Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tìm hiểu hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.7 KB, 77 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
----------***---------

Khóa luận tốt nghiệp đại học

tiến

Tìm hiểu hoạt động xúc
điểm đến du lịch Nghệ An

Giảng viên hớng dẫn: trần thị thủy
Sinh viên thực hiện:

trần thị thơng

Lớp:

48B2 Du lịch

MSSV:

0756061788

Vinh 2011

1


LỜI CẢM ƠN


Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân,
tơi cịn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ giáo khoa Lịch sử,
người thân, bạn bè, …
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo
Trần Thị Thủy. Cô đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn
tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này và đã truyền cho tôi lòng say
mê nghiên cứu khoa học.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy giáo, cô giáo khoa Lịch
sử, Trường Đại học Vinh đã có những chỉ bảo, góp ý và tạo điều kiện giúp đỡ
để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An,
Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi trong việc cung cấp tài liệu để tơi hồn thành khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên khích lệ, đóng góp ý kiến, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
Vinh, ngày 16 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Thương

2


MỤC LỤC

1.
2.
3.
3.1.
3.2.

4.
5.
6.

1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.4.4.
1.4.5.

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Lược sử vấn đề nghiên cứu
Bố cục của khóa luận
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT
ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH
Một số khái niệm cơ bản
Xúc tiến và xúc tiến hỗn hợp
Điểm đến du lịch
Xúc tiến điểm đến du lịch
Vai trò của hoạt động xúc tiến du lịch
Tạo điều kiện cho sự tự do lựa chọn
Tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm nhiều lần
Góp phần cải tiến sản phẩm
Đối với doanh nghiệp, các đại lý trung gian và người tiêu dùng
Nội dung của hoạt động xúc tiến du lịch
Tuyên truyền giới thiệu về điểm đến du lịch
Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch
Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch
Nghiên cứu thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch
Các công cụ xúc tiến du lịch
Quảng cáo
Marketing trực tiếp (Direct marketing)
Quan hệ công chúng (PR – Public relation)
Bán hàng cá nhân

Khuyến mại
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN

Trang
i
ii
v
vi
1
1
2
2
2
2
2
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
6
6
6
7

7
8
9
9
9
9
11
12
12
12
13
14

3


ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NGHỆ AN
2.1.
Khái quát điểm đến du lịch Nghệ An
2.1.1. Tài nguyên du lịch Nghệ An
2.1.2. Tình hình phát triển du lịch Nghệ An
2.2.
Chính sách và chương trình xúc tiến phát triển du lịch của

14
14
17
22

tỉnh Nghệ An

Bộ máy tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh Nghệ An
Ngân sách xúc tiến du lịch Nghệ An
Thực trạng sử dụng các công cụ xúc tiến điểm đến du lịch

24
26
28

Nghệ An
Hoạt động quảng cáo du lịch
Hoạt động quan hệ công chúng
Bán hàng cá nhân
Hoạt động khuyến mại
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

28
35
42
45
46
47

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NGHỆ AN
Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch và xúc tiến du lịch

47

Nghệ An
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch và xúc tiến du lịch

3.1.2. Mục tiêu phát triển
3.1.3. Định hướng thị trường khách du lịch
3.2.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến du

47
48
49
52

lịch Nghệ An
3.2.1. Các giải pháp về chính sách và nguồn kinh phí xúc tiến du lịch

52

của tỉnh Nghệ An
Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức xúc tiến và nâng cao năng

54

lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch của tỉnh
3.2.3. Các giải pháp về nghiên cứu thị trường và lựa chọn chương

54

trình xúc tiến du lịch
3.2.4. Giải pháp về nâng cao sức hấp dẫn và cạnh tranh của các sản

57


2.3.
2.4.
2.5.
2.5.1.
2.5.2.
2.5.3.
2.5.4.

3.1.

3.2.2

phẩm du lịch Nghệ An
3.2.5. Các nhóm giải pháp cụ thể
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

60
63
65
66

4


5



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CSLT
DLNA
LK
NK

QT
HĐND
UBND
TTXTDL
Sở VHTT & DL

Cơ sở lưu trú
Du lịch Nghệ An
Lượt khách
Ngày khách
Nội địa
Quốc tế
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Trung tâm xúc tiến du lịch
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch

6


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1.

Trang

Tổng hợp các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nghệ An đã
15

Bảng 2.2.

được xếp hạng (Tháng 12/2010)
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch giai

18

Bảng 2.3.

đoạn 2006 – 2010
Tình hình phát triển cơ sở lưu trú Nghệ An giai đoạn

19

Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.

2006 – 2010
Chất lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn Nghệ An
Tổng hợp cơ sở lưu trú trên địa bàn Nghệ An (2009)
Tổng hợp các cơ sở dịch vụ ở Thành phố Vinh và Thị

19
20
20


Bảng 2.7.

xã Cửa Lò
Số liệu tổng hợp về nguồn lao động du lịch Nghệ An

21

Bảng 2.8.

giai đoạn 2005 - 2010
Tổng hợp kinh phí xúc tiến quảng bá du lịch cấp từ

27

Bảng 2.9.

nguồn ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010
Tổng hợp ấn phẩm, tài liệu quảng bá du lịch Nghệ An

29

phát hành trong giai đoạn 2003-2009

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

7


Ngày nay, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của du lịch trên thế giới

cũng như trong khu vực, các quốc gia, địa phương ngày càng đẩy mạnh hoạt
động xúc tiến nhằm cạnh tranh và thu hút khách du lịch. Xúc tiến du lịch là
một công cụ tiếp thị hiệu quả để truyền tải những thơng điệp và hình ảnh hấp
dẫn của điểm đến tới thị trường khách mục tiêu. Như vậy, xúc tiến không chỉ
là cầu nối giữa điểm đến du lịch và thị trường khách du lịch mà cịn là cơng
cụ tạo ra cầu hay thị trường du lịch cho điểm đến.
Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với hệ thống
tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, du lịch Nghệ
An chưa có sự phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có và chưa thực sự
trở thành một điểm đến hấp dẫn. Điều đó địi hỏi du lịch Nghệ An cần có sự
vào cuộc mạnh mẽ của hoạt động xúc tiến nhằm khai thác và phát huy các lợi
thế, tiềm năng du lịch, nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến du lịch Nghệ An
trong lòng du khách, đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch tỉnh nhà.
Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến du lịch Nghệ An đã có những
bước đi bài bản, góp phần khơng nhỏ làm nâng cao hình ảnh, vị thế du lịch
Nghệ An trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Mặc dù đạt được
những kết quả đáng khích lệ, song cơng tác xúc tiến vẫn chưa đủ tầm vươn ra
thị trường quốc tế, nội dung tun truyền quảng bá cịn đơn điệu, kinh phí đầu
tư cho hoạt động xúc tiến còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa tích cực tham
gia vào các hoạt động xúc tiến...
Từ tính cấp thiết đó, tơi lựa chọn đề tài Tìm hiểu hoạt động xúc tiến
điểm đến du lịch Nghệ An làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đề xuất các giải
pháp tăng cường hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An, góp phần thúc
đẩy ngành du lịch Nghệ An ngày càng phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về xúc tiến điểm đến du lịch.

8



- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện hoạt động xúc tiến
điểm đến du lịch Nghệ An trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ chế, chính sách, chương trình xúc tiến, phát triển du lịch tỉnh Nghệ
An.
- Các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của cơ quan quản lý du lịch
tỉnh Nghệ An (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm thơng tin xúc tiến
du lịch).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Các dữ liệu thu thập trong thời gian từ 1/1/2006 –
31/12/2010.
- Không gian: Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
- Nội dung: Nghiên cứu các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của
tỉnh Nghệ An do Cơ quan quản lý, xúc tiến du lịch của tỉnh Nghệ An thực
hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chung là
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, xem xét Nghệ An là một
điểm đến du lịch trong mối quan hệ với hệ thống điểm đến du lịch của các
tỉnh, thành phố trong cả nước, với các thị trường khách trong nước và trên thế
giới. Mặt khác khóa luận nghiên cứu hoạt động xúc tiến Nghệ An trong mối
quan hệ với các ngành kinh tế, xã hội khác.
Bên cạnh đó, khóa luận cịn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như:
phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp khảo sát thực địa và lấy ý kiến
chuyên gia.

9



5. Lược sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu, chun khảo
đề cập đến điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch nói chung và tỉnh, thành
phố nói riêng. Tiêu biểu như: Nguyễn Văn Dung (2009), “Chiến lược, chiến
thuật quảng bá marketing du lịch”; Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005),
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du
lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”.
Về hoạt động xúc tiến du lịch Nghệ An, chỉ có một số bài viết tại các
hội nghị, hội thảo về du lịch, trong đó đề cập đến một số vấn đề đơn lẻ, chưa
nghiên cứu một cách tổng hợp về xúc tiến du lịch Nghệ An.
Nhìn chung, các cơng trình, chun khảo trên chưa nghiên cứu nhiều
vấn đề về điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh, thành phố một cách
tồn diện và hệ thống. Do đó việc tiếp cận vấn đề này một cách hệ thống rất
cần thiết và có ý nghĩa khơng chỉ riêng với tỉnh Nghệ An mà có thể áp dụng
với các tỉnh thành phố khác trong cả nước.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Những lý luận chung về hoạt động xúc tiến du lịch
Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Nghệ An
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến điểm
đến du lịch Nghệ An

10


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG

XÚC TIẾN DU LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Xúc tiến và xúc tiến hỗn hợp
Cho đến nay khái niệm xúc tiến cịn khá mới mẻ và chưa có sự thống
nhất. Theo Trần Ngọc Nam trong cuốn Cẩm nang nghiệp vụ tiếp thị du lịch &
Quy định pháp luật mới về kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn thì xúc
tiến được hiểu như là chiêu thị, là cách sử dụng các phương tiện truyền tin
giữa người bán và những người mua hàng (hay có ý định mua hàng) để thuyết
phục họ mua những sản phẩm của mình [19, 48].
Như vậy, xúc tiến (Promotion) là một trong 4 yếu tố của Marketing hỗn
hợp (Marketing – mix). Đó là sự liên kết giữa người bán và người mua cho
mục đích kiểm sốt, cung cấp thơng tin hoặc làm tăng sức mua của người tiêu
dùng.
Xúc tiến hỗn hợp (Promotion - mix): Là q trình truyền thơng trong
kinh doanh chương trình du lịch nhằm mục đích truyền tin về sản phẩm là các
chương trình du lịch cho người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu, một mặt
giúp họ nhận thức được các chương trình du lịch của doanh nghiệp, một mặt
kích thích người tiêu dùng mục tiêu mua sản phẩm và trung thành với sản
phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp bao gồm: quảng cáo,
quan hệ cơng chúng, kích thích tiêu thụ, bán hàng trực tiếp, mạng internet...
1.1.2. Điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch (Tourism destination) là một khái niệm rộng và cịn
tương đối mới ở Việt Nam, nó có thể là một khu vực, một quốc gia hay một
địa phương. Khái niệm điểm đến du lịch xuất phát từ khái niệm điểm du lịch.
Theo Luật Du lịch, “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục
vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” [23, 7]. Nhìn chung, do phần lớn
11


các hoạt động du lịch diễn ra tại các điểm đến, nên có thể miêu tả điểm đến

như là một nơi mà những du khách lưu lại tạm thời để tham gia vào các hoạt
động và giao tiếp liên quan đến du lịch.
1.1.3. Xúc tiến điểm đến du lịch
Xúc tiến du lịch bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh: “Tourism
promotion” và cũng được nhiều người hiểu là tuyên truyền, quảng bá hay
chiêu thị du lịch.
Khoản 17, điều 4 của Luật Du lịch cũng khẳng định, “Xúc tiến du lịch
là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội
phát triển du lịch” [23, 8].
Như vậy, xúc tiến du lịch là tất cả các biện pháp có tác dụng hỗ trợ,
khuyến khích phát triển du lịch như cung cấp thông tin, tuyên truyền, quảng
bá du lịch thông qua các ấn phẩm, phương tiện truyền thông đại chúng, tổ
chức các đoàn famtrip, tổ chức tham gia các sự kiện du lịch, lễ hội, hội chợ
triển lãm, khảo sát thị trường, đào tạo nâng cao năng lực hoạt động du lịch
cho các doanh nghiệp, nghiên cứu ứng dụng thông tin trong hoạt động du lịch.
Xúc tiến điểm đến du lịch: Là việc xây dựng một chương trình xúc tiến
hỗn hợp có sự kết hợp của nhiều cơng cụ xúc tiến khác nhau để xây dựng
hình ảnh độc đáo, hấp dẫn về điểm đến cùng các sản phẩm, dịch vụ nhằm thu
hút sự quan tâm chú ý trên diện rộng của thị trường khách mục tiêu và đông
đảo du khách đến điểm du lịch, thuyết phục và tạo quyết định đi du lịch của
họ.
1.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến du lịch
1.2.1. Tạo điều kiện cho sự tự do lựa chọn
Các hoạt động xúc tiến về một sản phẩm dịch vụ do nhiều doanh
nghiệp khác nhau cung ứng cho khách hàng, giúp khách hàng biết thêm nhiều
thông tin về sản phẩm như giá cả, chất lượng từ đó giúp họ có thể nghiên cứu,
kiểm tra thơng tin, đưa ra lựa chọn của mình.

12



Hoạt động xúc tiến khơng khuyến khích độc quyền mà nó là sự cạnh
tranh cơng bằng với các hoạt động quảng bá, truyền đạt thông tin về sản phẩm
đến với khách hàng tiềm năng. Hoạt động đó tạo ra một môi trường cạnh
tranh - điều rất cần để nâng cao chất lượng sản phẩm và định giá vừa phải.
Hoạt động xúc tiến góp phần tạo ra một diễn đàn mà qua đó các cơ
quan xúc tiến du lịch tự do lựa chọn các biện pháp, cách thức xúc tiến sao cho
phù hợp với khách hàng mục tiêu và làm thế nào để công chúng hiểu và lựa
chọn sản phẩm của mình.
1.2.2. Tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm nhiều lần
Hoạt động xúc tiến phải được tiến hành một cách trung thực. Hoạt động
đó khơng phải thiết kế để đánh lừa người tiêu dùng bởi vì sản phẩm du lịch
khơng phải sản xuất ra để bán một lần, mà quá trình bán sản phẩm là một quá
trình lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu hoạt động xúc tiến không trung thực sẽ làm
mất đi lòng tin của người tiêu đối với sản phẩm, dịch vụ du lịch nói riêng và
điểm đến nói chung. Vì vậy các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và xúc
tiến điểm đến du lịch cần tiến hành hoạt động xúc tiến một cách trung thực
trên quan điểm tôn trọng khách hàng để tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nhiều
lần, từ đó nâng cao hình ảnh của điểm đến du lịch trong lịng người tiêu dùng.
1.2.3. Góp phần cải tiến sản phẩm
Hoạt động xúc tiến cùng với các công cụ như: bán hàng cá nhân,
marketing trực tiếp… là cầu nối giữa điểm đến du lịch với khách du lịch.
Thông qua hoạt động xúc tiến, những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng về
điểm đến du lịch sẽ được tiếp nhận, điều chỉnh, cải tiến nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ, phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng.
1.2.4. Đối với doanh nghiệp, các đại lý trung gian và người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp: Hoạt động xúc tiến là cơng cụ có hiệu lực để giữ
vững nhu cầu cũ, tạo thêm nhu cầu mới, chiếm lịng tin của khách hàng, kích
thích tiêu thụ, lưu thơng phân phối đỡ tốn kém, bảo đảm thế lực trong kinh

13


doanh, tăng khả năng sinh lãi, thơng tin nhanh chóng cho thị trường bất cứ sự
thay đổi nào về sản phẩm hoặc dịch vụ, hỗ trợ việc giới thiệu một sản phẩm
mới vào thị trường.
Đối với các đại lý trung gian: Hoạt động xúc tiến giúp cho sự phân phối
thuận lợi hơn, tiêu thụ nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, tạo uy tín cho doanh
nghiệp và đại lý, tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp, các đại lý
trung gian và khách hàng.
Đối với người tiêu dùng: Hoạt động xúc tiến cung cấp thông tin về sản
phẩm mới, về giá cả, góp phần bảo vệ người tiêu dùng vì cùng với quảng cáo
hoạt động xúc tiến cịn phải cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh
tranh, trang bị cho người tiêu dùng những kiến thức cần thiết để có sự lựa
chọn tốt nhất. Từ đó hướng dẫn người tiêu dùng nên mua sản phẩm dịch vụ ở
đâu, khi nào và giá cả ra sao, nhắc nhở họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của
mình. Nếu hoạt động xúc tiến trung thực và sản phẩm đưa ra xúc tiến có giá trị
đích thực thì hoạt động xúc tiến là cơng cụ có giá trị giáo dục, đưa người tiêu
dùng đến với sự lựa chọn thông thái, hướng họ tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
1.3. Nội dung của hoạt động xúc tiến du lịch
1.3.1. Tuyên truyền giới thiệu về điểm đến du lịch
Hoạt động xúc tiến du lịch trước hết nhằm tuyên truyền giới thiệu rộng
rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di
tích cách mạng, di sản văn hóa, các cơng trình lao động sáng tạo của con
người, bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam cho các tầng lớp nhân dân trong
nước và bạn bè quốc tế.
Việc tập trung và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh
đát nước và con người Việt Nam được thực hiện bằng việc truyền bá rộng rãi
và ấn tượng các hình ảnh, lợi thế, nét đặc trưng về thiên nhiên, con người và
văn hóa Việt Nam thơng qua các sản phẩm du lịch cụ thể song song với việc

đầu tư tương xứng về cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, hệ thống lưu trú, hệ
thống dịch vụ phục vụ du lịch… Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền
14


như: hội chợ, hội thảo, triển lãm... và các phương tiện thông tin tuyên truyền
khác để xúc tiến du lịch phù hợp với định hướng phát triển thị trường du lịch
ở trong và ngoài nước. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ
trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả.
1.3.2. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch
Hoạt động xúc tiến du lịch nhằm nâng cao nhận thức của các cấp
ngành, cộng đồng địa phương, cán bộ nhân viên ngành du lịch về vai trò của
hoạt động du lịch đối với lợi ích kinh tế - xã hội cũng như sự phát triển toàn
diện của địa phương cũng như của đất nước. Rõ ràng, nhận thức được tầm
quan trọng của du lịch, của những hiệu quả mà du lịch mang lại, tiềm năng và
thế mạnh của du lịch đất nước thì mới có được những định hướng đúng đắn
cho phát triển du lịch. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
vào hoạt động du lịch, giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, nâng
cao dân trí, làm cho họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ tài nguyên môi
trường du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của ngành du
lịch.
Hoạt động xúc tiến cịn nhằm mục đích tạo mơi trường du lịch văn minh,
lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.
1.3.3. Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch
Hoa ̣t đô ̣ng xúc tiế n du lich nhằ m tâ ̣p trung phát triển các đô thị du lịch,
̣
khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản
sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương. Xúc tiến
phát triển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất

phát từ điều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và
lợi thế về du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của cả
nước để phát triển du lịch.

15


Bên cạnh đó, xúc tiến du lịch cần chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng,
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch
vụ điểm đến du lịch.
1.3.4. Nghiên cứu thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch
Thực hiện xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua việc tổ chức các hoạt
động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường du lịch nắm vững nhu cầu
thị hiếu của thị trường khách đi đôi với việc củng cố thị trường khách trọng
điểm, tập trung khai thác các thị trường gần, thị trường tiềm năng, tích cực
xúc tiến, quảng bá tới các thị trường mục tiêu với tần suất cao, quy mô
lớn. Đồng thời hoạt động xúc tiến nhằm xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch
phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.
1.4. Các công cụ xúc tiến du lịch
1.4.1. Quảng cáo
1.4.1.1 Khái niệm
Quảng cáo là các hình thức giới thiệu gián tiếp và khuyếch trương các
ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ thông qua các phương tiện truyền thông, mà
doanh nghiệp phải trả tiền, nhằm mục đích thu hút khách hàng để đạt tới mục
đích cuối cùng là thu lợi nhuận.
1.4.1.2. Các hình thức quảng cáo phổ biến
* Quảng cáo trên ấn phẩm
Là hình thức quảng cáo lâu đời và phổ biến nhất từ trước đến nay. Bao
gồm 3 loại cơ bản là: báo, tạp chí và ấn phẩm gửi trực tiếp. Ngồi việc cung
cấp những thơng tin quan trọng hàng ngày, quảng cáo trên ấn phẩm giúp

truyền đạt các thông điệp quảng cáo về sản phẩm tới đông đảo người đọc. Ấn
phẩm quảng cáo dùng để minh họa những những tính năng và lợi ích của sản
phẩm. Về khía cạnh hình ảnh, ấn phẩm quảng cáo nếu được sử dụng đúng
kênh truyền thơng cịn tạo được sức hút lớn, vì độc giả thường lựa chọn các
loại báo, tạp chí phù hợp với sở thích hoặc ngành nghề chun mơn của mình.

16


Đó là một trong những yếu tố giúp các đơn vị xúc tiến tìm được khán giả mục
tiêu cho sản phẩm của mình và xây dựng thơng điệp tạo sức hút cao nhất.
Ngày nay, quảng cáo trên ấn phẩm vẫn là một thành phần quan trọng trong
nhiều chiến dịch xúc tiến.
* Quảng cáo trên truyền thanh và truyền hình
- Quảng cáo trên truyền hình
Từ khi ra đời đến nay, quảng cáo trên truyền hình đã chứng tỏ là một
phương tiện truyền thơng hữu hiệu nhất vì âm thanh, chuyển động, màu sắc,
hình ảnh và nhiều yếu tố khác hấp dẫn người xem. Ưu điểm dễ thấy nhất là
chỉ số tiếp cận cao.
Các hình thức: Bảo trợ (Sponsorship), tự giới thiệu (Participation), mua
spot quảng cáo truyền hình (Spot announcement), quảng cáo qua phim ảnh.
- Quảng cáo trên truyền thanh
Radio vẫn là một phương tiện hàng đầu về cả 2 mặt: quảng cáo và giải
trí phổ cập. Đối với các nước trên thế giới, quảng cáo trên truyền thanh tỏ ra
rất hiệu quả. Tại Việt Nam, quảng cáo trên radio không phổ cập đặc biệt là
trong lĩnh vực du lịch quy định bởi tính đặc biệt của sản phẩm du lịch. Tuy
nhiên, radio vẫn là một phương tiện truyền thông cần thiết cho những hoạt
động quảng cáo có ngân sách nhỏ, với những khu vực mà truyền hình khơng
thể tiếp cận được.
Hình thức quảng cáo trên truyền thanh phổ biến ở nước ta vẫn là hình

thức mua spot tương tự như truyền hình.
* Quảng cáo ngồi trời
Đây là một trong những hình thức quảng cáo có lịch sử lâu đời nhất.
Phương tiện quảng cáo ngoài trời hiện đại bao gồm:
- Quảng cáo ngồi trời trên phương tiện cố định:
+ Áp phích (poster panel): là loại bảng cỡ nhỏ (A4, A3, A2) có in sẵn
các thông điệp quảng cáo, dán trên tường, cột, khu vực công cộng…

17


+ Bảng quảng cáo ngoài trời (billboard): Xuất hiện trên các nhà cao
tầng, sân bay, bến bãi, trạm xe buýt, sân vận động, biển hiệu cửa hàng… Hình
thức thể hiện bắt mắt, hấp dẫn, kỹ thuật cao, có 2 loại cơ bản là dạng bạt tấm
lớn hoặc dạng xoay 3 chiều.
+ Bảng điện tử (spectacular): như một màn hình vơ tuyến lớn, có ưu
điểm về màu sắc, sống động, hấp dẫn song chi phí khá cao.
- Quảng cáo ngồi trời trên phương tiện di động: thường được đặt trên
các phương tiện giao thơng.
Các hình thức phổ biến:
+ Áp phích bên trong (inside card): là bảng quảng cáo bên trong
phương tiện vận chuyển (dán trên cửa sổ, cửa chính, tờ gấp đặt trên phương
tiện), có khả năng thu hút sự chú ý của hành khách.
+ Áp phích bên ngồi (outside poster): có thể th khơng gian bên
thành xe, phía trước, phía sau, thậm chí trên nóc xe. Áp phích bên ngồi đạt
được chỉ số tiếp cận và tần suất cao tại các khu vực mà phương tiện di
chuyển đi qua.
+ Áp phích tại bến bãi (terminal poster): tại bến xe, trạm dừng xe buýt,
xe đẩy hành lý tại sân bay.
+ Bảng quảng cáo di động: được các phương tiện giao thông kéo đi

trên đường phố hoặc do khinh khí cầu, máy bay kéo đi trên trời.
Quảng cáo ngoài trời là phương tiện quảng cáo mang tính chất quốc
gia, gắn liền với việc mở rộng, phát triển mạng lưới và phương tiện giao
thơng. Quảng cáo ngồi trời có khả năng hướng dẫn khách hàng tới những
điểm cung cấp sản phẩm. Yêu cầu của quảng cáo ngoài trời là gợi phản ứng
cao và gây ấn tượng sâu sắc do đó thường sử dụng thơng điệp ngắn, hình ảnh
bắt mắt.
1.4.2. Marketing trực tiếp (Direct marketing)
Marketing trực tiếp bao gồm toàn bộ những hoạt động và nỗ lực trực
tiếp của đơn vị xúc tiến du lịch đối với công chúng mục tiêu, thông qua việc
18


sử dụng một hoặc nhiều phương tiện liên lạc, nhằm thơng tin về sản phẩm và
u cầu hiện có và tương lai cung cấp những phản ứng đáp lại.
Các hình thức phổ biến: Thư gửi trực tiếp (direct mail): chìa khóa
thành cơng của hình thức này là phải xây dựng được một danh sách địa chỉ
nhận thư (mailing list); Thư đặt hàng, catalog qua bưu điện; Chào hàng và
mua hàng qua điện thoại, qua internet; Quảng cáo và yêu cầu phản ứng trực
tiếp (direct – response ads): quảng cáo sản phẩm khuyến khích khách hàng
trực tiếp liên hệ và đặt hàng với nhà sản xuất, nhà cung cấp.
1.4.3. Quan hệ công chúng (PR – Public relation)
Là quan hệ của đơn vị xúc tiến với cộng đồng (khách hàng, nhà cung
ứng, cổ đơng, nhân viên, chính quyền, các tổ chức xã hội...) thơng qua các
chương trình khác nhau được thiết kế với mục đích tạo ra nhận thức có lợi
cho cơng chúng, nhằm tạo lập hình ảnh tốt về sản phẩm, đề cao hay bảo vệ
hình ảnh ấy, xử lý hoặc chặn đứng các sự kiện hoặc tin đồn bất lợi.
Các hình thức phổ biến bao gờ m: Tin tức báo chí (press release), họp
báo (press conferences), chuyên mục (exclusives), phỏng vấn (interviews);
Báo cáo hàng năm, tạp chí doanh nghiệp; Hoạt động cộng đồng: đóng góp từ

thiện, tài trợ, sự kiện đặc biệt; Vận động hành lang; Mạng internet.
1.4.4. Bán hàng cá nhân
Là hoạt động giao tiếp trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng
triển vọng với mục đích bán hàng, thu nhập chính của nhân viên là từ phần
trăm hoa hồng trên từng đơn vị sản phẩm.
Các hình thức phổ biến là: bán hàng tại nhà, bán hàng tại cơ quan, bán
hàng tại cửa hàng, trình diễn bán hàng, hội nghị bán hàng, hội chợ và trưng
bày thương mại.
1.4.5. Khuyến mại
Khuyến mại là hình thức thưởng hoặc giá trị phụ thêm trong môt thời
gian xác định dành cho đội ngũ nhân viên bán hàng, đại lý phân phối hoặc

19


khách hàng cuối cùng với mục đích là khuyến khích, kích thích, đẩy mạnh
tiêu thụ ngay lập tức một sản phẩm, dịch vụ.
Các hình thức phổ biến:
- Định hướng tiêu dùng: Phát hàng mẫu khuyến mại (Sampling); Phiếu
ưu đãi (Coupons); Quà tặng kèm theo (Premiums); Thi, bốc thăm trúng
thưởng (Contests/ Sweepstakes); Trả lại một phần tiền hàng (Refunds/
Rebates); Thêm hàng hóa, dịch vụ bổ sung giá khơng đổi (Bonus packs); Hạ
giá trực tiếp (Price – off); Chương trình khách hàng thường xuyên (Frequency
programs); Tổ chức sự kiện (Event marketing).
- Các hình thức kích thích tiêu thụ trong định hướng thương mại: Thi
và thưởng (Contest and incentives); Chiết khấu (Trade allowances); Trình
diễn bán hàng (Trade show); Đào tạo kỹ năng bán hàng (Sales training
programs); Hợp tác quảng cáo theo thành phần tài trợ (Corporate advertising).
Tiểu kết chương 1
Chương 1 khóa luâ ̣n đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về

xúc tiến, điểm đến du lịch, xúc tiến du lịch, xúc tiến điểm đến du lịch. Ngoài
ra chương 1 cũng đã trình bày các vai trị, nội dung và các công cụ của hoạt
động xúc tiến du lịch. Cơ sở lý luận về xúc tiến điểm đến du lịch là cơ sở
quan trọng để xác định, lựa chọn các đối tượng nghiên cứu, chương trình,
hoạt động xúc tiến điểm đến của một địa phương, đồng thời cũng được sử
dụng để tìm hiểu thực trạng hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn 2006 – 2010 ở chương 2.

20


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐIỂM ĐẾN
DU LỊCH NGHỆ AN
2.1. Khái quát điểm đến du lịch Nghệ An
2.1.1. Tài nguyên du lịch Nghệ An
2.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.488 km 2, nằm ở phía Đơng Nam
vùng du lịch Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 13 033’ đến 20000’ vĩ độ Bắc và
103052’ đến 105048’ kinh độ Đơng.
Nghệ An nằm ở phía Đơng Bắc dãy Trường Sơn, có độ dốc thoải dần
từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi cao và hệ
thống sơng ngịi chằng chịt. Địa hình đa dạng, phong phú với biển, hải đảo,
sơng ngịi, rừng núi, hang động, thác nước thuận lợi để phát triển các loại hình
du lịch. Bờ biển Nghệ An dài 82km với nhiều bãi biển đẹp có giá trị phát triển
du lịch (bãi biển Cửa Lò, Diễn Thành, Quỳnh Phương...). Nghệ An là tỉnh có
tài ngun rừng lớn với diện tích đất rừng khoảng 68.439.800 ha, chiếm
41,51% diện tích tự nhiên. Rừng Nghệ An tập trung chủ yếu ở miền Tây với
tài nguyên sinh vật rất phong phú, đa dạng trong đó có 1513 lồi thực vật, 241
lồi động vật là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là
du lịch sinh thái (Vườn Quốc Gia Pù Mát, Khu dự trữ sinh quyển Pù Huống,

Pù Hoạt...). Nghệ An có tiềm năng rất lớn về suối khống có thể phát triển các
loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh kết hợp với vui chơi giải trí như: suối
nước khống nóng Giang Sơn, suối nước Mọc...
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình từ
230- 240. Lượng mưa trung bình từ 1200- 2000mm/ năm. Khí hậu nhiệt đới
gió mùa với sự phân hóa đa dạng là điều kiện quan trọng để phát triển nhiều
loại hình du lịch, tạo ra lợi thế về các loại hình du lịch đặc trưng của từng
vùng.

21


2.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Nghệ An có gần 1000 di tích lịch sử văn hóa đã được cơng nhận, trong
đó có 156 di tích lịch sử. Nhìn chung mật độ di tích ở Nghệ An khá dày, hầu
hết các di tích tập trung ở vùng đồng bằng. Song xét về mật độ di tích thì
thành phố Vinh có mật độ di tích cao nhất (50/100km 2). Phần lớn các di tích
được xếp hạng là các di tích lịch sử văn hóa, trong đó nhóm di tích lịch sử,
khảo cổ, cơng trình kiến trúc, đình chùa chiếm nhiều về số lượng. Đặc biệt
khu di tích lịch sử văn hóa Kim Liên gắn với cuộc đời Chủ Tịch Hồ Chí Minh
có vị trí hết sức quan trọng của tỉnh cũng như của đất nước, là đối tượng thu
hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.
Bảng 2.1. Tổng hợp các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Nghệ An đã được
xếp hạng (Tháng 12/2010)
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14

Huyện, thị xã,
thành phố
Cửa Lị
Con Cng
Diễn Châu
Đơ Lương
Hưng Ngun
Kỳ Sơn
Nam Đàn
Nghi Lộc
Nghĩa Đàn
Quế Phong
Quỳnh Lưu
Thanh Chương
Tương Dương
Vinh

Di tích

Di tích


Di tích đặc

Số lượng di tích

cấp quốc

cấp tỉnh

biệt QG

quốc gia và cấp

gia (103)
2
1
13
9
12

(73)
3

(1)

tỉnh (176)
5
1
24
16

23
1
30
13
3
1
24
22
1
13

20
8
1
16
9
12

11
7
11
1
9
5
2
1
8
13
1
1


1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nghệ An là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc khác nhau góp phần
tạo nên 24 lễ hội đặc trưng phân bố ở hầu khắp các địa phương cùng với
nhiều làng nghề có giá trị. Qua khảo sát bước đầu, Nghệ An đã có một số làng
đủ tiêu chí xếp loại làng nghề và có khả năng tổ chức, thu hút khách du lịch

22


đến tham quan như: Làng đan nứa trúc Xuân Nha (Hưng Nguyên); Làng nghề
dệt thổ cẩm, Bản Châu Tiến (Quỳ Châu); Làng rèn Nho Lâm (Diễn Châu);
Làng đục, chạm trổ đá ở Diễn Bình (Diễn Châu); Làng nồi đất ở Trù Sơn (Đô
Lương); Làng nghề mây tre đan - Nghi Lộc; Làng nghề nước mắm Vạn Phần
- Cửa Hội.
Đánh giá chung:
Nghệ An là tỉnh có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng có
thể khai thác phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, tham quan,
nghiên cứu, nghỉ dưỡng, tắm biển, leo núi... Nghệ An cũng có nhiều di tích
lịch sử văn hóa, cơng trình kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán, làng
nghề...trong đó có một số tài nguyên đặc biệt như khu di tích Kim Liên, di
tích lịch sử phong trào tiền khởi nghĩa... hấp dẫn và phù hợp để phát triển các
loại hình du lịch như du lịch tham quan văn hóa, du lịch chuyên đề...
Tuy nhiên, tác động xấu của điều kiện tự nhiên và thời tiết đã ảnh
hưởng xấu đến tính chất thời vụ du lịch. Bên cạnh đó, các yếu tố thời tiết bất
thường như: giông tố, bão, lũ lụt, hạn hán... vào chính vụ du lịch ít nhiều tác
động đến việc thu hút khách. Những bất lợi đó đã ít nhiều đến các dự án đầu
tư du lịch đặc biệt là các dự án có liên quan đến sản phẩm du lịch chất lượng

cao cho khách du lịch quốc tế. Tài nguyên du lịch tuy nhiều về số lượng
nhưng phân bố không tập trung, số tài nguyên nổi trội được tôn tạo chưa
nhiều, điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa phát triển
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch. Hơn nữa, một số tài nguyên
vật thể đang bị xuống cấp, chưa được trùng tu tơn tạo, cịn tài nguyên phi vật
thể chưa khôi phục được giá trị tinh thần và nguyên trạng của nó nên ảnh
hưởng phần nào đến sự đa dạng của sản phẩm du lịch. Một thực tế nữa là
công tác quản ký tài nguyên chưa phù hợp, chưa có sự phối hợp chặt chẽ của
các ngành, các cấp đối với việc khai thác tài nguyên phát triển du lịch của
Nghệ An.
2.1.2. Tình hình phát triển du lịch Nghệ An
23


Giai đoạn 2006 – 2010, mặc dù cịn nhiều khó khăn nhưng du lịch
Nghệ An đã có bước phát triển khá tồn diện trên tất cả các mặt. Có được
thành tựu đó, là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh,
sự phối hợp giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của cán bộ công
nhân viên ngành du lịch.
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng của du lịch Nghệ An đạt mức
trung bình 22,8%/ năm. Lượng khách du lịch đến Nghệ An trong giai đoạn
này tăng nhanh trong đó khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng đều hàng
năm. Du lịch có đóng góp nhất định vào nguồn thu ngân sách của tỉnh, trở
thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
- Về tổng số lượt khách du lịch: Thời kỳ 2006 - 2009 tổng số lượt
khách tiếp tục tăng nhanh, bình qn đạt 14,2%/năm. Trong đó khách quốc tế
đón được 95.000 lượt, đạt 63,3% so với chỉ tiêu kế hoạch 5 năm là 150.000
lượt. Năm 2010, tổng lượng khách đến Nghệ An ước đạt 2.740.000 lượt, bằng
115.3% so với năm 2009, đạt 103,4% kế hoạch; trong đó khách quốc tế đạt
97.000 lượt, bằng 120% so với năm 2009.

- Về doanh thu du lịch: Trong 4 năm 2006 - 2009 doanh thu dịch vụ du
lịch tăng trưởng bình quân 22,4%/năm. Năm 2010, tổng doanh thu dịch vụ du
lịch đạt 1.003 tỷ đồng, bằng 129% so với năm 2009 và đạt 111.4% kế hoạch
được giao trong đó doanh thu khách quốc tế là 12.000 triệu USD/ năm (chỉ
tiêu 900 tỷ đồng).
Khách du lịch đến Nghệ An thời kỳ 2006 - 2010 phần lớn là khách du
lịch nội địa, trong đó khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chiếm 70 - 75%.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân hàng năm từ
15 - 18% năm. Cơ cấu khách quốc tế đến Nghệ An thay đổi không lớn và chủ
yếu vẫn là khách từ các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, khách từ các
nước châu Âu, châu Mỹ tăng khơng đáng kể. Khách có nhu cầu du lịch thuần
tuý, thăm thân chiếm tỷ trọng từ 25 - 30%, trong đó phần lớn là khách từ
Đông Bắc Thái Lan, Lào đến Nghệ An theo đường 8, đường 9 và quốc lộ 7.
24


Bảng 2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch
giai đoạn 2006 – 2010
TT
1

Chỉ tiêu
Tổng LK
Khách QT
Khách NĐ

Đ.vị
LK
LK
LK


2006
1.587.654
44.093
1.543.561

2007
1.918.419
65.729
1.852.690

2008
2.152.544
78.478
2.074067

2009
2.377.225
80.391
2.296.834

2010
2.740.000
98.281
2.641719

2
3

Tổng NK

Khách QT
Khách NĐ
Doanh thu

NK
NK
NK
Triệu

2.454.294
65.206
2.389.088
419.502

2.959.601
100.837
1.858.764
532.932

3.293.389
114.425
3.178.964
686.665

3.565.302
118.332
3.446.970
778.575

4.434.000

152.811
4.281.189
1.003.811

4

DVDL
đồng
Tổng số Phòng

8.010

8.280

9.123

9.808

10.392

phòng
nghỉ

Nguồn : Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Nghệ An

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
+ Cơ sở lưu trú:
Nếu như năm 1994 tồn tỉnh mới có 35 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó
17 cơ sở là nhà khách, nhà nghỉ với 1000 buồng, 2.274 giường thì đến cuối
năm 2009 đã có 439 sơ sở lưu trú với 9.808 phịng, 19.199 giường. Quy mơ

và chất lượng cơ sở lưu trú ngày càng được nâng cao.

25


×