Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông huyện yên thành, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.02 KB, 119 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

NGUYN VN THNH

Một số giải pháp nâng cao chất lợng
đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trờng
Trung học phổ thông HUYệN Y£N THµNH,
TØNH NGHƯ AN
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. NGÔ SỸ TÙNG


2

VINH - 2011


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, các cấp lãnh đạo, anh chị
em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với:
- Bam Giám hiệu và Khoa đào tạo Sau Đại học trường Đại học Vinh;
- Các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q


trình học tập và viết luận văn;
- Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Ngô Sỹ Tùng,
Người Thầy, Người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Đồng thời tơi chân thành cám ơn:
- Các đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm các
trường THPT huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An;
- Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên khuyến khích tơi
học tập và hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong sự chỉ dẫn, góp ý chân thành của các thầy
cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Văn Thành


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.........................................................................................4
MỞ ĐẦU.........................................................................................12
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................12
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................14
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................14
3.1.Khách thể nghiên cứu...............................................................14
Quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp ở trường
THPT Huyện Yên thành, tỉnh Nghệ an..............................14
3.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................14
Một số giải pháp nâng cao chất lượng ngũ GVCN lớp ở các trường

THPT Huyện Yên thành, tỉnh Nghệ an..............................14
4. Giả thuyết khoa học....................................................................14
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................14
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................15
7. Các phương pháp nghiên cứu......................................................15
8. Những đóng góp của đề tài.........................................................16
9. Cấu trúc luận văn........................................................................16
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............17
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................17
1.2. Các khái niệm cơ bản...............................................................20
1.2.1. Khái niệm về giáo viên và đội ngũ giáo viên........................20
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên chủ nhiệm về tầm quan
trọng của công tác chủ nhiệm lớp trong trường THPT......32


5
- Kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh...............................................33
- Kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp..............................................33
- Kỹ năng giải quyết các tình huống giáo dục...............................33
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản
thân.....................................................................................33
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT.........33
- Kỹ năng giáo dục học sinh yếu kém về đạo đức.......................33
- Kỹ năng lập kế hoạch.................................................................33
Chương 2
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
VÀ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
HIỆN NAY TRONG TRƯỜNG THPT HUYỆN YÊN
THÀNH..............................................................................34

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục đào
tạo của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An...........................34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................34
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................34
2.2. Công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của Hiệu trưởng
và thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường
THPT ở huyện Yên Thành hiện nay.................................38
2.2.1. Công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của Hiệu
trưởng trong các trường THPT ở huyện Yên Thành ........38
2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT
ở huyện Yên Thành hiện nay............................................41
.........................................................................61
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA


6
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở CÁC TRƯỜNG
THPT HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN............61
3.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT huyện Yên Thành,
Tỉnh Nghệ An ....................................................................63
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên chủ nhiệm về tầm quan
trọng của công tác chủ nhiệm lớp trong trường THPT......63
3.2.1.2. Nội dung...........................................................................63
3.2.2. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm .................................................................................67
3.2.3. Tuyển chọn, phân cơng, bố trí giáo viên chủ nhiệm.............73
3.2.4. Tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm thâm nhập thực tế, tăng
cường cơng tác xã hội hóa giáo dục ..................................76

3.2.4.1. Mục tiêu.........................................................................76
Theo quan điểm của Mác : “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu
tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn” Việc tạo điều
kiện để GVCN thâm nhập thực tế nhằm trang bị cho GVCN
những kiến thức chung nhất trong việc “Dạy người” đó là
việc vơ cùng cần thiết, giữa lý luận và thực tiễn bao giờ
cũng có những khoảng cách nhất định, chỉ có lao vào các
hoạt động thực tiễn thì mới có được kinh nghiệm, bởi như
chúng ta đã đề cập ở chương 1, việc dạy cho sinh viên kiến
thức làm chủ nhiệm lớp chỉ có một vài chương trong q
trình học ở trường đại học, nhiều GV mới ra trường ngay từ
năm đầu đa phải làm giáo viên chủ nhiệm lớp...................76


7
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên
chủ nhiệm, có chế tài phù hợp để động viên, khen thưởng
và xử lý kịp thời.................................................................79
3.2.6.1.Mục tiêu..............................................................................83
Nhằm trang bị cho đội ngũ GVCN những kỹ năng cần thiết để thực
hiện tốt nhiệm vụ chủ nhiệm một lớp học, thơng qua đó để
hồn thiện các phẩm chất cần có của người làm cơng chủ
nhiệm lớp, hình thành cho GVCN các phương pháp tiếp
cận và hiểu được vị trí,vai trị, nhiệm vụ người GVCN cần
phải thực hiện trong quá trình quản lý lớp học và thực hiện
việc giáo dục toàn diện học sinh........................................83
3.2.6.2. Nội dung.............................................................................83
Trên thế giới, đến nay có nhiều trường phái, nhiều cách quan niệm
khác nhau về kỹ năng và sự hình thành kỹ năng. Muốn hình
thành KN về một lĩnh vực hoạt động nào đó, con người

phải luyện tập theo một quy trình nhất định. K.K. Platơnơp
đưa ra 5 giai đoạn hình thành kỹ năng như sau:
• Giai đoạn 1: Giai đoạn kỹ năng sơ đẳng: con người ý thức
được mục đích hành động và tìm kiếm cách thực hiện hành
động dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống. Hành động
được thực hiện bằng cách “thử” và “sai”.
• Giai đoạn 2: Biết cách làm nhưng khơng đầy đủ. Có hiểu
biết về phương thức thực hiện hành động; vận dụng các kỹ
xảo đã có, nhưng khơng phải những kỹ xảo chuyên biệt
dành cho hành động này.
• Giai đoạn 3: Có kỹ năng chung nhưng cịn mang tính
riêng lẻ


8
• Giai đoạn 4: Có kỹ năng phát triển cao, sử dụng sáng tạo
vốn hiểu biết và các kỹ xảo đã có, ý thức được khơng chỉ
mục đích hành động mà còn cả động cơ lựa chọn cách thức
đạt mục đích.
• Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các kỹ năng khác nhau.
Ở Việt Nam, tác giả Trần Quốc Thành trong luận án Tiến sĩ
Tâm lí học năm 1992 đã đưa ra 3 giai đoạn hình thành kỹ
năng như sau :
• Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức,
điều kiện hành động.
• Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu.
• Giai đoạn 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo
đúng yêu cầu nhằm đạt mục đích đặt ra.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên,
kết hợp với việc nghiên cứu những đặc thù của của kỹ năng

chủ nhiệm lớp cũng như thực tế quá trình đào tạo ở trường
sư phạm, chúng tôi đưa ra 3 giai đoạn hình thành kỹ năng
chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư phạm như sau:
• Giai đoạn 1: Nhận thức: Mục tiêu của giai đoạn này là
giúp người học nhận thức đầy đủ về khái niệm, cách thức,
điều kiện hành động. Giai đoạn này chủ yếu là nắm vững lí
thuyết, chưa hành động thực sự.
• Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu: ở giai
đoạn này, giáo viên tập huấn, làm mẫu, mô phỏng hoạt
động. Học sinh quan sát để hiểu rõ cách thức thực hiện trên
cơ sở nắm vững lí thuyết hành động. Hành động ở giai
đoạn này thể cịn sai sót, hoặc thao tác cịn lúng túng.


9
• Giai đoạn 3: Thực hành, luyện tập, tự rèn luyện: Mục tiêu
của giai đoạn này là để hình thành và rèn luyện kỹ năng,
hành động cịn ít sai sót, các thao tác trở nên thuần thục
dần; hành động có kết quả trong điều kiện quen thuộc và
trong điều kiện mới. Việc phân chia giai đoạn này chỉ có
tính chất tương đối. Trên thực tế, các giai đoạn này có thể
tiến hành đan xen, và đặc biệt việc luyện tập và tự rèn luyện
là u cầu khơng thể thiếu, có thể diễn ra ở các giai đoạn
còn lại. ...............................................................................84
+ Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh.............................85
+ Nắm vững kiến thức, kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp.............86
+ Rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống giáo dục...............89
+ Nắm vững kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc
của bản thân.......................................................................91
+ Trang bị kiến thức cho giáo viên chủ nhiệm để giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông..................92
+ Rèn luyện kỹ năng giáo dục học sinh yếu kém về đạo đức........96
+ Kỹ năng lập kế hoạch .............................................................100
Nâng cao nhận thức cho GVCN ..................................................104
Tăng cường vật chất kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc cho đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm..................................................104
Tổng................................................................................104
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên chủ nhiệm Số người tán thành
cao 92,3% ý kiến ủng hộ, 89,7 % cho rằng khả thi..........104
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản thân
..........................................................................................106
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT...........106


10
- Tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm thâm nhập thực tế, tăng
cường cơng tác xã hội hóa giáo dục ................................107
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm, có chế tài phù hợp để động viên, khen
thưởng và xử lý kịp thời...................................................108
7 kỹ năng cần thiết của người làm công tác chủ nhiệm lớp.......108
- Kỹ năng tìm hiểu tâm lý học sinh.............................................108
- Kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp............................................108
- Kỹ năng giải quyết các tình huống giáo dục.............................108
- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản
thân...................................................................................108
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường THPT.......108
- Kỹ năng giáo dục học sinh yếu kém về đạo đức.....................108
- Kỹ năng lập kế hoạch...............................................................108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................108

1. Kết luận.....................................................................................109
2. Đề nghị......................................................................................112
115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................116


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ GD-ĐT

:

Bộ Giáo dục - Đào tạo

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

Sở GD&ĐT

:

Sở Giáo dục & Đào tạo

GV

:

Giáo viên


GVBM

:

Giáo viên bộ môn

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

HS

:

Học sinh

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Ủy ban nhân dân


QLGD

:

Quản lý giáo dục

XDCB

:

Xây dựng cơ bản

NXB

:

Nhà xuất bản

GĐ-NT-XH

:

GD

:

Giáo dục

PGS.TS


:

Phó giáo sư tiến sỹ

TNCS HCM

Gia đình, Nhà trường, Xã hội

: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh


12

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta hiện nay, tại mỗi lớp
học đều có một giáo viên bộ mơn dạy trong lớp, được chỉ định làm nhiệm vụ
quản lý lớp gọi là giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm có vị trí,
vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức, hoạt động giáo dục, nhờ họ mà mọi
công việc và các hoạt động cũng như các chủ trương về công tác giáo dục đào
tạo được triển khai, thực thi tại các lớp của các cấp học, bậc học, ngành học.
Vì vậy người Hiệu trưởng biết cách tổ chức, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng
năng lực giáo viên chủ nhiệm thì sẽ thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ của
cơ sở giáo dục đào tạo, đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức, xây dựng thái độ
học tập cho học sinh và rèn luyện kỹ năng sống cho các em
Trên thực tế, hiện nay việc đào tạo giáo viên chủ yếu đi sâu vào công
tác chuyên môn, thời lượng dành cho đào tạo chuyên môn chiếm hầu hết thời
gian của các trường sư phạm, trong lúc đó thời lượng giành cho đào tạo
nghiệp vụ làm giáo viên chủ nhiệm rất ít, hầu như khơng đáng kể. Bên cạnh

đó chưa có một giáo trình cụ thể và chính thống về đào tạo người giáo viên
chủ nhiệm. Chính vì thế hầu như sinh viên mới ra trường về các cơ sở giáo
dục thì việc giảng dạy theo bộ mơn được đào tạo khá thuận lợi, nhưng việc
đảm nhận nhiệm vụ làm cơng tác chủ nhiệm thì lại gặp khơng ít khó khăn.
Nếu người Hiệu trưởng biết quan tâm đến cơng tác giáo viên chủ nhiệm thì
phải có hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ làm giáo viên chủ nhiệm cho các giáo
viên đó theo yêu cầu và nhiệm vụ của nhà trường.
Do vậy, quan tâm chỉ đạo, quản lý bồi dưỡng năng lực của đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm của Hiệu trưởng là một hoạt động cần thiết trong việc thực
hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường.


13
Tại các trường tuỳ thuộc vào sự quan tâm, nhận thức của người Hiệu
trưởng mà công tác giáo viên chủ nhiệm có được chỉ đạo đúng mức hay
khơng mà thơi. Trong những năm qua người giáo viên chủ nhiệm còn được
nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy như hướng nghiệp, ngồi giờ lên lớp hay
tiến hành cơng việc khác khơng đúng với chức trách của người giáo viên chủ
nhiệm. Nói cách khác là quan niệmn nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của
người giáo viên chủ nhiệm của các Hiệu trưởng, các giáo viên ở các trường
rất khác nhau. Chính vì vậy cần làm rõ, nhận thức đúng vị trí, vai trò và chức
trách của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong các nhà trường, từ đó nhằm
phân cơng nhiệm vụ một cách hợp lý và đúng ý nghĩa của nó.
Nếu người Hiệu trưởng nhận thức đúng về vai trị, tác dụng của đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm, tổ chức tốt cơng tác giáo viên chủ nhiệm, có chỉ đạo, bồi
dưỡng và hướng dẫn sâu sát, tỷ mỷ thì các giáo viên khi được giao nhiệm vụ
làm công tác giáo viên chủ nhiệm họ sẽ nhận thức đúng đắn về vai trị vị trí
của mình, thực thi một cách chuẩn xác các yêu cầu, kế hoạch do Hiệu trưởng
vạch ra thì chắc chắn rằng cơng tác giáo dục đào tạo của nhà trường sẽ có
những bước tiến nhất định, đạt được mục tiêu chất lượng, hiệu quả, thoả mãn

yêu cầu đào tạo nhân lực mà xã hội và địa phương đặt ra.
Thực tế cho thấy, nhận thức về vai trò nhiệm vụ của giáo viên chủ
nhiệm, năng lực nghiệp vụ thực thi công tác giáo viên chủ nhiệm của các giáo
viên, cách tổ chức chỉ đạo, quản lý hoạt động của nhà trường về đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm có những khoảng cách và bất cập nhất định giữa thực tiễn và
yêu cầu trong quy chế, lý luận. Vì thế cần phải được tìm hiểu, nghiên cứu
phương thức quản lý, cách thức tổ chức, điều, hành, bồi dưỡng, tập huấn
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, nâng cao nhận thức về vai trị, vị
trí của người giáo viên chủ nhiệm, chỉ ra được những biện pháp quản lý của
Hiệu trưởng để xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đáp ứng cho hoạt động
giáo dục đào tạo trong nhà trường THPT hiện nay.


14
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ
thông” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm và việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của Hiệu trưởng
các trường THPT ở huyện Yên Thành, đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm
nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở các trường
THPT huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ an
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp ở trường THPT Huyện
Yên thành, tỉnh Nghệ an
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao chất lượng ngũ GVCN lớp ở các trường THPT
Huyện Yên thành, tỉnh Nghệ an

4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông và triển khai đồng bộ trong
các trường một cách hợp lý, khoa học thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý, nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT


15
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của các
trường THPT huyện Yên thành, tỉnh Nghệ an
5.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác của đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm, tạo dựng được đội ngũ có phẩm chất và năng lực
tốt, đảm bảo có hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ của người giáo viên chủ
nhiệm lớp.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở
trường THPT huyện Yên thành, tỉnh Nghệ an
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Các Trường THPT huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá các tài liệu để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Điều tra bằng xin ý kiến và số liệu các Hiệu trưởng các trường THPT
Huyện Yên Thành, phiếu hỏi giáo viên chủ nhiệm, học sinh, cha mẹ học sinh

để thu thập thông tin, số liệu về thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và
công tác quản lý giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với các phương pháp quan sát,
phỏng vấn, lấy ý kiến các nhà giáo lão thành, tổng kết kinh nghiệm hoạt động
quản lý đội ngũ GVCN của Hiệu trưởng để phân tích, đánh giá làm rõ thực
trạng của vấn đề nghiên cứu.
7.3. Phương pháp thống kê toán học:
Nhằm tổng hợp, xử lý các kết quả nghiên cứu.


16
8. Những đóng góp của đề tài
Góp phần cụ thể hóa một số giải pháp và kỹ năng cơ bản để nâng cao
chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THPT Huyện Yên thành, tỉnh
Nghệ an, trang bị cho giáo viên nhận thức luận về vị trí, vai trò của người
giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động giáo dục, quản lý học sinh.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và
kiến nghị. Trong đó phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Thực trạng việc nâng chất lượng đội ngũ GVCN hiện nay
trong các trường Trung học phổ thông huyện Yên Thành
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng, công tác của đội
ngũ GVCN ở trường THPT huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ
an


17

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chủ nhiệm lớp là công việc quan trọng không thể thiếu đối với người giáo
viên, điều này được quy định rõ trong Điều lệ trường phổ thông cũng như
trong thực tiễn giáo dục Việt Nam. Chính vì vậy, các trường Sư phạm từ lâu
đã rất quan tâm tới việc trang bị tri thức cho sinh viên về công tác chủ nhiệm
lớp, điều này được thể hiện trong việc dạy học môn Giáo dục học hay trong
việc tổ chức cho sinh viên thực hành, kiến tập chủ nhiệm hằng năm... Tuy
nhiên, theo kết quả điều tra gần đây nhất của một số đề tài, sinh viên sư phạm
mới ra trường hiện nay chưa đáp ứng được những yêu cầu mới của công tác
chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông (đề tài SPHN - 08- 248 TĐ, đề tài SPHN
09-292) . Năm học 2008-2009, Viện Nghiên cứu Sư phạm- Trường Đại học
Sư phạm Hà nội và đề tài SPHN - 08- 248 TĐ đã tiến hành điều tra, phỏng
vấn trực tiếp Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên mơn, giáo viên hướng dẫn của
các trường có sinh viên sư phạm Hà nôi thực tập thuộc các tỉnh: Hải Dương,
Hưng Yên, Tuyên Quang, Hà Nội (185 giáo viên), và 495 sinh viên năm thứ 4
của 13 khoa trong trường, kết quả cho thấy: đa số sinh viên sư phạm có kiến
thức chun mơn vững, tác phong chững chạc, nhưng có điểm chưa đạt, chưa
đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thơng đó là năng lực làm chủ nhiệm lớp. Vì thế
việc tìm biện pháp hình thành kỹ năng chủ nhiệm lớp nhằm giúp các em sinh
viên thực hiện tốt nhiệm vụ chủ nhiệm lớp khi đi thực tập cũng như trong
công việc tương lai là điều cần thiết và quan trọng.


18
Đề cập đến vấn đề này , Sở GD&ĐT Hải phịng đã mở các đợt tập huấn cơng tác
chủ nhiệm lớp cho các trường THPT trong tỉnh trong đó có bài viết của Thạc sỹ
Đào Thị Huệ nói về Cơng tác chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc nâng cao chất lượng
đội ngũ GVCN được hội nghị tranh luận khá sôi nổi
Ngày 15/9, Sở GD-ĐT Hà Nội khai mạc tập huấn kỹ năng công tác chủ
nhiệm lớp các trường THPT trên địa bàn thành phố. Phó Giám đốc Đồn Hồi

Vĩnh đã có bài phát biểu về nội dung đợt tập huấn
“Việc lựa chọn không đúng giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ gây ảnh hưởng lớn
tới chất lượng giáo dục của lớp học và có hại cho học sinh” - ơng Đoàn Hoài
Vĩnh khẳng định, bởi giáo viên chủ nhiệm là tấm gương cho học sinh noi
theo. Với nội dung nêu rõ vị trí, vai trị và các ngun tắc hoạt động của giáo
viên chủ nhiệm trước những yêu cầu và mục tiêu mới của ngành giáo dục,
hơn 100 phó hiệu trưởng phụ trách đức dục của các trường THPT trên địa bàn
Hà Nội đã được phổ biến kỹ để triển khai tập huấn tại trường cho giáo viên
trường mình từ ngày 20/9 đến 29/10.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân
tại Thơng báo Kết luận Hội nghị giao ban lần thứ 2 năm học 2009 - 2010 của
vùng số VII (thông báo số 223/TB-BGDĐT ngày 10/5/2010), Bộ giáo dục và
Đào tạo tổ chức Hội thảo về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ
thông
Ngày 10/6/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra kế hoạch số 302/KH-BGDĐT
về việc triển khai hội thảo về công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp trên toàn
quốc, đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tiến hành bồi dưỡng riêng đối với công
tác chủ nhiệm, trong đó nhấn mạnh tới vai trị quản lý, giám sát của giáo viên
chủ nhiệm lớp đến mọi hoạt động của học sinh và đặc biệt chú trọng lĩnh vực
đức dục.


19
Theo TS. Trần Thị Minh Hằng, Trưởng khoa Giáo dục, Học viện Quản lý
Giáo dục, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THPT chưa ổn định và đang trong
quá trình hình thành nhân cách, lối sống, giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng
rất lớn tới sự phát triển của các em.
Đề cập đến vấn để GVCN lớp nhiều bài viết của các nhà khoa học trong
và ngoài nước đã được xuất bản như: Một số biện pháp hình thành kỹ năng
chủ nhiệm lớp cho sinh viên sư phạm dựa trên cơ sở ngun lí giáo dục và lí

thuyết hình thành kỹ năng của K.K Platônôp và Quan niệm về sự hình thành
kỹ năng của một số nhà Tâm lí học Việt Nam..“Kỹ năng” là khả năng vận
dụng kiến thức, khái niệm, phương pháp…để giải quyết một nhiệm vụ. Những dấu hiệu để nhận biết người có kỹ năng hành động trong một lĩnh vực
hoạt động. Kỹ năng chủ nhiệm lớp là khả năng vận dụng những kiến thức về
công tác chủ nhiệm để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên
chủ nhiệm trong thực tiễn. Xác định những kỹ năng chủ nhiệm lớp cơ bản cần
rèn luyện cho giáo viên căn cứ vào Điều lệ Trường THCS, Trường THPT và
trường phổ thơng có nhiều cấp học ( Ban hành theo Quyết định số:
07/2007/QĐ-BGĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),
nhiều bài viết về chủ đề GVCN mà các tác giả đã đăng trên nhiều diễn đàn
như:
- Nguyễn Thị Kim Dung. Công tác chủ nhiệm lớp- Nội dung quan trọng
trong Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh
viên các trường Đại học sư phạm. Hà nội, tháng 1-2010.
- Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên). Giáo dục học, tập 2. NXB Đại học Sư
phạm, 2008.


20
- Hà Nhật Thăng (chủ biên). Phương pháp công tác của người giáo viên chủ
nhiệm ở trường THPT. NXB Đại học Quốc gia, 2004.
- Vũ Thị Sơn. (chủ nhiệm đề tài) Kết quả điều tra đề tài SPHN 08- 248 TĐ.
Hà Nhật Thăng (chủ biên). Phương pháp công tác của người giáo viên chủ
nhiệm ở trường THPT. NXBĐại học Quốc gia, 2004.
- Dự án CIDA-ACIE-NIED (2000), Lập kế hoạch chiến lược - Lí thuyết thực
hành, Hà Nội.
- Ban chấp hành Trung ương. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban
Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD
Như vậy vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đã có

rất nhiều nhà khoa học, các cuộc hội thảo đề cập đến và nhất là kế hoạch số
302/BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT ngày 10/6/2010 về việc tổ chức hội thảo
công tác chủ nhiệm lớp, như vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
là vấn đề rất cần thiết trong sự nghiệp giáo dục, tuy nhiên để đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN ở các trường THPT Huyện
n thành thì chưa có tác giải nào đề cập đến, vì vậy tác giả chọn đề tài “Một
số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của đội ngũ Giáo viên Chủ
nhiệm ở trường THPT huyện Yên Thành”
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm về giáo viên và đội ngũ giáo viên
1.2.1.1. Khái niệm giáo viên
Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới giáo dục và giáo viên. Luật giáo
dục đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời năm 1998
có hiệu lực từ ngày 01/6/1999 đã có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và
trong hệ thống pháp luật quốc gia. Sau 11 năm thực hiện, trước những yêu
cầu và thay đổi to lớn của xã hội cũng như những điểm khơng cịn phù hợp


21
với thực tiễn. Chính vì vậy Quốc hội khố XII, kỳ họp thứ 6 ngày 14 tháng 6
năm 2005 đã thơng qua luật giáo dục năm 2005, trong đó khẳng định tầm
quan trọng của giáo dục - đào tạo và coi: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát
triển” [19,tr.16]. Và đã xác định rõ: 1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng
dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác; 2. Nhà giáo phải có
những tiêu chuẩn sau đây:
Phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo và
chun mơn, nghiệp vụ; Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; Lý lịch bản
thân rõ ràng.
- Khoản 2 điều 70 của luật giáo dục năm 2005 quy định: “Nhà giáo
giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề

nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên”.
Theo Từ điển tiếng việt “Giáo viên là người dạy học ở bậc phổ thông
hoặc các trường dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp” [10,tr.25]
Như vậy, nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là truyền tải tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ
xảo, xây dựng, hình thành và phát triển nhân cách cho người học đáp ứng với
yêu cầu nhân lực của thị trường lao động và của phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.1.2. Khái niệmvề đội ngũ giáo viên
Có nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên ở một số nghĩa
chung nhất ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành một lực
lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề hoặc khác
nghề, nhưng có chung một mục đích xác định. Họ làm việc theo kế hoạch và
gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể.
- Theo từ điển tiếng Việt giải thích: “Đội ngũ là tập hợp một số đông
người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng” [29,tr.339] ví dụ
như đội ngũ giáo viên.


22
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đường “Đội ngũ giáo viên ngành giáo dục
là một tập thể người bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; nếu chỉ
đề cập đến đặc điểm đó của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu là đội ngũ giáo viên
và đội ngũ quản lý giáo dục” [12,tr.10]

Tóm lại: Đội ngũ giáo viên là tập hợp các nhà giáo làm nghề dạy
học, giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng có tổ chức cùng nhau
chung một nhiệm vụ và thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra cho tập
hợp đó; tổ chức đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thơng
qua lợi ích vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của bộ chủ

quản pháp luật và thể chế xã hội.
1.2.2. Khái niệm giáo viên chủ nhiệm
Có nhiều khái niệm về giáo viên chủ nhiệm, tuy nhiên theo điều lệ
trường trung học thì giáo viên chủ nhiệm là một giáo viên được Hiệu trưởng
bổ nhiệm phụ trách toàn diện một lớp học, là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban
giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập
thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là
người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của
nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách là nhà sư
phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách
nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch
giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm
không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự
gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học
sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy
tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế
hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp
và của mỗi học sinh.


23
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện
vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với Hiệu trưởng, với các tổ chức
trong nhà trường và với các giáo viên bộ mơn. Có ý kiến cho rằng: để làm
điều đó thì đội ngũ tự quản của học sinh có thể làm được khơng cần đến giáo
viên chủ nhiệm. Tất nhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ. Phải thấy
được quan hệ, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận
được thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của
dư luận, ý kiến của một tập thể học sinh. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo
viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm,

điều đó có tác dụng rất lớn. Có khơng ít thơng tin, suy nghĩ của học sinh chỉ
có thể tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, đó là một thực tế.
Ví dụ: những oan ức, sự hiểu lầm của thầy, cô giáo vì một lẽ nào đó. Ai
là người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc trong những quan
hệ như vậy, không ai tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp cịn có trách nhiệm
bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể
học sinh, bởi vì:
+ Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên
và đầu thanh niên. Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có
kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể... Tuy
nhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng
chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm, tri thức. Khi có thành cơng thì dễ tự tin quá
mức, ngược lại gặp những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm
sút... Xuất phát từ những đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo
dục đối với học sinh trung học là rất cần thiết.


24
1.2.3. Khái niệm về chất lượng, chất lượng giáo viên chủ nhiệm
1.2.3.1. Khái niệm chất lượng
Chất lượng được định nghĩa từ góc độ triết học như sau: Chất lượng là
phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là
cái gì, tính ổn định tương đối của sự vaatjphaan biệt nó đối với sự việc khác.
Chất lượng là thuộc tính khách quan của sự vật. Chất lượng thể hiện ra bên
ngoài qua các thuộc tính. Nó là các liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm
một, gắn bó với sự vật và không tách rời sự vật. Sự vật trong khi cịn là bản
thân nó thì khơng thể mất chất lượng của nó. Sự thayu đổi về chất lượng kéo
theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng

gắn liền với tính quy dịnh về số lượng của nó và khơng thể tồn tại ngồi tính
quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số
lượng “[31, tr.503.] Theo từ điển tiếng Việt” Chất lượng là cái làm nên phẩm
chất , giá trị của con người, sự vật”“[35, tr.144] .Hoặc chất lượng là tổng thể
những tính chất thuộc tính cơ bản của sự vật cho sự vật này phân biệt với sự
vật khác
Như vậy theo quan điểm này thì việc đánh giá chất lượng đội ngũ
GVCN được so sánh với kết quả các hoạt động của đội ngũ đó
1.2.3.2. Khái niệm chất lượng chất lượng đội ngũ GVCN lớp
Chất lượng đội ngũ GVCN được hiểu là chất lượng của việc quản lý,
điều hành chỉ đạo lớp học và hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của
người GVCN lớp, ngoài ra chất lượng của đội ngũ GVCN cịn là những tiềm
năng có sẵn trong bản thân mỗi người làm công tác giáo dục, là kết quả của
một quá trình giáo dục
1.2.3.3. Khái niệm về giải pháp
Theo Từ điển tiếng Việt, “giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề
cụ thể”.


25
Cịn theo Nguyễn Văn Đạm, “giải pháp là tồn bộ những ý nghĩ có
hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự
khắc phục một khó khăn”.
Điểm giống nhau của các khái niệm giải pháp, phương pháp, biện pháp
là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, một
vấn đề. Còn khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm,
cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự
các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc có mục đích.
1.2.3.4. Khái niệm về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN
Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN chính là những cách

thức, phương pháp để người GVCN áp dụng để thực hiện nhiệm vụ của mình
và đạt hiệu quả cao nhất, là hệ thơng lý luận và cả những kinh nghiệm thực
tiễn để GVCN sử dụng một cách sáng tạo và khoa học vào từng điều kiện cụ
thể của mỗi lớp học
1.2.4. Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường
THPT
1.2.4.1. Vị trí, vai trị, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện
tập thể học sinh một lớp học. Người hiệu trưởng không thể quản lý, nắm chắc
diễn biến của quá trình phát triển nhân cách từng học sinh trong một trường,
đó là lẽ đương nhiên. Nếu khơng hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến
trong quá trình giáo dục, tự rèn luyện của học sinh thì khơng thể giáo dục
được các em, khơng thể có sự định hướng kịp thời q trình tự rèn luyện của
học sinh. Vì lẽ đó, một trường học bao giờ học sinh cũng được chia thành các
khối nhỏ (lớp học) căn cứ vào trình độ, đặc điểm nhận thức ở mỗi lớp phải có
một giáo viên phụ trách chung- giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận lớp,


×