Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng và định hướng doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.04 KB, 7 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN QUẢN TRỊ MARKETING
ĐỀ TÀI:
Phân tích tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng và định hướng
doanh nghiệp? Cho nhận xét thực trạng và xu hướng áp dụng các tư duy kinh doanh
trên trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO.
Sinh viên trình bày: Đỗ Thị Thanh Nhàn
MSV: 06D110042 – Lớp K42B1
SBD: 70 – Lớp L04
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
I. Tư duy kinh doanh:
1. Khái niệm:
Tư duy kinh doanh là những nhìn nhận và điều chỉnh đúng đắn về vai trò của
các chiến lược kinh doanh, công việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng,
các họat động tiếp thị, quan hệ công chúng, …
Một tư duy kinh doanh tốt sẽ từ bỏ thói quen kinh doanh khép kín, thay vào
đó là đối tác liên kết, hợp tác chiến lược.
Tư duy kinh doanh đồng nghĩa với tư duy chiến lược. Tầm nhìn kinh doanh
sẽ quyết định nhiều yếu tố khác nhau như nhân sự, khả năng thu hút người giỏi, và
trên cơ sở đó quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
2. Lợi ích của một tư duy kinh doanh tốt:
Có tư duy kinh doanh tốt sẽ trang bị cho người kinh doanh một kiến thức cần
thiết để có thể có những chiến lược hiệu quả, vạch ra được các kế hoạch kinh doanh
hợp lý, bổ trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Có tư duy kinh doanh, nhà doanh nghiệp sẽ tự chủ và quyết đoán hơn trong
mọi quyết định của mình. Có tư duy kinh doanh tức là nhà kinh doanh luôn vận
động tư duy tìm kiếm chiến lược, có nhiều phương án lựa chọn và trở nên tự tin vào
khả năng của mình hơn. Trong quá trình rèn luyện, nhà kinh doanh sẽ nhạy bén với
việc ra quyết định, tự chủ và quyết đoán. Trong quá trình đó, nhà kinh doanh sẽ dần
đưa mình trở thành các chuyên gia chiến lược.
Có tư duy kinh doanh tức là sẽ hiểu được những gì doanh nghiệp cần, biết


được mục tiêu luôn hướng tới là lợi nhuận. Có tư duy kinh doanh tức là có chiến
lược và hiểu được chiến lược nào cần cho doanh nghiệp, và hiểu được chiến lược
cần triển khai như thế nào thì sẽ thu được kết quả cao nhất.
3. Tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng:
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng cho các công ty sản xuất
kinh doanh. Họ chính là người chấp nhận hay không chấp nhận sản phẩm của doanh
nghiệp. Khách hàng là người có nhu cầu và là người quyết định chọn sản phẩm tốt
nhất, phù hợp nhất với họ. Vì vậy, mọi yêu cầu về sản phẩm, chất lượng, hay giá cả
doanh nghiệp đều cần phải dựa vào nhu cầu đó để sản xuất và kinh doanh. Do đó,
để kinh doanh và tồn tại được thì doanh nghiệp phải hướng tới khách hàng, đáp ứng
nhu cầu khách hàng. Công việc marketing và quản trị marketing phải hướng vào
tâm lý, nhu cầu của khách hàng.
Tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng là một yếu tố chiến lược của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị trường hay không, một
phần lớn là phụ thuộc vào tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng có tốt hay
không. Việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp phải được định hướng theo nhu
cầu của khách hàng. Doanh nghiệp phải sản xuất, kinh doanh bán cái mà khách
hàng cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có. Đây có thể coi là nguyên tắc đối
với các nhà kinh doanh trên thị trường hiện nay. Làm được như vậy doanh nghiệp
mới có thể nghĩ tới việc khách hàng sẽ để ý, quan tâm và sử dụng hàng của mình
hay không.
Tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng đòi hỏi phải luôn nhạy bén
với khách hàng mới, những thay đổi của yêu cầu thị trường, các yếu tố ảnh hưởng
tới sự thỏa mãn của khách hàng. Nếu doanh nghiệp nắm bắt được điều đó một cách
nhanh chóng, nhạy bén và sáng suốt thì công việc kinh doanh sẽ được thị trường
ủng hộ rất lớn.
Tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng cũng đòi hỏi phải đáp ứng
nhanh chóng nhu cầu thị trường. bởi theo quy tắc 80/20 và điều tra của giới chuyên
môn thì có 80% lợi nhuận của một doanh nghiệp đến từ 20% số khách hàng mang
lại. Chính bởi vậy, tư duy kinh doanh theo định hướng khách hàng đòi hỏi cải tiến,

đổi mới công nghệ, tiếp thu và giảm thiểu những ý kiến khách hàng, đáp ứng nhanh
chóng nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm
và những yếu tố mà khách hàng mong muốn có được. Như vậy mới có thể giữ chân
và thu hút thêm những khách hàng trong tỷ số 20% kia.
4. Tư duy kinh doanh theo định hướng doanh nghiệp:
Tư duy kinh doanh theo định hướng nội bộ doanh nghiệp là việc dựa vào
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, cái mà doanh nghiệp có, thế mạnh sản xuất
và những điểm mà gây khó khăn cho doanh nghiệp, hay doanh nghiệp còn thiếu để
có những sự phát huy và điều chỉnh đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.Tư duy kinh doanh theo định hướng nội bộ doanh nghiệp sẽ là yếu tố
bổ trợ cho quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhu cầu thị trường.
Tư duy kinh doanh theo đối thủ cạnh tranh là doanh nghiệp dựa vào chiến
lược marketing, kinh doanh mà đối thủ cạnh tranh áp dụng từ đó định hướng hình
thức markrting và kinh doanh của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp phân tích đánh
giá điểm mạnh điểm yếu của đối thủ tiếp đó là xây dựng cho mình chiến lược cạnh
tranh lại với đối thủ.
II. Tư duy kinh doanh trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO
1. Thực trạng tư duy kinh doanh hiện nay:
Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng cả 3 loại tư huy kinh doanh.
Doanh nghiệp sẽ dựa vào những điểm mạnh của doanh nghiệp, điều chỉnh những
điểm yếu, sau đó xem xét xem mình có lợi thế nào so với đối thủ cạnh tranh, vào
cuối cùng là nghiên cứu nhu cầu thị trường, nhu cầu khách hàng. Từ đó quyết định
sản phẩm, chiến lược kinh doanh và marketing của doanh nghiệp mình. Đối với các
doanh nghiệp nhỏ, tư duy kinh doanh của họ thường chỉ dựa vào một loại tư duy
kinh doanh. Các doanh nghiệp bán lẻ và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu
dùng hiện nay cũng rất coi trọng việc định hướng theo khách hàng. Nhưng cũng có
nhiều doanh nghiệp do việc quá trú tâm vào theo dõi các đối thủ cạnh tranh mà sao
nhãng việc việc quan tâm tới nhu cầu khách hàng.
2. Khi Việt Nam ra nhập WTO:
Các doanh nghiệp buộc lòng phải quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu khách

hàng thì mới có cơ hội tiếp tục có mặt trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp trước kia
chưa quan tâm tới chất lượng sản phẩm giờ đã phải chú tâm tới sản phẩm cuả minh
để tìm cơ may nhận được sự quan tâm của khách hàng chứ không để rơi vào các
doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, việc điều chỉnh lại, khắc phục các điểm yếu
và phát huy các điểm mạnh của công ty cũng đã được nhiều doanh nghiệp chú trọng
hơn để từ đó có được điều kiện sản xuất tốt hơn. Vấn đề mà các doanh nghiệp vẫn
luôn quan tâm đầu tiên sau khi Việt Nam vừa ra nhập WTO đó là vấn đề đối thủ
cạnh tranh. Có rất nhiều đối thủ từ nước ngoài đã nhập vào thị trường Việt Nam,
các doanh nghiệp luôn quan tâm tới những gì đối thủ có trước sau đó có điều chỉnh
về nội bộ và tìm hiểu khách hàng.
3. Xu hướng áp dụng tư duy kinh doanh trong điều kiện Việt Nam ra
nhập WTO:
Trên thực tế, ngày nay các công ty phải theo dõi cả khách hàng lẫn đối thủ
cạnh tranh. Trong giai đoạn đầu tiên, các công ty ít chú ý đến khách hàng cũng như
đối thủ cạnh tranh mà định hướng theo những yếu tố mà nội bộ doanh nghiệp có.
Trong giai đoạn thứ hai họ bắt đầu chú ý đến khách hàng tức là định hướng theo
khách hàng. Trong giai đoạn thứ ba họ bắt đầu chú ý đến các đối thủ cạnh tranh,

×