1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN DUY VINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT – ĐỨC HÀ TĨNH
GIAI ĐOẠN 2008 – 2015
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.05
2
Vinh tháng 12/2008
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮTU VIẾT TẮTT TẮTT
ĐCSVN
CBCNV
CĐ - ĐH
CHXHCN
CNC
CNH - HĐH
CNKT
DED
GD - ĐT
GD KTNN
GTZ
GVDN
HS – SV
INWENT
KHCN
KTV
KT-XH
LĐTB & XH
NCKH
QLGD
SPKT
TCDN
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Đảng Cộng Sản Việt Nam
Cán bộ công nhân viên
Cao đẳng- Đại học
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Điều khiển kỷ thuật số
Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố
Cơng nhân kỹ thuật
Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức
Giáo dục- Đào tạo
Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp
Tổ chức Hợp tác Khoa học kỹ thuật Đức
Giáo viên dạy nghề
Học sinh- Sinh viên
Tổ chức bồi dưỡng và Phát triển Quốc tế Đức
Khoa học- Công nghệ
Kỹ thuật viên
Kinh tế - Xã hội
Lao động- Thương binh và Xã hội
Nghiên cứu khoa học
Quản lý giáo dục
Sư phạm kỹ thuật
Tổng cục dạy nghề
MỤC LỤCC LỤC LỤCC
PHẦN I. MỞ ĐẦU............................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG.......................................................................................9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.....................10
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:......................................10
1.1.1 Khái niệm về giáo viên:.................................................................10
1.1.2 Khái niệm về đội ngũ giáo viên:....................................................11
1.1.3 Khái niệm về chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên:.........................................................12
3
1.1.4 Khái niệm về QL, QL nguồn nhân lực, QL ĐNGV.......................20
1.1.5 Khái niêm về đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại:............................22
1.1.6 Giải thích từ ngữ: dạy nghề, mơ đun, chương trình khung, tiêu
chuẩn kỷ năng nghề trong đào tạo nghề..................................................24
1.2 Quan niệm về bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên:....................25
1.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................28
1.3.1 Vị trí vai trị của nguồn nhân lực đối với sự phát triển KT-XH.........28
1.3.2 Giáo dục – Đào tạo với sự phát triển Kinh tế – Xã hội..................30
1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở các trường dạy
nghề................................................................................................35
1.3.4 Tiêu chuẩn giáo viên trường Cao đẳng nghề..................................39
Chương 2. THƯC TRẠNG ĐỘI NGŨ GVDN TRƯỜNG CĐN VIỆT
ĐỨC HÀ TĨNH.............................................................................41
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường CĐN Việt - Đức HT...41
2.1.1 Tình hình Kinh tế - Xã hội Tỉnh Hà Tĩnh.....................................41
2.1.2 Thực trạng, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động HT 43
2.1.3 Khái quát về công tác đào tạo nghề tại tỉnh Hà Tĩnh....................47
2.1.4 Quá trình hình thành và phát triển của trường CĐN Việt - Đức Hà
Tĩnh...............................................................................................48
2.2 Chức năng, NV và tổ chức bộ máy của trường CĐN Việt - Đức HT.. 50
2.2.1 Chức năng nhiệm vụ:.....................................................................50
2.2.2 Tổ chức bộ máy của trường CĐN Việt - Đức Hà Tĩnh..................52
2.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo......................................................55
2.2.4 Chương trình đào tạo......................................................................57
2.2.5 Kết quả đào tạo từ 2006 – 2008.....................................................57
2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên trườngCĐN Việt Đức Hà Tĩnh..............58
2.3.1 Về số lượng....................................................................................58
2.3.2 Cơ cấu đội ngũ giáo viên................................................................59
2.3.3 Phẩm chất đội ngũ giáo viên..........................................................61
2.3.4 Trình độ đội ngũ giáo viên.............................................................62
2.3.5 Năng lực đội ngũ giáo viên............................................................64
2.4 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên
trường CĐN Việt –Đức Hà Tĩnh...........................................................68
2.4.1 Phát triển về số lượng.....................................................................68
2.4.2 Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.........................69
2.5 Đánh giá chung về thực trạng ĐNGV trường CĐN Việt Đức Hà Tĩnh 72
2.5.1 Ưu điểm và những hạn chế của đội ngũ giáo viên.........................72
2.5.2 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng và phát
triển đội ngũ giáo viên....................................................................74
Kết luận chương II...................................................................................77
4
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐNGV
TRƯỜNG CĐN VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2015.............................78
3.1 Định hướng và quan điểm của việc xây dựng các giải pháp.................78
3.1.1 Định hướng của giải pháp..............................................................78
3.1.2 Quan điểm của việc xây dựng các giải pháp..................................79
3.1.3 Mục tiêu bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trường CĐN
Việt - Đức Hà Tĩnh.........................................................................80
3.2 Một số giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên trường CĐN
Việt – Đức Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2015...........................................81
3.2.1 Giải pháp Quy hoạch đội ngũ giáo viên.........................................81
3.2.2 Giải pháp có cơ chế thu hút, tuyển chọn bổ sung giáo viên...........86
3.2.3 Giải pháp Rèn luyện và sử dụng hợp lý đội ngũ GV hiện có.........88
3.2.4 Giải pháp Đào tạo bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ...................................................................92
3.2.5 Giải pháp Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về trách
nhiệm của người giáo viên.............................................................97
3.2.6 Giải pháp Tăng cường cơng tác kiểm tra và đánh giá....................99
3.2.7 Giải pháp Có chế tài phù hợp để động viên khen thưởng và xử lý
đối với cán bộ giáo viên................................................................102
3.2.8 Giải pháp Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo
viên........................................................................................................103
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp....................106
Kết luận chương 3...............................................................................107
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................109
1. Kết luận.................................................................................................109
2. Khuyến nghị..........................................................................................110
TÀI LIÊU THAM KHẢO.............................................................................112
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt nam đã
mở ra cho nước ta một bước ngoặt lịch sử, đưa nước ta sang thời kỳ đổi mới,
thời kỳ đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, vững bước đi lên CNXH. Yếu
5
tố cơ bản đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững sự nghiệp CNH HĐH là phát triển mạnh sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực. Giáo dục - Đào tạo là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng của Đảng của Dân tộc, là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và
nhà nước ta hết sức coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo. Nghị quyết Đại
hội lần thứ VIII của Đảng xác định: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo
dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài".
Trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chất lượng đội
ngũ giáo viên có vai trị quyết định đến chất lượng giáo dục - đào tạo. Vai trò
của Thầy giáo trong sự nghiệp phát triển giáo dục được khẳng định trong nghị
quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành TW Đảng khóa VIII:
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội
tôn vinh. Và: Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ
giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị tư tưởng, đạo
đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng khóa IX ngày
15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản
lý giáo dục đã chỉ đạo:
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn
diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính
chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo
dục giao đoạn 2001 - 2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo
chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu...
6
Trường cao đẳng nghề Việt - Đức Hà tĩnh được thành lập tại Quyết định
số: 1871/2007/BLĐTBXH của Bộ Lao động TBXH ngày 31/12/2007 trên cơ
sở Trường dạy nghề kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh. Trường thuộc quy hoạch
mạng lưới trường Cao đẳng nghề khu vực Bắc miền Trung và của cả nước.
Trường có cơ sở vật chất tốt, với trang thiết bị dạy nghề được phía CHLB
Đức trang bị đồng bộ hiện đại tiếp cận được với trình độ tiên tiến của khu
vực. Mục tiêu của trường là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho
quá trình CNH - HĐH của tỉnh nhà và của cả nước, đồng thời thông qua đào
tạo nghề cung cấp cho người lao động kỹ năng nghề nhằm giúp họ có khả
năng tìm kiếm việc làm có thu nhập một cách bền vững. Từ năm học 2008 2009 trường chính thức đào tạo nghề cả 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung
cấp nghề và sơ cấp nghề đúng như quy định tại Luật Giáo dục và Luật Dạy
nghề.
Trong những năm qua, tiền thân là Trường dạy nghề kỹ thuật Việt - Đức
Hà Tĩnh đã được đánh giá tốt không những về cơ sở vật chất mà còn được
đánh giá tốt về đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo và cơng tác quản lý.
Trường đã được đồn thẩm định cấp nhà nước hai Chính phủ đánh giá là dự
án có đầu tư nước ngồi thành cơng trong lĩnh vực dạy nghề.
Tuy nhiên so với yêu cầu nhiệm vụ CNH - HĐH trong giai đoạn hiện nay
của tỉnh, do trường mới được nâng cấp lên trường Cao đẳng nghề ( Tháng
12/2007) với yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và yêu cầu đào tạo, nghiên
cứu khoa học, trường còn một số vấn đề cần giải quyết sau đây:
- Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều so với yêu cầu nhiệm vụ.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên về chuyên môn, về trình độ chưa đáp ứng đủ
cho các nghề và các cấp độ đào tạo. Thiếu giáo viên có trình độ cao và chuyên
sâu.
7
- Thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao
năng lực chuyên môn và sư phạm gặp khó khăn do thiếu giáo viên đứng lớp.
- Tổ chức biên chế đội ngũ giáo viên cơ hữu chưa phù hợp so với chuẩn
của trường Cao đẳng nghề.
Vì vậy công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số
lượng, đảm bảo cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ, đạt u cầu về chất lượng
chun môn của Trường cao đẳng nghề Việt - Đức Hà tĩnh trở nên vơ cùng
cấp bách mới có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật và nghiên cứu
khoa học trong giai đoạn hiện nay.
Là một người tham gia quản lý nhà trường, với mong muốn ứng dụng
kiến thức đã được học góp phần xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh
hồn thành tốt nhiệm vụ, tơi chọn nghiên cứu vấn đề: "Một số giải pháp bồi
dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức
Hà tĩnh trong giai đoạn 2008 - 2015" làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Quản lý Giáo dục. Tơi hy vọng góp phần nghiên cứu, đề xuất một số
giải pháp thiết thực có tính khả thi nhằm bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo
viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà tĩnh trong giai đoạn 2008 - 2015.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về đội ngũ giáo viên
dạy nghề ở Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh đồng thời dựa trên cơ
sở pháp lý và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển Kinh tế - Xã
hội của địa phương, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng và phát
triển đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh về số
lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà trường
từ nay đến năm 2015.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu :
8
3.1 Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề
Việt - Đức Hà Tĩnh.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội
ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh giai đoạn 2008 2015.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề ở Trường Cao đẳng
nghề Việt - Đức Hà Tĩnh từ năm 2005- 2008.
4.2 Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi bồi dưỡng và phát triển đội
ngũ giáo viên ở Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh.
5. Giả thuyết khoa học:
Nếu có được những giải pháp có tính hệ thống, đồng bộ hợp lý và khả thi
bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức
Hà Tĩnh do tác giả đề xuất phù hợp với chủ trương phát triển Kinh tế - Xã hội
địa phương thì sẽ đáp ứng tốt nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường và chất lượng đào tạo.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
6.1 Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài.
6.2 Phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của trường Cao
đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh.
6.3 Đế xuất một số giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên
trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh giai đoạn 2008 - 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện,
nghị quyết của Đảng, nhà nước, các chuyên đề đã được học và các tài liệu
khoa học có liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2 Nhóm phương pháp thực tiễn:
9
Khảo sát, phân tích các số liệu thống kê; tổng kết phân tích tình hình
thực tiễn; phỏng vấn, tọa đàm, điều tra bằng phiếu hỏi.
7.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ.
8. Cấu trúc luận văn:
Phần I Phần mở đầu
Phần II Nội dung ( gồm 3 chương):
Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên.
Chương 2: Thực trạng đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề Việt Đức Hà Tĩnh.
Chương 3: Một số giải pháp bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên
Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh giai đoạn 2008- 2015.
Phần III Kết luận và khuyến nghị.
Cuối luận văn có:
Danh mục Tài liệu tham khảo và phụ lục.
10
PHẦN II
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG VÀ
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:
11
Để giải quyết một số vấn đề trong luận văn chúng tôi thấy cần làm rõ
một số khái niệm chủ yếu liên quan và làm cơ sở lý luận của đề tài. Các khái
niệm ở đây đều có tầm quan trọng và liên quan tới luận văn và được trình bày
thống nhất.
1.1.1 Khái niệm về giáo viên:
Có nhiều cách tiếp cận với khái niệm giáo viên. Xưa nay ông cha ta
thường nói “ Khơng thầy đố mầy làm nên”, “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ý
nói đạo lý tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn là truyền thống của người
Việt Nam từ xưa, đồng thời cũng khẳng định “ thầy giáo” là người làm nghề
dạy học.
Trong xã hội mới của chúng ta, người thầy được xã hội tôn vinh và
được coi là “kỹ sư tâm hồn” giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong từ điển
tiếng Việt, khái niệm giáo viên là người dạy học bậc phổ thông hoặc tương
đương.
Luật Giáo dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 61
nêu:
Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường
hoặc các cơ sở giáo dục khác, và Nhà giáo phải có các tiêu chuẩn sau:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ;
c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.”
Tuy cách đề cập, định nghĩa về giáo viên nêu trên theo nghĩa rộng, hẹp
khác nhau nhưng đều thống nhất ở bản chất của người giáo viên. Đó là người
làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở đào tạo
khác nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là xây dựng và hình thành kỹ
năng và nhân cách cho người học, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội.
12
1.1.2 Khái niệm về đội ngũ giáo viên:
Khi nói đến đội ngũ các nhà khoa học đều cho rằng “Đội ngũ là khối
đông người cùng chức năng, nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một
lực lượng”.
Trong các tổ chức xã hội đội ngũ được dùng như: “Đội ngũ trí thức, đội
ngũ cơng nhân viên chức, đội ngũ giáo viên...” đều có gốc xuất phát từ đội
ngũ theo thuật ngữ dùng trong qn đội. Đó là một khối đơng người được tổ
chức thành một lực lượng chiến đấu hoặc bảo vệ.
Từ đó chúng ta có thể hiểu: Đội ngũ giáo viên là một tập thể người có
cùng chức năng, nghề nghiệp ( nghề dạy học) cấu thành một tổ chức và là
nguồn nhân lực của tổ chức đó; cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện mục
tiêu giáo dục – đào tạo đã đề ra cho tập thể đó; họ làm việc theo kế hoạch
đồng thời chịu sự ràng buộc của những quy tắc hành chính của ngành và theo
quy định của pháp luật.
1.1.3 Khái niệm về chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên:
Trong công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nói chung và đội ngũ
giáo viên nói riêng, yếu tố quan trọng nhất mà nhà quản lý phải đặc biệt quan
tâm, đó là vấn đề “Chất lượng đội ngũ”. Trước khi bàn về vấn đề chất lượng
đội ngũ giáo viên chúng ta cần làm rõ một số vấn đề cơ bản sau đây.
1.1.3.1 Quan niệm về chất lượng nói chung:
Theo Từ điển tiếng Việt do nhà xuất bản văn hóa – Bộ thơng tin ấn
hành năm 1999 xác định:
Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất
của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt
nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất
13
lượng biểu hiện ra bên ngồi, qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các
thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó sự vật như một tổng thể bao
qt tồn bộ sự vật và khơng tách rời khỏi sự vật. Sự vật khi vẫn còn là
bản thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng
kéo theo sự thay đổi của sự vật, về căn bản chất lượng của sự vật bao giờ
cũng gắn với tính quy định về số lượng của nó và khơng thể tồn tại ngồi
tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất giữa số lượng
và chất lượng.
Qua đó ta có thể hiểu: Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã
hội đều có chất của nó. Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính quy
định, những đặc điểm cấu trúc khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ
ra nó là cái gì, làm phân biệt nó khác với các sự vật hiện tượng khác.
Chất lượng của sự vật, hiện tượng được biểu hiện thông qua các thuộc
tính của nó. Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính tham
gia vào quy định chất của sự vật khơng giống nhau. Có thuộc tính bản chất, có
thuộc tính khơng bản chất. Các thuộc tính bản chất tồn tại suốt trong quá trình
tồn tại của sự vật, giữ vai trò quyết định của sự vật làm cho nó khác với sự vật
khác. Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì sự vật cũng chuyển sang hình thức
trạng thái khác. Trái lại thuộc tính khơng cơ bản khơng giữ vai trị như vậy.
Chất của sự vật cịn được quy định bởi đặc điểm cấu trúc của sự vật, đó
là các yếu tố, các bộ phận cấu thành một hệ thống của sự vật, tức cấu trúc bên
trong. Cấu trúc bên trong nếu sắp xếp theo những cách thức khác nhau cũng
sẽ tạo thành những thuộc tính khác nhau của sự vật. Vì vậy khi xác định chất
của sự vật cần tính đến đặc điểm cấu trúc của sự vật.
Như vậy ta có thể kết luận: Chất lượng phản ánh mặt vô cùng quan
trọng của sự vật, hiện tượng và quá trình của thế giới khách quan. Như
14
Hêghen nói: “Chất lượng là ranh giới làm cho vật thể này khác với những vật
thể khác”.
1.1.3.2 Vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên:
Khái niệm chất lượng đội ngũ giáo viên:
Xuất phát từ những quan niệm về chất lượng như đã nêu ở trên ta có
thể hiểu chất lượng đội ngũ giáo viên là tồn bộ thuộc tính, những đặc điểm
cấu trúc của đội ngũ giáo viên. Những thuộc tính cấu trúc này gắn bó với
nhau trong một tổng thể thống nhất tạo nên giá trị và sự tồn tại của đội ngũ
giáo viên và làm cho đội ngũ giáo viên khác với đội ngũ khác.
Chất lượng đội ngũ giáo viên bao gồm những thuộc tính bản chất như:
+ Số lượng thành viên trong đội ngũ;
+ Cơ cấu của đội ngũ;
+ Phẩm chất của đội ngũ;
+ Trình độ của đội ngũ ( Chuyên môn, nghiệp vụ,…);
+ Năng lực của đội ngũ.
Nó có thể biểu diễn bởi Hình 1.1:
Phẩm chất
Trình độ
Số lượng
Năng lực
Cơ cấu
Hình 1.1 : Sơ đồ các thuộc tính bản chất của chất lượng đội ngũ giáo viên.
Cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng chất lượng đội ngũ được thể
hiện qua các yếu tố:
- Quy mô đội ngũ ( thể hiện số lượng đội ngũ);
- Cơ cấu đội ngũ;
15
- Chất lượng đội ngũ ( bao gồm: Phẩm chất, trình độ, năng lực).
Tuy cấu trúc có hơi khác nhau nhưng các yếu tố thể hiện thuộc tính bản
chất của chất lượng đội ngũ giáo viên là cơ bản giống nhau là: Số lượng, cơ
cấu, phẩm chất, trình độ, năng lực.
- Nội dung các thuộc tính bản chất của đội ngũ giáo viên:
Số lượng thành viên trong đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên là một Tổ chức xã hội, vì thế số lượng đội ngũ giáo
viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ, nó phản ánh quy mô lớn, nhỏ
của đội ngũ. Số lượng cũng thể hiện quy mô và ngược lại từ quy mô cũng nói
lên số lượng.
Số lượng giáo viên của một trường phụ thuộc vào nhu cầu đào tạo, quy
mô phát triển nhà trường và các yếu tố khách quan tác động như: Quy mô đào
tạo, giáo viên cơ hữu, chỉ tiêu biên chế, chế độ chính sách đối với giáo viên…
Song dù trong điều kiện có thể thay đổi tùy theo hồn cảnh từng trường, từng
giai đoạn muốn đội ngũ giáo viên có chất lượng, người quản lý phải giữ vững
được sự cân bằng động về số lượng giáo viên với nhu cầu đào tạo và quy mô
phát triển của nhà trường. Nếu phá vỡ hoặc không đảm sự cân bằng này sẽ tác
động đến chất lượng đội ngũ giáo viên.
Phẩm chất của đội ngũ giáo viên: Phẩm chất của đội ngũ là một trong
những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên.
Phẩm chất của đội ngũ giáo viên là yếu tố có tính chất điều khiển mọi
hành vi của đội ngũ giáo viên, làm cho sức mạnh của đội ngũ giáo viên được
phát huy hay bị kìm hãm. Phẩm chất của đội ngũ giáo viên trước hết được
quán triệt quan điểm và đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Người thầy giáo có phẩm chất tốt phải có lịng u người, u nghề, hết
lịng vì sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
16
Bên cạnh việc giác ngộ cách mạng và niềm tin u nghề nghiệp, người
thày giáo cần phải có tình cảm, hànhg động trong sáng, lành mạnh gương
mẫu, có tính sư phạm cao trong các hoạt động.
Cùng với những phẩm chất nêu trên người thầy giáo cũng cần phải có
những phẩm chất khác, đó là sự thống nhất giữa tính mục đích và tính kế
hoạch trong thiết kế và tổ chức hoạt động sư phạm, giữa tính tổ chức, kỷ luật
và tinh thần trách nhiệm với tính tự chủ; nguyên tắc sáng tạo, linh hoạt, chín
chắn; tính nghiêm khắc, lịng vị tha, yêu thương nhẫn nại đối với học sinh và
đồng nghiệp. Để hình thành nhân cách tốt đẹp ở học sinh trước hết người thầy
phải có nhân cách tốt thực sự là tấm gương cho học sinh.
Như vậy ta có thể kết luận: Phẩm chất của đội ngũ giáo viên là sự thống
nhất hữu cơ của nhiều yếu tố như phẩm chất chính trị, xã hội( thế giới quan,
niềm tin, lý tưởng, thái độ…), phẩm chất về tư cách đạo đức( lối sống, thói
quen, tình cảm…), phẩm chất ý chí( tính kỷ luật, tự chủ, sáng tạo, biết phê
phán …) cùng với các yếu tố khác là trình độ, năng lực nó tạo nên chất lượng
đội ngũ giáo viên .
Trình độ đội ngũ giáo viên: Trong từ điển tiếng Việt, trình độ được
hiểu là: “mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc được đánh
giá theo một tiêu chuẩn nhất định nào đó” [24;891].
Trình độ của đội ngũ giáo viên, trước hết phải nói tới hệ thống tri thức
mà giáo viên đạt được, là những tri thức liên quan tới môn học mà người giáo
viên đảm nhiệm giảng dạy. Trong điều kiện của cuộc cách mạng KH - KT
đang diễn ra sôi động tạo sự giao thoa giữa các khoa học, ngồi những hiểu
biết chun mơn người giáo viên cần có những hiểu biết về các kiến thức bổ
trợ như ngoại ngữ, tin học, phương pháp nghiên cứu khoa học, logic học…
nhằm hình thành những kỹ năng về tri thức khoa học chuyên môn và sư
phạm.
17
Trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục (2005) được đào tạo của các nhà giáo
là:
Có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm đối với giáo viên mần non, giáo
viên tiểu học.
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.
Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ
thơng.
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng
khác đối với giáo viên dạy văn hóa, kỹ thuật nghề nghiệp.
Có bằng tốt nghiệp trường dạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, CNKT có
tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở các trường dạy nghề.
Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học khác
đối với giáo viên trung học chuyên nghiệp.
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng
hoặc đại học. Bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy, đào tạo thạc sĩ.
Có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo đào tạo tiến sĩ.
Theo luật Dạy nghề (2006) Điều 58 thì trình độ chuẩn được đào tạo của
giáo viên dạy nghề là:
Giáo viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy
lý thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề.
Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề được quy định như sau:
a. Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp
trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt
nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
b. Giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt
nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; Giáo viên dạy
18
thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân,
người có tay nghề cao;
c. Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt
nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; Giáo
viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là
nghệ nhân, người có tay nghề cao;
d. Trường hợp giáo viên dạy nghề quy định tại các điểm a, b và c của
khoản này khơng có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học
sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ đào tạo sư phạm.
Như vậy ta có thể thấy trình độ đội ngũ giáo viên được thể hiện qua
trình độ được đào tạo( Tiến sỹ, thạc sỹ, Đại học SPKT, cao đẳng SPKT, đại
học chuyên ngành được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm) hoặc người có tay
nghề cao hoặc nghệ nhân.
Năng lực đội ngũ giáo viên :
Đối với đội ngũ giáo viên, năng lực được hiểu là hệ thống những tri
thức, kỹ năng mà giáo viên được trang bị để tiến hành họat động sư phạm có
hiệu quả. Kỹ năng của người giáo viên là khả năng vận dụng những kiến thức
thu được vào trong các họat động sư phạm và biến nó thành kỹ xảo. Kỹ xảo là
kỷ năng đạt đến mức thành thục.
Hệ thống kỹ năng bao gồm nhóm kỹ năng nền tảng và nhóm kỹ năng
chuyên biệt. Nhóm kỹ năng nền tảng gồm các kỹ năng sau:
Kỹ năng thiết kế.
Kỹ năng tổ chức.
Kỹ năng nhận thức.
Trên cơ sở các kỹ năng nền tảng, người giáo viên hình thành nhóm kỹ
năng chuyên biệt gồm:
19
Kỹ năng giảng dạy.
Kỹ năng giáo dục.
Kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Kỹ năng hoạt động xã hội.
Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
Như vậy hệ thống các tri thức và kỹ năng thể hiện trình độ, năng lực sư
phạm của giáo viên và phẩm chất tạo thành một thể hoàn chỉnh, giúp cho từng
giáo viên và đội ngũ giáo viên hồn thành nhiệm vụ của mình, đáp ứng u
cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD-ĐT.
Cơ cấu đội ngũ giáo viên : Cơ cấu, như Từ điển tiếng Việt xác định:
“Là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh
thể”[24;752]. Cơ cấu đội ngũ giáo viên có thể hiểu đó là cấu trúc bên trong
của đội ngũ, là một thể hoàn chỉnh, thống nhất, thể hiện trên các lĩnh vực:
Cơ cấu chuyên môn: Là xác định tỉ lệ giáo viên hợp lý giữa các tổ
chuyên môn ( Khoa, bộ môn) với quy mô, nhiệm vụ từng chuyên ngành đào
tạo, từng khoa của trường.
Cơ cấu lứa tuổi: Là sự cân đối giữa các thế hệ ( Già, trung, trẻ ) của đội
ngũ để có thể phát huy tính tích cực, năng động của tuối trẻ vừa khai thác
được vốn hiểu biết, kinh nghiệm, độ chín chắn của tuổi già.
Cơ cấu giới tính: Là đảm bảo tỉ lệ giữa giáo viên nam và nữ để phù hợp
từng ngành nghề đào tạo, từng công việc khác nhau.
Như vậy ta có thể kết luận: Chất lượng đội ngũ giáo viên bao gồm 5
yếu tố: số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực và trình độ. Mỗi yếu tố đều có
vị trí tầm quan trọng khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau, hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh giúp cho đội ngũ giáo viên tồn
tại, phát triển và có vai trị quyết định đến chất lượng đào tạo.
1.1.3.3 Quan niệm về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên :
20
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là làm cho chất lượng đội ngũ
giáo viên ngày càng được hoàn thiện ở trình độ cao hơn ở tất cả các yếu tố
cấu thành như là: Nâng cao về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, trình độ…
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực chất là quá trình bồi dưỡng
và phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng mục tiêu yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo
do nhà trường đề ra cũng như mục tiêu và nhiệm vụ của các ngành liên quan
phù hợp với xu thế phát triển xã hội.
Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chính
là đề cập đến các giải pháp cơ bản quan trọng nhằm làm cho chất lượng đội
ngũ giáo viên phát triển đạt tới một chất lượng mới tốt hơn.
1.1.4 Khái niệm về quản lý, quản lý nguồn nhân lực, quản lý đội ngũ
giáo viên:
1.1.4.1 Khái niệm về quản lý, các chức năng quản lý:
Hoạt động quản lý được bắt nguồn từ việc phân công, hợp tác lao động.
Chính sự phân cơng hợp tác lao động nhằm đạt hiệu quả, năng suất cao hơn
địi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm tra, điều chỉnh…Đây là
họat động để người lãnh đạo phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhóm,
trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Một số tác giả Việt Nam quan niệm rằng:
Quản lý là: “Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu
nhất định.” Một số tác giả khác cho rằng : “Quản lý là sự tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục đích”
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý, song bản chất của
quản lý hiểu theo quan điểm hệ thống là: Sự tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm cho hệ thống vận động
theo mục tiêu đề ra và tới trạng thái chất lượng mới.