Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

ĐỖ HOÀNG SƠN

XÂY DỰNG QUỸ HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO
CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC
DỆT - MAY NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72
KHÓA: 2005-2008

HÀ NỘI, 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

XÂY DỰNG QUỸ HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC DỆT - MAY
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72
KHĨA: 2005-2008

NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ HOÀNG SƠN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM NGỌC THANH

HÀ NỘI, 2008


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC.............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ ........................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 5
1. Lý do nghiên cứu. ........................................................................................ 5
2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................. 6
4. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 6
5. Đối tƣợng khảo sát. ..................................................................................... 7
6. Vấn đề nghiên cứu. ..................................................................................... 7
7. Giả thuyết nghiên cứu. ............................................................................... 7
8. Phƣơng pháp nghiên cứu. .......................................................................... 8
Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 10
1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập quốc tế. .........10
1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). ...........................................10
1.1.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. .............................................11
1.1.3. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của DN Việt Nam. ................12

1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa. ..........................................16
1.1.5. Những vấn đề đặt ra đối với DNNVV khi hội nhập. ...................17
1.2. Công nghệ và đổi mới công nghệ. ........................................................20
1.2.1. Công nghệ. .......................................................................................20
1.2.2. Đổi mới công nghệ. .........................................................................22
1.3. Quỹ hỗ trợ đổi mới Cơng nghệ. ...........................................................24
1.3.1. Khái niệm. ........................................................................................24
1.3.2. Vai trị của Quỹ. ...............................................................................24
1.3.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về hỗ trợ ĐMCN....................25
Kết luận chƣơng 1 .........................................................................................32
CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA
CÁC DNNVV NGÀNH DỆT - MAY ..................................................................34
2.1. Những đặc điểm cơ bản của ngành Dệt - May Việt Nam. ...............34
2.1.1. Khái quát về ngành . .......................................................................34
2.1.2. Vai trò của ngành Dệt - May đối với phát triển KT-XH. ............37
2.1.3. Cơ hội và thách thức của ngành khi hội nhập. ...........................40

1


2.2. Thực trạng của DNNVV ngành Dệt - May trong lĩnh vực công
nghệ và đổi mới công nghệ. .........................................................................42
2.2.1. Thực trạng về máy móc thiết bị, cơng nghệ của ngành. .............42
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực ngành Dệt - May Việt Nam. ..........46
2.2.3. Về thông tin công nghệ. ..................................................................47
2.2.4. Về tổ chức quản lý trong các DNNVV Dệt - May. .......................48
2.3. Đánh giá chung về thực trạng và sự cần thiết phải ĐMCN. ...........49
2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng. ......................................................49
2.3.2. Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ. ............................................52
2.4. Nhu cầu hỗ trợ ĐMCN của các DNNVV ngành Dệt - May. ...........53

Kết luận chƣơng 2 .........................................................................................57
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUỸ HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ CHO CÁC DNNVV NGÀNH DỆT - MAY ............................................ 59
3.1. Những vấn đề chủ yếu của việc xây dựng Quỹ hỗ trợ ĐMCN. ......59

3.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNNVV
Dệt - May. ...................................................................................................59
3.1.2. Khó khăn của DNNVV Dệt - May khi tiếp cận các nguồn vốn. 60
3.1.3. Căn cứ pháp lý xây dựng Quỹ hỗ trợ ĐMCN (Quỹ). ..................67
3.1.4. Định hướng xây dựng và chức năng chính của Quỹ. .................69
3.1.5. Tổ chức và hoạt động của Quỹ. .....................................................70
3.1.6. Sự khác biệt của Quỹ với các tổ chức tín dụng khác. .................73
3.2. Vai trị của Nhà nƣớc và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc
xây dựng Quỹ. ................................................................................................74
3.2.1. Vai trò của Nhà nước......................................................................74
3.2.2. Vai trò của doanh nghiệp. ..............................................................81
3.3. Tác động của Quỹ đến việc đổi mới công nghệ nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của DNNVV ngành Dệt - May. ..............................82
3.3.1. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. .........................................82
3.3.2. Hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp. ...................................................83
3.3.3. Bổ sung một kênh hỗ trợ vay vốn để đổi mới công nghệ. ...........84
Kết luận chƣơng 3 .........................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 89
1. Kết luận. .........................................................................................................89
2. Khuyến nghị. ..................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 96

2



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA
APEC
ASEAN
ASMED
CEPT
CIEM
DN
DNNVV
ĐMCN
ESCAP
EU
KH&CN
KT-XH
MOIT
MOST
MPI
OECD
R&D
SX-KD
TAC-HN
TCTK
VCCI
VINATEX
VITAS
WTO

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đổi mới công nghệ
Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương
Liên minh Châu Âu
Khoa học và công nghệ
Kinh tế - Xã hội
Bộ Công Thương
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Nghiên cứu và triển khai
Sản xuất kinh doanh
Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật DNNVV tại Hà Nội
Tổng cục Thống kê
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
Tập đồn Dệt - May Việt Nam
Hiệp hội Dệt - May Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới

3


DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ

Bảng 1: DNNVV đăng ký mới và vốn đăng ký giai đoạn 2001-2007.
Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động.

Bảng 3: Cơ cấu lao động ngành Dệt - May.
Bảng 4: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng MMTB thuộc thế hệ.
Bảng 5: Mức độ làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp.
Bảng 6: Mức độ cần thiết phải đổi mới công nghệ.
Bảng 7: Kết quả khảo sát (TAC-HN) - JICA 2006.
Bảng 8: Khó khăn của doanh nghiệp Dệt - May.
Bảng 9: Các nhân tố cản trở quá trình ĐMCN của DN Dệt - May.
Bảng 10: Kết quả điều tra thực tế DNNVV (15DN)
Bảng 11: Khó khăn chủ yếu trong ĐMCN qua điều tra thực tế
Bảng 12: Chỉ tiêu chủ yếu phát triển ngành Dệt - May Việt Nam đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020

14
15
46
50
51
52
52
54
55
55
55
75

Biểu đồ 1: HTX phát triển giai đoạn 2002-2007.
Biểu đồ 2: DN đăng ký mới và vốn đăng ký giai đoạn 2001-2007.
Biểu đồ 3: Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động.
Biểu đồ 4: Doanh nghiệp Dệt - May giai đoạn 2000-2006.
Biểu đồ 5: Sản lượng ngành Dệt - May giai đoạn 2001-2007.

Biểu đồ 6: Giá trị sản xuất công nghiệp ngành Dệt - May.
Biểu đồ 7: Doanh thu ngành Dệt - May.
Biểu đồ 8: DNNVV ngành Dệt - May giai đoạn 2002-2006.
Biểu đồ 9: Lao động trong các doanh nghiệp Dệt - May.
Biểu đồ 10: Kim ngạch XK hàng Dệt - May giai đoạn 2001-2007.
Biểu đồ 11: Thị trường xuất khẩu chính của Dệt - May năm 2007.
Biểu đồ 12: Tính đồng bộ của dây chuyền công nghệ Dệt - May.
Biểu đồ 13: Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp Dệt - May.

13
14
15
35
35
36
36
37
38
38
39
49
51

4


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu.
Tồn cầu hóa là hóa là xu thế khách quan, lơi cuốn các nước, bao trùm

hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và phụ
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Việt Nam đã thể hiện rõ quyết tâm thực
hiện cam kết tự do hóa thương mại, coi đây là một trong những ưu tiên hàng
đầu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2007, khi Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của Khu vực thương mại tự do châu Á và của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành
Dệt - May phải chịu một sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực,
trên thế giới và ngay chính tại sân nhà (do thuế nhập khẩu hàng Dệt - May cắt
giảm theo lộ trình đã cam kết khi tham gia AFTA, WTO).
Xuất phát từ mâu thuẫn mong muốn đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt - May, nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận
với những nguồn vốn vay trung và dài hạn phục vụ cho nhu cầu đổi mới cơng
nghệ. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ đổi mới công
nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong lĩnh vực Dệt - May
được đặt ra trong thời điểm này là cần thiết. Nghiên cứu lựa chọn các
DNVVN ngành Dệt - May vì sản phẩm Dệt - May xuất khẩu hiện nay là một
trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta (đứng thứ hai sau dầu
thô), thách thức đối với doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam khi gia nhập WTO
là sức cạnh tranh của các sản phẩm Dệt - May trên thị trường quốc tế còn thấp
so với Ấn Độ, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN…do trình độ quản
lý cịn hạn chế, cơng nghệ cịn lạc hậu, thiếu công nhân lành nghề, lao động
biến động và chi phí trung gian lớn….
2. Lịch sử nghiên cứu.
- Đề tài cấp Bộ 2000: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng
một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và
nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam”; Chủ nhiệm đề
tài: Trần Ngọc Ca - Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Cơng nghệ.
Đề tài nghiên cứu mơi trường chính sách cho đổi mới cơng nghệ tại các cơ sở
sản xuất (tài chính và nhân lực). Khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện các chính
sách tài chính, làm cho mơi trường chính sách tài chính trở nên thân doanh

nghiệp hơn, tạo đối thoại thiết thực và thường xuyên giữa các cơ quan hoạch
định chính sách và doanh nghiệp. Cải cách mạnh mẽ các hệ thống văn bản và
5


mơi trường chính sách liên quan đến nhân lực lao động và cho đổi mới công
nghệ.
- Báo cáo đề tài cơ sở 2000: “Nâng cao hiệu quả một số chính sách
thuế và tín dụng khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ”; Chủ
nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Minh Hạnh - Viện Chiến lược và Chính sách Khoa
học và Cơng nghệ. Đề tài nghiên cứu về những yếu tố cản trở của chính sách
thuế và tín dụng đối với hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc
biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đề xuất và khuyến nghị điều
chỉnh chính sách tín dụng theo hướng tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp
nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân trong vay vốn đổi mới công nghệ, về
chính sách thuế khuyến nghị về các ưu đãi đối với đặc thù của DNNVV để
khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
- Báo cáo đề tài cơ sở 2003. “Nghiên cứu một số giải pháp chính sách
nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV đáp ứng yêu cầu hội nhập trường hợp các DNNVV tiểu thủ công nghiệp gốm sứ”; Chủ nhiệm đề tài:
Tăng Thế Cường - Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Cơng nghệ.
Đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động tới đổi mới công nghệ để nâng cao
năng lực cạnh tranh của DNNVV ngành gốm sứ trong hội nhập. Đề xuất một
số giải pháp về chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV
ngành gốm sứ.
- Đề tài cấp Bộ 2004: “Biện pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các
DNVVN ở Việt Nam” thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý khoa học &
công nghệ của Việt Nam”; Chủ nhiệm đề tài: Vũ Xuân Thành (Vụ KHCN các
ngành kinh tế - kỹ thuật. Bộ KH&CN). Đề tài nghiên cứu thực tiễn về đổi mới
công nghệ sản xuất đối với khu vực DNNVV ở Việt Nam; thực trạng chính
sách và tổ chức thúc đẩy đổi mới cơng nghệ. Đề xuất một số chính sách và tổ

chức hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV ở Việt Nam. Mục tiêu của đề
tài để trả lời câu hỏi: Nhà nước có thể làm gì để hỗ trợ các DNNVV đổi mới
công nghệ, đổi mới sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều
kiện hội nhập.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, làm rõ giải pháp xây Quỹ hỗ
trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Dệt May nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng về công nghệ và đổi mới công nghệ, nhu cầu
vốn cho đổi mới công nghệ của DNNVV trong lĩnh vực Dệt - May.
6


- Nghiên cứu các hình thức huy động vốn để thành lập quỹ hỗ trợ đổi
mới công nghệ.
- Nghiên cứu các chính sách của Nhà nước đối với việc huy động và
đầu tư vốn cho DNNVV đổi mới công nghệ, nghiên cứu sẽ giới hạn đối tượng
mục tiêu trong các DNNVV thuộc ngành Dệt - May ở miền Bắc, một số
doanh nghiệp tại miền Trung, trong quá trình hoạt động từ 2000 đến 2007.
5. Đối tƣợng khảo sát.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt - May tại 30 tỉnh, thành phố
phía Bắc.
- Do hạn chế về thời gian nên giới hạn đối tượng là một số doanh
nghiệp Dệt - May đại diện cho các khu vực:
+ Miền Bắc: Hà Nội, Thái Nguyên, Phủ Lý.
+ Miền Trung: Thanh Hóa, Vinh.
6. Vấn đề nghiên cứu.
- Cần xây dựng “Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV trong lĩnh
vực Dệt – May” như thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh ?
7. Giả thuyết nghiên cứu.

7.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Dệt - May đang rất cần đổi mới
công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng khó tiếp cận được các
nguồn vốn chính thức và phi chính thức.
7.2. Xây dựng Quỹ hỗ trợ đổi mới cơng nghệ để đáp ứng một phần nhu
cầu vốn cho các DNNVV ngành Dệt - May đổi mới công nghệ.
7.3. Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV trong lĩnh vực Dệt –
May được xây dựng theo hướng là một tổ chức tài chính phi lợi nhuận trực
thuộc Bộ Cơng thương nhằm tạo lập và bổ sung một kênh hỗ trợ cho DNNVV
trong lĩnh vực Dệt - May thực hiện chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng
nghệ, tạo điều kiện để các DNNVV ngành Dệt - May nâng cao năng lực cạnh
tranh trong quá trình hội nhập.
* Quỹ sẽ tập trung hỗ trợ cho các hoạt động như:
+ Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp (Thực hiện cho vay, thu hồi vốn
vay, hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho vay với lãi
suất thấp)
+ Hỗ trợ tư vấn các DNNVV trong lĩnh vực Dệt - May xây dựng các dự
án đổi mới công nghệ, tư vấn về đào tạo, tư vấn hợp lý hóa quy trình sản xuất
và hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ. Tư vấn liên kết
7


sản xuất giữa các doanh nghiệp Dệt - May trong từng khu vực (liên kết công
nghệ sản xuất).
* Nguồn vốn để hình thành Quỹ hỗ trợ đổi mới cơng nghệ.
+ Vốn cấp ban đầu từ ngân sách nhà nước (có thể được phân bổ vài lần)
hoặc từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới cơng
nghệ quốc gia.
+ Vốn góp của các doanh nghiệp được trích từ lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp; các hạn mức đóng góp do Quy chế của Quỹ quy định và nhu
cầu cần hỗ trợ của doanh nghiệp;

+ Các khoản đóng góp tự nguyện; các khoản viện trợ, tài trợ; vốn nhận
ủy thác từ các tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.
8.1. Phương pháp chứng minh.
- Nghiên cứu tài liệu: các tài liệu của Bộ Công nghiệp (cũ) và Bộ Công
thương về hiện trạng công nghệ ngành Dệt - may của Việt Nam; các tài liệu
về nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Dệt - may của Viện
Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương….Phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp.
- Nghiên cứu vai trò của các chính sách của Nhà nước (trong đó có
chính sách tài chính), Luật Chuyển giao cơng nghệ trong đó có đề cập đến
việc thành lập quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia. Nghiên cứu các Quỹ
phát triển KH&CN quốc gia; Quỹ của các Bộ, Tỉnh, Thành phố. ...Phân tích
các yếu tố cản trở các DNNVV Dệt - May tiếp cận các nguồn vốn trung và
dài hạn để đổi mới công nghệ.
- Phỏng vấn lãnh đạo các DNNVV ngành Dệt - May về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, về chiến lược kinh doanh, năng lực công nghệ, mâu
thuẫn giữa nhu cầu đổi mới và khả năng huy động vốn cho đầu tư đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp. Quan điểm và khả năng đóng góp cho quỹ hỗ
trợ đổi mới công nghệ.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia ở các lĩnh vực sau:
+ Công nghiệp ngành Dệt - May.
+ Tài chính.
8.2. Luận cứ.
* Luận cứ lý thuyết.
- Các lý thuyết về quản lý khoa học và công nghệ, một số lý thuyết về
kinh tế, tài chính.
8


- Các văn bản của Nhà nước về phát triển công nghệ, chuyển giao công

nghệ và đổi mới công nghệ.
- Luật chuyển giao công nghệ đã được thông qua vào tháng 12/2006 có
hiệu lực vào 01.7.2007, các văn bản và Nghị định hướng dẫn thi hành, quy
định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (dự thảo).
* Luận cứ thực tế.
- Kinh nghiệm của một số quốc gia trong hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
các doanh nghiệp.
- Việt Nam chưa có Quỹ: “Hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV
ngành Dệt - May” - thực chất là: Quỹ hỗ trợ đổi mới cơng nghệ của ngành.
- Thực trạng chính sách tài chính: những hạn chế (rào cản) về việc tiếp
cận các nguồn vốn trung và dài hạn của các DNNVV để đổi mới công nghệ
- Tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các DNNVV Việt Nam từ
0,2-3% doanh thu so với ấn Độ là 5%; Hàn Quốc 10%. Tỷ lệ đổi mới máy
móc thiết bị của Việt Nam hàng năm chỉ đạt 8-10% trong khi đó các nước
trong khu vực là 15-20% nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn (Kết quả khảo sát
của CIEM 2004: số lượng doanh nghiệp thiếu vốn cho đổi mới công nghệ).
- Các doanh nghiệp Dệt - May hầu như chưa có chiến lược kinh doanh
trong đó bao gồm chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, chiến lược sản phẩm,
thị trường…năng lực quản lý và nhận thức của đội ngũ lãnh đạo còn hạn chế,
năng lực lựa chọn và làm chủ cơng nghệ cịn yếu kém.
- Trình độ của đa số cơng nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May hiện mới chỉ hạn chế ở năng lực tiếp thu và vận hành những cơng nghệ
sẵn có một cách thụ động. Thiếu các tổ chức tư vấn và sự hỗ trợ thông tin từ
các tổ chức tư vấn. Vai trò của các tổ chức tư vấn, Hiệp hội doanh nghiệp
chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chƣơng:

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chƣơng 2: Hiện trạng công nghệ và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngành Dệt - May.


Chƣơng 3: Giải pháp xây dựng quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa ngành Dệt - May.

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Kinh nghiệm của hầu hết các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển
cho thấy rằng DNNVV có vai trị rất quan trọng đối với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Các quốc gia đã có các chính sách cụ thể để
hỗ trợ DNNVV, việc phân loại và đưa ra các tiêu chí để xác định DNNVV là
vấn đề hoàn toàn thực tiễn, cho phép mỗi quốc gia xác định chính xác đối
tượng hưởng lợi của các chính sách, các chương trình trợ giúp.
Trong suốt một khoảng thời gian dài, khái niệm DNNVV khơng được
thống nhất trong tồn quốc. Một số dự án hỗ trợ DNNVV có sự trợ giúp của
các tổ chức quốc tế đã tự đưa ra khái niệm DNNVV để xác định nhóm mục
tiêu của dự án. Thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của các DNNVV, Chính phủ
Việt Nam đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23.11.2001 về trợ
giúp phát triển DNNVV, xác lập khung pháp lý đầu tiên về khuyến khích phát
triển DNNVV ở nước ta. Đồng thời, Nghị định đã đặt nền móng tư tưởng
chính sách để huy động các nguồn lực, các cơ quan và tổ chức chính trị xã hội
tăng cường hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV. Theo điều 3, chương I của
Nghị định thì khái niệm DNNVV như sau: “DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh
doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng
ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khơng q
300 người”.

Khái niệm DNNVV được quy định trong Nghị định là khái niệm chính
thức được áp dụng chung trong cả nước để phân loại DNNVV, là căn cứ
mang tính pháp lý để phân loại, lựa chọn doanh nghiệp (DN) là những đối
tượng được hưởng lợi của các chính sách, các chương trình hỗ trợ các
DNNVV.
Trong Nghị định nêu rõ: căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của
ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biên pháp, chương trình trợ
giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hoặc
một trong hai tiêu chí nói trên. Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài,
DNNVV nói chung và DNNVV ngành Dệt - May nói riêng được hiểu là DN
có ít nhất một tiêu chí về vốn hoặc lao động và DN có đồng thời hai tiêu chí
theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP.
10


1.1.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
* Cạnh tranh.
Trong kinh tế, cạnh tranh có thể được hiểu là: “Sự ganh đua giữa các
nhà DN trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng
cao vị thế của mình trên thị trường” 1.
Cạnh tranh kinh tế là quy luật tất yếu của sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Mức độ phát triển của sản xuất hàng hóa, dịch vụ tỷ lệ thuận với mức độ cạnh
tranh giữa các chủ thể kinh doanh. Sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt, liên tục
giữa các sản phẩm, dịch vụ cùng loại; giữa các DN; giữa các ngành; giữa các
quốc gia…tạo động lực phát triển.
* Năng lực cạnh tranh của DN.
Cho đến nay có nhiều khái niệm được đưa ra, đây là một thuật ngữ
được sử dụng để đánh giá cho tất cả các DN, ngành và quốc gia, hoặc cả các
khu vực liên quốc gia. Tổng hợp theo các khái niệm của Uỷ ban cạnh tranh
công nghiệp Hoa Kỳ, báo cáo về cạnh tranh toàn cầu và diễn đàn cấp cao về

cạnh tranh cơng nghiệp của OECD thì năng lực cạnh tranh của DN xét trong
bối cảnh của đề tài được hiểu như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của
các DN trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn, trong điều kiện cạnh
tranh khu vực và quốc tế. Khả năng đó đem lại những thành quả về tăng
trưởng nhanh và bền vững góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế của
quốc gia”.
Năng lực cạnh tranh của DN gắn liền với năng lực cạnh tranh của sản
phẩm, dịch vụ do DN tạo ra. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được xác
định bằng thị phần của sản phẩm trên thị trường. Việc tăng hay giảm khả
năng cạnh tranh của sản phẩm khơng nhất thiết có tốc độ đồng hướng với khả
năng cạnh tranh của DN, nguyên nhân là do DN có thể sản xuất nhiều loại
hàng hóa, dịch vụ khác nhau với mức độ cạnh tranh khác nhau trên thị trường.
Tuy nhiên trên cùng một thị trường khả năng cạnh tranh của sản phẩm và của
DN thường rất gần với nhau.
Khả năng cạnh tranh các sản phẩm của DN phụ thuộc rất lớn vào trình
độ và năng lực cơng nghệ của DN. Tuy nhiên trình độ cơng nghệ cao nhưng
năng lực cơng nghệ thấp thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ có thể thấp; năng
lực cơng nghệ được tổng hợp từ 4 thành tố cấu thành cơng nghệ. DN có năng

1

(CIEM): Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam; NXB Lao
động; Hà Nội, 2000.

11


lực cơng nghệ càng cao thì chất lượng sản phẩm càng ổn định, đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
1.1.3. Hội nhập quốc tế và sự phát triển của DN Việt Nam.

Năm 1986, Đảng và Chính phủ Việt Nam bắt đầu quá trình đổi mới, đổi
mới và mở cửa đã tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của
Việt Nam. Bằng chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó
có kinh tế tư nhân. DN phát triển nhanh chóng và đa dạng với nhiều loại hình
khác nhau: DN nhà nước; DN liên doanh; DN 100% vốn nước ngoài; DN tư
nhân; công ty cổ phần; công ty TNHH; HTX; các hộ kinh doanh cá thể. Với
chính sách mở cửa, nới lỏng các hạn chế về thương mại, kêu gọi và khuyến
khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, từ giai đoạn này hình
thành các khuynh hướng phát triển khác nhau trong cộng đồng DN.
* Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
- “Tính đến đầu năm 2006, cả nước còn 4.086 DNNN đang hoạt động,
chỉ còn chiếm 3,6% tổng số DN đang hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và
chỉ còn chưa bằng một phần ba tổng số DNNN trước đổi mới. Theo tiến độ cổ
phần hóa tới đây, tỷ lệ trên còn giảm nhanh và còn thấp hơn nữa.
- Quy mơ lao động bình qn một DNNN cao hơn khu vực DN dân
doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài (499,5 người so với 28,2 người và
330,2 người) nhưng số lao động làm việc trong các DNNN đang giảm dần cả
về tuyệt đối (từ trên 4.114 nghìn người đầu năm 2002 giảm xuống cịn gần
2.041 nghìn người đầu năm 2006), cả về tỷ trọng trong tổng số lao động làm
việc ở tất cả các DN (từ 53,8% xuống còn 32,7% trong thời gian tương ứng).
- Tỷ trọng số vốn của DNNN trong tổng số vốn của các DN bị giảm
mạnh (từ 55,9% năm 2001 xuống còn 54,9% năm 2005), trong khi của DN
dân doanh lại tăng lên (từ 12% lên 25%).
- Về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, trừ những DNNN có lợi
thế kinh doanh, được hưởng nhiều chính sách đặc biệt là có kết quả và hiệu
quả cao, cịn lại nhìn chung là thấp. Tập đồn Dầu khí Việt Nam năm 2005
doanh thu đạt 42.310 tỷ đồng lợi nhuận đạt 24.924 tỷ đồng. Tập đoàn Điện
lực Việt Nam doanh thu đạt 38.818 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.200 tỷ đồng, Tập
đoàn Bưu chính Viễn thơng, doanh thu đạt 32.760 tỷ đồng, lợi nhuận đạt
11.560 tỷ đồng. Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản doanh thu đạt

22.788 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.130 tỷ đồng,...Tính chung trong giai đoạn
2001-2005, doanh thu của DNNN chỉ tăng 9,1%/năm, trong đó năm 2005 chỉ

12


tăng 7,2% so với năm 2004, tức là chỉ cao hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng một
chút” 2.
Theo báo cáo của Ban Đổi mới DNNN, đến hết tháng 9/2006, cả nước
có 105 tập đồn và tổng cơng ty, cụ thể, gồm 7 tập đồn, 13 tổng cơng ty 91;
83 tổng công ty thuộc các bộ, ngành, địa phương và 2 tổng cơng ty thuộc Tập
đồn Cơng nghiệp Than - khoáng sản VN. Dự kiến đến cuối năm 2010, cả
nước cịn 554 DN 100% vốn Nhà nước, trong đó có 26 tập đồn, tổng cơng ty
quy mơ lớn 3.
* Hợp tác xã (HTX).
Giai đoạn 1986-1990 là thời kỳ hết sức khó khăn của các HTX, hàng
loạt các HTX khơng thích ứng với cơ chế thị trường đã phải giải thể, số lượng
giảm mạnh. Năm 1996, Luật HTX ra đời. Các HTX được khuyến khích và
hướng dẫn chuyển sang hoạt động theo các quy định của Luật. Một số lượng
đáng kể HTX hoạt động thành công về cả hai phương diện kinh tế và xã hội.
Hầu hết các HTX có quy mô nhỏ và vừa như được quy định trong Nghị nh
90/2001/N-CP.

20.000
18.000
16.000
14.000
12.000
10.000
8.000

6.000
4.000
2.000
0

Biểu đồ 1: HTX phá t t r iển giai đoạ n 2002-2007
535
559
33
17.
17.
7.1
3
1
3
2
301
207
15.
14.
14.

2002

2003

2004

2005


2006

6 t há ng
2007

(Ngun: s liu thng kờ của Liên minh HTX Việt Nam 25.2.2008 Website: vca.org.vn)

“Tính đến cuối năm 2006, cả nước có trên 17.000 hợp tác xã, trong đó
có khoảng 8.500 hợp tác xã nơng nghiệp, 2.150 hợp tác xã công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, trên 600 hợp tác xã thương mại - dịch vụ, trên 500 hợp tác
xã xây dựng, gần 500 hợp tác xã thuỷ sản, trên 1.100 hợp tác xã giao thông
vận tải, trên 2.600 hợp tác xã dịch vụ điện năng, 50 hợp tác xã môi trường ...
và trên 900 quỹ tín dụng nhân dân. Các hợp tác xã đã tạo việc làm và thu nhập

2
3

DNNN mạnh hay yếu?. Dương Ngọc, Báo Điện tử - TBKT Việt Nam 25.5.2007 (vneconomy.vn).
DN nhà nước - quy mô mới bệnh tật cũ. Hải Lan, Báo điện tử VNN 6.11.2006 (vnn.vn).

13


cho trên 10 triệu lao động với mức thu nhập bình qn 300.000 - 500.000
đồng/tháng, đóng góp 8% GDP” 4.
* Khu vực kinh tế tư nhân.
Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các loại hình DN khác nhau như: DN
tư nhân, công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần,
công ty hợp danh. Đến năm 2000 Việt Nam có 60.172 DN. Hầu hết các DN
này thuộc khái niệm DNNVV. Qua 2 lần sửa đổi Luật DN năm 1999 và năm

2005, đến nay các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh cả về số
lượng và vốn đăng ký, bảng 1:
Bảng 1: DN đăng ký mới và vốn đăng ký, giai đoạn 2001-2007
Năm

ĐVT

2002

2003

DN đăng ký mới
Vốn đăng ký
Tăng trưởng số lượng.
Tăng trưởng vốn.
Vốn BQ/DNNVV

Dn
Tỷ đ
%
%
Tỷ đ

21.535
38.529
8,8
49,5
1,79

27.771

57.794
29,0
50,0
2,08

2004

2005

2006

2007

37.230 39.959 46.663 58.908
72.100 108.030 148.237 489.182
34,1
7,3
16,8
26,2
24,8
49,8
37,2
230
1,94
2,70
3,18
8,30

BiĨu ®å 2: Doanh nghiệp đă ng ký mớ i và vốn đă ng ký
giai đoạ n 2001-2007


48
9.1
82

Ngun: DN Vit Nam 2007 - Báo cáo thường niên VCCI, 2008; Trung tâm Thông tin DN
(Cục Phát triển DNNVV-Bộ KH & ĐT), 2008.

500.000

27.771

37.230

39.959

14
8.2
37

72
.10
0

100.000 21.535

57
.79
4


200.000

38
.52
9

300.000

10
8.0
30

400.000

46.663

58.908

0
2002

2003

2004

Doanh nghiÖp

2005

2006


2007

Vèn đă ng ký (tỷ đồng)

Nm 2002 cú 21.535 DN mi với số vốn đăng ký 38.529 tỷ đồng, tuy
chỉ tăng 8,8% về số lượng nhưng đã tăng đến 49,5% về số vốn. Năm 2003, số
DN tăng lên 29%, số vốn tăng đến 50% và đến năm 2004 đã có thêm 37.230
DN mới đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký đạt 72.100 tỷ đồng, tăng
34,1% về số DN và 24,8% về vốn đăng ký so với năm 2003. Từ khi Luật DN
được Quốc hội ban hành ngày 29.11.2005 số lượng DN tăng nhanh về số
lượng, vốn đăng ký và bình quân vốn/DN. Năm 2005 bình quân vốn/DN là
2,7 tỷ đồng, đến năm 2006 là 3,18 tỷ và năm 2007 là 8,3 tỷ đồng. So với năm

4

Nghiên cứu trao đổi, Website Thời báo Kinh tế Việt Nam 17.7.2006 (www.vneconomy.vn).

14


2006, năm 2007 số lượng DN đăng ký mới là 58.908 DN tăng 26,2%, về vốn
đăng ký đạt 489.182 tỷ đồng tăng 230% 5.
* Số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt động.
Qua số liệu điều tra DN năm 2007 của TCTK, cho thấy số DN thực tế
đang hoạt động (chung cho các loại hình DN của các thành phần kinh tế) tại
thời điểm 31.12.2006 là 131.332 DN, tăng 16,3% so với thời điểm đầu năm,
bình quân 2004-2006, số DN tăng 19,7%/năm (mỗi năm tăng thêm 19.788
DN). Cùng với số DN tăng lên, các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, tài sản) và
kết quả SX-KD của DN cũng tăng cao và liên tục.

Vị trí của DN ngày càng có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng nhanh
và ổn định của nền kinh tế quốc dân. Nếu như năm 1995 khu vực DN mới
chiếm 45,3% tổng sản phẩm trong nước (GDP), thì năm 2001 tỷ lệ đó tăng lên
53,2% và năm 2006 chiếm gần 60%, các khu vực khác chỉ chiếm 40% 6.
Bảng 2: Số lƣợng DN đang hoạt động (không bao gồm DN đã đƣợc cấp phép,
mã số thuế nhƣng chƣa đi vào hoạt động SX-KD).
Số liệu 31.12 hàng năm

2002

2003

2004

Doanh nghiệp
DN có vốn ≤ 10 tỷ
- So với tổng số doah nghiệp
DN có lao động ≤ 299 LĐ
- So với tổng số doanh nghiệp

62.909
54.216
86%
59.831
95%

72.012
61.997
86%
68.687

95%

91.756 112.950 131.332
79.420 98.232 114.340
87%
87%
87%
88.222 109.336 127.600
96%
97%
97%

2005

2006

Nguồn: Kết quả điều tra DN 2000-2006; Thực trạng DN qua kết quả điều tra 2005, 2006,
2007 của Tổng cục Thống kê, 2008.
BiĨu ®å 3: Doanh nghiƯp t hùc t ếđang hoạ t động
140.000
120.000
100.000
80.000
60.000
40.000
20.000
0
2002
2003
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có lao động <299 ng- êi

2004
2005
2006
Doanh nghiƯp cã vèn <10 tû ®ång

Tuy nhiên cũng qua kết quả điều tra DN năm 2007 (TCTK) tại thời
điểm 31.12.2006 cho thấy DN có vốn ≤ 10 tỷ đồng (114.340 DN) chiếm 87%
so với tổng số DN đang hoạt động. Về tiêu chí lao động thì DN có số lao
5
6

DN Việt Nam 2007 - Báo cáo thường niên, VCCI, Tr8, Hà Nội 2008.
Thực trạng DN qua kết quả điều tra 2005, 2006, 2007 của Tổng cục Thống kê, Tr22, Hà Nội 2008.

15


động ≤ 299 người (127.600 DN) chiếm 97% so với tổng số DN đang hoạt
động. Nếu xét cả 2 tiêu chí theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP thì DN đạt tiêu
chí DNNVV chiếm trên 92% tổng số DN. Điều này nói lên rằng các DN đang
hoạt động, cũng như các DN đăng ký mới đa phần là DNNVV.
1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
* Góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế 7.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến 31.12.2006 so với toàn bộ các
DN, về vốn các DNNVV chiếm 28,92%, giá trị sản phẩm tạo ra chiếm
khoảng 42% GDP, lợi nhuận chiếm 11,78% và nộp ngân sách chiếm 17,64%.
Trong khi đó, khu vực kinh tế nhà nước mặc dù chiếm tới 75% tài sản của
Nhà nước, 20% đầu tư của xã hội, 5% đầu tư của Nhà nước nhưng chỉ chiếm

40% GDP. Trong ngành công nghiệp chế biến, DNNVV tập trung vào các
phân ngành: dệt - may, da giày, gốm sứ tiêu dùng và mỹ nghệ, rượu bia, cơ
khí sửa chữa - lắp ráp - sản xuất nơng ngư cơ, hố chất tiêu dùng, chế biến gỗ.
Giá trị sản lượng của 7 phân ngành này chiếm 81% tổng giá trị sản lượng của
tồn ngành.
* Góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm.
DNNVV có một vị trí rất quan trọng về tạo việc làm mới với thu nhập
cao hơn nhiều so với lao động ở khu vực nông nghiệp. Riêng khu vực này đã
tạo việc làm cho trên 50% số lao động làm việc trong khu vực DN nói chung
(gần 3,37 triệu người), mỗi năm tăng thêm gần nửa triệu việc làm mới với thu
nhập bình quân năm 2006 gần 1,49 triệu đồng/tháng, góp phần quan trọng
giải quyết tình trạng việc làm cho đội ngũ lao động trẻ. Để tạo ra một việc
làm, các DNNN lớn phải đầu tư 41 triệu đồng, các DN có vốn đầu tư nước
ngồi là 294 triệu đồng, trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ là 26 triệu
đồng.
* Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội 8.
Các DNNVV với đặc điểm quy mơ nhỏ, cần ít vốn phát triển rộng khắp
cả thành thị và nông thôn đã thu hút một số lượng lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Các DNNVV phát triển ở các địa phương thì sẽ hình thành và phát triển
các khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương. Khác với khu công nghiệp
(KCN) tập trung cấp quốc gia, khu - cụm - điểm công nghiệp địa phương có

7
8

Thực trạng DN qua kết quả điều tra 2005, 2006, 2007 của Tổng cục Thống kê, Tr32, Hà Nội 2008.
Thực trạng và giải pháp phát triển DN nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay; www.moi.gov.vn ngày: 30.6.2006.

16



phạm vi nhỏ, cơ sở hạ tầng khơng địi hỏi cao, phục vụ trực tiếp cho các
DNNVV, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
DNNVV giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế,
các DN nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các DN lớn. DNNVV góp
phần tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng.
DNNVV là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như DN lớn thường đặt
cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DN nhỏ và vừa lại có mặt ở
khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào
sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Về mặt xã hội: DNNVV là loại hình mang tính xã hội rất cao, như tạo
thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xố đói
giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội, tiến tới làm giàu ngay tại từng địa
phương, góp phần nâng cao dân trí và kỹ năng sản xuất, kinh doanh, góp phần
phịng tránh các tệ nạn xã hội và đưa các chính sách xã hội vào cuộc sống.
1.1.5. Những vấn đề đặt ra đối với DNNVV khi hội nhập.
Trong q trình tồn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện
ở các biện pháp mở cửa thị trường, tự do hóa nền kinh tế của một quốc gia
hoặc việc tham gia của quốc gia này vào các cam kết thỏa thuận hợp tác kinh
tế thương mại song phương (giữa hai nước với nhau), khu vực (tham gia vào
một tổ chức hợp tác giữa các nước trong cùng một khu vực địa lý, ví dụ như
ASEAN, EU, Bắc Mỹ, Nam Á...), đa phương ở phạm vi toàn cầu (như tham
gia vào WTO). Mục tiêu bao trùm, lớn nhất và nhất quán của việc hội nhập
kinh tế quốc tế, dù ở cấp độ đơn phương của một quốc gia hay tham gia vào
các định chế khu vực hay toàn cầu đều hướng tới việc tự do hóa thương mại
và đầu tư ở tầm quốc gia, khu vực và thế giới.
“Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia
vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và tồn cầu, trong đó mối quan hệ
giữa các nước thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của

khối” 9.
Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đề chủ yếu: Đàm phán
cắt giảm thuế quan; giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan; giảm bớt các hạn
chế đối với dịch vụ; giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế; điều chỉnh
các chính sách thương mại khác; triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y
tế, ... có tính chất tồn cầu.

9

Báo cáo tóm tắt Dự án Điều tra DN; MPI, Tr3; Hà Nội, 09.11.2007.

17


* Thách thức đối với các DNNVV trong quá trình hội nhập 10.
Sức ép về năng lực cạnh tranh của DN.
Năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam hiện nay còn quá yếu so với
các nước trên thế giới và khu vực. Điều này bắt nguồn từ chính bản thân nội
lực của các DN Việt Nam còn rất nhiều hạn chế:
- Quy mô vốn đầu tư nhỏ, thiếu vốn khiến cho các DN khơng có đủ khả
năng ứng dụng cơng nghệ mới hay đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại; đầu
tư dàn trải, cơ cấu chưa hợp lý nên đã không tạo được mũi nhọn trong chiến
lược kinh doanh của DN.
- Các DN thường thiếu kế hoạch cụ thể dựa trên việc nghiên cứu kỹ thị
trường và đánh giá tiềm lực bản thân, đầu tư mang tính tự phát. Đa số DN ít
quan tâm đến chiến lược kinh doanh lâu dài và định hướng phát triển ngành
nghề cũng như nhu cầu của thị trường.
- Nguồn nhân lực cũng đang là một vấn đề khó khăn đối với DN. Tình
trạng thiếu lao động được đào tạo lành nghề, thiếu kỹ sư, cử nhân có khả năng
thực tiễn là rất phổ biến.

- Mức độ đầu tư đổi mới công nghệ của DN còn rất thấp so với yêu cầu
phát triển. Hiện nay, trong khi trình độ tự động hóa trên 20% công việc đã
phổ biến ở 80,77% các DN có vốn FDI thì mới có 20,69% DNNN và 38,55%
DN dân doanh đạt được mức tự động hóa này.
- Nghiên cứu, tiếp cận nhiều với thị trường còn hạn chế do cịn thiếu
nhiều kỹ năng như: thiếu thơng tin về khách hàng, thiếu kiến thức về pháp
luật… Ngoài ra, chúng ta chưa có nhiều thương hiệu mạnh để xây dựng uy tín
của mình trên thị trường quốc tế.
- Trình độ quản lý của các DN vẫn cịn yếu kém, khơng chuyên nghiệp
và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các chủ DN, thiếu kiến thức, kinh
nghiệm quản lý kinh doanh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc lựa
chọn, phát triển sản phẩm, thị trường…
Thách thức về nguồn nhân lực.
- Năng suất lao động của nước ta hiện đang kém từ 2 đến 15 lần so với
các nước trong khu vực ASEAN. Hơn nữa, năng suất lao động của nước ta
tăng rất chậm, chỉ khoảng 4-5%/năm.
- Vấn đề lớn nhất đối với các DN Việt Nam đó là thiếu hụt trầm trọng
nguồn nhân lực có chất lượng cao, chưa nói đến nguồn nhân lực đạt tiêu
10

Báo cáo Dự án Điều tra doanh nghiệp; MPI, Tr24-30; Hà Nội, 09.11.2007.

18


chuẩn quốc tế. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), so với các
nước trong khu vực, thứ bậc xếp hạng về chất lượng nguồn nhân lực của nước
ta còn thấp (chỉ đạt 3,79/10 so với Trung Quốc là 5,73/10 và Thái Lan là
4,04/10). Bên cạnh đó các DN Việt Nam cũng đang thiếu hụt trầm trọng các
nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược, có khả năng tổ chức, điều hành và quản

lý hiệu quả, chuyên nghiệp; thiếu các chuyên gia, cán bộ khoa học và cơng
nghệ có trình độ cao.
Thách thức về đổi mới cơng nghệ.
- Có thể nói cơng nghệ và nhân lực KH&CN, cũng như năng lực nghiên
cứu ứng dụng và đổi mới cơng nghệ của các DN Việt Nam hiện nay cịn nhiều
bất cập. Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về chuyển giao
cơng nghệ (2005), trong đó 117 nước, chỉ số ứng dụng công nghệ của Việt
Nam nằm trong nhóm nước lạc hậu (đứng thứ 92), chỉ số đổi mới có cao hơn
song cũng thấp hơn Thái Lan đến 42 bậc. Về chuyển giao công nghệ, Việt
Nam đã bị Thái Lan bỏ xa đến 62 bậc. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao tại Việt
Nam thấp (khoảng 20%), trong khi các nước trong khu vực đều đạt mức cao,
ví dụ như Malaixia là 51%, Singapo tới 73%.
- Hiện nay phần lớn các DN Việt Nam đang sử dụng cơng nghệ tụt hậu
so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ. Có 80-90% cơng nghệ của
Việt Nam sử dụng là công nghệ ngoại nhập; 76% máy móc, dây chuyển cơng
nghệ nhập thuộc thế hệ 1960-1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao. Tính
chung cho các DN, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%,
lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 52%. Trong khi đó các DN Việt Nam đầu tư đổi
mới cơng nghệ ở mức thấp, tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2-0,3% doanh thu.
Con số này ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%. Có thể nói, hiện nay năng lực
đổi mới công nghệ được đánh giá là năng lực yếu nhất của các DN Việt Nam.
Sự lạc hậu về công nghệ sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và khơng
ổn định làm cho DN khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn
chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn
các sản phẩm nhập khẩu từ 20-40%). Nhìn chung, thiết bị và cơng nghệ của
các DN trong các ngành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam là lạc hậu so với các nước.
- Nguồn nhân lực KH&CN hiện nay của Việt Nam cũng không nhiều,
chỉ chiếm 7,24% lực lượng lao động; trong số đó có 71,9% có trình độ đại
học, 26,9% cao đẳng, 0,9% là thạc sỹ; trình độ tiến sỹ và tiến sỹ khoa học là

0,14%. Lực lượng lao động khoa học cơng nghệ cũng phân bố khơng đồng
đều; trung bình một DNNN có 64 lao động KH&CN, gấp 2,6 lần bình mức
19


bình qn chung. Bình qn một DN có một người làm việc trong lĩnh vực
KH&CN, bằng 0,3% tổng số lao động.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với thị trường xuất khẩu hàng hóa, hàng xuất khẩu của Việt Nam
sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa cùng loại của các nước trong khu
vực, ví dụ như đối với hàng Dệt - May và da giầy của Trung Quốc, hàng thủy
sản của Inđơnêxia và Thái Lan… Hàng hóa của những nước này đang có lợi
thế hơn hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới nhờ hàng hóa của họ
đã có thương hiệu, một số loại có chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn và mẫu
mã chủng loại phong phú hơn.
- Đối với thị trường trong nước, mở cửa thị trường nội địa, thực hiện
các cam kết dỡ bỏ thuế, cho nên hàng hóa của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh
tranh gay gắt với hàng hóa cùng loại ngay trên sân nhà. Mặt khác, các DN sản
xuất kinh doanh trong nước khơng cịn được sự bảo hộ của Nhà nước về các
chính sách hỗ trợ trực tiếp để phát triển. Bên cạnh đó, nhận thức và yêu cầu
đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng tăng cao về chủng loại hàng hóa, mẫu
mã thiết kế, tính tiện ích, chất lượng sản phẩm, ấn tượng trong quảng bá, phân
phối tiện lợi, hài lòng về thái độ phục vụ và dịch vụ sau bán hàng,…
Thách thức về tiếp nhận và xử lý thông tin.
- Hiện nay công tác tiếp nhận và xử lý thông tin của các DN Việt Nam
cịn rất yếu. Các DN Việt Nam ln trong tình trạng thiếu thơng tin về thị
trường, các luật lệ quốc tế, các quy định cam kết, và các chiến lược phát triển
của các đối tác nước ngoài,...
- Theo kết quả điều tra năm 2003 do Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam tiến hành nhằm đánh giá hiểu biết về khả năng và yêu cầu

hội nhập quốc tế đối với ngành hàng của DN thì 57% các DN cho biết họ nắm
bắt được thông tin cần thiết đối với q trình hội nhập, cịn 14% trả lời chưa
biết về những thách thức đối với DN mình trong tương lai.
1.2. Công nghệ và đổi mới công nghệ.
1.2.1. Công nghệ.
Khái niệm công nghệ được hiểu theo nhiều cách và nhiều phương diện
khác nhau, trong tài liệu Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt
Nam của Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Cơng nghệ (Bộ
KH&CN) có đề cập và đưa ra đến 11 định nghĩa về cơng nghệ. Tuy nhiên
cơng nghệ có thể được hiểu như sau:
20


- Công nghệ hiểu là sự ứng dụng các tri thức khoa học vào việc giải
quyết một nhiệm vụ thực tiễn. Đây là cách hiểu của các nhà khoa học.
- Cơng nghệ với cách nhìn khái qt, là một hệ thống quy trình kỹ thuật
chế biến vật chất hoặc chế biến thông tin.
Khái niệm công nghệ thường được các nhà nghiên cứu trích dẫn theo
quan điểm của Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP)
trong dự án Technology Atlas Project 11: “Công nghệ là hệ thống các kiến
thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin”. Hệ
thống này bao gồm tất cả các kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử
dụng trong sản xuất, thông tin, dịch vụ công nghiệp & dịch vụ quản lý.
Công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm bốn
dạng cơ bản:
- Dạng vật thể (vật liệu, cơng cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản
phẩm hoàn chỉnh..);
- Dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm..);
- Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện thích
hợp…được mơ tả trong các ấn phẩm, tài liệu..v..v..);

- Dạng thiết kế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư vấn,
cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp…).
Tại Việt Nam trong Luật Khoa học và Công nghệ (2000) đưa ra khái
niệm công nghệ: “cơng nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng,
bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản
phẩm”. Trong Luật Chuyển giao công nghệ (2006) khái niệm công nghệ được
hiểu là: “công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc
khơng kèm cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản
phẩm”.
Trong phạm vi đề tài khái niệm công nghệ được hiểu: là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, các loại cơng cụ, thiết bị máy móc,
phương tiện, tư liệu sản xuất và các tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch
vụ…) dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành
phần tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi mong muốn.

11

Technology Atlas Project: An Overview of the Framework for Technology-based Development. United
Nations, ESCAP, 1989, Vol One.

21


- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm mọi phương tiện vật
chất như các trang thiết bị, máy móc, cơng cụ, phương tiện vận chuyển, nhà
xưởng. Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần thiết bị Technoware (T). Đây là phần vật chất, phần cứng của công nghệ (hard ware).
- Công nghệ hàm chứa trong con người, nó bao gồm mọi năng lực của
con người về công nghệ như: kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, kỷ luật, tính
sáng tạo…mà các kỹ năng chỉ có thể có được qua đào tạo và kinh nghiệm

thực tiễn. Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần con người của
công nghệ - Humanware (H).
- Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hóa
như: các lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, công thức,
các bản vẽ kỹ thuật, bí quyết..v..v..Dạng thức này của cơng nghệ được gọi là
Phần thông tin - Inforware (I).
- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ
chức của công nghệ, như cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm,
mối quan hệ, sự phối hợp, mối liên kết…Đây là Phần tổ chức của công nghệ
- Organware (O).
1.2.2. Đổi mới công nghệ.
Ở Việt Nam hiện nay trong các văn bản chính thức, ngay cả Luật
KH&CN và Luật Chuyển giao công nghệ cũng không đề cập khái niệm này,
mặc dù trong Luật có cụm từ “đổi mới cơng nghệ” liên quan đến Chương
trình đổi mới cơng nghệ quốc gia; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Theo Keith Pavitt (2003)12 quá trình đổi mới là quá trình khám phá ra
các cơ hội cho một sản phẩm, dịch vụ hay quá trình mới dựa trên các tiến bộ
kỹ thuật hoặc dựa trên sự thay đổi của nhu cầu thị trường hoặc của cả hai yếu
tố đó. Keith Pavitt nhấn mạnh rằng cơ sở cho việc đổi mới là các tiến bộ kỹ
thuật và sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Điều đó nói lên rằng mục đích
của việc đổi mới là tạo ra sản phẩm, dịch vụ hay quá trình đáp ứng sự thay đổi
của thị trường.
Người ta thường dẫn định nghĩa của OECD (1997) 13 theo một nghĩa
rộng: “Đổi mới cơng nghệ sản phẩm và quy trình (Technological product
and process innovations)-TPP là việc thực hiện được sản phẩm và quy trình
mới về mặt cơng nghệ hay đạt được tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ đối với
12

Keith Pavitt, paper No89 - The process of innovation, 2003.
OECD: Proposed Guidelines for Collecting and Interpreting Technological

Innovation Data - Oslo Manual; Paris, 1997.
13

22


sản phẩm và quy trình. Đổi mới TPP được thực hiện nếu đổi mới đó đã được
đưa ra thị trường (đổi mới sản phẩm) hoặc được sử dụng trong sản xuất (đổi
mới quy trình). Đổi mới TPP gắn với một chuỗi các hoạt động khoa học,
công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại”. Khái niệm mới và được cải tiến
cơ bản được OECD mở rộng là mới và được cải tiến đối với DN (không nhất
thiết là mới hoặc được cải tiến so với thế giới). Điều này cho phép mở rộng
phạm vi phân tích về đổi mới, đặc biệt trong bối cảnh của các nước đang phát
triển.
“Để đổi mới thành công (đưa được sản phẩm mới ra thị trường hoặc
quy trình mới được áp dụng trong sản xuất). Tùy thuộc tính chất, các hoạt
động này được phân thành:
(1) Thu nạp và tạo ra tri thức phù hợp mới đối với DN
- R&D.
- Thu nạp công nghệ “tách rời” và bí quyết (asquisition of disembodied
technology and know-how) thường được thực hiện dưới dạng mua bán các
quyền sở hữu công nghiệp.
- Thu nạp công nghệ “gắn kèm” (asquisition of embodied technology)
thường gắn với việc mua sắm, thu nạp thiết bị máy móc hàm chứa nội dung
cơng nghệ.
(2) Các hoạt động chuẩn bị sản xuất khác
- Thiết kế sản xuất (tooling-up and industrial engineering): bố trí mặt
bằng sản xuất, chọn thiết bị cho từng công đoạn, chọn giải pháp vận hành nhà
máy, quy trình kiểm sốt chất lượng, áp dụng tiêu chuẩn để chế tạo sản phẩm
mới hoặc sử dụng quy trình mới.

- Thiết kế cơng nghiệp (industrial design): phương án và bản vẽ quy
định quy trình, thơng số kỹ thuật và đặc tính vận hành cần thiết cho sản xuất
sản phẩm mới hoặc thực hiện quy trình mới.
- Thu nạp các tư liệu sản xuất khác như nhà xưởng, máy móc thơng
thường (khơng có tiến bộ gì về các đặc tính kỹ thuật) cần thiết cho việc thực
hiện đổi mới cơng nghệ sản phẩm và quy trình.
- Khởi động sản xuất bao gồm việc điều chỉnh sản phẩm hoặc quy
trình, đào tạo lại đội ngũ lao động về kỹ thuật mới hoặc cách sử dụng máy
móc mới, và các hoạt động sản xuất thử chưa phải R&D.
(3) Tiếp thị các sản phẩm mới hoặc được cải thiện bao gồm các hoạt
động như nghiên cứu thị trường, thử nghiệm thị trường và quảng cáo” 14.

14

Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, nxb KH&KT; Hà Nội, 2003. Tr19.

23


×