Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KTk 2 van 82013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.13 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài: 90 phút). Câu 1 (2 điểm): Kể tên tác giả, tác phẩm các văn bản trung đại Việt Nam mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 8 học kỳ II. Câu 2 (2 điểm): a) Thế nào là hành động nói? b) Hãy cho biết kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói trong đoạn trích sau: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) Câu 3 (6 điểm): Hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội. ..................................................................................... PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 (Thời gian làm bài: 90 phút). Câu 1 (2 điểm): Kể tên tác giả, tác phẩm các văn bản trung đại Việt Nam mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 8 học kỳ II. Câu 2 (2 điểm): a) Thế nào là hành động nói? b) Hãy cho biết kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói trong đoạn trích sau: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) Câu 3 (6 điểm): Hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội. .....................................................................................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN 8. Câu 1 (2 điểm): Kể tên tác giả, tác phẩm các văn bản trung đại Việt Nam mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 8 học kỳ II. Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi Bàn luận về phép học – La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp HS kể đúng mỗi ý cho 0,5 điểm. ......................................................................................................... Câu 2 (2 điểm): a) Thế nào là hành động nói? b) Hãy cho biết kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói trong đoạn trích sau: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.” (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn) a) Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. (0,5 đ) b) Kiểu câu, kiểu hành động nói và mục đích của hành động nói trong đoạn trích: (1,5 đ) - Kiểu câu: Trần thuật. - Kiểu hành động nói: Trình bày. - Mục đích của hành động nói: Bày tỏ nỗi niềm tâm sự đau đớn, xót xa, căm giận, lo lắng đến quên ăn, mất ngủ trước vận mệnh tổ quốc đang ngàn cân treo sợi tóc, từ đó khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ. HS làm đúng mỗi ý cho 0,5 điểm. ......................................................................................................... Câu 3 (6 điểm): Hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội. 1/ Yêu cầu: - Kiểu bài văn nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự miêu tả biểu cảm. - Nội dung làm rõ tác hại của tệ nạn xã hội nói chung. - Bài viết chặt chẽ, hợp lý. - Diễn đạt chính xác, trôi chảy..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Mắc ít lỗi chính tả, câu từ đúng ngữ pháp. Bài làm cần đảm bảo bố cục 3 phần với những nội dung chính cơ bản: Mở bài: Giới thiệu chung về tác hại của các tệ nạn xã hội. Thân bài: * Thế nào là tệ nạn xã hội ? Là các hiện tượng xã hội bao gồm các hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về nhiều mặt. * Các tệ nạn xã hội cụ thể: cờ bạc, thuốc lá, ma túy, mại dâm... * Vì sao phải nói “không” với các tệ nạn? - Gây tác hại đến sức khoẻ. - Gây lãng phí tiền bạc, mất thời gian... - Dẫn đến các khuyết điểm mà nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật. - Sa sút về đạo đức, có những hành vi không lành mạnh... - Kết quả học tập, lao động sút kém gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội và bản thân. * Các biện pháp bài trừ và khắc phục. - Tìm hiểu để biết rõ tác hại của các tệ nạn xã hội. - Biết làm chủ hành vi của mình. - Xây dựng cuộc sống lành mạnh. - Tuyên truyền mọi người sống tốt, sống có ích. Kết bài: - Tất cả chúng ta kiên quyết bài trừ và phòng chống các tệ nạn xã hội. - Đó là nhiệm vụ, là khẩu hiệu hằng ngày. 2/Biểu điểm: - Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu chặt chẽ. Hành văn lưu loát, có sức thuyết phục. - Điểm 4 - 5: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Kết cấu bài viết khá chặt chẽ. Hành văn khá trong sáng. Mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Đáp ứng được một trong những ý cơ bản nêu trên. Kết cấu chưa chặt chẽ. Hành văn chưa rõ ràng. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1 - 3: Bài viết nội dung sơ sài, ý câu lủng củng. - Điểm 0: Bài viết lạc đề. * Lưu ý: Ở đề bài này HS có thể chỉ cần chọn một tệ nạn xã hội để trình bày. Tuỳ mức độ bài làm cụ thể của học sinh, giáo viên chấm điểm hợp lý, khuyến khích những bài viết trình bày sâu sắc được nhiều tệ nạn xã hội, có sự sáng tạo, giàu cảm xúc. .........................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×