Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 26 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG. ............ 2. I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 4. II. GIỚI THIỆU ...................................................................................................................................... 7. 1. Hiện trạng. ............................................................................................................................... 7. 2. Giải pháp thay thế ............................................................................................................. 7. 3. Một số đề tài gần đây ........................................................................................................ 8. 4. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................................... 9. 5. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................... 9. III. PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................................................... 9. 1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................................ 9. 2. Thiết kế. ........................................................................................................................................ 10. 3. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................................... 11. 4. Tiến hành thực nghiệm........................................................................................................ 15. 5. Đo lường ........................................................................................................................................ 15. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ....................... 15. 1. Phân tích dữ liệu .................................................................................................................. 15. 2. Bàn luận kết quả ..................................................................................................................... 16. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .................................................................................................... 16. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 17 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 18. VIII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 19. PHỤ LỤC I: BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG.................................... 14. PHỤ LỤC II: KẾ HOẠCH BÀI HỌC............................................................ 22. PHỤ LỤC III: BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG ...................................... 25. PHỤ LỤC IV: KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG 26.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập của phân môn thường thức mỹ thuật bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Giới ở học kì I thông qua việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học. Bước Hiện trạng Nguyên nhân. Giải pháp thay thế Vấn đề nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu Thiết kế. Đo lường. Phân tích dữ liệu:. Hoạt động Chất lượng học tập phân môn thường thức mỹ thuật của học sinh khối 6 trường THCS Biên Giới còn thấp. - Do gia đình các em hướng cho các em vào các môn học chính như : Văn,Toán, Anh…. - Các em chưa chuẩn bị bài khi đến lớp. - Các em tiếp thu kiến thức bài học một cách thụ động, không lưu giữ kiến thức được lâu. - Các em không thích học phân môn thường thức mỹ thuật. - Gia đình các em chưa theo sát việc học của con cái. - Giờ học còn theo lối truyền thống nhàm chán, các em chưa hứng thú, chưa chủ động nắm bắt kiến thức… Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6. Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6 có góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh khối 6 hay không? Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6 có góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh khối 6. Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Kiểm tra Kiểm tra Nhóm trước tác Tác động sau tác động động N1(6A) O1 X O3 N2(6B) O2 --O4 1. Kiểm tra kiến thức về các câu hỏi bao quát nội dung các bài thường thức mỹ thuật đã học. 2. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra. 3. Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra. Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập và mức độ ảnh hưởng..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Kết quả. Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học của phân môn thường thức mỹ thuật góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THCS Biên Giới, học sinh tích cực, hứng thú học tập, chủ động chiếm lĩnh tri thức, khắc sâu kiến thức hơn.. Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT - BỘ MÔN MỸ THUẬT 6 TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI Ở HỌC KÌ I THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI Ở PHẦN TỔNG KẾT BÀI HỌC. Giáo viên nghiên cứu: TRẦN THỊ TRÚC LINH Đơn vị: Trường THCS Biên Giới - Châu Thành - Tây Ninh I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trong xã hội hiện đại hiện nay, với sự bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển với tốc độ nhanh thì chúng ta - những người giáo viên không thể nhồi nhét kiến thức cho học sinh theo lối truyền thống mà phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phải là hoa tiêu hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, phải quan tâm dạy cho các em phương pháp, cách thức học ngay từ đầu và càng lên cấp cao hơn càng phải được chú trọng hơn. Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Nếu rèn luyện cho học sinh có phương pháp có kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người học sinh, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Xu hướng trên thế giới và ở nước ta hiện nay là giáo dục theo phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động, tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ, các yêu cầu để tự chiếm lĩnh tri thức mới và cần thiết, đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Nhìn chung giáo viên đã từng bước làm quen dần với nội dung và phương pháp mới. Và trong quá trình giảng dạy đã tìm ra những phương pháp mới để đưa vào giảng dạy, nhằm tạo ra kết quả tốt cho việc dạy của thầy và học của trò. Cùng với các môn học khác, môn Mỹ thuật ở THCS được biên soạn lại theo chương trình cải cách giáo dục, là môn học độc lập trong chương trình học tập.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> của học sinh THCS, nội dung rõ ràng, khoa học, chú trọng nền mỹ thuật dân tộc và thế giới. Cái đẹp trong hội họa là gì? Là sự phản ánh và miêu tả một cách sáng tạo vẻ đẹp của thiên nhiên về cuộc sống xã hội, cho nên vẻ đẹp của cuộc sống và thiên nhiên là ngọn nguồn của cái đẹp trong nghệ thuật. Vẻ đẹp trong nghệ thuật hội họa chính là sự bắt nguồn của cuộc sống được người nghệ sĩ sử dụng ngôn từ hội họa thể hiện bằng tâm hồn của họ để miêu tả cho nó có tính thẩm mĩ và nghệ thuật. Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà tất cả các em học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu. Như chúng ta biết, dạy mỹ thuật không phải là đào tạo các em trở thành những người họa sĩ mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với cái đẹp cơ bản nhất, tập cho các em biết tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hôm nay và mai sau. Môn mĩ thuật góp phần nâng cao năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng và tính sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc khoa học nhằm hình thành ở các em phẩm chất của người lao động kiểu mới đáp ứng trong cuộc sống ngày nay. Khi đến giờ học mĩ thuật các em như cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng, thích thú hơn sau giờ học các môn tự nhiên và các môn xã hội khác bởi sự tự do, sáng tạo, không gò ép, không theo một định lý, nguyên tắc, quy tắc có tính rập khuôn như các tiết học khác với lượng kiến thức tương đối dài, đặc biệt là không phải chú ý tiết học suốt thời gian dài 45 phút. Đó là đối với các phân môn vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, còn đối với các bài thường thức mỹ thuật có lẽ các em còn xem nhẹ, và còn cảm thấy nhàm chán, cho rằng không quan trọng, hay thấy rất khó nhớ, phải viết bài nhiều hay các em còn đánh đồng tiết thường thức mỹ thuật như các tiết học khô cứng ở các môn tự nhiên, xã hội khác. Thật ra thường thức mĩ thuật là một phân môn nhằm trang bị, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về nghệ thuật tạo hình thông qua một số kiến thức sơ lược về lịch sử mỹ thuật Việt Nam và trên thế giới, qua đó góp phần hình thành ở học.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> sinh sự cảm thụ cái đẹp một cách gián tiếp qua hình mảng, đường nét, hình khối, màu sắc, sự tinh xảo… Qua tiết học thường thức mĩ thuật các em được trở về các triều đại, các nền mĩ thuật Việt Nam, biết sự tinh xảo của kỹ thuật làm gốm, làm tranh, làm quen với các công trình kiến trúc tiêu biểu thời bấy giờ và còn lưu giữ cho mai sau qua những hiện vật, công trình kiến trúc, tranh ảnh… giúp cho các em thấy được giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm ấy, cũng như sáng tạo và sự lao động cần cù, miệt mài của con người hay những nghệ nhân, tác giả của chính những tác phẩm đó. Từ đó hình thành thị hiếu thẩm mỹ nơi các em cũng như tình cảm thẩm mĩ, biết trân trọng, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, giúp các em nâng cao nhận thức, làm cho tâm hồn các em trở nên phong phú và nhân cách phát triển toàn diện sâu sắc hơn. Do vậy, việc tôi sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học ở các tiết thường thức bài học sẽ làm thay đổi suy nghĩ của các em về một tiết học thay vì nhàm chán thì nay sẽ trở nên hứng thú, vui tươi, tự do sáng tạo, làm chủ chính mình, thử sức với nhiều lĩnh vực mới lạ, không căng thẳng, gò ép… Các em sẽ tự mình chiếm lĩnh tri thức, dễ nhớ, dễ hiểu và khắc sâu kiến thức hơn. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương: hai lớp 6 trường THCS Biên Giới, lớp 6A (12 học sinh) làm nhóm thực nghiệm, lớp 6B (12 học sinh ) làm nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm giáo viên có sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học giúp cho học sinh hứng thú, phấn khởi tham gia trò chơi và điều quan trọng là học sinh thích học thường thức mĩ thuật và các kiến thức học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình (giá trị trung bình ) bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 7.83, của lớp đối chứng là 6.83. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0.011 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng thông qua việc sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học của phân môn thường thức mĩ thuật - bộ môn mĩ thuật 6 có nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường THCS Biên Giới..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng: Những năm học vừa qua, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Mỹ thuật 6 tại trường THCS Biên Giới. Qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng thực trạng tiết học phân môn thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6, học sinh còn lơ là, xem nhẹ, chưa tích cực, chưa hứng thú, hay nói chung là lượng kiến thức các em tiếp thu còn hạn chế, chưa đọng lại sâu sắc cho lắm, nếu không muốn nói là kết quả học tập còn thấp. Nguyên nhân: - Do gia đình các em hướng cho các em vào các môn học chính như: Văn, Toán, Anh… - Các em chưa xem bài trước ở nhà. - Các em chán học thường thức mĩ thuật vì nội dung khô cứng. - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, các bậc phụ huynh chưa sâu sát việc học của các em. - Kiến thức học ở lớp dưới bị hỏng nhiều. - Học sinh tiếp thu kiến thức và nắm lại kiến thức một cách thụ động, khó nhớ, dễ quên. - Giờ học còn theo lối truyền thống, nhàm chán, các em chưa hứng thú, chưa chủ động nắm bắt kiến thức… Như vậy, để khắc phục những khó khăn trước mắt và giúp nâng cao kết quả học tập ở phân môn thường thức mỹ thuật của bộ môn Mỹ thuật 6, tôi chọn nguyên nhân “Do giáo viên còn tổ chức lớp học theo lối truyền thống nên dễ gây nhàm chán không tạo được sự hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập để nắm bắt kiến thức…”. Từ đó để tìm cách khắc phục hiện trạng này. 2. Giải pháp thay thế: Để khắc phục những nguyên nhân trên ,tôi có nhiều giải pháp như: - Tăng cường kiểm tra bài cũ. - Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà kỹ hơn..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Cô đọng kiến thức bài học lại. - Sử dụng đồ dùng dạy học có chất lượng… - Sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học. Như vậy, có nhiều giải pháp để khắc phục hiện trạng trên, tuy nhiên mỗi giải pháp có nhưng ưu, khuyết điểm khác nhau. Trong tất cả các giải pháp trên tôi quyết định chọn giải pháp “Nâng cao kết quả học tập của phân môn thường thức mỹ thuật - bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Giới ở học kì I thông qua việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học” nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Trong đề tài này, tôi sẽ lồng ghép một số trò chơi gây sự hứng thú cho học sinh khối 6 vào phần tổng kết bài học nhằm giúp học sinh yêu thích tiết học và kiến thức bài học được khắc sâu hơn. 3. Một số đề tài gần đây: Vấn đề “sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh ở phân môn thường thức mỹ thuật của bộ môn Mỹ thuật 6” đã có nhiều đề tài hay sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề viết dưới nhiều phương pháp khác nhau được trình bày. Ví dụ: - Đề tài: "Một số phương pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn thường thức mỹ thuật” Bùi Nguyên Hùng - trường THCS Nghi Trung - 2010 - 2011. - Chuyên đề mỹ thuật THCS trường THCS Đông Hưng 2 năm 2010 2011 (giáo án điện tử). - Đề tài: “Một số phương pháp phát triển kỹ năng thường thức mĩ thuật cho học sinh” trường THCS Lê Hồng Đức(2009-2010)-Yên Sơn - Tuyên Quang. - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nằm nâng cao chất lượng dạy và học mĩ thuật ở trường THCS” của Hà Văn Rung, năm 2011 - Đề tài: “Phương pháp tổ chức một số trò chơi trong dạy học mĩ thuật” Vũ Thanh Thủy - trường THCS Phúc Sơn - Tuyên Quang..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Các đề tài này đều nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập ở môn mỹ thuật nói chung và ở phân môn thường thức mỹ thuật nói riêng. Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu thực tế hơn và quan trọng hơn đó là sản phẩm, là thành quả lao động của chính mình, nghiên cứu cụ thể trên chính học sinh trường THCS Biên Giới. Để qua đó có giải pháp giảng dạy phù hợp hơn cho đối tượng học sinh mà bản thân tôi trực tiếp hướng dẫn. 4. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học thường thức mỹ thuật 6 có góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh hay không? 5. Giả thuyết nghiên cứu: - Sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học của phân môn thường thức mỹ thuật ở bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Giới ở học kì I có hướng tích cực, học sinh hứng thú học tập, tự chiếm lĩnh tri thức nhanh, khắc sâu kiến thức hơn… góp phần nâng cao kết quả học tập. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu 1.1. Khách thể nghiên cứu: Hệ thống một số trò chơi được sử dụng nhằn nâng cao sự hứng thú học tập ở học sinh 1.2. Đối tượng nghiên cứu: Lớp 6A và 6B của trường THCS Biên Giới đều do tôi trực tiếp giảng dạy nên hiểu khá rõ đối tượng học sinh. Tôi đã chọn nhóm học sinh (3 nam, 9 nữ) lớp 6A là nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh (3 nam, 9 nữ) lớp 6B là nhóm đối chứng. Hai nhóm được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về thành tích học tập, độ tuổi và ý thức học tập chủ động, tích cưc học tập như nhau. 2. Thiết kế:.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Chọn hai nhóm của 2 lớp: nhóm học sinh lớp 6A là nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh lớp 6B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra đầu năm trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương: Đối chứng. Thực nghiệm. 6.420. 6.580. Giá trị trung bình p. 0.3176. p = 0.3176 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương. Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu:. Nhóm Thực nghiệm (6A) Đối chứng (6B). KT trước TĐ O1 O2. Tác động Sử dụng một số trò chơi vào phần tổng kết bài học Không. KT sau TĐ O3 O4. 3. Quy trình nghiên cứu: Qua nghiên cứu lý luận thực tiễn, tôi đã sưu tầm được một số trò chơi: 1 - Trò chơi sắm vai. 2 - Trò chơi ai nhanh hơn. 3 - Trò chơi phân biệt nhanh. 4 - Trò chơi nhà thông thái..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> 5 - Trò chơi đoán ô chữ. 6 - Trò chơi thử tài làm hướng dẫn viên du lịch. 7 - Trò chơi rung chuông vàng. 8 - Trò chơi tiếp sức. 9 - Trò chơi “sắp xếp trật tự từ ngữ cho thành câu” Tôi lên kế hoạch giảng dạy cho cả 2 lớp từ ngày 08/10/2012 đến 09/01/2013. Trong đó nhóm đối chứng (6B) học tập bình thường theo PPCT của Bộ giáo dục và Đào tạo. Nhóm thực nghiệm tôi áp dụng các trò chơi mà tôi đã đúc kết rút ra trong quá trình giảng dạy. Cụ thể: Tiết 1: Sơ lược về mỹ thuật thời Lý(1010-1225) (Không tác động).. Một giờ học thường thức mĩ thuật Tiết 2: Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý. (Có tác động) - Ở phần tổng kết bài học ta sẽ sử dụng trò chơi sắp xếp trật tự từ ngữ cho thành câu hoàn chỉnh có nghĩa đúng. Trò chơi giúp cho học sinh củng cố việc sắp xếp từ thành một câu hoàn chỉnh có nghĩa, đúng với nội dung bài đã học, rèn cho học sinh trí nhớ và tính nhanh nhẹn. Giáo viên cần chuẩn bị một số từ ngữ để có thể sắp xếp thành một câu hoàn chỉnh..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Cách chơi: giáo viên sẽ chia lớp theo nhóm, mỗi nhóm có số học sinh tham gia khoảng 3 đến 4 em. Khi có lệnh của giáo viên các em nhận phiếu và sắp xếp sao cho thành một câu văn có nghĩa, phù hợp với nội dung bài học. Kết thúc nhóm nào xếp xong sớm nhất và chính xác nhất thì nhóm đó thắng. Ví dụ: Đối với bài này giáo viên sẽ chuẩn bị 2 bộ phiếu từ ngữ và chia làm 2 nhóm thi với nhau. mỗi nhóm sẽ nhận 2 bộ phiếu giống nhau. Một số phiếu như: chùa một cột(chùa Diên Hựu), xây dựng năm 1049, tượng A - di - đà,(chùa Phật Tích - Bắc Ninh) tạc từ đá xanh, màu xanh xám, nguyên khối, phần tượng và bệ chia thành 2 phần, rồng thời Lý, hiền, mềm mại, không có sừng, uốn khúc, theo kiểu thắt túi, nhịp nhàng, giống chữ s,…gốm thời Lý, xương gốm mỏng, màu men phong phú, trau chuốt, nhẹ nhàng, hình dáng…. Xung phong tham gia trò chơi.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tích cực tham gia chơi trò chơi Tiết 3: Tranh dân gian Việt Nam. (Có tác động) - Ở phần tổng kết bài học ta sẽ sử dụng trò chơi thử tài làm hướng dẫn viên du lịch. - Trò chơi giúp cho học sinh sự tự tin, mạnh dạn, trình bày câu từ to rõ lưu loát, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ nhớ, rèn cách xử lý tình huống, tạo sự sáng tạo bất ngờ. - Giáo viên chuẩn bị một số tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống Cách chơi: giáo viên cho 2 em xung phong làm 2 hướng dẫn viên du lịch và chọn thêm mỗi nhóm 5 em đóng vai trò là người đi du lịch. Chúng ta sẽ tưởng tượng, mình có 1 cỗ máy quay ngược được thời gian. Lần lượt nhóm đầu tiên gồm 1 hướng dẫn viên du lịch và 5 hành khách sẽ lên cỗ máy quay ngược thời gian, chúng ta sẽ quay về thời gian ra đời của tranh dân gian Việt nam, chúng ta sẽ đến thăm làng Đông Hồ, và phố Hàng Trống. Vị hướng dẫn viên du lịch sẽ có trách nhiệm giới thiệu về đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam, đặc điểm của tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống, giá trị.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> của tranh dân gian Việt Nam. Những hành khách du lịch có quyền đặt câu hỏi xoay quanh nội dung bài học. Lần lượt nhóm thứ 2 cũng làm tương tự. Gíáo viên và các bạn còn lại theo dõi. Kết thúc chuyến du lịch, giáo viên và các bạn còn lại sẽ nhận xét xem vị hướng dẫn viên du lịch nào giới thiệu hay, dễ hiểu, và đoàn hành khách nào có câu hỏi hay nhất, dí dỏm nhưng phù hợp nội dung bài học. Cuối cùng giáo viên nhận xét chung và khích lệ các em những việc đã làm được và rút kinh nghiệm những việc làm chưa tốt.. Chơi trò chơi. Cổ động nhiệt tình.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tiết cuối: Kiểm tra kết thúc môn (Kết quả sau tác động). Qua 2 tiết áp dụng dạy cho hai nhóm, một nhóm có tác động và một nhóm không có tác động. Thêm vào đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn nhắc nhở động viên các em về nhà học và xem trước bài. Trong giờ dạy tôi luôn tạo sự hứng thú cho học sinh, cũng như sự sáng tạo, sự tự tin chứng tỏ bản thân. 4. Tiến hành thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Trước thực nghiệm cả hai nhóm đều được kiểm tra để xác định trình độ ban đầu. Sau 2 tiết học tập chúng tôi tiến hành kiểm tra để tìm hiểu mức độ nắm kiến thức bài học ở hai nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm xác định tác dụng của việc sử dụng các trò chơi ở phần tổng kết bài học bằng cách so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của hai nhóm để làm sáng tỏ hiệu quả ở nội dung kiến thức ở các bài đã học. 5. Đo lường: Kết quả các bài kiểm tra được tính theo thang điểm 10: - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút sau khi học xong bài sơ lược về mỹ thuật thời Lý. - Bài kiểm tra sau tác động cũng là bài kiểm tra 15 phút do giáo viên chủ động xây dựng, thiết kế.(sau khi học xong bài: một số công trình tiêu biêu của mĩ thuật thời Lý, bài tranh dân gian Việt Nam). - Sau đó tôi đã tiến hành cho kiểm tra và chấm điểm theo biểu điểm đã xây dựng. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu: Bảng 3. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đối chứng 6.830 1.19. Thực nghiệm ĐTB 7.830 Độ lệch chuẩn 0.72 Giá trị P của T- test 0.0114 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.84 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả p = 0.0114 cho thấy sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa; tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.84. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học cho học sinh của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kết quả học tập của phân môn thường thức mỹ thuật - bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Giới ở học kì I thông qua việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học ” đã được kiểm chứng. 2. Bàn luận kết quả: Kết quả giá trị trung bình kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 7.83; của nhóm đối chứng là 6.83. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1; Điều đó cho thấy điểm giá trị trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.84. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-Test giá trị trung bình sau tác động của hai nhóm là: p = 0.0114 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong quá trình áp dụng những thực nghiệm trên, tôi nhận thấy điều cơ bản nhất trong mỗi tiết dạy là giáo viên phải tích cực, nhiệt tình và phải truyền đạt chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, có sự đầu tư cho tiết dạy ,có chuẩn bị đồ dùng dạy học..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Thường xuyên nhắc nhở, động viên, biểu dương, khích lệ tinh thần các em, giúp các em có động cơ, thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập. Trong quá trình giảng dạy môn Mỹ thuật nói chung và phân môn thường thức mỹ thuật nói riêng, muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh, trước hết người giáo viên phải có sự chuẩn bị , kế hoạch cụ thể; sự đầu tư đúng mức, xây dựng được hệ thống trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh và lượng kiến thức bài học, với thực tế cơ sở vật chất hiện có. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Việc sử dụng phương pháp “Nâng cao kết quả học tập của phân môn thường thức mỹ thuật - bộ môn Mỹ thuật 6 trường THCS Biên Giới ở học kì I thông qua việc sử dụng một số trò chơi ở phần tổng kết bài học” đã nâng cao kết quả học tập của học sinh 2. Khuyến nghị: Đề nghị các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường mở các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để các giáo viên như tôi được tìm hiểu sâu hơn các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực. Do thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu tham khảo và phương tiện kỹ thuật chuyên môn còn hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô đồng nghiệp góp ý xây dựng để đề tài có tính hiệu quả và ứng dụng thực tế cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Xin chân thành cảm ơn! Biên Giới, ngày 10 tháng 04 năm 2013 XÁC NHẬN CỦA BGH. Người viết TRẦN THỊ TRÚC LINH. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Mỹ thuật – Âm nhạc – Thể dục của Bộ giáo dục đào tạo. 2. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ thuật THCS của nhà xuất bản Giáo dục năm 2008. 3.. Sách GV mĩ thuật, tài liệu hướng dẫn giảng dạy mĩ thuật trong trường THCS. 4. Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt – Bỉ, Bộ GD và ĐT 5. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật. 6. Mạng Internet: VIII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> PHỤ LỤC I BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG MÔN: MĨ THUẬT 6 THỜI GIAN: 15 phút Đề : 1. Nghệ thuật kiến trúc thời Lý được chia làm mấy loại(1đ)? Nêu 1 vài đặc điểm của mỗi loại hình kiến trúc? (3đ) 2. Thời Lý có nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá, em hãy kể tên 1 số pho tượng? (1.5đ) Thời Lý dùng một số hình ảnh nào trong chạm khắc? (1.5đ) 3. Nêu đặc điểm của rồng thời Lý? (3đ) Đáp án: 1. Nghệ thuật kiến trúc thời Lý được chia làm 2 loại: Kiến trúc cung đình và kiến trúc phật giáo (1 đ) - Kiến trúc cung đình: là 1 quần thể gồm 2 lớp, bên trong gọi là hoàng thành, bên ngoài gọi là kinh thành...(1.5 đ) - Kiến trúc phật giáo: Thời Lý đạo phật được thịnh hành, nhiều công trình kiến trúc phật giáo được xây dựng như: Chùa Dạm, Chùa 1 Cột, Chùa Phật Tích... (1.5 đ) 2. Một số pho tượng thời Lý: Tượng phật Thế Tôn, Tượng phật A-Di-Đà, các con thú...(1.5đ) Thời Lý dùng 1 số hình ảnh để chạm khắc như: hoa, lá, mây, sóng nước...(1.5 đ) 3. Rồng thời Lý có đặc điểm: hiền lành, mềm mại, không có sừng, có hình giống chữ S, uốn khúc nhịp nhàng theo kiểu thắt túi? (3 đ). PHỤ LỤC II KẾ HOẠCH BÀI HỌC.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tuần: 10 Tiết: 10. BÀI 12 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ. I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hs hiểu biết thêm về nghệ thuật của MT thời Lý . 2. Kĩ năng: Hs nhận thức được về vẻ đẹp của một số công trình MT thời Lý 3. Thái độ: Hs biết trân trọng, yêu quý nghệ thuật dân tộc. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên: Tranh ĐDDH 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới bài học. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số học sinh 2. Kiểm tra miệng: Giáo viên và học sinh cùng nhắc lại 1 số kiến thức ở bài học trước - Kiến trúc thời Lý. - Chạm khắc và trang trí thời Lý - Gốm thời Lý 3. Tiến trình bài học: Nhà Lý với nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc, đã để lại nhiều ảnh hưởng cho nền mĩ thuật việt nam. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về 1 số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC. *HĐ1: Tìm hiểu công trình kiến I. Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu) trúc Xây dựng năm 1049. chùa Một Cột ( Hà Nội )(10 phút). Chùa được trùng tu nhiều lần - Gv đặt câu hỏi hướng dẫn hs thảo nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc ban luận như: đầu. Chùa Một Cột còn có tên gọi Chùa có kết cấu hình vuông đặt là gì ? ( chùa Diên Hựu ) trên một cột đá đường kính 1,25 m, Được xây dựng vào năm hình dáng giống như một đoá sen nào ? (1049) nở. Chùa có cấu trúc như thế nào? - Hs thảo luận cử đại diện trình bày. - Gv kết luận chung:Chùa Một Cột cho thấy trí tưởng tượng bay bổng của các nghệ nhân thời Lý, đồng.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> thời là một công trình kiến trúc độc đáo, đầy tính sáng tạo và đậm đà bản sắc dân tộc VN. *HĐ2: Tìm hiểu về tác phẩm điêu khắc - Tượng A-di-đà(10 phút) - Gv giới thiệu tranh tượng Adiđa vàø đặt câu hỏi như: + Tượng gồm có mấy phần? + Được cấu tạo như thế nào? - Hs đại diện nhóm trình bày. - Gv kết luận: Tượng Adiđà phải tuân theo quy ước của Phật giáo song không gò bó. Cách sắp xếp chung của pho tượng hài hoà, cân đối, tạo được tỉ lệ cân xứng giữa tượng và bệ. * HĐ3: Tìm hiểu nghệ thuật trang trí - Con rồng thời Lý.(5 phút) - Gv giới thiệu tranh, hướng dẫn hs phân tích cấu tạo và hình dáng rồng thời Lý. *HĐ4: Tìm hiểu nghệ thuật gốm thời Lý (5 phút). - Hs quan sát hình gốm SGK,phân tích đặc điểm và tính nghệ thuật của gốm thời Lý. Giáo viên chốt ý. II. Điêu khắc: tượng A-di-đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh) - Được tạo bằng đá xanh xám, gồm 2 phần: tượng và bệ . - Tượng được thể hiện bằng những nếp áo uyển chuyển, khuôn mặt đức phật phúc hậu, dịu hiền, vị tha - Bệ: gồm 2 tầng Tầng trên là toà sen Tầng dưới là đế hình bát giác được trang trí bằng các hoạ tiết hoa dây hình chữ S. III. Rồng thời Lý: Mình thon, dài, có chân. Uốn khúc, thắt túi hình chữ S, có vảy. Không sừng, uyển chuyển, hiền hoà. IV. Gốm: Tinh xảo, men phong phú. Xương gốm mỏng, nhẹ, nét khắc chìm. Hoạ tiết gần gũi: đài, lá, hoa sen; chim muông, người…. 4. Tổng kết: ( 7 phút) Để cho học sinh dễ nhớ kiến thức bài học. Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Sắp xếp trật tự từ ngữ cho thành câu hoàn chỉnh có nghĩa. Giáo viên cần chuẩn bị một số từ ngữ để có thể sắp xếp thành một câu hoàn chỉnh. Cách chơi: giáo viên sẽ chia lớp theo nhóm, mỗi nhóm có số học sinh tham gia khoảng 3 đến 4 em. Khi có lệnh của giáo viên các em nhận phiếu và sắp xếp sao cho thành một câu văn có nghĩa, phù hợp với nội dung bài học. Kết thúc nhóm nào xếp xong sớm nhất và chính xác nhất thì nhóm đó thắng.Các bạn còn lại sẽ cổ vũ Đối với bài này giáo viên sẽ chuẩn bị 2 bộ phiếu từ ngữ và chia làm 2 nhóm thi với nhau. mỗi nhóm sẽ nhận 2 bộ phiếu giống nhau. Một số phiếu như: chùa một cột (chùa Diên Hựu), xây dựng năm 1049, tượng A -di -đà,(chùa Phật Tích - Bắc Ninh) tạc từ đá xanh, màu xanh xám, nguyên khối, phần tượng và bệ chia thành 2 phần, rồng thời Lý, hiền, mềm mại, không.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> có sừng, uốn khúc, theo kiểu thắt túi, nhịp nhàng, giống chữ s,…gốm thời Lý, xương gốm mỏng,màu men phong phú, trau chuốt, nhẹ nhàng, hình dáng… Kết thúc trò chơi, giáo viên sẽ nhận xét kết quả của 2 nhóm.Tuyên dương nhóm chiến thắng, động viên, khích lệ nhóm còn lại 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: Học thuộc nội dung bài học. Tìm và sưu tầm tranh ảnh liên quan đến MT thời Lý Chuẩn bị bài sau:vtt màu sắc -xem trước bài Chuẩn bị dụng cụ học tập V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Tiết: 21 Tuần: 21 BÀI 19 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hs hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian Việt Nam 2. Kỹ năng: Hs biết thế nào là tranh dân gian . 3. Thái độ: Hs yêu quí giá trị nghệ thuật của dòng tranh dân gian Việt Nam. II.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Tranh dân gian việt nam. III .CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh dân gian Việt Nam, ĐDDH 6 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam (nếu có). IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: sĩ số học sinh 2. Kiểm tra miệng: - Kiểm tra dụng cụ học tập của hs. - GV cho hs đính 3 bài vẽ trang trí hình vuông..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Học sinh nhận xét bố cục, họa tiết, màu sắc. - Gv nhận xét bổ sung đánh giá, chấm điểm. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu I. Vài nét về tranh dân gian: về tranh dân gian.(5 phút) - Gv đặt câu hỏi hướng dẫn hs thảo luận - Lưu hành rộng rãi, được nhân dân nhóm đôi như: ưa thích.(còn gọi là tranh tết, tranh + Nêu đặc điểm của tranh dân gian Việt thờ) Nam? - Nội dung tranh:Đón xuân, thờ + Nêu một số nơi sản xuất tranh dân cúng,..Với các bức như:Gà mái, Đánh gian?Kể tên một vài tranh dân gian mà ghen, Ngũ Hổ, Lợi Nái… em biết? - Làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), - Hs trình bày, nhóm bổ sung, nhận xét. Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng - Gv nhận xét kết luận chung. (Hà Tây) * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu 2 dòng tranh tiêu biểu.(20 phút) II. Hai dòng tranh đông Hồ và - Hs chia nhóm thảo luận theo câu hỏi Hàng Trống: của gv như: 1. Tranh Đông Hồ: + Nhóm 1+2:Vì sao gọi là tranh Đông - Sản xuất tại làng Đông Hồ – Thuận Hồ? Thành – Bắc Ninh Tranh thể hiện điều gì?Nêu đặc điểm - Làm bằng khuôn ván gỗ, khắc và in của tranh? trên giấy dó, quét màu điệp. - Sử dụng màu trong tự nhiên… + Nhóm 3+4:Vì sao gọi là tranh Hàng -Tác giả là những người nông dân . Trống?Nêu đặc điểm của tranh Hàng - Đường nét trong tranh to, chắc , Trống? khỏe. - Tranh phục vụ cho tầng lớp nông dân - Hs đại diện nhóm trình bày,nhóm 2. Tranh Hàng Trống: khác nhận xét bổ sung. - Xuất hiện, bày bán ở phố hàng - Gv nhận xét kết luận chung. Trống - Một bản khắc nét in màu đen làm đường viền cho các hình sau đó trực tiếp tô màu. - Sử dụng màu phẩm nhuộm. * Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs tìm hiểu -Tác giả là những nghệ nhân lành giá nghề. trị nghệ thuật.(8 phút) - Đường nét mảnh mai, trao chuốt, Tranh dân gian chú trọng điều gì?Vẻ tinh tế đẹp của tranh như thế nào? - Tranh phục vụ cho tầng lớp trung - Hs trình bày, Hs khác góp ý lưu, thị dân - Gv nhận xét kết luận: Là sáng tác của III. Giá trị nghệ thuật của tranh quần chúng, mang đậm bản sắc dân tộc. dân gian: Màu sắc hạn chế nhưng sắp xếp khéo - Chú trọng bố cục, đường nét màu.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> nên tái hiện cuộc sống trên tranh đa sắc (ước lệ, dáng, men) dạng, phong phú, hấp dẫn. - Hài hòa, khái quát, vừa hư vừa thực, người xem gần gũi, yêu thích. 4. Tổng kết: Để học sinh nắm kiến thức của bài học. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “thử tài làm hướng dẫn viên du lịch” - Giáo viên chuẩn bị một số tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống Cách chơi: giáo viên cho 2 em xung phong làm 2 hướng dẫn viên du lịch và chọn thêm mỗi nhóm 5 em đóng vai trò là người đi du lịch. Chúng ta sẽ tưởng tượng, mình có 1 cỗ máy quay ngược được thời gian. Lần lượt nhóm đầu tiên gồm 1 hướng dẫn viên du lịch và 5 hành khách sẽ lên cỗ máy quay ngược thời gian, chúng ta sẽ quay về thời gian ra đời của tranh dân gian Việt nam, chúng ta sẽ đến thăm làng Đông Hồ, và phố Hàng Trống. Vị hướng dẫn viên du lịch sẽ có trách nhiệm giới thiệu về đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam, đặc điểm của tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống, giá trị của tranh dân gian Việt Nam. Những hành khách du lịch có quyền đặt câu hỏi xoay quanh nội dung bài học. Lần lượt nhóm thứ 2 cũng làm tương tự. Gíáo viên và các bạn còn lại theo dõi. Kết thúc chuyến du lịch, giáo viên và các bạn còn lại sẽ nhận xét xem vị hướng dẫn viên du lịch nào giới thiệu hay, dễ hiểu, và đoàn hành khách nào có câu hỏi hay nhất, dí dỏm nhưng phù hợp nội dung bài học. phần nhận xét này dành cho các em học sinh còn lại Cuối cùng giáo viên nhận xét chung và khích lệ các em những việc đã làm được và rút kinh nghiệm những việc làm chưa tốt. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học nội dung Sgk. - Chuẩn bị bài sau: TTMT:Giới thiệu một số tranh dân gian - Xem bài trước, sưu tầm tranh dân gian. V. PHỤ LỤC: VI. RÚT KINH NGHIỆM : …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… PHỤ LỤC III BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG MÔN: MĨ THUẬT 6 THỜI GIAN: 15 PHÚT.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> ĐỀ: 1. Chùa Một Cột còn có tên gọi là gì ? chùa xây dựng năm nào?chùa có hình dáng gì? 2.Tượng A- Di- Đà làm bằng chất liệu gì? Tượng được chia làm mấy phần? Khuôn mặt của đức phật như thế nào? 3.So sánh đặc điểm của tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống? ĐÁP ÁN 1.Chùa Một Cột còn có tên gọi là chùa Diên Hựu(0.5đ). Chùa xây dựng năm 1049(0.5đ). Chùa có hình dáng như đóa hoa sen nở giữa hồ(0.5) 2.Tượng A- Di- Đà làm bằng đá xanh xám nguyên khối(0.5đ). Tượng được chia làm 2 phần: tượng và bệ tượng(0.5). Khuôn mặt đức phật hiền, dịu dàng, đôn hậu(0.5đ) 3. So sánh tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống (7đ) Tranh Đông Hồ (3.5đ) - Sản xuất tại làng Đông Hồ. - Tác giả là những người nông dân. - Làm bằng khuôn ván gỗ, khắc và in trên giấy dó, quét màu điệp.. Tranh Hàng Trống (3.5đ) - Bày bán ở phố Hàng Trống. - tác giả là những nghệ nhân lành nghề. - Một bản khắc nét in màu đen làm đường viền cho các hình sau đó trực tiếp tô màu - Sử dụng màu trong tự nhiên… - Sử dụng màu phẩm nhuộm. - Đường nét trong tranh to, chắc , - Đường nét mảnh mai, trao khỏe. chuốt, tinh tế - Tranh phục vụ cho tầng lớp - Tranh phục vụ cho tầng lớp nông dân trung lưu, thị dân. PHỤ LỤC IV KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG * Lớp thực nghiệm (6A). STT. Họ và tên. Điểm kiểm tra. Điểm kiểm tra sau.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12. Nguyễn Thị Kim Anh Trần Thị Ngọc Bích Châu Hương Diền Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Ngô Thị Ngọc Hân Trần Thị Huỳnh Hoa Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Thanh Ngân Nguyễn Vũ Thảo Nguyên Nguyễn Ngọc Phương Nhi Trần Chí Tài Nguyễn Bảo Tường. trước tác động 7 7 7 6 7 8 6 7 7 5 6 6. tác động 9 7 8 8 8 9 8 7 8 7 7 8. Điểm kiểm tra trước tác động 7 5 6 7 7 8 6 5 7 7 6 6. Điểm kiểm tra sau tác động 7 5 5 8 7 9 7 6 8 7 6 7. * Lớp đối chứng (6B). STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12. Họ và tên Nguyễn Thị Ngọc Ánh Nguyễn Hồng Dạng Trương Ngọc Hạnh Trương Kim Hoàng Lê Hoài Nam Trần Quỳnh Như Nguyễn Hữu Phước Nguyễn Ngọc Thuận Lê Thị Quế Trân Trần Triệu Vi Trương Thanh Xuân Lê Thị Thu Trang.
<span class='text_page_counter'>(27)</span>