nắm lấy bản chất của lao động và lý giải con người đã được đối tượng
hố, con người chân chính, do đó có tính chất hiện thực, như là kết quả của
lao động của bản thân con người”2. Luận điểm này của C.Mác có ý nghĩa to
lớn cho tâm lý học ở chỗ cần phải nhìn thấy sự vật, hiện tượng xung quanh
2

C.Mác, Bản thảo Kinh tế – Triết học năm 1844, Nxb Sự Thật, H.1962, tr194.


10

con người chính là kết quả hoạt động thực tiễn của con người, chứa đựng lực
lượng bản chất người. Khi phân tích về các luận điểm, trào lưu chủ nghĩa duy
vật hiện có, C.Mác chỉ ra khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật
trước Mác là chỉ xem xét sự vật dưới hình thức khách thể trực quan chứ
khơng phải với tính cách là hoạt động cảm tính, hoạt động thực tiễn của con
người. Đối với C.Mác, toàn bộ hoạt động của con người là sự đối tượng hố
của bản thân con người, hay nói cách khác, là quá trình bộc lộ ra khách quan
của những lực lượng bản chất của con người. Trong tác phẩm Tư bản, khi
phân tích lao động C.Mác đã nói giản đơn rằng, trong lao động “chủ thể di
chuyển vào khách thể”. Như vậy hoạt động của con người không phải là phản
ứng của cơ thể đối với kích thích bên ngồi như tâm lý học hành vi quan
niệm, cũng không phải là một việc làm theo lối thao tác bên ngoài của chủ thể
đối với khách thể, mà nó là sự di chuyển của chủ thể vào khách thể. Bản thân
quan niệm về hoạt động như là sự đối tượng hoá đã chứa đựng tư tưởng đó.
Đồng thời C.Mác cũng có ý tưởng về chủ thể. C.Mác nhấn mạnh: “Hoạt động
và đối tượng thâm nhập lẫn vào nhau”. Bởi vì hoạt động của con người là sự

đối tượng hoá, là sự khách thể hoá con người, hoặc là sự di chuyển chủ thể
vào khách thể, là sự phát lộ ra trong các đối tượng của hoạt động những lực
lượng bản chất của con người, trong đó có tình cảm và ý thức. C.Mác viết:
“Sự tồn tại đối tượng hố đã hình thành của công nghiệp là quyển sách đã mở
ra của những lực lượng bản chất của con người, là tâm lý con người bày ra
trước mắt chúng ta một cách cảm tính:” 3. Vì vậy C.Mác viết tiếp: “Tâm lý học
- quyển sách ấy, nghĩa là chính cái bộ phận dễ cảm thấy nhất, dễ tiếp xúc nhất
của lịch sử không mở ra cho tâm lý học này- không thể trở thành khoa học
thực sự có nội dung phong phú và hiện thực” 4. Như vậy, theo luận điểm của
C.Mác về hoạt động của con người thì mối quan hệ qua lại giữa con người với
môi trường xung quanh được xác định là sự tác động qua lại có nội dung hoạt
động. Tác động là cái thứ nhất, tâm lý là cái thứ hai. Sự tác động giống như
nhu cầu ở ngoài con người cần được thoả mãn. Trong quá trình hiện thực hố
3
4

C.Mác, Bản thảo Kinh tế – Triết học năm 1844, Nxb Sự Thật, H.1962, tr139.
C.Mác, Bản thảo Kinh tế – Triết học năm 1844, Nxb Sự Thật, H.1962, tr139,140.


11

mối quan hệ này, con người cải tạo tự nhiên bằng hoạt động của mình và sản
xuất ra thế giới đối tượng. Do đó, sản phẩm đối tượng là do con người tạo ra,
là “những lực lượng bản chất” của con người được đưa ra ngoài thành sản
phẩm. Sản phẩm là sự khẳng định của một trong những lực lượng bản chất
của con người.
Đó là hoạt động lao động và có thể coi đó là một mặt, một chiều của hoạt
động nói chung trong hoạt động của con người. Theo C.Mác, hoạt động của
con người cịn có một mặt khác, một chiều khác - đó là chiều ngược lại với

chiều vừa mơ tả. Ở trên ta có chiều đối tượng hoá năng lực, tâm lý, ý thức con
người thành sản phẩm của hoạt động lao động. Còn ở đây ta có chiều tâm lý, ý
thức đã được đặt vào sản phẩm, tách ra khỏi sản phẩm và chuyển thành năng
lực, tâm lý, ý thức. C.Mác chỉ ra do sự nối liền sợi dây liên hệ từ chủ thể đến
khách thể mà trong hoạt động của con người lại bộc lộ ra một quan hệ phụ
thuộc khác từ khách thể đến chủ thể. Nói cách khác, trong q trình chủ thể di
chuyển vào khách thể thì bản thân chủ thể cũng đã tự hình thành. C.Mác viết:
“Chỉ có thơng qua sự phong phú đã được phát triển về mặt vật chất của bản
chất con người thì sự phong phú của cảm giác chủ quan của con người mới
được phát triển và một phần thậm chí lần đầu tiên mới được sản sinh ra: lỗ tai
thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức, nói tóm lại là những
cảm giác có khả năng về những sự hưởng thụ có tính chất người và tự khẳng
định mình như là những lực lượng bản chất của con người” 5. Như vậy sự đối
tượng hoá bản chất con người là tất yếu – xét về phương diện lý luận cũng
như phương diện thực tiễn, như C.Mác nói: “để một mặt nhân loại hoá cảm
giác của con người, và mặt khác sáng tạo cảm giác con người tương ứng với
toàn bộ sự phong phú của bản chất nhân loại và tự nhiên” 6. Theo cách nói của
C.Mác thì “bằng cách biến đổi tự nhiên bên ngoài con người, đồng thời con
người biến đổi bản tính của chính mình”. Có nghĩa là tâm lý, ý thức con
người hình thành khơng phải theo cách âm thầm, tự hiểu, không bộc lộ ra,

5
6

C.Mác, Bản thảo Kinh tế – Triết học năm 1844, Nxb Sự Thật, H.1962, tr137
C.Mác, Bản thảo Kinh tế – Triết học năm 1844, Nxb Sự Thật, H.1962, tr138.


12


không phải trong trạng thái vô vị không hoạt động, mà là trong lao động,
trong bản thân hoạt động cải tạo thế giới của con người.
Trong các tác phẩm của C.Mác, mặc dù không phải là những tác phẩm
chuyên về tâm lý học, nhưng bằng cách phân tích, lập luận khoa học, có dẫn
chứng, kết hợp với so sánh, phê phán những sai lầm của các quan điểm triết
học khi nghiên cứu về hoạt động của con người, C.Mác đã khai thông bế tắc
về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu hoạt động của con người. Theo
quan điểm của C.Mác thì sự tác động qua lại có nội dung hoạt động giữa con
người và thế giới bên ngoài được xem như là q trình đối tượng hố chủ thể
(con người tạo ra sản phẩm) và q trình chủ thể hóa đối tượng (con người
lĩnh hội các thao tác nằm trong đối tượng, các quan hệ sau đối tượng). Quá
trình thứ nhất là quá trình con người dùng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… của
mình để tham gia vào việc sáng tạo ra thế giới đối tượng. Quá trình thứ hai
được hiểu là quá trình hình thành tâm lý, ý thức, chính là hình thành tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo… của con người - hình thành nhân cách nói chung. Nếu gọi
quá trình thứ nhất là quá trình “xuất tâm” thì quá trình thứ hai được gọi là quá
trình “nhập tâm”. Q trình thứ nhất là q trình sáng tạo, cịn quá trình thứ
hai là quá trình lĩnh hội. Hai quá trình này có quan hệ biên chứng với nhau,
xâm nhập vào nhau. Chính thơng qua hai q trình này, đặc biệt là quá trình
thứ hai mà tâm lý, ý thức con người được nảy sinh, hình thành và phát triển.
Hoạt động của con người càng phong phú thì tâm lý, ý thức người càng phong
phú. Hoạt động chính là chìa khố để hình thành, tìm hiểu, đánh giá và điều
khiển tâm lý, ý thức con người một cách khách quan, khoa học.
Theo luận điểm của C.Mác thì tâm lý người hình thành trong quá trình
con người thực hiện hoạt động, qua sản phẩm của hoạt động đó Đồng thời,
tâm lý, ý thức người có tính chất gián tiếp khách quan. Ý thức không phải là
cái tồn tại trong thế giới tâm lý nội tại khép kín, tách biệt, mà là cái tồn tại
thông qua hoạt động thực tiễn trong thế giới khách quan. Tức là, ý thức hình
thành và vận hành trong q trình chuyển hố qua lại giữa chủ thể và khách
thể - các quá trình được thực hiện bằng hoạt động của chủ thể. Trong quan hệ

đối với môi trường xung quanh, ý thức và tâm lý không phải là một thứ tinh


13

thần nào đó có khả năng sáng tạo tuỳ ý, khơng phải là một cái gì đó hồn tồn
thụ động, đứng ngoài lề mà phải được coi là một thứ có chức năng tích cực
đối với hoạt động tác động vào thế giới khách quan, cũng chính là tác động
vào chính chủ thể của hoạt động đó Từ hai vấn đề trên rút ra kết luận là chỉ có
thể nhận thức được tâm lý, ý thức thông qua hoạt động của con người và sản
phẩm của hoạt động đó. Vì hoạt động và sự sử dụng thành quả của hoạt động
cả về nội dung lẫn phương thức tồn tại đều có tính chất xã hội. C.Mác khẳng
định: “Hoạt động và sự hưởng thụ những thành quả của hoạt động, xét theo
nội dung của nó cũng như xét theo phương thức tồn tại, là có tính chất xã hội:
hoạt động xã hội và hưởng thụ xã hội”7. Vì vậy, nguồn gốc và sự vận hành
của ý thức nói riêng, tâm lý nói chung đều có các quan hệ xã hội của con
người và sự vận động của các mối quan hệ đó tham gia vào. Nhờ đó, ý thức
và tâm lý mang tính chất gián tiếp. Từ đó có thể suy ra rằng việc nhận thức ý
thức, tâm lý phải tiến hành thông qua sản phẩm lao động và các quan hệ xã
hội, tức là qua thực tiễn của loài người nói chung và thực tiễn cuộc sống của
từng người nói riêng. Phương pháp nghiên cứu tâm lý, ý thức phải là phương
pháp khách quan rút ra từ tính chất gián tiếp của tâm lý, ý thức. Quan niệm
trung tâm đó của C.Mác về sự hình thành tâm lý con người trong q trình
hoạt động thơng qua sản phẩm của hoạt động đó đã giải quyết vấn đề mấu
chốt của tâm lý học hiện đại và vạch ra con đường đi tới cách giải quyết vấn
đề đối tượng của tâm lý học hoàn toàn khác với các khuynh hướng đang
chống đối nhau trong tâm lý học hiện đại. Nói cách khác, phải tìm chìa khố
để nghiên cứu tâm lý, ý thức người ngay trong hoạt động lao động làm ra sản
phẩm. Tư tưởng về cơ chế gián tiếp của hoạt động của con người nói chung
như đã nói ở trên đã mở ra con đường đi tới một quan niệm mới về tâm lý, ý

thức cũng như nhân cách và các thuộc tính của nhân cách con người nói
chung. Như X.L. Rubinstêin đã chỉ ra: “Hành động của con người một khi trở
thành gián tiếp chẳng những do tình huống đương thời trực tiếp quyết định,
mà còn bởi cả những mục đích và nhiệm vụ ở bên ngồi giới hạn đó quyết
định nữa; hành động của con người trở thành có tính lựa chọn, tính mục đích
7

C.Mác, Bản thảo Kinh tế – Triết học năm 1844, Nxb Sự Thật, H.1962, tr130,131


14

và tính ý chí, đó chính là những nét định tính cho hoạt động của con người
trong sự khác biệt hẳn với hành vi của con vật” 8. Từ đó có thể khắc phục được
quan niệm máy móc về hành động của con người theo cách hiểu của chủ
nghĩa hành vi. Đồng thời tâm lý, ý thức trở thành đối tượng thực của một nền
tâm lý học có thực, một nền tâm lý học có nội dung khác hẳn trào lưu hành vi
chủ nghĩa là học thuyết đã loại trừ tâm lý và ý thức ra ngoài phạm vi nghiên
cứu, cũng như vượt lên trên quan niệm nội quan của tâm lý học cũ trước Mác
- xít về tâm lý và ý thức. Đưa khái niệm hoạt động vào trong lý luận nhận
thức, C.Mác gán cho khái niệm ấy một ý nghĩ duy vật nghiêm ngặt. Đối với
C.Mác, hoạt động dưới hình thức xuất phát và cơ bản của nó là hoạt động
thực tiễn cảm tính của con người khi tiếp xúc thực tế với các vật thể (đối
tượng) của thế giới xung quanh. “Đây chính là chỗ mà học thuyết Mác - xít về
hoạt động khác một cách căn bản với học thuyết duy tâm chỉ biết đến hoạt
động dưới hình thức trừu tượng, tư biện”9.
Từ học thuyết Mác – xít về hoạt động của con người, tâm lý học rút ra
được một nguyên tắc chung nữa chỉ đạo toàn bộ việc xây dựng và phát triển
khoa học tâm lý: tâm lý phản ánh thực tại khách quan, cuộc sống thực, hoạt
động của chủ thể. Muốn đánh giá sự phản ánh đó - đánh giá sự vận hành của

tâm lý, thì hãy xem tâm lý có thực hiện được chức năng của nó đối với hoạt
động hay khơng, hãy xem nó đóng góp gì cho thực tiễn. Trong tác phẩm Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I. Lênin đã phát triển
nguyên tắc thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý thành
nguyên tắc lý luận cơ bản nhất trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác. Lý
luận phản ánh của V.I. Lênin đã giúp tâm lý học thấy hết những sai lầm của
tâm lý học do Wundt chủ trương, của sinh lý học duy tâm của Hemhônxơ,
Mulơ… Lý luận nhận thức Mác - Lênin hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa duy vật
thô sơ coi tâm lý là sản phẩm của não tương tự như mật do gan tiết ra. Học
thuyết C.Mác về hoạt động của con người chỉ ra phải đặt tâm lý vào trong
vòng vận động của hoạt động. Hoạt động của con người nói cho đến cùng
8
9

X.L. Rubinstêin, Những vấn đề Tâm lý học trong các tác phẩm của C.Mác,Học viện CTQS, 1984, tr 41.
A.N. Lêônchiep, Một số cơng trình Tâm lý học, Nxb Giáo dục, H.2003, tr 86.


15

bao giờ cũng đều là hoạt động thực tiễn hay đều mang tính chất của một hoạt
động thực tiễn, tất nhiên có khi trực tiếp, có khi gián tiếp. Trong hoạt động
đó, não chỉ là một trong nhiều cơng cụ. Phải nhấn mạnh rằng, chính hoạt
động thần kinh cấp cao của não bộ ở con người thoạt đầu cũng là sản phẩm,
rồi sau vừa là kết quả vừa là tiền đề của hoạt động. Hoạt động là chìa khố
tìm hiểu, đánh giá, hình thành, điều khiển tâm lý. Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta
căn cứ vào cái gì để xét đốn những “tư tưởng và tình cảm” thực của các cá
nhân có thực? Tất nhiên, căn cứ đó chỉ có thể là những hoạt động của các cá
nhân ấy…”10.
Tóm lại, học thuyết Mác - xít về hoạt động của con người được vận

dụng vào tâm lý học có thể khái quát như sau: Trong hoạt động, lao động
bản chất, năng lực của con người được bộc lộ ra; hoạt động của con người là
hoạt động thực tiễn trong đó có q trình đối tượng hóa, di chuyển tinh lực
của con người vào khách thể; tâm lý con người hình thành trong hoạt động,
lao động, trong sản xuất công nghiệp; hoạt động của con người mang tính xã
hội. Tư tưởng của C.Mác về hoạt động của con người đã chỉ ra một cách
khoa học sự hình thành phát triển tâm lý con người là thông qua hoạt động
và bằng hoạt động. Đồng thời tâm lý, ý thức con người được biểu hiện ra
trong hoạt động và được ghi lại trong sản phẩm hoạt động. Như vậy, tâm lý,
ý thức và hoạt động của con người có sự gắn bó hữu cơ với nhau, thống nhất
biện chứng không thể chia cắt. Cần lưu ý ở đây là sự thống nhất tâm lý - ý
thức và hoạt động là sự thống thống nhất trong cả q trình. Cũng có các
hiện tượng tâm lý bị giữ lại phần lớn ở bên trong, phần biểu hiện ra ngồi
yếu ớt và khó quan sát thấy, nhưng suy cho cùng và về cơ bản nó vẫn được
bộc lộ ra bên ngồi, thơng qua hành vi, hoạt động cụ thể của con người.
Đương nhiên không thể hiểu một cách đơn giản, tâm lý chỉ là cái bên trong,
hoạt động chỉ là cái bên ngoài. Hoạt động là sự thống nhất giữa cái bên trong
và cái bên ngoài. Nhờ đó, giúp tâm lý học tìm ra đối tượng và phương pháp
nghiên cứu tâm lý con người một cách khách quan khoa học, khắc phục
10

V.I.Lênin, Toàn tập, Tập1, Nxb Tiến bộ, M.1974, tr 531.


16

được tình trạng khủng hoảng về đối tượng, phương pháp nghiên cứu của tâm
lý học trong những năm đầu của thế kỷ XX.
Với quan điểm đúng đắn đó, học thuyết Mác - xít thực sự đã tạo ra một
bước ngoặt trong nghiên cứu tâm lý học trên nền tảng phương pháp luận triết

học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Tư tưởng của C.Mác bao hàm một
quan điểm mới về đối tượng của tâm lý học và một phương pháp tiếp cận mới
trong nghiên cứu tâm lý - phương pháp tiếp cận hoạt động. Vận dụng phương
pháp tiếp cận hoạt động vào các cơng trình nghiên cứu tâm lý học có ý nghĩa
to lớn: Thứ nhất, đó là sự khẳng định rằng hoạt động là bản thể của tâm lý, ý
thức, tức là tâm lý, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Hoạt động được đưa
vào tâm lý học như là một sự vận động. Sự vận động ấy qui định nguồn gốc,
nội dung và sự vận hành của tâm lý. Với ý nghĩa đó, ta nói rằng hoạt động là
qui luật chung nhất của tâm lý học người. Sự phát triển phức tạp và sự chuyển
hoá của hoạt động kéo theo sự phát triển phức tạp và q trình chuyển hố
của tâm lý. Phạm trù hoạt động trở thành phạm trù then chốt, chứ không phải
siêu phạm trù trong bộ máy khái niệm của tâm lý học người. Tác động và tính
hiệu quả của các phạm trù khác, như phản xạ, phản ánh, ý thức, nhân cách,
nhu cầu, động cơ… đều chịu sự qui định của phạm trù hoạt động. Thứ hai,
phản ánh tâm lý không tách rời hoạt động. Hoạt động vừa tạo ra tâm lý, vừa
sử dụng phản ánh tâm lý làm khâu trung gian của hoạt động để tác động vào
đối tượng. Tư tưởng này được X.L. Rubinstêin phát triển thành nguyên tắc
thống nhất ý thức và hoạt động. L.X. Vưgôtxki biểu đạt tư tưởng đó bằng khái
niệm “kinh nghiệm kép”. “Kép” có nghĩa là cái xảy ra trong công cụ và đối
tượng lao động lặp lại cái được tạo ra trong biểu tượng về sản phẩm lao động
ở trong đầu người lao động. Và ngược lại, biểu tượng về sản phẩm lao động là
sự chuyển hố q trình sản xuất ấy vào đầu người lao động, đó chính là hình
ảnh về sản phẩm. Thứ ba, tất cả các chức năng tâm sinh lý, các q trình và
thuộc tính tâm lý, trong đó có cả ý thức và nhân cách nói chung đều được
nghiên cứu như là các hoạt động, tức là đặt hiện tượng được nghiên cứu vào
cấu trúc tâm lý vĩ mô của hoạt động do A.N. Lêônchiep phát hiện và mô tả.


17


Thứ tư, ở cấp bậc hoạt động con người không còn chỉ là “một cơ thể người”
hay một máy liên hợp vật lý, cũng khơng cịn chỉ là một cá thể với tính cách
đại diện của lồi nữa. Con người thực hiện một hoạt động, có nghĩa là thực
hiện những thao tác để làm một hành động nhằm đạt một mục đích cụ thể
hoặc một động cơ. Mục đích và động cơ được hiểu như là một đối tượng với
nghĩa chung nhất của từ này, trong đó nhu cầu được khách thể hoá và chủ thể
tiến hành hoạt động vươn tới để lĩnh hội, sử dụng, sáng tạo nhằm thoả mãn
nhu cầu. Vì vậy tính chủ thể có tính chất là nền tảng của hoạt động, trong đó
bao gồm cả tính tích cực. Tính tích cực được tạo ra bằng hoạt động, đồng thời
là thành tố tham gia thực hiện hoạt động.
Phương pháp tiếp cận hoạt động mang lại quan niệm duy vật triệt để về
tâm lý. Theo đó, tâm lý được nảy sinh bởi hoạt động của chủ thể, đồng thời
tâm lý là một thành tố của hoạt động. Nhờ đó, quan niệm máy móc sinh vật về
hành vi của phái hành vi chủ nghĩa đã được thay đổi tận gốc rễ. Hành vi trong
tâm lý học kiểu mới phải được hiểu là hoạt động. Tất nhiên, ở đây không phải
là vấn đề lấy từ này thay cho từ kia mà vấn đề là ở chỗ: hoạt động là quá trình
và trong quá trình này tâm lý nảy sinh, hình thành và phát triển. Phương pháp
nghiên cứu tâm lý xuất phát từ sự phân tích hoạt động của con người mà dạng
ban đầu chủ yếu là hoạt động đối tượng có sản phẩm giúp chúng ta có cách
hiểu đúng về bản chất của các chức năng tâm lý. Đây thực sự là những tư
tưởng khách quan khoa học, dựa trên các thành tựu triết học Mác - xít và tiếp
thu có chọn lọc các thành tựu tâm lý học trước đó, tạo ra một hướng nghiên
cứu mới về tâm lý người cho khoa học tâm lý lúc đó và sau này. Đó là thắng
lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin trên lĩnh vực khoa học tâm lý, khai thông sự bế
tắc về phương pháp luận, xây dựng một nền tâm lý học Mác - xít thực sự
khách quan khoa học. Đó cũng là xu thế tất yếu của sự phát triển tâm lý học
thế giới, xu thế đưa tâm lý học trở thành một khoa học thực sự khách quan,
ngày càng phục vụ hữu hiệu cho tiến bộ xã hội và cuộc sống con người.
Phương pháp nghiên cứu hoạt động của con người theo quan điểm của C.Mác
là vũ khí lý luận sắc bén chống lại các quan điểm, trường phái tâm lý học

trước đó và bấy giờ đã phủ nhận phạm trù ý thức, loại bỏ ý thức ra khỏi tâm


18

lý học. Vận dụng, kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác, các nhà tâm lý học
Xô Viết, đứng đầu là L.X. Vưgôtxki rồi đến X.L. Rubinstêin, A.N.Lêônchiep,
A.R. Luria, P.Ia. Ganpêrin… đã phấn đấu không mệt mỏi để xây dựng một
nền tâm lý học mới - tâm lý học Mác - xít. Lịch sử hình thành và phát triển
tâm lý học Xơ Viết gắn bó chặt chẽ với q trình nghiên cứu, vận dụng các tư
tưởng tâm lý học trong các tác phẩm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác Lênin. Trong q trình đó: “Học thuyết Mác - xít về hoạt động của con người,
sự phát triển của hoạt động, sự chuyển hóa của hoạt động khác nhau được đưa
vào tâm lý học như là một nền tảng của mọi nền tảng” 11. Sự phấn đấu, cống
hiến của các nhà Tâm lý học Xô viết đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
đặc biệt là đã làm rõ được phạm trù hoạt động trong tâm lý học, thông qua
việc chỉ rõ cấu trúc của hoạt động, xây dựng nên các nguyên tắc cơ bản của
tâm lý học Mác - xít như nguyên tắc coi tâm lý là hoạt động, nguyên tắc gián
tiếp, nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức và hoạt động, …, chỉ rõ phạm trù
hoạt động trong tâm lý học Mác - xít là hoạt động có đối tượng đã làm cho
tâm lý học Mác - xít có một sức sống mãnh liệt. Nếu như số phận của phạm
trù hành vi kết thúc ở đường hầm khơng lối thốt, buộc những người kế tục J.
Watson quay lại thuyết tâm linh; còn số phận của phạm trù hoạt động có đối
tượng thì khác hẳn. Phân tích tâm lý học về phạm trù hoạt động không những
giải quyết được nhiều vấn đề trung tâm của tâm lý học mà còn làm nảy sinh
rất nhiều vấn đề mới. Theo Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì “Đây chính là
tính chất phát triển và sức sống của tâm lý học, dựa trên cơ sở là phạm trù
Mác - xít về hoạt động. Tương lai của nền khoa học tâm lý thuộc về nền Tâm
lý học đó”12. Năm 1991, sự khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội đã làm
cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xơ và Đơng Âu tan rã, nhưng khơng vì
thế mà tâm lý học Mác - xít ngừng phát triển. Những thành quả đã đạt được

trước đây tiếp tục được các nhà tâm lý học Mác - xít nghiên cứu, phát triển.
Điều đó khẳng định tính đúng đắn, khoa học và sự trường tồn của tâm lý học
Mác - xít trong sự phát triển chung của xã hội loài người.

11
12

Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, Nxb Giáo dục, H.2002, tr 268
Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, Nxb Giáo dục, H.2002, tr 288.


19

3. Ý nghĩa của vấn đề đối với sự hình thành và phát triển nền tâm
lý học ở Việt Nam
Ngày nay, phương hướng nghiên cứu hoạt động trong tâm lý học dựa
trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin do các nhà
tâm lý học Liên Xô đưa ra từ năm những năm hai mươi của thế kỷ trước vẫn
còn nguyên giá trị với nền Tâm lý học Mác - xít nói chung và Tâm lý học Việt
Nam nói riêng. Đó vẫn là phương châm chỉ đạo, vấn đề có tính ngun tắc khi
nghiên cứu tâm lý con người. Đồng thời là cơ sở đấu tranh, phê phán không
khoan nhượng với các quan điểm, tư tưởng sai trái.
Tâm lý học ở nước ta là một ngành khoa học còn non trẻ, ra đời và phát
triển gắn bó chặt chẽ với thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ đầu tâm lý học Việt Nam
đã được Hệ tư tưởng Mác - xít dẫn đường với những định hướng đúng đắn về
lý luận và phương pháp luận và thông qua ảnh hưởng to lớn của các nhà Tâm
lý học Liên Xô trước đây với những nguyên tắc chỉ đạo đã được tiếp thu và
vận dụng: phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin, nguyên tắc
quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý, nguyên tắc phát triển, nguyên

tắc lịch sử, nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động, cách tiếp cận
nhân cách, tiếp cận giá trị, đường lối cách mạng của Đảng ta và tư tưởng Hồ
Chí Minh đã có tác dụng to lớn soi sáng các cơng trình nghiên cứu tâm lý học
trong hơn 30 năm qua. Ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, nền tâm lý học Việt Nam muốn đứng vững, phát triển thì
trước hết cần tiếp tục nắm vững cơ sở lý luận và phương pháp luận của tâm lý
học Mác - xít, đặc biệt là quan điểm tư tưởng của C.Mác về tâm lý học;
đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và
các địi hỏi của sự nghiệp cách mạng để đề xuất các nội dung và phương
hướng nghiên cứu. Đồng thời cần ra sức học tập, nghiên cứu, khai thác, tiếp
thu những kinh nghiệm, thành tựu của nền tâm lý học thế giới trên lập trường
quan điểm của tâm lý học Mác - xít. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các thành tựu tâm lý học Xô Viết và tâm lý học
Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta hoàn tồn có quyền lạc quan, tin


20

tưởng vào sự phát triển của nền tâm lý học nước nhà trong tương lai, xứng
đáng là một ngành khoa học mũi nhọn trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá đất nước. Tâm lý học Việt Nam sẽ làm trịn “sứ mệnh” của mình là:
“làm cho từng con người có được thể lực, tâm lực, trí lực - tức là thành nguồn
vốn nhân lực và thực sự trở thành chủ thể trong mọi hoạt động học tập, sản
xuất, kinh doanh…”13, góp phần “xây dựng con người Việt Nam phát triển
tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo,
có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống
có văn hố, quan hệ hài hồ trong gia đình, cộng đồng và xã hội”14.
TÀI LIỆU THAM THẢO
1. Lịch sử tâm lý học và tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, H 2003.
2. Lịch sử tâm lý học, Nxb ĐHQG, H 2004.
3. Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb ĐHSP, H 2003.

4. Tuyển tập Phạm Minh Hạc, Nxb CTQG, H 2006.
5. Bản thảo kinh tế - triết học, Nxb Sự thật, H 1962.
6. Tâm lý học Liên Xô, Nxb Tiến bộ, H 1978.
7. Những vấn đề Tâm lý học trong các tác phẩm của C.Mác, Học viện CTQS, 1984
8. A.N. Lêơnchiep, Một số cơng trình Tâm lý học, Nxb Giáo dục, H.2003.
9. Tuyển tập tâm lý học (L.X.Vưgốtxki), Nxb ĐHQG, H 1997.

13
14

Phạm Minh Hạc, Tuyển tập Tâm lý học, Nxb Giáo dục, H.2002, tr 636.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H.2001, tr 114.



×