Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá lợi thế cạnh tranh-giải pháp đối với ngành Công nghệ thông tin Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.6 KB, 10 trang )

TIỂ U LUẬ N MÔ N KINH TẾ VI MÔ
Đề tài : Đánh giá lợi thế cạnh tranh-giải pháp
đối với ngành Công nghệ thông tin Việt Nam.

Danh sách các thành viên trong nhóm:
Tên

Lớp

Mã số sinh viên

Từ Trang Dung

ADC05

31201025106

Nguyễn Ngọc Kim Đài

ADC05

31201020136

Lâm Châu Ngọc

ADC05

31201021208


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tình hình cấp thiết của đề tài:
- Lợi thế cạnh tranh là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thành công của các
hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, đến nay Việt
Nam đang dần thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển trên thế giới và
có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
-Tuy nhiên, để duy trì được vị thế của ngành công nghệ thông tin và nâng cao vị thế của
các ngành này, còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhâp quốc tế.
- Nước ta là điểm đến của nhiều hãng cơng nghệ nước ngồi lớn trên thế giới, như
Samsung, Microsoft… Tuy vậy, sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản
xuất sản phẩm phần lớn chỉ dừng ở giai đoạn gia cơng, lắp rắp. Chính vì vậy, câu hỏi:
“Đến bao giờ Việt Nam mới có thể tự chủ công nghệ thông tin và cạnh tranh với các công
ty khác ?” được đặt ra trong suốt nhiều năm.
- Từ sự nhận thức sâu sắc, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả quyết định
chọn đề tài “Lợi thế cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam. Nhân tố và
giải pháp” làm đề tài của bài tiểu luận.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Bài tiểu luận tập trung vào những mục tiêu chính sau đây:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi thế cạnh tranh.
- Phân tích từng khía cạnh, các nhân tố liên quan đến lợi thế cạnh tranh ngành Công
nghệ thông tin ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng
công nghiệp 4.
- Đề xuất một số giải pháp vi mô và vĩ mô chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh
ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam.



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
-Lợi thế cạnh tranh của ngành Công nghệ thông tin của Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
•Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, phân tích thực trạng lợi thế cạnh tranh của ngành Công
nghệ thông tin ở Việt Nam trong; các yếu tố mơi trường bên trong và bên ngồi để nâng
cao lợi thế của ngành

4. Phương pháp nghiên cứu:
•Phương pháp định tính
•Phương pháp thống kê
•Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
•Phương pháp so sánh, đối chiếu


NỘI DUNG
PHẦN 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT:
I.KHÁI NIỆM LỢI THẾ CẠNH TRANH:
Lợi thế cạnh tranh là những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc doanh nghiệp khai
thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh thể hiện khả năng, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Theo M.Porter, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên:
-

Lợi thế chi phí: Tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ
Lợi thế khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho khách hàng
hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hồn thiện khi sử dụng sản
phẩm.

II. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH:

Để phân tích các nhân tố cạnh tranh, người ta thương sử dụng mơ hình kim cương của
Giáo sư Michael Porter của Đại học Harvard.
II.1: Vài nét về Michael Porter:
ảnh
Không những là Giáo sư của đại học Havard Hoa Kỳ, Michael Eugene Porter là nhà tư
tưởng chiến lực và là một trong những ‘bộ óc’ quản trị có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn
thế giới; là chuyên gia hàng đầu về chiến lực và chính sách cạnh tranh của thế giới. Ngồi
ra, ông còn là cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia.
Michael Porter được xem là một trong những Giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của
Đại học nổi tiếng Havard. Những tác phẩm kinh điển được viết bởi ông như “Chiến lược
cạnh tranh”(Competitive strategy), “Lợi thế cạnh tranh” (Conpetitive advantage), “Lợi
thế cạnh tranh quốc gia”(Competitive advantage of nations) được xem như là những
quyển sách không thể thiếu của giới quản trị kinh doanh và các nhà hoạch định chính
sách vĩ mơ trên khắp thế giới trong suốt 30 năm qua.


II.2 Vài nét về mơ hình kim cương của Michael Porter:
➢Mơ hình kim cương là mơ hình được thiết kế để tìm hiểu các quốc gia hoặc nhóm có
lợi thế cạnh tranh do các yếu tố có sẵn và giải thích cách mà chính phủ đóng vai trị như
chất xúc tác để cải thiện vị trí của một quốc gia trong một mơi trường kinh tế cạnh tranh
tồn cầu.
(Ảnh)
Mơ hình kim cương của Porter phân tích 4 yếu tố cơ bản và 2 yếu tố phụ:
 4 yếu tố cơ bản:
 Điều kiện các yếu tố sản xuất ( Factor conditions): Các yếu tố sản xuất chính là
đầu vào của một quá trình sản xuất. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố
đầu vào được xây dựng từ 5 nhóm đầu vào, đó là: nhân lực, nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng. Mỗi nhóm yếu tố đầu vào này

lại bao gồm những yếu tố cụ thể hơn.
 Điểu kiện về cầu ( Demand conditions):Ba khía cạnh của cầu trong nước có ảnh
hưởng lớn tới lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp là: bản chất cầu, dung lượng
và mơ hình tăng trưởng cầu, cơ chế lan truyền cầu trong nước ra thị trường quốc tế.
Porter lập luận rằng các công ty của một nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu
những người tiêu dùng như vậy sẽ tạo ra sức ép nên các công ty trong nước phải
sản xuất ra những sản phầm có mẫu mã mới. Điều này sẽ làm tăng mức độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, khiến cho các doanh nghiệp ngày càng
phát triển mạnh và tiên tiến hơn.
 Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan( Related and supporting industries):
Các ngành công nghiệp hỗ trợ là những ngành sản xuất cung ứng đầu vào cho
chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong khi đó, các
ngành sản xuấ liên quan là những ngành mà doanh nghiệp có thể phối hợp hoặc
chia sẻ các hoạt động thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những
ngành mà sản phẩm chỉ mang tính chất bổ trợ việc chia sẻ hoạt động, thường được
diễn ra ở các khâu phát triển kỹ thuật, sản xuất, phân phối, tiếp thị hoặc dịch vụ.
Lợi thế cạnh tranh của các ngành hỗ trợ và liên quan sẽ tạo ra lợi thế tiềm tàng cho
các doanh nghiệp như cung cấp sản phẩm trong thời gian ngắn hơn dự định và với
chi phí thấp hơn. Ngồi ra, nó cịn giúp duy trì các mối hợp tác liên tục, các nhà
cung ứng giúp doanh nghiệp nhận thức và tiếp cận phương pháp và cơ hội mới để
áp dụng các công nghệ mới. Ngược lại, các doanh nghiệp ở sau sẽ tác động, kiểm
chứng, góp y các nỗ lực cải tiến của nhà cung ứng, trao đổi và nghiên cứu để tìm ra
các giải pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn. Và hơn hết, những ngành hỗ trợ là chất










xúc tác giúp truyền tải và chuyển các thông tin và đổi mới từ doanh nghiệp này đến
doanh nghiệp khác và điều đó giúp đẩy nhanh tốc độ đổi trong nền kinh tế.
Môi trường cạnh tranh ngành ( firm strategy, structure and rivalry): Cạnh tranh
trong nước có tác động mạnh tới q trình phát triển, đổi mới và thành cơng trên thị
trường khu vực và quốc tế. Những khác biệt về trình độ quản lý và các kĩ năng tổ
chức như trình độ học vấn và đích hướng đến của các cán bộ quản lý, sức mạnh
động cơ của từng cá nhân, các công cụ ra quyết định, quan hệ với khách hàng, thái
độ với các hoạt động quốc tế, quan hệ giywax người lao động và bộ máy quản lý
tạo ra lợi thế hoặc bất lợi thế cho doanh nghiệp
2 yếu tố phụ
Chính sách quản lý của Chính phủ( Government): Chính sách của chính phủ là
yếu tố tác động tới cả 4 nhóm yếu tố trên để tạo lợi thế cạnh tranh. Chính phủ có
thể tác động tích cực bằng cách đưa ra định hướng cụ thể, phù hợp, tạo môi trường
pháp lý và kinh tế lành mạnh, điều tiết họa động và phân phối một cách hợp lý và
cơng bằng, kiểm tra kiểm sóa các hoạt động kinh tế theo đúng pháp luật và đúng
chính sách được đề ra tạo cơ hội giúp các cơng ty mới có thể có điều kiện tạo ra sự
bất ngờ cho phép đưa vị thế của mình nâng cao cũng như các cơng ty đã có uy tín
tiếp tục nâng cao và khẳng định vị thế của mình khơng những trong nước mà còn
vươn xa trên thị trường quốc tế.
Cơ hội ( Chance): Những cơ hội đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh
tranh như các sự thay đổi không thể lường trước của vè công nghệ; thay đổi về chi
phí đầu vào; thay đổi tỷ giá hối đối; thay đổi về nhu cầu tiêu dùng hàng hóa đó
trên thị trường của khách hàng;... Các cơ hội rất quan trọng vì chúng tạo ra sự thay
đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chúng
có thể xóa đi lowik thế của các cơng t thành lập trước đó và tạo ra tiềm năng để các
cơng ty mới có thể khai thác để có được lợi thế đáp ứng những điều kiện mới và
khác biệt.


PHẦN 2. LỢI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN Ở VIỆT NAM:
I)TÌNH HÌNH NGÀNH CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TẠI VIỆT NAM:
Trong năm 2019, ngành công nghiệp Công nghệ thông tin tiếp tục là ngành kinh tế
quan trọng của đất nước với doanh thu ước tính đạt 110 tỷ USD, tăng trưởng 9,8% so với
năm 2018. Các mặt hàng công nghiệp Công nghệ thông tin, đặc biệt là điện thoại và máy
tính trong lĩnh vực phần cứng, điện tử vẫn giữ vững trong danh sách top 10 sản phẩm
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2019, đưa ngành công nghiệp phần cứng, điện tử


của Việt Nam xuất siêu khoảng 28 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền
thông, 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu trong lĩnh vực công nghiệp Công nghệ
thông tin ước đạt 1.026.000 tỷ đồng, tăng khoảng 16,15% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, doanh thu phần cứng ước đạt 912.800 tỷ đồng. Lĩnh vực Cơng nghệ thơng tin
ước tính nộp ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng. Đặc biệt, xuất khẩu Công nghệ thông tin
ước đạt 918.384 tỷ đồng, tăng 16,21% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, phần cứng
884.184 tỷ đồng, phần mềm 34.200 tỷ đồng. Hiện, Việt Nam có khoảng 30.000 doanh
nghiệp và 4 khu Công nghệ thông tin đã hoạt động.
Thông tin từ Tập đoàn FPT mới đây cũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, khối công
nghệ của doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đạt lần lượt 5.457 tỷ đồng và
592 tỷ đồng, tăng tương ứng 21% và 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lĩnh vực
xuất khẩu phần mềm ghi nhận doanh thu đạt 3.578 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận trước
thuế đạt 532 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ 2017.
 Ngành Công nghệ thông tin đang trên đà phát triển mạnh tại Việt Nam.
(Ảnh cntt)
II.PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ LỢI THẾ CẠNH TRANH NGÀNH CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM:
1. Điều kiện các yếu tố sản xuất ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam:
 Nguồn nhân lực:
Nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam là nguồn nhân lực làm việc trong các doanh

nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin; nhân lực cho ứng
dụng công nghệ thông tin; nhân lực cho đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, viễn
thông và người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Nguồn nhân lực này là
yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin tại Việt Nam.
Hiện nay, ở Việt Nam lực lượng cơng nhân trí thức chiểm khoảng 10,1% tổng số cơng
nhân, có mặt trong một số ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ
tự động hóa, cơng nghệ laser, cơng nghệ vật liệu mới, cơng nghệ xây dựng cầu đường,
trong đó có ngành cơng nghệ thơng tin với trình độ học vấn, chun môn cao; tư duy
năng động, sáng tạo; lĩnh vực hoạt động, cơ cấu ngành nghề đa dạng, phong phú.
Cơ cấu nhân sự theo trình độ (ảnh)


Ngồi ra, mạng tuyển dụng chun ngành cơng nghệ thơng tin ITviec đã công bố kết
quả khảo sát quan trọng về tình hình phát triển của các doanh nghiệp ngành Cơng nghệ
thông tin Việt Nam trong năm 2017.Kết quả khảo sát chung cho thấy phần lớn công
ty Công nghệ thông tin đang hoạt động tại Việt Nam nhận định Việt Nam có nhiều điều
kiện thuận lợi để trở thành trung tâm Công nghệ thông tin của khu vực nhờ lực lượng lao
động có trình độ giỏi, chi phí nhân cơng cạnh tranh. 81% cơng ty nước ngồi nhận xét
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào hơn và chi phí nhân cơng thấp hơn các nước mà họ
từng cân nhắc mở văn phòng. 75% đánh giá kỹ sư Cơng nghệ thơng tin Việt Nam có trình
độ chun mơn giỏi hơn kỹ sư Công nghệ thông tin tại các nước mà họ từng cân nhắc mở
văn phòng. Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng môi trường
đầu tư của ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam đang rất hấp dẫn.
 Điều kiện và tài nguyên:
Khi chọn địa điểm đầu tư, nhà sản xuất hay những cơng ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào
có các điều kiện( đất đai, chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù như nguồn
vốn, máy móc kĩ thuật.
 Yếu tố xã hội,chính trị: Dễ dàng nhận thấy rằng, một trong những điểm rất mạnh
của Việt Nam là có một nền chính trị ổn định. Các nhà đầu tư nước ngoài và các

doanh nghiệp trong nước ln muốn nhà máy, cơng ty của mình đặt tại một nơi
tương đối an toàn, nhắm tránh những tổn thất khơng mong muốn do bất ổn chính
trị gây ra.
 Yếu tố tài ngun: Ngồi ra,với các chính sách th đất, thuê mặt bằng hiện nay
của Việt Nam, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp sẽ ít ngần ngại hơn trong việc
mở cơng ty vì giá đất thấp so với các nước trên thế giới, giàu về nguồn tài nguyên
đất đai nghiễm nhiên trở thành một lợi thế đáng kể của Việt Nam.
 Nguồn vốn: Tuy Việt Nam chưa thể hoàn toàn tự chủ về nguồn vốn đầu tư vào
ngành Cơng nghệ thơng tin, nhưng Việt Nam có những yếu tố thu hút các vốn đầu
tư từ nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản- đất nước đang có số lượng kĩ sư ngành
công nghệ thông tin đến từ Việt Nam đứng top 1. Khi đã đủ mạnh trên thị trường
khu vực và thế giới, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ đủ sức chủ động
vốn.
2. Điều kiện cầu:
 Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cả trong và ngoài nước đều phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, chẳng hạn như giá cả, chất lượng, dịch vụ, ưu đãi,...


 Khách hàng ngày càng có hành vi tiêu dùng, phức tạp và tinh vi, đặc biệt là ngành
Công nghệ thơng tin địi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới, đưa ra thị
trường các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao mới có thể đứng vững trên thị
trường và làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường công nghệ không những của
Việt Nam và thị trường quốc tế.
 Ngồi ra, đối với ngành Cơng nghệ thơng tin, khi mà cuộc cách mạng thông tin
nhảy số liên tục, thì các danh nghiệp cần tăng cường khảo sát thị trường, tìm hiểu
nhu cầu của khách hàng cá nhân và cả những khách hàng từ doanh nghiệp khác để
có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Ta có thể thấy, khi người tiêu dùng ủng hộ sản phẩm công nghệ Việt sẽ tạo ra thị
trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phải liên tục đầu tư nghiên cứu,
đổi mới, sáng tạo để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

khách hàng. Thành công với thị trường nội địa sẽ là bàn đạp để doanh nghiệp cơng nghệ
tiếp tục chinh phục thị trường nước ngồi. Ông Nguyễn Tử Quảng khẳng định “Nếu thay
đổi định kiến, trong 10 năm tới Việt Nam có thể phát triển bùng nổ, và trong 15 năm tiếp
theo có thể trở thành cường quốc về cơng nghệ”. Ta có thể thấy ở thời điểm hiện tại, đã
có nhiều tập đồn Cơng nghệ thông tin phát triển mạnh như FPT, Viettel,....
3.Các ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan
Công nghệ hỗ trợ là ngành cung ứng các sản phẩm, linh kiện để lắp ráp vào một sản
phẩm hồn chỉnh nên cần độ chính xác, chất lượng cao.
Việt Nam đang có nguồn nhân lực lao động ngành công nghiệp hỗ trợ liên quan dồi dào



×