Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Van 8Tuan 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.1 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 4 Ngày soạn: 16/9/2012. Ngày dạy: 18 /9/2012 Dạy lớp 8A- 8B. Tiết 13 - 14 Văn bản:. LÃO HẠC - Nam Cao -. I. MỤC TIÊU:. 1. Về kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn. - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật. 2. Về kĩ năng: - Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp cấc phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực. 3. Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu mến con người lao động, quí trọng nhân cách con người. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:. - Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV; Tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thưc, kĩ năng môn Ngữ văn THCS"Tập II; soạn giáo án. - Chuẩn bị của HS: Học bài cũ; đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản Lão Hạc. III. TIẾN TRìNH BÀI DẠY. * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số khối 8:. /32. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và chuẩn bị bài của các bạn. 1. Kiểm tra bài cũ:. Miệng (5’ ). Câu hỏi: Trình bày vắn tắt giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn trích Tức nước vỡ bờ? Đáp án – Biểu điểm: - Nghệ thuật: + Tạo tình huống có tính kịch: tức nước vỡ bờ (2 điểm) + Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lý...) (3 điểm).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Nội dung: “Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời, Và cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. (5 điểm) Đặt vấn đề vào bài mới (1') Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hôm nay cô cùng các em làm quen với nhà văn tài hoa này qua một truyện ngắn tiêu biểu của ông: Lão Hạc. (Ghi đầu bài) 2. Dạy nội dung bài mới I. Đọc và tìm hiểu chung (18’) 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm TB: Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nam Cao? GV: Về năm sinh của Nam Cao, lâu nay nhiều tài liệu vẫn ghi ông sinh năm 1917, nhưng theo lời cụ thân sinh nhà văn thì Nam Cao sinh năm 1915. Bút danh Nam Cao do ông ghép hai chữ đầu tên huyện và tổng mà thành. - Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1936 với các bút danh Thúy Rư, Nguyệt, Xuân Du…là nhà văn xuất thân ở nông thôn, Nam Cao hiểu biết sâu sắc cuộc sống của những người nhà quê, ông sáng tác trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, kí… nhưng thành công nhất ở thể loại truyện ngắn. - Nam Cao (1915 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê ở Hà Nam, là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ. - Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo: yêu thương, trân trọng con người. Khi: Những sáng tác của Thạch Lam trữ tình, sâu lắng; Văn của Nguyên Hồng xót xa, thương cảm. Còn ngòi bút của Nam Cao thì chân thực, giản dị mà có ý vị triết lí, có sức khái quát lớn. - Ngòi bút của Nam Cao chân thực, giản dị và có ý vị triết lí, có sức khái quát lớn. - Tháng 11- 1951 trên đường đi công tác ở vùng sau lưng địch Nam Cao đã hi sinh khi tuổi đời và tài năng đang vào độ sung sức, đầy triển vọng. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài chỉ gói gọn trong 15 năm, so với những tác giả cùng thời, gia tài văn chương của ông để lại không mấy đồ sộ nhưng giá trị văn chương của nhà văn luôn tỏa sáng và không vơi cạn. Với những đóng góp cho nền văn học nước nhà năm 1996, Nam Cao được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tác phẩm chính: Chí Phèo (1941),Trăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943), Một đám cưới (1944); truyện dài: Sống mòn (1944); truyện ngắn Đôi Mắt (1948); tập nhật kí Ở rừng (1948); bút kí Chuyện biên giới (1951). - Nam Cao được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TB: Văn bản Lão Hạc ra đời vào thời gian nào? GV: Truyện ngắn này được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bẩy số 434 ngày 2310- 1943, cùng với truyện Chí Phèo và tiểu thuyết Sống mòn, truyện Lão Hạc đã được dựng lại trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Nhờ tài năng khắc họa tính cách nhân vật của tác giả, các nhân vật chính của tác phẩm đã trở thành biểu tượng, những điển hình sống động giữa dòng đời. Họ đại diện cho những kiếp người phải sống đau khổ, quằn quại trong một tấn bi kịch lớn, trong một sự xung đột lớn giữa một bên là khát vọng sống yên vui trong lao động với một bên là sự xô đẩy, sự tha hóa nhân cách và bị đẩy đến bước đường cùng không lối thoát trong xã hội thực dân nửa phong kiến. - "Lão Hạc"là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao được đăng báo lần đầu năm 1943. 2. Đọc văn bản GV: Truyện ngắn “Lão Hạc” in đầy đủ tác phẩm trong SGK.Nhưng trong thời lượng hai tiết, chúng ta chỉ đi sâu phân tích nửa sau của truyện ngắn. Song để phân tích được văn bản, chúng ta sẽ tóm tắt phần in chữ nhỏ ở đầu truyện. Tóm tắt: Lão Hạc là một lão nông nghèo, vợ mất sớm, anh con trai phẫn chí vì không có tiền cưới vợ, bỏ đi làm ở phu đồn điền cao su, rồi chẳng có tin tức gì. Lão sống một mình với con chó vàng mà lão âu yếm gọi là cậu Vàng, quí mến nó như đứa con cầu tự. Song sự túng quẫn ngày càng dồn lão đến đường cùng. Những trận ốm kéo dài, những đồng tiền dành cho con trai đã cạn kiệt, lão Hạc không có việc làm, hoa màu bị bão phá sạch, giá gạo thì cứ lên cao mãi. Vì thế lão không có tiền nuôi thân, nuôi cậu Vàng (mà lão lại không muốn tiêu vào tiền và mảnh vườn của con trai). Trước tình thế đó, lão quyết định bán cậu Vàng. GV: Đó là nội dung phần đầu truyện. Diễn biến câu chuyện như thế nào, chúng ta tìm hiểu tiếp: TB: Khi đọc văn bản này em sẽ đọc với giọng đọc như thế nào? - Khi đọc cần chú ý đến giọng điệu biến hóa đa dạng của tác phẩm và diễn tả được nội tâm nhân vật qua những đoạn văn đối thoại, độc thoại nội tâm. Đọc lời lão Hạc khi chua xót, lúc chậm rãi. Lời của vợ ông giáo khi nói về lão Hạc thì lạnh lùng, dứt khoát. Lời của Binh Tư lại đầy vẻ nghi ngờ, mỉa mai. Đặc biệt lời của ông giáo (người kể chuyện) thì từ tốn, ấm áp lúc lại đầy xót xa, thương cảm với những độc thoại nội tâm. - GVđọc từ đầu đến “năm quyển sách của tôi” (tr - 39) - Gọi 3 HS đọc tiếp phần còn lại cho đến hết văn bản. Y: Đọc các chú thích 5, 6, 9, 10, 11, 21, 24, 28, 30, 31? TB: Truyện ngắn Lão Hạc đượcc kể theo lời của ai? Và ở ngôi thứ mấy? - Truyện ngắn Lão Hạc được kể theo lời của nhân vật tôi, ở ngôi thứ nhất. TB: Truyên được kể theo lời của nhân vật tôi, ở ngôi thứ nhất như vậy có hiệu quả nghệ thuật gì?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nhờ cách kể này câu chuyện trở lên gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật. Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, cốt truyện có thể được linh hoạt chuyển dịch thời gian, không gian; có thể kết hợp tự nhiên giữa kể với tả, với hồi tưởng, bộc lộ tình cảm. Chọn cách kể này, tác phẩm có nhiều giọng điệu; có thể vừa tự sự vừa biểu cảm đặc biệt có những khi hòa lẫn triết lí sâu sắc. GV: Lão Hạc là một tryện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nam Cao. Để các em thấy được giá trị của tác phẩm ta cùng phân tích. II. Phân tích (54’) TB: Trong đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật trung tâm? - Trong đoạn trích có các nhân vật: con trai lão Hạc, lão Hạc, vợ chồng ông giáo, Binh Tư. Nhân vật trung tâm là lão Hạc. 1. Nhân vật lão Hạc GV: Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán cậu Vàng với ông giáo có thể thấy lão Hạc đã suy tính, đắn đo nhiều lắm, bởi lão rất yêu quí con chó Vàng mà lão vẫn gọi âu yếm là cậu Vàng. Nhưng vì cuộc sống cùng quẫn: lão đã mất việc làm thuê, lại tiêu hết số tiền để dành cho con sau trận ốm, vườn thì không thu được gì vì bão. Trong khi gạo càng đắt lên, con chó ăn khỏe hơn lão, nuôi thì không đủ sức mà cho ăn ít thì con Vàng cũng gầy đi, bán hụt tiền. Do đó lão phải đi đến quyết định khó khăn: đành phải bán con chó. TB: Tìm những chi tiết miêu tả lão Hạc lúc kể với ông giáo chuyện bán con chó Vàng? - Cậu Vàng đi đời ông giáo ạ - Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, […] - Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. - […] Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó. Kh: Miêu tả lão Hạc khi ấy tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật nào? - Tác giả đã sử dụng một loạt các từ ngữ giàu sức biểu cảm giàu tính tạo hình: các động từ, từ tượng hình, từ tượng thanh, hình ảnh so sánh như: cố làm ra vẻ vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước, đột nhiên co rúm lại, xô, ép, ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém, mếu như con nít, hu hu khóc…để miêu tả ngoại hình, khắc họa nội tâm nhân vật. Kh: Hãy phân tích nghệ thuật miêu tả ngoại hình để khắc họa nội tâm nhân vật của tác giả? - Tác giả đã sắp xếp các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật theo cấp độ tăng tiến. Khi ông giáo hỏi chuyện bán con chó Vàng lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ. Động từ “cố” biểu thị sâu sắc trạng thái kìm nén tình cảm giấu đi nỗi buồn để tạo nét mặt vui vẻ gượng gạo và ngay sau đó là hình ảnh so sánh đặc tả nét cười không bình thường.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> “cười như mếu”. Sự kìm nén của nhân vật dường như đã quá sức chịu đựng. Nỗi đau bộc lộ dần qua nét cười. Tiếp theo là hình ảnh đôi mắt, bằng từ tượng hình “ầng ậng” tác giả đã khắc họa nỗi đau đang ngập tràn chỉ chực òa ra bất cứ lúc nào. - Nhưng nhà văn không dừng ở đó, ngòi bút của ông tiếp tục tả bằng những nét chân thực khách quan đến lạnh lùng. Vẫn là tả nét mặt nhưng lần này là sự biến đổi liên tiếp theo mức độ nhanh hơn. Bằng một loạt các từ tượng hình: co rúm, xô, ép, ngoẹo, móm mém,…cùng hình ảnh so sánh: “ mếu như con nít…” và từ tượng thanh “hu hu khóc” được tác giả liên tiếp đặc tả một cách đầy ấn tượng, diễn tả sự gằng xé vật vã đau đớn tột cùng diễn ra trong tâm hồn lão Hạc. - Nỗi đau đớn làm biến dạng vẻ mặt, nỗi đau hằn lên tuổi tác, làm cạn kiệt dòng nước mắt, động từ “ép” đã nói rõ điều này. Khi dòng nước mắt được những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nó chảy ra thì sự kìm nén đã đến giới hạn cực điểm của nó, lão Hạc không thể che giấu nỗi đau buồn nữa mà nỗi đau đã vỡ òa ra qua tiếng khóc hu hu cùng với lời tự vấn lương tâm đầy nhức nhối “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó. Như vậy cách miêu tả ngoại hình đã khắc họa rất cụ thể, chân thực nội tâm của lão Hạc. TB: Qua cách miêu tả ngoại hình của lão Hạc, em hiểu được gì về tâm trạng của lão khi đó? *Tâm trạng đau khổ, dằn vặt, tuyệt vọng của lão Hạc. GV: Cả đời lão Hạc, một con người nhân hậu, chưa bao giờ nỡ lừa ai vậy mà khi cuộc sống quá túng quẫn lão đã phải nỡ lòng lừa con chó. Lão cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói, cái nhìn trách móc. Lão Hạc khóc bởi chất người bộc lộ cao đẹp trong tiếng khóc ấy, khóc vì những giọt nước mắt chân thật, tinh khiết như rỉ ra từ tim của lão Hạc. TB: Xung quanh việc lão Hạc bán con chó vàng em thấy lão là con người như thế nào? * Vì nghèo, lão phải bán đi cậu Vàng – kỷ vật của anh con trai, người bạn thân thiết nhất của bản thân mình. Kh: Trong truyện anh con trai lão Hạc không xuất hiện trực tiếp mà chỉ hiện ra trong kí ức của lão Hạc. Hãy kể tóm tắt những chi tiết về người con trai lão? - Anh con trai lão Hạc yêu tha thiết một cô gái nhưng nhà nghèo không đủ tiền cưới vợ, phẫn chí liền bỏ đi đồn điền cao su với suy nghĩ: "cố chí làm ăn bao giờ có bạc trăm mới về, không có tiền sống khổ sở ở cái làng này nhục lắm". Trước khi đi anh đưa cho lão Hạc ba đồng để ăn quà. Đó là tiền anh vay được sau khi gửi thẻ xin đi làm phu đồn điền cao su. GV: Qua lời kể ta thấy con trai lão Hạc là người rất thương cha và lo lắng cho cha khi anh buộc phải đi xa. Việc ra đi của anh cũng thể hiện sự bế tắc không lối thoát trong cuộc sống ở xã hội lúc bấy giờ. Tình cảm của lão Hạc dành cho con trai được diễn tả qua những chi tiết: Lão thương con lắm, khi kể về con lão rân rấn nước mắt, khi con ra đi lão chỉ biết khóc. Lão làm thuê để kiếm ăn, tiền hoa lợi từ mảnh vườn lão để dành cho con. Lão quyết giữ mảnh vườn cho con..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TB: Theo lời lão Hạc khi trò chuyện với ông giáo, lão nhờ cậy ông giáo điều gì? - Nhờ ông giáo trông nom hộ lão mảnh vườn ba sào khi nào con lão về nó sẽ nhận lại. Lão gửi ông giáo 30 đồng bạc để lỡ lão có chết thì còn lo việc ma chay. TB: Việc lão Hạc nhờ ông giáo trông nom giúp mảnh vườn dành cho con trai lão giúp em hiểu gì về lão Hạc ? - Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực yêu thương con, muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc * Lão Hạc là một người cha thương con sâu sắc. GV: Đúng như vậy, từ ngày anh con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn điền lão Hạc luôn mong mỏi đợi chờ, vừa luôn mang tâm trạng ăn năn với cảm giác mắc tội bởi không lo liệu nổi cho con. Người cha tội nghiệp này còn mang cảm giác day dứt vì đã không cho con bán vườn lấy vợ, nên lão cố tích cóp, dành dụm cho con. Vì thế dù rất thương cậu Vàng nhưng lão vẫn quyết định bán nó đi. Lão chấp nhận hi sinh niềm vui, niền an ủi duy nhất của mình để giữ trọn vẹn mảnh vườn cho con trai. Việc đành phải bán con chó Vàng càng chứng tỏ tình thương con sâu sắc của lãq TB: Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo rồi sau đó tìm đến cái chết gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão? - Tình cảnh đói khổ, cùng quẫn đã đẩy lão Hạc đến với cái chết như một hành động tự giải thoát. Xét ra, nếu lão là người ham sống chỉ vì mình thì lão vẫn có thể sống được, thậm chí có thể sống lâu nữa là khác, bởi lão còn 30 đồng bạc, còn ba sào vườn có thể bán dần. Nhưng lão làm như thế là sẽ ăn vào đồng tiền dành dụm làm vốn liếng cho con. Hành động đó cho thấy lão Hạc là người cha hết lòng vì con, là con người giàu lòng tự trọng. GV: Qua những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo, chúng ta thấy lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này. Cũng như bao bần cố nông khác lão Hạc không có ruộng cày còn sức thì đổi bát cơm, không sức thì đói. Không có gạo lão phải ăn những móm ăn tự chế: củ chuối, quả sung, con trai, con ốc,…nhưng lão kiêu hãnh từ chối sự giúp đỡ ngấm ngầm của ông giáo- người rất gần gũi với lão- Lão từ chối gần như hách dịch- sự hách dịch đầy tự trọng của những người nông dân nghèo chân chính. Khi bán con Vàng lão đã tự diệt đi niềm hi vọng cuối cùng của mình- Rồi việc lão cẩn thận nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai, gửi ông giáo 30 đồng để lo tang ma khi qua đời chứng tỏ lão đã âm thầm chuẩn bị cho cái chết của mình để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn, để cái chết của mình không gây phiền hà cho hàng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện của lão xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. TB: Lão Hạc chết như thế nào? Hãy tìm chi tiết miêu tả lão Hạc khi đó? - Lão Hạc đang vật vã ở trên gường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp nguời chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên […] Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Kh: Cách miêu tả cái chết của lão Hạc có gì đặc sắc? - Tác giả đã sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và sức biểu cảm các từ tượng hình, tượng thanh: vật vã, rũ rượi, xộc xệch,long sòng sọc, tru tréo,…giúp cho ta hình dung.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> được cụ thể cái chết của lão Hạc thật đau đớn, dữ dội, thê thảm làm cho người đọc cảm giác như cũng được chứng kiến cái chết của lão Hạc. GV: Một lần nữa ta lại được thấy tài năng khắc họa nhân vật tài tình của Nam Cao. Chỉ bằng đôi nét phác họa ngoại hình nhân vật đã làm hiện lên hình ảnh lão Hạc đau đớn về thể xác và tinh thần. Nhưng cái chết thê thảm của lão có sức ám ảnh ghê gớm. Trong đoạn văn này cũng như đoạn văn miêu tả sự đau khổ, dằn vặt của lão khi bán con chó Vàng ngôn ngữ của Nam Cao thật sinh động, đầy ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm. Kh: Theo em, tại sao lão Hạc không chọn cái chết lặng lẽ, bớt đau đớn hơn mà lại chọn cái chết bằng cách ăn bả chó để tự tử? - Lão Hạc là người nhân hậu, trung thực chưa một lần lừa ai. Lần đầu tiên trong đời lão đã phải lừa lại cậu Vàng- người bạn thân thiết của mình. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng chết theo kiểu một con chó bị lừa! Dường như ở cách lựa chọn này lão có một ý muốn tự trừng phạt ghê gớm bản thân mình. Như một sự chuộc tội, một sự thanh minh với cậu Vàng của lão. Kh: Em có suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc? - Cái chết thê thảm của lão Hạc giúp ta hiểu nhiều điều: Tình cảnh đói khổ, túng quẫn, buồn rầu đã đẩy lão Hạc đến với cái chết như một hành động tự giải thoát. Tình cảnh của lão Hạc cũng là tình cảnh chung của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng. - Cái chết của lão Hạc cũng giúp ta phát hiện ra con người thật bên trong vẻ lẩm cẩm của lão: Đó là một tấm lòng nhân hậu, tình nghĩa, thủy chung, một người cha yêu thương con sâu sắc, một đức hi sinh lớn lao, một lòng tự trọng đáng quí trong từng nếp nghĩ, một con người mà nhân phẩm còn lớn hơn cả cuộc sống. * Lão Hạc là một người nông dân nghèo giàu lòng tự trọng đáng kính và có nhân cách cao quí. Y: Trong truyện ngắn ngoài nhân vật lão Hạc, còn có các nhân vật khác nữa? - Ngoài nhân vật lão Hạc, còn có các nhân vật khác là: ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư,… TB: Những suy nghĩ của vợ ông giáo và Binh Tư về lão Hạc có đúng không? Tại sao họ lại suy nghĩ như thế về lão Hạc? - Những cách nhìn ấy là không đúng. Vợ ông giáo vốn không có thiện cảm với lão Hạc, vả lại khổ quá rồi “Một người đàn bà đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”. Còn Binh Tư, một kẻ chuyên sống bằng nghề ăn trộm thì không ưa gì lão Hạc vì lão lương thiện quá. Khi lão xin hắn bả chó thì hắn nhầm tưởng rồi khinh thường lão. Cả hai đều nhìn lão Hạc một cách phiến diện, một chiều. Kh: Tác giả đưa hai nhân vật này vào văn bản có tác dụng gì? - Tác giả đưa hai nhân vật này vào câu chuyện để tô đậm sự đối lập giữa hình tượng bên ngoài và bản chất bên trong của lão Hạc để làm sáng lên chân dung của lão, tương quan với Binh Tư nhằm tạo ra sự đối chọi gay gắt: một người lương thiện tới mức thánh thiện- một kẻ bất lương đã thành lưu manh . Còn tương quan với vợ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ông giáo để lão Hạc hiện lên trong một phân lập khác: một người dù có khổ đến đâu cũng không mất đi lòng nhân hậu, vị tha – kẻ kia vì quá khổ mà sinh ra ích kỉ. Cái chết đột ngột và dữ dội của lão Hạc đã lật ngược ý kiến của họ càng làm nổi bật phẩm chất cao quí của lão Hạc, tô đậm thêm tính cách tự trọng, trong sạch của lão. GV: Cả Binh Tư và vợ ông giáo đều không hiểu đúng về lão Hạc, còn ông giáo thì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. 2. Nhân vật ông giáo (15’ ) TB: Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của ông giáo với lão Hạc? - […] tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc…Tôi chỉ ái ngại cho lão. - Tôi an ủi lão - Tôi bùi ngùi nhìn lão - Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão ôn tồn bảo - [...] Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. - Lão không hiểu tôi…tôi càng buồn lắm. - Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt…Tôi cố giữ gìn cho lão. Kh: Phân tích cách miêu tả của tác giả để thấy được tình cảm của ông giáo với lão Hạc? - Tác giả sử dụng nhiều chi tiết miêu tả hành động, tâm trạng của lão Hạc. Đặc biệt nhà văn dùng nhiều câu văn cảm thán, nhiều câu văn biểu cảm trực tiếp để miêu tả. Qua những chi tiết giúp ta thấy rõ nỗi cơ cực trước tình cảnh đáng thương và cái chết của lão Hạc; chỉ có ông giáo là người thấu hiểu và đồng cảm. Tình thương, sự đồng cảm của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua hành động “muốn ôm choàng…òa lên khóc”. Song cùng là cảnh nghèo với nhau nên ông giáo chỉ biết bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ bằng sự ái ngại, bằng hành động an ủi, bằng nỗi xúc động bùi ngùi, bằng cử chỉ “nắm lấy cái vai gầy…” →Tất cả thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, một nỗi xót thương vô hạn không nói được bằng lời của ông giáo với lão Hạc. TB: Tại sao với lão Hạc ông giáo lại có những suy nghĩ, hành động như vậy? - Qua những lần trò chuyện với lão Hạc và sự suy tư ta thấy ông giáo là người có học, song cuộc sống của ông cũng rất nghèo, ông cũng có những nỗi buồn cho nên ông thông cảm với lão Hạc. GV: Ông giáo cũng có nỗi đau như lão Hạc. Một người có học yêu quí sách như con, vì cuộc sống cùng quẫn mà phải dứt ruột bán những cuốn sách rất đỗi thân thiết. Ông buồn vì thân phận và hoàn cảnh, buồn vì người thân không biết thông cảm, chia sẻ với những số phận đáng thương; buồn vì người như lão Hạc không hiểu cho tấm lòng, tình cảm của ông. Điều nổi bật ở ông giáo là tình thương, biết yêu quí trân trọng những người nông dân nghèo khổ. Đó là tình thương, nỗi buồn của người tri thức chân chính. TB: Gần gũi với lão Hạc, ông giáo thấy lão là người nhân hậu, trung thực, hết lòng vì con. Nhưng có một tình huống xảy ra khiến ông giáo hết sức bất ngờ; đó là tình huống nào?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tình huống Binh Tư nói với ông giáo lão Hạc xin bả chó để đánh bả một con chó lạ đến vườn nhà lão. TB: Em có nhận xét gì về việc tác giả xây dựng tình huống truyện này? - Tác giả đã xây dựng một tình huống truyện bất ngờ. Nói có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nói có ý nghĩa “đánh lừa” chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược: "Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn. Buồn vì con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế mà cũng bị tha hóa ư"? HS: Đọc đoạn văn “Hỡi ơi lão Hạc…đáng buồn ” SGK (tr -44). TB: Nêu nhận xét của em về đoạn văn vừa đọc? - Đoạn văn ngắn mà tác giả sử dụng liên tiếp các câu cảm thán, các dấu chấm lửng bộc lộ tâm trạng rối bời: sự ngạc nhiên, thất vọng, sự đổ vỡ niềm tin trong lòng ông giáo. GV: Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó ạ đến vườn nhà lão thì nhân vật tôi cảm thấy “Cuộc đời quả thật đáng buồn” nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, nhân vật tôi lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Kh: Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật tôi như thế nào? - Câu chuyện Binh Tư nói với ông giáo khiến ông sững sờ “Một người đáng kính như lão Hạc cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư?” Và ông giáo – nhân vật “tôi” – cảm thấy cuộc đời quả thật đáng buồn. Vì cuộc đời ấy đã đẩy những con người như lão Hạc đến bước đường cùng. Con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng như lão Hạc mà cũng bị nó làm cho tha hóa. Đến đây với câu nói vẻ nghi ngờ, mỉa mai của Binh Tư tình huống truyện được đẩy đến đỉnh điểm. Bao nhiêu câu hỏi cảm thán dồn dập nói lên sự đổ vỡ niềm tin của ông giáo về con người, về cuộc sống. Xong cái chết đột ngột của lão Hạc khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc sống: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi may mà ý nghĩ trước đó của mình về lão Hạc không đúng. Bởi cuộc đời còn có những con người cao quí như lão Hạc. Con người lương thiện như lão Hạc không thể làm chuyện bất lương. Điều này thể hiện niềm tin vào nhân cách con người, vào cuộc sống của Nam Cao. Kh: Qua phân tích, nhân vật ông giáo để lại cho em ấn tượng gì? * Ông giáo một người giàu lòng nhân hậu, biết cảm thông, chia sẻ với những số phận đáng thương. G: Em hiểu như thế nào về ý nghĩ của nhân vật tôi (có thể coi là tác giả)qua đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, tì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, ban tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương … cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”? - Đây là lời triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. Với triết lí trữ tình này, Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: Cần phải quan sát, suy nhgĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. Vấn đề “đôi mắt” này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán ở sáng tác của Nam Cao. Ông cho rằng con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương đáng quí ở họ. Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng với những người nông dân. GV: Vấn đề “đôi mắt” là một điểm quan trọng trong quan điểm sáng tác của Nam Cao, trở thành một ý thức trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn có tấm lòng gắn bó sâu nặng với nhân dân. Chính điều này đã khẳng định vị trí của Nam Cao trong dòng văn học hiện thực. Kh: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc em hiểu gì về cuộc sống và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ? - Qua hai văn bản ta có thể thấy được tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chị Dậu dù phải sống rất nghèo túng, không đủ ăn mà chị vẫn phải chạy vạy để nộp sưu cho người chồng luôn đau yếu, bệnh tật. Còn lão Hạc vì cuộc sống túng quẫn mà vẫn muốn giữ trọn mảnh vườn cho con trai, không muốn phiền lụy đến hàng xóm, cho nên đã phải tìm đến cái chết đau đớn. Song dù nghèo khổ họ vẫn giữ được tấm lòng nhân hậu, tận tụy hi sinh vì người thân, luôn giữ được vẻ đẹp tâm hồn cao quí. Chị Dậu là người phụ nữ dịu dàng, yêu thương chồng con, nên chị đã dám đứng lên chống lại cường quyền bằng sức mạnh của tình thương yêu, của sự tiềm tàng phản kháng bất công. Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng rất có ý thức về nhân cách, có lòng tự trọng đáng quí. III. Tổng kết – ghi nhớ: (8 phút) Kh: Hãy khái quát những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản Lão Hạc? - Nghệ thuật: + Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc. + Kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lý nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động. + Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính hình tượng hóa cao. - Nội dung: Truyện ngắn “Lão Hạc” đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đáng thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quí tiềm tàng của họ. Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân của nhà văn Nam Cao. HS: Đọc ghi nhớ SGK (tr - 48) * Ghi nhớ: SGK (tr - 48) 3. Củng cố, luyện tập (2’ ) GV: Ý nghĩa của văn bản: Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> TB: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong văn bản cùng tên của Nam Cao? - Lão Hạc hiện lên hình ảnh một người nông dân nghèo khổ, khô héo về những khó khăn, túng quẫn của cuộc sống nhưng có tình thương to lớn, sống trung thực, đặc biệt biết giữ gìn nhân cách trong sạch, ngay cả những lúc khốn khổ nhất cứ khắc sâu mãi trong tim ta. Một ông lão có bề ngoài lẩn thẩn, những lời nói tưởng như gàn dở, lại là những lời trao gửi, ủy thác khôn ngoan nhất của một người sắp đi vào cõi chết. Câu nói của lão Hạc: “Được ạ, tôi đã lo liệu đâu vào đấy…thế nào rồi cũng xong” tưởng rằng là để an ủi cho ông giáo yên lòng, để việc mình nhờ trôi đi trót lọt. Nhưng khi truyện khép lại thì hóa ra đó là những lời ám chỉ cái chết mà lão đang ngấm ngầm định liệu cho mình. Những lời ấy chợt mở ra cái thế giới cao đẹp, đầy dữ dội và hết sức cô đơn của lão Hạc. Nó chưa được cảm thông, đến khi cảm thông được thì đã muộn mất rồi. GV: Các em ạ! Trong cuộc sống có những khi với những lo toan thường nhật vẫn toan tính cá nhân ta chưa nhìn nhận được mọi người xung quanh bằng lòng đồng cảm, ta còn vội vàng đánh giá con người qua vẻ ngoài của họ. Từ vấn đề “đôi mắt” mà Nam Cao đặt ra trong tác phẩm thì ta nhận thức được rằng: Hãy nhìn nhận mọi người bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’ ) - Đọc, tóm tắt và phân tích lại truyện. - Chuẩn bị bài: Đọc và suy nghĩ trước bài Từ tượng hình, từ tượng thanh. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG - Thời gian giảng toàn bài…………………………………………………….. - Thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động……………………………... - Nội dung kiến thức……………………………….......................................... - Phương pháp giảng dạy....... ………………………………………………... Ngày soạn: 17/9/2012. Ngày dạy: 19 /9/2012 Dạy lớp 8A-8B. Tiết 15 Tiếng Việt: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH I. MỤC TIÊU:. 1. Về kiến thức: - Hiểu được đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh. - Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn mieu tả..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết. 3. Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu mến, tự hào về tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV; Tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thưc, kĩ năng môn Ngữ văn THCS" Tập II; từ điển tiếng Việt, soạn giáo án, bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài cũ; đọc và suy nghĩ trước bài mới. III. TIẾN TRìNH BÀI DẠY. * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8:. /32. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và làm bài tập của các bạn. 1. Kiểm tra bài cũ:. Miệng. (5 phút). Câu hỏi: Thế nào là trường từ vựng? Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ môn bóng đá? Đáp án – Biểu điểm: - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. (3 điểm) - Trường từ vựng môn bóng đá: bóng, giày đinh, lưới, cầu môn, thủ môn, tiền đạo, tiền vệ, hậu vệ, việt vị, phạt trực tiếp, thẻ vàng, thẻ đỏ, treo giò, chiếc giày vàng. (7 điểm) Đặt vấn đề vào bài mới (1') Ở bậc tiểu học các em đã được làm quen với từ tượng hình, từ tượng thanh. Tiết học hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về hai lớp từ này để các em nắm chắc và nâng cao hơn hiểu biết về từ tượng hình, từ tượng thanh. (Ghi đầu bài) 2. Dạy nội dung bài mới I. Đặc điểm, công dụng (20 phút) 1. Đặc điểm a. Ví dụ: GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ SGK (tr - 49) HS: Đọc ví dụ trên bảng phụ. TB: Quan sát các từ in đậm trong các đoạn trích và cho biết các từ này gợi tả điều gì? - Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật và mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. TB: Từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Các từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. - Các từ mô phỏng âm thanh: hu hu, ư ử. Kh: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giải nghĩa các từ trong nhóm từ thứ nhất? (? Từ gắn với sự vật gì? Nội dung miêu tả như thế nào?) - móm mém: miệng rụng hết răng, tới mức miệng nhai trệu trạo khó khăn. - xồng xộc: gợi dáng vẻ vội vã, xông thẳng vào, xông thẳng đến một cách nhanh chóng và đột ngột. - vật vã: trạng thái vật mình lăn lộn vì đau đớn. - rũ rượi: gợi dáng vẻ của tóc rối bù xõa xuống. - sòng sọc: miêu tả mắt đang ở trạng thái mở to không chớp và đưa đi đưa lại một cách nhanh chóng thể hiện sự đau đớn. GV: Nghĩa của các từ trên được đặt trong văn bản Lão Hạc có nghĩa như các em đã tìm hiểu. Tuy nhiên các em cần chú ý các từ: rũ rưỡi, xộc xệc, vật vã, sòng sọc ngoài nghĩa trên còn có các nghĩa khác trong các văn cảnh khác. Ví dụ: hút thuốc lào sòng sọc; (sòng sọc: từ mô phỏng tiếng nước kêu giòn ở trong vật đựng kín khi bị khuấy động). Còn các từ còn lại về nhà các em tìm hiểu thêm các nghĩa khác. Như vậy các từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc là những từ tượng hình. TB: Quan sát ví dụ, em thấy các từ hu hu, ư ử có đặc điểm gì giống nhau? - Đều mô phỏng âm thanh. TB: Hai từ này mô phỏng những âm thanh gì? - hu hu: từ mô phỏng âm thanh của tiếng khóc to, liên tiếp. - ư ử: từ mô phỏng âm thanh của tiếng kêu rên nhỏ, kéo dài phát ra từ cổ họng của người hay vật (ở đây là con chó Vàng) GV: Trong đoạn trích từ hu hu, ư ử đều có đặc điểm chung là là mô phỏng âm thanh. Đó là những từ tượng thanh. TB: Qua tìm hiểu ví dụ , em hãy nêu đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? b. Bài học - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. TB: Hãy tìm 2 từ tượng hình, 2 từ tượng thanh? - Từ tượng hình: cheo leo, sum suê. - Từ tượng thanh: ríu rít, vi vu. Kh: Các từ này có nghĩa như thế nào? - cheo leo: cao và không có chỗ bấu víu, gây cảm giác nguy hiểm, dễ bị rơi, ngã..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - sum suê: cây cối có nhiều cành lá rậm rạp, tươi tốt. - rúi rít: từ mô phỏng những tiếng cao, trong và tiếp liền nhau,nghe không rõ từng tiếng, giống như tiếng chim kêu. - vi vu: từ mô phỏng tiếng như tiếng gió thổi nhè nhẹ qua cành lá. GV: Về nhà các em tìm hiểu tiếp nghĩa của các từ tượng hình, từ tượng thanh mà các em đã tìm được. Vậy hai lớp từ này có những công dụng gì cô cùng các e m tìm hiểu tiếp. 2. Công dụng a. Ví dụ: HS: Quan sát ví dụ SGK (tr -49) trên bảng phụ. Kh: Các từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích có tác dụng gì? - Từ móm mém; hu hu gợi tả được hình ảnh cái miệng bị móm rụng hết răng và tiếng khóc to, kéo dài đầy ân hận, đau đớn của lão Hạc. - Từ ư ử gợi tả tiếng kêu đầy oán trách của con Vàng đối với lão Hạc khi nó bị trói. - Từ vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc đã khắc họa cụ thể, sinh động hình ảnh, dáng điệu của lão Hạc trong trạng thái đau đớn khôn cùng. Kh: Việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn trích trên tác giả đã bộc lộ tình cảm, thái độ gì? Những từ này gợi cho người đọc cảm xúc gì? - Tác giả bộc lộ sự cảm thông, thương xót với nhân vật lão Hạc. Đồng thời làm người đọc thấy xúc động, thương xót lão Hạc – một người nông dân nhân hậu, tự trọng mà phải chịu bao đau khổ và phải chết đau đớn, thê thảm, dữ dội. TB: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? - Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản tự sự, dùng phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự và có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. TB: Qua phân tích ví dụ, em hãy nêu công dụng của việc dùng từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn miêu tả, văn tự sự? b. Bài học - Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. TB: Em hãy tìm một vài từ gợi tả hành động cười và vài từ mô phỏng tiếng cười? - Từ gợi tả hành động cười: cười khẩy, cười nụ. - Từ mô phỏng tiếng cười: cười ha ha, cười hô hố. Kh: Em hiểu nghĩa của những từ này như thế nào? Nêu nhận xét của em về những từ đó? - cười khẩy: là cười nhếch mép, phát ra một tiếng khẽ,ngắn, tỏ vẻ khinh thường. - cười nụ: là cười hơi chúm môi lại, không thành tiếng, tỏ ý thích thú một mình hoặc để tỏ tình ý một cách kín đáo..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đây là hai từ tượng hình không chỉ khác nhau về dáng vẻ mà còn khác nhau về tâm trạng. - ha ha: là từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ý tán thưởng hoặc sảng khoái. - hô hố: là từ mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác. Cười ha ha, cười hô hố không chỉ khác nhau về âm sắc mà còn khác nhau về tâm trạng, về sắc thái biểu cảm. GV: Do đặc tính về âm và nghĩa mà từ tượng hình, từ tượng thanh khi được sử dụng trong văn tự sự và miêu tả làm cho cảnh vật, con người hiện ra sống động với nhiều dáng vẻ, cử chỉ, âm thanh, màu sắc và tâm trạng khác nhau. HS: Đọc ghi nhớ SGK (tr - 49) * Ghi nhớ: SGK (tr - 49) II. Luyện tập (15 phút) 1. Bài tập 1: SGK (tr – 49, 50) GV: Gọi HS đọc bài tập 1 và yêu cầu 2 em lên bảng làm, còn các em khác làm vào vở. TB: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau? - Từ tượng hình: rón rén, lẻo khẻo, ngã chỏng quèo. - Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp. 2. Bài tập 2: SGK (tr - 50) Kh: Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi dáng đi của con người? - Ví dụ: liêu xiêu, loạng choạng, khệnh khoạng, lắc lư, chập chững, lững thững… 3. Bài tập 3: SGK (tr - 50) HS: Thảo luận nhóm (theo bàn) thời gian 3 phút, sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày. G: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ? - cười ha hả: từ gợi tả tiếng cười to, tỏ ra rất khoái chí. - cười hì hì: từ mô phỏng tiếng cười phát cả ra đằng mũi, thường biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành. - cười hơ hớ: từ mô phỏng tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn. 4. Bài tập 4: SGK (tr -50) HS: Đọc yêu cầu bài tập 4. Kh: Đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh sau đây?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> GV: Để đặt câu đúng, trước hết các em phải hiểu nghĩa của các từ tượng hình, từ tượng thanh. Kh: Giải nghĩa các từ: lắc rắc, lã chã, lạch bạch, lập lòe? - lắc rắc:. từ gợi tả tiếng mưa rơi thưa thớt. từ mô phỏng tiếng động nhẹ, giòn, thưa và liên tiếp.. Ví dụ : - Mưa xuân rơi lắc rắc. - Cành cây khô gẫy lắc rắc. - lã chã: (nước mắt, mồ hôi) rơi, chảy thành giọt nhiều và không dứt. Ví dụ: Mồ hôi lã chã trên trán bác nông dân. - lạch bạch: từ mô phỏng những tiếng giống như tiếng bàn chân bước đi nặng nề, chậm chạp trên đất mềm. Ví dụ: Chú vịt bầu chạy lạch bạch. liên tiếp. Ví dụ: - Đom đóm lập lòe trong đêm. - Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông. 3. Củng cố, luyện tập (2’ ) H: Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh? - GV khái quát toàn bài. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’ ) - Xem lại các ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ và làm tiếp bài tập 4, 5. - Sưu tầm những một bài thơ, (bài văn) có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và chỉ rõ. - Đọc và suy nghĩ trước bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG - Thời gian giảng toàn bài…………………………………………………….. - Thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động……………………………... - Nội dung kiến thức……………………………….......................................... - Phương pháp giảng dạy....... ………………………………………………... Ngày soạn: 18/9/2012. Ngày dạy: 20 /9/2012 Dạy lớp 8A-8B. Tiết 16 Tập làm văn: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU. 1.Về kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết trong đoạn (từ liên kết và câu nối) - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản. 2. Về kỹ năng: Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản. 3. Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức dùng phương tiện liên kết trong quá trình tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. a. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ. b. Chuẩn bị của HS: Học bài và làm bài tập; đọc và suy nghĩ trước bài mới. III. TIẾN TRìNH BÀI DẠY:. * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8:. /32. - Lớp phó học tập báo cáo việc học bài và làm bài tập của các bạn. 1. Kiểm tra bài cũ:. Miệng. (5 phút). Câu hỏi: Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn là gì? Đáp án – Biểu điểm - Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa ) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. (6 điểm) - Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. (4 điểm) Đặt vấn đề vào bài mới (1')Trong quá trình tạo lập văn bản, để các đoạn văn liền ý, liền mạch, gắn bó với nhau chặt chẽ về cả nội dung và hình thức, người viết thường sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn. Vậy tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản là gì? Người ta thường dùng những cách nào để liên kết các đoạn văn? Tiết học hôm nay cô cùng các em cùng tìm hiểu. (Ghi đầu bài) 2. Dạy nội dung bài mới I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản (8 phút) 1. Ví dụ: * Ví dụ 1:SGK (tr -50) - HS đọc ví dụ 1. TB: Cho biết nội dung của hai đoạn văn em vừa đọc? - Đoạn 1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày tựu trường..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Đoạn 2: Nêu cảm giác của nhân vật tôi một lần ghé thăm trường ở thời điểm trước ngày tựu trường. Kh: Em thấy hai đoạn văn trên có mối liên hệ gì không? Tại sao? - Hai đoạn văn này cùng viết về một ngôi trường (trường Mĩ Lí) những giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. Quan sát cách trình bày hai đoạn văn ta thấy: theo lô gic thông thường thì cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi chứng kiến ngày tựu trường. Nhưng thực ra cảm giác được nói trong đoạn văn 2 là cảm giác của nhân vật tôi trong một lần ghé thăm trường ở thời điểm trước ngày tựu trường. Với cách diễn đạt như vậy, người đọc sẽ cảm thấy hụt hẫng khi đọc đoạn văn 2. * Ví dụ 2: SGK (tr – 50, 51) HS: Đọc ví dụ 2. TB: Quan sát ví dụ 1 và ví dụ 2, em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của các đoạn văn? - Về nội dung: nội dung trong 2 đoạn văn giống nhau. - Về hình thức: có sự khác nhau; ở ví dụ 2 trước đoạn văn 2 có thêm cụm từ “trước đó mấy hôm”. TB: Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2? - Cụm từ này bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn văn 2. Kh: Theo em, với cụm từ trước đó mấy hôm hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào? - Với cụm từ trước đó mấy hôm ta đã hiểu được cảm giác của nhân vật tôi về ngôi trường Mĩ Lí trong đoạn văn 2 là cảm giác vào thời điểm trước buổi tựu trường đầu tiên. Trước đó tức là thời điểm trước thời điểm hiện tại: nhân vật tôi đứng ở sân trường Mĩ Lí ngày tựu trường. Còn ở đoạn văn 1 lại là sự cảm nhận khung cảnh sân trường Mĩ Lí trong thời điểm hiện tại. Do vậy, cụm từ trước đó mấy hôm tạo ra sự liên kết về nội dung và hình thức giữa hai đoạn văn, làm cho hai đoạn văn trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau. GV: Qua tìm hiểu ví dụ 1 à ví dụ 2 ta thấy rằng: hai đoạn văn ở ví dụ 1 đã bị đánh đồng về thời gian hiện tại và quá khứ vì thiếu cụm từ bổ sung ý nghĩa về thời gian trước đó mấy hôm đứng ở đầu đoạn văn 2 , nên khiến người đọc hụt hẫng khi đọc đoạn văn 2. Còn ở ví dụ 2, 2 đoạn văn đã có sự phân định rõ về thời gian hiện tại và quá khứ nhờ cụm từ trước đó mấy hôm ở đầu đoạn văn 2, nên nó tạo mối quan hệ chặt chẽ về ý nghĩa giữa hai đoạn văn với nhau. Như vậy cụm từ trước đó mấy hôm chính là phương tiện liên kết hai đoạn văn. TB: Từ việc phân tích ví dụ, hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản? 2. Bài học: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> GV: Để liên kết các đoạn văn trong văn bản cần sử dụng các cách liên kết nào? Cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp. II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản (18 phút) 1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn HS: Đọc đoạn văn (a) SGK (tr - 51) TB: Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào? - Khâu tìm hiểu: đoạn văn 1. - Khâu cảm thụ: đoạn văn 2. TB: Em có nhận xét gì về mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn? - Hai đoạn văn có mối quan hệ liệt kê vì nó lần lượt nêu thứ tự các khâu trong nghiên cứu tác phẩm văn học. TB: Em thấy các từ ngữ nào có tác dụng liên kết hai đoạn văn? - Các từ ngữ nào có tác dụng liên kết hai đoạn văn là: bắt đầu, sau khâu tìm hiểu. Kh: Để liên kết các đoạn văn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Em hãy kể những phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê mà em biết? - Từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn mang ý liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là,… HS: Đọc ví dụ 2 SGK (tr -51, 52) TB: Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên? - Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn là quan hệ đối lập. GV: Hai đoạn văn cùng nói về một ngôi trường nhưng cảm giác của nhân vật tôi ở hai đoạn lại khác hẳn nhau: - Đoạn văn 1: Đó là cảm giác thoáng qua sau một lần ghé vào trường – một nơi xa lạ - không gây được ấn tượng đối với một đứa trẻ chưa đến tuổi cắp sách tới trường. Cho nên tôi chỉ thấy trường Mĩ Lí cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. - Đoạn văn 2: Cảm giác của nhân vật tôi về ngôi trường Mĩ Lí hoàn toàn khác, bởi lúc này nhân vật tôi đang trong tâm trạng của một cậu học trò lần đầu được cắp sách tới trường: “Trường Mĩ Lí vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”. Việc so sánh ngôi trường với đình làng đã diễn tả sự nghiêm trang trong nhận thức của nhân vật tôi về mái trường đồng thời bộc lộ tình cảm, tâm trạng của nhân vật tôi đối với mái trường tuổi thơ. Từ sự phân tích ta thấy được: quan hệ ý nghĩa của hai đoạn văn trong văn bản chính là sự đối lập trong cảm nhận của nhân vật tôi về ngôi trường Mĩ Lí. TB: Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó? Từ ngữ liên kết đó thuộc từ loại nào? - Từ ngữ liên kết: nhưng thuộc quan hệ từ. TB: Hãy tìm thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Các từ ngữ: nhưng, trái lại, song, tuy vậy, ngược lại, thế mà,… HS: Quan sát lại ví dụ 2 trên bảng phụ. TB: Từ đó thuộc từ loại nào? trước đó là khi nào? - Từ đó là chỉ từ; trước đó là lúc nhân vật tôi chưa cắp sách tới trường lần đầu tiên. Trước đó là thời quá khứ, còn "Trước sân tường…dày đặc cả người” là thời hiện đại. Từ đó tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. Chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa hai đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn liền ý, liền mạch. HS: Đọc phần (a) của bài tập 1 SGK (tr - 53) TB: Chỉ ra từ ngữ được dùng để làm phương tiện liên kết hai đoạn văn? - Cụm từ: nói như vậy Kh: Cụm từ này có tác dụng liên kết như thế nào? - Cụm từ này có tác dụng thay thế cho đoạn văn 1 “giảng văn rõ ràng là khó”. “nói như vậy” nghĩa là nói “giảng văn rõ ràng là khó”. Trong cụm từ có tác dụng liên kết đó, từ “vậy” biểu thị rõ rệt ý thay thế, do đó nói là đại từ. GV: Như vậy, các chỉ từ, đại từ (đó, này, ấy, vậy, thế, đấy,…) cũng có tác dụng liên kết các đoạn văn. HS: Đọc ví dụ 1 SGK (tr - 52) Kh: Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên? - Đoạn văn 1: Bác nói cụ thể về cách viết bài của mình và ý thức cầu tiến trong cách viết là: sau khi viết xong nhờ một số đồng chí khác xem lại, chỗ nào khó hiểu thì các đồng chí góp ý để cho Bác sửa chữa. - Đoạn văn 2: Bác tổng kết, khái quát nêu lên những kinh nghiệm của bản thân trong cách viết bài, đó là: không dấu dốt mà phải luôn tự phê bình và phê bình thì mới có thể tiến bộ được. Và đây cũng là điều mà Bác mong muốn mỗi người phải phấn đấu đạt được. → Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn là mối quan hệ tổng kết, khái quát một sự việc, một vấn đề cụ thể. TB: Từ ngữ nào có tác dụng liên kết hai đoạn văn trên? - Từ ngữ: nói tóm lại. TB: Hãy tìm thêm những phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát? - Những từ ngữ: nói tóm lại, tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại,… TB: Qua phân tích các ví dụ cho biết người ta thường dùng những từ ngữ nào để liên kết các đoạn văn? * Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,… GV: Từ việc tìm hiểu các ví dụ ta thấy có thể dùng các từ ngữ để liên kết các đoạn văn, chúng ta cần lưu ý: Bản thân nội dung các đoạn văn trong nhiều trường hợp có khả năng liên kết chặt chẽ với nhau, trong những trường hợp đó cần phải cân nhắc giữa việc dùng và không dùng các phương tiện liên kết để văn bản vừa chặt chẽ vừa.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> tiết kiệm lời. Mặt khác ta thấy có những phương tiện liên kết đồng nghĩa, gần nghĩa với nhau nên cần lựa chọn các phương tiện liên kết cho thật phù hợp với ý đồ chủ quan của người viết với sự vật được phản ánh và tình huống giao tiếp cụ thể. Như ở ví dụ (d) SGK (tr - 52) tại sao khi biểu thị ý nghĩa tổng kết, khái quát Bác dùng cụm từ “nói tóm lại” chứ không phải là “nhìn chung, tổng kết lại,…” bởi dùng “nói tóm lại” nó vừa bộc lộ ý tổng kết, khái quát sự việc, vừa thể hiện một sự đúc rút kinh nghiệm ngầm ẩn một sự khẳng định. Chuyển: Ngoài việc dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn, người ta còn dùng câu nối để liên kết các đoạn văn. 2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn HS: Đọc đoạn văn SGK (tr -53) Kh: Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn? Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết? - Câu liên kết giữa hai đoạn văn là: “Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!”. Câu này có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn lại với nhau, bởi đoạn văn trước đó đang nói về chuyện bố đóng sách cho cu Tí đi học. Câu “Ai dà,lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!”trong đoạn văn 2 cũng nhắc lại chuyện đi học của cu Tí. Vì thế nó có tác dụng liên kết đoạn văn chứa nó với đoạn văn trước đó về mặt nội dung, đó là cùng hướng về một vấn đề: chuyện đi học của cu Tí. Kh: Vậy phương tiện dùng để liên kết hai đoạn văn trên có gì khác với phương tiện liên kết các đoạn văn mà chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước? - Các đoạn văn ở phần trước dùng từ ngữ để liên kết. Nhưng ở ví dụ này người ta dùng câu để liên kết các đoạn văn. Câu để liên kết các đoạn văn được gọi là câu nối. * Dùng câu nối. HS: Đọc ghi nhớ SGK (tr - 53) * Ghi nhớ: SGK (tr - 53) GV: Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý các đoạn văn vừa phân biệt nhau vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Muốn vậy phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp. Các phương tiện liên kết vốn mang ý nghĩa nhưng đồng thời chúng cũng là dấu hiệu hình thức làm rõ tính liên kết của nội dung đoạn văn. III. Luyện tập: (10 phút) 1. Bài tập 1: SGK (tr – 53,54) HS: Đọc các đoạn văn phần (b, c) của bài tập 1. TB: Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích sau và cho biết chúng thể hiện quan hệ ý nghĩa gì? GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm: nhóm 1,2: thực hiện phần (b); nhóm 3,4: thực hiện phần (c). Thời gian thảo luận 4 phút, sau đó các nhóm cử đại diện lên trình bày..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> b) Từ ngữ có tác dụng liên kết thế mà chỉ ý đối lập, tương phản giữa đoạn trước với đoạn sau. c) Từ ngữ có tác dụng liên kết là cũng nối đoạn 2 với đoạn 1, từ tuy nhiên nối đoạn 3 với đoạn 2. + Từ cũng thể hiện mối quan hệ ý nghĩa tiếp nối, bổ sung. + Từ tuy nhiên thể hiện mối quan hệ ý nghĩa đối lập. - Đoạn 1: đánh giá vị trí văn học sử của Nguyễn Công Hoan… - Đoạn 2: đánh giá cao vai trò của Nguyễn Công Hoan trong việc xây dựng và phát triển thể loại truyện ngắn hiện đại ở nước ta và lịch sử văn học vẫn in đậm tên tuổi của Nguyễn Công Hoan là người tiêu biểu có công phá lối, mở đuờng. - Đoạn 3: nêu vấn đề mâu thuẫn, đối lập với đoạn văn 2: thể loại truyện ngắn đã được phát triển và hoàn thiện nhưng lối truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan chưa có cây bút kế thừa. 2. Bài tâp 2: SGK (tr – 54,55) HS: Đọc nội dung bài tập 2. - Thảo luận theo nhóm bàn, thời gian 3 phút, sau đó HS chọn từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống. a) Từ đó: chỉ từ dùng để chỉ thời điểm khi Thủy Tinh thua Sơn Tinh; vì bị thua nên mới có sự trả thù sau đó. b) Nói tóm lại: thể hiện mối quan hệ tổng kết giữa hai đoạn văn 2 và 1. c) Tuy nhiên: thể hiện mối quan hệ đối lập giữa đoạn 2 và đoạn 1. d) Thật khó trả lời: câu nối làm phương tiện liên kết đoạn, nó thể hiện được nỗi băn khoăn của người chị trước câu hỏi của người em. 3. Củng cố, luyện tập (2’) H: Có mấy cách liên kết các đoạn trong văn bản? - GV khái quát nội dung bài. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút) - Xem lại các ví dụ, học thuộc lòng phần ghi nhớ. - Làm các bài tập còn lại. - Đọc và suy nghĩ trước bài: Từ địa phương và biệt ngữ xã hội. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ GIẢNG - Thời gian giảng toàn bài…………………………………………………….. - Thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động……………………………... - Nội dung kiến thức……………………………….......................................... - Phương pháp giảng dạy....... ………………………………………………...

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×