Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Van 8Tuan 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.78 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 10 . 11.2012 Tiết 49 Văn bản: I. MỤC TIÊU:. Ngày dạy: 12 .11.2012 Dạy lớp 8A- 8B BÀI TOÁN DÂN SỐ. Giúp học sinh:. 1, Kiến thức: - Sự hạn chế ra tăng dân số là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của loài người. - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bàng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. 2, Kĩ năng - Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để học – hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh. 3, Thái độ: - Có ý thức trong việc tuyên truyền chống lại hiện tượng bùng nổ dân số hiện nay. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. a,Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, Tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS" Tập II, Bình giảng văn 8; soạn giáo án. b,Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản SGK (tr – 131,132). III. TIẾN TRìNH BÀI DẠY. * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8A- 8B:. /32. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn. 1. Kiểm tra bài cũ:. KT Miệng (5 phút). * Câu hỏi: Sau khi học xong văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" em nhận thức được điều gì? * Đáp án – Biểu điểm: - Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch. (7 điểm).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Là học sinh, sau khi học xong văn bản, biết được tác hại của thuốc lá, chúng ta cần tuyên truyền và vận động mọi người xung quanh không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của mọi người. (3 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới (1') Cũng giống như vấn đề môi trường, sự gia tăng dân số cũng đang là một vấn đề nóng bỏng thu hút được sự quan tâm của mọi người ở nhiều quốc gia. Tác giả Thái An đã có một bài viết đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật về vấn đề này. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài báo đó. (Ghi đầu bài) 2. Dạy bài mới(41’) I. Đọc và tìm hiểu chung (8 phút) KH: Nêu sự hiểu biết của em về văn bản Bài toán dân số? - Văn bản Bài toán dân số trích từ báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, 1995. Bài viết này nguyên là của tác giả Thái An, tên đầy đủ là Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Khi tuyển chọn, người biên soạn sách đã rút gọn tên bài, sửa một số chi tiết, từ ngữ và cách diễn đạt cho phù hợp với yêu cầu của sách giáo khoa trong nhà trường. - Sự phát triển dân số có mối liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống con người và toàn xã hội. Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển xã hội loài người. - Bài toán dân số của tác giả Thái An là một văn bản có bố cục khá chặt chẽ. GV: Yêu cầu đọc: Văn bản có cách diễn đạt nhẹ nhàng, sáng sủa, không có từ ngữ khó. Khi đọc các em cần đọc to, rõ ràng, chú ý đọc đúng các mốc thời gian, các con số và tên nước được nhắc đến trong văn bản. - GV đọc một đoạn, gọi một học sinh đọc kế tiếp đến hết văn bản. HS: Đọc 4 chú thích SGK (tr - 131) TB: Theo em có thể gọi văn bản Bài toán dân số là văn bản nhật dụng được không? Vì sao? - Đây là một văn bản nhật dụng. Vì văn bản này đề cập đến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại, đó là vấn đề gia tăng dân số thế giới và hiểm họa của nó TB: Nhắc lại văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 và Ôn dịch, thuốc lá được viết theo phương thức nào? - Hai văn bản là những bài báo chủ yếu viết theo phương thức thuyết minh. Kh: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản Bài toán dân số? - Văn bản được viết theo phương thức lập luận kết hợp với tự sự; phương thức lập luận là chính. Kh: Qua sự chuẩn bị bài hãy cho biết bố cục của văn bản? Nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần? - Văn bản có thể chia làm ba phần:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Mở bài: từ đầu … "sáng mắt ra": tác giả nêu vấn đề: bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. + Thân bài: từ "Đó là câu chuyện cổ"… "sang ô thứ 34 của bàn cờ": tập trung làm sáng tỏ vấn đề: tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng. + Kết bài: phần còn lại: kêu gọi (khuyến cáo) loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người. Kh: Quan sát phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm)? - Phần thân bài gồm ba ý lớn (luận điểm) + Ý 1: Nêu bài toán cổ và dẫn đến kết luận: Mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp. + Ý 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người, thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, đủ cho thứ 33 của bàn cờ ấy. + Ý 3: Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (lớn hơn hai rất nhiều) vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện. II. Phân tích: (24 phút) 1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình TB: Tác giả đã nêu vấn đề như thế nào? - Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin […] Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"… TB: Vậy vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? - Đó là vấn đề gia tăng dân số thế giới: Đất đai không sinh thêm, còn con người ngày càng thêm nhiều gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Nhận thức được điều này nên từ thời cổ đại người ta đã nghĩ đến vấn đề gia tăng dân số. TB: Điều gì đã làm cho tác giả "sáng mắt ra"? - Điều làm cho tác giả "sáng mắt ra" chính là một vấn đề rất hiện đại mới đặt ra gần đây; vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, thế mà nghe xong bài toán cổ tác giả bỗng thấy đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. TB: Em nhận xét thế nào về cách diễn đạt của tác giả ở phần mở bài? - Cách diễn đạt nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, tình cảm. TB: Từ sự tìm hiểu trên em hãy khái quát lại vấn đề mà tác giả đặt ra trong phần đầu của văn bản? * Dân số và kế hoạch hóa gia đình là một vấn đề bức thiết dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại. HS: Đọc từ "Đó là câu chuyện… của bàn cờ" TB: Nhắc lại nội dung chính của đoạn em vừa đọc?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng TB: Tác giả đã kể lại câu chuyện kén rể của nhà thông thái như thế nào? - Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt hai hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi.[...] Số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. Kh: Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? - Dưới hình thức một bài toán cổ, câu chuyện kén rể của nhà thông thái được kể trong văn bản vừa gây tò mò, hấp dẫn người đọc, vừa mang lại một kết luận bất ngờ: tưởng số thóc ấy ít hóa ra nó "có thể phủ khắp bề mặt trái đất". Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự bùng nổ và gia tăng dân số. Hai điều này giống nhau ở chỗ (số thóc dùng cho các ô của bàn cờ và dân số thế giới) đều tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (2 con mỗi gia đình). Từ sự so sánh này, tác giả giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng. Đó cũng chính là vấn đề trọng tâm mà bài viết muốn nêu lên. * Câu chuyện cỏ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới. GV: Sau khi kể chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả tạm tính dân số thế giới bắt đầu bằng sự công nhận theo kinh thánh. - […] khi khai thiên lập địa, trái đất này mới chỉ có hai người […] đến năm 1995 dân số toàn thế giới là 5,63 tỉ người. Theo bài toán cổ kia thì loài người phát triển theo cấp số nhân, công bội là 2, đã vượt ô thứ 33. TB: Các tư liệu thuyết minh dân số ở đây có tác dụng gì? - Có tác dụng cho mọi người thấy được mức độ gia tăng dân số rất nhanh chóng trên trái đất. TB: Chú ý đoạn từ "Trong thực tế…ô thứ 34 của bàn cờ"? Phát hiện ra vấn đề mà tác giả đề cập đến ở đoạn này? - Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con. Theo thông kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) họp ngày 5- 9- 1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan là 6,3…dân số hành tinh của chúng ta năm 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người. GV: Liên hệ tình hình thực tế hiện nay: Theo thống kê tình hình dân số tính đến năm 2012 là 7 tỉ thì đến năm 2015 sẽ là bao nhiêu? Kh: Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì? - Để thấy một người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (như Việt Nam trung bình là 3,7; nhiều hơn là Ru-an-đa 8,1) và như thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó khăn. TB: Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Hai châu lục này có số dân đông nhất, tốc độ gia tăng dân số lớn nhất so với châu Âu, châu Mĩ. TB: Nêu những hiểu biết của em về thực trạng kinh tế, văn hóa ở hai châu lục này? - Ở châu Á và châu Phi (đặc biệt là châu Phi) có rất nhiều nước ở trong tình trạng kém và chậm phát triển, nghèo nàn, lạc hậu. Kh: Từ đó em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội? - Sự gia tăng dân số quá cao là kìm hãm sự phát triển xã hội, là nguyên nhân dẫn tới sự đói nghèo, lạc hậu. GV: Những nước kém và chậm phát triển ở châu Á, Phi là những nước dân số gia tăng rất mạnh mẽ. Cũng có nghĩa là sự gia tăng dân số và sự phát triển đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết. Sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hóa, giáo dục càng kém phát triển thì càng không thể khống chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số. Hai yếu tố đó tác động lẫn nhau, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. TB: Qua phân tích em cho biết ở phần thân bài tác giả muốn nhấn mạnh vấn đề gì? * Thế giới đang đứng trên hiểm họa bùng nổ dân số. HS: Đọc phần kết bài. TB: Nêu nội dung chính của phần kết bài? 3. Kêu gọi loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số - Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt. Kh: Em hiểu lời kêu gọi ở cuối văn bản như thế nào? - Đất không sinh sôi ra nữa, mà con người thì ngày càng sinh sôi thêm nhiều, điều đó thật đáng sợ. Theo lập luận của tác giả: Đất chật, người đông, tự nó sẽ hủy diệt. Khi đất dành cho mỗi người chỉ còn là diện tích một hạt thóc (ô thứ 64 trên bàn cờ tướng). Trái đất chắc sẽ nổ tung mà ngòi nổ chính là sự gia tăng dân số mà con người không tự kiềm chế được. Đừng để xảy ra thảm họa, đó là lời cảnh báo cho cả loài người, không loại trừ một ai. Nó nghiêm khắc và răn đe như một định mệnh. GV: Là một bài văn nghị luận nhưng cách thuyết phục cuả tác giả không thiên về lí thuyết, lập luận đơn giản, nhẹ nhàng nhưng sức cảm hóa của bài văn rất lớn. Từ những con số khách quan im lặng – có khi từ ngàn năm, lần đầu tiên nó được đánh thức để nó nói với chúng ta những điều hệ trọng về sự còn mất của chính chúng ta, vấn đề "tồn tại hay không tồn tại". * Loài người muốn tồn tại thì phải hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số và tác động của nó. Kh: Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì? - Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới, đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, hạn chế sự phát triển giáo dục. Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> III: Tổng kết, ghi nhớ: (3 phút) TB: Nêu nhận xét của em về cách viết, cách lập luận của tác giả? Nghệ thuật: - Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích. - Lập luận chặt chẽ - Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục. Nội dung: - Văn bản cho thấy vấn đề cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại"của chính loài người. HS: Đọc phần ghi nhớ SGK (tr – 132) * Ghi nhớ: SGK (tr - 132) 3. Củng cố, luyện tập: (2 phút) TB: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao? - Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất; chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số, hiểu gia tăng dân số gắn với đói nghèo và lạc hậu. - Từ đó mỗi người tự có ý thức hạn chế sự gia tăng dân số. KH: Nêu ý nghĩa của văn bản? - Văn bản nêu lên vấn đề thời sụ của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài (2 phút) - Tự tìm hiểu nghiên cứu tình hình dân số của địa phương, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề này. - Đọc và phân tích lại văn bản; làm bài tập 2 (tr - 132) - Đọc và suy nghĩ trước bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG - Thời gian giảng toàn bài ………………………………………………….......... - Thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động………………………………… - Nội dung kiến thức phương pháp giảng dạy……………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 11. 11.2012. Ngày dạy: 13 .11.2012 Dạy lớp 8A-8B.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết 50 Tiếng việt:. DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM. I. MỤC TIÊU:. 1, Kiến thức: - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 2, Kĩ năng: - Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 3, Thái độ:. - Giáo dục ý thức dùng hai loại dấu này khi tạo lập văn bản.. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. a, Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, Tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS" Tập II; bảng phụ, soạn giáo án. b, Chuẩn bị của GV: Học bài và làm bài cũ; đọc và suy nghĩ trước bài mới. III. TIẾN TRìNH BÀI DẠY. * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8A -8B:. /32. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và làm bài tập của các bạn. 1, Kiểm tra bài cũ:. KT Miệng (4 phút). * Câu hỏi: Hãy nêu những quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các vế câu trong câu ghép? Đặt 1 câu minh họa cho quan hệ ý nghĩa tương phản? * Đáp án – Biểu điểm: - Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ nối tiếp, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. (6 điểm) - Đặt câu: Tuy bạn ấy gặp nhiều khó khăn nhưng bạn ấy học rất giỏi. (4 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới (1') Để viết được một bài văn hay, chúng ta không chỉ viết câu đúng, mạch lạc, chặt chẽ mà còn phải biết sử dụng đúng các dấu câu. Tiết học hôm nay cô giới thiệu với các em công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. (Ghi đầu bài) 2, Dạy bài mới(41’) I. Dấu ngoặc đơn (11 phút) 1. Ví dụ: SGK (tr - 134) GV: Treo bảng phụ. a, Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do" (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b, Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon). (Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) c, Lí Bạch (701 - 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên). (Ngữ văn 7, tập một) HS: Đọc ví dụ. TB: Xét về mặt hình thức trình bày, em thấy ba đoạn trích này về hình thức có điểm nào giống nhau? - Ba đoạn trích đều có từ ngữ đặt trong dấu ngoặc đơn. Kh: Dấu ngoặc đơn trong từng đoạn trích trên được dùng để làm gì? - VDa: Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần giải thích để làm rõ "họ" ngụ ý chỉ ai. Tức là "họ là những người bản xứ". - VDb: Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh, nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này. - VDc: Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lí Bạch và cho người đọc biết thêm địa danh Miên Châu thuộc tỉnh nào ở Trung Quốc. Kh: Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không? Vì sao? - Không. Vì ở ví dụ (a) nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì đoạn trích vẫn mang ý nghĩa: rất bất ngờ họ được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". - Ví dụ (b) nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nội dung đoạn trích vẫn giúp người đọc thấy được tại sao con kênh đó tên là Ba Khía. - Ví dụ (c) nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn người đọc vẫn biết được thân thế của nhà thơ Lí Bạch, tức là phần nghĩa cơ bản của đoạn trích không có gì thay đổi. GV: Khi ta bỏ phần dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản của các phần trích không thay đổi, vì khi đặt một phần nào đó trong dấu ngoặc đơn thì người viết đã coi đó là phần chú thích, nhằm cung cấp một thông tin kèm thêm, chứ nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. Lưu ý: Phần trong dấu ngoặc đơn không cần viết hoa chữ cái đầu tiên, trừ các danh từ riêng. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích cho một từ ngữ, một vế trong câu hoặc cho một câu, chuỗi câu trong đoạn văn. Phần trong dấu ngoặc đơn có thể là một từ ngữ, một câu, một chuỗi câu, thậm chí là một con số hay một dấu câu khác (thường là dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than). Có khi người viết dùng dấu ngoặc đơn với dấu (?) để tỏ ý hoài nghi và dấu ngoặc đơn với dấu (!) để tỏ ý mỉa mai..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TB: Qua việc tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn? 2. Bài học - Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm). HS: Đọc ghi nhớ SGK (tr - 134) * Ghi nhớ: SGK (tr - 134) II. Dấu hai chấm (11 phút) 1. Ví dụ: SGK (tr - 135) GV: Treo bảng phụ. a, Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo: - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng: - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) b, Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: "Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất. (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) c, Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) HS: Đọc ví dụ. TB: Ở đoạn trích (a) dấu hai chấm dùng để làm gì? - Dấu hai chấm thứ nhất dùng để đánh dấu lời đối thoại của Dế Mèn nói với Dế Choắt. Còn dấu hai chấm thứ hai dùng để đánh dấu lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn. - Vda: Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại. TB: Quan sát ví dụ (b,c) và cho biết công dụng của dấu hai chấm được dùng ở đây? - Trong ví dụ (b) dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp "Trúc dẫu cháy… vẫn thẳng" Thép Mới dẫn lại lời của người xưa đánh giá về trúc. - VDb: Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp. - Trong ví dụ (c) dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học. - VDc: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> TB: Quan sát các ví dụ em thấy sau dấu hai chấm, trước mỗi lời đối thoại, mỗi lời dẫn trực tiếp người ta dùng dấu gì? - Trước mỗi lời đối thoại người ta đặt dấu gạch ngang; còn lời dẫn trực tiếp người ta đặt trong dấu ngoặc kép. TB: Từ việc phân tích ví dụ em hãy nêu công dụng của dấu hai chấm? 2. Bài học Dấu hai chấm dùng để: - Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; - Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu ngạch ngang). HS: Đọc ghi nhớ SGK (tr - 135) * Ghi nhớ: SGK (tr - 135) GV: Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho ý trước đó. Khác với phần trong dấu ngoặc đơn, phần này được người viết cho là thuộc nội dung nghĩa cơ bản của câu hay của đoạn văn. Trong phần lớn các trường hợp, nếu bỏ phần sau dấu hai chấm, câu văn hoặc đoạn văn không chỉ mất đi một phần nghĩa cơ bản, mà còn trở nên không hoàn chỉnh về nghĩa và bị coi là sai. - Dấu hai chấm đứng trước lời dẫn trực tiếp (thuyết minh) và chuỗi liệt kê (giải thích, thuyết minh bằng các vế có quan hệ đẳng lập về ngữ pháp và có tính liệt kê về ý nghĩa) cũng thuộc trường hợp này. Dấu hai chấm được dùng gần như bắt buộc sau từ "kính gửi" trong các văn bản hành chính sự vụ để chỉ "nơi nhận văn bản" trong trường hợp "nơi nhận" là nhiều tổ chức hay cá nhân. II. Luyện tập (14 phút) 1. Bài tập 1: SGK (tr – 135,136) HS: Đọc yêu cầu của bài tập 1. TB: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích? a, Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ "tiệt nhiên; định phận tại thiên thư; hành kham thủ bại hư". b, Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290 m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn. 2. Bài tập 2: SGK (tr - 136) TB: Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích? a, Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá. b, Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Chắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn. c, Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3.Bài tập 3: SGK (tr - 136) TB: Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì? - HS Thảo luận nhóm (bàn), thời gian 3 phút, sau đó HS trả lời. - Có thể bỏ được. Nhưng khi đó nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng. 4. Bài tập 4: SGK (tr - 137) Kh: Quan sát câu và cho biết có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? - Được. Khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng người viết coi phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm. Kh: Nếu viết lại là "Phong Nha gồm: Động khô và Động nước" thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao? - Không thể thay được, vì trong câu này vế "Động khô và Động nước" không thể coi là thuộc phần chú thích. 3, Củng cố, luyện tập: (2 phút) TB: Dấu hai chấm có công dụng gì khác so với dấu ngoặc đơn? Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho ý trước đó. Khác với phần trong dấu ngoặc đơn, phần này được người viết cho là thuộc nội dung nghĩa cơ bản của câu hay của đoạn văn. Trong phần lớn các trường hợp, nếu bỏ phần sau dấu hai chấm, câu văn hoặc đoạn văn không chỉ mất đi một phần nghĩa cơ bản, mà còn trở nên không hoàn chỉnh về nghĩa và bị coi là sai. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (2 phút) - Xem lại các ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ; - Tìm văn bản có chứa dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm để chuaanrt bị cho bài học; - Làm tiếp bài tập 1 ý (c) và bài tập 5,6 (tr - 137); - Đọc và suy nghĩ trước bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG - Thời gian giảng toàn bài ………………………………………………….......... - Thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động………………………………… - Nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy…………………………………… ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ==========================================. Ngày soạn: 11. 11.2012. Ngày dạy:13 .11.2012 Dạy lớp 8A- 8B Tiết 51 Tập làm văn. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU. 1, Kiến thức - Đề văn thuyết minh. - Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh. - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 2, Kĩ năng: - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh. - Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng…của đối tượng cần thuyết minh. - Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 3, Thái độ: - Giáo dục ý thức quan sát, tích lũy tri thức thường xuyên cho học sinh.. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. a, Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, Tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS" Tập II; bảng phụ, soạn giáo án. b, Chuẩn bị của HS: Học bài và làm bài cũ; đọc và suy nghĩ trước bài mới. III. TIẾN TRìNH BÀI DẠY. * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8A -8B:. /32. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn. 1. Kiểm tra bài cũ:. KT Viết (15 phút). * Câu hỏi: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người ta phải làm gì? Người ta thường sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Đáp án – Biểu điểm: - Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng; để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng. (6 điểm) - Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích , liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại. (4 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới (1') Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu và nắm được đặc điểm, phương pháp thuyết minh. Bài học hôm nay cô sẽ giúp các em biết cách tìm hiểu đề và cách làm bài văn thuyết minh. (Ghi đầu bài) 2. Dạy bài mới (30’) I. Đề văn thuyết minh và cách bài văn thuyết minh (15’) 1. Đề văn thuyết minh GV: Treo bảng phụ chép 12 đề văn SGK (tr – 137,138) HS: Đọc các đề văn trên bảng phụ. TB: Các đề văn trên nêu lên điều gì? - Các đề văn trên đều nêu lên một đối tượng xác định cần thuyết minh cho người khác hiểu: Một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam; một tập truyện; chiếc nón lá Việt Nam; chiếc xe đạp; đôi dép lốp trong kháng chiến; chiếc áo dài Việt Nam; một di tích thắng cảnh nổi tiếng của quê hương; một giống vật nuôi có ích; hoa ngày Tết ở Việt Nam; một món ăn dân tộc; tết Trung thu; một đồ chơi dân gian. Kh: Qua đó, em nhận thấy đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào? - Đối tượng thuyết minh rất phong phú, đa dạng có thể là con người (đề a), tác phẩm văn học (đề b), đồ vật (đề c,d,e,g,n), di tích thắng cảnh (đề h), con vật (đề i), thực vật (đề k), món ăn (đề l), lễ tết (đề m)… * Đối tượng thuyết minh: con người, tác phẩm văn học, đồ vật, con vật, thực vật… TB: Làm sao em biết các đề đó là đề văn thuyết minh? Điểm dễ nhận biết của đề văn thuyết minh là gì? - Vì các đề văn này không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giải thích. - Yêu cầu thuyết minh thường thể hiện ở các từ: giới thiệu, thuyết minh. Kh: Quan sát các đề văn, em có nhận xét gì về phạm vi của từng đề? - Các đề a,b, h,i,l,n có tính chất lựa chọn. Ở những đề này người viết có thể chọn một đối tượng cụ thể (thuộc loại của nó) mà mình hiểu biết để thuyết minh. Chẳng hạn với đề (i) giống vật nuôi có ích có rất nhiều như: chó, mèo, trâu, bò, ngựa, gà,…Ta có thể chọn một trong số đó để thuyết minh..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> GV: Từ đó ta thấy rằng đề văn thuyết minh gồm đề có tính bắt buộc và đề cho phép được lựa chọn đối tượng để thuyết minh. Kh: Em hãy thử ra đề văn thuyết minh về đồ vật hoặc con người? - Ví dụ: Giới thiệu về chiếc khăn piêu của phụ nữ Thái. Giới thiệu một gương học tập tốt ở lớp em. Thuyết minh về ngôi trường Lê Quý Đôn. Chuyển: Cô cùng các em vừa tìm hiểu đề văn thuyết minh. Vậy cách làm bài văn thuyết minh như thế nào? Ta tìm hiểu tiếp. 2. Cách làm bài văn thuyết minh * Ví dụ: Bài văn: Xe đạp. HS: Đọc bài văn Xe đạp SGK (tr – 138,139) TB: Xe đạp là một bài văn thuyết minh của một bạn học sinh. Em hãy đặt đề bài cho bài văn này? - Chiếc xe đạp. TB: Trước khi làm một bài văn việc đầu tiên ta phải làm gì? * Tìm hiểu đề: TB: Xác định yêu cầu của đề bài? - Kiểu văn bản: thuyết minh - Đối tượng: chiếc xe đạp - Giới hạn: thuyết minh: cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và tác dụng của chiếc xe đạp. GV: Đề không có hai chữ "thuyết minh" nhưng rõ ràng với đề này ta phải thuyết minh. TB: Theo em tính chất của đề văn này khác với đề văn miêu tả như thế nào? - Đề này khác với đề văn miêu tả. Vì nếu đề miêu tả thì phải miêu tả một chiếc xe đạp cụ thể, ví dụ xe đạp của em, của bố em hay mẹ em, xe đạp màu gì, xe nam hay xe nữ, xe Việt Nam hay xe nước ngoài. Đề thuyết minh thì yêu cầu trình bày xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến. Do đó cần trình bày cấu tạo, tác dụng của phương tiện này. TB: Sau khi tìm hiểu đề ta phải làm gì? - Xây dựng dàn ý: Kh: Dựa vào bài văn Xe đạp em cho biết bài văn này gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? - Gồm ba phần: + Mở bài: Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp (từ đầu đến "nhờ sức người").

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Thân bài: Giới thiệu cấu tạo của xe đạp, nguyên tắc hoạt động của nó (từ "Xe đạp… gần chỗ tay cầm") + Kết bài: Nêu vị trí của xe đạp trong đời sống của người Việt Nam và trong tương lai (từ "Xe đạp là phương tiện… hết"). Kh: Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe như thế nào? (Xe gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì? Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lí không? Vì sao?) - Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo của xe theo ba bộ phận: Hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. - Các bộ phận ấy được giới thiệu theo thứ tự từ các bộ phận nằm trong hệ thống truyền động đến cơ chế truyền động. Từ hệ thống điều khiển đến cơ chế truyền động. Từ hệ thống chuyên chở đến cơ chế chuyên chở. - Cách trình bày ấy rất hợp lí. Vì nếu ta trình bày theo lối liệt kê thì sẽ không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp. TB: Phương pháp thuyết minh trong bài là gì? - Phương pháp phân tích, phân loại. GV: Dựa vào bài văn Xe đạp chúng ta sẽ xây dựng dàn ý cho bài văn? TB: Em dự định giới thiệu chung về chiếc xe đạp như thế nào? * Mở bài: Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện, chuyển động nhờ sức người. TB: Đọc lại đoạn mở bài của bài văn Xe đạp và cho biết: có thể diễn đạt bằng cách khác không? - Có thể diễn đạt bằng cách khác, Ví dụ: bỏ câu 1 trong đoạn mở bài. Hoặc có thể nói xe đạp là phương tiện giao thông phổ biến, không ai là không biết… TB: Để giới thiệu về cấu tạo của xe đạp thì phải dùng phương pháp gì? - Dùng phương pháp phân tích. Chia một sự vật ra thành các bộ phận tạo thành để giới thiệu. Kh: Nên chia chiếc xe đạp ra mấy phần để trình bày? - Bài văn chia ra làm ba bộ phận: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. TB: Có thể có cách phân tích nào khác? - Nên trình bày như SGK, không nên phân tích theo cách khác. Vì nếu trình bày theo lối liệt kê (Ví dụ: xe đạp có khung xe, bánh xe, càng xe, xích, líp, đĩa, bàn đạp…) thì không nói được cơ chế hoạt động của xe đạp. TB: Em sẽ giới thiệu hệ thống truyền động như thế nào? * Thân bài: - Hệ thống truyền động:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Các bộ phận nằm trong hệ thống truyền động: khung xe,bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp,… + Cơ chế truyền động: đùi đĩa, bàn đạp và trục giữa làm trục chuyển động. TB: Hệ thống điều khiển em sẽ giới thiệu theo thứ tự nào? - Hệ thống điều khiển: + Các bộ phận trong hệ thống điều khiển. + Cơ chế điều khiển. TB: Em sẽ thuyết minh như thế nào về hệ thống chuyên chở? - Hệ thống chuyên chở: + Các bộ phận trong hệ thống chuyên chở. + Vị trí của các bộ phận trong hệ thống chuyên chở. TB: Ở phần kết bài em định nêu ý gì? * Kết bài: Nêu tác dụng của xe đạp và tương lai của nó. HS: Đọc thầm lướt bài văn Xe đạp. TB: Bài văn đã thực hiện được nội dung của đề yêu cầu như thế nào? - Bài viết đã trình bày rất đầy đủ tri thức về đối tượng thuyết minh: chiếc xe đạp. Đã giải quyết thấu đáo yêu cầu của đề bài. TB: Theo em phương pháp thuyết minh của bài văn Xe đạp có thích hợp không? Vì sao? - Rất thích hợp khi chia cấu tạo của xe đạp làm ba bộ phận để trình bày. (vừa nêu được cấu tạo vừa nói được cơ chế hoạt động của từng bộ phận) TB: Nêu nhận xét của em về cách diễn đạt của bài văn? - Cách thuyết minh chính xác, chặt chẽ, dễ hiểu. Kh: Qua tìm hiểu em rút ra kết luận gì về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh và bố cục của bài văn thuyết minh? 3. Bài học: - Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng. - Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu. - Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần: + Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh. + Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng. + Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng. HS: Đọc ghi nhớ SGK (tr - 140).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> * Ghi nhớ: SGK (tr - 140) II. Luyện tập (15 phút) * Đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. TB: Hãy lập ý và dàn ý cho đề bài trên? GV: Chia lớp làm 3 nhóm, HS thảo luận trong 7 phút, sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả của nhóm. Các nhóm khác nhận xét. Dàn ý 1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. - Cùng với tà áo dài thướt tha, chiếc nón lá cũng góp phần không nhỏ tạo nên một nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 2. Thân bài: Trình bày về hình dáng, lợi ích của chiếc nón lá. - Hình dáng chiếc nón: + Nón thúng: nón rộng, vành tròn, phẳng như cái mâm, ngoài cùng có đường thành nhô cao hơn. + Nón chóp nhọn: hình dáng như kim tự tháp vành tròn, nhỏ dần về chóp, khuôn nón làm như vậy sẽ tạo dáng nón thanh thoát. - Nguyên liệu để làm nón: lá gồi hoặc lá cọ. - Cách làm nón: phơi lá khô, đặt lên khung tre, khâu từng lớp lá một. - Nón thường được sản xuất ở Huế, Quảng Bình, Hà Tây,…Các vùng làm nón nổi tiếng là làng Chuông (Hà Tây), nón Huế (nón bài thơ). - Tác dụng: rất tiện lợi vừa che nắng, che mưa, làm tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng vốn có của người con gái Việt Nam. - Nón được dùng làm quà tặng. - Nón trở thành một đạo cụ đặc sắc trong những điệu múa. - Nón cũng là biểu tượng của Việt Nam cùng tà áo dài. 3. Kết bài: Ngày nay chiếc nón không còn vị trí độc tôn như trước đây nhưng nón lá luôn luôn là di sản văn hóa bền vững, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. 3, Củng cố, luyện tập (2’) TB: Nêu cách làm bài văn thuyết minh và bố cục của bài văn thuyết minh? - Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng. - Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu. - Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần: + Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh. + Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (2 phút) - Xem lại ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ. - Tìm và lập dàn ý cho đề văn thuyết minh theo yêu cầu. - Sưu tầm, tìm hiểu những tri thức khách quan về các đối tượng gần gũi với đời sống. - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (phần Văn): sưu tầm và lập danh sách các nhà thơ, nhà văn quê ở Sơn La.. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG - Thời gian giảng toàn bài ………………………………………………….......... - Thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động………………………………… - Nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy………………………………… Ngày soạn: 12. 11.2012 Tiết 52. Ngày dạy: 14 .11.2012 Dạy lớp 8A-8B. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn). I. MỤC TIÊU 1, Kiến thức: - Cách tìm hiểu về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương - Cách tìm hiểu về tác phẩm văn thơ viết về địa phương. 2, Kĩ năng: - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương. - Đọc – hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương. - Biết cách thống kê tài liệu, thơ văn viết về địa phương. 3, Thái độ: Giáo dục các em tình cảm yêu mến và tự hào về vốn văn học ở địa phương. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. a, Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGV; Tài liệu "Văn nghệ Sơn La một chặng đường", "Thơ văn Sơn La", "Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Sơn La"; soạn giáo án. b, Chuẩn bị của HS: Sưu tầm và điền vào bảng hệ thống, chọn một hai tác phẩm thơ, văn hay rồi chép vào vở soạn văn; viết một đoạn văn giới thiệu tác giả, tác phẩm đó. III. TIẾN TRìNH BÀI DAY. * Ổn định tổ chức:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Kiểm tra sĩ số lớp 8A - 8B:. /32. - Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn. 1. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh và kết hợp trong tiết học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1') Sơn La, quê hương chúng ta là một vùng đất tươi đẹp có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Các dân tộc anh em sinh sống trên miền quê này từ xa xưa đã luôn sát cánh cùng nhân dân cả nước đấu tranh bảo vệ non sông. Đặc biệt nhân dân Sơn La cũng là những người yêu văn chương nên đã sáng tạo ra những tác phẩm văn học nổi tiếng như "Xống chụ xôn xao". Tiếp tục phát huy truyền thống đó ngày hôm nay quê hương Sơn La cũng đã sản sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ dân tộc. Để giúp các em có những hiểu biết về văn học địa phương Sơn La, tiết học này cô trò ta cùng tìm hiểu: Chương trình địa phương (Phần văn). (Ghi đầu bài) 2. Dạy nội dung bài mới(43’) I. Những sự kiện lịch sử, xã hội tác động đến văn học địa phương (10’) 1. Các sự kiện lịch sử lớn Kh: Hãy nhắc lại những sự kiện lịch sử lớn của nước ta từ năm 1945 đến 1975 tác động đến nhiệm vụ ở địa phương Sơn la: - HS trình bày, GV tóm tắt các sự kiện lịch sử chính. GV: Ngày 2/9/1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập sau cuộc Cách mạng Tháng Tám lật đổ ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp và hàng nghìn năm của gia cấp phong kiến. Lần đầu tiên người dân được làm chủ cuộc đời, vận mệnh của mình. Tuy nhiên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ của chúng ta lại phải đứng lên kháng chiến chống lại sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp. - Cuộc kháng chiến trường kì 9 năm kết thúc sau chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu" và Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết năm 1954. Theo Hiệp định 2 năm sau ta tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước nhưng đế quốc Mĩ lại nhảy vào miền Nam và chia cắt đất nước ta trong suốt 21 năm. Nhân dan ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đã bền bỉ vừa tiến hành công cuộc XDCNXH trên miền Bắc, vừa đấu tranh chống lại Mĩ – ngụy ở miền Nam vừa chiến tranh anh dũng chống lại hai lần leo thang bắn phá miền Bắc của đế quốc Mĩ, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri và phải rút quân về nước vào năm 1973 khi Hiệp định Pa-ri được kí kết. * Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2.9.1945 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Sau chín năm kháng chiến miền Bắc XDCNXH, miền Nam đấu tranh chống Mĩ. Ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 2. Các sự kiện lịch sử lớn ở địa phương Sơn La từ 1945 – 1975 Kh: Nêu hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La? - Ngày 26.8.1945: Một cuộc mít tinh long trọng được tổ chức tại đồi Khau Cả. UBND Cách mạng lâm thời do ông Cầm Văn Dung làm Chủ tịch. Đồng chí Chu Văn.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Thịnh làm phó Chủ tịch và một số ủy viên: Ban cán sự Việt Minh tỉnh do đồng chí Chu Văn Thịnh làm chủ nhiệm, đồng chí Nguyễn Tử Du làm phó chủ nhiệm và một số ủy viên ra mắt đồng bào. * Ngày 26/8/1945 UBND Cách mạng lâm thời tỉnh Sơn La được thành lập. G: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La có ý nghĩa lịch sử như thế nào? - Nhân dân các dân tộc Sơn La dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được chính quyền trong tay phát xít Nhật và bè lũ tay sai, đập tan ách thống trị, đô hộ gần 60 năm của thức dân và lật nhào chế độ phìa tạo phong kiến tàn bạo thống trị hàng nghìn năm. - Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân các dân tộc Sơn La từ địa vị là người dân nô lệ trở thành người chủ đất nước, bản mường, làm chủ vận mệnh của mình. Kh: Em hãy nêu những mốc lịch sử về việc giải phóng Sơn La? - Ngày 14/10/1952 chiến dịch Tây Bắc bắt đầu. - Ngày 23/10/1952 Quỳnh Nhai được giải phóng. - Ngày 21/11/1952 giải phóng huyện Thuận Châu. - Ngày 22/11/1952 giải phóng huyện Mường La. - Ngày 1/12/1952 Bộ chỉ huy mặt trận quyết định kết thúcchiến dịch Sơn La ( trừ Nà Sản) được giải phóng. Cho tới tháng 5/1953 thực dân Pháp tại cứ điểm Nà Sản mới rút chạy. Từ đây Sơn La mới hoàn toàn được giải phóng. * Tháng 8/1953 Sơn La hoàn toàn giải phóng. II. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Sơn La (25 phút) 1. Tác giả Hoàng Nó Kh: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Hoàng Nó? - Hoàng Nó tên thật là Cầm Văn Lường (1925 - 2002) là người dân tộc Thái quê ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, Sơn La; ông là một nhà cách mạng. Năm 1945 ông ở đội thanh niên cứu quốc. Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng. Từ năm 1954 cho đến khi nghỉ hưu, ông liên tục đảm nhiệm những chức vụ về công tác tư tưởng văn hóa của Khu Tây Bắc, Khu tự trị Thái Mèo; là Bí thư tỉnh ủy Sơn La (1962 1986), ủy viên BCH Trung Ương Đảng khóa V (1982 - 1986). Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ Sơn La chuyên ngành thơ. Ông được Bộ Văn hóa Thông tin tặng Huy chương chiến sĩ Văn hóa (1985) * Hoàng Nó tên thật là Cầm Văn Lường (1925 - 2002), dân tộc Thái, quê ở Mai Sơn – Sơn La. Ông nguyên là ủy viên BCHTƯ Đảng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La, hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ Sơn La chuyên ngành thơ. Ông được Bộ Văn hóa Thông tin tặng Huy chương chiến sĩ Văn hóa (1985) TB: Sự nghiệp văn chương của Hoàng Nó có những sáng tác nào đáng chú ý? - Trước năm 1975 ông có nhiều tác phẩm phần lớn là thơ tuyên truyền, giác ngộ nhân dân và lên án tội ác của giặc Pháp: Tội ác giặc Pháp ở đồn Pan Nghè (1948), Vận động binh lính địch (1948), Diễn ca thành lập khu tự trị (1954), Mừng mười tám châu của khu tự trị (1955), Mừng chị công nhân làm đường (1958)..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Sau năm 1975 ông có một số bài thơ như: Hào quang Khau Cả (7/1998). GV: Đối với Hoàng Nó, thơ đến với ông một cách tự nhiên theo một sự thôi thúc đầu tiên là làm sao vận động, giác ngộ được quần chúng nhân dân đi theo cách mạng. Ông tâm sự "Từ khi tham gia cách mạng, do yêu cầu bức thiết trong công tác tôi đã sáng tác nhiều bài thơ để tuyên truyền, giác ngộ họ bắt đầu từ năm 1945". Phần lớn những sáng tác của ông trong thời kì này đều "không có bản lưu trữ, chỉ nhớ và hát miệng" nên đến nay đã thất tán, mất mát gần hết chỉ còn lại một số bài được tập hợp lại trong tập "Tiếng hát mường Hoa Ban", in bằng chữ Quốc ngữ và chữ Thái xuất bản 1986. Năm 1960 nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Đảng, ông đã làm bài thơ dài lấy tên "Tuổi Đảng tuổi dân". Kh: Những nội dung nào được đề cập đến trong thơ Hoàng Nó? GV: Trong các bài thơ của mình Hoàng Nó tập trung thể hiện một ý nổi bật: Đảng và nhân dân; mối quan hệ giữa người hoạt động cách mạng với quần chúng lao khổ; vai trò dẫn đường chỉ lối đấu tranh của Đảng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung ấy có thể là chung của nhiều bài thơ khác, của nhiều dân tộc khác nhưng nó được nói lên theo cách riêng của ông – một nhà thơ dân tộc Thái. Thơ của ông gắn liền với hát với hội sức truyền cảm của ý thơ thường đi đôi với điệu hát, cấu trúc các bài thơ có dạng các bài ca, để có thể hát được dựa trên khung sườn tự sự. Hơn 45 năm cách mạng đi qua, nhà cách mạng Hoàng Nó đã trải bước trên con đường đấu tranh và đã có thêm trong mình một bài thơ – một nhà thơ đã góp tiếng nói của mình vào dàn đồng ca chung của các dân tộc anh em và hòa vào bản hợp xướng muôn điệu của nền văn học nước nhà. * Thơ Hoàng Nó đã đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chuyển: Bên cạnh tác giả Hoàng Nó, một nhà thơ nữa của Sơn La cũng có những đóng góp đáng kể vào nền văn học dân tộc và văn học cả nước đó là Cầm Biêu. 2. Tác giả Cầm Biêu Kh: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Cầm Biêu? - Cầm Biêu sinh năm 1920, là người dân tộc Thái, quê Mường Chanh – Mai Sơn – Sơn La. Ông tham gia Ủy ban lâm thời xã Mường Chanh năm 1945 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Từ năm 1960 đến năm 1973 ông là phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin khu tự trị Tây Bắc. Từ năm 1977 đến năm 1980 là Trưởng ty Văn hóa Thông tin Sơn La. Ông là hội viên hội nhà văn Việt Nam, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội văn nghệ dân tộc thiểu số; Hội viên hội văn nghệ Sơn La và được tặng danh hiệu chiến sĩ văn hóa. * Cầm Biêu (1920 - 1998), quê Mường Chanh, Mai Sơn, Sơn La. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội văn nghệ dân tộc thiểu số, Hội văn nghệ Sơn La, ông đã được tặng danh hiệu chiến sĩ văn hóa. GV: Trong sự nghiệp sáng tác văn chương con đường thơ của ông cũng bắt đầu từ những bài viết bằng tiếng mẹ đẻ và xuất phát từ nhu cầu phục vụ trực tiếp những công việc hằng ngày của bà con làng bản. Năm 1945 cách mạng Tháng Tám thành công, không khí cách mạng như một dòng thác mạnh mẽ tràn lên vùng các dân tộc thiểu số Cầm Biêu hăng hái tham gia công tác cách mạng và say sưa viết với mục.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> đích chủ yếu là để bà con tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ một cách dễ dàng. Thơ của ông thời kì này chỉ mang tính chất cổ động, tuyên truyền nên tính nghệ thuật chưa cao. Ông gọi đó là những"Diễn ca chính sách, văn vần hóa khẩu hiệu chính trị tả người thực việc thực mà thôi". Tuy vậy thời kì 45 – 50 ông cũng có ba bài thơ đáng chú ý là: Vợ lính ngụy mong chồng; Gái thời giặc; Thà chết không trở lại đời nô lệ. Những bài thơ này đã được in trong tập thơ song ngữ Việt – Thái Ánh hồng Điện Biên của nhà xuất bản văn hóa Hà Nội năm 1984. - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 nhân dân tờ các nơi tản cư trở về bản cũ xây dựng lại cuộc sống. Trong niềm phấn khởi chung của nhân dân các dân tộc thơ Cầm Biêu lại đi vào quần chúng vận động bà con các dân tộc đoàn kết xây dựng cuộc sống mới; thực hiện cải cách dân chủ, vận động đổi công xây dựng hợp tác xã; một loạt bài thơ của ông liên tiếp ra đời trong thời gian này: Mường muổi yên vui (1954), Có tổ đổi công (1955), Chọn người như chọn cây (1956), Cầu vào bản (1957), Muốn nhìn thấy Đảng (1958),… Trong số đó có không ít những bài được đánh giá cao trong nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam. Có thể nói đạy là giai đoạn thành công nhất của thơ Cầm Biêu. Kh: Hãy cho biết những sáng tác của Cầm Biêu trước năm 1975 chủ yếu hướng vào đề tài nào? * Thơ của Cầm Biêu chủ yếu ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi Đảng, Bác và tinh thần đoàn kết dân tộc. GV: Càng về sau nội dung cách mạng và XHCN càng phát triển và hoàn thiện hơn trong thơ Cầm Biêu. Đọc thơ ông ta nhận thấy phẩm chất nổi bật trong thơ ông là ý thức dân tộc đúng đắn. Từ những bài thơ chưa mấy chất thơ đến những bài mang lại tên tuổi cho mình Cầm Biêu bao giờ cũng trọng tính dân tộc, ông đã giữ cho mình một bản sắc riêng, có thể chưa đạt đến đỉnh cao nhưng đủ để cho người đọc nhận ra diện mạo. 3. Tác giả Lò Văn Cậy Kh: Em hãy trình bày vài nét về tiểu sử tác giả Lò Văn Cậy? - Lò Văn Cậy (1928 - 1994), quê ở huyện Sốp Cộp – Sơn La. Gia đình ông hiện nay đang cư trú tại tổ 8 phường Chiềng Lề - Thành phố Sơn La. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam; Hội văn hóa dân tộc Việt Nam; Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội văn nghệ Sơn La chuyên ngành thơ. * Lò Văn Cậy (1928 - 1994), quê Sốp Cộp – Sơn La. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam; Hội văn hóa dân tộc Việt Nam; Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội văn nghệ Sơn La chuyên ngành thơ. Kh: Ông có những tác phẩm chính nào? Các tác pẩm ấy có nội dung gì? - Tác phẩm chính: Lời cha dặn lời mẹ khuyên (1975), Soi gương (1988), Hạt tình (1966). - Nội dung: phản ánh những nét đẹp của dân tộc Sơn La, phong tục tập quán và những nét văn hóa của dân tộc Thái. * Thơ ông phản ánh, ngợi ca những nét đẹp của văn hóa dân tộc Sơn La. 4. Tác giả Cầm Hùng.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Kh: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Cầm Hùng? - Cầm Hùng sinh năm 1945, quê ở bản Panh – Chiềng Xôm – Thành phố Sơn La. Ông là một nhà thơ, nhà văn chiến sĩ, ông sáng tác văn học từ năm 1965 khi đang là một chiến sĩ. Ông từng chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước ác liệt của dân tộc ta. Ông gắn bó với cuộc đời quân ngũ cho đến khi nghỉ hưu. Hiện nay ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Sơn La, chuyên ngành văn thơ. Thời gian công tác ở Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Sơn La, ông sáng tác nhiều và tác phẩm của ông được đăng nhiều trên báo Biên phòng và tờ báo của Quân khu II. - Tác phẩm chính: Mỉn (truyện ngắn); Xuân về (thơ); Với Quỳnh Nhai (thơ – 9/2003); Giành cho thế kỉ XXI sự bình yên (thơ); Người Tây Bắc đánh giặc giữ Mường (1963), Mối tình của chàng câm; Mong anh về mùa lúa mùa kê (1972),… * Cầm Hùng sinh năm 1945, quê ở bản Panh – Chiềng Xôm – Thành phố Sơn La. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội văn nghệ Sơn La ngành thơ văn; Hiện nay là Hội trưởng Hội văn nghệ Sơn La, chuyên ngành văn thơ; Tổng biên tập tạp chí "Suối reo". GV: Tác giả Cầm Hùng hiện nay còn giữ cương vị Tổng biên tập tạp chí Suối reo, tạp chí sáng tác nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật Sơn La. Kh: Thơ văn của tác giả Cầm Hùng thường đề cập đến những nội dung gì? * Văn thơ của ông nói lên tinh thần chiến đấu, tình đồng đội và nét đẹp của mảnh đất phía Tây Tổ quốc Sơn La. GV: -Giới thiệu bài thơ Xuân về của Cầm Hùng. - Ngoài 4 tác giả cô trò ta vừa tìm hiểu ở Sơn La còn có rất nhiều nhà văn, nhà thơ cũng đã có những đóng góp đáng kể vào văn học tỉnh nhà và văn học nước ta như: Lò Văn E, Đinh Văn Ân, Hoàng Trần Nghịch, Đinh Sơn, Lò Văn Sĩ, Sa Phong Ba, Vương Trung, Tòng Ín, Lương Quy Nhân, Phan Tâm, Nguyễn Tân Hòa, Hà Thu, Vi Trọng Liên,… Về nhà các em tìm hiểu tiếp các tác giả, tác phẩm của Sơn La và ghi vào sổ tay văn học của mình để lên lớp 9 chúng ta tìm hiểu tiếp trong chương trình địa phương (phần Văn). III. Kết luận (3 phút) G: Qua việc tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm, em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chủ yếu của các tác phẩm thơ văn từ 1945 đến 1975? - Nghệ thuật: Các tác phẩm thơ văn được viết chủ yếu với ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ địa phương với nghệ thuật tuyên truyền nên bất kì một người dân nào cũng có thể hiểu được, và nó đi vào trong nhân dân với nhiều hình thức: hát, truyền miệng (kể). - Nội dung: Các tác phẩm chủ yếu ca ngợi Đảng, Bác Hồ vĩ đại. Ca ngợi tinh thần đoàn kết của các dân tộc Sơn La và ca ngợi cuộc sống mới, những nét đẹp của phong tục, tập quán, văn hóa của các dân tộc Sơn La. G: Những tác giả trong Hội văn nghệ Sơn La họ có đóng góp gì cho địa phương và nước nhà?.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Qua các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ Sơn La đã giúp cho nhân dân các dân tộc Sơn La hiểu được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tin tưởng và đi theo Đảng, Bác. Đồng thời giúp cho bạn bè khắp nơi hiểu được truyền thống; những nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán; tính cách của nhân dân các dân tộc Sơn La. Đồng thời giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu và tự hào về truyền thống của quê hương, từ đó có trách nhiệm tiếp bước cha anh đi trước dựng xây quê hương mình giàu đẹp hơn. Từ đó họ đã góp phần làm phong phú nền văn học tỉnh nhà và đa dạng nền văn học Việt nam. 3. Cúng cố, luyện tập (2 phút) TB: Hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chủ yếu của các tác phẩm thơ văn từ 1945 đến 1975? - Nghệ thuật: Các tác phẩm thơ văn được viết chủ yếu với ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ địa phương với nghệ thuật tuyên truyền nên bất kì một người dân nào cũng có thể hiểu được, và nó đi vào trong nhân dân với nhiều hình thức: hát, truyền miệng (kể). - Nội dung: Các tác phẩm chủ yếu ca ngợi Đảng, Bác Hồ vĩ đại. Ca ngợi tinh thần đoàn kết của các dân tộc Sơn La và ca ngợi cuộc sống mới, những nét đẹp của phong tục, tập quán, văn hóa của các dân tộc Sơn La. 4. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (2 phút) - Học bài; sưu tầm thêm các tác giả, tác phẩm ở Sơn La và các tác phẩm viết về Sơn La hay ghi vào sổ tay văn học. - Đọc và suy nghĩ trước bài: Dấu ngoặc kép. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG - Thời gian giảng toàn bài ………………………………………………….......... - Thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động………………………………… - Nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy…………………………………...

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×