Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Tìm hiểu chính sách đối ngoại của mỹ dười thời tổng thống ronald reagan (1980 1988)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.97 KB, 101 trang )

-*-*-*-*.
TRƯờNG ĐạI HọC VINH
KHOA LịCH Sử
-----------------------

Trần thị hồng
KHóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC

TìM HIểU CHíNH SáCH ĐốI NGOạI CủA Mỹ
DƯớI THờI TổNG THốNG RONALD REAGAN
(1980 - 1988)
CHUYÊN NGàNH SƯ PHạM LịCH Sử
Khóa: 47 (2007 - 2010), Lớp: A

Giáo viên hớng dẫn

PGS.TS NGUYễN CÔNG KHANH

VINH, 2010

1


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Công Khanh người thầy đã gợi ý đề tài và tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình làm
khố luận.
Tơi cũng nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa lịch sử, đặc
biệt là các thầy cô trong tổ lịch sử thế giới, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian thực hiện khố luận. Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tơi hồn thành khố luận này.


Vinh, 15 tháng 4 năm 2010
Tác giả
Trần Thị Hồng

2


BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
CHDC: Cộng hồ dân chủ
CHND: Cộng hồ nhân dân
CHLB: Cộng hoà liên bang
CMTG: Cách mạng thế giới
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CNCS: Chủ nghĩa cộng sản
NATO: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
PTCM: Phong trào cách mạng
PTGPDT: Phong trào giải phóng dân tộc
START: Đàm phán giảm vũ khí chiến lược
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

3


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................6
3. Nhiệm vụ, mục đích của đề tài........................................................................8

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................8
5. Đóng góp của khố luận..................................................................................9
6. Bố cục của đề tài...............................................................................................9
B. NỘI DUNG.............................................................................................................10
CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ RA ĐỜI CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TỔNG THỐNG R.REAGAN....................................10
1.1 Tình hình thế giới khi R.Reagan làm Tổng thổng.....................................10
1.2 Tình hình nước Mỹ khi R.Reagan lên làm Tổng thống.............................16
1.2.1 Tình hình kinh tế...................................................................................16
1.2.2 Tình hình chính trị - xã hội..................................................................18
1.3 Chính sách đối nội của R.Reagan...............................................................21
1.3.1 Vài nét về Ronald Reagan....................................................................21
1.3.2 Chính sách đối nội của R.Reagan........................................................24
1.4 Chính sách đối ngoại của Mỹ trước thời Tổng thống R.Reagan..............27
CHƯƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG R.REAGAN..................................................35
2.1 Những nét chính trong chính sách đối ngoại của R.Reagan.....................35
2.2 Chính sách của Mỹ đối với một số khu vực cụ thể....................................40
2.2.1 Chính sách đối với Liên Xơ..................................................................40
2.2.2 Chính sách đối với Trung Quốc...........................................................58
2.2.3 Chính sách đối với một số khu vực khác.............................................66
2.2.4 Chính sách đối với Việt Nam................................................................72
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG RONALD REAGAN...........................................77
3.1 Về kết quả chính sách đối ngoại của Tổng thống R.Reagan.....................77
3.2 Những tác động của chính sách đối ngoại của Ronald Reagan................82
3.2.1 Những tác động đối với nước Mỹ.........................................................82
3.2.2 Tác động đối với thế giới......................................................................87
C. KẾT LUẬN............................................................................................................93
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................96

E. PHỤ LỤC...............................................................................................................98

4


5


1. Lý do chọn đề tài

A. MỞ ĐẦU

Những thay đổi trong tương quan lực lượng thế giới từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai đã tạo điều kiện để Mỹ và Liên Xô vươn lên thành các siêu cường.
Cuộc chạy đua để giành giật ảnh hưởng giữa hai siêu cường Xơ - Mỹ đã dẫn đến
sự hình thành các liên minh kinh tế, chính trị, quân sự đối lập nhau do mỗi siêu
cường chi phối và lãnh đạo. Do sự đối đầu và thù địch giữa hai hệ thống xã hội
mà đứng đầu là hai siêu cường Xô - Mỹ, có thể nói các mối quan hệ giữa các
nước trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối những năm 1980
đều chịu sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của các chiến lược toàn cầu của Mỹ
và Liên Xô.
Để thực hiện tham vọng làm bá chủ toàn cầu ngay sau khi chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc, Mỹ đã thực thi chính sách đối ngoại với mục tiêu “ngăn
chặn” Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN), đàn áp phong trào cách
mạng thế giới (PTCMTG). Tuy nhiên, trước thế tiến công liên tục từ nhiều phía
của PTCMTG, các chiến lược và học thuyết phản cách mạng của Mỹ từ Truman
đến Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon đã liên tục bị thất bại nặng nề ở khắp
nơi. Đến cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cục diện thế giới có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ: Hai trung tâm kinh tế Tây Âu và Nhật Bản đã có bước phát triển rất
nhanh chóng; sự lớn mạnh của Ấn Độ và Trung Quốc; đặc biệt là sự bành trướng

thế lực của Liên Xô thông qua việc Liên Xô đưa quân vào Afganistan, Liên Xô
hậu thuẫn cho Ba Lan tuyên bố “Tình trạng chiến tranh” nhằm trấn áp các thế
lực đối lập ở Ba Lan. Bối cảnh thế giới cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã tạo nên
nhiều thách thức đối với vị trí bá quyền của Mỹ. Sau thất bại liên tiếp trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam (1975) và cách mạng Hồi giáo Iran (1979)…
tình hình nước Mỹ càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Năm 1980, Ronald
Reagan lên nhậm chức, Tổng thống thứ 40 của Mỹ và ngay sau đó đã có những
điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các chính sách hồ dịu của
Nixon, sự chú trọng vào kinh tế và trục Bắc - Nam của Carter bị lãng qn, thay
vào đó là chính sách chống cộng lên tới cực điểm. R.Reagan muốn lật lại chính
sách đối ngoại trong vòng 15 năm qua và quay trở lại thời kỳ sau khi mới kết
thúc chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà Mỹ rõ ràng là kẻ cầm đầu liên minh
chống lại khối XHCN. Về quân sự, Mỹ ráo riết thực hiện âm mưu phá thế cân
bằng về chiến lược quân sự với Liên Xô; đồng thời lôi kéo các nước đồng minh
tham gia vào chiến lược này để giảm bớt gánh nặng chiến tranh cho Mỹ, giúp
Mỹ tiếp tục thực hiện âm mưu làm bá chủ thế giới trong lúc địa vị của Mỹ bị suy
yếu nghiêm trọng trên trường quốc tế.
6


Tự nhận mình là kẻ “lãnh đạo thế giới tự do” Mỹ đã dính líu hầu như
trong mọi mối quan hệ quốc tế của các nước, các khu vực. Ý đồ chiến lược,
chính sách của chính quyền Reagan khơng chỉ tác động trực tiếp đến nước Mỹ
nói riêng mà cịn tác động không nhỏ đến quan hệ đối nội, đối ngoại của các
quốc gia, các khu vực trên thế giới. Chính vì vậy, việc tìm hiểu chính sách đối
ngoại của Mỹ trong bối cảnh cuộc “chiến tranh lạnh mới” có ý nghĩa quan trọng
đối với việc nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ II
đến nay.
Đề tài càng có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa giáo dục sâu sắc khi Việt Nam
là một đối tượng quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Nếu như dưới

thời Nixon, Việt Nam là nơi diễn ra “cuộc đụng đầu lịch sử” giữa hai phe, hai
cực trong cuộc “chiến tranh lạnh” thì dưới thời Reagan, Việt Nam trở thành
mục tiêu của Mỹ và các nước phương Tây thực hiện chính sách cấm vận về kinh
tế; kích động các thế lực thù địch nổi dậy chống phá cách mạng Việt Nam, phá
hoại khối đoàn kết dân tộc. Đồng thời, Mỹ cịn tìm cách gạt bỏ ảnh hưởng của
Việt Nam ra khỏi nhiều vấn đề trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân Việt
Nam tiếp tục đứng lên đấu tranh chống lại các chính sách của Mỹ, bảo vệ thành
quả cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, góp phần quan trọng làm thất
bại âm mưu bá chủ thế giới của Mỹ.
Từ những lý do có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, chúng tơi đã
mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng
thống Ronald Reagan 1980 – 1988” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học của
mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung, dưới thời Tổng thống
Reagan nói riêng cho đến nay khơng phải là vấn đề mới nữa, nó đã trở thành đề
tài thu hút sự quan tâm của giới khoa học cũng như chính trị. Đã có khá nhiều
cơng trình của các tác giả, tập thể tác giả nghiên cứu đến chính sách đối ngoại
của Reagan và những vấn đề có liên quan như:
- Tác phẩm “Đặc biệt tin cậy – vị đại sứ ở Wasinhton qua sáu đời Tổng
thống Mỹ” của nguyên Đại sứ Liên Xơ Dbrynin tại Mỹ, đã trình bày khá rõ
nguyên nhân dẫn tới sự “căng thẳng” trong quan hệ Mỹ - Xô, các cuộc đàm
phán giữa Reagan và các nhà lãnh đạo Liên Xô về nhiều vấn đề: giải trừ qn bị,
hạn chế vũ khí tiến cơng chiến lược… tác giả cũng đã đưa ra nhận xét khá khách
quan về những tác động của chính sách đối ngoại của chính quyền Reagan.
- Tác phẩm “Lịch sử ngoại giao” của tác giả Jean - Baptiste Dueoselle do
Lưu Đoàn Huỳnh và Quách Ngọc Bảo dịch năm 1994 cũng đã đề cập đến chính
7



sách khơi phục lại vị trí đứng đầu về qn sự của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống
Reagan; về vấn đề tên lửa Châu Âu và kế hoạch “chiến tranh giữa các vì sao”.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã thuật lại các cuộc đàm phán, thương lượng giữa
Reagan và Goocbachôp về các vấn đề: giải trừ quân bị, vũ khí hạt nhân, về quan
hệ Đơng - Tây…
- Dưới góc độ của cuộc “chiến tranh lạnh”, tác giả Trương Tiểu Minh
trong tác phẩm “Chiến tranh lạnh và di sản của nó” cũng đã phân tích về quan
hệ Mỹ - Xơ, Mỹ - Trung dưới thời Tổng thống Reagan đồng thời cũng đưa ra
một số nhận xét về tác động của các mối quan hệ đó.
- Trong tác phẩm “Ngọn lửa chiến tranh lạnh” tác giả Lý Kiện đã có
những đánh giá về cuộc chạy đua vũ trang do Mỹ cầm đầu diễn ra trong suốt nửa
đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX; mục đích của chính phủ Reagan khi tiến hành
chạy đua vũ trang. Bên cạnh đó tác giả còn đề cập đến các cuộc thương lượng
giữa Mỹ và Liên Xô về cắt giảm tên lửa tầm trung INF, cắt giảm vũ khí chiến
lược (START)… và những tác động của cuộc chạy đua vũ trang trong những
năm 1980 đối với các khu vực trên thế giới.
- Ở Việt Nam, tác giả Trần Nam Tiến, Nguyễn Tuấn Khanh, Trần Phi
Tuấn trong tác phẩm “Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000)” đã phân
tích khá sâu sắc về sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Reagan đối với
Liên Xô và Trung Quốc; quan hệ quốc tế ở Á, Phi, Mỹ Latinh dưới tác động của
chính sách đối ngoại của chính quyền Reagan. Đồng thời, tác giả cịn đề cập đến
các cuộc thương lượng cắt giảm vũ khí chiến lược giữa Liên Xô và Mỹ trong nửa
sau thập niên 80 của thế kỷ XX, đánh giá về kết quả và tác động của các cuộc
thương lượng đó.
- Bên cạnh đó, tác phẩm “Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế
giới trong 25 năm tới (1996-2020)” của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn
Cơ Thạch; các số của tạp chí “Châu Mỹ ngày nay”, Tạp chí “Nghiên cứu quốc
tế”; một số chuyên đề của GS. Nguyễn Anh Thái, PGS. Nguyễn Quốc Hùng,
cũng đề cập nhiều đến vấn đề này. Ngoài ra, Thơng tấn xã Việt Nam cũng có

nhiều chun khảo luận bàn, đánh giá về tình hình đối nội và đối ngoại của nước
Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan.
Mặc dù còn nhiều quan điểm và cách nêu vấn đề chưa khách quan, chưa
rõ ràng, nhưng nhìn chung các nguồn tài liệu này đã nêu lên được nhiều vấn đề
có giá trị liên quan tới chính sách đối ngoại của nước Mỹ dưới thời Tổng thống
Reagan, được chúng tôi đánh giá rất cao trong quá trình thực hiện đề tài này.

8


3. Nhiệm vụ, mục đích của đề tài
Về thời gian, khoá luận tập trung nghiên cứu trong khoảng từ năm 1980, là
lúc Reagan lên nhậm chức Tổng thống và đưa ra chính sách đối ngoại - chiến
lược tồn cầu mới của Mỹ, đến khi Reagan kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình
năm 1988 và giao lại ngơi Tổng thống cho G.Bush - ơng chủ mới của Nhà
Trắng. Ngồi ra, các vấn đề có liên quan ở trước và sau khoảng thời gian này
cũng được đề cập đến trong quá trình thực hiện đề tài.
Về khơng gian, khố luận nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ trong
phạm vi tác động tồn thế giới, trong đó trọng tâm là đối với Trung Quốc, Liên
Xô và Việt Nam.
Nghiên cứu đề tài này khố luận muốn hướng tới:
- Trình bày một cách khái quát về chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau
chiến tranh thế giới II.
- Xác định nội dung, đặc điểm chủ yếu, biện pháp thực hiện và bản chất
chính sách đối ngoại của Reagan - chiến lược toàn cầu mới của Mỹ.
- Làm sáng tỏ vị trí quan trọng của Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam
trong chiến lược toàn cầu của Reagan.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới
thời Tổng thống Reagan và phân tích những tác động của chính sách đó đối với
nước Mỹ nói riêng, thế giới nói chung.


4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
 Nguồn tài liệu:
Đây là đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội có ý nghĩa chính trị cao, do
vậy trong q trình thực hiện, chúng tơi đã dựa vào những nguồn tài liệu đáng tin
cậy từ các cuốn sách của NXB Chính trị quốc gia, NXB Khoa học xã hội, NXB
Văn hố thơng tin, NXB Giáo dục, NXB Thanh niên, các tài liệu nghiên cứu
thuộc tạp chí Nghiên cứu Châu Mỹ, Tạp chí nghiên cứu quốc tế, tài liệu tham
khảo của Thơng tấn xã Việt Nam… Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, cũng
như do yêu cầu của một khố luận tốt nghiệp đại học nên chúng tơi chỉ sử dụng
một số tài liệu nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt.
 Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở quan điểm lịch sử cụ thể của chủ nghĩa Mác - Lênin, khoá luận
chú trọng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic trong nghiên cứu chính
sách đối ngoại của Mỹ thời Tổng thống Reagan 1980 - 1988. Bằng hệ thống sử
liệu đã được phân tích, khố luận sử dụng phương pháp đối chiếu và so sánh, để
có thể rút ra một số nhận xét về chiến lược toàn cầu của Reagan. Ngồi ra khố
luận cịn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp.
9


5. Đóng góp của khố luận
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các thế hệ đi trước, thông qua việc
xử lý nguồn tài liệu có liên quan, khố luận tiếp tục:
- Làm rõ thêm nguồn gốc ra đời, nội dung, những biểu hiện và những tác
động của chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Reagan đối với tình
hình quan hệ quốc tế cũng như đối với nước Mỹ trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX;
đồng thời rút ra những nhận xét về xu hướng phát triển của chính sách này trong
giai đoạn sau đó.
- Nêu ra, phân tích các đối sách của các nước đối với chính sách của Mỹ;

vị trí của các nước, các khu vực trong chiến lược toàn cầu của Reagan; các mối
quan hệ “chằng chéo” trong quan hệ quốc tế của cuộc “Chiến tranh lạnh mới”.
- Phân tích những âm mưu thâm độc của chính quyền Reagan trong chính
sách đối với các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam… và các khu vực
như: Trung cận Đông, Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi và Mỹ Latinh.
Đồng thời khẳng định vai trò của nhân loại tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa bá quyền của Mỹ.

6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm ba
chương
Chương 1: Những nhân tố tác động đến sự ra đời chính sách đối ngoại của
Tổng thống R. Reagan.
Chương 2: Những biểu hiện của chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời
Tổng thống R. Reagan.
Chương 3: Một số đánh giá về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời
Tổng thống R. Reagan.

10


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ RA ĐỜI
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TỔNG THỐNG R. REAGAN
1.1 Tình hình thế giới khi R. Reagan làm Tổng thống
Mỹ bước ra khỏi chiến tranh thế giới II với sức mạnh tăng lên vượt bậc.
Là nước tham chiến sau cùng, bản thân nước Mỹ vượt ra ngoài tầm ngắm của
bom đạn chiến tranh nên khơng bị tàn phá. Nhờ đó, Mỹ có cơ hội tập trung phát
triển kinh tế và khoa học kỹ thuật. Trong thời kỳ đầu thế chiến II, Mỹ lại đứng

trung lập, đóng vai trị lái súng, bán vũ khí cho các nước tham chiến, cho nên tư
bản Mỹ đã thu được 114 tỷ đô la lợi nhuận. Sau chiến tranh, trong khi các địch
thủ nguy hiểm của Mỹ như Đức, Ý, Nhật bị bại trận và kiệt quệ, còn các nước
Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên yếu đi rất
nhiều và bị phụ thuộc vào Mỹ về tài chính, thì Mỹ lại làm giàu trên sự đổ nát của
Châu Âu và thế giới: Mỹ chiếm khoảng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp và 3/4
dự trữ vàng của thế giới tư bản; Mỹ nắm độc quyền về bom nguyên tử và
phương tiện đưa vũ khí nguyên tử tới đích xa; Mỹ có trên 3000 căn cứ quân sự
lớn nhỏ rải khắp thế giới. Tình hình đó đã đem lại cho Mỹ những ưu thế lớn
trong quan hệ với các nước TBCN, Mỹ trở thành cường quốc lớn nhất, là chủ nợ
lớn nhất của thế giới. Điều này góp phần quyết định việc thực hiện tham vọng
bành trướng thế giới của Mỹ.
Với những ưu thế tuyệt đối đó, Mỹ trở thành siêu cường đứng đầu thế giới
TBCN. Về chính trị, phạm vi ảnh hưởng của Mỹ được mở rộng hơn bất cứ thời
kỳ nào trước đây. Nhờ những ưu thế này, Mỹ hồn tồn có cơ sở để hoạch định
chiến lược toàn cầu mới với mục tiêu làm bá chủ thế giới, song Mỹ đã vấp phải
trở ngại to lớn đó là ảnh hưởng của Liên Xơ ngày càng gia tăng. Việc Liên Xơ
giúp đỡ các nước XHCN mới hình thành ở Đông Âu, thiết lập hệ thống XHCN
thế giới, tranh thủ điều kiện hồ bình lâu dài để khơi phục và phát triển đất nước,
nhanh chóng giành thế chiến lược cân bằng với Mỹ; thêm vào đó là sự phát triển
mạnh mẽ của PTGPDT ở khắp các châu lục được Liên Xô hậu thuẫn tạo nên trở
ngại thực sự đối với mưu đồ của Mỹ.
11


Trong bối cảnh đó, cho rằng cần phải ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô,
Mỹ đã dùng ảnh hưởng sức mạnh qn sự và tài chính lơi kéo các nước phương
Tây phát động cuộc “Chiến tranh lạnh” chống lại Liên Xô và phe XHCN cũng
như PTGPDT trên thế giới. Mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai là nhất quán và không thay đổi. Chiến lược đó đã có

những tác động tới tình hình thế giới, nhưng ngược lại tình hình thế giới cũng chi
phối rất lớn buộc các chính quyền Mỹ phải có những điều chỉnh nhằm đối phó
với tình hình mới.
Năm 1980, Reagan lên cầm quyền và trở thành vị Tổng thống thứ 40 của
nước Mỹ. Lúc này, tình hình thế giới và trong nước có những biến đổi quan
trọng. Mặc dù khơng phải là một hồn cảnh “khó khăn, đen tối chưa từng có
trong lịch sử nước Mỹ” như thời Tổng thống Nixon, song bối cảnh lúc bấy giờ
cũng đặt chính quyền Reagan trước những thử thách mới đầy khó khăn.
Mục tiêu số một trong chiến lược tồn cầu của Mỹ là làm suy yếu Liên Xô
và các nước XHCN rồi tiến tới làm tan rã các nước này. Thế nhưng sự phát triển
của lịch sử lại diễn ra hoàn toàn trái ngược với ý đồ của giới cầm quyền Mỹ.
Trong khi Mỹ liên tiếp gặp phải những khó khăn từ sau thất bại thảm hại trong
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thì Liên Xơ khơng ngừng phát triển mạnh
mẽ về quân sự và tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi
và Trung Đông.
Việc Liên Xô đưa quân vào Afganistan là biểu hiện sự bành trướng chính
trị của Liên Xơ vào thế giới thứ ba đúng vào thời kỳ đang hồ hỗn. Sự kiện này
chiếm vị trí vơ cùng quan trọng trong lịch sử chiến tranh lạnh. Afganistan giữ
một vị trí chiến lược ở khu vực Tây Á, là khu đệm quan trọng giữa Liên Xô với
Israel, là hành lang dẫn tới vùng sản xuất dầu mỏ Trung Đông. Cả Mỹ và Liên
Xô đều khơng thể ngồi n nhìn Afganistan bị phá vỡ vai trị làm khu đệm Đơng
- Tây. Tháng 12/1979, Liên Xơ đưa qn đội tiến vào Afganistan, lật đổ chính
quyền Amin (lãnh tụ của Đảng dân chủ nhân dân). Một chính phủ mới của
Afganistan được thành lập do B. Karman đứng đầu (B. Karman nguyên là đại sứ
của Afganistan ở Tiệp Khắc). Sau sự kiện đó, chính quyền Carter nhanh chóng
có những phản ứng cứng rắn. Tại cuộc họp báo ngày 28/12/1979, Carter chỉ trích
Liên Xơ “thơ bạo, đi ngược lại những nguyên tắc đã được quốc tế công nhận”,
là “sự đe doạ rõ rệt đối với hồ bình”. Dưới con mắt của nhà cầm quyền Mỹ,
12



Liên Xô đưa quân vào Afganistan đã thể hiện bước leo thang trong hành động
can thiệp vào thế giới thứ ba; là sự xâm lược quân sự trắng trợn, đe doạ vùng
vịnh Pecxich giàu có và nhiều mỏ dầu, đe doạ con đường giao thông trên biển
mà cả thế giới cần đến để vận chuyển số lượng lớn năng lượng; tạo nên sự thách
thức nghiêm trọng đối với an ninh khơng chỉ ở vùng Tây Á, Trung Đơng mà cịn
cả đối với phương Tây. Vì thế, Mỹ đã “đi đầu trong việc lên án Liên Xô tại Liên
Hiệp Quốc, tẩy chay Thế vận hội 1980 tại Matxcơva, triệu hồi đại sứ Mỹ tại Liên
Xơ, u cầu Thượng nghị viện đình chỉ thảo luận hiệp định hạn chế vũ khí chiến
lược Mỹ - Xô giai đoạn hai, thực hiện trừng phạt kinh tế đối với Liên Xô, chủ
động viện trợ quân sự và các viện trợ khác cho các nước láng giềng của
Afganistan là Pakistan” [13,162]. Việc Liên Xô đưa quân vào Afganistan dựng
lên chính quyền thân Xơ là một chiến thắng của Liên Xô trong việc mở rộng
phạm vi ảnh hưởng của mình. Đó là một thách thức đối với Mỹ, đặc biệt là đối
với chính quyền Reagan. Yêu cầu quan trọng nhất đối với chính quyền Reagan
trong vấn đề Afganistan lúc này là làm sao loại bỏ được sự bành trướng của Liên
Xô đối với khu vực này, điều mà chính phủ Carter trước đó đã khơng làm được.
Bên cạnh đó, vị thế của Liên Xơ ngày càng được nâng cao ngay trong nội
bộ phe XHCN. Việc Liên Xô hậu thuẫn cho Ba Lan tuyên bố “tình trạng chiến
tranh” nhằm trấn áp các thế lực đối lập ở Ba Lan là một minh chứng. Vào cuối
năm 1980, tình hình nội bộ Ba Lan có những chuyển biến rất phức tạp. Một số
phần tử quá khích, cực đoan lợi dụng những khó khăn của xã hội đã kích động
cơng nhân nổi lên chống chính quyền ở một số nơi. Từ tháng 6/1980, nhiều cuộc
biểu tình, đình cơng diễn ra ở hơn 150 nhà máy, xí nghiệp. Những diễn biến trên
khiến giới lãnh đạo Liên Xô lo lắng. Tại cuộc họp ngày 29/10/1980 của Bộ
Chính trị ban chấp hành Đảng cộng sản Liên Xô, các thành viên đã lên tiếng ủng
hộ lệnh ban bố tình trạng thiết quân luật ở Ba Lan. Được sự hậu thuẫn của Liên
Xô, Hội đồng Nhà nước Ba Lan đã ra sắc lệnh thiết quân luật trên toàn quốc kể
từ 0 giờ ngày 13/12/1981. Hội đồng quân sự cứu nước được thành lập và tiến
hành bắt giam một số phần tử cực đoan của “cơng đồn đoàn kết”. Nhà nước Ba

Lan đã ra lời kêu gọi nhân dân Ba Lan kiên quyết ngăn chặn mọi mưu đồ của
bọn phản động trong nước và các thế lực phản động quốc tế, đưa đất nước vượt
qua khủng hoảng, bảo vệ thành quả của CNXH. Mỹ tố cáo Liên Xô đã nhúng tay

13


vào nội tình Ba Lan, đồng thời tuyên bố áp dụng chính sách trừng phạt kinh tế
đối với Ba Lan.
Vào nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống
Mỹ ở các nước Mỹ Latinh dâng cao mạnh mẽ. Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ lây lan
đến khắp châu lục, khiến cho các quốc gia Mỹ Latinh vốn bị lệ thuộc nhiều vào
nền kinh tế Mỹ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Tại khu vực này, vốn được coi là
“sân sau” của Mỹ, hầu như mọi hoạt động về kinh tế và chính trị đều bị Mỹ chi
phối. Sự thống nhất đất nước và cách mạng thành cơng ở Việt Nam thổi một
luồng gió mới đến nhân dân Mỹ Latinh làm bùng lên ngọn lửa cách mạng, thơi
thúc các dân tộc vùng lên chống sự kìm kẹp của Mỹ và chống lại các chế độ thân
Mỹ. Cách mạng Cuba, mặc dù bị Mỹ bao vây, cấm vận vẫn phát triển, qua đó
ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. Mọi hành động đàn áp của Mỹ và các
thế lực thân Mỹ không thể ngăn chặn được phong trào nhân dân Mỹ Latinh đấu
tranh chống các chế độ độc tài thân Mỹ ở Nicaragoa, El Salvador và Grenada.
Mỹ phải căng ra để đối phó, địa vị bá quyền của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng.
Sự suy yếu địa vị bá quyền của Mỹ còn được thể hiện ngay trong nội bộ
phe đế quốc đồng minh của Mỹ. Một mục tiêu quan trọng trong chiến lược toàn
cầu của Mỹ là giữ vững địa vị khống chế, nô dịch các nước đồng minh. Tuy
nhiên, từ nửa sau thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau
thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực lực của Mỹ
ngày càng giảm sút về mọi mặt. Trong khi đó, Nhật Bản và Tây Âu từ chỗ bị vùi
trong cảnh đổ nát của thế chiến II đã nhanh chóng vươn lên, từng bước rút ngắn
khoảng cách với Mỹ, thậm chí trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Mỹ, là

mối đe doạ của Mỹ. Sau chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù nằm dưới sự kiềm
toả của Mỹ, Nhật Bản vẫn phục hồi nhanh chóng một phần nhờ vào chiến tranh
Triều Tiên và sau đó là chiến tranh Việt Nam. Hai cuộc chiến tranh này đã kích
thích sức sản xuất của Nhật và mang về cho họ các khoản lợi nhuận khổng lồ,
đưa Nhật Bản đạt đến sự phát triển “thần kỳ”. Trong những năm 70, Nhật Bản
đã vươn lên thành một cường quốc trong thế giới tư bản, và là một trong ba trung
tâm tài chính, kinh tế của thế giới TBCN. Nhật Bản nhanh chóng trở thành nền
kinh tế cạnh tranh chính của Mỹ. Trong quan hệ với Mỹ, Nhật Bản địi hỏi phải
có được quyền tự chủ nhiều hơn.

14


Đối với Tây Âu, thị trường thống nhất được hình thành và ngày càng mở
rộng đã tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững. Việc xoá bỏ hàng rào thuế quan
và hình thành liên minh Châu Âu (EU)( European union) đã tạo ra thế chủ động,
độc lập, gạt bỏ vai trò và ảnh hưởng truyền thống của Mỹ. Châu Âu đã tiến một
bước dài trong công cuộc thống nhất thị trường chung Châu Âu, với một thị
trường lớn hơn thị trường Mỹ, dân số cũng đông đúc hơn và trình độ học vấn
cũng cao hơn. Châu Âu thời kỳ này đang chủ trương hồ dịu với Liên Xơ và có
những động thái tích cực trong việc hợp tác kinh tế với nước này. Quá trình hợp
tác giữa Liên Xô, Đông Âu và Tây Âu đã làm giảm vai trò của Mỹ trong khu vực
này.
Ba trung tâm tư bản: Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản cạnh tranh lẫn nhau về kinh
tế khiến cho quan hệ càng trở nên căng thẳng và lâm vào những cuộc chiến tranh
mậu dịch. Với việc dựa trên các tiến bộ về khoa học - kỹ thuật, kinh tế Tây Âu
và Nhật Bản có những bước phát triển nhanh chóng dẫn đến sự suy yếu về kinh
tế lẫn vị thế của Mỹ. Nếu năm 1945 GNP của Mỹ chiếm 52% trong toàn bộ thế
giới tư bản thì đến những năm 1970 giảm xuống chỉ còn 28% trong so sánh với
Tây Âu là 24,7% và Nhật Bản là 7,7%. Tuy nhiên, đây chỉ đơn thuần là những

mâu thuẫn về kinh tế và khơng có nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang. Như vậy,
địa vị quốc tế của Mỹ đã bị sa sút nghiêm trọng ngay cả trong mối quan hệ với
các nước đồng minh.
Ở khu vực Viễn Đông, Trung Quốc sau khi giành được độc lập đã vươn
lên thành một “quân cờ trong bàn cờ chính trị” trong khu vực cũng như trên thế
giới. Thời kỳ này, những mâu thuẫn Trung - Xô vốn nảy sinh từ lâu, nay càng trở
nên gay gắt. Điều đó khiến chính quyền Mỹ phải nhận định lại vai trò của Trung
Quốc trong hệ thống XHCN. “Nhân tố Trung Quốc” sẽ giúp Mỹ thực hiện
những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình. Mở rộng quan hệ với
Trung Quốc thời kỳ này là một việc cần làm đối với Mỹ. Trên thực tế, Mỹ đã sử
dụng “con bài Trung Quốc” nhằm gây sức ép đối với Liên Xô. Đáp lại, Trung
Quốc cũng đã có những tín hiệu bật đèn xanh cho q trình bình thường hố
quan hệ Trung - Mỹ. Trong bài nói chuyện ngày 01/01/1979, Đặng Tiểu Bình
khẳng định: “… Trong các cơng việc quốc tế, chính sách cơ bản của chúng ta
tuân thủ là do Mao chủ tịch và Thủ tướng Chu Ân Lai lúc sinh thời định ra,
nhưng họ chưa kịp thực hiện đã phải đi xa. Chúng ta thực hiện một phần ý
15


nguyện của họ. Việc ký kết điều ước hồ bình hữu hảo Trung - Nhật và bình
thường hố quan hệ Trung - Mỹ, có lợi cho hồ bình và ổn định của thế giới, có
lợi cho sự nghiệp chống bá quyền quốc tế” [22, 323]. Tuy nhiên, mối quan hệ
“tốt đẹp” này lại trở nên căng thẳng trong những năm cuối thập niên 70, đầu
thập niên 80 của thế kỷ XX xoay quanh vấn đề Đài Loan. Điều này gây khó khăn
cho Mỹ trong việc lợi dụng “con bài Trung Quốc” để đối phó với Liên Xơ và
giải quyết nhiều vấn đề quốc tế khác.
Bản thân nước Mỹ cũng đang bị “ám ảnh” bởi cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam kết thúc với mốc là quân đội nhân dân Việt
Nam giải phóng hồn tồn Miền Nam Việt Nam vào tháng 5/1975. Ảnh hưởng
của chiến tranh Việt Nam với chiến tranh lạnh là rất sâu sắc. Cuộc chiến tranh

này đã làm Mỹ tiêu hao rất nhiều nhân lực và vật lực, dẫn tới địa vị và thực lực
của Mỹ xuống dốc nhanh chóng. Ngược lại, khi Mỹ “sa lầy” trong chiến tranh
Việt Nam, Liên Xô lại tăng nhanh thực lực của mình, đặc biệt là trên lĩnh vực
quân sự. Vào đầu thập niên 70, Liên Xô đã giành được vị trí cân bằng chiến lược
với Mỹ, trong so sánh lực lượng Xơ - Mỹ đã có những bước điều chỉnh quan
trọng trong chiến lược đối ngoại của mình. Nixon đã từng nói: “Cái thời mà
nước Mỹ làm cho cuộc xung đột của mọi nước khác thành của mình, hay chỉ bảo
nhân dân các nước khác phải làm sao giải quyết các vấn đề riêng của họ đã qua
rồi” [2,11]. Trong bối cảnh đó, Liên Xơ đã lợi dụng sức mạnh của Mỹ bị suy
yếu, nhanh chóng tăng cường ảnh hưởng và thẩm thấu vào các khu vực như:
Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Mỹ La tinh. Sau khi kết thúc chiến tranh Việt
Nam, ảnh hưởng của Liên Xô ở Việt Nam được tăng cường. Việt Nam trở thành
đồng minh quan trọng của Liên Xô ở Châu Á. Cuối những năm 1970, đầu năm
1980, Liên Xô đã ủng hộ việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Mỹ ra sức
biến Việt Nam thành trận tuyến quan trọng để ngăn chặn Liên Xô và “nguy cơ
cộng sản”, nhưng tốn nhiều cơng sức mà vẫn khơng thể giữ được chính quyền
Việt Nam Cộng Hồ. Ngược lại “Mỹ thốt thân khỏi Việt Nam” mà vẫn chưa
xảy ra cái gọi là “xáo động chính trị” sau khi mất Việt Nam.
Như vậy, cho đến cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, tình hình thế giới đã có
những biến đổi mạnh mẽ buộc chính quyền Reagan phải có cách nhìn mới,
đường lối mới cho mục tiêu bá quyền của mình.

16


1.2 Tình hình nước Mỹ khi R. Reagan lên làm Tổng thống
Trong hệ thống các chính sách đối ngoại khác nhau của giới cầm quyền
Mỹ lần lượt thực hiện trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai thì chính
sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống R. Reagan lại nổi bật bởi sự xuất
hiện của nó gắn bó chặt chẽ với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ.

1.2.1 Tình hình kinh tế
Mỹ bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai với sức mạnh tăng lên vượt
bậc, trở thành siêu cường số một thế giới TBCN về tất cả các mặt, đặc biệt là về
kinh tế. Với những ưu thế tuyệt đối đó, Mỹ đã khống chế, nô dịch các nước đồng
minh, buộc các nước này phải lệ thuộc vào Mỹ. Mỹ tự coi mình là “lãnh đạo thế
giới tự do, chống lại sự lan tràn và ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản”, can dự
vào nhiều vấn đề ở các khu vực trên thế giới để thực hiện mục tiêu bá chủ của
mình. Sau thời gian dài phải dồn sức cho cuộc chạy đua vũ trang đầy tốn kém
với Liên Xô, do cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa ở Việt Nam và các hoạt
động quân sự khác, đến cuối những năm 1960, nền kinh tế Mỹ bắt đầu rơi vào
tình trạng kiệt quệ và suy thoái nghiêm trọng.
Càng leo thang xâm lược Việt Nam, các khoản chi phí trực tiếp cũng như
gián tiếp ngày càng tăng. Khi chính quyền L.Jonhson “Mỹ hố” cuộc chiến
tranh xâm lược thì bình qn mỗi năm Mỹ phải chi trả từ 25 đến 30 tỷ đô la. Chỉ
trong hai năm cuối nhiệm kỳ Tổng thống L.Jonhson chi tiêu quốc phịng lên tới
58,4 tỷ đơ la, trong đó ngân sách chiến tranh ở Việt Nam chiếm phần lớn. Trong
3 cuộc chiến tranh lớn mà Mỹ đã tham gia thì chiến tranh Việt Nam là cuộc
chiến tranh lâu dài nhất (chiến tranh thế giới I, chiến tranh thế giới II và chiến
tranh Việt Nam), tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Chi phí khổng lồ cho
chiến tranh, nước Mỹ ngày càng vấp phải những khó khăn lớn về kinh tế, tài
chính.
Đến thời Nixon, mọi “căn bệnh kinh tế” của Mỹ đều trở nên trầm trọng
hơn trước, ngân sách trong nước thiếu hụt. Ngay trong năm tài chính đầu tiên
(1969 - 1970) của chính quyền Nixon, ngân sách Mỹ bị hụt 2,9 tỷ đô la, đến năm
sau con số đó lên tới 23,6 tỷ đơ la. “Đó là sự thiếu hụt ngân sách lớn nhất so với
bất kỳ Tổng thống nào khác sau chiến tranh thế giới thứ hai”. Thêm vào đó tình
trạng giá cả tăng vọt, đồng đô la liên tục bị mất giá, tiền lương công nhân liên tục
giảm sút, xuất cảng đình đốn, thị trường trong nước bị hàng hố nước ngồi làm
17



rối loạn, địa vị của những hoạt động kinh doanh của Mỹ ở các thị trường nước
ngoài bị suy yếu nghiêm trọng. Năm 1970, GDP (giá trị tổng sản phẩm quốc
dân) của Mỹ chỉ còn chiếm 23% thế giới. Do hậu quả của chính sách đối ngoại
hiếu chiến của các chính quyền Mỹ, cho nên cuối năm 60, đầu những năm 70 trở
thành “kỷ nguyên của những cuộc suy thoái” đối với nền kinh tế Mỹ. Dưới thời
Tổng thống Ford, Carter, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, từ
cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, nước Mỹ lâm vào một cuộc khủng hoảng
triền miên và tính chất tàn phá nặng nề. Để đối phó lại, các Tổng thống Ford,
Carter đã thực hiện những biện pháp cải cách nhưng không đi đến kết quả.
Bước chân vào Nhà Trắng năm 1980, Reagan được tiếp nhận một nước
Mỹ với nền kinh tế đang ở trong tình trạng rối ren và khủng hoảng mà các Tổng
thống tiền nhiệm để lại, trong đó nhức nhối nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế
diễn ra trong những năm 1979 – 1982. Sức tàn phá nặng nề của cuộc khủng
hoảng này khiến người Mỹ gọi thời kỳ này là “thập niên suy thoái”, “thập niên
lạm phát”, “thập niên thất nghiệp”,…
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1979 – 1982 diễn ra trên các mặt:
- Năng suất lao động giảm sút nghiêm trọng: nếu những năm 1958 – 1966
là 2,77%/năm; 1969 – 1973 là 1,44%/năm thì đến năm 1979 – 1981 giảm xuống
cịn 0,43%/năm. Về cơng nghiệp, cũng tương tự với những thời gian như trên
năng suất đã giảm từ 3,4% xuống 2,79%/năm, rồi 1,18%/năm. Ngành nông
nghiệp cũng như thế: 2,81%/năm, xuống 1,58%/năm và 1,75%/năm. Ngành tài
chính, bảo hiểm xã hội và kinh doanh bất động sản tương ứng với thời gian kể
trên cũng giảm từ 2%/năm, xuống 0,3%/năm và kéo dài mức 0,3%/năm cho mãi
tới năm 1982. Các ngành dịch vụ giảm từ 1,08% (trong những năm 1958 – 1966)
xuống 0,5%/năm từ năm 1973 đến năm 1982.
- Sản xuất cơng nghiệp giảm sút vượt xa dự đốn của các nhà doanh
nghiệp Mỹ: giảm 8%/năm, có những ngành giảm tới 12%; 11% và 10% (như
trong ngành vật liệu xây dựng, ngành khai khống).
- Sự rối loạn về tài chính, tiền tệ, tín dụng: đầu những năm 70, hệ thống

tiền tệ Brít tơn Út (Bretton Wood) sụp đổ, dẫn đến lạm phát gia tăng và tiền tệ
rối loạn, (lạm phát gia tăng 14% vào năm 1980). Thâm hụt ngân sách của Mỹ
ngày càng trở nên nghiêm trọng: những năm 1960 – 1980 là 10%.

18


- Sự suy yếu tương đối trong lĩnh vực cạnh tranh quốc tế: từ 1973 đến nay,
Mỹ luôn luôn ở trong tình trạng nhập siêu nghiêm trọng, trong kim ngạch xuất
khẩu luôn luôn đứng sau Nhật Bản và Tây Đức. Địa vị kinh tế, tài chính của Mỹ
trên trường quốc tế rõ ràng đã suy giảm đi nhiều [18, 428].
Từ cuộc khủng hoảng này, chính quyền Reagan phải đối mặt với những
con số đáng báo động, thâm hụt ngân sách năm 1982 là 17% và năm 1983 là
30%; sản xuất công nghiệp giảm sút, đặc biệt trong ngành luyện kim, năm 1982
giảm 47% so với năm 1981, công nghiệp sản xuất xe ô tô năm 1982 giảm 50 vạn
chiếc so với năm 1981 là 6,5 triệu chiếc. Nạn lạm phát và thất nghiệp gia tăng.
Địa vị kinh tế của Mỹ trên trường quốc tế bị suy giảm. Việc áp dụng biện pháp
cấm vận, ngăn chặn kinh tế đối với Liên Xô và các nước Đông Âu dưới thời
Tổng thống Carter cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Mỹ. Kết quả là
giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Liên Xô giảm mạnh, từ 3,6 tỷ USD năm 1979
giảm xuống cịn 1,5 tỷ USD năm 1980, trong đó giá trị xuất khẩu lương thực
sang Liên Xô từ 2,8 tỷ USD năm 1979 giảm xuống còn 1 tỷ USD năm 1980,
chiếm một tỷ trọng rất lớn trong biên độ giảm về xuất khẩu với Liên Xơ của Mỹ.
Chính Reagan cũng đã phải thốt lên rằng: “Nước Mỹ đang ở vào thời kỳ sau
khủng hoảng, tình trạng kinh tế vơ cùng hỗn loạn” [20, 299].
Rõ ràng, đến cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, kinh
tế Mỹ đã rơi vào tình trạng rối ren và hỗn loạn. Nạn lạm phát và thất nghiệp gia
tăng, sức sản xuất sa sút, địa vị kinh tế của Mỹ bị suy giảm nghiêm trọng trên
trường quốc tế. Trước sự giảm sút về kinh tế, giới tư bản lũng đoạn Mỹ và các
nhóm cầm quyền Mỹ cũng đã thấy rõ rằng cần phải có những thay đổi khác

trước trong chính sách đối ngoại của Mỹ, để tiếp tục mưu đồ bá chủ thế giới và
giữ vững vị trí, quyền lợi của Mỹ trên thế giới mà trước mắt là giải quyết những
rối ren của tình hình chính trị, xã hội do chính sách kinh tế đối ngoại mà các
chính quyền trước để lại.
1.2.2 Tình hình chính trị - xã hội
Về chính trị: Do hậu quả của chính sách “sức mạnh” của Mỹ hòng làm bá
chủ thế giới bị phá sản thảm hại ở Việt Nam và nhiều nơi khác, đã đưa nước Mỹ
lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về chính trị, xã hội. Năm 1974 đã đi
vào lịch sử nước Mỹ như một năm mà nước Mỹ gặp phải một trong những cuộc
khủng hoảng chính trị nội bộ sâu sắc. Những chấn động nghiêm trọng trong
19


chính giới Mỹ gắn liền với sự rệu rã của chính quyền Nixon do “vụ Watergate”
gây ra. Ngày 8/8/1974, những chấn động đó được kết thúc bằng “một sự kiện có
một khơng hai trong lịch sử nước Mỹ” khi Nixon phải xin từ chức trước nguy cơ
bị Quốc hội khép tội và ép phải rời khỏi Nhà Trắng.
Sau khi Nixon buộc phải từ chức, ngày 9/8/1974 phó Tổng thống G. Ford
lên thay. Khi bước vào Nhà Trắng G. Ford phải tiếp nhận một đất nước với nhiều
vấn đề phức tạp. Trong xã hội, sự kính trọng đối với “định chế Tổng thống” đã
sa sút một cách nghiêm trọng. Xét về đại thể, chính quyền G. Ford vẫn duy trì
những nét cơ bản trong đường lối đối ngoại của “Học thuyết Nixon”. Cụ thể, Mỹ
vẫn tiếp tục chính sách nhằm củng cố vị trí quốc tế của Mỹ, coi việc đẩy mạnh
“sự hợp tác Đại Tây Dương” với các nước đồng minh về mặt chính trị và kinh
tế; tiếp tục mở rộng quan hệ trong khn khổ của “tam giác tồn cầu” với Liên
Xô và Trung Quốc là những mặt ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Chính
Kissinger cũng đã nhận xét: “Về mặt đối ngoại, trong chính sách của chính phủ
Mỹ sẽ khơng có gì biến đổi lớn” [1, 517].
Tuy nhiên, người kế nhiệm là G. Ford một chính trị gia có quan điểm bảo
thủ, một “con diều hâu loại siêu” trong chính giới Mỹ. Mặt khác, G. Ford phải

đối diện với tình hình khó khăn ở trong nước, sự phản đối của nhân dân… do đó
đã có những thay đổi trong quan niệm về chính sách đối ngoại. Ngày 14/4/1975
phát biểu trước Quốc hội Mỹ, G. Ford đã nhấn mạnh: “Chừng nào tơi cịn ở trên
cương vị Tổng thống thì chừng đó chúng ta sẽ khơng thể làm cho hoà dịu trở
thành loại giấy phép cho việc đục nước béo cị, hồ dịu phải là một q trình
song phương” [1, 598].
Đầu năm 1977 khi J. Carter lên làm Tổng thống thay cho G. Ford thì q
trình hồ dịu đã dần đi vào sự cáo chung. Chính quyền Carter đã coi chính sách
“hồ dịu” là sự kết hợp giữa “đấu tranh và hợp tác”, trong đó cơ bản là “đấu
tranh chiến lược tồn cầu” với Liên Xơ thực hiện “hồ bình bằng sức mạnh”
với việc Liên Xơ đưa qn vào Afganistan đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của
quá trình hồ dịu và sự trở lại của “chiến tranh lạnh”.
Trong cuộc bầu cử tháng 11/1980, Ronald Reagan người của Đảng Cộng
Hoà đã trúng cử Tổng thống. Việc thay đổi chính quyền ở Mỹ cũng có nghĩa là
sự thay đổi đáng kể trong việc xác định và thực thi chính sách đối nội, đối ngoại
của Mỹ. Chính quyền Reagan cũng không phải là ngoại lệ. Nước Mỹ vào những
20



×