Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Truyền kỳ tân phả của đoàn thị điểm từ góc nhìn thi pháp tự sự (LV01919)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐINH THỊ HƢƠNG

TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM
TỪ GĨC NHÌN THI PHÁP TỰ SỰ
Chun ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thành Hƣng

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước khi trình bày nội dung chính của luận văn. Tơi xin bày tỏ lịng
cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Thành Hưng - người thầy đã trực tiếp
dành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình nghiên cứu để hồn thành Luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng các thầy
cô giáo và phòng đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội II.
Các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ tri thức cho chúng tơi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Lí luận văn học K18,
đồng thời cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt Luận văn
Thạc sĩ tại trường.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè - những người đã ln
ở bên quan tâm, giúp đỡ, khích lệ tơi học tập và hồn thành tốt Luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Đinh Thị Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN

Dưới sự hướng dẫn của thầy PGS. TS. Phạm Thành Hưng, luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành lí luận văn học với đề tài “Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm từ góc nhìn thi pháp tự sự” được hồn thành bởi chính sự
nhận thức của bản thân tơi, không trùng với bất cứ luận văn nào khác.
Trong khi nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã kế thừa những
thành tựu của các nhà khoa học đi trước với sự trân trọng và biết ơn!

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả

Đinh Thị Hƣơng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 8

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 10
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 11
CHƢƠNG 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI VÀ THẾ
GIỚI CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM ..................................................................... 11
1.1. Giới thuyết khái niệm............................................................................... 11
1.1.1. Thế giới nghệ thuật ............................................................................... 11
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới ................................... 12
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong Truyền kỳ tân phả
của Đoàn Thị Điểm ......................................................................................... 13
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác và thân thế nữ sĩ .................................................... 14
1.2.2. Quan niệm nho gia về xã hội và con người .......................................... 17
1.2.3. Một cách nhìn nhân văn về cuộc sống .................................................. 23
1.2.4. Sự chi phối tự nhiên của thế giới quan tôn giáo ................................... 29
CHƢƠNG 2. NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRUYỀN KỲ .................................. 39
2.1. Khái lược về người kể chuyện ................................................................. 39
2.1.1. Người kể chuyện ................................................................................... 39
2.1.2. Điểm nhìn trần thuật.............................................................................. 40
2.1.3. Mối quan hệ giữa người kể và điểm nhìn ............................................. 42
2.2. Người kể trong truyền kỳ tân phả ............................................................ 43


2.2.1. Người kể quyền năng tuyệt đối ............................................................. 43
2.2.2. Người kể chuyện giáo huấn .................................................................. 49
2.2.3. Người kể chuyện dân gian .................................................................... 53
CHƢƠNG 3. HỆ THỐNG MÔTIP VÀ ĐIỂN CỐ TRONG TRUYỀN KỲ
TÂN PHẢ ....................................................................................................... 61
3.1. Hệ thống môtip ......................................................................................... 61
3.1.1. Khái niệm môtip .................................................................................... 61

3.1.2. Hệ thống môtip trong Truyền kỳ tân phả .............................................. 62
3.1.2.1. Môtip hội ngộ giai nhân - tài tử ......................................................... 63
3.1.2.2. Môtip chốn địa linh ............................................................................ 66
3.1.2.3. Môtip nữ thần - tiên liệt ..................................................................... 76
3.2. Điển cố ..................................................................................................... 80
3.2.1. Khái niệm điển cố ................................................................................. 80
3.2.2. Hệ thống điển cố trong Truyền kỳ tân phả ........................................... 80
3.2.2.1. Điển cố trong truyện đền thiêng ở cửa bể .......................................... 81
3.2.2.2. Điển cố trong Truyện người liệt nữ ở An Ấp .................................... 83
3.2.2.3. Điển cố trong truyện nữ thần ở Vân Cát ............................................ 86
3.2.2.4. Điển cố trong truyện cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích Câu .......................... 89
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trung đại Việt Nam là một di sản văn hóa tinh thần to lớn, có ý
nghĩa nền tảng cho sự xây dựng và phát triển văn hóa hiện đại của dân tộc.
Chúng ta đang kế thừa một di sản thi ca đồ sộ và phong phú với truyền thống
nghệ thuật trữ tình mạnh mẽ hơn truyền thống tự sự. Quan niệm mỹ học “văn
dĩ tải đạo” và quan niệm “thi ngôn chí” đã níu kéo và giới hạn các nhà nho
Việt Nam chậm đến với các thể loại văn xuôi tự sự. Tuy vậy, thế kỷ XIV
chúng ta đã có Việt điện u linh, cuối thế kỷ XV đã có Lĩnh nam chích quái, rồi
lần lượt tới Thiền uyển tập anh, Truyền kỳ mạn lục, Thánh tơng di thảo,
Hồng Lê nhất thống chí…bên cạnh các truyện nơm khuyết danh. Như vậy, ở
mỗi thể loại, qua các thời kỳ phát triển văn học trung đại Việt Nam luôn gắn
với sự xuất hiện của các tác giả và tác phẩm xuất sắc. Tác phẩm Truyền kỳ tân
phả (cịn có tên gọi là“Tục truyền kỳ”) của Đoàn Thị Điểm viết bằng chữ Hán

là truyện kể về cuộc đời, thời thế, con người, tuy xuất hiện sau Truyền kỳ mạn
lục gần hai thế kỷ nhưng vẫn như một viên ngọc quý trong kho tàng văn
chương tự sự Việt Nam. Gắn liền với âm hưởng trữ tình của tác phẩm đồng
tác giả Chinh phụ ngâm, “Truyền kỳ tân phả đã trở thành thứ vật dẫn biểu
hiện cho việc đề cao nữ quyền”, [79].
Đoàn Thị Điểm sống gần trọn nửa đầu thế kỷ XVIII. Đây là một giai
đoạn lịch sử hết sức phức tạp: loạn lạc, đói rét, chia ly - tất cả những điều đó
điều đó đã tác động sâu sắc đến cuộc sống riêng của nữ sĩ. Thêm gánh nặng
gia đình, hạnh phúc của nữ sỹ cũng thêm phần ngắn ngủi. Chịu ảnh hưởng
của thời đại, của hoàn cảnh riêng bản thân và với một khả năng tài văn xuất
sắc, Đoàn Thị Điểm đã sáng tác Truyền kỳ tân phả có giá trị về mặt nội dung
và hình thức nghệ thuật.


2
Truyền kỳ tân phả được viết dựa vào các nguyên mẫu nhân vật trong
cuộc đời, các mô tip văn học và cả từ ký ức tín ngưỡng dân gian. Bằng việc
lựa chọn đề tài, chủ đề, xây dựng hình tượng, cốt truyện, việc sử dụng các đặc
trưng của thi pháp văn học trung đại về hệ thống mơ típ, hệ thống hình ảnh
ước lệ thẩm mỹ và các điển cố, tác giả Đồn Thị Điểm đã tạo nên tính mới lạ
trong quan niệm về con người được thể hiện qua người kể và ngôn ngữ.
Các truyện trong Truyền kỳ tân phả đều là những câu chuyện về cuộc
đời, về con người trong buổi xế chiều của xã hội phong kiến Việt Nam, được
biểu hiện dưới màu sắc hoang đường, quái đản. Truyền kỳ tân phả có nhiều ưu
điểm trong việc phản ánh thực trạng thối nát của xã hội phong kiến đương
thời. Tuy nhiên, tác giả cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn quen thuộc
của các nhà văn thời đó. Đó là sự mâu thuẫn trong lập trường phê phán của
mình, cũng như trong cách quan niệm về một xã hội lý tưởng.
Bàn về nghệ thuật của Truyền kỳ tân phả, Phan Huy Chú trong Lịch
triều hiến chương loại chí, có viết: “lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt,

khơng bằng văn Nguyễn Dữ”, [25, tr.149]. Tuy nhiên, nhìn chung đây vẫn là
một tác phẩm văn xuôi tự sự bước đầu mang nhiều yếu tố phôi thai của trào
lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII.
Thuật ngữ poetika, theo viện sĩ M. Khrapchenco, “thi pháp là hệ thống
nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trường phái hay cả một thời đại văn
học, tức là những gì mà bất cứ nhà văn nào cũng sáng tạo ra cho mình, bất kể
là có ý thức tự giác hay khơng”. Nói cách khác thi pháp là cách cấu tạo tác
phẩm và sử dụng hệ thống các phương tiện thẩm mỹ. Thi Pháp học là một
danh từ mới nhưng khơng xa lạ. Đó là tên gọi một bộ môn cổ xưa nhất nhưng
đồng thời cũng là bộ môn hiện đại nhất của nghiên cứu văn học.
Thi pháp tự sự là cách thức nhà văn - người kể sử dụng các thủ pháp
nghệ thuật, phương thức, kỹ thuật trong tác phẩm.


3
Trên cơ sở những tài liệu đã thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chúng
tơi đã có cái nhìn khái quát về thi pháp tự sự trong truyện Truyền kỳ tân phả
của Đồn Thị Điểm. Việc tìm đọc và khai thác tài liệu có liên quan đến vấn đề
đã giúp chúng tơi có những gợi mở để từ đó tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phân
tích và tìm hiểu đề tài đã lựa chọn. Tuy nhiên, tìm hiểu “Truyền kỳ tân phả
của Đồn Thị Điểm từ góc nhìn thi pháp tự sự” là một đề tài mới. Đây là
một khó khăn cho chúng tơi trong q trình nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm
này. Dù cịn nhiều thiếu sót, song chúng tơi hy vọng qua luận văn này có thể
góp thêm một góc nhìn mới, tồn diện hơn về tác phẩm Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm.
Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Truyền kỳ tân phả
của Đồn Thị Điểm từ góc nhìn thi pháp tự sự” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình. Chúng tơi mong muốn vận dụng tự sự học - một lý thuyết hiện đại
vào phân tích một văn bản nghệ thuật thuộc phạm trù văn học cổ với hy vọng
hiểu sâu hơn những thành công hạn chế của tác phẩm, góp một phần nhỏ vào

việc đánh giá chung, để cùng khẳng định tài năng và những đóng góp của tác
giả trong nền văn học Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về tác giả Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm tên tự là Hồng Hà, có sách ghi là “Hồng Hà nữ sĩ” hay
“Hồng Hà phu nhân”, sinh năm 1705, tại làng Giai Phạm (nay thuộc huyện
Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên), mất năm 1748, năm đó bà 44 tuổi.
Đồn Thị Điểm được các nhà nghiên cứu đánh giá là “một thiếu phụ có
danh nhất trong làng văn” Việt Nam. Trong 44 năm tuổi đời, nữ sĩ để lại hai
tác phẩm: Truyền kỳ tân phả và Chinh phụ ngâm khúc. Thế nhưng, tài liệu về
Đoàn Thị Điểm cịn lại khơng nhiều. Trong kho thư tịch cổ Việt Nam cũng chỉ
có đơi dịng về bà trong Lịch triều hiến chương loại chí, Tang thương ngẫu


4
lục, Đại Nam hiển ứng truyện, Nam thiên trân dị tập, Sơn cư tạp thuật, Hát
Đông thư dị…
Sách Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, Văn học viết, thời kỳ I - giai
đoạn IV, giữa thế kỷ XVIII - 1858, của các tác giả Lê Trí Viễn, Phan Cơn,
Đặng Thanh Lê, Phạm Luận, Lê Hoài Nam, đã nhận xét về tác giả Đoàn Thị
Điểm: “Đoàn Thị Điểm một phụ nữ dịng dõi nho gia, cũng để nhân vật mình
bào chữa thái độ bất chấp lễ giáo bằng cách trách người đàn ông, người
trượng phu không cần câu chấp lễ nghi lặt vặt”, [75, tr.33 - 34].
Trong giáo trình Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu
thế kỷ XIX), các tác giả Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu n, Phạm Luận, có giải
thích sơ lược về Đồn Thị Điểm (1705 - 1748), bà có tên hiệu là Hồng Hà,
quê ở làng Giai Phạm (sau đổi là Hiến Phạm), trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh
Hải Hưng). Tác phẩm chính viết bằng chữ Hán cịn để lại là tập Truyền kỳ tân
phả [39, tr.50].
Trong giáo trình Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ

XIX), Nguyễn Lộc đã giới thiệu tóm tắt về tiểu sử và sự nghiệp văn chương
của Đoàn Thị Điểm. Nguyễn Lộc có khái quát so sánh giá trị nghệ thuật giữa
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, với truyện Truyền kỳ trong văn học
trung đại Việt Nam, nhất là truyện Truyền kỳ của Nguyễn Dữ. Tác phẩm của
Đoàn Thị Điểm, ngồi bản dịch Chinh phụ ngâm cịn có tập truyện Truyền kỳ
tân phả, kể lại những truyện truyền kỳ, theo truyền thống của Nguyễn Dữ.
Phan Huy Chú khen Truyền kỳ tân phả (còn tên nữa là tục Truyền kỳ là viết
tiếp loại truyện Truyền kỳ của Nguyễn Dữ); Lời văn hoa mĩ, dồi dào nhưng
chê khí cách hơi yếu, khơng bằng Nguyễn Dữ, [38, tr.149].
Trong giáo trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 2, Phạm
Thế Ngũ, viết tiểu sử Đoàn Thị Điểm rất tỉ mỉ. Tuy vậy Phạm Thế Ngũ chỉ
nhắc đến Truyền kỳ tân phả, tác phẩm văn xuôi của bà bằng một câu văn rất


5
ngắn gọn và chỉ tập trung nói về dịch phẩm Chinh phụ ngâm của bà; “Bình
sinh, bà Đồn hay làm văn làm thơ, lấy hiệu là Hồng Hà nữ sĩ. Bà có soạn tập
truyện Truyền kỳ tân phả bằng chữ Hán, về quốc văn bà để lại bản dịch Chinh
phụ ngâm của Đặng Trần Cơn”, [48, tr.194].
Trong giáo trình Văn học Việt Nam, (Từ thế kỷ X - thế kỷ XX), Nguyễn
Phạm Hùng giới thiệu sơ lược về Đoàn Thị Điểm, nhấn mạnh thành công bản
dịch Chinh phụ ngâm của bà, mà không hề đề cập đến Truyền kỳ tân phả, tác
phẩm viết bằng chữ Hán của Đoàn Thị Điểm, [30, tr.117].
Trong Tác gia văn học, Thăng long - Hà Nội, từ thế kỷ XI đến giữa thế
kỷ XX, của Tơ Hồi, Nguyễn Vinh Phúc, Hồng Ngọc Hà, Ngơ Văn Phú,
Phan Thị Thanh Nhàn, các tác giả đã giới thiệu đầy đủ về tác giả Đồn Thị
Điểm, ngồi ra cịn nhắc đến tác phẩm Truyền kỳ tân phả. Bà hiệu là Hồng Hà
nữ sĩ, là con của Đồn Dỗn Nghi. Về sáng tác, ngoài bản dịch Chinh phụ
ngâm, Đoàn Thị Điểm còn là tác giả tập truyện chữ Hán Truyền kỳ tân phả,
chép những chuyện Truyền kỳ ở nước ta, (tiếp tục công việc của Nguyễn Dữ

trong Truyền kỳ mạn lục) và một ít thơ văn chữ Hán, chữ Nơm chép trong
“Hồng Hà phu nhân di văn” mới được phát hiện gần đây, [28, tr.91- 92].
Qua các tài liệu, giáo trình nói trên, chúng tơi nhận thấy Đồn Thị
Điểm là một nữ sĩ tài ba, được người đời sau chú ý, đề cao sự nghiệp văn học
của bà, ngoài bản dịch Chinh phụ ngâm rất nổi tiếng, thì khơng thể không kể
đến tác phẩm văn xuôi chữ Hán Truyền kỳ tân phả. Thực tế đó tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi rất nhiều trong việc thực hiện luận văn này.
2.2. Về tác phẩm Truyền kỳ tân phả
Đoàn Thị Điểm nổi tiếng văn thơ. Nhiều tác phẩm của bà còn lưu lại
đến ngày nay, trong đó có Truyền kỳ tân phả.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Truyền kỳ tân phả cịn có tên gọi là Tục
truyền kỳ. Theo Phan Huy Chú, Tục truyền kỳ do Đoàn Thị Điểm gồm sáu truyện:


6
Bích Câu kỳ ngộ, Hải khẩu linh từ lục, Vân Cát thần nữ, Hoành Sơn tiên cục, An
Ấp liệt nữ và Nghĩa khuyển khuất miêu. Nhưng sách ấy ngày nay khơng cịn.
Bản dịch được sử dụng trong luận văn này do Ngô Lập Chi và Trần
Văn Giáp tuyển dịch gồm bốn truyện: Hải khẩu linh từ lục, Vân Cát thần
nữ lục, An Ấp liệt nữ lục và Bích Câu kỳ ngộ, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn
hành năm 1963.
Ngoài ra có một số giáo trình, tài liệu có nghiên cứu và ghi chép lại về
tác phẩm truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm:
Sách giáo trình: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế
kỷ XIX, của Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận, đã dành một số
dòng ngắn gọn để giới thiệu về Truyền kỳ tân phả, đồng thời gợi ý những vấn
đề về tác phẩm này cần nghiên cứu: “Tác phẩm chính viết bằng chữ Hán còn
để lại, là tập Truyền kỳ tân phả. Nay còn lưu lại bản in khắc năm 1811, của
Lạc Thiện Đường. Sách gồm sáu truyện, ghi rõ Hồng Hà Đoàn phu nhân làm.
Điều đáng lưu ý là lời văn và ý tứ trong Truyền kỳ tân phả và Chinh phụ

ngâm của Đặng Trần Cơn có nhiều chỗ trùng hợp khá sít sao, rõ nhất là trong
truyện cùng đề tài người chinh phu, Truyện An ấp liệt nữ”, [39, tr.50 - 51].
Sách giáo trình: Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ
XIX), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (1997) của Nguyễn Lộc ngoài việc nhận
xét thể loại của Truyền kỳ tân phả, cịn trích dẫn lời khen của Phan Huy Chú
về Truyền kỳ tân phả, trong sự đối sánh với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ: “Loại truyện Truyền kỳ sang giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu
thế kỷ XIX, còn tiếp tục với Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm, Đồn Thị
Điểm có ý thức kế thừa truyền thống Nguyễn Dữ, biểu hiện ngay trong cách
đặt tên tác phẩm của bà. Truyền kỳ tân phả cịn có tên là Tục Truyền kỳ. Về
phương diện nghệ thuật, Truyền kỳ tân phả không đuổi kịp Truyền kỳ mạn lục,
nhưng về phương diện nội dung thì Truyền kỳ tân phả là có phần gần với cuộc
sống, với con người”, [38, tr.25].


7
Trong cuốn chuyên khảo Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt
Nam, Trần Đình Sử ở mục truyện Truyền kỳ, có giới thiệu và nhận xét về
Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm, song ơng khơng hề nói đến tiểu sử của
Đồn Thị Điểm: “Truyền kỳ tân phả đầu thế kỷ XVIII của Đoàn Thị Điểm
cùng loại với truyện Truyền kỳ mạn lục, nhưng rườm lời hơn, thơ ca thù tạc
lại quá nhiều làm loãng thú truyện. Tuy vậy ta không nên đánh giá thể loại
này thuần túy từ góc độ truyện. Có thể xem đây như là một thể loại truyện thơ hợp thể, trong yếu tố truyện đóng vai trị sáng tạo tình huống để tác giả thi
thố tài thơ, và đặc điểm này phản ánh hứng thú và sinh hoạt văn thơ đương
thời của các văn sĩ”, [55, tr.356].
Sách Văn xuôi tự sự Việt Nam trung đại, tập 1, của Nguyễn Đăng Na,
có giải thích nhan đề tác phẩm Truyền kỳ tân phả. Nguyễn Đăng Na bằng
cách so sánh một số truyện như Đền thiêng cửa bể với bộ sử Đại Việt sử kí
tồn thư, để thấy cốt lõi lịch sử của câu chuyện và những cách tân của Đoàn
Thị Điểm, [44, tr.32].

Sách Văn học trung đại, dưới góc nhìn văn hóa, của tác giả Trần Nho
Thìn, đã nói về khơng gian, thời gian trong truyện Truyền kỳ và trong Truyền
kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm: Khơng gian, thời gian của loại truyện Truyền
kỳ có yếu tố kỳ ảo, [69, tr.183].
Sách Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, của Nguyễn
Đăng Na đã nói về những mối tình say đắm và đau khổ của người phụ nữ
trong Truyền kỳ tân phả: “Một số tác giả chuyển sang miêu tả những mối tình
đắm say, thà chết để được ở bên nhau, cịn hơn sống phải ly biệt, An Ấp liệt
nữ, của Đoàn Thị Điểm là một ví dụ điển hình. Các truyện ngắn thế kỷ XVIII
- XIX ít khai thác những mâu thuẫn, dẫn đến bi kịch khổ đau cho người phụ nữ
hoặc cả hai. Họ thường viết về những mối tình tuy đắm đuối, nhưng thiên về
tình cảm thuần túy, chẳng hạn mối tình Tú Un, Giáng Kiều, (Truyện Bích


8
Câu kỳ ngộ). Đinh Phu Nhân, An Ấp liệt nữ, Ca nữ họ Nguyễn, chàng lái đò họ
Nguyễn - con gái Trần Phú Ơng (chuyện tình ở Thanh Trì)… Điều cần lưu ý là,
dường như các cô gái trong truyện ngắn thế kỷ XVIII - XIX đều chủ động tìm
đến tình yêu và đều hy sinh cho người mình yêu”, [46, tr.397 - 398]…
Nằm trong số những tác phẩm văn xi chữ Hán, Truyền kỳ tân phả ít
được giới nghiên cứu Việt Nam quan tâm chú ý về phương diện nghệ thuật tự
sự. Những cơng trình nghiên cứu thật sự chun sâu, nghiêm túc về nó hầu
như khơng có.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm dưới góc nhìn thi
pháp tự sự” chúng tơi cố gắng nhận diện tính hệ thống cùng tính khu biệt
trong thi pháp kể truyện của Đoàn Thị Điểm, đồng thời, cũng đánh giá được
vai trò, chức năng của thi pháp tự sự trong văn học. Bên cạnh đó, đề tài cũng
là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu những nội dung của thi pháp tự sự như
một cách thức mới mẻ để tư duy những vấn đề khác nhau trong văn học.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu “Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm từ góc
nhìn thi pháp tự sự” nhằm chỉ ra những giá trị về mặt nội dung tư tưởng
cũng như hình thức nghệ thuật trong sáng tác của tác giả. Khẳng định tài
năng, vị trí, những đóng góp tích cực của tác giả đối với sự phát triển của nền
văn học Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu “Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm
từ góc nhìn thi pháp tự sự”.
Truyền kỳ tân phả của Đồn Thị Điểm có rất nhiều văn bản. Thực hiện
luận văn này, chúng tôi căn cứ vào tác phẩm chính viết bằng chữ Hán, nhan
đề Truyền kỳ tân phả ký hiệu A.48 Thư viện khoa học nhà nước, nhà xuất bản


9
Lạc Thiện Đường in năm Gia Long thứ 10 (1811). Đồng thời, tiến hành phân
tích và lí giải những vấn đề trong tác phẩm Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị
Điểm bao gồm 4 truyện: Hải khẩu linh từ, Vân cát thần nữ, An ấp liệt nữ,
Bích câu kỳ ngộ.
Do sự hạn chế về tri thức và thời gian, chúng tơi khơng thể khái qt lại
tồn bộ đặc điểm trong tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, mà đi sâu vào lý giải
trên cơ sở khoa học, những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm của Đồn Thị
Điểm, từ đó, tìm ra một cách nhìn nhận mới mẻ hơn. Chúng tơi vẫn theo cách
truyền thống khi tiến hành tìm hiểu đối tượng, phân tích hai mặt nội dung là
thể loại (kết cấu cốt truyện, nhân vật) và các vấn đề về phương diện nghệ
thuật là ngơn ngữ, người kể.
Ngồi ra, để thấy được những nét riêng đặc sắc của Đoàn Thị Điểm
chúng tơi cịn khảo sát một số bài viết trên tạp chí, những bài luận văn thạc
sỹ, những bài tham luận bàn về sáng tác của bà trên các diễn đàn văn học, báo
điện tử… để hiểu thêm về những giá trị nội dung cũng như hình thức nghệ

thuật trong sáng tác của tác giả.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tôi vận dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp loại hình: phương pháp này là để có các dẫn liệu có tính
thuyết phục cao. Qua khảo sát, thống kê sắp xếp các dẫn liệu, tổng hợp thành
những luận điểm lớn, tạo cơ sở đáng tin cậy cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống: nhằm nghiên cứu Truyền kỳ tân phả của Đoàn
Thị Điểm trong mối quan hệ với các thể loại văn học khác.
- Phương pháp so sánh: việc so sánh Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị
Điểm với các tác phẩm truyền kỳ của các tác giả khác cũng góp phần làm
sáng rõ hơn cho đề tài.


10
- Phương pháp phân tích tổng hợp: qua phân tích các truyện trong
Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, từ đó rút ra những nhận định mang
tính khái qt nhất về thi pháp tự sự
- Phương pháp tiểu sử: tìm ra mối liên hệ giữa cuộc đời của Đồn Thị
Điểm với những sáng tác của bà nhằm giải thích chính xác hơn những chi tiết
nghệ thuật trong tác phẩm cũng như trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của tác
giả...vv
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới của Đoàn Thị Điểm.
Chương 2: Người kể chuyện truyền kỳ.
Chương 3: Hệ thống môtip và điển cố trong Truyền kỳ tân phả.



11
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƢỜI VÀ THẾ GIỚI CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM
Trong văn học, đặc biệt là trong văn xuôi tự sự, vấn đề quan niệm nghệ
thuật của nhà văn đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Hoạt động sáng tác, hoạt
động kiến tạo thế giới nghệ thuật của nhà văn đều có xuất phát điểm ở quan
niệm của tác giả về thế giới, về con người. Từ lâu, quan niệm nghệ thuật đã
được xem như một phạm trù thi pháp đầu tiên và cơ bản nhất trong thi pháp
học. Không thể cắt nghĩa được những yếu tố thi pháp cụ thể, hoặc các thủ
pháp nghệ thuật của tác giả nếu không nắm bắt quan niệm nghệ thuật của nhà
văn. Do vậy, tìm hiểu thi pháp tự sự của Truyền kỳ tân phả chỉ có thể bắt đầu
từ quan niệm nghệ thuật của nữ sỹ Đoàn Thị Điểm.
1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Thế giới nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật là thành phẩm chỉnh thể tổng hợp trên cả hai
phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Văn bản ngôn từ
xét từ một mặt, chỉ là một biểu hiện của hình thức bề ngoài tác phẩm. Tác
phẩm toàn vẹn xuất hiện như một thế giới nghệ thuật.
Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người, về mặt tâm lý
học, nó phục vụ từng quy luật sau: Con người sống trong thế giới khách thể,
bốn chiều (ba chiều không gian và một chiều thời gian), nó phải thích nghi
với ba chiều không gian và sự biến đổi của thời gian (chronotop). Mọi cảm
xúc, tri giác đều gắn với thế giới đó, không thể miêu tả sự sống mà không
miêu tả thế giới của con người. Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo
mang tính cảm tính có thế cảm thấy được của nghệ sĩ, là một kiểu tồn tại đặc


12

thù, có trong chất liệu và trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống
nhất của mọi yếu tố, đa dạng trong tác phẩm. Thế giới nghệ thuật có cấu trúc,
có ý nghĩa riêng nó chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của tác giả về
thế giới như một quy luật tuyệt đối. Do có quy luật, nên thế giới nghệ thuật là
một cấu tạo hữu hạn, có tính ước lệ so với thế giới thực tại.
Đọc vào một tác phẩm văn học dù là thơ, kịch hay truyện, kí, ở mức độ
cụ thể khác nhau, ta đều có thể bắt gặp trước hết là lời kể, sự bộc bạch miêu
tả, lời thoại, tiếp đó là các chi tiết về con người, môi trường, hành động, với
từng nhân vật, từng quan hệ, mâu thuẫn, xung đột, nhận ra tính cách, số phận,
nỗi niềm nhân vật, cuối cùng nhận ra con người, cuộc đời, thế giới và ý nghĩa
nhân sinh.
Trong thế giới nghệ thuật khơng chỉ có thế giới được miêu tả, mà cịn
có thế giới miêu tả, thế giới của những người kể chuyện, của những nhân vật
trữ tình…Bên trong thế giới này lại có con người kể chuyện và con người trữ
tình cần được tìm hiểu.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới
M. Gorky từng nói “văn học là nhân học”. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng
quan niệm “Con người chính là điểm xuất phát cũng là đích hướng đến của
văn học”. Có thể nói con người là tinh hoa của cuộc sống luôn được văn học
hướng đến khám phá và thể hiện. Trong bức tranh đa sắc màu của cuộc sống và
văn chương, con người chính là trung tâm của sự phản ánh và thể hiện. Viết về
con người mỗi nhà văn có một quan niệm nghệ thuật khác nhau. Quan niệm
nghệ thuật về con người là một phương diện thi pháp của tác phẩm. Trong giáo
trình “Dẫn luận thi pháp học” GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ
thuật về con người chính là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã
được hóa thân thành các nguyên tắc phương tiện, biện pháp thể hiện con người
trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân


13

vật trong đó”. Là một phương diện quan trọng của thi pháp học, quan niệm
nghệ thuật về con người không chỉ bộc lộ nghệ thuật thể hiện nhân vật trong
tác phẩm mà còn phản ánh chiều sâu cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con
người về cuộc đời. Do đó, nó là một yếu tố cơ bản và then chốt của một chỉnh
thể nghệ thuật chi phối các phương diện nghệ thuật khác của thi pháp và góp
phần tạo nên tính độc đáo trong cách thể hiện tác phẩm. Vì vậy, thơng qua quan
niệm nghệ thuật về con người của nhà văn, ta có thể hình dung đầy đủ tư tưởng
nghệ thuật cũng như dấu ấn sáng tạo của nhà văn ấy.
Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới là nguyên tắc cắt nghĩa
thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho khả năng
thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất
để đánh giá, giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nhà văn là người suy nghĩ
về con người đặt con người trong một thế giới nghệ thuật, từ đó nêu ra những
tư tưởng mới, khám phá nhiều quan niệm nghệ thuật về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới thể hiện ở điểm nhìn
nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lý
của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lý
các biến cố và quan hệ nhân vật. Quan niệm nghệ thuật về con người và thế
giới chẳng những cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác
phẩm văn học cụ thể, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển
tiến hoá của văn học.
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới trong Truyền kỳ tân
phả của Đoàn Thị Điểm
Quan niệm nghệ thuật thường bộc lộ trực tiếp qua các phát ngôn lý
thuyết, những lời tự bạch hoặc tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn. Quan niệm
nghệ thuật bộc lộ cụ thể, sinh động nhất là qua hệ thống hình tượng của tác
giả. Nhiều khi quan niệm lý thuyết của nhà văn chỉ mang tính văn bản, hoặc


14

chỉ dừng lại ở bình diện nhận thức lý trí. Lịch sử văn học từng chứng kiến
nhiều trường hợp tự mâu thuẫn của nghệ sỹ: mâu thuẫn giữa tuyên ngôn lý
thuyết và thực tế sáng tác. Vì vậy các lời tự bạch, tuyên bố của nhà văn không
thể là bằng chứng duy nhất đáng tin cậy. Đi tìm bằng chứng về quan niệm
nghệ thuật của nhà văn không đâu tốt hơn là tìm ngay trong hệ thống hình
tượng nghệ thuật mà nhà văn xây dựng. Trong trường hợp hiếm hoi về tài liệu
như Đồn Thị Điểm, chúng ta cịn có thể dự đoán quan niệm nghệ thuật của
bà qua thân thế và hoàn cảnh sáng tác.
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác và thân thế nữ sĩ
Đoàn Thị Điểm sinh ra tại xã Giai Phạm, huyện Văn Giang (trong tỉnh
Hưng Yên ngày nay) vào năm 1705, được ni lớn từ gia đình bên mẹ của bà
nơi xã Vu Điện, nay thuộc huyện Nam Sang, tỉnh Nam Định. Cha của bà là
ơng Đồn Doãn Nghi, thi trượt kỳ thi hội tại tỉnh, trở về quê và mở một
trường dạy học cùng hành nghề thày thuốc. Trên bà Điểm có người anh trai là
Đồn Doãn Luân. Bất kể là con gái, bà Điểm được theo học cùng người anh.
Mười sáu tuổi, Đoàn Thị Điểm được một người bạn của cha bà là Thượng thư
Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi. Nhà của quan thượng thư ở phường Bích
Câu - sát kề Quốc tử giám, nơi được coi là trung tâm văn hóa đương thời với
rất nhiều dinh thự lớn, ngày đêm dập dìu văn nhân tài tử. Ơng cũng là người
sau đó muốn tiến cung bà vào phủ chúa Trịnh. Tuy nhiên, bà đã không đồng ý
với sự sắp xếp này và muốn quay về sống với cha mẹ hơn.
Trong suốt quãng thời gian bà ở nhà ông Lê Anh Tuấn và ở tại gia đình
của chính mình, bà đã được tiếp xúc với các nhà trí thức đương đại. Bà là một
thiếu nữ xinh đẹp, có học thức cao, và nhiều người đàn ông muốn hỏi cưới bà,
nhưng bà cương quyết từ chối. Trong thâm tâm bà xem tất cả họ là không
xứng với trình độ trí thức của bà. Bà Đồn Thị Điểm “thường hay thà rằng
đừng lập gia đình hơn là phải kết hơn với một người mà mình khơng lấy làm
u thương”. Vì khơng tìm được người xứng đơi, bà sẵn sàng sống độc thân.



15
Năm 1729, khi ở tuổi hai mươi lăm, cha bà từ trần. Khơng lâu sau đó,
anh bà cũng mất đi, để lại cho bà trách nhiệm trông nom hai đứa con của
người anh cùng người chị dâu đau ốm nặng. Bà đã hành nghề thày thuốc và
dạy học để giúp đỡ gia đình người anh và ni mẹ già, nhưng bà vẫn tiếp tục
việc học của mình. Về sau, bà còn nhận lời dạy học trong phủ Chúa Trịnh.
Chắc hẳn, đây là khoảng thời gian mà bà đã tận mắt thấy những cảnh phồn
hoa, tai đã nghe những chuyện thâm cung bí sử, cho đến cả những cuộc thanh
trừng thảm khốc mà chính những người quen thân của bà từng là nạn nhân
(Thượng thư Lê Anh Tuấn, Thượng thư Nguyễn Cơng Hãng đều vì bị nghi
ngờ chống lại việc Trịnh Giang lên ngôi mà bị cách chức, sau bị bắt uống
thuốc độc chết). Nhưng chỉ sau một thời gian, bà lại quay trở về quê và mở
một trường dạy học. Rời phủ chúa có lẽ vào những năm đầy biến động, quê
nhà và các vùng lân cận đều đã bị tàn phá vì loạn lạc, Đồn Thị Điểm khi ấy
35 tuổi đã đưa cả gia đình đến lánh nạn và mở trường dạy học ở Chương
Dương (nay thuộc Thường Tín - Hà Nội).
Có thể nói, Thăng Long chưa lúc nào tách khỏi cuộc đời Đoàn Thị Điểm,
kể cả khi bà đã quyết rửa sạch lòng trần, yên phận với nghề dạy học và bốc
thuốc thì tiếng tăm về tài sắc của bà đã khiến các danh sĩ Hà thành trong đó có
Đặng Trần Cơn, có “Trường An tứ hổ”… khơng để bà được yên. Lại một lần
nữa bén duyên với mảnh đất Thăng Long khi bà ưng thuận lời cưới hỏi của ông
Nguyễn Kiều người làng Phú Xá (Phú Thượng - Tây Hồ ngày nay), một học
giả quan chức, là người mà bà đã tìm thấy một sự tâm đắc về mặt trí thức. Bà
kết dun với ơng vào lúc đã ba mươi bẩy tuổi. Hơn một tháng sau khi cưới và
liền kề sau đó là ba năm bà chờ chồng đi sứ Trung Hoa để chu tồn cơng vụ,
tiếp nữa là ba năm hạnh phúc ngắn ngủi ở quê chồng. Sau khi trở về, ông được
bổ nhiệm làm việc tại tỉnh Nghệ An, và bà Điểm đã đi theo chồng. Bà đã mất
tại đó, khơng có con, vào năm 1748 khi bà được bốn mươi bốn tuổi.



16
Bà Đoàn Thị Điểm viết Vân Cát Thần Nữ Truyện vào thập niên 1730,
khi dạy học tại quê nhà của bà trước khi lấy chồng. Truyện này được gộp
trong một tuyển tập của bà có nhan đề là Truyền Kỳ Tân Phả. Bà đã viết ở
một thời điểm khi mà văn chương Việt Nam tiến vào một giai đoạn phát triển
mới. Có nhiều văn gia tự do, có học thức hơn, một số người thuộc các gia
đình nghèo khó, là những người khơng có chức vụ trong chính quyền và,
giống như thân phụ của bà Điểm, kiếm sống bằng việc hành nghề thày thuốc
và dạy học. Những văn gia - hàn nho này đã tạo ra một mơi trường trí thức cởi
mở, đối chọi với ý thức hệ Khổng học. Tiếp xúc với họ, bà biết là họ đã viết
với sự quan tâm lớn lao về cuộc sống của cá nhân và của cả cộng đồng dân
tộc trong một thời đại biến động, thăng trầm. Họ đã vay mượn cốt truyện cho
các câu chuyện của họ từ văn học dân gian và từ đời sống của người nghèo để
thách đố Khổng học, mặc dù khơng trực tiếp.
Nhìn chung lại, cuộc đời bà Điểm ngắn ngủi bốn mươi bốn năm hiện lên
khơng khác gì một thiên truyền kì với rất nhiều sóng gió. Cả cuộc đời bà chủ
yếu vẫn gần gũi hơn với nếp sống bình thường của một gia đình nhà nho
nghèo, đời đời làm nghề dạy học chốn thôn q. Đồn Thị Điểm cùng gia
đình đã nhiều lần phải di cư từ nơi này đến nơi khác. Tình hình xã hội lúc này
khơng ổn định: loạn lạc, đói rét ln ln rình rập. Lại thêm gánh nặng gia
đình sau khi cha và anh nối nhau qua đời, để lại cho bà mẹ già, chị dâu đau
ốm, các cháu nhỏ mồ cơi mà bà thì gần như suốt đời cơ đơn chiếc bóng. Hai
câu mở đầu của Chinh phụ ngâm khúc:
“Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân”
Mà bà dịch nơm như vận vào với cuộc đời bà Điểm. Chính thời đại đó,
hồn cảnh riêng đó, đã kết hợp cùng với tài văn xuất sắc của bà để làm
nên Chinh phụ ngâm khúc diễn âm và Truyền kỳ tân phả truyền tụng đến tận
ngày nay.



17
1.2.2. Quan niệm nho gia về xã hội và con ngƣời
Nho giáo là một học thuyết không những nổi tiếng ở phương Đơng mà
cịn trên tồn thế giới. Tư tưởng Nho giáo gắn liền với thời kỳ phát triển của
nhà nước phong kiến với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Có rất nhiều
quan niệm mà Nho giáo đặt ra như: Tam cương: chỉ mối quan hệ quân - thần
theo quan niệm Nho giáo luôn yêu cầu hai phía phải chuẩn mực. Vua phải là
vua sáng, Tơi phải là lương thần, bề tôi phải trung thành với vua, thần phải
suốt đời thờ một vua. Quan hệ phu - tử chỉ mối quan hệ giữa cha và con là
cha nhân từ thì con phải có hiếu. Quan hệ phu - phụ chỉ mối quan hệ vợ
chồng là người vợ phải nghe theo chồng, luôn luôn thủ tiết với chồng. Ngũ
thường là năm phẩm chất ln ln phải có và khơng thể thay đổi trong con
người đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Ngồi ra Nho giáo cịn quan niệm về cái
Chí của người nam nhi, dạy về đạo hiếu của người làm con, quan niệm về mối
quan hệ Sư - Đệ, Bằng - Hữu, Huynh - Đệ….
Đối với người phụ nữ theo quan niệm của Nho giáo phải Tam tòng, Tứ
đức. Tam tòng nghĩa là Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải
nghe theo cha; Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải nghe theo chồng; Phu tử
tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con trai. Quy định tam tòng người phụ
nữ khi xuất giá lấy chồng thì hồn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành
người nhà chồng, chứ không được nương nhờ ai nữa. Bên cạnh đạo tam tịng,
cịn có đạo tứ đức gồm: phụ công, phụ dung, phụ ngôn và phụ hạnh. Trong
đó, Cơng: nữ cơng, gia chánh phải khéo léo. Tuy nhiên các nghề với phụ nữ
ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, bn bán, với người phụ
nữ giỏi thì có thêm cầm, kỳ, thi, họa; Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã,
gọn gàng, biết tơn trọng hình thức bản thân; Ngơn: lời ăn tiếng nói khoan thai,
dịu dàng, mềm mỏng; Hạnh: tính nết hiền thảo. trong nhà thì nết na, kính trên
nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng. Ra
ngồi thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt.



18
Tất cả đều quy tụ về mối quan hệ giữa con người với con người. Đây là
mối quan hệ đơn giản nhất mà cũng rất phức tạp, vì con người phải có quan
hệ với những cộng đồng khác như: gia đình, xã hội, nhà nước…Tức là Nho
giáo địi hỏi con người phải xác định được ta đứng ở vị trí nào trong mối quan
hệ ấy và phải luôn luôn làm trịn bổn phận của mình. Điều này được đưa vào
trong văn học mang tính chất truyền bá và giáo dục. Khi viết các tác giả văn
học trung đại theo quan niệm của Nho giáo ln địi hỏi văn chương phải tuân
thủ theo nguyên tắc: “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí”. Nghĩa là văn chương
với mục đích văn để trở đạo, thơ để nói chí. Đó là quan niệm của Nho giáo về
xã hội và con người trong văn học trung đại.
Từ giai đoạn thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX với sự biến đổi của hoàn
cảnh lịch sử xã hội. Lúc này, nhà nước phong kiến đang bắt đầu đi vào con
đường suy thoái khủng hoảng trầm trọng và khơng có lối thốt. Ý thức hệ
phong kiến đó là tư tưởng Nho giáo cũng bị khủng hoảng, các quan niệm về
tam cương, ngũ thường với những giá trị chính thống của Nho giáo bị lung
lay. Phong trào nơng dân khởi nghĩa phát triển liên tục, tính dân chủ được
hình thành. Từ yếu tố lịch sử xã hội và những tư tưởng của thời đại đã tác
động đến văn học. Điều đó làm cho nền văn học trung đại có sự thay đổi trong
diện mạo cũng như trong quan niệm sáng tác. Các tác giả đều chịu sự chi phối
của tư tưởng Nho giáo, họ là những môn đệ của Thánh hiền cộng với sự tác
động trực tiếp của hiện thực cuộc sống. Văn chương một phần vẫn theo quan
niệm “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí” nhưng đã có sự đổi mới trong quan
niệm của người sáng tác, họ viết theo quan niệm“sở kiến, sở văn” những điều
mắt thấy, tai nghe dựa trên những người thật, việc thật trong lịch sử - xã hội
đương thời, có sự kết hợp giữa yếu tố siêu hình và yếu tố hiện thực. Văn
chương ngồi nhiệm vụ “chở đạo” nó còn phản ánh hiện thực cuộc sống và số
phận con người. Mục đích của người sáng tác cũng thay đổi, với họ văn



19
chương lúc này không chỉ làm đẹp cái đạo của Nho giáo mà cịn có nhiệm vụ
thể hiện thái độ của người nghệ sĩ với cuộc đời. Khẳng định những giá trị
chân chính của con người những vấn đề về đạo đức, về lịng thủy chung, về
tình u và hạnh phúc trần thế….Người viết khám phá ra những con người
mới, đi sâu hơn vào tâm tư tình cảm của nhân vật để họ xuất hiện như một tất
yếu của lịch sử. Đồng thời lên án, phê phán thế lực phong kiến chà đạp lên
quyền sống con người. Tạo ra một bước ngoặt lớn cho văn học dân tộc “đó là
sự ra đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa”. Vẫn là những câu chuyện cũ
nhưng các tác giả có sự đổi mới trong cách kể, cách viết, cách nhìn nhận nhân
vật nên hầu như những người viết sau này hay thêm vào chữ “tân” trong
nhan đề tác phẩm: Truyền kỳ tân phả, Tân truyền kỳ lục…Đoàn Thị Điểm là
một tác giả tiêu biểu cho sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Truyền kỳ tân phả được ra đời vào khoảng thế kỷ XVIII - đây được
nhận định là thế kỷ vàng của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Nếu các truyện ở
những giai đoạn trước như: truyện Thiên uyển tập anh; truyện Tam tổ thực
lục; truyện Việt điện u linh tập; truyện Lĩnh Nam chích quái; truyện Nam Ông
mộng lục; truyện Giao chỉ ký; truyện Báo cực truyện….chỉ giống như là cuốn
biên niên sử ghi chép lại gần như nguyên bản ngắn gọn các sự tích, truyền
thuyết về các sự kiện và các nhân vật lịch sử. Đặc biệt các câu truyện này đều
kể lại các sự tích với hầu hết nhân vật trung tâm là nam giới, đề cao uy quyền
của vua chúa, có quá nhiều yếu tố mê tín dị đoan, chưa đưa vào trong văn học
được cái nhìn hài hịa mà vẫn cịn nặng về một phía. Thì đến Đồn Thị Điểm
với tài năng sáng tác văn học, đã chọn cho mình một hình tượng nhân vật
trung tâm là nữ giới. Những người phụ nữ ấy qua cách kể của tác giả họ hiện
lên với đầy đủ màu sắc, cung bậc tình cảm: yêu, ghét, buồn, vui, giận hờn,
trách móc, có những suy nghĩ, ước mơ, hoài bão cá nhân....Trong truyện của
Đoàn Thị Điểm họ được đề cao về tài năng, đạo đức, phẩm chất, họ được ca



20
ngợi ngay cả khi còn sống, đến khi họ chết thì trở thành một con người linh
thiêng. Vì thế, mà Truyền kỳ tân phả đã trở thành tác phẩm bước đầu mang
nhiều yếu tố phôi thai của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
Giống như Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm cũng ghi
chép lại truyện cũ. Nhưng bà có sự cách tân trong cách kể thường thêm vào
trong câu truyện những vần thơ, văn tế, biền ngẫu…cũng như trong việc
truyền tải thông tin về các nhân vật lịch sử gắn liền với yếu tố tâm linh. Đó là
những câu chuyện về cuộc đời và con người trong buổi xế chiều của xã hội
phong kiến Việt Nam, được biểu hiện dưới màu sắc kỳ ảo, hoang đường. Đây
là một hình thức nghệ thuật độc đáo trong văn xi Việt Nam trung đại.
Nhiều tác phẩm văn xuôi tự sự khác ra đời vào giai đoạn này như
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ gồm 20 truyện, cũng là kể lại các câu
chuyện lỳ kỳ xảy ra trong dân gian. Truyền kỳ mạn lục phán ánh một hiện
thực thối nát của chế độ phong kiến lúc bấy giờ; phạm vi phản ánh tương đối
rộng, đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội: cờ bạc, trộm cắp, dịch bệnh, ma quỷ
hồnh hành… con người được đề cập ở đó là: sư sãi, học trị, thương nhân,
nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục… Nhưng chủ yếu Nguyễn Dữ dành sự quan
tâm nhiều hơn đến những người dân lương thiện, những người phụ nữ phải
chịu nhiều đau khổ do chiến tranh, đói nghèo, cướp bóc, dịch bệnh…như các
truyện: Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái
Châu, Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Lý tướng quân…
Trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ với tư tưởng chủ đạo là tư
tưởng Nho gia, ông cho người đọc thấy được cái xấu xa của xã hội, vạch trần
chế độ chính trị đen tối, sự mục nát của triều đại đương thời, phê phán bọn
vua quan tàn bạo, phỉnh nịnh, dâm tà… để hiện lên cảnh chiến tranh khiến
cho nhân dân khổ. Từ đó, đề cao ca ngợi bậc minh quân thánh hiền, nêu
gương những con người đạo đức, tiết nghĩa, nhân hậu, thủy chung…Sâu thẳm



×