Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tai lieu to chuc quan ly lop hoc theo mo hinhtruong hoc kieu moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.44 MB, 76 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC. TỔ CHỨC, QUẢN LŒ LỚP HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC KIỂU MỚI. Hà Nội- 2013. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. MỤC LỤC PHÂN I. HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH Hội đồng tự quản học sinh là gì ? A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng Thành lập Hội đồng tự quản học sinh như thế nào? A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng Các công cụ có thể được sử dụng để tạo điều kiện thúc đẩy Hội đồng tự quản của học sinh A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng PHẦN II. GÓC HỌC TẬP Thế nào là góc học tập? A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng Góc môn Tiếng Việt Chủ điểm nhà trường A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng Góc môn Tự nhiên và Xã hội Chủ đề Tự nhiên A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng Góc môn Toán Chủ đề Số hạng-Tổng A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng Sử dụng góc học tập A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng PHẦN III. TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG THƯ VIÊN LỚP HỌC Vai trò của thư viên lớp học trong quá trình học tập và giảng dạy A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng. 1 1 3 4 5 5 11 11 12 12 25 26 27 27 30 31 32 32 35 36 38 38 41 42 44 44 47 48 49 49 51 51 53 53 57 57. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC Cách sắp xếp, sử dụng và quản lí thư viện lớp học trong quá trình học tập và giảng dạy A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng PHẦN IV. NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG Xây dựng “Bản đồ cộng đồng” A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng Xây dựng góc cộng đồng A. Hoạt động cơ bản B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng. 58 58 62 63 64 64 67 67 69 69 72 73. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. PHẦN I HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH HƯỚNG NG DẪN N1. H I. NG T QU N H C SINH LÀ GÌ?. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Cá nhân. 1. Phân tích những vấn đề và mâu thuẫn thường xẩy ra trong mối quan hệ giữa học sinh (HS) với HS và mối quan hệ giữa HS với giáo viên (GV) là gì?. Theo cặp cặp. 2. Thảo luận về phương án trả lời đối với câu hỏi 1. 3. Đọc, cùng suy ngẫm và phân tích đoạn thông tin sau:. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. XŽy dựng Hội đồng tự quản HS Hội đồng tự quản HS là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của HS thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế trong phạm vi nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. Hội đồng tự quản HS được thành lập vì HS và bởi HS để bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào sự vận hành của nhà trường và là nguồn cảm hứng cho các hành vi dân chủ và dân sự cũng như những xu hướng tích cực về lòng khoan dung, sự hợp tác và tinh thần đoàn kết. Nó giúp HS phát triển những kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo. Nó cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm trong khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. HS tổ chức Hội đồng tự quản của các em và thành lập các ban để lập kế hoạch và thực thi các hoạt động, các dự án dưới sự hướng dẫn của GV. Sự tham gia của phụ huynh vào nhiều hoạt động và dự án của HS cũng được khuyến khích. Những đánh giá được tiến hành tại các trường có Hội đồng tự quản HS cho thấy những tiến bộ rõ rệt trong khả năng tự ý thức về bản thân, lòng tự trọng, các hành vi dân sự và sự cân bằng giới giữa HS nam và HS nữ. 4. Liệt kê những lợi ích của Hội đồng tự quản HS trên phương diện giáo dục HS và tổ chức, quản lí trường học. Giáo dục HS -. Tổ chức và quản lí trường học -. 5. Xem xét tác động tiêu cực có thể có của Hội đồng tự quản HS đối với GV và đối với phụ huynh. 6. Đọc câu chuyện sau một cách cẩn thận:. Một bši học quan trọng Tại một cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trong huyện, Lan một cô giáo mới ra trường tâm sự với An- một đồng nghiệp, về cảm giác lo lắng trước áp lực công việc mà cô đang phải đối mặt: “Em phải chuẩn bị bài cho nhiều nhóm HS khác nhau, tổ chức thư viện, trang trí lớp học, làm đồ dùng dạy học, phải giữ cho lớp học luôn sạch, có kỉ luật và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS. Em không biết làm thế nào có thể làm hết được mọi việc đó và làm tốt tất cả mọi thứ”.. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. An hoàn toàn hiểu và cảm thông với Lan. Cô cũng đã từng trải qua những lo lắng tương tự khi mới bắt đầu công việc tại một trường nhỏ ở nông thôn. Cô đã xin lời khuyên từ cấp trên và người này đã hướng dẫn cô cách hoàn thành các công việc một cách hiệu quả mà lại giúp cho HS phát triển về tình cảm và xã hội. An nói với Lan rằng trẻ em có thể hợp tác thực hiện các công việc như: xây dựng nội quy lớp học, tổ chức và quản lí các góc học tập, giám sát việc sử dụng các góc học tập, giúp đỡ các dự án cộng đồng,... Những hoạt động có sự tham gia như vậy cho phép HS áp dụng những quy trình dân chủ vào thực tế. Bằng cách thiết lập các ban hoặc các nhóm làm việc, bầu ra những đại diện của mình, ra quyết định có trách nhiệm, chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch công việc, HS được thực hành những hành vi xã hội và dân chủ đồng thời hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình học tập trên tinh thần hợp tác. An đưa ra một lời khuyên quan trọng rằng tất cả trẻ em đều có thể học cách chịu trách nhiệm nếu các em được tạo cơ hội tham gia. Cô cho rằng GV phải kiên nhẫn vì HS cần có thời gian để phát triển các kĩ năng tham gia và những kĩ năng đó chỉ có thể được phát triển thông qua những hoạt động thực hành và trải nghiệm thực tiễn. 7. Thảo luận về trường hợp điển hình và trả lời các câu hỏi sau: a) Những vấn đề mà Lan gặp phải có phải là những vấn đề phổ biến đối với những GV ở vùng nông thôn, vùng khó khăn không ? b) Làm thế nào để Lan có thể giải quyết những khó khăn đó ? c) Sự tham gia của HS vào các hoạt động có liên quan đến Hội đồng tự quản HS có tác động như thế nào đến quá trình giáo dục các em ? Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Theo nhóm. 1. Ghi lại ý kiến của mình về hình thức của Hội đồng tự quản HS nên được thành lập ở trường và những mục tiêu có thể của nó. 2. Liệt kê bốn hoạt động dành cho HS với tư cách là thành viên của Hội đồng tự quản. Suy nghĩ về hai hoạt động của phụ huynh để hỗ trợ sự hình thành của Hội đồng tự quản. 3. Thảo luận và sau đó lên danh sách một số hoạt động có thể đựợc tổ chức cho HS.. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n. ánh giá ti n. .. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Theo nhóm. 1. Lựa chọn một danh sách gồm ba giá trị mà Hội đồng tự quản thúc đẩy (ví dụ: tính tự tin, ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác)và lên một danh sách khác gồm hai hoạt động giúp HS phát triển những giá trị đó. 2. Phỏng vấn hoặc tiến hành thu thập ý kiến phụ huynh hoặc những người lớn khác về cách tạo cơ hội cho HS trong phạm vi nhà trường. Trước tiên lập danh sách một vài câu hỏi muốn hỏi trong quá trình phỏng vấn sao cho những câu hỏi này có thể đựợc trả lời một cách đầy đủ. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n ti n công vi c trên bi u ti n .. ghi l i. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC HƯỚNG DẪN 2. THÀNH L P H I ÔNG T QU N H C SINH NH TH NÀO?. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Cá nhân. 1. Hãy nghĩ tới những tổ chức và hoạt động có thể thu hút sự tham gia của trẻ em. Và cũng suy nghĩ về cách thức trẻ em tham gia và những trách nhiệm mà các em có thể gánh vác trong những tổ chức hay những hoạt động đó. Ghi lại những suy nghĩ đó của mình. Theo nhóm. 2. Chia sẻ những ý tưởng của cá nhân về câu hỏi 1. 3. Tìm hiểu về những việc cần thiết để thiết lập Hội đồng tự quản HS trong trường thông qua đoạn mô tả dưới đây:. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Trước khi thšnh lập Hội đồng tự quản. Thành lập Hội đồng tự quản đòi hỏi phải có sự tư vấn đầy đủ của GV, HS và phụ huynh cũng như những tổ chức khác. Sẽ là rất tốt nếu phụ huynh được thông báo về những thay đổi trong phạm vi nhà trường. Vì vậy, bất kì mối quan ngại nào cũng sẽ được nêu lên ngay từ đầu chứ không phải trong một vài tuần đầu khi Hội đồng tự quản bắt đầu hoạt động bởi vì những tuần đầu tiên là những tuần mà Hội đồng dễ bị tổn thương nhất. GV cũng nên đồng thuận với nhau sao cho họ không cảm thấy bị đe dọa khi thích ứng dần với vai trò của mình. GV cũng phải chuẩn bị để định hình quyền lực cùng với HS. HS nên được tạo cơ hội thảo luận cùng nhau về những ảnh hưởng có thể có của Hội đồng tự quản tới cuộc sống của chính các em trong nhà trường và những vai trò, trách nhiệm mà các em sẽ gánh vác. Khi xây dựng kế hoạch bầu cử, HS nên được tạo cơ hội để tham gia ý kiến về kế hoạch này. HS cũng nên được tư vấn đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch. Quá trình tư vấn có thể được thực hiện thông qua một ban của HS gồm những đại diện của mỗi lớp.. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Cá nhân. 4. Những thay đổi nào trong vai trò của GV là cần thiết nếu HS được trao nhiều cơ hội hơn trong trường ? 5. Anh (chị) hiểu thế nào về những từ “quyền lực” và “thẩm quyền”?. QuŸ tr˜nh thšnh lập Hội động tự quản Để giúp HS hiểu được khái niệm trách nhiệm và sự lãnh đạo, GV nên thành lập những ban trong phạm vi lớp học chịu trách nhiệm về một loạt những công việc trong lớp như: ban vệ sinh, ban thư viện, những ban chịu trách nhiệm về các góc học tập khác nhau... Một khi trẻ em đã bắt đầu hiểu một chút về những khái niệm này, các em nên có nhiều cơ hội hơn để suy ngẫm về những đặc điểm mà một người lãnh đạo tốt cần có khi tiến hành bầu ra những nhà lãnh đạo của mình. Trong quá trình thành lập Hội đồng, HS phải được tạo cơ hội tranh cử vào các vị trí chủ tịch và phó chủ tịch. Việc đề cử phải được đăng kí trước ngày chính thức thành lập Hội đồng. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng ba tháng thử nghiệm. Bầu cử phải đảm bảo tự do và tự nguyện. Nhìn chung, quá trình thành lập Hội đồng tự quản nên bám càng sát thực tiễn bầu cử của đất nước và địa phương càng tốt để giúp trẻ em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ. Điều này không loại trừ khả năng HS có thể nảy ra những ý tưởng mới của chính các em, ví dụ như trong việc khuyến khích mọi người tham gia đầy đủ. HS và GV cùng tổ chức quá trình bầu cử. Phụ huynh và đại diện cộng đồng có thể được mời tham gia với tư cách quan sát viên. HS có số phiếu bầu cao sẽ trở thành chủ tịch, hai HS khác cùng tranh cử sẽ là phó chủ tịch. Đại diện các lớp nên gặp chủ tịch và các phó chủ tịch cùng GV để quyết định về các ban và cách thức khích lệ HS tham gia. Câu hỏi suy ngẫm: a) Vì sao sự tư vấn và tham gia của phụ huynh HS là cần thiết ? b) Những nhược điểm có thể có khi HS trở thành người đứng đầu Hội đồng tự quản ?. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Sự tham gia rộng rži hơn th“ng qua cŸc ban Lãnh đạo các ban hoặc các điều phối viên có thể được bầu sau khi các ban đã được thành lập. Các ban thường hoạt động trên các lĩnh vực: - Sức khỏe và vệ sinh (bao gồm cả sơ cứu ban đầu) - Quyền lợi của HS - Giải trí và văn hóa - Vườn trường - Quan hệ công chúng (ví dụ: khi có khách đến thăm trường) - Thư viện Để giúp các bạn làm việc hiệu quả, mỗi ban nên có sự hỗ trợ, tư vấn của một vị phụ huynh và một GV. Có thể mô tả bộ máy Hội đồng tự quản HS và quá trình thành lập Hội đồng bằng các sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1. Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh Hội đồng tự quản HS. Chủ tịch Hội đồng. Phó chủ tịch Hội đồng. Ban học tập. Ban thư viện. Phó chủ tịch Hội đồng. Ban quyền lợi của HS. Ban đối ngoại. Ban sức khỏe và vệ sinh. Ban văn nghệ và TDTT. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Sơ đồ 2. Quy trình thành lập Hội đồng tự quản học sinh Nhà trường thông báo tới GV, HS, PHHS.. Lấy ý kiến tư vấn của HS, GV, PHHS.. Xây dựng kế hoạch bầu cử Hội đồng.. Đăng ký danh sách ứng cử, đề cử.. Ứng cử viên trình bày đề xuất Hội đồng.. HS và GV cùng tổ chức bầu cử.. Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch được bầu.. Thành lập các ban của Hội đồng.. Học sinh quản lý Thư viện xanh. CŸc bối cảnh trường học khŸc nhau Ở các trường nhỏ dạy lớp ghép có chỉ một hoặc hai GV, mô hình trên được chứng minh là rất hiệu quả. Tuy nhiên, ở những trường có hơn 80 HS, đầu tiên có thể thành lập các ban trong phạm vi lớp. HS có thể làm quen với việc bầu ra những bạn cùng lớp có tinh thần trách nhiệm để thực hành việc chịu trách nhiệm ở phạm vi lớp trước khi nắm quyền lãnh đạo ở phạm vi trường. Việc này có thể được tiến hành song song với việc phát triển quá trình học tập mang tính hợp tác, nơi HS có thể đóng nhiều vai trò, chức năng khác nhau nhằm khuyến khích hoạt động nhóm có hiệu quả (lưu ý: các vai trò, chức năng bao gồm quản lí công việc, quản lí thời gian…).. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Cá nhân. 6. Những kĩ năng nào có thể được sử dụng trong phạm vi lớp học để phát triển Hội đồng tự quản ? 7. Những vai trò chức năng nào có thể được đặt ra trong một nhóm để giúp nhóm hoạt động có hiệu quả hơn trong quá trình học tập trên tinh thần hợp tác ? Theo nhóm. 8. Xem xét hai câu hỏi từ tình huống điển hình trên và ghi lại ý kiến vào sổ tay trong suốt quá trình thảo luận. 9. Lên danh sách những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thành lâp Hội đồng tự quản và biện pháp làm thế nào để có thể vượt qua. 10. Cùng đọc về tình huống điển hình sau:. Lšm thế nšo An thšnh lập được Hội đồng tự quản đầu ti˚n tại trường m˜nh? An đã giới thiệu ý tưởng về các ban trong phạm vi lớp học cho các đồng nghiệp tại cuộc họp GV như là một biện pháp để khuyến khích sự tham gia của HS và phát triển các kĩ năng tham gia. Cô tin rằng đây là bước đầu tiên trong việc chuẩn bị cho HS thực hành gánh vác trách nhiệm trong phạm vi trường và thiết lập Hội đồng tự quản theo kế hoạch. Cô cũng giới thiệu phương pháp học tập trên tinh thần hợp tác cho lớp mà mình phụ trách và mong muốn dựa vào kinh nghiệm này để tiếp tục tăng cường các kĩ năng hợp tác. Với sự giúp đỡ của các HS của mình, cô tổ chức một cuộc họp với phụ huynh HS để thảo luận về những thay đổi đang diễn ra trong phạm vi nhà trường. An đến thăm cả những vị phụ huynh không có khả năng tham dự cuộc họp, vì thế tất cả các vị phụ huynh đều có cơ hội thảo luận về Hội đồng tự quản sẽ được thành lập. Trong cuộc họp, cô giải thích rằng cách tốt nhất để HS học về quyền và trách nhiệm của các em là tổ chức cho các em “sống một cách dân chủ” và chịu trách nhiệm một cách thực sự. Cô cho rằng thậm chí những trẻ ít tuổi nhất cũng có thể tham gia và được hưởng lợi từ sự tham gia. Theo An, khuyến khích HS tham gia nhiều hơn chính là bảo vệ quyền trẻ em. Một số phụ huynh hơi phân vân khi nói về quyền trẻ em nhưng sau khi đã thảo luận về cụm từ này, họ đã hiểu rõ ý nghĩa của nó. An cũng cho biết thêm những nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình học tập hợp tác đã tác động tích cực đến sự phát triển về tình cảm, xã hội của HS cũng như thành tích học tập của các em. Theo cô, việc trẻ em tham gia vào các tổ chức trong trường cho phép GV tập trung vào những nỗ lực của HS trong quá trình học tập cũng như sự hình thành của cộng đồng học tập.. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 11. Những kĩ năng nào HS cần được thực hành trước khi tham gia vào các ban trong lớp hoặc Hội đồng tự quản HS (ví dụ: các kĩ năng tự giới thiệu, kĩ năng trình bày suy nghị, ý tưởng,...) ? Bi u. ti n. : Chúng tôi báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Theo nhóm. 1. Liệt kê ra một số ý tưởng về những việc GV cần làm để chuẩn bị cho cuộc họp với phụ huynh HS nhằm khuyến khích họ nêu ra ý kiến về Hội đồng tự quản ? 2. Thiết kế một số hướng dẫn mà GV có thể đưa cho HS để giúp các em chuẩn bị tinh thần cho việc thành lập Hội đồng tự quản. Bi u. ti n. : Chúng tôi báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Theo nhóm. 1. Lên kế hoạch một số hoạt động đơn giản có thể được tổ chức trong lớp để giúp phát triển các kĩ năng cần thiết cho việc trở thành một thành viên tích cực của ban (ví dụ: các kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập kế hoạch,…) 2. Chuẩn bị một kế hoạch làm việc để xem xét khi thành lập Hội đồng tự quản tại trường. Kế hoạch này có thể bao gồm thời gian biểu hàng tháng cho các hoạt động chiến lược và các nguồn lực cần thiết cũng như cách đánh giá quá trình hoạt động của Hội đồng.. Cá nhân. 3. Ghi lại ba ý tưởng có thể được đề cập tới trong tờ rơi phát cho phụ huynh để giải thích về các trách nhiệm của HS với tư cách là thành viên của các ban. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n ti n trên bi u ti n .. ghi l i. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC HƯỚNG DẪN 3. CÁC CÔNG C CÓ TH C S D NG T"O I#U KI%N THÚC 'Y H I NG T QU N C)A H C SINH. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Cá nhân. 1. Nghĩ về một vài biện pháp để khuyến khích HS tham gia đầy đủ vào quá trình tổ chức và quản lý các hoạt động lớp học. Theo nhóm. 2. Nhận xét những biện pháp ở câu hỏi trên. 3. Đọc kĩ đoạn văn sau đây: C“ng cụ hoạt động Các em HS nên có tài liệu và tham gia vào các hoạt động mà thông qua đó GV giúp các em phát triển các tiềm năng, giải đáp những băn khoăn, lo lắng, giúp các em phát triển sự đam mê và các kỹ năng hợp tác trong học tập.. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Mỗi HS có thể tự chuẩn bị một ít tài liệu trên cơ sở vốn từ vựng của mình và GV có thể kiểm tra để hướng dẫn quá trình học tập. Đây không phải là những hoạt động mang tính cạnh tranh. Chúng ta nên tập trung vào điểm này : các em HS nên hỗ trợ việc học cho nhau trong một môi trường lớp học thân thiện. GV nên chú trọng cân bằng giữa việc hỗ trợ và tạo ra những thách thức mới cho các em. Các biện pháp đã được chứng minh hữu ích cho các công tác quản lý ở trừờng học bao gồm có: Cuốn sổ để các em lưu lại và viết ra những suy nghĩ cá nhân Các em HS nên coi đây như là một cuốn nhật ký cá nhân ghi những câu chuyện thầm kín và không được công bố cho tất cả mọi người. HS là độc giả của chính những nội dung các em viết ra để chia sẻ những thành công hay mong muốn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ về những vấn đề các em gặp phải. Đây là một vài ví dụ về nội dung do các em HS ở các trường nông thôn đã viết: “Chi là bạn thân nhất của mình nhưng mình vẫn mong muốn bạn ấy sẽ dành thêm thời gian cho mình nữa. Bạn ấy hình như bận quá.” “Đôi lúc mình không ngủ được vì sợ ma và vì thế hôm sau mình thường ngủ gất trong lớp.” “Mình rất muốn được tham gia vào đội văn nghệ nhưng lại sợ các bạn bảo là mình hát không hay.” “Chị mình bị ốm và mình rất lo là chị ấy sẽ chết.” Học tập c‚ t˝nh tương tŸc Cuốn vở này có thể được sử dụng để các em HS phản ảnh lại việc học tập của mình. Cuối tuần, các em HS có thể nghĩ về những gì đã học, cách học thế nào, làm sao để cải thiện được các phương pháp học hay nhớ lại những điều các em đã học. Cuối tuần, chúng ta sẽ có thời gian để cùng ngồi lại với nhau và thảo luận về các vấn đề phát sinh các em gặp phải đã được ghi ra từ những cuốn sổ nhật ký đó. Chúng ta sẽ ngồi thành vòng tròn và chuyển chiếc mic ảo thuật cho nhau (viên đá lấy từ nơi các em sống). Rồi sử dụng viên đá tượng trưng đó để khuyến khích mọi người cùng nói nếu họ muốn và sẽ tránh để một người độc thoại quá nhiều khi GV cũng sẽ tham gia cùng). Hộp thư vui dšnh cho HS Các bước thực hiện: Bước 1: HS tự tạo hộp thư vui cho mình.. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Phát cho mỗi HS một phong bì và các tranh ảnh, giấy màu, giấy trắng. Đề nghị các em vẽ, cắt dán những những hình ảnh về những gì khiến các em cảm thấy tình cảm yêu thương, điều mình yêu thích, điều làm cho mình cảm thấy vui vẻ, thoải mái, những gì là tốt đẹp với các em. Các em có thể kể về các bức vẽ, hình ảnh của mình với các bạn xung quanh. Sau đó, các em sẽ cho bức vẽ, các hình ảnh của mình vào phong bì, đề tên bên ngoài và cất ở một nơi em có thể tìm thấy dễ dàng. Bước 2: GV nói chuyện với HS, giải thích cho các em hiểu rằng chúng ta ai cũng có những lúc cảm thấy buồn rầu, thất vọng hay giận dữ. Những cảm xúc đó ảnh hưởng không tốt tới chúng ta. Vì vậy chúng ta cần hướng về những cảm xúc tốt hơn. Một trong những cách để cảm thấy tốt hơn là chọn những gì làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Giải thích cho HS biết rằng bạn sẽ đặt những chiếc phong bì vào một chỗ nào đó trong lớp (góc lớp, giá sách nơi HS có thể với tới, v.v) và khuyến khích HS mỗi khi cảm thấy buồn rầu hay tức giận, hãy đến xem những thứ trong hộp mang lại niềm vui của mình. Để HS thường xuyên xem lại những thứ trong hộp niềm vui và bổ sung vào hộp những hình ảnh tích cực khác. Hộp thư ¹Điều em muốn n‚iº Nhà trường nên lập hộp thư “Điều em muốn nói” để HS được bày tỏ ý kiến của mình. Những ý kiến của HS có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn, đề nghị của các em về thầy cô, cha mẹ, nhân viên phục vụ, điều kiện học tập - sinh hoạt và các hoạt động vui chơi… mà các em không thể hoặc chưa dám nói trực tiếp. Hộp thư được đặt tại các vị trí thuận tiện (trước phòng đoàn - đội, thư viện…) và vừa tầm HS để HS dễ tham gia. Cần thiết phải lập một ban phụ trách gồm các thành viên: đại diện ban giám hiệu, đoàn thể, HS… để mở thư, ghi nhận, giải quyết và trả lời những ý kiến đóng góp của HS. Cần cân nhắc khi trả lời ý kiến HS bằng hình thức trao đổi cá nhân hoặc trả lời. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. chung trước toàn lớp hoặc trường. Hộp thư nên được quan tâm giải quyết hằng ngày (nếu có điều kiện). Qua hộp thư này người lớn (thầy cô, cha mẹ…) sẽ có điều kiện hiểu các em nhiều hơn, đồng thời điều chỉnh các hoạt động giáo dục, sinh hoạt sao cho phù hợp. Bên cạnh đó còn có ý nghĩa giúp các em nhận biết mình là một thành viên của nhà trường, quyền cơ bản của trẻ được tạo điều kiện thể hiện (quyền được học tập - quyền được vui chơi quyền được tham gia ý kiến…). Từ đó các em có ý thức, tự giác và chủ động khi tham gia các hoạt động của chính các em. Tổ chức cho HS tham gia cŸc hoạt động quản l˝ lớp học GV phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ của các nhóm và để HS tự giác đăng kí tham gia. Mỗi HS phải tham gia vào ít nhất một nhóm. Ví dụ: Nhóm khởi động: - Tổ chức khởi động đầu giờ, giữa giờ bằng trò chơi, hoạt động phá băng vv… Nhóm ôn bài: - Tổ chức để tất cả HS cùng ôn bài trong 5- 7 phút đầu giờ mỗi ngày. Nhóm theo dõi thời gian: - Quan tâm nhắc nhở và đôn đốc về giờ giấc… - Thực hiện biện pháp xử phạt những người vi phạm nội qui. Nhóm đánh giá, phản hồi, quan sát tiến trình ngày học: - Quan sát, thu thập ý kiến phản hồi của HS sau mỗi ngày học - Trình bày kết quả đánh giá này với toàn thể lớp vào đầu giờ sáng của ngày học tiếp theo.. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. C“ng nhận những đặc điểm tốt Bước 1: Đề nghị cả lớp hoặc các tổ, nhóm ngồi theo vòng tròn. Phát cho mỗi HS một tờ bìa. Các em sẽ viết tên của mình lên tờ bìa đó. Bước 2: Các em sẽ chuyển tờ bìa cho người ngồi bên phải mình. Khi nhận được tờ bìa ghi tên một bạn nào đó, em hãy ghi một điểm tích cực của bạn đó vào tờ bìa. Các tờ bìa sẽ được chuyển hết một vòng. Đảm bảo rằng, một bạn sẽ nhận được lời nhận xét của tất cả các bạn trong nhóm. Lưu ý: Nên tránh những lời nhận xét về hình thức bề ngoài hay cách ăn mặc mà nên nhận xét về tính cách, thái độ. Khi các tờ bìa đã quay hết một vòng, các em sẽ nhận lại tờ bìa của mình. Nếu được, một số em sẽ chia sẻ những lời ghi trong tờ bìa. XŽy dựng nội quy trường học Nhà trường cần tổ chức cho HS tham gia xây dựng nội quy của trường nhằm giúp HS hiểu rõ và làm theo nội quy một cách tự giác. Các lớp có thể cử đại diện dự buổi họp chung toàn trường để thảo luận, xây dựng nội quy của nhà trường. Các bảng nội quy nên được đặt ở nơi mọi người dễ dàng nhìn thấy. Nội quy cần ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu để HS dễ nhớ và thực hiện. Có thể bổ sung, điều chỉnh nội quy sau mỗi năm học và nội quy cũng cần được công bố ở các kỳ họp cha mẹ HS và từng lớp học. Người quan sŸt Bước 1: Chọn người quan sát. Thứ hai hàng tuần, lớp chọn hai người làm người quan sát (khuyến khích tinh thần xung phong hoặc chọn những em có thành tích tiêu biểu của lớp học). Bước 2: Trong tuần, hai người quan sát sẽ thu thập và ghi chép lại các thông tin từ HS, GV về quá trình học tập, điều kiện học tập, thực hiện các nội quy, các vấn đề nảy sinh trong lớp,.... Bước 3: Cuối tuần, tại buổi họp lớp, hai người quan sát sẽ báo cáo những gì mình ghi chép được trước lớp. Trong báo cáo sẽ gồm những nội dung: điều gì có lợi. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. cho việc học tập cho lớp; điều gì không có lợi cho lớp; làm thế nào để cải thiện được tình hình của lớp học. Bảng theo d”i sỹ số (do các em HS tự điền) Bảng này được thiết kế cho việc sử dụng cá nhân hoặc tập thể và được sử dụng để giám sát sỹ số của các em HS. Bảng này được dùng như bản đánh giá cá nhân theo tuần hoặc cho tập thể theo tháng hoặc theo kỳ. Vào cuối tuần, đại diện các em HS cũng sẽ có một bản báo cáo ngắn gọn gửi GV. Tự theo dõi sỹ số rất quan trọng bởi vì: Góp phần giúp các em HS phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ và có tinh thần trách nhiệm trong học tập. Xây dựng cho các em ý thức được đi học là một quan trọng cần thiết, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Cần phải thấy thoải mái vui vẻ khi đi học. SŸch huy động sự tham gia của HS Cuốn sách này tập trung vào các thành tích học tập và kết quả tham gia các hoạt động ở trường của HS. Mỗi em HS sẽ có một cuốn sách để ghi lại những công việc các em đạt kết quả xuất sắc (liên quan đến những việc các em HS thường làm và không nhất thiết là phải so sánh với bất kì ai) Cuối tháng, những HS được chọn sẽ chuẩn bị một “Bảng khuyến khích” cho các lớp để đánh dấu các lĩnh vực các em HS đạt thành công hay tiến bộ. Một vài ghi nhận sẽ được công bố trong các cuộc họp phụ huynh. H’m cam kết Đây là công cụ được thiết kế giúp HS tập trung vào các lĩnh vực trong cuộc sống mà các em muốn hoàn thiện và phát triển hơn. Cho dù các em gặp khó khăn hay thách thức nào trong gia đình, trong giao tiếp xã hội hoặc ở trường thì HS vẫn tình nguyện điền vào mẫu thể hiện sự cam kết làm việc đối với những lĩnh vực mà các em thấy cần thiết. Hòm cam kết này được để ở các lớp học để khuyến khích HS chịu trách nhiệm với các vấn đề các em gặp vướng mắc hoặc giúp đỡ GV trong việc hỗ trợ HS bằng cách hướng dẫn, thúc đẩy và khuyến khích các em tự ra quyết định.. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Bảng đŸnh giŸ Bảng đánh giá này cũng có chức năng và cách thức giống như với Sách huy động sự tham gia của HS để khẳng định các phẩm chất tốt và tích cực của các em. Do vậy, công cụ này sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi được đưa vào lớp học để giúp các em HS nhận ra được những gì các em mong đợi trong giao tiếp xã hội và khi học ở trường. HS có thể quyết định xem những giá trị nào hay điều gì các em nên đưa vào trong Bảng. Một vài phẩm chất, đức tính có thể được đề cập trong bảng này trong đó gồm có: tinh thần trách nhiệm, tính trật tự, ngăn nắp, lễ phép, đúng giờ, nhẫn nại, đoàn kết và tình bạn. H’m thư Các em HS có thể gửi các tin nhắn hay thư cho bạn bè và gia đình có sử dụng hòm thư. Mục đích của hòm thư này là để giúp các em có thói quen viết thư và sử dụng các mẫu chữ khác nhau. Thêm vào đó, các em có thê trau dồi thêm khả năng đánh vần và viết tay. Trong các lá thư, các em có thể chia sẻ thành công hay những cố gắng nỗ lực để tham gia cùng cộng đồng, khu vực, đất nước hoặc ở các vùng, các địa phương. Sổ ghi ch˙p khŸch thăm quan Đây là bản nhật ký ghi lại của những người đến thăm trường. Các quan khách đến từ các tổ chức hay hiệp hội có thể đến thăm các em HS, cha mẹ, GV và họ có thể viết ra những gì họ thấy khi thăm quan trường. Đây là một cơ hội cho khách có những đề xuất, ý kiến hay chỉ ra các quan điểm về một chủ đề tham khảo đặc biệt. Có thể sẽ có một bản tin định kỳ để công bố những thông báo hay kết luận quan trọng về các hoạt động được liệt kê trong Sổ ghi chép khách thăm quan. GV có thể sử dụng các thông tin này để phục vụ cho các dự án nghiên cứu của HS sau này hoặc để huy động cộng đồng tham gia. Kế hoạch bảo trợ HS Đây là biện pháp cho HS lớp trên “tài trợ, bảo trợ” cho các HS lớp dưới để hỗ trợ HS lớp bé thực hiện các công việc do Hội đồng tự quản HS hoặc các nhóm HS đề xuất. Đây là cách tốt nhất để hỗ trợ và giúp các em HS lớp nhỏ thực hiện đúng tiến độ các đề xuất. Các hỗ trợ tương tá, sẽ được thể hiện trong một lĩnh vực nhất định đảm bảo cho tất cả các em HS đều nhận thấy. Ngšy hošn thšnh Các GV, HS, cha mẹ và các tổ chức cộng đồng cùng gặp nhau trong một ngày để công bố các thành tích và tiến bộ học tập của HS, đồng thời tham gia vào các hoạt động văn hóa và thực hiện các hoạt động có ý nghĩa đối với nhà trường và cộng đồng. Đây là những cuộc gặp mặt rất quan trọng để tăng cường sự giao tiếp trao đổi giữa. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. những người tham gia, trình bày và đưa ra các dự án, các kết quả và thành tích đạt được, các chương trình hành động tương lai có lợi cho cộng đồng và xây dựng tinh thần tôn trọng giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. H˜nh ảnh một lớp học l› tưởng Bước 1: HS hình dung về một lớp học lý tưởng. GV đề nghị HS ngồi yên, nhắm mắt lại, nhớ về một khoảng thời gian trong quá khứ, khi các em được sống trong một tập thể tốt, đó là lúc các em cảm thấy vui vẻ, thấy mọi người quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, là lúc các em học hỏi được rất nhiều từ người khác. Trong tập thể mà các em nhớ về đó có những ai? Họ tiếp xúc với nhau như thế nào trong một ngày ? Khi các em đã hình dung rõ về một tập thể tốt các em có thể mở mắt ra. Bước 2: Vẽ tranh về tập thể lớp tốt. Chia lớp thành các nhóm (khoảng 5 người một nhóm). Trong nhóm các em hãy kể cho nhau nghe về những gì các em vừa nhớ về một tập thể tốt. Sau đó các em hãy vẽ một bức tranh chung của cả nhóm về một tập thể lớp tốt theo như hình dung và mong muốn của các em. Bước 3: Các nhóm trình bày trước lớp về bức tranh của nhóm mình (có thể mở một cuộc triển lãm tranh nhỏ). Bước 4: Cả lớp thảo luận về những bức tranh của mình. GV có thể dẫn dắt phần thảo luận bằng những câu hỏi sau: - Hãy tìm những điều gì giống nhau và những điều khác nhau ở các bức tranh vẽ một tập thể lớp học tốt? Những điều đó quan trọng như thế nào? - Mọi người trong tập thể lớp tốt đó đối xử với nhau như thế nào? - Những gì ngăn cản lớp chúng ta đạt được những điều nêu trên? - Chúng ta cần làm gì để lớp chúng ta trở thành một tập thể tốt như trong các bức tranh? - Những câu trả lời của cả lớp sẽ được GV ghi chép lại trên bảng. Bước 5: GV tổng kết lại toàn bộ ý kiến của HS. Những bức tranh có thể được treo ở lớp trong một khoảng thời gian. R˘n luyện cho HS › thức tự giŸc thực hiện kỉ luật lớp học Hình thức 1: GV cần tạo điều kiện cho HS suy nghĩ về việc thực hiện những quy định chung của lớp học nhằm xây dựng một tập thể an toàn, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau. GV có thể thực hiện hoạt động này qua các bước sau: Bước 1: HS hình dung về một tập thể lớp học tốt. Đề nghị HS ngồi trong tư thế thoải mái, tập trung nghe những điều GV nói: Các em hãy nghĩ về nơi các em sống, hãy nhớ về một khoảng thời gian ở đó, khi mà các em có cảm giác an toàn, vui sướng và được mọi người quan tâm. Hãy nghĩ về những sự việc thể hiện mọi người đối xử tốt. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. với nhau, những việc thể hiện họ tôn trọng lẫn nhau. Mọi người ở đó tuân theo những quy định chung nào? Tại sao họ lại tuân theo những quy định chung đó? Ngoài những quy định chung ra còn có lý do nào nữa khiến họ đối tốt và tôn trọng nhau?. Bây giờ hãy hình dung về một bức tranh thể hiện những điều các em vừa hình dung ra về một nơi sống an toàn và vui vẻ. Các em sẽ vẽ bức tranh đó. Bây giờ tiếp tục nhớ và suy nghĩ về một thời điểm, khi các em cảm thấy không an toàn, cảm thấy sợ hãi và đau khổ. Điều gì khiến em có cảm giác đó? Những người xung quanh đã có thái độ gì, đã làm gì để em có cảm giác không an toàn và sợ hãi đó? Mọi người đã vi phạm quy định chung nào trong việc đối xử với nhau? Bây giờ các em hãy tưởng tượng ra một bức tranh thể hiện những suy nghĩ về thời điểm em cảm thấy không an toàn, sợ hãi đó. Bước 2: Vẽ tranh về những điều các em vừa hình dung xong. Dán lên hai bức tường lớp học những tờ giấy trắng. Một bức tường chỉ để vẽ những hình ảnh thể hiện một nơi các em cảm thấy an toàn vui sướng và được mọi người quan tâm. Bức tường kia chỉ để vẽ những hình ảnh thể hiện một nơi các em thấy không an toàn, sợ hãi và đau khổ. Các em HS sẽ vẽ lên những tờ giấy đó những hình dung của mình. Trong lúc các em vẽ, khuyến khích các em kể cho nhau nghe về những tưởng tượng của mình. Bước 3: Thảo luận trên cả lớp hay theo nhóm với các câu hỏi sau: - Các em đã suy nghĩ về một tập thể an toàn và tôn trọng lẫn nhau, vậy những quy định nào và những quy tắc đạo đức nào cần có để xây dựng một tập thể đó? - Ở nơi các em cảm thấy không an toàn, thấy sợ hãi những quy định nào, những quy tắc đạo đức nào đã bị vi phạm? - Ở lớp chúng ta làm thế nào để xây dựng một tập thể an toàn, mọi người tôn trọng lẫn nhau? Các ý kiến của các em cần được ghi chép tỉ mỉ. Bước 4: GV tổng kết các ý kiến về việc cần có những quy định, quy tắc chung nào để xây dựng một tập thể an toàn, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau. Hình thức 2: Tạo cơ hội cho HS hiểu và có cách ứng xử tôn trọng và giúp đỡ người khác.. 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. GV đưa ra những tình huống chứa đựng nội dung về sự tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong lớp học hoặc ngoài cuộc sống. HS sẽ sắm vai, thực hành ứng xử các tình huống trên. Từ đó giúp HS hiểu và có thái độ tôn trọng mọi người, biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Đặt m˜nh všo hošn cảnh của người khŸc Bước 1: GV đưa tình huống. VD: HS nói chuyện riêng trong giờ học; hiện tượng vẽ bậy lên tường; phá hỏng các thiết bị trong lớp; nói xấu bạn; không chơi và ngăn cản các bạn khác không chơi với một bạn nhà nghèo, bố rượu chè;… Bước 2: Đề nghị các em suy nghĩ và cho ý kiến theo các nội dung sau: - HS hãy diễn tả lại tình huống. - Liệt kê những người có liên quan trong tình huống này. - Đề nghị HS hãy đặt mình vào vị trí những người đã được liệt kê có liên quan đến trong tình huống. Khi đặt mình vào vị trí người đó, HS hãy phân tích về: những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn, việc làm của người đó. - HS thảo luận trước lớp về những suy nghĩ của mình khi đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. - Đề nghị HS suy nghĩ và thảo luận một số những giải pháp xuất phát từ những vị trí khác nhau đó. Bước 3: GV tổng kết lại các giải pháp mà các em đưa ra. Hơn nữa GV cũng có thể gợi ý để HS rút ra những bài học về cách ứng xử trong những tình huống tương tự. T˜m hiểu những nhu cầu vš mong muốn cơ bản của học sinh về lớp học Các bước thực hiện: Cuối buổi học, GV dành 5 - 10 phút để HS điền vào bảng hỏi của mỗi em (theo mẫu ở dưới) Theo cách khác, GV làm một bảng hỏi chung cho cả lớp (dùng khổ giấy A0) và treo trên lớp. Cuối mỗi buổi học, GV có thể dành 10 phút để HS lên đánh dấu vào bảng chung đó theo suy nghĩ của mỗi em. Thường xuyên. Phần lớn. Thỉnh thoảng. Hiếm khi. Hoàn toàn không. 1. Em ăn sáng có đủ no không?. 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 2. Em có nhìn rõ bảng từ chỗ ngồi của mình? 3. Em có nghe rõ GV nói? 4. Em có hiểu lời GV nói? 5. Em có đủ thời gian để làm xong bài trên lớp? 6. Tốc độ dạy của GV hơi nhanh? Sự an toàn 7. Điểm số của em có công bằng? 8. Em thực hiện theo các quy định của lớp? 9. Kỷ luật được áp dụng công bằng ở lớp? 10. Em có thể nói ở lớp điều mình mong muốn? 11. Em cảm thấy thoải mái khi hỏi GV? 12. Em tin GV của mình? Sự thân thiện 13. Lớp học là nơi vui vẻ và thoải mái? 14. Em được các bạn trong lớp quý mến? 15. GV thân thiện và tươi cười với em? 16. GV chú ý lắng nghe khi em có vấn đề trình bày? 17. GV có khen ngợi em khi em xứng đáng được khen? Lòng tự tôn 18. Em cảm thấy quan tâm, gắn bó với lớp học? 19. Em tham gia thảo luận ở lớp?. 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. CŽu lạc bộ ¹Nh‚m t˜nh bạnº Nhà trường thành lập nhóm HS làm công tác tư vấn để giúp HS có những quyết định đúng đắn khi có vấn đề xảy ra. Một trong những cách giải quyết xung đột có hiệu quả là thông qua sự chia sẻ, hiểu biết, chân tình của những người cùng lứa tuổi với nhau. Nhà trường nên thành lập câu lạc bộ những người bạn thân thiện trên nguyên tắc ngang hàng (cùng độ tuổi, cùng hoàn cảnh) để cùng tìm hiểu, trao đổi, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và giúp nhau trong học tập. Điểm chính của sự hướng dẫn, chỉ bảo này đòi hỏi không có sự hơn kém nhau về học vấn, chuyên môn hoặc vị thế. Tin cậy nhau là cơ sở của tất cả mọi sự trao đổi, thổ lộ, tâm sự. Trong số các HS tham gia sẽ có những em biết suy nghĩ, có khả năng lôi cuốn được các bạn khác, các em này có thể thuyết phục các bạn có cách hành xử tốt hơn. Gợi ý này được thực hiện vì các em luôn có nhu cầu tư vấn. Mối quan hệ bạn bè dần dần được các em coi trọng hơn. Công tác tư vấn này nhằm giúp các em đối phó và có quyết định đúng đắn trước các vấn đề xảy ra bởi các mối quan hệ cá nhân với nhau. Cần lựa chọn những HS chín chắn, có hiểu biết để tập cho các em những kĩ năng cơ bản về tư vấn, chủ yếu là kĩ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề ở mức độ nhỏ. Ở trường tiểu học có thể thành lập nhóm HS nòng cốt, các em này đòi hỏi nhạy cảm với những vấn đề mà các bạn cùng trang lứa quan tâm. Các em có thể giúp chúng ta có các thông tin về các mối quan hệ bạn bè, hoàn cảnh, cá tính... Từ đó đề xuất với thầy cô những cách giúp bạn học tốt, giúp bạn vượt qua hoàn cảnh khó khăn hay góp ý với bạn về cách cư xử. CŽu lạc bộ ¹vừa lš thầy - vừa lš bạnº Nhà trường thành lập nhóm “vừa là thầy- vừa là bạn” để GV gặp gỡ, lắng nghe HS và giúp đỡ khi các em gặp những khó khăn hoặc đáp ứng những mong muốn của các em. Hãy là chỗ dựa tin cậy và vững chắc của các em. Người GV được HS tin cậy là người đối xử thân thiện với HS, luôn lắng nghe ý kiến của HS. Hãy là người để HS thổ lộ những suy nghĩ, phiền muộn mà các em gặp phải trong cuộc sống (gia đình, nhà trường, xã hội... ). Hãy tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với các GV này để các em nhận những lời khuyên hữu ích.. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Cá nhân. 4. Liệt kê hai lợi ích mà mỗi công cụ Hội đồng tự quản HS mang lại cho HS và GV. Nếu thấy có những bất lợi nào thì tôi viết ra. 5. Suy nghĩ về tính khả thi khi sử dụng những công cụ này ở trường và viết ra những khó khăn có thể có trong quá trình triển khai. 6. Suy nghĩ về các ý tưởng của riêng mình để hỗ trợ xây dựng Hội đồng tự quản HS hiệu quả trong quá trình sử dụng các công cụ này. Mô tả các ý tưởng của riêng bạn đối với các công cụ mới mà các GV khác có thể thử áp dụng. 7. Đọc kĩ trường hợp nghiên cứu điển hình sau đây:. CŸc chiến lược được Ÿp dụng thế nšo khi sử dụng Hội đồng tự quản HS? An muốn mở rộng thêm hội đồng lớp học của mình ra phạm vi toàn trường và xây dựng phát triển Hội đồng tự quản HS. Trước khi thông báo cho các GV và HS khác, An muốn chắc chắn là các HS của mình hiểu được tầm quan trọng của các công cụ cá nhân và các khía cạnh khác khuyến khích tăng cường Hội đồng tự quản HS. Để cùng hợp tác hỗ trợ với các em HS của mình, cô dự kiến tổ chức cuộc trình diễn múa rối trong cuộc Họp phụ huynh ở tuần tiếp theo. Với lượng kinh phí không nhiều và thời gian hạn hẹp, các em HS đề xuất làm rối giấy giống như những gì các em đã dùng để tìm hiểu về ngôn ngữ thông qua các câu chuyện gần đây. Vở diễn có thể có những nội dung sau: Con rối số 1: Cuốn sổ lưu lại và viết ra nhưng suy nghĩ cá nhân Con rối số 2: Hòm thư góp ý Con rối số 3: Sách huy động sự tham gia của HS Con rối số 4: Bảng theo dõi sỹ số. Con rối số 1: Tôi là cuốn sổ lưu lại và viết ra những suy nghĩ cá nhân và tôi khuyến khích các em ghi lại những nỗi niềm tâm sự cá nhân của mình. Tôi cũng giúp cho các GV hiểu được các em HS tốt hơn để có những hướng dẫn phù hợp và liên quan. Tôi thực sự rất hữu ích khi giúp các em HS có thể trao đổi, chia sẻ những băn khoăn lo lắng chung và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Các trang viết của tôi có rất nhiều những nét chữ và các hình vẽ nên tôi có thể giúp các em tăng khả năng suy nghĩ và sáng tạo. Con rối số 2: Tôi không chỉ là một cái hộp. Tôi còn tạo nên những gợi ý và đề xuất rất thú vị. Tôi có thể được dùng như là một kênh thông tin liên lạc quan. 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. trọng giữa GV và HS. Tôi có thể giúp các em trao đổi ý kiến và không còn dụt dè hay nhút nhát nữa. Con rối số 1: Tại sao các em HS nên ký tên vào các đề xuất của mình ? Con rối số 2: Để khuyến khích giúp các em HS có trách nhiệm hơn với những gì các em nói. Con rối số 3: Hãy nghe tôi. Tên tôi là Sự tham gia. Với sự giúp đỡ của tôi, các GV có thể khuyến khích các em HS tham gia nhiều hơn bằng cách tìm hiểu xem thái độ, tình cảm và mong muốn của chính mình. Các em HS biết được những gì mình có khả năng hoàn thành và đạt kết quả và thông qua đó sẽ có thêm động lực để phát huy những tiềm năng vốn có để học tốt hơn. Khi huy động các em tham gia sẽ giúp chúng ta thể hiện được sự tôn trọng với mọi người. Con rối số 4: Ô, hãy cho tôi tham gia cùng với ! Dường như các bạn đang nghĩ mình là quan trọng nhất. Tất cả chúng ta đều quan trọng và chúng ta sẽ có những vai trò khác nhau của riêng mình. Tôi giúp cho các em HS có trách nhiệm hơn khi đi học đầy đủ và biết đúng giờ. Nếu các em không đi học, các em sẽ không thể tham gia vào các hoạt động học tập! Trưởng nhóm: Bây giờ các bạn đã thấy chúng tôi nói gì rồi phải không, chúng ta sẵn sàng trả lời các câu hỏi nào: Hãy cùng tham gia với chúng tôi.. Cá nhân. 8. Trình bày cách sử dụng các công cụ để đạt kết quả trong công tác Hội đồng tự quản HS trong nhóm. 9. Suy nghĩ về cách thức sử dụng các công cụ để đạt hiệu quả trong công tác Hội đồng tự quản HS và nghĩ cụ thể về việc sử dụng thời gian trao đổi nhật ký trong lớp học. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cá nhân. 1. Bắt đầu với Cuốn sổ lưu lại và viết ra những suy nghĩ cá nhân (có thể sử dụng đằng sau của cuốn vở) và ghi lại các nhận xét về cách học và làm việc của mình trong quá trình diễn ra hội thảo. Nhận xét về mối quan hệ trong các nhóm và vai trò của. 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. những người tham gia. Đây sẽ là mối liên hệ để có những phản ánh có tính hệ thống thông qua các hoạt động nghiên cứu. Theo nhóm. 2. Thiết kế và tạo một Hòm thư góp ý đề xuất các ý kiến cho Hội thảo và thảo luận những tiềm năng của công cụ này đối với việc học. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cá nhân. 1. Thiết kế và tạo một cuốn sách Huy động sự tham gia của HS hoặc một công cụ khác để khuyến khích, giám sát và hỗ trợ việc học tập và tham gia của HS ở nhà trường. 2. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn cho một khảo sát ngắn về thái độ của HS và cộng đồng đối với Hội đồng tự quản HS. 3. Chuẩn bị một bài thuyết trình ngắn cho các cha mẹ về việc sử dụng các công cụ để tạo điều kiện cho các cha mẹ tham gia trong Hội đồng tự quản HS. Theo nhóm. 4. Thiết kế áp phích để khuyến khích các em tham gia tích cực trong Hội đồng tự quản HS. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n ti n công vi c trên bi u ti n .. ghi l i. 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. PHẦN 2 GùC HỌC TẬP HƯỚNG NG DẪN N4. TH NÀO LÀ GÓC H C T P ?. Từ góc học tập, chúng tôi có thể tiếp cận được dễ dàng với các đồ dùng dạy-học và các tài liệu khác nhau.. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. Theo nhóm. 1. Lập một danh mục bao gồm các tài liệu, các đồ dùng học tập cho các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội thường sử dụng khi chuẩn bị cho lớp 2 thuộc từng lĩnh vực, từng chủ đề thuộc chương trình học.. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 2. Đọc kỹ thông tin sau đây:. CŸc nguồn tši liệu đồ d•ng c‚ thể đưa všo g‚c học tập (g‚c m“n học) GV và HS cần tìm những tài liệu nhất định để đưa vào các góc môn học ngay từ đầu năm học với sự giúp đỡ của cộng đồng. Danh mục các tài liệu không phải là nội dung duy nhất có trong các góc môn học. Chúng tôi nên xem xét các tác phẩm hay nhất, liên quan đến nội dung bài học trưng bày trong các góc môn học. GV cần quan sát xem HS thích gì, quan tâm đến lĩnh vực gì khi các em học và nghiên cứu môn học nào đó trong các góc môn học, lưu ý xem kết quả học tập của các em ở góc học tập nào có kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn sẽ giúp HS yêu thích công việc và có thể định hướng nghề. HS có thể tự kiểm tra những gì đã nghiên cứu, tự học theo từng lĩnh vực để xác định các em muốn, quan tâm phát huy cái gì. Trong các góc môn học chúng tôi nên tìm những loại tài liệu và đồ dùng học tập sau đây: Vật dụng phục vụ cuộc sống: phát triển kĩ năng học bằng cách áp dụng thực hành, quan sát và rất hữu ích. Mang ý nghĩa như ngay tên gọi được chỉ ra những đồ dùng thiết thực, không sao chép bắt chước. Ví dụ: củ khoai, cái thìa, cái rỏ đựng cua… Dụng cụ thí nghiệm: đó là các công cụ mà HS có thể sử dụng để học trong các giờ thực hành, thí nghiệm. Ví dụ: dụng cụ đo lường, mô hình trái đất, nhiệt kế… Tài liệu in ấn: Sách tham khảo, tờ rơi, tranh ảnh minh hoạ, bản đồ… giúp HS tăng sự hiểu biết và mở rộng thêm kiến thức. Tài liệu sáng tạo nghệ thuật: đó là các vật dụng chỉ dùng một lần mà HS có thể dùng để học, tìm hiểu hoặc kết hợp để tạo ra một vật dụng có giá trị nghệ thuật. Ví dụ: thú nhồi bông, con rối, máy bay giấy… Đồ dùng do HS tự làm: Các tác phẩm, bài văn, bài kiểm tra đạt điểm tốt, các bản vẽ, các sản phẩm cắt dán, đồ dùng dễ kiếm trong thiên nhiên… Vật phẩm được sản xuất: đó là thiết bị dạy học hoàn chỉnh và chính xác. Ví dụ mô hình quả cầu thế giới, bộ não người, cân…. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Cá nhân. 3. Chọn và phân loại tài liệu, đồ dùng học tập đã đề cập liên quan đến các góc môn học: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội. Theo cặp. 4. Đọc, nghiên cứu điển hình dưới đây:. Lớp 2A HS của lớp 2A đã rất vui vì các em có thể giúp cô giáo xây dựng các góc môn học. Bạn Giàng Seo Tầu đã cắt một số biểu tượng rất hay để phân biệt và xác định các góc môn học Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên và Xã hội. Các bạn đã cộng thêm điểm cho Tầu để tham gia vào Cuộc thi nhà thiết kế của lớp. Các em yêu thích thiên nhiên đã mang đến những cây rau, cây cỏ nơi mà các em sống và dán lên báo với tiêu đề Bộ rễ quê hương em, treo lên tường của góc môn Tự nhiên và Xã hội. Ngoài ra, các em còn mang đến sách báo, tạp chí và tranh ảnh ở khu dân cư mình sống rồi tập hợp đễ ở các góc môn học Tiếng Việt, góc môn Tự nhiên và Xã hội theo các chủ đề. Một “Nhà văn” nhỏ đã đưa ra sáng kiến xin cô giáo một quyển vở rồi ghi vào đó Chúng em viết truyện. Tất cả những câu chuyện trong cuốn vở đó là sản phẩm của các thành viên trong Hội đồng tự quản, giúp các em hiểu rộng hơn về lĩnh vực ngôn ngữ. Các em yêu thích môn Toán cũng rất háo hức với góc môn học của mình. Các em vui thích khi được chiêm ngưỡng những que tính, những viên sỏi, ống hút nước được xếp thành các phép tính, các dãy số. Cuối ngày, cô giáo rất hài lòng về việc đăng kí các lĩnh vực của HS trong cuốn sổ Tham gia hoạt động của lớp. Trong khi làm việc đó cô giáo đã nghĩ: HS của mình đã thực sự tham gia các hoạt động của chính các em. Khác với trước đây mình phải nói trước lớp, thu thập và phân loại các tài liệu cũng như đồ dùng học tập cho quá trình dạy học. Niềm say mê của HS trong việc tổ chức, sắp xếp các góc môn học giúp các em khám phá, phát huy sự đam mê công việc và học tập.. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 5. Phân tích nghiên cứu điển hình trên và trả lời các câu hỏi sau: a) Chúng ta nghĩ gì về cách các em HS lớp 2A tổ chức xây dựng các góc môn học? b) Việc tổ chức sắp xếp các góc môn học với sự tham gia tích cực của HS có những thuận lợi gì? Bi u. ti n. Biểu đồ tiến độ Các hoạt động Các hoạt động cơ bản thực hành. TT Bài/hướng dẫn Bài/Hướng dẫn 1. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. Các hoạt động ứng dụng. (chữ kí của tập huấn (chữ kí của tập huấn (chữ kí của tập viên) viên) huấn viên). B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cá nhân. 1. Liệt kê 5 tài liệu hoặc đồ dùng học tập có trong các góc môn học: Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên và Xã hội. 2. Sưu tập 10 tài liệu, đồ dùng học tập từ cộng đồng và mang đến trưng bày ở góc học tập.. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC Theo cặp. 3. Lên một danh sách gồm 10 câu chuyện, bài thơ trong chương trình lớp 2 và các câu thành ngữ của cộng đồng có trong góc môn học Tiếng Việt. 4. Liệt kê 5 bài văn hay hoặc tác phẩm của HS lớp 2.. Cá nhân. 5. Lập danh sách 10 loại tài liệu, đồ dùng học tập dùng trong thực hành lớp 2 trong góc môn Tự nhiên và Xã hội, môn Tiếng Việt, môn Toán... 6. Liệt kê những vật dụng, sản phẩm sưu tầm của HS theo chủ đề của lớp 2 trong góc môn Tự nhiên và Xã hội, môn Toán (mỗi chủ đề 5 loại). Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n ánh giá ti n .. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cá nhân. 1. Tự làm một số đồ dùng học tập cho các góc môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên và Xã hội của lớp 2. 2. Chuẩn bị một số tài liệu tham khảo cho các góc môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên và Xã hội của lớp 2. 3. Trình bày cách làm đồ dùng học tập và nêu cách sử dụng chúng trong nhóm. Theo nhóm. 4. Ghi lại những ý tưởng có thể làm phong phú thêm góc học tập và chức năng của chúng từ các thành viên trong nhóm. 5. Suy nghĩ về tầm quan trọng của góc học tập để hướng dẫn HS sử dụng. 3. Xây dựng góc học tập cho 3 môn học. Bi u. ti n : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n ti n công vi c trên bi u ti n .. ghi l i. 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC HƯỚNG NG DẪN N5. GÓC MÔN TI NG VI%T CHỦ CHỦ ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG TRƯỜNG. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Theo nhóm. 1. Lập danh sách HS trong lớp mình dạy. Ghi rõ họ và tên HS trong lớp. 2. Đọc kĩ thông tin sau đây:. 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. XŽy dựng g‚c Tiếng Việt Những bài viết đúng chính tả, viết đẹp của HS mang đến được trưng bày trong góc môn học Tiếng Việt bao gồm: bài chính tả, bài tập làm văn, những bài viết có nhiều âm, vần; mẫu câu mà HS được học trong Chủ điểm. Chúng tôi nên có thêm những tài liệu nói về tình bạn (có thể là những truyện cổ tích, những bài báo, những câu chuyện…). Chúng tôi hãy treo danh sách HS của lớp mình vào các góc môn Tiếng Việt, môn Toán và môn Tự nhiên và Xã hội. GV luôn quan sát xem HS của mình đọc danh sách ở góc môn nào và các em quan tâm đến những gì trong khi các em đọc. Ví dụ: Tên của mình ở tổ nào? Bạn nào cùng tổ với mình? Mình không thích ở tổ này đâu?...; HS học và nghiên cứu chúng ở góc môn học và lưu ý xem kết quả học tập của các em thiên về lĩnh vực nào của Chủ điểm. Ví dụ: Tình bạn qua các câu chuyện tìm tòi các từ có âm, vần, dấu thanh cần học (ng/ngh, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã) hay phân tích các câu trong khi đọc... Em nào có kết quả học tập tốt hơn. GV có thể thúc đẩy lòng yêu thích công việc mà HS đang thực hiện. HS có thể viết riêng danh sách của tổ mà mình là thành viên hoặc sắp xếp những câu văn trong các bài văn ở góc môn Tiếng Việt theo ý thích của mình và có thể kiểm tra xác định các em mong muốn, quan tâm phát huy cái gì. Cần giúp HS: - Phân biệt: ng với ngh, tr với ch, dấu hỏi với dấu ngã. - Nêu được những từ chỉ sự vật. - Lập được danh sách các tổ trong lớp học. - Phân tích kiểu câu Ai là gì? Viết chữ hoa: chữ B Trong góc môn Tiếng Việt với chủ điểm Bạn bè, chúng tôi nên tìm những loại tài liệu sau: Tài liệu in ấn: Sách, tờ rơi, áp phích, tranh ảnh minh hoạ về bạn bè, tình bạn giúp HS tăng hiểu biết và mở rộng kiến thức. Các vật phẩm do HS, GV làm ra: các tác phẩm, truyện, bài văn, hình vẽ các sản phẩm cắt dán hay sản phẩm thực hành. Ví dụ: thẻ từ, thẻ câu, thẻ dấu thanh; mẫu chữ viết hoa (chữ B); Bảng cam kết… Các vật phẩm được sản xuất: Bộ chữ cái Tiếng Việt lớp 2, bảng con, phấn viết, bút chì… Những tài liệu này sẽ tiếp tục làm phong phú nội dung góc môn Tiếng Việt, giúp HS hứng thú học tập hơn.. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Cá nhân. 3. Chọn và phân loại các tài liệu, vật phẩm, đồ dùng học tập được đề cập ở hoạt động trên theo phân môn và trưng bày trong góc môn Tiếng Việt. Theo nhóm. 4. Đọc, nghiên cứu điển hình dưới đây:. G‚c Tiếng Việt của em Để chuẩn bị cho Hội thi giao lưu Tiếng Việt của trường Quang Trung vào cuối tháng, HS lớp 2D rất vui được tổ chức góc Tiếng Việt của em. Tráng, một hoạ sỹ nhí đã vẽ đôi bạn đang trò chuyện bằng tiếng Việt để phân biệt chúng em là HS dân tộc thiểu số học tiếng Việt. Tráng đã được công thêm điểm để tham gia Hội thi. HS lớp 2D đam mê tìm hiểu ngôn ngữ bằng cách mang những quyển truyện tranh nói về tình bạn, những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết ở nơi các em sinh sống, được ghi chép lại rất đẹp, những bức ảnh của gia đình đặt trên bàn với dòng chữ Tình bạn thân thiết. Các em còn cùng nhau chuẩn bị những đồ dùng, tự làm trang phục bằng giấy để. 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. tham gia Hội thi đặt vào góc môn Tiếng Việt Cô giáo rất hài lòng về việc đăng ký các lĩnh vực của từng HS trong cuốn sổ Tham gia Hội thi giao lưu Tiếng Việt. Cô giáo đã nghĩ “HS của mình đã thạt sự tham gia và hoà mình cùng với các hoạt động tập thể. Điều này, khác nhiều so với trước đây chỉ có mình là người duy nhất phân loại và thu thập các nguồn tài liệu cho việc dạy học. Niềm say mê của HS trong việc tổ chức và sắp xếp góc học tập môn học đã cuốn hút, kích thích lòng say mê công việc và học tập môn Tiếng Việt”. 5. Phân tích trường hợp nghiên cứu điển hình trên đây và trả lời các câu hỏi sau: a) Chúng ta nghĩ gì về cách xây dựng góc môn Tiếng Việt và sự chuẩn bị tham gia Hội thi giao lưu Tiếng Việt của HS lớp 2D? b) Phân tích những điều cô giáo đã nghĩ về việc HS đăng ký các lĩnh vực trong sổ đăng ký Tham gia Hội thi giao lưu Tiếng Việt. c) Ích lợi của việc tổ chức, sắp xếp góc học tập môn Tiếng Việt với sự tham gia tích cực của HS là như thế nào ? Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cá nhân. 1. Liệt kê 5 bài tập đọc của tuần trước và tuần này hoặc đồ dùng học tập có trong góc môn Tiếng Việt. 2. Sưu tập 10 bài viết và đồ dùng học tập từ cộng đồng và có nội dung gần gũi với chủ đề mà HS của tôi đang học, mang đến trưng bày ở góc môn Tiếng Việt.. Theo cặp. 3. Lập một danh sách gồm 10 câu chuyện, bài thơ trong chương trình lớp 2 và các câu thành ngữ của cộng đồng có trong góc môn Tiếng Việt. 4. Liệt kê 5 bài văn hay của HS lớp 2 và trưng bày ở góc môn Tiếng Việt.Bi u công vi c v i cán b t p hu n ánh giá ti n .. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Cá nhân. 5. Lập danh sách 10 loại tài liệu và đồ dùng học tập dùng trong thực hành lớp 2 trong góc môn Tiếng Việt (không trùng với những gì đã sưu tầm ở phần trên). 6. Liệt kê những vật dụng, sản phẩm sưu tầm của HS theo chủ đề đang học của lớp 2 trong góc môn Tiếng Việt.. Chúng em học nghề. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n công vi c trên bi u d ti n .. ghi l i ti n. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cá nhân. 1. Tự làm một số đồ dùng học tập cho góc môn Tiếng Việt của lớp 2. 2. Chuẩn bị một số tài liệu tham khảo cho góc môn Tiếng Việt với chủ đề tiếp theo của lớp 2. 3. Trình bày cách làm đồ dùng dạy học và nêu cách sử dụng chúng trong nhóm.. Theo nhóm. 4. Ghi lại những ý tưởng có thể làm phong phú thêm góc học tập và chức năng của chúng từ các thành viên trong nhóm.. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 5. Suy nghĩ về tầm quan trọng của góc môn Tiếng Việt để hướng dẫn HS sử dụng. 6. Xây dựng góc môn Tiếng Việt cho lớp 2.. 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC HƯỚNG DẪN 6. GÓC MÔN T NHIÊN VÀ XÃ H I CHỦ CHỦ ĐỀ TỰ NHIÊN NHIÊN. Cây cối ở cộng đồng nơi chúng em sống. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Cá nhân. 1. Liệt kê một danh mục các loài cây sống trên cạn, các loài cây sống dưới nước chuẩn bị học chủ đề Tự nhiên thuộc chương trình lớp 2. 2. Đọc kĩ thông tin sau đây:. CŽy cối xung quanh ta Những cây con mà HS mang đến được trưng bày trong góc môn học Tự nhiên và Xã hội bao gồm: cây rau muống, cây mít, cây ngô, cây đu đủ, cây lúa, cây đậu nành, cây su hào, có HS mang cả cây hoa lục bình. Chúng tôi nên có thêm những tài liệu nói về đời sống của các loài cây (có thể là những truyện cổ tích, những bài báo, bài viết Tự. 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. nhiên và Xã hội…). Chúng tôi hãy chọn một tác phẩm hay nhất, phù hợp với chủ đề Tự nhiên (phần thực vật) để trưng bày trong góc môn Tự nhiên và Xã hội. GV luôn quan sát xem HS của mình thích loại cây nào và các em quan tâm đến những gì của cây khi các em học và nghiên cứu chúng ở góc môn học và lưu ý xem kết quả học tập của các em thiên về lĩnh vực nào của cây. Ví dụ: Cây sống ở đâu? Cây này có cho quả ăn được không? Sao cây này lại sống được cả trong đất và trong nước?... Em nào có kết quả học tập tốt hơn. GV có thể thúc đẩy lòng yêu thích công việc mà HS đang thực hiện. HS có thể xếp riêng các loại cây sống ở môi trường khác nhau vào từng nhóm và có thể kiểm tra xác định các em mong muốn, quan tâm phát huy cái gì. Cần giúp HS phân biệt: Một số loài cây sống trên cạn như cây mít, cây ngô, cây đu đủ, cây rau muống… Một số loài cây sống dưới nước như: Cây lúa, cây hoa lục bình, cây hoa sen, cây rau muống… Ích lợi của các loại cây. Trong góc môn Tự nhiên và Xã hội với phần Thực vật, chúng ta nên tìm những loại tài liệu sau: Các loại cây (có đủ các bộ phận) có ở địa phương được phơi khô trong đó có loại sống trên cạn, có loại sống dưới nước; cây lấy gỗ, cây ăn quả, các loại rau… Tài liệu in ấn: Sách, tờ rơi, áp phích, tranh ảnh minh hoạ về thực vật giúp HS tăng hiểu biết và mở rộng kiến thức. Các vật phẩm do HS làm ra: các tác phẩm, truyện, bài văn, hình vẽ các sản phẩm cắt dán hay sản phẩm thực hành về thực vật… Các vật phẩm được sản xuất: mẫu vật… Những việc làm này sẽ tiếp tục làm phong phú nguồn tài liệu và nội dung góc môn Tự nhiên và Xã hội. Cá nhân. 3. Chọn và phân loại các tài liệu, vật phẩm, đồ dùng học tập được đề cập ở hoạt động trên và trưng bày trong góc môn Tự nhiên và Xã hội.. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Em vẽ môi trường nơi em sống Theo nhóm. 4. Đọc, nghiên cứu điển hình dưới đây:. CŽy vũ sữa nhš em Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ dến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đi đã bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tôiy mẹ âu yến vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.. 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 5. Phân tích trường hợp nghiên cứu điển hình trên đây và trả lời các câu hỏi sau: a) Bạn nghĩ gì về cách nêu vấn đề giới thiệu các bộ phận của cây ? b) Câu chuyện này có thể được ghi lại và trưng bày ở góc môn Tự nhiên và Xã hội và góc môn Tiếng Việt được không ? c) Ích lợi của việc tổ chức, sắp xếp góc học tập các môn học với sự tham gia tích cực của HS là như thế nào ? Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cá nhân. 1. Liệt kê 5 tài liệu về thực vật có trong các góc môn Tự nhiên và Xã hội và môn Tiếng Việt có liên quan đến chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2. 2. Chọn các nội dung của tài liệu có tên “làng thực vật quê tôi”. 3. Mang đến lớp 10 tài liệu từ cộng đồng về thực vật. 4. Lập danh sách 10 hoạt động được sử dụng các tài liệu, sản phẩm thực hành… trong góc môn Tự nhiên và Xã hội.. Bi u. ti n l i ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n công vi c trên bi u ti n .. ghi. 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC Theo cặp cặp. 5. Liệt kê 10 sản phẩm thực hành, đồ dùng dạy học của chúng tôi, cộng đồng về thực vật có trong góc môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2. 6. Liệt kê 5 sản phẩm thực hành, tài liệu mà HS có thể tự sáng tạo về thực vật cho góc môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2.. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n ti n công vi c trên bi u ti n .. ghi l i. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Cá nhân. 1. Tự làm một số đồ dùng học tập cho góc môn Tự nhiên và Xã hội của lớp 2. 2. Trình bày cách làm đồ dùng dạy học của tôi và nêu cách sử dụng chúng trong nhóm. Theo nhóm. 3. Ghi lại những ý tưởng có thể làm phong phú thêm góc tự nhiện và Xã hội và chức năng của chúng từ các thành viên trong nhóm. 4. Suy nghĩ về tầm quan trọng của góc Tự nhiên và Xã hội để hướng dẫn HS sử dụng.. 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 5. Xây dựng góc môn Tự nhiện và Xã hội cho lớp 2.. Chúng em học “Cây sống ở đâu ?”. 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC HƯỚNG DẪN 7. GÓC MÔN TOÁN CHỦ CHỦ ĐỀ SỐ HẠNG - TỔNG. Số hạng - phép cộng. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Cá nhân. 1. Mang đến những đồ vật từ cộng đồng để HS học số hạng và làm các phép cộng thuộc chương trình toán lớp 2. 2. Đọc cẩn thận thông tin sau đây:. XŽy dựng g‚c m“n ToŸn Những chiếc lá vàng, những viên sỏi được rửa sạch, những nắp chai bia… mà tôi và HS mang đến được trưng bày trong góc môn Toán sẽ giúp cho các em tự làm các phép cộng có thể là: Phép cộng có tổng bằng 10; 26+4, 36+24; 9 cộng với một số; 8. 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. cộng với một số; 7 cộng với một số; 6 cộng với một số; bảng cộng... Chúng tôi nên có thêm những tài liệu giới thiệu cách học toán, cách tính (có thể là những bài báo, bài viết trong tạp chí Toán học tuổi trẻ…). Chúng tôi hãy trưng bày một phép tính cộng bằng những đồ vật được mang đến lớp do một bạn thực hiện đúng, trình bày đẹp ở góc môn Toán. GV luôn quan sát xem HS của mình thích học toán theo cách nào ? Đọc, nghiên cứu từ các tài liệu hay thực hiện các phép tính từ các đồ vật được mang đến từ cộng đồng hay làm tính từ việc trao đổi với bạn trong lớp… Em nào có kết quả học tập tốt hơn. GV có thể thúc đẩy lòng yêu thích công việc mà HS đang thực hiện. HS có thể vừa thực hiện phép tính vừa xếp riêng các loại đồ vật vào từng nhóm rồi làm toán có lời văn và có thể kiểm tra xác định các em mong muốn, quan tâm phát huy cái gì. Cần giúp HS phân biệt: - Phép cộng có tổng bằng 10, - Phép cộng có nhớ, - Phép cộng số có một chữ số với số có một chữ số, - Phép cộng số có hai chữ số với số có một chữ số, - Phép cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số, - Bài toán về nhiều hơn, … Trong góc môn Toán với chủ đề Số hạng- Tổng, chúng tôi nên tìm những loại tài liệu sau: Các loại đồ vật dễ kiếm có ở địa phương. Tài liệu in ấn: Sách, tờ rơi, áp phích, tranh ảnh minh hoạ về toán học giúp HS tăng hiểu biết và mở rộng kiến thức. Các vật phẩm do GV, cộng đồng, HS làm ra: hình vẽ, các sản phẩm cắt dán hay sản phẩm thực hành… Các vật phẩm được sản xuất: … Những việc làm này sẽ tiếp tục làm phong phú nguồn tài liệu và nội dung góc môn Toán. Cá nhân. 3. hướng dẫn HS chọn và phân loại các tài liệu, vật phẩm, đồ dùng học tập được đề cập ở hoạt động trên và trưng bày trong góc môn Toán.. 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Theo nhóm. 4. Sưu tầm và phân loại các tài liệu, vật phẩm, đồ dùng học tập chuẩn bị cho HS học chủ đề Số hạng - Phép cộng và trưng bày trong góc môn Toán. 5. Đọc, nghiên cứu điển hình dưới đây:. Nhš toŸn học tương lai Để chuẩn bị cho cuộc thi nhà “Toán học tương lai” chúng em cùng nhau tìm kiếm những vật dụng như những viên sỏi nhặt bên bờ suối, những ống hút nước giải khát, những chiếc nắp chai bia, rồi cả những mẩu chuyện cắt từ những tờ báo có nói về các nhà Toán học nổi tiếng trên thế giới rồi những con giống được gấp từ những mảnh giấy màu… Không biết từ lúc nào bạn Siu đã đến góc môn Toán sắp xếp những vật dụng thành phép tính cộng số có hai chữ số với số có một chữ số là 17 + 5. Một lúc lâu, Siu mới đến bên cạnh Pơi nhà toán học của lớp và nói: “ tớ không biết kết quả là bao nhiêu”, Pơi cùng Siu giải phép tính đó. Cô giáo đã quan sát đôi bạn và giúp các bạn xếp kết quả phép tính thành bông hoa trông thật đẹp mắt. cả lớp đến xem, rồi trầm trồ khen Siu. Ở góc môn Tiếng Việt một số bạn dán những mẩu chuyện nói về các nhà Toán học lên tường, vừa dán vừa đọc cho các bạn đứng gần cùng nghe, có bạn nói to sao lại để câu chuyện tóan học vào góc tiếng Việt là thế nào ? Thật là điều kì lạ, một số bạn ra. 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. sân nhặt những chiếc lá rụng vào rồi cùng nhau sếp thành những phép cộng sau khi đã đọc bài trong sách giáo khoa. Nhìn HS của mình tham gia sôi nổi vào công việc tổ chức xây dựng góc môn Toán cho cuộc thi “Nhà toán học tương lai”, cô giáo Wana rất hài lòng. Cô nghĩ góc môn Toán sẽ giúp cho mình và HS của mình có thêm nhiều kĩ năng, không chỉ cho môn Toán mà cho cả môn Tiếng Việt, môn Thủ công, Mĩ thuật. tại sao trước đây mình không làm được như thế nhỉ? cô Wana nghĩ. HS của cô cũng đã tự trải nghiệm để thu nhận được kiến thức mà cô giáo đã hướng dẫn và đọc từ sách giáo khoa. Cô Wana thấy ràng góc môn Toán đã giúp cô và HS của cô thực hiện tốt mục tiêu bài học mà không hề mệt nhọc. HS của cô Wana đã chia sẻ rằng: “Chúng em sẽ cố gắng để trở thành nhà toán học của cô, cô nhé!”. Cô Wana đã thấy rõ tầm quan trọng của góc học tập, cụ thể là môn Toán của chủ đề Phép cộng. 6. Phân tích trường hợp nghiên cứu điển hình trên đây và trả lời các câu hỏi sau: a) Chúng ta cùng suy nghĩ để có cách phát huy tính sáng tạo của HS trong việc tổ chức xây dựng góc môn Toán. b) Câu chuyện này có thể được ghi lại để khuyến khích HS không chỉ cho môn Toán mà cả môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên và Xã hội được không ? c) Ích lợi của việc tổ chức, sắp xếp góc môn học với sự tham gia tích cực của HS là như thế nào ? Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cá nhân. 1. Liệt kê 5 tài liệu về Toán học có liên quan đến chủ đề Số hạng - Phép cộng ở lớp 2. 2. Hướng dẫn HS tìm kiếm những đồ vật có trong gia đình, cộng đồng mang đến và trưng bày vào góc môn Toán. 3. Sưu tập 10 bài viết nói về cách học toán cho trẻ em có liên quan đến chủ đề Số hạng - Phép cộng ở lớp 2. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n ánh giá ti n t p hu n. 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Cá nhân. 4. Liệt kê 10 sản phẩm thực hành, đồ dùng dạy học của chúng tôi, cộng đồng về chủ đề Số hạng - Phép cộng ở lớp 2. 5. Liệt kê 5 sản phẩm thực hành, tài liệu mà HS tự sáng tạo có liên quan đến chủ đề Số hạng Phép cộng cho góc môn Toán lớp 2.. Chúng em vẽ sơ đồ thôn em sống. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cá nhân. 1. Tự làm một số đồ dùng học tập cho góc môn Toán về chủ đề Số hạng - Phép cộng của lớp 2. 2. Trình bày cách làm đồ dùng dạy học của tôi và nêu cách sử dụng chúng trong nhóm. Theo nhóm. 3. Ghi lại những ý tưởng có thể làm phong phú thêm góc môn Toán và chức năng của chúng từ các thành viên trong nhóm. 4. Suy nghĩ về tầm quan trọng của góc môn Toán để hướng dẫn HS sử dụng. 5. Xây dựng góc môn Toán cho lớp 2. Bi u. ti n : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n ghi l i ti n công vi c trên bi u ti n .. 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC HƯỚNG DẪN 8. S D NG GÓC H C T P. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. Theo cặp cặp. 1. Nhớ lại những kinh nghiệm tổ chức HS xây dựng góc học tập trong phòng học và trả lời những câu hỏi sau: a) Mục tiêu của bài học là gì? b) Tại sao tài liệu và đồ vật lại có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. 2. Đọc kỹ thông tin sau đây:. Tầm quan trọng của g‚c học tập Góc học tập không thể thiếu trong quá trình học tập vì: - Giúp HS thu nhận, tổng hợp kiến thức bằng cách thực hành, thao tác, quan sát và sử dụng các đồ vật ở góc học tập, HS phát triển kiến thức của chính bản thân. - HS tự nghiên cứu và sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình vào những chủ đề mà các em yêu thích nhất, tạo nên thói quen học tập và khả năng nghiên cứu Tự nhiên và Xã hội ngay từ nhỏ. - HS có thể làm việc theo nhóm nhỏ hoặc làm việc độc lập do đó khuyến khích tinh thần trách nhiệm và học tập đặc thù của cá nhân. - GV có thể khám phá những xu hướng và mối quan tâm mang tính nghề nghiệp của từng HS qua cách mà các em làm việc tại góc học tập và những kết quả tích cực mà các em thu được có thể chỉ ra định hướng nghề nghiệp của HS. - Góc học tập mang lại sự hài lòng, hứng thú và động cơ khi các em quan sát công việc của chính mình hoặc của các bạn làm việc trong góc học tập. - Tài liệu hướng dẫn học tập bao gồm cả những hướng dẫn sử dụng tài liệu trong góc học tập, đặc biệt là hướng dẫn sử dụng tài liệu liên quan đến các môn Tự nhiên và Xã hội.. 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Theo nhóm. 3. Thảo luận về tầm quan trọng của góc học tập trong quá trình học tập của HS. 4. Kể tên những mong muốn HS thực hiện để học cách sử dụng tài liệu tại các góc môn học. 5. Cùng đọc tình huống điển hình sau:. Học sinh của t“i xŽy dựng g‚c học tập Tôi cảm thấy rằng góc học tập trong lớp học của tôi như chính những phòng học bộ môn. Tôi yêu HS của tôi hơn khi nhìn thấy các em say mê bổ sung tài liệu vào góc học tập. Những phòng học bộ môn này thúc đẩy quá trình ghi nhớ và học tập toàn diện của HS. Tại góc học tập, HS học thông qua quan sát, nghiên cứu, thử nghiệm và tương tác với các tài liệu để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện các kĩ năng. Tại góc môn Tự nhiên và Xã hội, không biết một HS đang làm gì? Tôi đến gần quan sát, cậu học trò đọc rồi ghi chép, đôi lúc còn vẽ nữa. Kết quả mang lại cho tôi là một bài tập về môi trường sống của loài cá. Tôi trở lại xem HS đó đã làm gì, thì ra cậu tôi đọc, nghiên cứu cuốn tài liệu hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội. Sau đó tôi đến bên cạnh cậu học trò yêu đó, cậu ta đang đọc đến phần hoạt động ứng dụng và vẽ ngay một con cá, tôi hỏi tên của con cá thì cậu bé trả lời “em không biết tên của nó, em chỉ biết là nó hay bơi dưới kênh trước nhà em thôi!”. Công việc này đã làm giàu thêm góc môn Tự nhiên và Xã hội, sau đó những HS khác sẽ về nhà hỏi thêm cha, mẹ, người thân tên của con cá đó và như vậy các em đã tra cứu từ kho tàng dân gian những kiến thức mà các em chưa biết để bổ sung kiến thức cho bản thân. Tôi kết luận rằng góc học tập tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nghiên cứu của HS và thỏa mãn nhu cầu của các nhóm, các cá nhân khác. Góc học tập tạo nên nguồn thông tin đầy sáng tạo. 6. Thảo luận về chủ đề này và trả lời những câu hỏi sau: a) Vì sao góc học tập giúp HS tránh được việc học chay ? b) Làm cách nào để góc học tập có điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu của HS và giải quyết nhu cầu của cá nhân và các nhóm. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cá nhân. 1. Trả lời những câu hỏi sau: a) HS có thể làm gì ở góc học tập trong khoảng thời gian nhàn rỗi ? b) Những hoạt động nào có thể giúp tôi nhận được sự định hướng nghề tương lai của HS. c) Phải làm gì để cộng đồng bổ sung tài liệu, đồ dùng dạy học cho lớp của mình?. Theo nhóm. 2. Thảo luận về phương án trả lời cho những câu hỏi trên. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n ánh giá ti n .. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cá nhân. 1. Tự làm một số đồ dùng học tập cho góc môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội từ vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền ở địa phương cho một số chủ đề sẽ học của lớp 2. 2. Trình bày cách làm đồ dùng dạy học của tôi và nêu cách sử dụng chúng trong nhóm. 3. Chuẩn bị một số tài liệu tiếng dân tộc. HS có thể dùng các tài liệu này để học tốt môn Tiếng Việt.. Theo nhóm. 4. Suy nghĩ về những yếu tố quan trọng trong Hướng dẫn này cần phải ghi nhớ khi thực hiện tổ chức hướng dẫn cho HS sử dụng góc học tập trong lớp học.. 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 5. Ghi lại những ý tưởng có thể làm phong phú thêm góc học tập và chức năng của chúng từ các thành viên trong nhóm.. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n l i ti n công vi c trên bi u .. ghi. 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. PHẦN 3 TỔ CHỨC Væ SỬ DỤNG THƯ VIỆN LỚP HỌC HƯỚNG NG DẪN N9. VAI TRÒ C)A TH VI%N L2P H C TRONG QUÁ TRÌNH H C T P VÀ GI NG D"Y. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Cá nhân. 1. Nhớ lại việc sử dụng thư viện lớp học trong quá trình dạy học như thế nào? Việc sử dụng thư viện lớp học trong dạy học có tác dụng như thế nào ?. 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC Theo cặp cặp. 2. Cùng phân tích và suy ngẫm thông tin dưới đây:. KhŸm phŸ thư viện Thư viện là một công cụ quan trọng tạo cơ hội cho HS học tập một cách tích cực, chủ động, và đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu khác nhau để HS học tập và nghiên cứu. Thư viện đóng vai trò hỗ trợ nguồn tài liệu phong phú cho một môn học/một chủ đề. Mặc dù tài liệu hướng dẫn đã cung cấp cho HS những nội dung cơ bản cần thiết, nhưng vẫn có lúc HS vướng mắc và không hiểu rõ về một quan niệm/khái niệm nào đó. Trong trường hợp này, GV nên hướng dẫn và đưa HS đến thư viện để tìm cách giảng giải, chú thích khác phù hợp hơn với trình độ và khả năng nhận thức của HS. Sau khi đọc về một chủ đề tương tự trong thư viện, HS có thể tiếp tục học và làm việc với tài liệu hướng dẫn. Mạng internet có thể được sử dụng cho mục đích đó nếu thư viện có sẵn dịch vụ này. Thư viện là nơi rất hữu ích để HS tiến hành các dự án nghiên cứu nhỏ. Nhiều khi tài liệu hướng dẫn không cung cấp đủ nội dung để hoàn thành mục tiêu như đã đề xuất, vì vậy, việc tìm kiếm các thông tin tham khảo ở thư viện sẽ là rất cần thiết. GV cũng có thể tận dụng điều kiện và nguồn thông tin ở thư viện và mạng internet để giải đáp rõ hơn những nội dung có trong tài liệu hướng dẫn hoặc làm giàu thêm vốn kiến thức của mình cũng như làm phong phú thêm kiến thức cho HS. Trong chương trình “Trường học kiểu mới”, các GV đều biết rằng vai trò của họ không phải là nguồn thông tin duy nhất cho HS. Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS tham khảo các nguồn thông tin khác từ thư viện để phục vụ cho bài học. Thư viện là một nguồn tài liệu tham khảo, tham vấn rất hữu ích cho việc học cá nhân của từng HS hoặc nhóm HS. HS rất tò mò muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh mình, do đó thư viện hoàn thành được vai trò quan trọng của mình khi giúp HS thỏa mãn sự tò mò đó bằng cách cho các em đọc và tìm hiểu về các chủ đề mà các em thấy thích và hứng thú nhất. Mô hình “Trường học kiểu mới” tăng cường khả năng tự học của HS, vì vậy, nguồn thông tin trong thư viện là một công cụ đắc lực hỗ trợ các em trong việc tự học. Thư viện đồng thời cũng được sử dụng để giúp HS giải trí và phát triển óc sáng tạo. Sách là một nguồn giải trí rất lớn đối trẻ em cũng như người lớn. Qua việc đọc, chúng ta có thể giáo dục chính mình, tích lũy và tăng khả năng tưởng tượng, trải nghiệm một cách gián tiếp. Ví dụ như thưởng thức một chuyến đi lên mặt trăng hay thám hiểm một địa bàn khảo cổ ; hoặc có thể sáng tác những bức tranh dựa trên các câu chuyện đã đọc; đóng vai thể hiện lại các nhân vật, sự kiện trong các câu chuyện…. 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Ngoài việc cung cấp thông tin cho HS, thư viện còn góp phần hình thành, phát triển thói quen đọc sách cho các em từ những năm học đầu tiên khi bước chân tới trường. Theo nhóm. 3. Phân tích và trả lời các câu hỏi sau: a) Thư viện trong chương trình “Trường học kiểu mới” được dùng để làm gì? b) Thư viện có thể bổ trợ thêm về nguồn tài liệu như thế nào đối với các tài liệu hướng dẫn ? c) Thư viện có thể đóng góp thế nào đối với sự tiến bộ của HS, công việc của GV và các thành viên trong cộng đồng ? d) Vì sao nói chương trình “Trường học kiểu mới” có thể coi là không hoàn thiện nếu thiếu đi nguồn tài liệu hỗ trợ từ thư viện ? Theo cặp cặp. 4. Cùng đọc kĩ nghiên cứu điển hình sau đây:. 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. SŸch vš trẻ em Cô giáo Hoa bắt đầu một năm học mới đầy lạc quan kể từ khi cô được tham gia vào một khóa tập huấn về thư viện thân thiện và một vài hội thảo triển khai sau đó. Trong suốt thời gian diễn ra các hội thảo này, cô đã được làm việc trong một thư viện nhỏ. Nhờ vậy, cô đã có thể mang lại cho HS của mình những bài giảng tích cực hơn. Một vài ngày sau đó các HS của cô cũng đã bắt đầu sử dụng tài liệu hướng dẫn với sự trợ giúp của thư viện lớp học. Cô Hoa đã tổ chức cuộc trò chuyện với HS để cùng trao đổi về những ích lợi mà thư viện lớp học mang lại. - Nào, các em thân mến. Các em có nhớ năm ngoái chúng ta không có thư viện, nhưng năm nay thì đã khác. Cô muốn các em nói cho cô nghe về những thay đổi các em thấy được trong các bài học được không? Dũng, người luôn đóng vai trò tiên phong khi phát biểu các ý kiến, đã nói: - Thưa cô, bây giờ chúng em có thể nghiên cứu bài học, và nếu chúng em muốn biết thêm thông tin về một chủ đề nào đó, chúng em có thể tìm được nguồn để tham khảo. Còn trước đây, chúng em không thể làm được việc đó. - Nói một cách khác, đến bây giờ chúng ta có thể mở rộng thêm kiến thức và vốn hiểu biết của mình. Các em có thể cho cô biết giờ chúng ta có thể khắc phục được những việc chúng ta còn bị hạn chế trước đây như thế nào không ? – Cô giáo Hoa hỏi Lan giơ tay và phát biểu: - Thưa cô, bây giờ chúng em có thể tự nghiên cứu bài học cũng như học theo nhóm nhờ nguồn tư liệu của thư viện. Em cảm thấy rất háo hức và muốn tìm tòi thêm các kiến thức khác nữa. - Đúng rồi, thư viện cũng cho chúng ta thêm đam mê để mong muốn khám phá. - Cô Hoa trả lời. - Vâng, thưa cô, đồng thời thư viện cũng rất hữu ích đối với cô vì cô luôn đọc sách. - Đúng rồi, thư viện giúp cô rất nhiều. Nguồn tài liệu trong thư viện giúp cô tìm hiểu và học được nhiều thứ bởi vì là GV không có nghĩa là cô biết mọi thứ. Ngoài ra, các em có thể thấy là cô không nói nhiều khi đứng lớp nữa vì các em cũng chính là những người có thể tìm được các thông tin trong các quyển sách đó. Mai, lớp phó phụ trách học tập nói : - Vâng, thưa cô, bây giờ cô không phải nói với chúng em là trong sách có những nội dung gì nữa bởi vì chúng em có thể tự đọc sách và do vậy cô có thể. 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn chúng em và kiểm tra xem chúng em học trên lớp như thế nào ạ. - Ồ, cô rất vui vì chỉ trong một thời gian ngắn các em đã nhận ra những lợi ích có được từ thư viện. Sau đó, chúng ta sẽ cùng xem thư viện có thể giúp gì được cho bố mẹ các em và cả cộng đồng nói chung nữa nhé. Bây giờ cô mong muốn các em sẽ chịu khó để ý và quan tâm đến việc học ở thư viện. Các em đừng quên sách chính là người bạn tốt nhất của chúng ta bởi vì sách giúp chúng ta biết nhiều hơn về thế giới quanh ta. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cá nhân. 1. Phân tích và trả lời các câu hỏi sau : a) Thư viện giúp ích cho chúng ta thế nào khi tiến hành học tập/nghiên cứu? b) Chúng ta có thể sử dụng thư viện như thế nào để hoàn thành các tài liệu hướng dẫn học tập ? c) HS có thể sử dụng thư viện như thế nào khi tiến hành một dự án nghiên cứu nhỏ trong môn Tự nhiên và Xã hội/ Tiếng Việt/ Toán ? Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Cá nhân. 1. Chuẩn bị một cuộc trò chuyện với HS và các thành viên trong cộng đồng về tầm quan trọng của thư viện và cách mọi người có thể sử dụng thư viện như thế nào. 2. Thiết kế và chuẩn bị một vài hỗ trợ bằng hình ảnh (áp phích, bảng trình chiếu,…) để giải thích về tầm quan trọng của thư viện. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. HƯỚNG NG DẪN N 10. CÁCH S3P X P, S D NG VÀ QU N LÍ TH VI%N L2P H C TRONG QUÁ TRÌNH H C T P VÀ GI NG D"Y. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Cá nhân. 1. Nhớ lại cách sắp xếp và sử dụng thư viện lớp học như thế nào trong quá trình dạy học của mình? Theo cặp cặp. 2. Cùng đọc và suy ngẫm thông tin dưới đây:. 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Thư viện g‚c lớp Thư viện góc lớp chỉ đơn giản là một giá sách, tủ sách nhỏ, thậm chí là các thùng nhựa, hòm gỗ đựng sách nhằm đảm bảo cho tất cả HS tiếp cận với sách mọi nơi, mọi lúc. Thư viện thường được đặt ở cuối lớp, không quá cao, không quá thấp, sao cho phù hợp với tầm với của HS. Các loại sách trong thư viện lớp học cần được sắp xếp, phân loại theo từng lĩnh vực để tiện cho việc sử dụng và quản lí sách. Tủ sách hoặc giá sách/thùng đựng sách cần được bài trí đẹp mắt, có dãn nhãn, ghi tên các loại sách có trong ngăn/giá/thùng. Chữ trên nhãn cần ghi to, rõ ràng, dễ đọc (có thể dùng hình ảnh/hình vẽ minh họa về chủ đề sách/loại sách). Có thể phân loại chủ đề sách theo màu sắc để HS dễ nhận biết bằng cách dán mã màu trên ngăn/giá/thùng và gáy sách. Ví dụ, các loại sách, tài liệu tham khảo môn Toán - dán nhãn màu đỏ; sách, tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt dán nhãn màu xanh ; sách, tài liệu tham khảo môn khoa học - dán nhãn màu tím; sách, tài liệu tham khảo môn xã hội - dán nhãn màu vàng; các loại truyện giải trí - dán nhãn màu hồng; v.v… GV không đọc sách thay cho HS mà là người hướng dẫn, gợi mở, đặt vấn đề, giao việc cho HS tìm hướng giải quyết từ trong sách và khen tặng, động viên HS biết đọc sách. Chính vì thế mà người GV phải đọc sách để mở rộng, nâng cao, cập nhật kiến thức và có điều kiện làm tốt thiên chức dạy học của mình. Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc sinh thời đã từng là nhà giáo và đã có câu nói giá trị để đời “Người GV giỏi là không chỉ dạy cho HS điều hay mà quan trọng hơn là phải biết hướng dẫn cho HS đọc những quyển sách tốt” là vậy. Thư viện là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV và HS trong dạy học. Với mỗi chủ đề/bài học, GV cần tham khảo thêm tư liệu về chủ đề/bài học đó trong thư viện để bổ sung, làm giàu thêm kiến thức cho mình và cung cấp cho HS tên, trang, mục tài liệu cần tham khảo để hoàn thành bài học. Thư viện có thể hỗ trợ khác nhau cho từng đối tượng HS trong quá trình học tập. Với HS trung bình, các em có thể tìm thông tin để giải thích rõ hơn cho các khái niệm trong tài liệu hướng dẫn học tập. Với các HS khá, giỏi, các em có thể tìm hiểu sâu hơn, mở rộng hơn nội dung bài học qua những tài liệu có trong thư viện. Ở trên lớp, sau khi dùng xong, HS trả sách về ngăn/giá/thùng theo đúng quy định để tránh làm rách, hỏng, thất lạc sách. Thư viện lớp học không chỉ phục vụ HS đọc ở trên lớp mà các em còn có thể mượn sách mang về nhà để đọc. Vì vậy, GV cần lập một cuốn sổ mượn sách, mỗi HS sẽ có một trang riêng theo mẫu sau: Họ và tên HS : ……………………………………………………….... 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. STT. Tên sách. Ngày mượn. Kí tên. Ngày trả. Kí tên. Mỗi khi mượn sách, HS tự ghi STT, tên sách, ngày mượn và kí tên (theo mẫu trên). Khi trả sách, HS tự ghi ngày trả, kí tên và để sách vào đúng ngăn/giá/thùng theo quy định. Để tăng cường sự tham gia của HS, GV nên để cho các em tự quản lí thư viện thông qua Hội đồng tự quản HS. HS tự xây dựng nội quy của thư viện, tự quản lí việc mượn và trả sách. Việc bổ sung sách cho thư viện là việc cần làm thường xuyên. Cha mẹ HS và cộng đồng có thể hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng thư viện lớp học, ví dụ như : đóng góp tủ sách/giá sách, cung cấp sách, tư liệu tham khảo, đồ dùng dạy học cho thư viện lớp học.. Theo nhóm. 3. Phân tích và trả lời các câu hỏi sau: a) Có thể sắp xếp thư viện lớp học như thế nào cho phù hợp điều kiện lớp học của bạn ? b) GV và HS sử dụng thư viện lớp học như thế nào trong quá trình dạy học ? c) Ai là người quản lí thư viện lớp học ? Quản lí như thế nào ? d) Cha mẹ HS và cộng đồng có thể làm gì để xây dựng thư viện lớp học ? Theo cặ cặp. 4. Cùng đọc kĩ nghiên cứu điển hình sau đây:. Thư viện lớp 2A Năm học này, Cô giáo Minh và HS lớp 2A vô cùng phấn khởi vì không phải lên thư. 63.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. viện trường mượn sách tham khảo cho mỗi buổi học nữa vì lớp cô đã xây dựng được một thư viện góc lớp do sự đóng góp của cha mẹ HS và cộng đồng. Thư viện thực ra là một giá sách do Hội cha mẹ HS đóng góp được treo ở cuối lớp học. Nguồn sách tham khảo một phần do nhà trường hỗ trợ, phần còn lại do cô sưu tầm và do cha mẹ HS, cộng đồng đóng góp. Những loại sách giải trí cô huy động HS mang đến lớp để dùng chung. Như vậy, các em sẽ được luân phiên đọc nhiều cuốn sách thay vì chỉ có một cuốn của mình. Giá sách treo vừa tầm với của các em HS và được trang trí đẹp mắt, hấp dẫn. Ngăn ở giữa để các loại sách tham khảo môn Toán. Ngăn phía tay phải để các loại sách tham khảo môn Tiếng Việt. Ngăn phía tay trái để các loại sách phục vụ cho môn Tự nhiên và Xã hội. Ngăn phía dưới để các loại sách tham khảo của các môn còn lại và để truyện giải trí của HS. Để dễ dàng phân biệt, cô giáo Minh đã dán nhãn mã màu cho mỗi loại sách như sau : Sách toán - màu đỏ ; sách Tiếng Việt - màu xanh ; sách Tự nhiên và Xã hội - màu tím;… và phía trên mỗi ngăn cô lại viết tên loại sách và trang trí theo mã màu đã quy định. Làm như thế này rất tiện cho việc sử dụng, khi lấy sách không phải tìm lâu và khi dùng xong trả sách lại theo đúng vị trí quy định. Hơn nữa, cô giáo Minh rất hiểu tâm lí HS của mình, các em rất thích trang trí màu sắc. Vì vậy, việc dán nhãn sách theo mã màu sẽ hấp dẫn các em hơn. Vào buổi sinh hoạt lớp đầu năm, cô giáo Minh hỏi HS : - Các em có nhận thấy lớp mình có điều gì khác so với năm trước không ? HS nhao nhao trả lời: - Thưa cô, lớp mình năm nay đẹp hơn ạ ! - Thưa cô, lớp mình năm nay có thêm giá sách ạ! - À, đúng rồi. Năm nay lớp mình có thêm thư viện lớp học. Thư viện này giúp cho cô trò mình không còn phải mất thời gian lên thư viện trường để mượn sách cho mỗi buổi học nữa. - Cô giáo Minh nói. Cô giáo Minh hỏi tiếp : - Vậy, chúng ta sử dụng và quản lí thư viện này như thế nào ? Quân, Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp học phát biểu : - Thưa cô, khi lấy sách đọc xong phải để lại vào đúng vị trí đã quy định ạ! - Em nói đúng đấy. Với mỗi Hướng dẫn học tập, cô sẽ hướng dẫn các em tìm thêm thông tin trong tài liệu tham khảo để các em tự hoàn thành bài học. Ngoài ra, các em còn có thể mượn sách đem về nhà đọc thêm nữa. Cô đã làm một cuốn sổ mượn sách, mỗi em đã có một trang trong cuốn sổ đó, khi mượn sách các em tự ghi tên sách, ngày mượn và kí tên vào sổ. Khi nào đọc xong các em đem trả sách theo đúng vị trí trên ngăn và ghi ngày trả, kí tên vào sổ. Bây giờ cô trò mình cùng nhau xây dựng nội quy thư viện nhé.. 64.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Cô giáo Minh cùng cả lớp xây dựng nội quy thư viện. Với thư viện lớp học, các em được tăng cường tính tự quản và như vậy cô giáo cũng đỡ vất vả hơn trong việc quản lí lớp học nói chung và quản lí thư viện nói riêng.. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Theo cặp cặp. 1. Liệt kê các loại sách giải trí, sách tham khảo dùng cho môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên - Xã hội lớp 2. 2. Liệt kê và phân loại và sắp xếp các loại sách trong thư viện lớp học của mình theo từng lĩnh vực và mã màu. 3. Trình bày cách quản lí thư viện lớp học cho bạn của tôi nghe.. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. 65.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cá nhân. 1. Hướng dẫn HS sử dụng sách trong thư viện để hoàn thành một hướng dẫn học tập môn Toán/Tiếng Việt/ Tự nhiên - Xã hội lớp 2. 2. Chuẩn bị các nội dung để trình bày với đồng nghiệp về cách sắp xếp, quản lí thư viện lớp học. Bi u. ti n. : Báo cáo công vi c v i cán b t p hu n.. 66.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. PHẦN 4 NHæ TRƯỜNG Væ CỘNG ĐỒNG HƯỚNG NG DẪN N 11. XÂY D NG “B N. C NG. NG”. Sơ đồ thôn bản do cộng đồng xây dựng ở xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Cá nhân. 1. Cố gắng nhớ xem mình đã từng thấy một bản đồ ở cộng đồng địa phương mình chưa và trông nó như thế nào?. 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC Theo cặp cặp. 2. Cùng chia sẻ câu trả lời của câu hỏi trên. 3. Đọc thật kĩ thông tin sau đây:. Tầm quan trọng của ¹Bản đồ cộng đồngº “Bản đồ cộng đồng” là sự mô tả một cách đơn giản về cộng đồng địa phương, trong đó bao gồm đường đi lại,đường biên, giếng nước, ao hồ, các toà nhà công cộng, trụ sở công an, nhà văn hóa, công viên, trường học, trạm y tế, những nơi có thể nguy hiểm với HS… Và quan trọng nhất là có tất cả các ngôi nhà, nơi các gia đình HS trong lớp học của chúng tôi đang sinh sống. Các thành viên trong cộng đồng bao gồm cha mẹ HS, HS và GV tham gia vào qúa trình xây dựng “Bản đồ cộng đồng” này. Nếu chưa có “Bản đồ cộng đồng” nào được tìm thấy thì GV cần tổ chức một cuộc họp, gặp gỡ các thành viên trong cộng đồng để cùng nhau xây dựng bản đồ. “Bản đồ cộng đồng” có thể vẽ trên giấy khổ to, hoặc tấm vải trắng có mầu sắc sinh động. Khi được xây dựng xong “Bản đồ cộng đồng” cần được treo tại tường ở lớp học. “Bản đồ cộng đồng” giúp cho chúng tôi: • Biết được khoảng cách mà mỗi HS phải đi học từ nhà đến trường. • Xác định được những thuận lợi và khó khăn khi HS đi học. • Biết được những địa điểm mà HS có thể gặp nguy hiểm để hướng dẫn các em phòng tránh rủi ro. • Biết được những địa điểm cần thiết để chỉ dẫn cho HS đến khi cần sự trợ giúp hoặc vui chơi. • GV biết được địa điểm và cách đi thăm gia đình HS. Là nguồn thông tin giới thiệu về cộng đồng với những người đến thăm và làm việc tại cộng đồng.. Theo nhóm. 4. Liệt kê các thông tin cần được đưa vào “Bản đồ cộng đồng” của thông tin trên. 5. Đọc thật kĩ nghiên cứu điển hình sau:. 68.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. XŽy dựng ¹Bản đồ cộng đồngº Khi cô giáo Thanh giải thích cho các thành viên cộng đồng rằng cô muốn tìm hiểu và biết rõ hơn về cộng đồng thì các bậc cha mẹ HS đã mời cô đến thăm nhà họ. Cô thực sự muốn đi, nhưng lại không biết đường đi xung quanh khu vực này. Cô Thanh tận dụng ngay cơ hội có đầy đủ các bậc cha mẹ và nhờ họ cùng giúp xây dựng một “Bản đồ cộng đồng” nơi họ sinh sống. Cô giải thích rằng nếu có bản đồ, cô có thể tìm thấy nơi sinh sống của từng gia đình và biết được khoảng cách từ nhà đến trường học của mỗi HS. Đồng thời, các bậc cha mẹ HS cũng biết được vị trí trường học so với vị trí ngôi nhà của họ như thế nào. HS đi học có thuận lợi và khó khăn gì, mất khoảng bao nhiêu thời gian để HS đến được trường học. Đường đi học có an toàn không. Một vài người khéo tôiy đã trải tờ giấy to lên bàn và dùng bút chì để phác hoạ những nét cơ bản của “Bản đồ cộng đồng”. Cô Thanh hướng dẫn: -. Trước tiên chúng tôi vẽ đường biên của cộng đồng nơi bà con sinh sống.. -. Viết tên cộng đồng/xã giáp danh ở phía Bắc.. -. Viết tên cộng đồng/xã giáp danh ở phía Nam.. -. Viết tên cộng đồng/xã giáp danh ở phía Đông .. -. Viết tên cộng đồng/xã giáp danh ở phía Tây.. -. Vẽ Trường học ở vị trí thích hợp.. -. Vẽ các con đường đi lại trong cộng đồng.. -. Vẽ các địa điểm: Trụ sở UBND, Công an, Y tế, Nhà văn hoá …. Mọi người rất hào hứng góp ý kiến vào phác hoạ. -. Đây là dòng suối, còn đây là trạm y tế. Tôi nghĩ con đường này đi qua đây. Một nam giới góp ý.. -. Đồn công an nằm gần con đường này bị khuất đi. Một cậu bé nói.. -. Đây là là khu cuối chợ. Tôi nghĩ trường học chỉ quanh đây thôi. Một phụ nữ phát biểu. Cô giáo Thanh hỏi lại:. -. Chúng tôi nhìn xem đã rõ ràng, chính xác chưa?. Bà con đồng ý, thế là một người lấy bút mầu tô lại, một người khác vẽ và viết tên các địa điểm vừa xác định. Cô giáo Thanh phát cho mỗi người một miếng bìa nhỏ mầu đỏ, đề nghị họ viết tên mình và tên HS. Sau đó cô yêu cầu mỗi người đặt miếng bìa vào vị trí thích hợp và dán vào Bản đồ vừa được vẽ xong. Các bậc cha mẹ rất hài lòng, bởi vì đây là lần đầu tiên tất cả mội người cùng nhau tham gia trong một cuộc họp và được trao đổi sống động như thế này và đây cũng là lần đầu tiên họ có một Bản đồ cộng đồng riêng của mình. Bây giờ cô giáo Thanh ơi, sẽ không còn khó khăn gì nữa khi cô đến thăm chúng tôi vì cô đã biết rõ địa điểm chúng tôi sinh sống. Với các thông. 69.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. tin trên Bản đồ cộng đồng này, chúng tôi cũng có thể làm được nhiều việc hơn nữa. Một người nhận xét. Đúng rồi. Xin cảm ơn tất cả mọi người! Tôi có thể đến thăm gia đình các em HS và hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của từng em. Đồng thời tôi cũng hiểu rõ hơn về cộng đồng của chúng tôi. Cô giáo Thanh kết luận cuộc họp. 6. Cùng suy nghĩ về Nghiên cứu điển hình trên, chia sẻ với nhau về Bản đồ cộng đồng: -. Các địa điểm quan trọng là gì?. -. Những người đã tham gia xây dựng gồm những ai?. -. Cách thức hướng dẫn xây dựng như thế nào?. -. Ý nghĩa của sự cùng nhau tham gia xây dựng Bản đồ là gì?. -. Tác dụng là gì? Bi u. ti n. : Báo cáo k t qu$ ho t. ng v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cá nhân. 1. Nghiên cứu kĩ “Tầm quan trọng và cách xây dựng Bản đồ cộng đồng” trong tài liệu hướng dẫn này. Trên cơ sở đó, bắt đầu đưa ra các thiết kế “Bản đồ cộng đồng” ở lớp/trường bạn và các chiến lược có thể triển khai xây dựng, sử dụng bản đồ. 2. Quyết định cách đưa ra đề án thiết kế “Bản đồ cộng đồng” và các chiến lược áp dụng khi thực hiện. Viết tóm tắt chiến lược ra giấy. Bi u. ti n. : Báo cáo k t qu$ ho t. ng v i cán b t p hu n.. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Theo cặp cặp. 1. Chuẩn bị một bản đồ cộng đồng tại địa bàn tập huấn GV. 2. Tổ chức một trò chơi nhỏ/ Sắm vai cho các đồng nghiệp nhằm khái quát lại qui trình giải thích và hướng dẫn cho cha mẹ HS về định nghĩa và mục đích của “Bản đồ cộng đồng”.. 70.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Bi u. ti n. : Báo cáo k t qu$ ho t. ng v i cán b t p hu n.. 71.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. HƯỚNG NG DẪN N 12. XÂY D NG GÓC C NG. NG. Cộng đồng làm bập bênh cho HS chơi tại sân trường, tỉnh Lào Cai. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Cá nhân. 1. Cố gắng nhớ lại xem mình đã từng thấy các hoạt động của cộng đồng hỗ trợ nhà trường ở địa phương và cụ thể là những hoạt động gì?. Theo cặp cặp. 2. Cùng chia sẻ câu trả lời theo nội dung trên. 3. Đọc thật kĩ thông tin sau đây:. 72.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. Tầm quan trọng của ¹G‚c cộng đồngº “Góc cộng đồng” là sự mô tả một cách đơn giản về mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng địa phương, trong đó bao gồm các thông tin về mùa vụ, sản vật chính, nghề thủ công đặc trưng, phong tục tập quán, văn hoá lễ hội, khí hậu thời tiết… Và quan trọng nhất là cách thức đưa những nội dung thông tin đó vào các hoạt động dạy học trong lớp học của chúng tôi một cách hữu ích nhất. Các thành viên trong cộng đồng bao gồm cha mẹ HS, HS và GV tham gia vào quá trình xây dựng “Góc cộng đồng” này. Nếu chưa có “ Góc cộng đồng” thì GV cần tổ chức một cuộc họp, gặp gỡ các thành viên trong cộng đồng để cùng nhau xây dựng góc này. “Góc cộng đồng” có thể vẽ trên giấy khổ to, hoặc tấm vải trắng có mầu sắc sinh động. Khi được xây dựng xong “Góc cộng đồng” cần được treo tại tường ở lớp học cùng với những sản phẩm đặc trưng của địa phương. “Góc cộng đồng” giúp cho chúng tôi: - Biết rõ môi trường vật chất và tinh thần của cộng đồng địa phương. - Sử dụng các yếu tố tích cực của môi trường vật chất và tinh thần trong các hoạt động dạy học tại lớp học. - Giúp HS áp dụng kiến thức học ở lớp vào thực tiễn cuộc sống ở gia đình và cộng đồng. - Tìm ra những nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để hỗ trợ nhà trường trong giáo dục HS, đặc biệt là những người có ảnh hưởng lớn ở cộng đồng như trưởng bản, già làng, trưởng dòng họ, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, cựu giáo chức… và nguồn nhân lực tình nguyện khác. - Là nguồn thông tin giới thiệu về cộng đồng với những người đến thăm và làm việc tại cộng đồng.. Theo nhóm. 4. Liệt kê các thông tin cần được đưa vào “Góc cộng đồng” của Bài viết trên. 5. Đọc thật kĩ nghiên cứu điển hình sau:. XŽy dựng ¹G‚c cộng đồngº Khi cô giáo Thanh giải thích cho các thành viên cộng đồng rằng cô muốn tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng thì các bậc cha mẹ HS chưa hiểu cô muốn làm điều gì, bởi vì họ đã giúp nhà trường tu sửa lớp học, hàng rào và họ rất tự hào về điều này. Cô Thanh tận dụng ngay cơ hội có đầy đủ các bậc cha mẹ và nhờ họ cùng giúp xây dựng một “Góc cộng đồng” nơi họ sinh sống. Cô giải thích rằng nếu có “Góc cộng đồng”, cô có thể biết được những sản phẩm đặc trưng của. 73.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. địa phương, nghề thủ công gia truyền, lễ hội văn hoá ở cộng đồng để đưa vào bài học; mặt khác những kiến thức HS được học ở trên lớp cũng có thể được áp dụng vào cuộc sống gia đình và cộng đồng. Cô Thanh đã chuẩn bị sẵn một tờ giấy to, có kẻ ô các tháng trong năm (từ tháng 1 đến tháng 12). Cô hướng dẫn: - HS được đi học vào những tháng nào? Một cô bé trả lời và viết vào ô của tháng tương ứng. - Thời tiết của từng tháng như thế nào? Trẻ em hay bị ốm vào tháng nào? Vì sao? Một phụ nữ là y tá trả lời và viết vào ô của tháng tương ứng. - Bà con bận rộn với mùa vụ vào những tháng nào? Ông trưởng bản trả lời và viết vào ô của tháng tương ứng . - Chúng tôi có những lễ hội gì? Vào thời gian nào? Ai là người hướng dẫn , tổ chức? Bà con tranh luận rất sôi nổi . - HS thường nghỉ học vào tháng nào? Vì sao? Làm thế nào để HS không nghỉ học? Ai giúp việc này? Già làng trả lời - Sản phẩm chính của bà con là gì? Vài người nói vui vẻ. - Nghề thủ công của cộng đồng tôi là gì?Ai giỏi nhất ? Một ng ười bộ đội xuất ngũ trả lời . Cô giáo Thanh viết các thông tin vào tờ giấy rồi hỏi lại bà con: - Chúng tôi nhìn xem đã rõ ràng, chính xác chưa? Bà con đồng ý. Cô nói thêm: “Như vậy tôi đã hiểu rõ hơn về cộng đồng. Những thông tin này cần dạy cho HS để các em gắn bó hơn với cộng đồng. Không có gì tốt bằng chính bà con tôi cùng với tôi hướng dẫn cho HS những truyền thống tốt đẹp, và trưng bày sản phẩm địa phương tại lớp học”. Các bậc cha mẹ rất hài lòng, bởi vì tất cả mọi người cùng nhau tham gia và được trao đổi sống động như thế này. Và đây cũng là lần đầu tiên họ có một “Góc cộng đồng” riêng của mình. “Bây giờ cô giáo Thanh ơi, sẽ không còn khó khăn gì nữa khi cô có thể đưa ra các nội dung địa phương trong bài dạy. Chúng tôi cũng sẽ đóng góp các sản phẩm tiêu biểu của cộng đồng để trưng bày ở lớp học. Với các thông tin trên Góc cộng đồng này, chúng tôi cũng có thể làm được nhiều việc hơn nữa”. Một người nhận xét. “Đúng rồi. Xin cảm ơn tất cả mọi người! Tôi đã hiểu rõ hơn về cộng đồng của chúng tôi. Tôi sẽ mời một số bà con đến lớp để trò chuyện và chỉ bảo những điều tốt đẹp cho HS”. Cô giáo Thanh kết luận cuộc họp.. 74.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 6. Cùng suy nghĩ về nghiên cứu điển hình trên, chia sẻ với nhau về “Góc cộng đồng”: - Những nội dung nào ở địa phương nào cần đưa vào hoạt động giáo dục cho GV và HS? - Ai sẽ là người tham gia hoạt động giáo dục này? - Cách thức tổ chức hoạt động như thế nào? - Ý nghĩa của sự cùng nhau tham gia xây dựng “Góc cộng đồng” là gì? - Tác dụng là gì?. Bản đồ cộng đồng Bi u. ti n. : Báo cáo k t qu$ ho t. ng v i cán b t p hu n.. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cá nhân. 1. Học và nghiên cứu kĩ “Tầm quan trọng và cách xây dựng Góc cộng đồng” trong tài liệu hướng dẫn này. Trên cơ sở đó, bắt đầu đưa ra các cách thiết kế “Góc cộng đồng“ở lớp/trường bạn và các chiến lược có thể triển khai áp dụng vào thực tiễn.. 75.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> TỔ CHỨC, QUẢN LÝ LỚP HỌC. 2. Quyết định cách đưa ra đề án thiết kế “Góc cộng đồng” và các chiến lược áp dụng khi thực hiện. Viết tóm tắt chiến lược ra giấy.. Bi u. ti n. : Báo cáo k t qu$ ho t. ng v i cán b t p hu n.. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Theo cặp cặp. 1. Chuẩn bị một kế hoạch hoạt động của nhà trường và cộng đồng địa phương thông qua “Góc cộng đồng”. 2. Tổ chức một trò chơi nhỏ/ Sắm vai cho các đồng nghiệp nhằm khái quát lại qui trình giải thích và hướng dẫn cho cha mẹ HS về định nghĩa và mục đích của “Góc cộng đồng”.. Bi u. ti n. : Báo cáo k t qu$ ho t. ng v i cán b t p hu n.. Học sinh chơi Kéo co tại sân trường. 76.

<span class='text_page_counter'>(77)</span>

×