Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.26 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:. Ngày dạy: Ngày dạy: Ngày dạy:. Dạy lớp 7A Dạy lớp 7B Dạy lớp 7C. Tiết 17 :. LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ. ( Chương I và chương II) 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương I và chương II về lịch sử dân tộc thời Ngô- Đinh-Tiền Lê, thời Lý. b. Về kỹ năng : Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ, sử dụng lược đồ, lập bảng thống kê, bảng đối chiếu, so sánh, làm bài tập trắc nghiệm, giải thích được một số khái niệm lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị. c. Về thái độ : Giúp học sịnh yêu thích môn học lịch sử từ đó có sự say mê, tìm tòi, học tập tốt. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị một số dạng bài tập của kiến thức chương I và chương II. b. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại toàn bộ chương I và chương II. 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số lớp - Lớp phó học tập báo cáo tình hình học bài cũ. a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Trình bày những thay đổi về mặt xã hội thời Lý? Đáp án: Xã hội thời Lý gồm hai giai cấp cơ bản: - Giai cấp thống trị: Vua, quan Địa chủ Hoàng tử, công chúa Nông dân giàu -> Họ là những người giàu có, có quyền lực. (5 điểm) - Giai cấp bị trị: Nông dân Nông dân thường Nông dân tá điền Thợ thủ công, thương nhân Nô tì -> Xã hội có sự phân hoá sâu sắc giữa các tầng lớp. (5 điểm) Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Từ thế kỉ X đến thế kỉ XII, lịch sử dân tộc ta trải qua nhiều triều đại trị vì. Các triều đại này đã không ngừng củng cố chính quyền, xây dựng kinh tế. Để giúp chúng ta nắm chắc và tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, tiết học này chúng ta sẽ làm bài tập chương I và chương II. b. Dạy nội dung bài mới 1. Dạng bài tập trắc nghiệm (10’) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu nội dung em cho là đúng: * Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ, thiết lập một triều đình mới ở trung ương vì:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. Muốn bãi bỏ bộ máy cai trị cảu họ Khúc. B. Muốn cắt đứt quan hệ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc, xây dựng nền độc lập, tự chủ của nước mình. C. Muốn bỏ chức Tiết độ sứ vì không thích. * Người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế và giải thích tại sao ông lại lên ngôi Hoàng đế: A. Ngô Quyền B. Lê Hoàn C. Đinh Bộ Lĩnh D. Ngô Xương Văn - Khẳng định: Người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng. Khẳng định nước ta ngang hàng với nhà Tống, không phụ thuộc vào bất cứ nước ngoài nào. * Bài 3: Đánh dấu X vào ô trống đầu câu em cho là đúng về việc Thái hậu họ Dương suy tôn Lê Hoàn lên làm vua: x. Vua Đinh vừa mất, người kế vị Đinh Toản còn nhỏ.. x. Quân Tống đang ngấp nghé ở biên cương chuẩn bị xâm lược nước ta.. x. Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại ủng hộ. Bà Thái hậu họ Dương có tình cảm với Lê Hoàn.. x Lê Hoàn là người tài giỏi. * Bài 4: Đánh dấu X vào ô trống đầu câu em cho là đúng: Nhận xét, đánh giá về nền kinh tế Đinh- Tiền Lê và giải thích nhận định đó: Nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, thủ công nghiệp và thương nghiệp chưa phát triển. x. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ. Nền kinh tế nông nghiệp chưa phát triển mạnh mà chỉ phát triển thủ công. nghiệp. Có nền kinh tế nông nghiệp và ngoại thương phát triển. - Thời Đinh-Tiền Lê bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ vì: Nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển tương đối toàn diện: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước chứ không phụ thuộc vào đế quốc bên ngoài, có khẳ năng bảo vệ nền độc lập tự chủ. * Bài 5: Xác định nội dung đúng: Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua đã có những việc làm gì để xây dựng đất nước: A. Năm 1010, dời đô về Đại La đổi tên thành là Thăng Long. B. Năm 1042, ban hành bộ Hình thư. C. Năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt. D. Năm 1075, Lý Công Uẩn chỉ huy quân tấn công vào đất Tống. 2. Bài tập điền cột A sang cột B sao cho đúng (8’).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Cột A 1. Năm 939 2. Năm 968 3. Năm 979 4. Năm 1009. Cột B Lý Công Uẩn lên ngôi vua (4) Lê Hoàn lên được suy tôn lên làm vua (3) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (2) Ngô Quyền lên ngôi vua (1). Cột A Cột B 1. Năm 938, Ngô Quyền a. Đánh bại quân xâm lược Tống trên… (3) 2. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh b. Đánh bại quân Nam Hán…(1) 3. Năm 981, Lê Hoàn c. Đánh dẹp 12 sứ quân thống…(2) 4. Năm 1075, Lý Thường Kiệt d. Mở Quốc tử giám (Trường đại học đầu…)(5) 5. Năm 1076, thời Lý e. Chỉ huy quân tấn công vào…(4) 3. Bài tập vẽ sơ đồ (10’): Bộ máy chính quyền thời Ngô: Vua. Quan văn. Quan võ. Thứ sứ các châu. - Bộ máy chính quyền thời Tiền Lê: Vua. Thái sư. Quan văn. Đại sư. Quan võ. Tăng quan. 10 lộ. Phủ. Châu. - Bộ máy chính quyền thời Lý : Hướng dẫn học sinh... 4. Bài tập lập bảng thống kê (10’) Triều Kinh tế Xã hội Văn hoá Quân sự đại Triều Chia làm hai giai Ngô cấp cơ bản: Thống trị và bị trị. Triều Nông nghiệp, Chia làm hai gia - Giáo dục chưa Đinh thủ công cấp cơ bản: Thống phát triển. nghiệp, thương trị và bị trị. - Đạo Phật phát nghiệp triển..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Triều Tiền Lê. Nông nghiệp, Chia làm hai gia thủ công cấp cơ bản: Thống nghiệp, thương trị và bị trị. nghiệp phát triển. Triều Lý. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh. - Giai cấp thống trị : Địa chủ : Hoàng tử, nông dân giàu - Bị trị : Nông dân. - Có nhiều loại hình văn hoá dân gian. - Giáo dục chưa phát triển. - Đạo Phật phát triển. - Có nhiều loại hình văn hoá dân gian. - Giáo dục có tiến bộ. - Đạo Phật phát triển mạnh. - Nghệ thuật điêu khắc phát triển.. - 10 đạo quân gồm cấm quân và quân địa phương. - Cấm quân - Quân địa phương - Chế độ « ngụ binh ư nông ».. c. Củng cố, luyện tập (2’): Lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XII trải qua 4 triều đại: Ngô- Đinh- Tiền Lê, Lý. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã ra sức xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố nền độc lập tự chủ của đất nước, làm cho đất nước ngày càng phát triển đi lên. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Ôn tập toàn bộ nội dung đã học - Tiết sau ôn tập. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY Về thời gian: Về kiến thức: Về phương pháp:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>