Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

BAI 116 DIA LI 9 20132014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.34 KB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỊA LÍ DÂN CƯ cëd Tiết 1 Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, HS cần: - Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc. - Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết và cùng nhau xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam. - Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta đang có những thay đổi. 2.Về kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc. Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu 1 số dân tộc ở nước ta. 3.Về thái độ: Phải biết cảm thông, tôn trọng, có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc VN. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Tư duy, giao tiếp: Cá nhân- động não, trình bày và giải quyết vấn đề. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư VN và ảnh các dân tộc.. Biểu đồ cơ cấu DT VN năm 1999. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số…………Vắng………Có phép…… 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về các dân tộc ở Việt Nam: I. Các dân tộc ở Việt Nam. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ. Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu 1.1/6 và biểu đồ H 1.1/4 và nêu câu hỏi:  Quan sát bảng 1.1/6, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Các dân tộc khác nhau ở những mặt nào? Cho ví dụ? GV: Có 6 nhóm ngôn ngữ:Việt- Mường (có số dân đông nhất), Tạng- Miến, Mông-Dao, Tày-Thái-Ka Đai, MônKhơ Me, Malayô- Pô-li-nê-diêng.  Từ hình 1.1/4, nhận xét cơ cấu các dân tộc nước ta năm 1999? Kể một số sản phẩm tiêu biểu của các dân tộc? GV: Các dân tôc: Tày, Thái, Mường có số dân đông, có truyền thống thâm canh lúa nước, cây hoa màu, cây CN. - Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể Người Mông giỏi làm ruộng bậc thang. hiện trong ngôn ngữ, trang phục, Bước 2: GV chuẩn kiến thức: phong tục, tập quán,… - Đông nhất dân tộc Việt (kinh) chiếm 86,2% dân số, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học-kĩ thuật. - Các dân tộc ít người chiếm 13,8%, có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống. - Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là 1 bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. II. Phân bố các dân tộc. HĐ2: Tìm hiểu sự phân bố các dân tộc. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ trả lời Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS lên bảng xác định  Xác định trên bản đồ địa bàn phân bố chủ yếu của người Việt? Hiện nay sự phân bố người Việt có gì thay đổi? Nguyên nhân?  Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? Xác định trên bản đồ? GVgiải thích: Do chính sách kinh tế mới và quá trình CN hoá- hiện đại hoá ở nước ta đang tiến triển làm địa bàn cư trú các dân tộc có nhiều thay đổi, sự chênh lệch về trình độ 1. Dân tộc Việt ( Kinh). phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc đang giảm dần. - Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung đông nhất là vùng đồng Bước 2: GV chuẩn kiến thức: bằng, Trung Du và ven biển. 2. Các dân tộc ít người. - Phân bố chủ yếu ở miền Núi và trung du: + Trung Du Miền Núi Bắc Bộ có hơn 30 dân tộc sinh sống. + Trường Sơn- Tây Nguyên có trên 20 dân tộc sinh sống. + Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có người Chăm, Hoa, Khơ Me. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Dựa vào bản đồ, trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 2. Trắc nghiệm: Hiện nay, đời sống của các dân tộc ít người đã được nâng cao lên, tình trạng du canh, du cư đã được hạn chế là nhờ: a. Định canh, định cư gắn với xoá đói giảm nghèo. b. Tăng cường khai hoang ở các vùng rừng sâu, núi cao. c. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. d. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp. 5. Hoạt động nối tiếp: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài 2 tiết sau học: + Xem kĩ biểu đồ H 2.1 về sự gia tăng dân số qua các thời kì và sự thay đổi của tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta. Xem kĩ bảng 2.1, 2.2 và các câu hỏi trong bài.. Tiết 2. Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I.Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta: số dân, gia tăng dân số, cơ cấu dân số. - Trình bày được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông và tăng nhanh và giải pháp. 2.Về kĩ năng: - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam. - Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999 để thấy được đặc điểm cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính của nước ta. 3.Về thái độ: Nhận thức được gia tăng dân số với phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Cá nhân-động não; thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề và trình bày 1 phút. III. Phương tiện dạy học: - Hình 2.1, bảng số liệu 2.1/8, bảng số liệu 2.2/9. Tháp dân số VN năm 1989 và 1999 IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số…………Vắng…… Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Cho biết tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về số dân nước ta: I. Số dân. HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời Bước 1: GV nêu câu hỏi:  Với diện tích xếp thứ 58 và dân số xếp thứ 13 trên thế - Số dân nước ta đông, năm 2007 là 85,2 triệu người, xếp thứ 13 giới, em có kết luận gì về số dân của nước ta? trên thế giới. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: II. Gia tăng dân số. HĐ2: Tìm hiểu gia tăng dân số. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Quan sát H 2.1, nhận xét tình hình gia tăng dân số nước ta? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? Nhóm 2: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì? Ích lợi của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta hiện nay? Nhóm 3: Dựa vào bảng 2.1/ 8, xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất, các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình của cả nước? Nguyên nhân? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. GVGT:Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh vì có số dân đông, tỉ lệ tử thấp, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều. - Các vùng sâu, vùng xa lạc hậu, lao động chủ yếu thủ công cần nhiều nhân lực nên có tỉ lệ tăng DSTN cao. - Gia tăng dân số nhanh và tăng GV chuẩn kiến thức: liên tục qua các năm( dẫn chứng) - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,43% nhờ chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khác nhau giữa các vùng: Ở thành phố, khu công nghiệp thấp hơn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> HĐ3: Tìm hiểu cơ cấu dân số nước ta: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 2.2, trả lời các câu hỏi:  Dựa vào bảng 2.2/9, nhận xét tỉ lệ hai nhóm tuổi nam, nữ thời kì 1979-1999?  Cho biết cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979- 1999?  Cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi, khó khăn gì? Bước 2: GVGT: Thuận lợi có nguồn lao động dồi dào, nguồn dự trữ lao động lớn. Khó khăn gây sức ép việc làm, làm gia tăng tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Hiện nay một số tỉnh-thành ở phía Bắc có tỉ lệ nữ, nam chênh lệch nhau rất lớn, trung bình 100 nữ/upload.123doc.net nam. GV chuẩn kiến thức:. nhiều so với nông thôn và miền núi. III. Cơ cấu dân số.. - Cơ cấu dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già: + Tỉ trọng từ 0-14 tuổi giảm dần. + Tỉ trọng từ 15-59 và 60 tuổi trở lên tăng dần. - Cơ cấu dân số theo giới tính đang có sự thay đổi.. 4. Củng cố, đánh giá: 1.Nêu ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta? (Bình quân GDP/ người tăng, chất lượng cuộc sống được nâng cao. Góp phần bảo vệ được tài nguyên môi trường.) 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài, làm bài tập sau: Bài tập 1: Số dân của Việt Nam giai đoạn 1979-2009 Năm 1979 1989 1999 2003 2009 Số dân (triệu người) 52,7 64,4 76,3 80,9 85,8 a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình gia tăng dân số của nước ta giai đoạn 1979-2009 ? b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét? Nguyên nhân, hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh? (Nguyên nhân về kinh tế-xã hội. Hậu quả gây sức ép tới tài nguyên môi trường và KT-XH) Bài tập 2: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta giai đoạn 1979-2009. Đơn vị tính % o Năm 1979 1989 1999 2009 Tỉ suất sinh 32,2 31,3 23,6 17,6 Tỉ suất tử 7,2 8,4 7,3 6,7 a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979-2009? b. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm và nêu nhận xét? (Vẽ 2 đường biểu diễn, dùng 2 kí hiệu có chú giải kèm theo: 1 đường thể hiện tỉ suất sinh, 1 đường tỉ suất tử và khoảng cách giữa 2 đường chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số) - Xem trước bài 3 để tuần sau học: Quan sát kĩ H 3.1 và bảng 3.1, bảng 3.2 và các câu hỏi. Tiết 3 Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta không đồng đều trên lãnh thổ. - Phân biệt được loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái. - Nhận biết được quá trình đô thị hóa ở nước ta..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2.Về kĩ năng: - Phân tích BĐ phân bố dân cư hoặc Atlát địa lí VN, bảng số liệu mật độ dân số các vùng. 3.Về.thái độ: Ý thức được sự phát triển đô thị phải gắn với CN hóa và bảo vệ môi trường. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Động não; suy nghĩ, thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; trình bày 1 phút., bản đồ tư duy. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam năm 1999, bảng số liệu 3.1, bảng 3.2. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số…………Vắng…………Có phép……………… 2. Kiểm tra bài: Trình bày cơ cấu dân số nước ta? Ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta? 3 Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về mật độ dân số. I. Mật độ dân số và phân bố HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ. dân cư. Bước 1: GV đưa ra số liệu yêu cầu HS tính MĐDS của 1. Mật độ dân số. nước ta: ● Tính MĐDSTB của nước ta năm 2006, biết số dân là 84156000 người và diện tích là 331212 km2? ● Quan sát bảng 3.2/14, giải thích vì sao MĐDSố nước ta có sự thay đổi giữa các vùng? Bước 2: GVGT do điều kiện tự nhiên và sự phát triển - Mật độ dân số nước ta cao, TB kinh tế khác nhau giữa các vùng và chuẩn kiến thức: 254 người/ km2 (2006). HĐ2: Tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta: 2. Phân bố dân cư. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ. Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời ● Quan sát H 3.1, trình bày sự phân bố dân cư: em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư giữa các vùng trên - Dân cư nước ta phân bố không lãnh thổ nước ta ? Nguyên nhân. đều trên lãnh thổ: Bước 2 GVKL: Dân cư phân bố không đều, có sự chênh + Tập trung đông đúc ở vùng lệch lớn giữa các vùng, giữa thành thị với nông thôn mà đồng bằng, ven biển và các đô nhân tố quyết định là phương thức sản xuất. Chính sách thị: đồng bằng sông Hồng 1192 phân bố lại dân cư, lao động và quá trình CN hoá, hiện người/km2, TP Hồ Chí Minh đại hoá đã và đang tạo ra sự thay đổi trong việc phân bố 2664 người/km2 vì điều kiện sống dân cư nước ta ngày càng hợp lí hơn. và sản xuất thuận lợi(2003) GV chuẩn kiến thức: + Vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất: Tây nguyên 84 người/ km2 . - Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch nhau: Năm 2005 có 26,9% dân số sống ở thành thị và 73,1% sống ở nông thôn. HĐ3: Tìm hiểu về các loại hình quần cư : II. Các loại hình quần cư. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Nêu đặc điểm và chức năng của quần cư nông thôn và một số thay đổi của quần cư nông thôn hiện nay? Nhóm 2: Nêu đặc điểm và chức năng của quần cư đô thị? Nhận xét sự phân bố các đô thị và giải thích. Nhóm 3: Hãy nhận xét số dân thành thị và tỉ lệ dân.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thành thị ? Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào. Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. GVTK: Quần cư nông thôn ngày càng gần với quần cư đô thị thể hiện: Nhà cửa và lối sống thành thị xuất hiện ngày càng nhiều ở nông thôn. GV chuẩn kiến thức:. HĐ4: Tìm hiểu về đô thị hóa ở nước ta hiện nay Các nhóm tiếp tục báo cáo kết quả Bước 1: GV nhắc lại thuật ngữ đô thị hóa: Là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư ở những vùng không phải đô thị thành đô thị. Bước 2: GVKL: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Tăng nhanh nhất từ 1995-2003. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp do trình độ đô thị hoá thấp, kinh tế đang phát triển và GV chuẩn kiến thức:. 1. Quần cư nông thôn. - Đặc điểm: địa bàn cư trú. thường phân bố trải rộng theo lãnh thổ. - Kiến trúc nhà ở: chủ yếu nhà cấp 4, thưa thớt. - Chức năng hoạt động kinh tế chủ yếu nông nghiệp 2. Quần cư đô thị. - Đặc điểm: Mật độ dân số cao, thường phân bố tập trung theo các điểm. - Kiến trúc nhà ở: nhà cao tầng, san sát nhau. - Chức năng hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ. III. Đô thị hóa.. - Số dân thành thị tăng dần, quy mô đô thị được mở rộng, lối sống thành thị ngày càng phổ biến. - Trình độ đô thị hoá thấp, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.. 4. Củng cố, đánh giá: 1.Dựa vào H 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài, làm bài tập: Bảng số liệu số dân và diện tích năm 2009: Vùng Dân số ( nghìn người) Diện tích (km2) Đồng bằng sông Hồng 18478,4 14964,1 Đồng bằng sông Cửu Long 17213,4 40518,5 Đông Nam Bộ 14095,7 23605,2 Trung du và miền núi Bắc Bộ 12241,8 101437,8 Tây Nguyên 5124,9 54640,6 Tính MĐDSTB của 1 số vùng nước ta năm 2009? Nhận xét và giải thích nguyên nhân? Ví dụ: MĐDSTB của ĐBSHồng là (18478,4 * 1000 người) : 14964,1 km2 = .…người/km2 - Chuẩn bị bài 4 tiết sau học, xem kĩ H 4.1, 4.2 và bảng 4.1, đem theo máy tính để làm bài. Tiết 4 Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I.Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được nguồn lao động và việc sử dụng lao động hiện nay ở nước ta. - Biết được sức ép của dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống. 2..Về kĩ năng: - Phân tích biểu đồ cơ cấu LĐ phân T TP KT và cơ cấu sử dụng LĐ theo ng , bảng số liệu. 3.Thái độ, hành vi: Có ý thức vươn lên trong học tập và giữ gìn vệ sinh MT nơi đang sống..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Thảo luận nhóm, cặp đôi- chia sẻ, động não; suy nghĩ, giải quyết vấn đề; trình bày III. Phương tiện dạy học: - Biểu đồ cơ cấu lực lượng LĐ phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo năm 2003. - Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1989 và 2003(%), bảng 4.1/ 17. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số…………Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Đặc điểm phân bố dân cư và đô thị hoá ở nước ta hiện nay như thế nào? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu nguồn lao động và sử dung lao động I. Nguồn lao động và sử dụng lao hiện nay. động. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: 1. Nguồn lao động. Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Dựa vào H 4.1, nhận xét cơ cấu lực lượng LĐ giữa thành thị và nông thôn? Nguyên nhân? Nhóm 2: Nhận xét về chất lượng của lực lượng LĐ ở nước ta? Để nâng cao chất lượng LĐ cần có những giải pháp gì? Nhóm 3: Từ H 4.2, nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình a. Mặt mạnh: bày,HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - Nguồn lao động dồi dào(51,2% GVTK: Cơ cấu LĐ thành thị chỉ =1/3 LĐ nông thôn, tổng số dân), tăng nhanh, chất do trình độ đô thị hoá thấp, phần lớn các đô thị thuộc lượng đang được nâng cao. loại vừa và nhỏ. Năm 2005 trong 42,53 triệu LĐ thì - Có kinh nghiệm trong sản xuất: khu vực thành thị chỉ chiếm 25% còn nông thôn 75%. nông, lâm, ngư nghiệp. Năm 2006 có 53 triệu người ở độ tưổi LĐ thì chỉ có b. Hạn chế: 27% đã qua đào tạo. - Về thể lực, trình độ chuyên môn GV chuẩn kiến thức: kĩ thuật, lao động thủ công còn phổ biến 2. Sử dụng lao động. - Sử dụng lao động: cơ cấu LĐ trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực: + Tỉ lệ lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn rất lớn và đang giảm dần. + Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ HĐ2: Tìm hiểu vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta. tăng dần. HS làm việc cặp đôi-cùng nhau chia sẻ. II. Vấn đề việc làm. Bước 1: HS trao đổi 2 phút để trả lời câu hỏi:  Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?  Để giải quyết việc làm cần phải có những giải pháp nào? Bước 2: GVgiải thích thời gian thiếu việc làm ở nông - Nguồn lao động dồi dào trong thôn và chuẩn kiến thức: điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HĐ3: Tìm hiểu chất lượng cuộc sống. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ Bước 1: GV yêu cầu HS tự đọc phần III xong và hỏi  Nêu một số thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân? GVTK: Chất lượng cuộc sống của người dân VN chưa cao một phần do môi trường sống còn hạn chế: Nhà cửa chật chội, ô nhiễm MT nước, không khí. Tuy nhiên về chỉ số phát triển con người HDI của VN đang tăng dần, năm 2004 xếp thứ 112/ 177 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2005 xếp thứ 108/ 177, trong khi Anh và Mĩ giảm 2 bậc. Bước 2: GV chuẩn kiến thức:. - Khu vực nông thôn thời gian thiếu việc làm trong năm là 9,3%. - Khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao khoảng 4,5% ( năm 2005) III. Chất lượng cuộc sống.. - Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn. - Hiện đang được cải thiện dần…. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Học sinh trả lời câu 3/ 17SGK: - Nhận xét năm 2002 so với năm 1985, cơ cấu sử dụng LĐTTP nước ta có sự thay đổi là: Tỉ trọng LĐ khu vực nhà nước giảm 5,4%, tỉ trọng LĐ các khu vực kinh tế khác tăng 5,4% - Ý nghĩa: phù hợp với xu hướng đổi mới nền KT đất nước là phát triển nền KT nhiều thành phần, xoá bỏ nền kinh tế bao cấp phù hợp với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. 5. Hoạt động nối tiếp: - Học bài và làm bài tập sau: Số lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta, đơn vị tính nghìn người. Năm 1999 2009 Nông, lâm, ngư nghiệp 24806361 25731627 Công nghiệp-xây dựng 5126170 9668662 Dịch vụ 5914821 12282045 a. Tính cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta năm 1999 và 2009? b. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta năm 1999 và 2009 và nêu nhận xét? - Chuẩn bị bài 5, đem theo máy tính và Átlát địa lí VN để tiết sau thực hành làm bài. Tiết 5. Bài 5:. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999. I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Biết cách phân tích, so sánh tháp dân số của 2 năm ở nước ta. - Thấy được sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp khắc phục. 2.Về kĩ năng: Luyện kĩ năng: Nhận xét, phân tích, so sánh, tính toán các nhóm tuổi. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Động não; thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ; bản đồ tư duy. III. Phương tiện dạy học: - Tháp dân số năm 1989 và năm 1999. Máy tính cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số…………Vắng……Có phép…… 2 .Kiểm tra bài: KT 15 phút. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu tháp dân số năm 1989 và năm 1999 1. Phân tích và so sánh 2 tháp HS làm việc theo nhóm, thời gian 6 phút: dân số năm 1989 và năm 1999. Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao việc thảo luận 5 phút: Nhóm 1,2: Quan sát H 5.1, hãy phân tích và so sánh 2 tháp dân số về hình dạng của tháp? Nhóm 3,4: Quan sát H 5.1, nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi? Tỉ lệ dân số phụ thuộc? a. Hình dạng tháp: Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình - Có đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng bày,HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. đáy tháp 1999 thu hẹp hơn và thân  Trắc nghiệm HS chọn đáp án đúng nhất. tháp 1999 to hơn. b. Cơ cấu dân số theo độ tuổi: - Tỉ lệ dân số phụ thuộc của nước ta năm 1999 là: - Độ tuổi: 0-14 tuổi, năm 1999 đều a. 48,7% b. 41,6% c. 49,2% giảm bớt cả nam và nữ. - Tỉ lệ dân số LĐ nước ta năm 1999 là: - Độ tuổi: 15-59 tuổi, năm 1999 a. 53,8% b. 59,2% c. 58,4% tăng thêm, nam tăng nhiều hơn nữ. - Độ tuổi: 60 tuổi trở lên, năm 1999 tăng nhiều hơn 1989. c. Tỉ lệ dân dân số phụ thuộc: - Năm 1999 so với 1989 giảm 4,6%. HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân thay đổi cơ cấu theo độ 2. Nhận xét và giải thích về sự tuổi: thay đổi cơ cấu theo độ tuổi: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào phần b đã làm để rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số. - Cơ cấu dân số nước ta năm 1989 ● Hãy nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ so với năm 1999 có sự thay đổi là tuổi ở nước ta? Giải thích nguyên nhân? từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu Bước 2: GV chuẩn kiến thức: dân số già.. HĐ3: Tìm hiểu cơ cấu dân số theo độ tuổi có những thuận lợi và khó khăn. HS làm việc cặp đôi-cùng nhau chia sẻ 2 phút: Bước 1: HS trao đổi 2 phút để trả lời câu hỏi: ● Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế- xã hội? ● Biện pháp để khắc phục những khó khăn ấy? Bước 2: GV chuẩn kiến thức:. => Do thực hiện tốt chính sách dân số và KHHGĐ, do chất lượng cuộc sống được nâng cao. 3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi có những thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: Có lực lượng lao động và dự trữ lao động dồi dào. b. Khó khăn: + Độ tuổi 0-14 tuổi đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cho xã hội về văn hóa, giáo dục, y tế. + Nguồn lao động dồi dào gây khó khăn trong giải quyết việc làm và ổn định xã hội khi nền kinh tế chưa phát triển. c. Biện pháp:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Cần có chính sách dân số hợp lí. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế và xuất khẩu lao động. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1989-2009. Đơn vị tính %. Nhóm tuổi 1989 1999 2009 Từ 0 đến 14 38,7 33,5 25,0 Từ 15đến 59 54,1 58,4 66,0 Từ 60 trở lên 7.2 8,1 9,0 a. Nhận xét và giải thích sư thay đổi cơ cấu dân số của nước ta trong giai đoạn 1979 -2009? b. Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đối với phát triển kinh tế -xã hội nước tanhư thế nào? - Nhận xét: Giai đoạn 1979-2009, cơ cấu dân số nước ta đang có xu hướng biến đổi từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già: + Tỉ trọng nhóm 0 đến 14 tuổi đang giảm dần và giảm 13,7%. + Tỉ trọng nhóm 15 đến 59 tuổi tăng dần và tăng 11,9% + Tỉ trọng nhóm 60 tuổi trở lên tăng và tăng ít 1,8%. - Nguyên nhân do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ sinh giảm. Kinh tế phát triển, mức sống người dân được cải thiện và tuổi thọ tăng. - Ảnh hưởng đến phát triển KT-XH: có nguồn LĐ và dự trữ LĐ dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nguồn lực bên ngoài. Khó khăn: gây sức ép đến phát triển kinh tế -xã hội, thiếu việc làm ảnh hưởng xấu tới tài nguyên và môi trường. Cuộc sống chậm cải thiện, y tế và văn hóa gặp nhiều khó khăn. 5. Hoạt động nối tiếp: - Học kĩ bài và chuẩn bị bài 6 tuần sau học, chú ý quan sát kĩ H 6.1 và H 6.2 và bảng 6.1/ 23, trả lời các câu hỏi trong bài.. ĐỊA LÍ KINH TẾ cëd Tiết 6. Bài 6 SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Thấy được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới 2. Về kĩ năng: - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để nhận xét sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. - Đọc bản đồ, lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm để nhận biết vị trí các vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Động não; thuyết trình nêu vấn đề; học sinh làm việc cá nhân/ cặp; trình bày 1 phút. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam. - Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991-2002..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> IV. Hoạt động dạy và học: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Không. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu nền KT trong thời kì đổi mới: I. Nền kinh tế nước ta trong thời kì HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: đổi mới.(1986) Bước 1: GV gọi 1 HS đọc thuật ngữ: Vùng kinh tế 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trọng điểm /156 Nhóm 1: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện như thế nào?Dựa vào H 6.1, cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thể hiện rõ nhất ở khu vực nào? Nhóm 2: Từ bảng 6.1/23, hãy nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế nước ta năm 2002? Nhóm 3: Hãy xác định trên bản đồ các vùng kinh tế của nước ta? Chỉ rõ các vùng KT giáp biển và không giáp biển. Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. GVTK: Từ năm 1991-2002, tỉ trọng ngành: - N-L-NN giảm liên tục, giảm 17%. CN - XD tăng 15%, tăng nhanh nhất. Dịch vụ không ổn định do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, một số mặt hàng sản xuất không đáp ứng nhu cầu thị trường.  Trắc nghiệm: Ý nghĩa tích cực của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là: a. Giảm dần sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, các địa phương. b. Giảm dần sự phát triển chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc, giữa thành thị và nông thôn. c. Huy động được tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước. d. Nâng cao sức mạnh của hàng hóa Việt Nam. - Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ GV chuẩn kiến thức: trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trong ngành công nghiệp-xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động. - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong NN, các lãnh thổ tập trung CN.. - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhằm huy động tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước. HĐ2: Tìm hiểu những thành tựu và thách thức: 2. Những thành tựu và thách thức. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV gọi 1 HS đọc phần 2 lên và hỏi:  Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới đã đạt.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> được những thành tựu gì?  Nêu một số thách thức cần khắc phục trong phát triển kinh tế? Bước 2: GV năm 1998 là thành viên APEC, ngày 7/11/2006 gia nhập tổ chức WTO, trở thành thành viên chính thức ngày 11/1/2007 a. Những thành tựu : GV chuẩn kiến thức: - Thành tựu: Tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đã hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. b. Thách thức: - Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, xóa đói giảm nghèo… 4. Củng cố, đánh giá: 1. Hãy xác định 7 vùng kinh tế của nước ta và phạm vi lãnh thổ 3 vùng kinh tế trọng điểm trên bản đồ? Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nằm trong vùng KT trọng điểm nào? 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học và làm bài tập sau: Dựa vào bảng số liệu cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta thời kì 1989-2005 (%). Khu vực 1989 2000 2005 Nông, lâm, ngư nghiệp. 71,5 62,5 53,3 Công nghiệp- xây dựng. 11,2 13,1 17,9 Dịch vụ. 17,3 24,4 28,8 - Nhận xét cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta thời kì 1989 - 2005? - Chuẩn bị bài 7 tiết sau học, đọc bài và xem kĩ các câu hỏi trong bài, H 7.2.. Tiết 7. Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN. VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp. 2. Về kĩ năng: - Phân tích bản đồ, lược đồ nông nghiệp hoặc Átlát địa lí VN và bảng phân bố cây CN để thấy rõ sự phân bố của 1 số cây trồng và vật nuôi chủ yếu của nước ta. - Vẽ và phân tích được biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, trồng trọt, … 3. Về thái độ: Không ủng hộ các hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái các tài nguyên TN. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Thảo luận nhóm; giải quyết vấn đề; trình bày 1 phút. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Hình 7.2: sơ đồ hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật trong nông nghiêp. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2. Kiểm tra bài: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào? Nêu một số thành tựu trong phát triển kinh tế của nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về các nhân tố tự nhiên. I. Các nhân tố tự nhiên. HS làm việc theo nhóm, thời gian 4 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Tài nguyên đất có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Nhóm 2: Nêu các đặc điểm khí hậu nước ta? Ảnh hưởng của khí hậu đến phát triển và phân bố nông nghiệp? Nhóm 3: Tài nguyên nước và sinh vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NN? Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.  Hãy kể một số rau quả đặc trưng theo mùa của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu? GVKL: Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta vì khí hậu có sự phân hoá rõ rệt theo mùa trong năm. Góp phần cải tạo đất chua, đất phèn, đất mặn, mở diện tích canh tác. Phục vụ cho việc tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Góp phần tăng năng suất, tăng sản lượng cây 1. Tài nguyên đất: - Đa dạng, đất phù sa 3 triệu ha trồng.  Trắc nghiệm: Tài nguyên có ý nghĩa hàng đầu đối phân bố ở đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng. với sự phát triển và phân bố nông nghiệp là: - Đất feralít trên 16 triệu ha, phân a. Đất. b. Khí hậu. c. Nước. d. Sinh vật. bố chủ yếu ở trung du và miền núi. GV chuẩn kiến thức: 2. Tài nguyên khí hậu. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá đa dạng, thuận lợi đa dạng hóa các cây trồng, vật nuôi. - Có nhiều tai biến thiên nhiên gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp: hạn hán, lũ lụt,… 3. Tài nguyên nước. - Phong phú, phân bố không đều trong năm.(mùa mưa và mùa khô) 4. Tài nguyên sinh vật. - Phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi. => Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản. II. Các nhân tố kinh tế- xã hội. HĐ2: Tìm hiểu về các nhân tố kinh tế -xã hội: HS làm việc theo nhóm, thời gian 4 phút: Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Cho biết dân cư và lao động, cơ sở vật chất- kĩ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> thuật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố NN như thế nào ? Nhóm 2: Kể 1 số cơ sở vật chất- kĩ thuật trong nông nghiệp để minh hoạ cho H 7.2/26. Nhóm 3: Chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường trong và ngoài nước hưởng đến sự phát triển và phân bố NN như thế nào? Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.  Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp? GVKL: Chính sách khoán 10, phát triển KT hộ gia đình đã khơi dậy, phát huy các mặt mạnh của người nông dân, tạo ra các mô hình nông nghiệp thích hợp và khai thác hợp lí tiềm năng nông nghiệp từng vùng. Sức ép cạnh tranh về một số sản phẩm nông nghiệp VN trên thị trường thế giới. GV chuẩn kiến thức:. 1. Dân cư và lao động nông thôn. - Chiếm tỉ lệ cao 57,3% (2005), cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. 2. Cơ sở vật chất- kĩ thuật. - Ngày càng được hoàn thiện. 3. Chính sách phát triển nông nghiệp. - Có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển 4. Thị trường trong và ngoài nuớc. - Thị trường trong nước rộng lớn và thị trường ngoài nước đang mở rộng. => Là yếu tố quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Viết sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính của bài học? 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài, trả lời được các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài 8 tiết sau học, chú ý bảng 8.1 và 8.2, các câu hỏi trong bài. Bảng 8.3, nhận xét phân bố các cây trồng theo hàng ngang, hàng dọc khác nhau. Tiết 8 Bài 8 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp - Trình bày được sự phân bố sản xuất nông nghiệp với các phẩm nông nghiệp chủ yếu. 2.Về kĩ năng: - Phân tích bản đồ, lược đồ nông nghiệp hoặc Atlat địa lí VN và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của 1 số cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở nước ta. - Vẽ và phân tích biểu đồ sự thay đổi cơ cấu NN, tình hình tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm . II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Thảo luận nhóm; giải quyết vấn; cá nhân- động não suy nghĩ., trình bày… III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Nhân tố nào quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp.? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về ngành trồng trọt. I. Ngành trồng trọt. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: - Đặc điểm: phát triển vững chắc,.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bước 1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt? Sự thay đổi này nói lên điều gì? Nhóm 2: Cho biết cơ cấu cây lương thực? Từ bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980-2002? ( So sánh các tiêu chí hơn kém nhau bao nhiêu lần của năm 1980 và 2002). Nhóm3: Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây CN lâu năm chủ yếu của nước ta? Vì sao Tây Nguyên và ĐNB là 2 vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp lâu năm? Bước 2: Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình. GVTK: Từ năm 1980-2002: Diện tích trồng lúa tăng gấp 1,34 lần. Năng suất lúa cả năm tăng gấp 2,2 lần. Sản lượng lúa cả năm tăng gấp 2,96 lần. Sản lượng lúa BQ đầu người tăng gấp 1,99 lần. Từ 1989 đến nay VN trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Bảng 8.3, tổng hợp dưới dạng ma trận, vì nếu: - Đọc theo hàng ngang, biết được các vùng phân bố chính của một cây công nghiệp. - Đọc theo cột dọc, ta sẽ biết ở một vùng có các cây công nghiệp chính nào được trồng.. cơ cấu đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính .. 1. Cây lương thực: - Gồm cây lúa gạo và cây hoa màu. - Lúa là cây trồng chính, trồng khắp trên cả nước. Diện tích, năng suất, sản lượng, bình quân đầu người không ngừng tăng - Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. vì có ĐKTN thuận lợi, đông dân, cơ sở vật chất  Kể một số cây ăn quả đặc trưng ở Nam Bộ? Vì sao kĩ thuật cho nông nghiệp khá tốt. Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị? 2. Cây công nghiệp. Giải thích: Vì có đất đai màu mỡ, lượng nhiệt - ẩm lớn - Phát triển khá mạnh, hình thành quanh năm, số giờ nắng và nhiệt độ cao, ổn định. các vùng chuyên canh cây CN quy Bước 3: GV chuẩn kiến thức: mô lớn và gắn với công nghiệp chế biến. - Cây CN hàng năm như mía, lạc..trồng chủ yếu ở đồng bằng. - Cây CN lâu năm như cà phê, cao su…trồng ở Trung Du và Miền Núi. - Hai vùng chuyên canh cây CN lớn nhất là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 3. Cây ăn quả. - Phát triển khá mạnh, trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. HĐ2: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi. II. Ngành chăn nuôi. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ kết hợp SGK để trả lời các câu hỏi sau:  Sự phát triển của ngành chăn nuôi ?Xác định trên bản đồ các vùng nuôi nhiều trâu, bò, lợn của nước ta? - Chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông  Giải thích vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở vùng nghiệp, đàn gia súc gia cầm tăng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> đồng bằng sông Hồng? (Do việc đảm bảo cung cấp thức ăn, thị trường đông dân, nhu cầu việc làm lớn ở vùng này) Bước 2: GV chuẩn kiến thức:. nhanh: 1. Chăn nuôi trâu, bò. - Bò 4 triệu con(2002), nuôi nhiều ở: Duyên hải Nam Trung Bộ. Trâu 3 triệu con, nuôi nhiều ở Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ. 2. Chăn nuôi lợn. - Có 23 triệu con lợn, nuôi nhiều ở đồng bằng. 3. Chăn nuôi gia cầm. - 230 triệu con để lấy thịt, trứng.. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Cho biết vai trò của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta? - Tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến. - Tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp. Góp phần bảo vệ môi trường 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và làm bài tập sau: Năm 1995 1999 2003 2008 Số dân (nghìn người) 71995 76596 80468 85122 Sản lượng lương thực (nghìn tấn) 26142 33150 37706 43305 a. Tính bình quân lương thực đầu người của nước ta giai doạn 1995-2008 và nêu nhận xét? (BQLTĐ người năm 1995 là (26142 * 1000 kg ) : 71995 = 363,1 kg/người., 1999… Nhận xét: giai doạn 1995-2008, dân số và sản lượng lương thực nước ta tăng và tăng liên tục qua các năm, DS tăng 1,18 lần còn sản lương lương thực tăng 1,65 lần và tăng nhanh hơn) - Chuẩn bị bài 9, phần I lâm nghiệp để tiết sau học. Đem theo máy tính để làm bài. Tiết 9 & 10 Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta và vai trò của từng loại rừng. - Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản ở nước ta. 2. Về kĩ năng: - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để hiểu, trình bày thực trạng và điều kiện và sự phát triển lâm nghiệp, thủy sản. 3. Về thái độ: Học sinh phải có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên: rừng, biển của nước ta. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Thảo luận nhóm; giải quyết vấn; cá nhân- động não suy nghĩ., trình bày 1 phút. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản VN. Bảng 9.1 và bảng độ che phủ rừng 1945-2005 IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Tiết 9: I. Lâm nghiệp HĐ1: Tìm hiểu cơ cấu ngành lâm nghiệp và tài nguyên 1. Tài nguyên rừng rừng nước ta: HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm nhũng hoạt.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> động nào? Nhận xét sự thay đổi độ che phủ rừng của nước ta qua các giai đoạn? Năm 1945 1975 1985 1990 2005 Độ che phủ % 43 28,6 23,6 27,8 37 Ha/người 0,57 0,31 0,14 0,12 0,15 Nhóm 2: Dựa vào kiến thức và vốn hiểu biết, giải thích nguyên nhân sự thay đổi độ che phủ rừng của nước ta? Nhóm 3: Từ bảng 9.1, cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta và tác dụng của chúng? Xác định trên BĐ một số vườn quốc gia? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày, học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. GVTK: Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm 3 hoạt động: Khai thác gỗ và lâm sản; chế biến gỗ và lâm sản; trồng rừng và bảo vệ rừng. Rừng phòng hộ chiếm DT lớn nhất 46,6%, phân bố ở vùng núi cao, ven biển: chống thiên tai, bảo vệ môi trường(Lũ lụt, xói mòn, cát bay..).Rừng sản xuất chiếm 40,9%, Phân bố ở vùng núi thấp và TB. Rừng đặc dụng chiếm 12,5%, phân bố rải rác vùng núi, đảo (vườn quốc gia), phát triển ngành du lịch. Bình quân DT rừng tính /đầu người của VN thấp(0,15 ha/ người). Bước 3: GV chuẩn kiến thức:. - Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp 37% (năm 2005). - Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn, ven biển: Góp phần hạn chế thiên tai, bảo vệ môi trường. - Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu. - Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên: Bảo vệ hệ sinh thái và các giống HĐ2: Tìm hiểu về sự phát triển và phân bố ngành lâm loài quý hiếm, phát triển du lịch. 2. Sự phát triển và phân bố nghiệp: ngành lâm nghiệp: HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời: ● Cho biết tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp? Xác định trên BĐ các vùng phân bố rừng chủ yếu? ● Tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa đi đôi với bảo vệ rừng? ● Việc đầu tư trồng rừng đem lại những lợi ích gì? Bước 2: GVTK Sản lượng khai thác còn thấp chua tương xứng với tiềm năng sẵn có. Hiện nay hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích rừng đã tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút do nạn phá rừng bừa bãi..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> GV chuẩn kiến thức:. Tiết 10: HĐ1: Tìm hiểu về nguồn lợi thuỷ sản nước ta: HS thảo luận theo từng cặp hoặc theo bàn: Bước1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời: ● Cơ cấu ngành thuỷ sản bao gồm những hoạt động nào? ● Nước ta có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển ngành thuỷ sản? ● Xác định trên bản đồ 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? Bước 2: GV chuẩn kiến thức:. HĐ2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Từ bảng bảng 9.2, hãy nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản? Nhóm 2: Vì sao sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của nước ta vẫn còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có? Nhóm 3: Nêu một số nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ở nước ta? Việc phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản có ý nghĩa gì? Bước2: đại diện các nhóm lần lượt lên bảng trình bày, học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. Bước 3: GVTK: Từ năm 1990-2002, SL thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng liên tục, trong đó SLKT tăng 1074,1 nghìn tấn (tăng gấp 2,47 lần). SLN trồng tăng 682,7 nghìn tấn( tăng gấp 5,21 lần). Thuỷ sản là 1 trong 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. ● Vì sao sản lượng thuỷ sản sản nuôi trồng tăng nhanh ? Giải thích: Do chính sách khuyến ngư của nhà nước, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Do mở rộng DT mặt nước nuôi trồng, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Khai thác được tiềm năng to lớn của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. GV chuẩn kiến thức:. - Khai thác gỗ và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung du, mỗi năm hơn 2,5 triệu m3 gỗ. - Công nghiệp chế biến lâm sản phát triển gắn với các vùng nguyên liệu. - Trồng rừng: tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nônglâm kết hợp. II. Ngành thuỷ sản: 1. Nguồn lợi thuỷ sản: a. Thuận lợi: - Có 4 ngư trường trọng điểm. - Có nhiều diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản. - Nguồn lao động dồi dào. b. Khó khăn: - Về tự nhiên: có nhiều thiên tai - Về KT-XH: thiếu vốn, giá nhiên liệu cao và luôn biến động Môi trường bị suy thoái. 2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.. - Phát triển nhanh do thị trường mở rộng. - Khai thác hải sản: sản lượng tăng khá nhanh, các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận - Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Các tỉnh nuôi trồng lớn nhất: Cà Mau, An Giang, Bến Tre. - Xuất khẩu thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Xác định trên bản đồ 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? 2. Xác định trên bản đồ các tỉnh khai thác nhiều thuỷ sản? Các tỉnh nuôi nhiều thuỷ sản? 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài và làm bài tập sau: Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465 1120,9 344,1 1998 1782 1357,0 425,0 2005 3432,8 1995,4 1437,4 a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng TS khai thác và nuôi trồng nước ta thời kì 1990 - 2005 và nêu nhận xét? Lưu ý: Vẽ biểu đồ cột kép, dùng 2 kí hiệu phân biệt, có chú giải kèm theo. Xem và chuẩn bị bài 10 để tiết sau thực hành, đem theo máy tính, thước đo độ và com pa. Tiết 11 Bài 10: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI. CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: củng cố và bổ sung thêm lí thuyết đã học về ngành trồng trọt và chăn nuôi của nước ta. 2.Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng xử lí bảng số liệu từ nghìn ha sang %. Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn, nhận xét . II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Học sinh làm việc cá nhân, thực hành vẽ . III. Phương tiện dạy học: - Máy tính, com pa, thước đo độ, phấn màu. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Xác định trên BĐ 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? Vì sao hiện nay nước ta cần phải cải tiến các phương tiện đánh bắt hải sản ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu bài 1. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: GV yêu cầu HS quan sát số liệu bài 1 và hỏi: ● Để làm được bài 1, chúng ta tiến hành các bước như thế nào? Bước 1: Xử lí số liệu từ nghìn ha sang %, sau đó đổi ra độ để đo vẽ cho chuẩn xác. Bước 2: Tiến hành vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc là bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ, thuận theo chiều quay kim đồng hồ. Vẽ xong dùng 3 kí hiệu phân biệt, có chú giải và ghi tên biểu đồ ở phía dưới. Bước 3: Nêu nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích. Bài 1: Bảng 10.1 Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây(nghìn ha):. a. Vẽ biểu đồ: b. Nhận xét: Quy mô diện tích và tỉ.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> và tỉ trọng diện tích các nhóm cây. HĐ2: Cho HS thực hành vẽ. Bước 1: GV gọi 2 HS lên bảng xử lí số liệu sang % của 2 năm và vẽ biểu đồ, HS dưới lớp làm vào vở. Bước 2: HS dưới lớp nhận xét bài làm 2 bạn trên bảng, đồng thời GV kiểm tra vở 1 số HS xem vẽ đạt yêu cầu chưa và nhận xét.. trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 1990-so với năm 2002 có sự thay đổi là: - Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm là 6,8%. - Cây CN diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng tăng 4,9%. - Các cây khác diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng Bài 2: GV hướng dẫn và gợi ý phần nhận xét, ra bài tập 1,9%. để HS về nhà vẽ vào vở. Bài 2: bảng 10.2. - Đàn trâu, bò giảm do cơ giới hóa trong NN. Đàn lợn, gia cầm tăng do nhu cầu về thịt, trứng tăng. 4. Củng cố, đánh giá: Học sinh tiến hành làm bài tập 2.ở bảng 10.2 5. Hoạt động nối tiếp:Về nhà hoàn thành xong bài tập 2. Chuẩn bị bài 11 để tiết sau học, xem kĩ các sơ đồ và các câu hỏi ở trong bài, đem theo Át lát địa lí Việt Nam để học. Tiết 12 Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN. VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Vai trò của các nhân tố tự nhiên và các nhân tố KT-XH đối với sự phát triển và phân bố Công nghiệp ở nước ta. 2.Về kĩ năng: Phân tích bản đồ khoáng sản VN hoặc atlát địa lí VN về đặc điểm và phân bố Một số khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố các ngành CN trọng điểm của nước ta. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Động não; thảo luận nhóm; học sinh làm việc cá nhân, trình bày 1 phút. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ khoáng sản Việt Nam. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Kiểm tra vở bài tập một số học sinh về việc làm bài tập 2/ 38 ở nhà. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về các nhân tố tự nhiên. I. Các nhân tố tự nhiên. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV đưa ra sơ đồ ráp để HS điền tiếp: Nhiên liệu.Cơ sở ptcn. Kh sản: Kim loại..... Phi kim loại... NTTN VLXD.... Thủy năng:…. Tài nguyên thiên nhiên:… Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố công nghiệp. ● Dựa vào BĐ khoáng sản VN và kiến thức đã học,.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> nhận xét ảnh hưởng phân bố tài nguyên KS tới phân bố một số ngành CN trọng điểm? GV gọi 1 HS đọc thuật ngữ CN trọng điểm / 153. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành (Hình 11.1/39) - Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. - Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. HĐ2: Tìm hiểu các nhân tố kinh tế-xã hội. II. Các nhân tố kinh tế - xã hội. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: Bước1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Dân cư và lao động đã ảnh hưởng gì đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Cho ví dụ? Nhóm 2: Cơ sở VC-KT trong CN và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN? Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp? Nhóm 3: Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp? Cho ví dụ? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày, học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh. GVTK: Hiện nay về nông nghiệp cả nước có 5300 công trình thủy lợi, về công nghiệp có 2821 xí nghiệp, mạng lưới GTVT lan tỏa khắp nơi. Thị trường có tác dụng định hướng sản xuất CN, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và phân bố công nghiệp. Bước 3: GV chuẩn kiến thức: 1. Dân cư và lao động. - Nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, có khả năng tiếp thu khoa học-kĩ thuật. 2. Cơ sở vật chất-Kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng. - Đang được cải thiện, song còn nhiều hạn chế: + Có nhiều trình độ công nghệ, chưa đồng bộ. + Phân bố tập trung ở một số vùng. 3. Chính sách phát triển CN. - Có nhiều chính sách phát triển: chính sách CN hóa và đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. 4. Thị trường. - Ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt: + Thị trường trong nước bị sự cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Học sinh lên bảng làm bài tập 1/ 41. Các yếu tố đầu vào: Nguyên- nhiên liệu, năng lượng, lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật. Các nhân tố đầu ra: Chính sách, thị trường trong và ngoài nước. 2. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, đối với ngành CN chế biến lương thực thực phẩm? - Là cơ sở cung cấp nguyên liệu, đảm bảo cho sự phát triển của ngành CN chế biến LTTP. 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà làm bài tập 1, 2. Chuẩn bị bài 12 để tiết sau học, lưu ý xem kĩ H 12.1 và câu hỏi. Lược đồ H 12.2, H 12.3 và các câu hỏi trong bài.. Tiết 13 Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. - Giải thích được vì sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm CN lớn nhất nước ta. 2.Về kĩ năng: - Phân tích biểu đồ để thấy được nước ta có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. - Phân tích bản đồ CN hoặc Atlát địa lí VN để thấy rõ một số ngành CN trọng điểm, các trung tâm CN ở nước ta. Xác định được 2 khu vực tập trung CN lớn, 2 trung tâm CN lớn. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Động não; học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề trình bày 1 phút. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ CN khai thác nhiên liệu và CN điện VN. - Bản đồ công nghiệp Việt Nam. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. I. Cơ cấu ngành công nghiệp HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV goi 1 HS đứng lên đọc phấn I lên và hỏi: ● Quan sát hình 12.1, em có nhận xét gì về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta? ● Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? - Cơ cấu ngành đa dạng: gồm CN ● Từ H 12.1, xếp thứ tự các ngành CN trọng điểm theo nặng, CN nhẹ và CN chế biến tỉ trọng từ lớn đến nhỏ? lương thực-thực phẩm. Bước 2: GV chuẩn kiến thức: - Một số ngành CN trọng điểm đã được hình thành (là những ngành chiếm tỉ trọng cao ..) HĐ2: Tìm hiểu các ngành CN trọng điểm nước ta. II. Các ngành CN trọng điểm HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: - Phát triển nhanh: Bước1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Cho biết cơ cấu và sự phát triển CN khai thác nhiên liệu, CN điện? Xác định các mỏ than lớn, mỏ dầu và một số nhà máy điện lớn của nước ta?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Nhóm 2: Trình bày cơ cấu và sự phát triển CN chế biến lương thực thực phẩm? Vì sao CN chế biến LTTP lại chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị SXCN nước ta? Nhóm 3: Cho biết sự phát triển và phân bố của CN dệt may? Tại sao các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất của nước ta? Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo theo trình tự bài học: Nhóm 1 báo cáo, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung… ● Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm gì chung? (Phân bố gần các nguồn năng lượng “sơ cấp”như nguồn than, sông có trữ năng thuỷ điện lớn.) GV chuẩn kiến thức: 1. CN khai thác nhiên liệu - Khai thác than chủ yếu ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, sản lượng khai thác liên tục tăng và đạt 34 triệu tấn (năm 2005). - Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa phía Nam, sản lượng tăng liên tục đạt 18,5 triệu tấn(2005). 2. Công nghiệp điện. Nhóm 2 báo cáo, học sinh dưới lớp nhận xét,.. - Phát triển thuỷ điện: Hoà Bình, ● Liên hệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có những ngành CN Ialy, Trị An,..và nhiệt điện: Phú nặng nào? Hoạt động sản xuất công nghiệp có ảnh Mỹ, Phả Lại, Uông Bí,… hưởng đến môi trường như thế nào? - Sản lượng điện tăng nhanh, sản Giải thích: Vì có nguồn nguyên liệu phong phú, đa xuất gần 52,1 tỉ KWh (2005). dạng, nguồn lao động dồi dào, xây dựng nhanh, cần ít 3. Công nghiệp chế biến lương vốn, có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài thực thực phẩm nước. GV chuẩn kiến thức: - Là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất Nhóm 3 báo cáo, HS dưới lớp nhận xét,.. công nghiệp. Năm 2007, 2008 kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt - Gôm chế biến sản phẩm trồng may vươn lên dẫn đầu, đứng thứ 2 là dầu khí. trọt, sản phẩm chăn nuôi, thuỷ GV chuẩn kiến thức: sản. - Phân bố rộng khắp cả nước. 4. Công nghiệp dệt may. HĐ3: Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV treo bản đồ CN VN lên bảng và hỏi: ● Quan sát trên bản đồ, em có nhận xét gì về sự phân bố các trung tâm CN lớn ở nước ta? ● Xác định 2 khu vực tập trung CN lớn nhất nước ta? ● Vì sao TP Hồ chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm CN lớn nhất nước ta? Bước 2: GV GT: là 2 thành phố lớn nhất, phát triển. - Rất phát triển, dựa trên ưu thế về nguồn lao động giá rẻ. - Là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. III. Các trung tâm công nghiệp lớn. - Hai khu vực tập trung CN lớn.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> nhiều ngành công nghiệp nhất là các ngàng CN trọng điểm có từ 6-7 ngành.và chuẩn kiến thức:. nhất nước ta: Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Hồng. - Hai trung tâm CN lớn nhất nước ta: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.. 4. Củng cố, đánh giá: 1. xác định trên BĐ các trung tâm CN tiêu biểu của các vùng kinh tế nước ta? 2. Trắc nghiệm: Các nhà máy xi măng lơn và hiện đại của nước ta tập trung nhiều nhất ở: a. Vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ. b. Vùng đông Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung bộ. c. Vùng Bắc Trung bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài, chuẩn bị bài13 tiết sau học, xem kĩ biểu đồ H 13.1 và câu hỏi. Tiết 14 Bài 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ. CỦA DỊCH VỤ I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được cơ cấu ngành dịch vụ nước ta phức tạp và ngày càng đa dạng hơn. - Biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ. 2.Về kĩ năng: - Phân tích số liệu, biểu đồ, lược đồ giao thông vận tải hoặc Atlát địa lí VN để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ ở nước ta. - Xác định trên bản đồ 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta và giải thích nguyên nhân. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại gợi mở; học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi- chia sẻ, thảo luận nhóm. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ GTVT và du lịch. Biểu đồ cơ cấu ngành dịch vụ. Sơ đồ cơ cấu ngành dịch vụ. - Một số hình ảnh minh hoạ về hoạt động của dịch vụ của nước ta. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Nước ta phát triển những ngành CN trọng điểm nào? Xác định trên bản đồ 2 khu vực tập trung CN lớn nhất của nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1:Tìm hiểu cơ cấu ngành dịch vụ. I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: trong nền kinh tế. Bước 1: GV gọi 1 HS đọc thuật ngữ dịch vụ/ 153, sau 1. Cơ cấu ngành dịch vụ. đó HS quan sát tiếp H 13.1 để trả lời các câu hỏi: ● Từ hình 13.1, hãy cho biết cơ cấu ngành dịch vụ nước ta?Dịch vụ nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? - Cơ cấu đa dạng gồm 3 nhóm Bước 2: GV chuẩn kiến thức: ngành: dịch vụ tiêu dùng chiếm tỉ trọng lớn nhất 51%, dịch vụ sản xuất 26,8%, dịch vụ công cộng.. HĐ2: Tìm hiểu vai trò của ngành dịch vụ. 2. Vai trò của dịch vụ trong sản HS làm việc cá nhân, cặp đôi-chia sẻ: xuất và đời sống. Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời ● Ngành dịch vụ có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? HS trao đổi cặp đôi, thời gian 2 phút: ● Phân tích vai trò của ngành bưu chính- viễn thông trong sản xuất và đời sống? - Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Vai trò: vận chuyển thư, điện báo, bưu phẩm. Cung cấp thông tin phục vụ phát triển KT-XH và phục vụ nhu cầu đời sống, phục vụ cứu hộ, cứu nạn. ● Lấy ví dụ để chứng tỏ nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng? Bước 2: GV chuẩn kiến thức:. xuất và tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế. - Tạo ra các mối quan hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. - Tạo nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm phát triển và phân bố các II. Đặc điểm phát triển và phân ngành dịch vụ ở nước ta: bố các ngành dịch vụ ở nước ta. HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút: 1. Đặc điểm phát triển. Bước1: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao việc: Nhóm 1: Cho biết đặc điểm phát triển của ngành DV? Vì sao ngành dịch vụ ở nước ta phát triển chưa mạnh? Nhóm 2: Cho biết đặc điểm phân bố ngành DV? Tại sao Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều? Nhóm 3: Xác định trên bản đồ 1 số trung tâm dịch vụ lớn của nước ta? Vì sao Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm DV lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày theo trình tự bài học: Nhóm 1 báo cáo, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung (nếu thiếu). Nguyên nhân: Do còn hạn chế về cơ sở hạ tầng kĩ thuật, về trình độ công nghệ và cả về lao động nên ngành dịch vụ nước ta phát triển chưa mạnh GV chuẩn kiến thức: - Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP nước ta 38,5% (2002). - Phát triển khá nhanh, có nhiều cơ hội vươn lên ngang tầm quốc tế. - Có khả năng thu lợi nhuận cao. 2. Đặc điểm phân bố. Nhóm 2,3 ,ần lượt báo cáo, , HS dưới lớp nhận xét,.. Giải thích: Vì đây là 2 trung tâm KT, chính trị, văn hoá lớn, là 2 thành phố lớn nhất và đông dân nhất ở nước ta. GV chuẩn kiến thức:. - Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất. - Phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở những nơi đông dân và kinh tế phát triển. - Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất, đa dạng nhất ở nước ta: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.. 4. Củng cố, đánh giá: 1. Trắc nghiệm: HS chọn đáp án đúng nhất của câu: ● Ở nhiều nước đang phát triển, tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP còn thấp do: a. Mức sống của người dân còn thấp..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> b. Cơ sở hạ tầng dịch vụ còn kém phát triển. c. Công nghiệp, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn dịch vụ. 5. Hoạt động nối tiếp: Học bài, làm bài tập 1,2,3 SGK/ 50. Chuẩn bị bài 14 tiết sau học.. Tiết 15 Bài 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của mạng lưới giao thông vận tải. - Biết được tình hình phát triển của mạng lưới bưu chính viễn thông ở nước ta. 2.Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng: Đọc và phân tích bản đồ giao thông vận tải nước ta. - Phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới GTVT với sự phân bố các ngành KT. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại gợi mở; học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi- chia sẻ, thảo luận nhóm. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam. - Biểu đồ mật độ điện thoại cố định. Một số hình ảnh minh hoạ về hoạt động của GTVT. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2 .Kiểm tra bài: Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ nước ta? Xác định trên bản đồ hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về ý nghĩa của GTVT: I. Giao thông vận tải. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: 1. Ý nghĩa: Bước 1: GV gọi 1 HS đọc phần 1 và hỏi: ● Tại sao khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, giao - Đặc biệt quan trọng đối với sự thông vận tải được chú trọng đi trước một bước? phát triển KT- XH của đất nước: GTVT được coi là mạch máu của nền kinh tế, có vị trí + Thúc đẩy sản xuất phát triển, quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH, có tác dụng lớn phục vụ nhu cầu của nhân dân. đến sự phát triển KT-XH quốc gia. + Thực hiện các mối quan hệ trong Bước 2: GV chuẩn kiến thức: và ngoài nước. HĐ2: Tìm hiểu về sự phát triển của GTVT nước ta. 2. Giao thông vận tải ở nước ta HS làm việc cá nhân và hoạt động nhóm: đã phát triển đầy đủ các loại Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và bảng 14.1 để hình. trả lời các câu hỏi: - Phân bố rộng khắp cả nước, chất ● Hiện nay nước ta đã phát triển các loại hình GTVT lượng đang được nâng cao. nào? ● Từ bảng 14.1, cho biết loại hình GTVT nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Loại hình nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao? GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận 5 phút: Nhóm 1: Cho biết sự phát triển đường bộ, đường sắt? Xác định trên bản đồ tuyến đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh? Nêu ý nghĩa đường Hồ Chí Minh ? Nhóm 2: Cho biết sự phát triển của đường sông, đường biển? Xác định trên BĐ một số cảng quốc tế và cảng nội a. Đường bộ:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> địa của nước ta? Nhóm 3: Cho biết sự phát triển đường hàng không, đường ống? Xác định trên bản đồ 3 sân bay quốc tế? Bước 2: Các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng trình bày theo trình tự bài học: Nhóm 1 báo cáo, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung (nếu thiếu). ● Vì sao đường sắt thống nhất cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống GTVT ở nước ta? GV: Vì 2 trục đường này nối liền các miền của đất nước Là 2 trục đường xuyên Việt. Ý nghĩa đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo phía Tây của đất nước, nhằm thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở phía Tây vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. GV chuẩn kiến thức:. Nhóm 2 báo cáo, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung… ● Kể tên một số cảng thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu? GV chuẩn kiến thức: Nhóm 3 báo cáo, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung… GV: Hiện nay nước ta đã có 5 sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Phú Bài, Cam Ranh. GV chuẩn kiến thức: HĐ2: Tìm hiểu về bưu chính viễn thông. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV gọi 1 HS đọc phần II lên và hỏi: ● Vai trò của ngành bưu chính viễn thông trong quá trình đổi mới, hội nhập của nền kinh tế đất nước? ● Cho biết sự kiện lịch sử to lớn của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam đã đạt được năm 2007? GV: Vệ tinh VINASAT-1 của VN được phóng lên quỹ đạo ngày 19 tháng 4 năm 2008. VINASAT-2 ngày 16 tháng 5 năm 2012 thể hiện chủ quyền quốc gia của VN trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh VN trên trường quốc tế, giúp nâng cao năng lực và trình độ an toàn cho mạng truyền dẫn viễn thông nước ta. ● Việc phát triển dịch vụ điện thoại, Intemet có tác động gì đến đời sống kinh tế- xã hội ở nước ta? ● Xác định trên bản đồ hai trung tâm bưu chính viễn thông lớn nhất của nước ta? GV chuẩn kiến thức:. 4. Củng cố, đánh giá:. - Chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất.. - Các tuyến đường quan trọng: quốc lộ: 1A, quốc lộ 5, 18, 22, 51, đường Hồ Chí Minh. b. Đường sắt: - Chỉ có một số tuyến, quan trọng nhất là tuyến Hà Nội- TP Hồ Chí Minh. c. Đường sông: - Mới khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và sông Hồng. d. Đường biển: - Gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh. Ba cảng lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài gòn. đ. Đường hàng không: - Hành không VN đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa. e. Đường ống: - Vận tải ống ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí. II. Bưu chính viễn thông. - Bưu chính đã có những bước phát triển mạnh mẽ, mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp, nhiều dịch vụ mới chất lượng cao ra đời. - Viễn thông phát triển nhanh và hiện đại: Đã hòa mạng Interrnet quốc tế cuối năm 1997, số thuê bao Internet tăng nhanh.có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 1. Xác định tuyến đường: quốc lộ 1A. đường HCM, các cảng biển và các sân bay quốc tế? 3. Ngành GTVT có các đặc điểm gì? - Không tạo ra sản phẩm vật chất.. Giá trị sản phẩm tăng lên nhờ di chuyển về địa điểm. - Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển. 5. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài 15 để tiết sau học, xem kĩ hình 15.1 và hình 15.6. Tiết 16 Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Biết được đặc điểm phát triển và phân bố của ngành thương mại, ngành du lịch nước ta. - Giải thích được Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất 2.Về kĩ năng: - Đọc và phân tích biểu đồ hình cột, hình tròn. - Xác định được các trung tâm thương mại và du lịch lớn của VN trên bản đồ. 3.Về thái độ: HS ý thức được việc bảo vệ các tài nguyên du lịch của đất nước. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Đàm thoại gợi mở; học sinh làm việc cá nhân, cặp đôi- chia sẻ, thảo luận nhóm. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ giao thông vận tải và du lịch Việt Nam. - Một số hình ảnh minh hoạ về hoạt động thương mại và du lịch. H 15.1, H 15.6 - Bảng số liệu về cán cân xuất nhập khẩu VN năm 1989-2000. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Ý nghĩa của ngành GTVT ở nước ta? Xác định trên bản đồ đường quốc lộ 1A, các sân bay quốc tế, hai đầu mối GTVT lớn nhất của nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về thương.mại: I. Thương mại HS làm việc cá nhân và hoạt động nhóm: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời: ● Hoạt động thương mại gồm những ngành nào? ● Thế nào là nội thương và ngoại thương? GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận 5 phút: Nhóm 1: Vai trò của nội thương? Từ H 15.1, hãy nhận xét về hoạt động nội thương phân theo vùng năm 2002 và giải thích nguyên nhân của sự khác biệt ấy? Nhóm 2: Xác định trên bản đồ 2 trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất nước ta? Giải thích tại sao? Nhóm 3: Vai trò của ngoại thương? Nhận xét biểu đồ H 15.6? Vì sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á- TBD? HĐ2: Tìm hiểu về ngành nội thương: HS làm việc theo từng nhóm: Bước 1: Nhóm 1, 2 lần lượt báo cáo báo cáo, HS dưới lớp nhận xét, bổ sung (nếu thiếu). 1. Nội thương Bước 2: GVTK: Hoạt động nội thương không đồng đều trên các vùng lãnh thổ: Đông Nam Bộ đạt mức cao nhất cả nước do KT phát triển và dân cư đông đúc. -Hà Nội- TP Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất vì có vị trí đặc biệt thuận lợi, là 2 trung - Phát triển, hàng hóa phong tâm KT lớn nhất và có dân số đông, tập trung nhiều tài phú và đa dạng, sức mua của.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> nguyên du lịch. GV chuẩn kiến thức:. nhân dân tăng nhưng không đều giữa các vùng, mạnh nhất Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. 2. Ngoại thương. HĐ3: Tìm hiểu về ngành ngoại thương: HS hoạt động nhóm và cá nhân: Bước 1: Nhóm 3 báo cáo, HS dưới lớp nhận xét,.. ● Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta? Kim ngạch xuất- nhập khẩu (đơn vị tính triệu USD) Năm 1999 2003 2007 2008 Xuất k 11541,4 20149,3 48561,4 62685,1 Nhập k 11742,1 25255,8 62764,7 80713,8 T Số 23283,5 45405,1 111326,1 143398,9 ● Tính cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta từ năm 1999 – 2008? Bước 2: GVKL giá trị nhập khẩu> xuất khẩu, cán cân ngoại thương nước ta nhập siêu, đó chính là đặc trưng của các nước đang phát triển. Giải thích: Vì có vị trí gần với nước ta, đông dân, tốc độ - Là hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển kinh tế nhanh và ổn định. quan trọng nhất ở nước ta, giải GV chuẩn kiến thức: quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất - Xuất khẩu: Hàng dệt may, dầu thô, thủy sản đông lạnh, than, gạo - Thị trường XK được mở rộng. II. Du Lịch HĐ4: Tìm hiểu về ngành du lịch nước ta. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời: ● Vai trò của du lịch? Xác định trên bản đồ 1 số trung tâm du lịch nổi tiếng? - Ngày càng khẳng định vị thế ● Vì sao tiềm năng phát triển du lịch của nước ta đa của mình trong cơ cấu kinh tế cả dạng và phong phú nhưng thực tế sự phát triển của nước. ngành còn hạn chế? ● Phương hướng đẩy mạnh phát triển ngành du lịch hiện - Tiềm năng du lịch phong phú, gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên nay ở nước ta là gì? và tài nguyên du lịch nhân văn Bước 2: GV chuẩn kiến thức: (xem ví dụ SGK) - Phát triển ngày càng nhanh. 4. Củng cố, đánh giá 1. Xác định trên bản đồ các trung tâm du lịch lớn nhất ở nước ta hiện nay? 2. Để hàng nông sản xuất khẩu của VN đứng vững trên thị trường thế giới cần phải làm gì? - Nâng cao chất lượng chế biến, đăng kí thương hiệu. - Nắm bắt nhanh thông tin thị trường, am hiểu pháp luật quốc tế. 5. Hoạt động nối tiếp: Dựa vào bảng số liệu sau, đơn vị tính nghìn lượt người: Năm 1995 1999 2002 2005 2008 Tổng số khách du lịch 1351,3 1781,8 2628,2 3477,5 4235,8 a. Vẽ biểu đồ cột thê hiện lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2008?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> b. Nêu nhận xét? - Chuẩn bị bài 16 để tiết sau thực hành, đem theo máy tính và dụng cụ học tập. Tiết 17. Bài 16:. THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ. I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Sau bài học, học sinh cần: - Cũng cố các kiến thức đã học từ bài 6 về chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta. 2.Về kĩ năng: - Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta và nhận xét biểu đồ. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Học sinh làm việc cá nhân, động não, thực hành vẽ III. Phương tiện dạy học: - Bảng số liệu, máy tính, thước kẻ, phấn màu. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2 .Kiểm tra bài: Vai trò của ngành ngoại thương? Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu các bước tiến hành vẽ biểu đồ.miền. HS làm việc cá nhân, độc lập suy nghĩ: Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ bảng số liệu và hỏi: ● Căn cứ vào đâu để xác định loại biểu đồ cần vẽ? ● Khi nào thì chúng ta phải vẽ biểu đồ miền? Bước 2: GV hướng dẫn HS các bước tiến hành vẽ biểu đồ miền: Bước 1: Quan sát kĩ bảng số liệu để nhận biết loại biểu đồ cần vẽ. - Vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu là % của nhiều năm: từ 4 năm trở lên (Nếu có 2 hoặc 3 năm vẽ BĐ hình tròn) Bước 2: Tiến hành vẽ: - Biểu đồ miền là hình chữ nhật, trục tung có trị số là 100%, trục hoành là các năm tương ứng với khoảng cách năm. - Vẽ từng chỉ tiêu một theo hàng ngang của bảng số liệu. Khi vẽ đến chỉ tiêu thứ 2, ta phải cộng gộp số liệu của chỉ tiêu 1 và 2 lại theo từng năm. - Dùng 3 kí hiệu phân biệt cho 3 chỉ tiêu và có chú giải, sau đó ghi tên biểu đồ ở phía dưới . Bước 3: Trên cơ sở biểu đồ đã vẽ xong, quan sát rút ra nhận xét. HĐ2: Tiến hành vẽ: HS làm việc cá nhân: Bước 1: GV vẽ mẫu trên bảng một ngành nông-lâm1.Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu ngư nghiệp, sau đó gọi 2 HS lên bảng vẽ tiếp, HS dưới GDP của nước ta thời kì 1991lớp vẽ vào vở: 2002. GV cho HS dưới lớp nhận xét bài vẽ của 2 bạn trên bảng, sau đó GV kiểm tra vở một số em xem vẽ các em vẽ đúng chưa và nmhận xét..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Bước 2: Dựa vào biểu đồ đã vẽ, nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của từng ngành . ● Quan sát biểu đồ, em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ trọng của các ngành kinh tế nước ta từ năm 19912002? ● Sự giảm tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên điếu gì? ● Sự chuyển dịch cơ cấu KT của nước ta nhằm mục đích gì? Mục đích hội nhập vào nền kinh tế của thế giới. ● Nguyên nhân làm thay đổi cơ cấu kinh tế nước ta? GV:Do chịu tác động của xu hướng toàn cầu hóa nền KT thế giới, ảnh hưởng của cuộc cách mạng KHKT hiện đại trên thế giới. Bước 3: GV chuẩn kiến thức:. 2. Nhận xét biểu đồ. Tỉ trọng của các khu vực kinh tế nước ta thời kì 1991-2002 có sự thay đổi là: - Khu vực N, L,NN giảm xuống nhiều nhất và giảm 17,5% . - Khu vực CN-XD tăng lên nhanh nhất và tăng là 14,7%. - Khu vực dịch vụ còn biến động, tăng ít và tăng 2,8%. Thực tế này phản ánh chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang tiến triển nhằm phù hơp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới.. 4. Củng cố, đánh giá 1. GV kiểm tra và nhận xét bài vẽ trong vở của một số HS, của 2 HS lên bảng vẽ 2. Trắc nghiệm: HS chọn đáp án đúng nhất của các câu sau: ● Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong giai đoạn 1991-2002 cho thấy: a. Sự chuyển hóa mạnh về cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. b. Sự chuyển đổi số lao động từ nông thôn lên thành thị. c. Đổi mới công nghệ trong nền kinh tế nước ta. ● Nguyên nhân cơ bản nhất làm tỉ trọng CN-XD tăng mạnh trong cơ cấu GDP nước ta do: a. Nguồn khoáng sản phong phú. b. Mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới. c. Chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhà nước. 5. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học và làm bài tập sau: Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu GDP của nước ta trong thời kì 1990-2006 (%) Năm 1990 1995 2000 2005 2006 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm, ngư nghiệp 38,7 27,2 24,5 21 20,4 Công nghiêp- xây dựng 22,7 28,8 36,7 41 41,5 Dịch vụ 38,6 44 38,8 38 38,1 a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kì 1990-2006? Nhận xét về sự đổi tỉ trọng của các ngành từ năm 1990-2006 và nêu nhận xét ? - Tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết, ôn từ bài 2-16, đem theo máy tính và dụng cụ.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> và máy tính để vẽ biểu đồ và làm bài tập. Tiết 18 ÔN T ẬP (Kiểm tra 1 tiết ) I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Học sinh phải biết: Hệ thống hóa kiến thức địa lí phần kinh tế của nước ta. - Sự phát triển của nền kinh tế. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế. - Sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế nước ta hiện nay. 2.Về kĩ năng: - Vẽ biểu đồ cơ cấu, biểu đồ hình cột, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. II. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực: - Học sinh làm việc cá nhân, động não, suy nghĩ. III. Phương tiện dạy học: - Bản đồ kinh tế Việt Nam, bảng số liệu: 8.1, 9.2, 10.1, 16.1. IV. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2. Kiểm tra bài: Kiểm tra bài vẽ biểu đồ miền trong vở ghi của một số học sinh. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: Phương pháp: CV nêu câu hỏi và gọi HS lên bảng trả lời và đánh giá điểm kiểm tra không thường xuyên. 1. Trình bày sự phân bố dân cư của nước ta và giải thích nguyên nhân? 2. Trình bày nguồn lao động và sử dụng lao động của nước ta? Giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động? 3. Chuyển dịch cơ cấu KT là nét đặc trưng của quá trình đổi mới đã phản ánh điều gì? - Chuyển dịch cơ cấu ngành đã phán ánh quá trình CN hóa, hiện đại hóa đang tiến triển. - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ đã định hướng sản xuất đúng với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng. - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế đã phát huy tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước. 4. Nêu các nhân tố tư nhiên và các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp? 5. Nêu các nhân tố tư nhiên và các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? 6. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, dịch vụ, bưu chính viễn thông? 7. Phân tích được tác động của dịch vụ điện thoại, Internet đến đời sống kinh tế-xã hội nước ta? 8. Dựa vào kiến thức đã học và Átlát Địa lí Việt Nam trang 25, chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng? 9. Dựa vào bảng số liệu sau: Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465 1120,9 344,1 1998 1782 1357,0 425,0 2005 3432,8 1995,4 1437,4 Vẽ biểu đồ hình cột thể sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta thời kì 1990-2005? Nhận xét và giải thích vì sao sản lượng thủy sản nuôi trồng có có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác? 4. Củng cố, đánh giá: 5. Hoạt động nối tiếp: Ôn bài 6-16, xem lại các biểu đồ đã vẽ để tiết sau kiểm tra 1 tiết..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Tiết 19: KIỂM TRA MỘT TIẾT 1. Xác định mục tiêu kiểm tra: Đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Kiến thức phần dân cư và phần kinh tế Việt Nam. - Kiểm tra 3 mức độ: Nhận biết 50%, thông hiểu 20%, vận dụng 30%. 2. Xác nhận hình thức kiểm tra: Đề kiểm tra tự luận hoàn toàn (100%). 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra 1 tiết: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề (nội dung, Chương) /Mức độ nhận thức ĐỊA LÍ DÂN CƯ 30% TSĐ = 3 điểm. Vận dụng Nhận biết - Trình bày được phân bố dân cư của nước ta . 100% TSĐ = 3 điểm Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào.. Vận dụng. Vận dụng sáng tạo. Tổng cộng. 1 câu 30% TSĐ = 3 điểm. 20% TSĐ = 2 điểm. 20% TSĐ = 2 điểm. - Vẽ được biểu đồ hình cột. - Nhận xét được tốc độ tăng của sản lượng thủy Sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng. 20% TSĐ = 2 điểm. 5,0 điểm = 50% TSĐ. 2,0 điểm = 20% TSĐ. 2,0 điểm = 20% TSĐ. ĐỊA LÍ KINH TẾ. 70% TSĐ = 7 điểm Tổng số điểm 10 Tổng số câu 4. Thông hiểu. Phân tích được tác động của dịch vụ điện thoại, Internet đến đời sống kinh tế-xã hội của nước ta?. - Giải thích được nguyên nhân sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng .thủy sản khai thác. 10% TSĐ = 1 điểm 1,0 điểm =10% TSĐ. 3 câu. 70% TSĐ = 7 điểm 4 câu 10 điểm. ĐỀ KIỂM TRA: Câu 1 (3,0 điểm): Hãy trình bày sự phân bố dân cư của nước ta Câu 2 (2,0 điểm): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào? Câu 3 (2,0 điểm): Phân tích tác động của dịch vụ điện thoại, Internet đến đời sống kinh tế-xã hội của nước ta? Câu 4 (3,0 điểm): Cho bảng số liệu: Sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn) Năm. Tổng số. Chia ra Khai thác. Nuôi trồng.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 1990 1995 2000 2002. 890,6 1584,4 2250,5 2647,4. 728,5 1195,3 1660,9 1802,6. 162,1 389,1 589,6 844,8. a. Vẽ biểu đồ hình cột thể sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta thời kì 1990-2002? b. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích vì sao sản lượng thủy sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác? ĐÁP ÁN CHẤM: Câu 1(3,0 điểm): Sự phân bố dân cư nước ta: - Dân cư nước ta phân bố không đều trên lãnh thổ: (0,75 đ) + Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị như đồng bằng sông Hồng 1192 người/km2, TP Hồ Chí Minh 2664 người/km2 vì điều kiện sống và sản xuất thuận lợi(2003) (0,75 đ) + Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất:Tây nguyên 84 người/ km2 (0,75 đ) - Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch nhau: Năm 2005 có dân 26,9% số sống ở thành thị và 73,1% sống ở nông thôn. (0,75 đ) Câu 2 (2,0 điểm): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố: - Các nhân tố tự nhiên: Gồm tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật. => Là nhân tố tiền đề cơ bản (1,0 đ) - Các nhân tố kinh tế- xã hội:Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất- kĩ thuật, chính sách phát triển NN, thị trường trong và ngoài nuớc.=>Là nhân tố quyết định sự phát triển (1,0 đ) Câu 3 (2,0 điểm): Tác động của dịch vụ điện thoại, Internet đến đời sống kinh tế-xã hội của nước ta: + Mặt tích cực:dịch vụ điện thoại và , Intemet giúp cho việc thông tin liên lạc trong nước và quốc tế tiện lợi, nhanh chóng nhất, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về giá cả và tìm kiếm thị trường. Giúp người dân cập nhật các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới, bổ ích để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. phục vụ cho việc dạy học trên mạng. + Mặt tiêu cực: một số kẻ xấu dùng điện thoại để nhắn các tin rác lười dối để moi tiền khách hàng trong tài khoản, học sinh đem điện thoại đến trường để chơi game trong giờ học hoặc nhắn tin cho bạn, gây ảnh hưởng giờ học.Qua Intemet có nhiều hình ảnh và các bộ phim bạo lực, đồi trụy do kẻ xấu cài vào gây nguy hại cho học sinh và sinh viên. Họăc nghiện chơi game trên Intemet lười học, học kém và sinh tật trộm cắp. (0,5 điểm) Câu 4 (3,0 điểm): - Vẽ biểu đồ đẹp, chính xác về độ cao các cột và khoảng cách năm, dùng 2 kí hiệu phân biệt, chú giải và ghi tên biểu đồ đầy đủ (1,5 điểm) - Nhận xét: Thời kì 1990-2002, sản lượng thủy thủy sản khai thác tăng 1074,1 nghìn tấn (gấp 2,47 lần.) Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 682,7 nghìn tấn (gấp 5,21 lần). (0,5 điểm) - Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai: (1,0 điểm) + Do đáp ứng nhu cầu của thị trường. và ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển. Do mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long..

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×