Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khoá luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ xuân năm 2018 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VIỆT CHUNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI VỤ XUÂN 2018 TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng Trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Ngun - năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


TRẦN VIỆT CHUNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP NGÔ LAI VỤ XUÂN 2018 TẠI THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng Trọt

Lớp

: K47 - TT - N01

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2015 - 2019

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Vân

Thái Nguyên - năm 2019



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là quá trình rất quan trọng giúp cho mỗi sinh viên
hoàn thiện kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp làm việc, trau dồi
thêm kiến thức và kỹ năng thực tế vào trong công việc nhằm đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn, nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban
chủ nhiệm khoa Nơng học-Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên", sau một thời gian
làm việc nghiêm túc và hiệu quả cho đến nay khóa luận của tơi đã hồn thành.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc đến các thầy, cơ giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt quá
trình học tập, đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của cơ giáo TS. Phan Thị Vân,
người trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành khóa luận này. Đồng thời tôi cũng
xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người ln hỗ trợ, giúp
đỡ và ủng hộ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ chun mơn cịn nhiều
hạn chế nên đề tài của tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các bạn sinh viên để đề
tài của tôi có thể được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Trần Việt Chung


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới giai đoạn 2005 - 2017 ............ 5
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngơ của một số châu lục năm 2017 ................... 6
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2017 .... 7
Bảng 2.4. Tình sản xuất ngơ của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017 .................. 8
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở các vùng trồng ngơ chính
của Việt Nam năm 2017 .................................................................................... 9
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngơ tại Thái Ngun giai đoạn 2005 - 2017 .... 17
Bảng 3.1. Nguồn gốc vật liệu thí nghiệm ....................................................... 19
Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm vụ
Xuân 2018 tại Thái Nguyên ............................................................................ 29
Bảng 4.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các THL thí nghiệm vụ
Xn 2018 tại Thái Nguyên ............................................................................ 30
Bảng 4.3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các THL thí nghiệm vụ
Xuân 2018 tại Thái Nguyên ............................................................................ 32
Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm vụ Xuân
2018 tại Thái Nguyên ...................................................................................... 33
Bảng 4.5. Đánh giá mức độ nhiễm sâu đục thân và khả năng chống đổ của các
THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên ............................................ 35
Bảng 4.6. Trạng thái cây và độ bao bắp của các THL thí nghiệm vu ̣Xuân
2018 tại Thái Nguyên ...................................................................................... 37
Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm vụ Xuân
2018 tại Thái Nguyên ...................................................................................... 39
Bảng 4.8. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các THL ................ 41
vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên ....................................................................... 41


iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các THL thí nghiệm vụ
Xn 2018 tại Thái Nguyên ............................................................................ 31
Hình 4.2. NSLT và NSTT của các THL thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại Thái
Nguyên ............................................................................................................ 42


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIMMYT

: Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ Quốc tế

CSDTL(LAI)

: Chỉ số diện tích lá

CV%

: Hệ số biến động

Đ/c

: Đối chứng

FAO

: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc


G- FR

: Thời gian gieo đến phun râu

G- TF

: Thời gian gieo đến tung phấn

G-TC

: Thời gian gieo đến

ISAAA

: Tổ chức Quốc tế về Tiếp thu các Ứng dụng Công nghệ
Sinh học trong Nơng nghiệp

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu


THL

: Tổ hợp lai

TPTD

: Thụ phấn tự do


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2.Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới và Việt Nam ...................................... 4
2.2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới ....................................................... 4
2.2.2. Tình hình sản xuất ngơ tại Việt Nam ...................................................... 7

2.3.Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới và Việt Nam ..... 10
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngơ trên thế giới ....................... 10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngơ tại Việt Nam...................... 12
2.4. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên .................................................. 16
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 19
3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 19
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm ............................................. 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 20
3.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ................................ 21


vi

3.5. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm ......................................... 25
3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 26
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 27
4.1. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của các THL thí nghiệm ... 27
4.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ .................................................................. 27
4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến tung phấn ........................................................... 27
4.1.3. Giai đoạn từ gieo đến phun râu ............................................................. 28
4.1.4. Khoảng cách tung phấn - phun râu (ASI) ............................................. 28
4.1.5. Giai đoạn từ gieo đến chín sinh lý (thời gian sinh trưởng) ................... 29
4.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các THL thí nghiệm ........................ 29
4.2.1. Chiều cao cây ........................................................................................ 30
4.2.2. Chiều cao đóng bắp ............................................................................... 31
4.2.3. Số lá trên cây ......................................................................................... 32
4.2.4. Chỉ số diện tích lá (LAI) ....................................................................... 32
4.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các THL thí nghiệm .................... 33

4.4. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các THL
thí nghiệm........................................................................................................ 35
4.4.1. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại ................................................... 35
4.4.2. Khả năng chống đổ................................................................................ 36
4.5. Trạng thái cây, độ bao bắp của các THL thí nghiệm ............................... 36
4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các THL thí nghiệm ........................ 38
4.7. Năng suất của các THL tham gia thí nghiệm ........................................... 40
4.7.1. Năng suất lý thuyết (NSLT) .................................................................. 40
4.7.2. Năng suất thực thu (NSTT) ................................................................... 41
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngơ (Zea mays L.) thuộc chi Maydeae, họ hòa thảo Graminae, có
nguồn gốc từ Trung Mỹ, là một trong 3 cây lương thực quan trọng trong nền
kinh tế thế giới. Mặc dù chỉ có 17% tổng sản lượng ngơ được sử dụng làm
lương thực, nhưng ngơ là nguồn lương thực chính góp phần ni sống 1/3 dân
số thế giới, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ngô là nguồn thức ăn cho
chăn nuôi, khoảng 70% chất tinh trong thức ăn chăn ni là từ ngơ (Ngơ Hữu
Tình, 2003)[13]. Ngồi ra ngơ cịn cung cấp ngun liệu cho ngành cơng
nghiệp thực phẩm - dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hạt ngô giàu chất
xơ, nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Trong cơng nghiệp

ngơ được chuyển hóa thành chất dẻo hay vải sợi, xăng sinh học, rượu, cồn. Sử
dụng trong chế biến thực phẩm thực phẩm: canh ngô, cháo ngô. Đây là một lý
do quan trọng để phát triển và mở rộng diện tích trồng ngơ.
Trên thế giới, ngơ xếp thứ ba về diện tích và thứ nhất về năng suất.
Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới
liên tục tăng, năm 1980 diện tích trồng ngơ chỉ khoảng 125,8 triệu ha với
năng suất 31,5 tạ/ha đạt tổng sản lượng là 396,96 triệu tấn, đến 2018 diện tích
ngơ tăng lên đáng kể đạt 197,1 triệu ha, năng suất 57,5 tạ/ha và sản lượng đạt
1134,7 triệu tấn (FAO,2019)[21].
Ở Việt Nam, năm 2017, diện tích ngơ của cả nước đã đạt 1099,2 nghìn
ha, trong đó diện tích ngơ lai đã chiếm khoảng 95%, sản lượng ngơ đạt 5109,3
nghìn tấn, năng suất 46,4 tạ/ha (Tổng Cục Thống kê, 2019)[13]. Ngô đã được
đánh giá là một trong những cây lương thực quan trọng trong cơ cấu cây trồng
của Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh Trung du và miền núi trong đó có Thái
Nguyên. Việc khai thác tiềm năng năng suất của cây ngô thông qua ưu thế lai
và đưa nhanh các giống ngô lai vào sản xuất trên quy mô rộng lớn là một


2

trong những đóng góp quan trọng làm tăng năng suất và sản lượng lương thực
trên cả nước.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có
điều kiện đất đai, khí hậu cận nhiệt đới ẩm tiêu biểu đại diện cho vùng. Đây
cũng là nơi có hoạt động sản xuất nơng nghiệp phát triển trong đó ngơ được
xem là một trong những cây trồng chính góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng
cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, sản xuất ngơ của tỉnh cịn chưa thật
ổn định năng suất trung bình cịn thấp so với khu vực khác, giá thành ngơ cịn
thấp, nhu cầu ngơ cho thức ăn chăn nuôi vẫn chưa được đáp ứng đủ. Để góp
phần giảm hạn chế trên cần xác định giống ngơ lai mới có năng suất cao, thích

nghi tốt với điều kiện sinh thái của từng vùng để có những hướng cụ thể từ
khi chọn vật liệu lai tạo giống đến sử dụng các biện pháp canh tác phù hợp
phát huy tối đa tiềm năng của từng giống, tại mỗi vùng sinh thái. Vì vậy phát
triển các giống có khả năng chống chịu tốt, cho năng suất cao sẽ góp phần cải
thiện năng suất và nâng cao sản lượng ngô của tỉnh.
Xuất phát từ những yêu cầu và cơ sở thực tiễn nêu trên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một
số tổ hợp ngô lai vụ Xuân năm 2018 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được tổ hợp ngơ lai có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
phù hợp với điều kiện vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi thời gian sinh trưởng của các tổ hợp ngô lai trong điều kiện
vụ Xuân 2018 tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh lý của các tổ hợp ngơ lai
trong thí nghiệm.


3

- Đánh giá khả năng chống chịu của các tổ hợp lai thí nghiệm như:
chống chịu sâu bệnh, chống đổ gãy…
- Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp ngơ lai
trong thí nghiệm.
- Sơ bộ kết luận về năng suất và khả năng chống chịu của các THL thí
nghiệm
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được tổ

hợp ngơ lai có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt phù hợp với điều kiện sinh
thái vụ Xuân của Tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho nhà nghiên cứu,
sinh viên, cán bộ nông nghiệp tại Tỉnh Thái Nguyên truy cứu và tham khảo.
1.3.2. Ý nghĩa trong học tập
- Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng và
kỹ thuật trồng và chăm sóc ngơ, biết được phương pháp thu thập số liệu, xử lí
số liệu, và cách viết một báo cáo tốt nghiệp.
- Góp phần vào cơng tác chọn tạo giống ngơ lai mới có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt phục vụ cho sản xuất ở địa phương.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Năng suất ngô được cải thiện đáng kể nếu sử dụng giống phù hợp với
điều kiện sinh thái của vùng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý. Khả
năng thích ứng của giống với các điều kiện sinh thái rất khác nhau. Vì vậy,
muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, cần tiến hành nghiên cứu và đánh
giá tiềm năng năng suất và khả năng thích nghi của giống trước khi đưa ra sản
xuất đại trà, từ đó tìm ra những giống thích hợp nhất đối với từng vùng sinh thái.
Quá trình chọn tạo giống phải thực hiện qua nhiều giai đoạn. Trong đó
đánh giá tổ hợp lai là giai đoạn rất quan trọng giúp các nhà khoa học chọn
được các dòng ưu tú làm vật liệu tạo giống và các tổ hợp ngô lai tốt phát triển
giống phục vụ sản xuất.
Trong quá trình đánh giá tổ hợp lai, để có kết quả chính xác phải thực
hiện lặp lại ở nhiều vụ và các vùng sinh thái để loại bỏ các tổ hợp lai có các
yếu điểm về các đặc tính nơng sinh học như: Thời gian sinh trưởng quá dài, cây

quá cao, chống đổ kém, dễ nhiễm sâu bệnh và có sức sống kém, năng suất thấp...
.Từ những cơ sở khoa học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này.
2.2.Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới
Ngơ là cây trồng có khả năng thích nghi rộng nên phân bố khắp nơi
trên thế giới, trải rộng hơn 90 vĩ tuyến: từ dưới 40 0N (lục địa châu Úc, Nam
châu Phi, Chi Lê,…) lên gần đến 550B (bờ biển Ban Tích,trung lưu sơng
Vơnga,…), từ độ cao 1-2 mét đến gần 4.000m so với mặt nước biển (Nguyễn
Đức Lương và cs, 2000)[11].
Hiện nay, nhu cầu sử dụng ngô trên thế giới ngày càng gia tăng. Từ
niên vụ 2001/2002 đến 2013/2014, mức tăng bình quân là 3,6%/năm (tương
đương mức tăng lượng cung). Lượng cầu chiếm từ 83 - 87% tổng lượng cung,


5

lượng dự trữ của năm chiếm 13-17% tổng lượng cung ngô hàng năm. Lượng
ngô sử dụng cho chăn nuôi chiếm 60-70% tổng lượng tiêu thụ ngô của năm
(Hồ Cao Việt và cs, 2014)[19].
Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất mà diện tích, năng suất,
sản lượng ngơ trên thế giới tăng lên liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là
trong hơn 40 năm gần đây.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngơ trên thế giới giai đoạn 2005 - 2017
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)


(tạ/ha)

(triệu tấn)

2005

148,2

48,1

714,19

2006

148,3

47,7

707,93

2007

158,6

49,9

792,7

2008


163,1

50,8

829,2

2009

158,8

51,5

820,07

2010

164,02

51,9

851,6

2011

171,2

51,7

886,6


2012

179,7

48,6

875,03

2013

186,9

54,3

1016,2

2014

185,9

55,9

1039,2

2015

190,4

55,2


1052,09

2016

195,3

56,3

1100,2

2017

197,1

57,5

1134,7

Năm

Nguồn: Số liệu thống kê của FAO 2019[21]
Qua bảng số liệu thống kê của FAO (2019) cho thấy diện tích, năng suất
và sản lượng ngô tăng đều từ năm 2005 đến năm 2017. Tổng diện tích trồng
ngơ năm 2005 là 148,2 triệu ha tăng lên 197,1 triệu ha (năm 2017), năng suất
năm 2004 là 48,1 tạ/ha tăng lên 57,5 tạ/ha (năm 2017) và sản lượng năm 2005


6


là 714,19 đã tăng lên là 1134,7 (năm 2017). Đặc biệt, cùng với những thành
tựu mới trong chọn tạo giống ngô lai bằng phương pháp truyền thống việc
ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngơ đã góp phần đưa sản lượng
ngô thế giới ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên do sự khác nhau về trình độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tự
nhiên, khí hậu và tập quán canh tác nên diện tích, năng suất và sản lượng có
sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các Châu lục.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngơ của một số châu lục năm 2017
Khu vực
Châu Mỹ
Châu Á
Châu Phi
Châu Âu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

71,59
80,68
67,36
53,71

40,60
20,72
17,53
62,99
Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2019[21]

577,64
361,84
84,15
110,47

Châu Mỹ dẫn đầu về diện tích (71,59 triệu ha) và sản lượng (577,64 triệu
tấn). Châu Á, năng suất chỉ đứng thứ 3 (hơn Châu Phi) nhưng diện tích trồng
ngơ lớn thứ 2 đạt 67,36 triệu ha.
Diện tích trồng ngơ của Châu Phi đạt 40,60 triệu ha nhưng trình độ canh
tác cịn lạc hậu nên năng suất ngơ chỉ đạt 20,72 tạ/ha, chỉ bằng 23,78% năng
suất so với Châu Mỹ.
Xu hướng phát triển sản xuất ngơ trên thế giới có nhiều thay đổi, trước
đây sản lượng ngô tập trung chủ yếu ở Mỹ (chiếm 50% sản lượng ngô của thế
giới) nhưng khoảng 20 năm trở lại đây diện tích và sản lượng ngô tăng đáng
kể ở các khu vực khác nhau, tốc độ tăng trưởng cao được đánh dấu ở các
nước khu vực Châu Á đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ. Nguyên nhân là do nhu
cầu sử dụng ngô ở các nước đang phát triển ngày càng tăng, vì vậy để đáp
ứng nhu cầu của xã hội cần phải tăng sản lượng ngô theo hướng nâng cao


7

năng suất trên đơn vị diện tích bằng cách khai thác tiềm năng năng suất của
giống với điều kiện thâm canh tối ưu nhất.

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngơ của một số nước trên thế giới
năm 2017
Nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Mỹ
33,5
110,8
Trung Quốc
42,4
61,1
Brazil
17,4
56,2
Mexicô
7,3
37,9
Indonesia
5,4

52,0
Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2019[21]

371,0
259,2
97,7
27,7
28,0

Trên thế giới, Mỹ là cường quốc đứng đầu trong sản xuất ngô. Năm
2017, năng suất đạt 110,8 tạ/ha gấp gần 2 lần trung bình năng suất ngơ thế
giới dẫn đến sản lượng ngô cao nhất thế giới đạt 371,0 triệu tấn. Có được điều
đó là do Mỹ áp dụng công nghệ sinh học để cải thiện năng suất cũng như tăng
khả năng chống chịu của các giống ngô.
Trung Quốc cũng là quốc gia sản xuất ngô lớn đang không ngừng phát
triển về diện tích. Năm 2017, Trung Quốc là nước có diện tích đứng đầu thế
giới (42,4 triệu ha) tuy nhiên do năng suất thấp hơn Mỹ (đạt 61,1 tạ/ha) nên
sản lượng ngô của Trung Quốc đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ.
Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia có diện tích trồng ngơ lớn
nhất và cao gấp nhiều lần so với các quốc gia khác trên thế giới. Các nước
khác như Đức, Hy Lạp, Israel,... mặc dù năng suất ngô cao nhưng sản lượng
vẫn cịn thấp do diện tích trồng ngơ chưa được mở rộng.
2.2.2. Tình hình sản xuất ngơ tại Việt Nam
Cây ngơ được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu


8

Tình, 1997)[12]. Ngơ là một trong những cây màu chính, thích ứng rộng chịu
thâm canh, đứng đầu về năng suất, vì vậy cây ngơ được trồng nhiều vụ trong

năm và được trồng hầu hết các vùng trong cả nước.
Từ sau những năm 90 với việc sử dụng các giống ngô lai vào sản xuất
đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên sản xuất ngô ở nước
ta đã có chuyển biến rõ rệt. Việt Nam có tốc độ phát triển ngơ rất nhanh
chóng trong lịch sử ngô lai thế giới. Đây là bước tiến vượt bậc so với một số
nước trong vùng đã được CIMMYT đánh giá cao.
Bảng 2.4. Tình sản xuất ngơ của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

2005

1052,6

36,0

3787,1

2006

1033,1


37,3

3854,6

2007

1096,1

39,3

4303,2

2008

1140,2

40,1

4573,1

2009

1089,2

40,1

4471,7

2010


1125,7

41,1

4625,7

2011

1121,3

43,1

4835,6

2012

1156,3

43,0

4973,6

2013

1172,5

44,3

5193,5


2014

1178,6

44,1

5191,7

2015

1179,3

44,8

5281,0

2016

1152,0

45,5

5244,0

2017

1099,2

46,48


5109,7

Năm

Nguồn: Số liệu thống kê của FAO, 2019[21]
Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở nước ta liên tục tăng với tốc độ cao
trong 12 năm trở lại đây. Diện tích tăng từ 1052,6 nghìn ha (năm 2005) lên


9

1099,2 nghìn ha (năm 2017), năng suất cũng tăng từ 36,0 tạ/ha (năm 2005)
lên 46,48 tạ/ha (năm 2017), vì vậy sản lượng năm 2017 tăng gấp 1,35 lần so
với năm 2005. Kết quả đạt được là do các nhà khoa học đã đưa nhanh tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt việc thay thế các giống ngô thụ phấn tự do
bằng các giống ngơ lai có tiềm năng năng suất cao.
Hiện nay sản xuất ngô ở nước ta đã có sự phát triển nhưng vẫn cịn thấp
hơn so với sự phát triển chung của thế giới. Trong nước sự phát triển sản xuất
ngơ cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền.
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lượng ngơ ở các vùng
trồng ngơ chính của Việt Nam năm 2017
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)


(tạ/ha)

(nghìn tấn)

Đồng bằng sơng Hồng

87,5

49,1

429,5

Trung du và miền núi phía Bắc

490,1

38,7

1.896,2

200,0

45,6

911,3

Tây Ngun

216,4


57,2

1.237,9

Đơng Nam Bộ

70,8

64,5

456,7

Đồng Bằng sông Cửu Long

35,1

57,1

200,3

Vùng

Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019[15]
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy: Vùng Trung du và miền núi
phía Bắc có diện tích trồng ngơ lớn nhất cả nước với 490,1 nghìn ha chiếm
44,6% diện tích trồng ngơ của cả nước, nhưng đây cũng là vùng có năng suất
ngô thấp nhất, năng suất ngô năm 2017 đạt 38,7 tạ/ha bằng 82,3% năng suất

ngơ trung bình của cả nước, do ngô chủ yếu được trồng trên các nương rẫy có
độ dốc lớn, điều kiện canh tác cịn gặp nhiều trở ngại.


10

Các vùng khác ở khu vực phía Nam có điều kiện đất đai bằng phẳng và
màu mỡ hơn, thuận lợi cho việc cơ giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất nên có năng suất cao hơn năng suất trung bình của cả nước.
Vùng có năng suất cao nhất năm 2017 là Đông Nam Bộ. Năm 2017,
năng suất ngô ở vùng này là 64,5 tạ/ha.
Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng có diện tích trồng ngơ thấp nhất cả
nước nhưng năng suất chỉ sau vùng Đông Nam Bộ, đạt 57,1 tạ/ha (năm 2017).
Từ những kết quả trên cho thấy năng suất ngơ ở nước ta cịn thấp hơn
nhiều so với năng suất ngơ trên tồn thế giới, do đó nghiên cứu giống ngơ có
năng suất cao phù hợp với điều kiện của nước ta là việc rất cần thiết.
2.3.Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngơ trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô trên thế giới
Nửa cuối thế kỷ 19, các phương pháp cải tạo giống ngơ đã mang tính
chất khoa học chứ không trông chờ vào sự may rủi. Cơng trình cải tạo giống
ngơ đã được Beal thực hiện vào năm 1877, ông đã thấy sự khác biệt về năng
suất giống lai so với giống bố mẹ. Năng suất của con lai vượt năng suất của
giống bố mẹ khoảng 25% (Ngơ Hữu Tình, 2009)[14].
Vào những năm 60 của thế kỷ 20, các nhà khoa học nghiên cứu ngô
trên thế giới đã phát triển được nhiều dòng thuần ưu tú, tạo cơ hội cho việc sử
dụng giống lai đơn (lai đơn đồng đều hơn và cho năng suất cao hơn lai kép)
vào sản xuất thay thế cho các giống ngô lai kép. Chỉ trong vịng 10 năm ngơ lai
kép đã bị thay thế gần như hoàn toàn bởi các giống lai đơn và lai đơn cải tiến.
Công nghệ sinh học hiện đại được áp dụng vào công tác chọn giống
ngô nên các giống ngô mới ngày càng được trồng rộng rãi và phổ biến. Năm

2017,đã có 67 quốc gia đã sử dụng cây trồng công nghệ sinh học với 189,8
triệu ha. Trong đó, diện tích ngơ đạt 32% ngơ tổng diện tích trồng cây cơng
nghệ sinh học (ISAAA, 2018) [24].


11

Trên thế giới ngô biến đổi gen (Bt) được đưa vào canh tác đại trà từ năm
1996 mang lại lợi ích ổn định, đã đóng góp một sản lượng ngơ đáng kể làm
lương thực, nhiên liệu sinh học và thức ăn gia súc ở Mỹ. Năm 2016, diện tích
trồng ngơ chuyển gen trên thế giới đã đạt 48,1 triệu ha (chiếm 26% diện tích
cây biến đổi gen trên thế giới). Diện tích ngơ biến đổi gen được trồng nhiều
nhất tại Mỹ, năm 2016 đạt 35,1 triệu ha (ISAAA, 2017)[23].
Graham Brookes (2011)[22], cho rằng nếu không sử dụng giống ngô
biến đổi gen thì diện tích trồng ngơ thế giới phải tăng thêm 5,63 triệu ha mới
đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Công nghệ sinh học cũng được ứng dụng rộng rãi để cải thiện chất lượng
ngô. Lili Jiang và các cộng sự thuộc ĐH Northeast Normal, Trung Quốc
nghiên cứu nhằm cải tiến hàm lượng tinh bột và thành phần tinh bột của ngô
thông qua cách tiếp cận multigene engineering để tập trung vào các tính trạng
phức tạp. Kết quả cho thấy cây ngô thể hiện được cả sáu gen và chỉ thị phân
tử chọn lọc (selectable marker) gia tăng có ý nghĩa (3-8%) trong hàm lượng
tinh bột nội nhũ và tăng 38-44% các thành phần có trong hàm lượng amylose,
điều này đã phản ánh cấu trúc tinh bột được cải tiến rõ rệt trong các hạt ngô
(Ag biotech Việt Nam, 2013)[1].
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Parma và Sapienza, Rome, Italia, đã
thực hiện một nghiên cứu so sánh về phản ứng và sự thể hiện của gen trong
giống ngô GM, DKC6575, với dịng đồng đẳng gen khơng GM của nó là
Tietar trong các điều kiện khơ hạn.Kết quả cho thấy trong giai đoạn đầu của
khô hạn, các thông số quang hợp của cả hai giống đều bị ảnh hưởng. Tuy

nhiên, giống DKC6575 tỏ ra mẫn cảm nhiều hơn giống Tietar. Sự biểu hiện
của gen profiling trong điều kiện khô hạn cho thấy hàm lượng nước xác định
cách điều tiết theo kiểu up hoặc down của gen với mức độ điều tiết cao hơn
của gen phản ứng với stress ở giống ngô Tietar so với giống DKC6575. Điều
này cho thấy được hiệu quả của cả hai giống trong điều kiện stress khô hạn.


12

Các mức độ chuyển gen của giống DKC6575 không đổi cho thấy lượng nước
không ảnh hưởng đến sự thể hiện gen của giống này (Ag biotech Việt Nam,
2015)[3].
Các nhà nghiên cứu của Đại học Bang Michigan đã kết hợp gen HVA1
(Hordeum vulgare) từ lúa mạch và gen mtlD của vi khuẩn mã hóa mannitol-1phosphate dehydrogenase tạo ra tính chống chịu stress phi sinh học ở cây ngô.
Sự biểu hiện ổn định các gen chuyển này được quan sát trong bốn thế hệ liên
tục. Các cây chuyển gen có hàm lượng nước tương đối (RWC) và sức sống
của cây mạnh mẽ hơn so với cây được chuyển nạp đơn gen và kiểm sốt cây
trong điều kiện khơ hạn, với nồng độ mặn khác nhau. Cây ngô chuyển gen
theo kỹ thuật pyramiding thể hiện sức sống tốt hơn, khối lượng chất khô của
rễ, thân cao hơn cây chuyển nạp đơn gen và cây khơng chuyển gen. Dựa trên
những kết quả này, có thể thấy sự biểu hiện đồng thời (coexpression) của hai
gen chịu căng thẳng phi sinh học tỏ ra có hiệu quả ở cây ngô (Ag biotech Việt
Nam, 2013)[2].
Những nghiên cứu phát triển ngô trên thế giới được thực hiện theo nhiều
hướng khác nhau để cải thiện về năng suất và chất lượng, nhưng hiện nay
công tác nghiên cứu và chọn tạo giống ngô lai trên thế giới vẫn đang rất được
chú ý phát triển để tạo ra những giống ngô mới có những đặc điểm mong
muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô tại Việt Nam
Ở Việt Nam ngô là cây trồng nhập nội nên nguồn gen hạn hẹp, công tác

nghiên cứu về ngô của nước ta cũng chậm hơn nhiều so với các nước trên thế
giới. Giai đoạn 1955 - 1970 các nhà khoa học cũng đã điều tra về thành phần
lồi và giống ngơ địa phương. Các chuyên gia Việt Nam trong một thời gian
dài đã nỗ lực thu thập nguồn vật liệu khởi đầu trong nước, hợp tác với trung
tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) trong việc thu thập đánh giá,
phân loại nguồn nguyên liệu cũng như đào tạo cán bộ chuyên môn trong lĩnh


13

vực nghiên cứu ngô, đặt nền tảng cho mọi hoạt động nghiên cứu và chuyển
giao tiến bộ sản xuất ngô ở Việt Nam.
Đến năm 1973, Trạm nghiên cứu ngô Sông Bôi được thành lập. Ngay
sau khi thành lập, Trại đã tiến hành công tác thu thập nguồn vật liệu ngô địa
phương và nhập nội. Cùng với việc duy trì đánh giá vật liệu, chọn tạo dòng
thuần và giống lai, Trại cịn khảo nghiệm các giống ngơ nhập nội từ Hungary
và đã xác định được giống lai đơn MVSC 660 cho năng suất cao, phù hợp với
điều kiện gieo trồng ở miền Bắc Việt Nam (Ngơ Hữu Tình, 2009) [14].
Q trình nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam thực sự phát triển
từ sau năm 1990. Để chuyển đổi từ giống ngô thụ phấn tự do sang ngô lai,
năm 1992-1994, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra các giống ngô lai không
quy ước là: LS-5, LS-6, LS-7, LS-8. Đây là những giống ngơ lai có thời gian
sinh trưởng khác nhau giúp cho quá trình sử dụng được linh hoạt tùy thuộc
vào cơ cấu mùa vụ ở mỗi vùng, năng suất đạt 3-7 tấn/ha (Trần Hồng Uy,
1997)[20].
Từ năm 1994 đến nay, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo được nhiều
giống ngơ lai có tiềm năng năng suất cao (10-12 tấn/ha), có thời gian sinh
trưởng khác nhau phục vụ cho các vùng và mùa vụ trong cả nước. Trong đó
lai tạo giống có thời gian sinh trưởng ngắn là những kết quả có ý nghĩa lớn
đối với cuộc cách mạng mùa vụ của nước ta.

Từ các nguồn gen đang lưu giữ và nhập nội, các nhà khoa học nghiên
cứu ngô ở Việt Nam đã tạo ra rất nhiều các giống ngô lai mới. Các giống ngô
lai mới được khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trong cả nước để
chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng.
Để chọn được giống phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh Tuyên
Quang, vụ Thu Đông 2011 và vụ Xuân 2012, các nhà khoa học đã khảo
nghiệm một số giống ngô lai mới với giống đối chứng là C919. Kết quả cho
thấy năng suất thực thu của các giống thí nghiệm đạt 47,0 - 61,9 tạ/ha (vụ Thu


14

Đông 2011) và 49,5 - 69,2 tạ/ha (vụ Xuân 2012). Giống SSC131 đạt năng
suất cao nhất (62,9 tạ/ha) trong vụ Thu Đông 2011, 69,2 tạ/ha trong vụ Xuân
2012 cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% (Trần Văn Điền,
Ngô Thế Tuyến Dũng, 2014)[7].
Hiện nay, sản xuất ngơ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do sự
thay đổi của điều kiện khí hậu, chính vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo các
giống ngơ có khả năng chống chịu tốt là hướng quan tâm hàng đầu của các
nhà chọn tạo giống. Năm 2010, giống ngô lai đơn LVN885 đã được cơng
nhận giống mới có khả năng chống đổ tốt, chín sớm, chịu bệnh khơ vằn và
đốm lá khá, chịu hạn, rét tốt, tiềm năng năng suất 80-100 tạ/ha (Viện Nghiên
cứu ngô, 2012)[18].
Để đáp ứng nhu cầu tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hạn chế
thiệt hại do thiên tai, Viện nghiên cứu ngô đã tiến hành khảo nghiệm tập đồn
giống ngơ và xác định được giống VS36 có đặc tính nơng học tốt như: chín
sớm, chịu hạn, thích hợp việc trồng dày, có khả năng thích ứng rộng, năng
suất cao, ổn định, chống chịu sâu bệnh khá (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam, 2014)[17].
Từ năm 2010-2017 đã có nhiều giống do Việt Nam sản xuất đã được

nhà nước công nhận như: LVN 885 (2010), VS 71 (2014), HN 90 (2015),
LVN 61 (2015), HN 68 (2015), VS 36 (2015), PSC 102 (2016), PSC 747
(2016), VN 5885 (2017),...
Thái Nguyên là một tỉnh có điều kiện kiện khí hậu đại diện cho vùng
Đơng Bắc, chính vì vậy được lựa chọn là điểm khảo nghiệm giống ngô mới
cho vùng. Các tổ hợp ngô lai mới sau khi tạo ra được tiến hành khảo nghiệm
ở Thái Nguyên để chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh
và là cơ sở chọn giống cho các tỉnh có điều kiện khí hậu tương đồng.
Vụ Đơng 2012 và Xn 2013 tại Thái Nguyên, Vi Hữu Cầu, Phan Thị
Vân (2013)[5] đã tiến hành khảo nghiệm 8 giống ngơ lai có triển vọng, giống


15

NK4300 được chọn làm đối chứng, kết quả cho thấy: Năng suất thực thu của
các giống thí nghiệm đạt 62,46-83,89 tạ/ha (vụ Đông 2012) và 58,20-74,62 (vụ
Xuân 2013). Giống KK11-19 năng suất thực thu đạt 74,62-83,89 tạ/ha, cao hơn
giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở cả hai vụ nghiên cứu.
Trần Trung Kiên và cs, (2013)[10] đã tiến hành khảo nghiệm 6 giống
ngô lai mới do Viện Nghiên cứu ngô chọn tạo và giống đối chứng LVN4
trong vụ Xuân 2012 và 2013 tại Thái Nguyên. Kết quả cho thấy: Các giống
ngơ lai tham gia thí nghiệm có năng suất thực thu ở vụ Xuân 2012 đạt từ
49,87-65,71 tạ/ha; vụ Xuân 2013 biến động từ 64,57-79,30 tạ/ha. Các giống
có năng suất thực thu tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Giống
SB12-6 là giống đạt năng suất thực thu cao và ổn định ở cả 2 vụ.
Cùng với các giống chọn tạo trong nước, các giống ngô nhập nội cũng
được khảo nghiệm để lựa chọn giống tốt cho sản xuất ngô của tỉnh. Vụ Xuân
2014, tại huyện Võ Nhai, Công ty Monsanto cũng đã thử nghiệm giống ngơ
lai DK8868. Giống DK8868 có ưu điểm là khả năng chống hạn, chống đổ rất
tốt, năng suất trung bình đạt 78 tạ/ha (Dương Trung Kiên, 2014)[9].

Võ Nhai là huyện có diện tích trồng ngơ rất lớn nhưng điều kiện canh tác
khó khăn nên địi hỏi phải có những giống có khả năng thích ứng tốt. Vì vậy,
vụ Xn 2013, Trung tâm giống cây trồng Thái Nguyên đã xây dựng mơ hình
trình diễn giống ngơ lai VS36 tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai. Kết quả cho
thấy, giống ngô lai VS36 có khả năng chống đổ tốt. Năng suất trung bình của
VS36 đạt trên 80 tạ/ha, cao hơn năng suất ngơ bình qn của huyện Võ Nhai
vụ xn 2013 (Trần Thị Giang Hảo, 2014)[8].
Trong hai vụ Xuân và Đông 2016 tại các tỉnh Thanh Hóa, Hịa Bình,
Thái Bình, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên các nhà khoa học đã tiến hành đánh
giá khả năng sinh trưởng, phát triển, tính ổn định và thích nghi của một số tổ
hợp ngơ lai mới. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn


16

toàn (RBCD) với 3 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy: Các tổ hợp ngơ lai thí
nghiệm đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung ngày (115-124 ngày ở
vụ xuân và 109-113 ngày ở vụ đông), phù hợp với điều kiện sinh thái và tập
quán canh tác của người dân. Tổ hợp lai KN46 có năng suất thực thu 72,00
tạ/ha đạt cao trong vụ xuân 2016, tổ hợp lai KN88 đạt 86,65 tạ/ha, 20 KN15 83,18 tạ/ha, KN11-82,83 tạ/ha, KN14 - 79,17 tạ/ha và KN46-74,17 tạ/ha đạt
cao trong vụ Đông 2016, cao hơn đối chứng CP333 ở mức tin cậy P < 0,05.
Phân tích ANOVA năng suất của 9 tổ hợp lai và 1 đối chứng qua 5 môi
trường cho thấy sự khác biệt về năng suất các giống có ý nghĩa thống kê ở
mức P < 0,05, nhưng mức độ ổn định về năng suất, cũng như khả năng thích
nghi biểu hiện rất khác nhau. Hai tổ hợp lai KN92 và KN46 thích nghi cao
nhất trong tất cả các môi trường khảo nghiệm, thể hiện ở chỉ số ổn định S2 di
tiến đến giá trị 0, chỉ số thích nghi bi xung quanh giá trị 1. Ở vụ Xuân, THL
KN15 có nhiều ưu việt, nhất là tại các tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Thái
Ngun. Cịn vụ Đơng, hai THL KN88 và KN11 thể hiện là giống lai triển
vọng cho vùng (Kiều Xuân Đàm và cs, 2017)[6].

2.4. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc, có
diện tích tự nhiên 3.562.82km2, dân số 1.127.430 người. Thái Ngun có địa
hình đồi núi phức tạp, diện tích canh tác nhỏ hẹp, đất bạc màu, điều kiện tưới
tiêu còn nhiều khó khăn.
Ở Thái Ngun ngơ lai đã chiếm gần 98% trong diện tích trồng ngơ của
tỉnh. Phát triển ngơ lai là kết quả nỗ lực của Đảng bộ chính quyền và nhân dân
địa phương, sự tham gia tích cực của các nhà khoa học.


17

Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngơ tại Thái Ngun giai đoạn 2005 - 2017
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2005

15,9


34,7

55,1

2006

15,3

35,2

53,9

2007

17,8

42,0

74,8

2008

20,6

41,1

84,6

2009


17,4

39,1

68,0

2010

17,9

42,0

75,2

2011

18,6

43,2

80,4

2012

17,9

42,7

76,4


2013

19,0

42,9

81,6

2014

19,5

40,6

79,2

2015

21,0

41,9

88,0

2016

20,1

42,9


86,3

2017

17,8

44,4

79,1

Năm

Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2019[15]
Bảng 2.6 cho thấy sản xuất ngô ở Thái Nguyên đạt được nhiều tiến bộ
đáng kể trong 12 năm qua. So với năm 2005, năm 2017, diện tích trồng ngơ
tăng 1,9 nghìn ha, năng suất tăng 9,7 tạ/ha, sản lượng tăng 24 nghìn tấn, điều
này chứng tỏ cây ngô ở Thái Nguyên đã được chú trọng phát triển.
Sản xuất ngơ ở Thái Ngun có sự thay đổi đáng kể là do áp dụng các
tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như: Sử dụng các giống mới, kỹ thuật canh
tác, phòng trừ sâu bệnh hại...đặc biệt là mở rộng diện tích sản xuất ngơ lai.
Trong những năm gần đây Thái Nguyên đã sử dụng các giống ngô lai
năng suất cao vào sản xuất như: NK4300, NK7328, NK66, HN888, LVN99,


×