Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học giải quyết vấn đề chương động lực học chất điểm vật lí 10 theo chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.68 KB, 79 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Trần thị xuân

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
thông qua dạy học giải quyết vấn đề chơng
Động lực học chất điểm- Vật lí 10
theo chơng trình chuẩn

Chuyên ngành: Lí luận và phơng pháp dạy học vật lí
MÃ số: 60.14.10

luận văn thạc sĩ giáo dục học

Cán bộ hỡng dẫn: TS. Nguyễn đình thuớc

1


Vinh, 2009

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Đại học Vinh, ngoài sự
nỗ lực của bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của gia
đình, bạn bè, người thân, các thầy cơ giáo và các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo, TS. Nguyễn Đình Thước - người đã tận tình hưỡng
dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình triển khai và hồn thiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân yêu
trong gia đình đã quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện cho tơi trong


suốt q trình học tập cũng như nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy cơ giáo trong khoa Vật lí –
Chuyên nghành LL&PPDH Vật lí; tổ bộ mơn vật lí, cơ sở đào tạo sau
đại học Trường đại học Vinh đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám đốc, các bạn đồng
nghiệp tại đơn vị hiện tôi đang công tác - Trung tâm GDTX Đô Lương
đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực nghiệm sư phạm và hoàn
thiện luận văn.

Vinh, tháng 12 năm
2009
Tác giả

MỞ ĐẦU
2


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại, một nền kinh tế hội
nhập, nền giáo dục dang đứng truớc những thách thức to lớn.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp học sinh phát triển tồn diện
về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia và bảo vệ tổ quốc” ;
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/ 2006/
QĐ- BGD ĐT ngày 5/5/2006 của bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo cũng đã nêu :
“ Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với

đặc trưng môn học, đặc điểm đồi tượng học sinh, điều kiện của của từng lớp
học, bồi dưỡng học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh’’.
Chính vì thế, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học là vấn đề hết sức cần thiết.
Muốn nâng cao hiệu quả dạy học cần phải khai thác những mặt mạnh
của phương pháp dạy học truyền thống và vận dụng những phương pháp dạy
học tích cực nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Một cuộc cách mạng trong dạy học đó là dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, người học phải tích cực, tự lực trong quá trình học, tự tìm kiếm
kiến thức có sự hưỡng dẫn của giáo viên để có thể tự học, tự nghiên cứu, tự
giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống khi rời ghế nhà trường.

3


Vì những lí do trên chúng tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Phát huy tính
tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học giải quyết vấn đề chương “
Động lực học chất điểm’’- Vật lí 10 THPT.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Phát huy tính tích cực học tập của học sinh theo định hướng dạy học
GQVĐ thông qua nội dung chương “ Động lực học chất điểm’’ nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lí thuyết dạy học nhằm tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh và
dạy học theo định hướng GQVĐ

- Học sinh lớp 10 THPT
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung kiến thức chương “ Động lực học chất điểm”- Vật lí 10 - theo
chương trình chuẩn.
- Dạy học tích cực theo định hướng GQVĐ trong bộ mơn vật lí
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

Nếu phát huy tốt tính tích cực hoạt động của học sinh thông qua dạy học
GQVĐ nội dung chương “ Động lực học chất điểm’’ sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học vật lí cho học sinh THPT
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu lí thuyết tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh
trong dạy học vật lí
- Tìm hiểu lí luận về dạy học GQVĐ
- Nghiên cứu điều kiện vận dụng dạy học GQVĐ vào một số bài học
chương “ động lực học chất điểm’’ nhằm phát huy tính tích cực học tập của
học sinh

4


- Tìm hiểu thực trạng nhận thức và vận dụng các phương pháp dạy học
ở một số trường THPH
- Xây dựng tiến trình dạy học một số bài học thuộc chương “ Động lực
học chất điểm”
- Thực nghiệm sư phạm. Đánh giá kết quả nghiên cứu.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu liên quan từ sách, báo,

mạng Intenet.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiến hành thiết kế giáo án, thực
hiện giảng dạy giáo án trên ở trường phổ thơng, thăm dị, lấy ý kiến từ giáo
viên, học sinh để đánh giá lí luận đã nêu
6.3. Phương pháp thống kê toán học
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tiến trình dạy học chương “ Động lực học chất điểm” theo
định hướng dạy học GQVĐ.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận
Phụ lục
8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Đã xây dựng được 3 bài tập theo tinh thần dạy học GQVĐ, thiết kế được
3 tiến trình dạy học theo định hướng dạy học GQVĐ. Các tiến trình này đã
được tiến hành thực nghiệm sư phạm khẳng định tính khả thi của đề tài trong
nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay.

5


NỘI DUNG
Chương1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm về tính tích cực học tập của học sinh
Vấn đề tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh đã được các nhà

sư phạm trên thế giới đề cập từ giữa những năm của thế kỉ XX, nhưng cho
đến những năm gần đây cùng với phong trào đổi mới PPDH, Vấn đề này mới
được quan tâm đúng mức trong nhà trường Việt Nam. Mới đây bộ giáo dục
ban hành chủ trương xây dựng: “ trường học thân thiện học sinh tích cực”.
Vậy tính tích cực là gì?
Theo I.F Kharlamốp[15,43]: “ Tích cực là trạng thái hoạt động của chủ
thể, nghĩa là của người hành động. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt
động của học sinh đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực
cao trong q trình nắm vững kiến thức”.
Cũng có thể nói tích cực là một nét của tính cách, được thể hiện qua
hành động, thái độ hăng hái của chủ thể khi thực hiện công việc một cách
khoa học nhằm đạt được mục đích cuối cùng và qua đó bản thân chủ thể có
một bước chuyển mình.
1.1.1. Tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh trong q trình dạy
học.
Tích cực hố hoạt động học tập là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong
tư duy địi hỏi một q trình hoạt động bên trong hết sức căng thẳng với một
nghị lực cao của bản thân nhằm đạt được mục đích là giải quyết vấn đề cụ thể
nêu ra].
Nghiên cứu về bản chất của sự học tập I.F. Kharlamốp cho rằng: Bản
chất của sự học tập được xem như quá trình nắm vững kiến thức,kĩ năng và kĩ
xảo[19,11]

6


Theo định nghĩa triết học: “ Kiến thức- P.V Kopnin đã viết- đó là tổ
hợp những tư tưởng của con người diễn tả sự nắm vững đối tượng về mặt lí
thuyết’’. ( P.V. Kopnin – Phép biện chứng logic học, khoa học 1973. tr 194).
Theo định nghĩa giáo dục học: Kiến thức là sự thơng hiểu và lưu trữ trong

trí nhớ những sự kiện cơ bản của khoa học và những quy tắc kết luận và quy luật
xuất xứ từ những sự kiện ấy.(Những vấn đề triết học, 1974. số 4. Tr 52).
Theo định nghĩa của sinh lí học, kiến thức là một dạng nhất định của
mỗi liên hệ tạm thời, được tạo nên trên vỏ các bán cầu đại não do ảnh huởng
của những kích thích bên ngồi và hoạt động tư duy tích cực của chủ thể đang
nhận thức.
Như vậy mỗi định nghĩa trong số các định nghĩa đã nêu về bản chất của
kiến thức đều vạch ra cho thấy một mặt nào đó của nó. Nhưng cả định nghĩa
triết học, giáo dục học, sinh lí học định nghĩa nào cũng có ý nghĩa lớn đối với
việc phát hiện ra những quy luật của sự học tập coi như quá trình hoạt động
nhận thức.
- Kỹ năng là năng lực học sinh có thể hồn thành những hành động nào
đó gắn liền với áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Kỹ xảo được coi là kỹ năng thành thạo, đã đạt tới mức tự động hoá và
đặc trưng bởi một trình độ hồn hảo nhất định.
Bàn về mỗi quan hệ giữa hoạt động nhận thức và sự học tập, P.M.
Erđơniep nói: “ Sự học tập là trường hợp riêng của sự nhận thức, một sự nhận
thức đã được dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên”.
Khi sinh thời, X.L. Rubinxten cũng đã viết về một số quan điểm giống
nhau giữa sự học tập và nhận thức khoa học, ông nhận xét rằng: Mỗi con
người đều tự khám phá thế giới cho mình bằng cách này hay bằng cách khác.
“Khi nói rằng con người, với tư cách là một cá thể không khám phá mà chỉ
lĩnh hội những kiến thức do nhân loại đã dành được, thì dĩ nhiên điều đó chỉ

7


có nghĩa là anh ta khơng khám phá những kiến thức đó cho nhân loại thơi,
nhưng dẫu sao anh ta cũng phải khám phá cho bản than mình dù chỉ là “
Khám phá lại”. Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính bản thân dành

được bằng lao động của mình”. Học sinh khơng bao giờ nắm vững thật sự
kiến thức nếu người ta đem đến cho các em dưới dạng đã “chuẩn bị sẵn”.
Tất cả vấn đề là ở chỗ quá trình nắm vững kiến thức, ở một mức độ
nhất định địi hỏi “khơi phục lại” những thao tác tư duy mà nhà bác học đã
thực hiện trong quá trình nhận thức những hiện tượng mới nhưng được xử lí
cơng phu hơn và rút gọn hơn. Và sự chỉ đạo của nhà giáo dục ở đây vừa có
mục đích làm dễ dàng q trình đó, vừa để tổ chức hợp lí hơn sự tìm tịi dành
lấy chân lí và do đó mà thúc đẩy nhanh sự nhận thức. Học sinh phải vượt ra
khỏi giới hạn của những kiến thức mà các em đã có trải qua những tình huống
khó khăn về nhận thức đụng chạm với những hiện tượng phán đốn nghịch lí,
vạch ra được những dấu hiệu bản chất hơn và thứ yếu của các hiện tượng
bằng đối chiếu. Người giáo viên chỉ tạo nên những điều kiện cần thiết để kích
thích hoạt động nhận thức của học sinh cịn việc nắm vững kiến thức thì diễn
ra tuỳ theo mức độ biểu lộ tính tích cực trí tuệ và lòng ham hiểu biết của mỗi
em và dĩ nhiên phải kể đến năng khiếu trí tuệ nữa.[15,18]
Trong những năm gần đây, việc đổi mới PPDH đã được đề cập rất
nhiều, song việc thực hiện nó cũng gặp khơng ít khó khăn, nhiều giáo viên
cũng cịn đang rất lúng túng khi thực hiện vấn đề này. Vậy mục tiêu của việc
đổi mới là gì? Đó là câu hỏi mà mỗi GV phải trăn trở suy nghĩ để thực hiện
tốt vai trị của mình.
Khi nói tới phương pháp tích cực thực tế là nói tới một nhóm các
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Cơ sở
của phương pháp là lí luận trong dạy học cần kích thích sự hứng thú trong học
tập cho học sinh. Để làm điều đó người GV phải lựa chọn, tìm tịi những

8


phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm đối tượng, điều
kiện vật chất và đây là một hoạt động sáng tạo của người thầy trong hoạt động

dạy. Phương pháp dạy học theo hướng tích cực thể hiện được sự phản ánh quá
trình hoạt động nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục đích đề ra trong
đó giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo hướng tích cực giúp học
sinh tự giác tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt

×