Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Quá trình phát triển kinh tế xã hội liên bang nga dưới thời tổng thống v putin (2000 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 144 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh

Hoàng Mạnh hùng

Quá trình phát triển kinh tế - xà hội liên bang
nga
dới thời tổng thống V.putin (2000 - 2008)

chuyên ngành: lịch sử thế gới
mà số: 60.22.50

luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

ngời hớng dẫn khoa học:

pgs.ts. nguyễn công khanh
Vinh - 2009
1


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................6
5. Nguồn tài liệu...........................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................7
7. Bố cục của luận văn.................................................................................8


B. NỘI DUNG.............................................................................................9
Chương 1. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI.....................................9
1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
LB Nga những năm đầu thế kỷ XXI............................................................9
1.1.1. Xu thế tồn cầu hóa trong quan hệ quốc tế........................................9
1.1.2. Sự thay đổi của bàn cờ địa - chính trị, địa - kinh tế những năm đầu
thế kỷ XXI...................................................................................................11
1.2. Sự điều chỉnh của LB Nga trong quan hệ với các cường quốc và một số
tổ chức khu vực, thế giới..............................................................................15
1.3. Thực trạng kinh tế - xã hội LB Nga trước khi V.Putin lên làm
Tổng thống...................................................................................................20
1.3.1. Tình hình kinh tế................................................................................20
1.3.2. Tình hình chính trị - xã hội................................................................25
1.4. V.Putin trúng cử Tổng thống và tình hình chính trị LB Nga................31
1.4.1. V.Putin trúng cử Tổng thống LB Nga................................................31
1.4.2. Tình hình chính trị LB Nga dưới thời Tổng thống V.Putin...............33
Tiểu kết ........................................................................................................37
2


Chương 2. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga
giai đoạn 2000 - 2008..................................................................................39
2.1. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Tổng thống V.Putin và quá
trình thực hiện..............................................................................................39
2.1.1. Mục tiêu, đường lối và biện pháp......................................................39
2.1.2. Quá trình thực hiện đường lối phát triển kinh tế................................42
2.1.3. Quá trình giải quyết các vấn đề xã hội...............................................52
2.2. Thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga
dưới thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008)...............................................59
2.2.1. Thành tựu...........................................................................................59

2.2.2. Hạn chế...............................................................................................77
Tiểu kết ........................................................................................................81
Chương 3. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang
Nga. Triển vọng, thách thức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........83
3.1. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga
(2000 - 2008) và vai trò của Tổng thống V.Putin........................................83
3.2. Triển vọng và thách thức của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên
bang Nga......................................................................................................105
3.2.1. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga .......................105
3.2.2. Những thách thức đối với nền kinh tế - xã hội Liên bang Nga..........108
3.3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam.......................................................116
C. KẾT LUẬN............................................................................................121
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................125

PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
APEC:
ARF:
ASEM:
ASEAN:
CBR:
CNXH:
EU:
EURO:
GATT:
GDP:

GNP:
G7:
G8:
FDI:
IMF:
LB Nga:
NATO:
OPEC:
SNG:
TBCN:
UNDP:
USD:
WB:
WTO:
WEC:

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Diễn đàn khu vực ASEAN
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Ngân hàng Trung ương LB Nga
Chủ nghĩa xã hội
Liên minh châu Âu
Đồng tiền chung châu Âu
Hiệp định chung về thế quan và thương mại
Thu nhập quốc dân tính theo đầu người
Tổng sản phầm trong nước
Nhóm 7 nước cơng nghiệp phát triển
Nhóm 7 nước cơng nghiệp phát triển + LB Nga
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quỹ tiền tệ quốc tế
Liên bang Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
Cộng đồng các quốc gia độc lập
Tư bản chủ nghĩa
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
Đô la Mỹ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Thương mại thế giới
Hội đồng năng lượng thế giới

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga dưới thời
Tổng thống V.Putin (2000 - 2008)” được thực hiện từ tháng 10 năm 2008 đến
tháng 12 năm 2009. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận
được nhiều sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, người thân và
các đồng nghiệp.
4


Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Công Khanh - Người Thầy luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ từ
những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn Giáo sư Vũ Dương Ninh,
PGS.TS. Đinh Ngọc Bảo, PGS. Phan Văn Ban, TS Phạm Ngọc Tân… và các
thầy cô giáo khoa Lịch sử trường Đại học Vinh, các chuyên gia ở Viện Nghiên
cứu châu Âu, Học viện Quan hệ quốc tế cùng tất cả các đồng nghiệp đã tạo
điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian qua.

Xin cảm ơn những người thân, bạn bè và các bạn học viên đã động viên,
ủng hộ để tác giả hoàn thành đề tài Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, tháng 12 năm 2009
Tác giả

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vào cuối thế kỷ XX, bản đồ địa - chính trị thế giới đã thay đổi về
căn bản với sự thăng trầm của nhiều cường quốc. Sau khi Liên Xô tan rã
(25/12/1991), mặc dù Liên bang Nga được kế thừa 70% tiềm lực kinh tế, quân
sự, vị trí trong các tổ chức quốc tế của Liên Xô, nhưng cùng với những khó
khăn trong giai đoạn chuyển đổi ở thập niên 90, tình trạng khủng hoảng tồn
diện về kinh tế, chính trị, xã hội đã kéo nước Nga tụt hậu xuống so với Liên
Xô trước đây cũng như những nước TBCN mới phát triển.

5


Bước sang thế kỷ XXI, trong quan hệ quốc tế xu thế chủ đạo là q
trình tồn cầu hố, xu thế tăng cường sự liên kết và canh tranh về mọi mặt
kinh tế, chính trị, quân sự và khoa học công nghệ giữa các quốc gia, khu vực
trên thế giới. Việc khơi phục lại vị trí của nước Nga trên trường quốc tế có ý
nghĩa hết sức quan trọng khơng chỉ riêng với Liên bang Nga mà cả cục diện
thế giới.
1.2. Liên bang Nga bước vào ngưỡng cửa thế kỷ mới với những khó
khăn chồng chất, tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội sau gần
một thập kỷ thử nghiệm và tiến hành đường lối cải cách thị trường dưới sự
cầm quyền của Tổng thống Boris Yeltsin (1992 - 1999). Nước Nga đang đứng
bên bờ vực thẳm.

Trong thời điểm lịch sử vơ cùng quan trọng đó, xuất hiện một con
người mà hầu như không được thế giới biết đến trước khi nắm quyền Tổng
thống nước Nga đã khơng những làm thay đổi hồn tồn hình ảnh nước Nga
mà bằng sự thơng minh, khơn khéo, quyết đốn và bản lĩnh hiếm có đã tạo ra
sự cân bằng tưởng như khơng tìm lại được trên chính trường quốc tế. Đó
chính là V.Putin.
Cuộc chuyển giao quyền lực giữa Boris Yeltsin và Vladimir Putin ngày
31/12/1999 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử nước Nga - thời kỳ hồi
sinh và trỗi dậy. Trong hai nhiệm kỳ của minh, V.Putin đã thực hiện đường
lối phát triển kinh tế - xã hội đạt được sự chuyển biến to lớn về mọi mặt kinh
tế, chính trị, qn sự và văn hố xã hội, đưa vị trí của Liên bang Nga lên tầm
thế là một cường quốc TBCN trong thế kỷ XXI.
1.3. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tổng thống V.Putin và
những kết quả của nó đã làm cho LB Nga chuyển biến mạnh mẽ, đã chấm dứt
sự hồi nghi về một nước Nga mới có thể giành lại vị thế cường quốc thế giới
như Liên bang Xô Viết trước kia hay khơng. Và chính nó đã có những tác
6


động to lớn đến tình hình nước Nga hiện nay và góp phần làm thay đổi nhiều
mối quan hệ quốc tế đương đại, trong đó có quan hệ Nga - Việt.
1.4. Quan hệ hợp tác Nga - Việt, sau một thời gian ngưng trễ đã dần
được khôi phục và củng cố sau các cuộc viếng thăm, trao đổi và ký kết các
hiệp ước hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên mà điển hình là chuyến
viếng thăm Việt Nam của Tổng thống V.Putin (2001) và chuyến thăm Nga
của Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh (2002). Cả hai nước Việt Nam và LB Nga
đều xem là đối tác chiến lược truyền thống và đáng tin cậy của nhau. Vì thế
hiểu sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội Liên bang Nga cịn có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình tăng cường giao lưu, hợp tác.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn chọn

vấn đề “Quá trình phát triển kinh tế - xã hội LB Nga dưới thời Tổng thống
V.Putin (2000 - 2008)” làm đề tài luận văn của mình, với hy vọng được góp
một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới hiện đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mặc dù vị thế LB Nga có giảm sút trên bàn cờ địa - chính trị thế giới
sau nhiều thập kỷ suy thoái, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn dưới sự cầm
quyền của Tổng thống V.Putin, nước Nga đã được phục hưng trở lại với hình
ảnh một nước Nga mới. Điều này đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
nhiều học giả trong và ngoài nước với những quan điểm, đánh giá trên nhiều
góc độ khác nhau. Có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Lý Cảnh Long (2001), “Putin từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên
bang Nga”, Nxb Lao động, Hà Nội, là cuốn sách do Nxb Đương đại (Trung
Quốc) ấn hành và đã được Nxb Lao động dịch sang tiếng Việt. Như tên gọi
của cuốn sách, tác giả tập trung trình bày quá trình hoạt động của V.Putin từ
khi cịn làm việc cho KGB (1975) cho đến khi trở thành Tổng thống thứ hai
của nước Nga (2000). Qua đó những sự kiện, những vấn đề nổi cộm của nền
7


kinh tế, chính trị - xã hội Nga giai đoạn 1991 - 2000 được tái hiện. Đồng thời
tác giả cũng đã có những đánh giá về cá nhân con người và khả năng lãnh đạo
đất nước của hai vị Tổng thống đầu tiên của nứơc Nga: Boris Yeltsin và
Vladimir Putin.
Phùng Thuấn Hoa (2004), “Căn bệnh của nền kinh tế Nga hiện nay là gì ”,
đăng trên Tạp chí Quản lý số 3 của Trung Quốc đã được Thông tấn xã Việt
Nam dịch sang tiếng Việt. Bằng những số liệu kinh tế cụ thể, tác giả đã khẳng
định những thành công to lớn trong việc khôi phục kinh tế Nga trong nhiệm
kỳ thứ nhất của Tổng thống V.Putin, đồng thời tác giả cũng nêu lên những
hạn chế lớn nhất của nền kinh tế Nga như khả năng thu hút đầu tư, kỹ thuật
lạc hậu.

Nguyễn Đình Hương chủ biên (2005), “Chuyển đổi kinh tế Liên bang
Nga lý luận, thực tiễn và bài học kinh nghiệm”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu cơng phu của các tác giả trình bày quy
luật, các giai đoạn của nền kinh tế chuyển đổi ở Liên bang Nga như tư nhân
hoá, thị trường và việc giải quyết các vấn đề xã hội… Ngồi ra cuốn sách
cũng phân tích triển vọng của nền kinh tế Liên bang Nga và rút ra những bài
học kinh nghiệm cho các nền kinh tế chuyển đổi.
Nguyễn An Hà chủ biên (2008), “Liên bang Nga những năm đầu thế
kỷ XXI”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong cuốn sách này, các tác giả tập
trung phác hoạ diện mạo phát triển của LB Nga trong thập kỷ đầu của thế kỷ
XXI. Trên cơ sở phân tích bối cảnh mới cả quốc tế, khu vực và trong nước,
những nhân tố tác động đến quá trình phát triển của nước Nga những năm đầu
thế kỷ XXI; những vấn đề cơ bản trong đường lối đối nội cũng như đối ngoại
của Nga được chọn lọc phân tích, đánh giá.
Hà Mỹ Hương (2006), “Nước Nga trên trường quốc tế: Hôm qua, hơm
nay và ngày mai”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã khái quát

8


những chặng đường phát triển của LB Nga trên trường quốc tế. Qua đó những
nhận định đánh giá về triển vọng phát triển của LB Nga được tác giả đề cập đến.
Hồng Thanh Quang (2001), “V.Putin sự lựa chọn của nước Nga”, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội. Trên cơ sở tập hợp tư liệu báo chí Nga, tác giả đã
trình bày những diễn biến chính trên chính trường Nga dưới thời Tổng thống
B.Yeltsin, làm bối cảnh cho sự xuất hiện của V.Putin với cương vị là Thủ
tướng Nga rồi nắm quyền Tổng thống vào năm 2000. Từ đó, tác giả đưa ra
những đánh giá về vai trò của V.Putin trong việc thực hiện đường lối phục hồi
nước Nga.
Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba (2008), “Bản lĩnh Putin”, Nxb Thanh

niên, Hà Nội. Cuốn sách đã phân tích, đánh giá những chính sách mạnh dạn,
táo bạo của V.Putin trong việc phát triển nước Nga sau khi tái đắc cử Tổng
thống LB Nga. Các tác giả đã khẳng định bản lĩnh của vị Tổng thống thứ hai
LB Nga trong việc đưa nước Nga trở lại vị trí cường quốc thế giới.
Ngơ Sinh (2008), “Nước Nga thời Putin”, Nxb Văn hố thơng tin.
Cuốn sách là kết quả của sự tổng hợp, đánh giá về bức tranh tồn cảnh tình
hình kinh tế, chính trị - xã hội của LB Nga dưới sự cầm quyền của Tổng
thống V.Putin từng bước hồi phục lại vị thế cường quốc thế giới.
Nguyễn Quang Thuấn (1996), “Kinh tế Liên bang Nga trong những
năm cải cách thị trường hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 2;
Nguyễn Quang Thuấn (2002), “Vài nét về chiến lược phát triển kinh tế ở Liên
bang Nga giai đoạn 2000 - 2010”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5; Nguyễn
Quang Thuấn (2004), “Nhìn lại kết quả cải cách trong nhiệm kỳ đầu của Tổng
thống Putin”, Những vấn đề kinh tế thế giới, số 5… Tác giả là chuyên gia
nghiên cứu về LB Nga và các nước Đơng Âu. Trong những cơng trình trên tác
giả nghiên cứu đường lối cải cách kinh tế, quá trình thực hiện và kết quả đạt
được ở từng giai đoạn cụ thể của LB Nga.
9


Nguyễn Thanh Huyền (2007), Sự vươn lên của nước Nga thời Tổng
thống Putin, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 11. Trong bài viết này tác giả
đánh giá khái quát sự trỗi dậy của nước Nga. Đó là sự vươn lên về kinh tế,
quân sự và sự củng cố về chính trị và đối ngoại.
Ngồi ra, trong q trình khảo sát chúng tôi đã tiếp cận được một số
luận văn thạc sĩ viết về LB Nga như: Trịnh Thị Thắm (2008) “Sự phục hưng
của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin và ảnh hưởng của nó đến
quan hệ Nga - Trung”… Các kênh thông tin Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí
chuyên ngành như: Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu quốc tế, Thời báo kinh tế,
Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới... đã có nhiều bài viết của các học giả

trong và ngoài nước đề cập đến tình hình kinh tế - xã hội của LB Nga trong
những năm đầu thế kỷ XXI.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã phán ánh khá đa dạng tình
hình LB Nga dưới các góc độ đơn lẻ khác nhau như về từng lĩnh vực kinh tế,
chính trị, quân sự, đối ngoại… trong những khoảng thời gian hạn chế như ở
thập niên 90 của thế kỷ XX hay những năm đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, chưa
có cơng trình nào trình bày cụ thể, hệ thống, đánh giá được đường lối phát
triển kinh tế - xã hội của LB Nga cũng như những thành tựu của nó dưới sự
lãnh đạo của Tổng thống V.Putin trong suốt hai nhiệm kỳ cầm quyền (2000 2008) trong sự đối sánh với thời kỳ khủng hoảng dưới thời Tổng thống
B.Yeltsin (1992 - 1999). Thế nhưng, những cơng trình nghiên cứu của các tác
giả nêu trên là nguồn tài liệu quý giá cho chúng tôi tham khảo để hồn thành
đề tài luận văn của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - xã hội của LB Nga dưới
thời Tổng thống V.Putin (2000 - 2008)
10


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế
- xã hội LB Nga thông qua việc nghiên cứu mục tiêu, đường lối, biện pháp,
quá trình thực hiện và những kết quả đạt được dưới thời Tổng thống V.Putin,
cũng như lý giải những nguyên nhân của sự phát triển đó.
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ sử học, khơng đi sâu vào những
khái niệm kinh tế học, xã hội học cũng như các vấn đề chính trị, quân sự,
ngoại giao của LB Nga.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội LB
Nga giai đoạn 2000 - 2008, tức là thời kỳ cầm quyền của Tổng thống V.Putin
với những cải cách quan trọng nhằm đưa nước Nga khẳng định vị trí siêu

cường của mình trong thế giới TBCN.
Ngoài giới hạn về nội dung và thời gian nêu trên, các vấn đề khác
không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả phản ánh trung thực
sự chuyển biến kinh tế, xã hội LB Nga, đánh giá các vấn đề đặt trong mối liên
hệ chặt chẽ giữa chúng với nhau. Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra luận văn cũng
được thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu khác: Sưu tầm, chọn lọc,
xử lý các nguồn tài liệu để nêu bật được chính sách, thành tựu kinh tế - xã hội
của LB Nga giai đoạn 2000 - 2008, kết hợp với phương pháp so sánh, tổng
hợp, thống kê, phân tích nhằm tìm ra ngun nhân phục hồi, phát triển kinh
tế, xã hội LB Nga, để từ đó rút ra một số kinh nghiệm.
5. Nguồn tài liệu
Tài liệu gốc: Bao gồm các văn bản về chính sách, kế hoạch chiến lược
phát triển kinh tế, xã hội của chính quyền LB Nga được dịch sang tiếng Việt
11


hoặc được trình bày cơng khai trên các báo, tạp chí của LB Nga, các số liệu
thống kê về chỉ số phát triển kinh tế, xã hội của LB Nga do Chính phủ Nga
cơng bố và Ngân hàng thế giới thống kê; các Thông điệp liên bang, sắc lệnh
của Tổng thống hàng năm…
Tài liệu tham khảo khác: Bao gồm các cơng trình nghiên cứu của các
học giả trong và ngồi nước đã được xuất bản thành sách. Các Tạp chí chuyên
ngành như: Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên cứu Lịch sử,
Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới…
Các bài viết được đăng tải trên các báo Nhân dân, Thời báo kinh tế, báo
Quốc tế... Các kênh thông tin tham khảo hàng ngày, Tài liệu tham khảo đặc
biệt của Thông tấn xã Việt Nam; Học viện Quan hệ quốc tế, Viện Nghiên cứu

châu Âu; Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam và một số trang Website:
http// www. Kremlin.ru, www.Vnanet.vn (www.Vnageci.vn), www.mid.ru và
một số Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ có liên quan…
6. Đóng góp của luận văn
Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, với trình độ ngoại ngữ cịn hạn
chế, đề tài xác định một số đóng góp sau:
Qua luận văn cung cấp cho chúng ta hiểu rõ về đường lối, biện pháp
của quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân của nó. Để từ đó có cái nhìn tồn diện, khách quan, đánh giá
chính xác về thực trạng, vai trị, vị trí của nước Nga mới trên trường quốc tế
cũng như trách nhiệm, vai trò của Tổng thống với tư cách là người đứng đầu
nhà nước đối với sự phát triển của đất nước.
Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội LB Nga sẽ giúp cho mối quan
hệ Nga - Việt ngày càng được củng cố, phát triển, có thể vận dụng được
những kinh nghiệm trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

12


Đề tài là sự bổ sung thêm cho nguồn tư liệu nghiên cứu, giảng dạy về
LB Nga thời kỳ hậu Xơ viết.
7. Bố cục của luận văn
Ngồi phần Mở đâu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Ch¬ng 1. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI
Ch¬ng 2. Q trình phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga giai
đoạn (2000 - 2008)
Chương 3. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Liên
bang Nga. Triển vọng, thách thức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


13


B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN BANG NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội LB Nga những năm đầu thế kỷ XXI
1.1.1. Xu thế tồn cầu hóa trong quan hệ quốc tế
Trong suốt thế kỷ XX, xu thế quốc tế hoá trên quy mơ khu vực và tồn
cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự hoà nhập của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ hiện đại với cuộc cách mạng thông tin tiên tiến đã làm cho lực
lượng sản xuất mà trong đó khoa học và cơng nghệ lên một bước phát triển
mới về chất, thúc đẩy nền sản xuất phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, vượt ra khỏi ranh giới địa - chính trị chật hẹp truyền thống, góp
phần gia tăng quy mơ và tốc độ trên nền sản xuất xã hội của các quốc gia và
khu vực. Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, q trình quốc tế hố đã đạt
đến một quy mơ mới, to lớn hơn và ở một trình độ cao hơn đó chính là tồn
cầu hố. Nói cách khác, tồn cầu hoá trở thành một sự thực cơ bản nhất trong
đời sống của thời đại ngày nay và nó có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời
sống kinh tế, chính trị, văn hố,… của xã hội đặc biệt là vào những năm bản
lề của thời kỳ chuyển giao thế kỷ.
Bước vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhân loại thực sự bước vào một
giai đoạn mới về chất của q trình tồn cầu hố. Hoạt động giao lưu giữa các
quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng, xu hướng khu vực hố và tồn cầu
hố nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên mạnh mẽ, đặc điểm là sự hình
thành, tồn tại và phát triển các liên kết kinh tế - thương mại, tiểu khu vực và
của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỷ qua đã đánh dấu một bước
14



tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại
quốc tế.
Tồn cầu hóa như là xu thế khách quan không thể cưỡng lại được của
thời đại do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế và thị trường thế
giới được xúc tiến bởi những bước tiến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay, nó đã và đang tác động mạnh mẽ đến
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và ảnh hưởng to lớn đến tất cả các lĩnh vực hoạt
động của đời sống nhân loại.
Trong thời đại ngày nay không một quốc gia, một dân tộc nào có thể
phát triển nếu khơng hội nhập kinh tế quốc tế và đứng ngồi q trình tồn
cầu hoá. Đường lối phát triển của một quốc gia trong giai đoạn hiện nay phụ
thuộc không chỉ vào tiềm lực, vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong
nước mà còn chịu sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực. LB Nga luôn
khẳng định rằng những thành tựu mà Nga đạt được phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố bên ngoài. LB Nga quan niệm rằng “Nga chỉ có thể tồn tại và phát
triển được trong biên giới hiện nay của mình như một cường quốc năng động,
ln thực thi các chính sách đối vói mọi vấn đề đang hiện diện của thế giới
trên cơ sở tính tốn thực tế của mình” [6, 13]. Như vậy, tham gia tồn cầu hố
là một địi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu nội tại cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia. Tồn cầu hố là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh,
diễn ra ở nhiều cấp độ, quy mô với nhiều phương thức khác nhau.
Bước sang thế kỷ XXI, cùng với quá trình tồn cầu hóa, sự vận động và
phát triển của thế giới còn chịu tác động mạnh mẽ của nhiều nhân tố khác
như: sự phát triển nhanh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới đã đưa
nền kinh tế thế giới chuyển dần sang nền kinh tế tri thức; xu thế hịa bình hợp
tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ sau chiến
tranh lạnh kết thúc. Sự thay đổi đó của tình hình quốc tế có tác động to lớn
đến con đường phát triển các nước trên thế giới, trong đó có LB Nga. LB Nga

15


cho rằng “cần tạo ra những điều kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc cải tổ
bên trong và đồng thời việc tác động tích cực tới sự phát triển của thế giới
trước hết vì chính lợi ích của nước Nga” [6, 13].
Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế tồn cầu hố đã dẫn đến sự hình
thành các liên kết quốc tế, khu vực trên thế giới mà WTO là một sân chơi
kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nhiều quốc gia trên trên
thế giới. Trên thế giới đã và đang hình thành nhiều trung tâm kinh tế cạnh
tranh nhau ngày càng khốc liệt như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...
và cả LB Nga. Hơn thế nữa, các đối tác kinh tế của LB Nga từ truyền thống
đến hiện tại như SNG, EU, ASEAN, APEC, ASEM... ngày càng có những
điều chỉnh lớn trong quan hệ kinh tế đối ngoại của mình trước những tác động
của xu thế tồn cầu hố. Bởi vậy, điều đó đặt ra những yêu cầu to lớn cho LB
Nga trong việc điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình
nhằm tìm kiếm lại vị thế cường quốc trên trường quốc tế sau gần một thập kỷ
bị lãng quên.
1.1.2. Sự thay đổi của bàn cờ địa - chính trị, địa - kinh tế những
năm đầu thế kỷ XXI
Trong bài phát biểu tại Hội thảo kỷ niệm 200 năm ngày thành lập Bộ
Ngoại giao Nga được tổ chức tại Học viện Quan hệ quốc tế ngày 17/9/2002,
Anđrây Tatarinơp - Đại sứ đặc mệnh Tồn quyền LB Nga tại Việt Nam cho
rằng “Chính vị trí địa - chính trị có một khơng hai của đất nước chúng tơi đã
định ra một bình diện vơ cùng rộng lớn đối với các quyền lợi đối ngoại của nó.
Điều này có nghĩa là dù bất kỳ trong hồn cảnh nào Nga cũng khơng thể cho
phép mình tiến hành một chính sách đối ngoại thụ động hoặc biệt lập. Ngược
lại những lợi ích quốc gia ln buộc nước Nga phải ln đóng một vai trị tích
cực nhất trong các cơng việc quốc tế” [7].
Trước những thay đổi lớn của tình hình thế giới, LB Nga và các nước

lớn đều có sự điều chỉnh chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội
16


và đến lượt nó tác động trở lại đối với sự phát triển của thế giới nói chung và
của các khu vực, các nước trên thế giới. Bởi thế “cấu trúc chiến lược quốc tế
đã phát triển từ nhất siêu đa cường sang đa cực hóa vừa có nhân tố trỗi dậy
của EU, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, vừa có sự gia tăng của chủ nghĩa đơn
cực và bá quyền của Mỹ” [6,14]. Theo đó, Mỹ vẫn là một quốc gia nắm giữ
vai trị điều khiển “cuộc chơi” tồn cầu, tiếp tục gia tăng chủ nghĩa đơn
phương, lấn át vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vấn đề
quốc tế như chống chủ nghĩa khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân…
Lo sợ sự lớn mạnh của Nga, Mỹ tăng cường kiềm chế Nga về mọi mặt kinh
tế, chính trị và quân sự, dẫn tới nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang mới bằng
việc qn sự hóa khoảng khơng vũ trụ. Theo lời bình luận của Đại tá Viktor
Litovkin “Người Mỹ đang lượn quanh nước Nga bằng ra đa và đang lắp đặt
tên lửa chống tên lửa đạn đạo gần biên giới chúng ta. Đó là vấn đề có tính
cách nghiêm trọng. Chúng ta đang bị kích động lao vào một cuộc chạy đua vũ
trang mới” [41, 15]. Chính điều này nó đặt ra yêu cầu cho Nga phải có những
điều chỉnh kịp thời trong đường lối phát triển đất nước để đối trọng với Mỹ.
Tuy vậy, bản thân Mỹ đang gặp nhiều khó khăn khi phải sa lầy trong chiến
tranh Irắc, mâu thuẫn với Iran về vấn đề “vũ khí hạt nhân” hay không tự ngăn
chặn được Bắc Triều Tiên trong các vụ thử tên lửa đạn đạo.
Cùng với sự lớn mạnh của đồng minh thân cận ở bên kia bán cầu, sự
trỗi dậy của EU và ngày càng mở rộng ảnh hưởng của mình sang phía Đơng
đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của LB Nga. Với việc hàng loạt nước Đông
Âu lần lượt gia nhập vào NATO làm cho không gian địa - chính trị của Nga
ngày càng hẹp lại. Đặc biệt những động thái mới đây của Mỹ và NATO bố trí
tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và Cộng hịa Séc làm cho Nga rất bất bình.
Bước sang đầu thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở

thành tâm điểm chú ý của thế giới, được đánh dấu bằng sự phục hồi của nền
17


kinh tế Nhật Bản, sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ, Trung Quốc và sự năng
động của khu vực ASEAN đã làm cho “cơ cấu quyền lực thế giới có sự thay
đổi” [6, 16]. Trong bối cảnh đó, Mỹ đã thúc đẩy mối quan hệ với khu vực
thông qua Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), cịn
EU thì củng cố vai trị của mình ở Đơng Á bằng việc thúc đẩy các mối quan
hệ song phương, đa phương trong tổ chức ASEM.
Sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga được cộng đồng thế giới công nhận là
nước kế thừa tư cách của Liên Xô trước đây trên trường quốc tế. Tuy nhiên,
do những khó khăn ở trong nước và chính sách đối ngoại ''hướng về phương
Tây'' dưới thời Tổng thống B.Yeltsin, vai trò, vị trí cường quốc của Nga trên
thế giới nói chung, ở Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng đã giảm sút đáng
kể. Để khắc phục tình trạng này, trong những năm gần đây, LB Nga đã áp
dụng nhiều biện pháp, trong đó có sự chuyển hướng chính sách đối ngoại, lấy
Châu Á - Thái Bình Dương làm một trong những hướng ưu tiên. Nga đặc biệt
quan tâm đến khu vực này với mong muốn trở thành thành viên của Diễn đàn
Đơng Á, ngồi cơ chế đa phương như APEC, ARF, hay ASEAN.
Một trong những vấn đề ngày càng trở nên nóng bỏng trong các mối
quan hệ quốc tế nữa đó chính là vấn đề an ninh năng lượng, nhiều nước và
nhiều khu vực phải có những điều chỉnh lớn nhằm đối phó với vấn đề này.
Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động tại Afghanistan, Irắc, quan hệ
xấu đi của Mỹ với các quốc gia hồi giáo Trung Đông, đặc biệt với Iran là một
nước lớn về xuất khẩu dầu mỏ, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng dầu mỏ
do sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế lớn Trung Quốc, Ấn Độ làm
ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ cung cầu năng lượng trên thị trường tồn cầu,
giá dầu mỏ và khí đốt tăng nhanh chóng. Vấn đề an ninh năng lượng đã buộc
các cường quốc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, đi tìm kiếm

những nguồn cung cấp năng lượng ổn định để phát triển. LB Nga có lợi thế là
18


một cường quốc về năng lượng đứng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Arập Xêut, Nga đã thu được nhiều lợi ích trong lĩnh vực năng lượng thơng qua việc
xuất khẩu năng lượng để hồi phục nền kinh tế LB Nga. Vì thế “Nước Nga có
“cú tát” về năng lượng và tài chính và chuẩn bị sử dụng nó về mặt chính trị” để
gây ảnh hưởng trên thế giới cũng như trong khu vực [41, 16].
Trên lĩnh vực kinh tế, bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, sự phát
triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới mà hạt nhân là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung
Quốc, Ấn Độ và LB Nga, Braxin, Iran đã phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai xu
thế: nhất siêu và đa cường.
Trước hết, dựa vào tiềm lực kinh tế là một trong những nhà xuất khẩu
và nhập khẩu lớn nhất thế giới, Mỹ đã trở thành động lực của nền kinh tế thế
giới. Hệ thống tài chính của Mỹ có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới.
Giờ đây, Mỹ đang nỗ lực nhằm khơi phục vị trí thủ lĩnh của mình trong trật tự
thế giới đơn cực, duy trì vị trí siêu cường về chính trị, quân sự và kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đang có sự chuyển dịch theo hướng
hình thành cấu trúc thế giới đa trung tâm. Cùng với Mỹ, các trung tâm thế
giới mới đang hình thành, bao gồm: EU, Trung Quốc, Ấn Độ, ngồi ra là LB
Nga, Braxin, Iran, những trung tâm này đang tác động mạnh mẽ với vai trò
thống trị của Mỹ trong nền kinh tế, chính trị thế giới, đồng thời cũng đang
cạnh tranh với nhau kịch kiệt để củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế.
Theo thống kê “EU hiện có GDP xấp xỉ với Mỹ, chiếm 40,6% xuất khẩu
và 45,2% nhập khẩu toàn cầu, vượt trội các trung tâm khác về tỷ trọng thương
mại toàn cầu hay thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Theo đánh giá của
Economic Intelligence Unit “đến năm 2020 Châu Á sẽ chiếm hơn 43% GDP
của tồn cầu, trong đó Trung Quốc là 19,4%, Nhật Bản là 4,5% và theo dự
báo lạc quan đến 2020 Trung Quốc sẽ vượt qua 30 ngàn tỷ USD (tính theo
ngang giá sức mua)” [6, 19]. Theo hướng xuất khẩu trữ lượng thiên nhiên và

19


nhập khẩu hàng hóa thành phẩm, sự phát triển của LB Nga liên quan chặt chẽ
với EU, Trung Quốc, Nhật Bản. Đặc biệt là những ưu tiên trong lĩnh vực hợp
tác cơng nghệ quốc phịng và năng lượng ngun tử với Trung Quốc và Ấn
Độ. Bởi vậy, bước sang thế kỷ XXI, LB Nga phải chú ý đến chiến lược phát
triển kinh tế đối ngoại, tăng cường liên kết kinh tế với các trung tâm đã hình
thành, đồng thời phải xây dựng cho mình những liên kết mới để vừa tăng
trưởng vừa tạo ra một trung tâm kinh tế mà Nga đóng vai trị là hạt nhân.
Như vậy, những biến động về cơ cấu địa - chính trị và địa - kinh tế thế
giới trong những năm đầu thế kỷ XXI đã tác động sâu sắc tới LB Nga, đòi hỏi
Nga cần có điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hợp lý để nhằm
đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, giành lại vị thế siêu cường trong thế
giới TBCN cũng như thích ứng với tốc độ tồn cầu hóa nhanh chóng của
thế giới.
1.2. Sự điều chỉnh của LB Nga trong quan hệ với các cường quốc
và một số tổ chức khu vực, thế giới
Trước sự thay đổi của cơ cấu địa - chính trị, địa - kinh tế, LB Nga rất
chú trọng vào các mối quan hệ quốc tế, khu vực. LB Nga cho rằng “sự thay
đổi sâu sắc của thế giới hiện đại đang ảnh hưởng tới lợi ích của nước này.
Nước Nga đang can dự tích cực hơn vào tiến trình này” [2, 11]. Bước sang thế
kỷ XXI, trong chiến lược đối ngoại của mình LB Nga ưu tiên hàng đầu cho
SNG rồi đến châu Âu, Mỹ và châu Á.
Trước hết, SNG là khơng gian chính trị, kinh tế quan trọng đối với Nga
trong việc giúp Nga khôi phục vị thế cường quốc của mình trên thế giới. LB
Nga ln cố gắng duy trì sự kiểm sốt khu vực SNG trong các kế hoạch chính
trị quốc phịng cũng như tăng cường liên kết kinh tế, thúc đẩy hợp tác kinh tế
đa phương, song phương với các nước trong khu vực bởi đây là những nước
thuộc Liên bang Xô Viết trước kia, là “nơi Nga có sẵn cơ sở chính trị, kinh tế

20


và qn sự của mình và chính các nước này cũng chính là vùng đệm xung
quanh nước Nga” [13]. Tuy vậy “những biến động về cơ cấu địa - chính trị,
địa - kinh tế tác động to lớn tới khu vực này và đương nhiên ảnh hưởng mạnh
tới chính sách của Nga đối với SNG” [6, 22]. Sự tác động tích cực của EU vào
SNG theo chính sách “ngọn cờ châu Âu” đã làm gia tăng xu thế “li tâm”,
tách dần khỏi LB Nga.
Mỹ cũng tích cực tác động tới không gian hậu Xô Viết trong việc ủng
hộ dự án GUAM thậm chí cịn tích cực hơn so với EU. Mỹ tuyên bố thực hiện
chiến lược “Đại Trung Á” nhằm mục đích đưa các quốc gia trong khu vực ra
khỏi ảnh hưởng độc quyền của Nga và tăng cường ảnh hưởng của Oasinhtơn.
Thách thức nữa đối với Nga còn liên quan tới những nỗ lực của Trung Quốc
trong việc chuyển hướng cải tổ tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) từ lĩnh
vực hợp tác an ninh quốc phòng sang hợp tác tồn diện. Trung Quốc đang nỗ
lực hình thành một khu vực mậu dịch tự do trong khuôn khổ SCO. Thế nhưng
đối với Nga và Trung Á “nó chứa đựng nhiều rủi ro khi hàng hóa của Trung
Quốc sẽ chèn ép thị trường của các nhà sản xuất địa phương, còn lực lượng
lao động Trung Quốc nhập cư sẽ làm thay đổi tình hình xã hội, cơ cấu dân số
của những nước này ” [6, 24].
Như vậy trước xu thế “li tâm”, LB Nga nỗ lực tăng cường hợp tác với
các nước SNG. Việc tăng cường xu thế liên kết trong SNG đóng vai trị cực
kỳ quan trọng, nó liên quan tới việc củng cố vị thế chính trị và kinh tế của LB
Nga trên thế giới cũng như sự thay đổi trật tự thế giới. Sự cạnh tranh ngày
càng quyết liệt của các trung tâm toàn cầu sẽ tác động tới chính sách của LB
Nga theo hướng hình thành nhóm liên kết kinh tế khu vực năng động và phát
triển. Đặc biệt trong thời gian gần đây, ý nghĩa của SNG đối với LB Nga ngày
càng tăng lên cả về phục hồi sự giảm sút dân số và duy trì vị thế của một
trong những cường quốc trên thị trường năng lượng thế giới.

21


Đối với Liên minh châu Âu (EU), đây là một trong những ưu tiên trong
đối ngoại của LB Nga sau SNG. Nhìn chung, quan hệ EU - LB Nga là tương
đối suôn sẻ về những dự án về bốn không gian chung, bao gồm không gian
kinh tế, không gian an ninh bên ngồi, khơng gian tự do về an ninh và tư
pháp, không gian về khoa học giáo dục và văn hóa. Tuy nhiên, trong thời gian
qua, do những biến động của bối cảnh quốc tế, đặc biệt là vấn đề an ninh năng
lượng, vấn đề Trung Đông, vấn đề vũ khí hạt nhân và việc Mỹ và NATO triển
khai hệ thống phịng thủ tên lửa ở châu Âu có nhiều tác động tới quan hệ giữa
LB Nga và EU.
Trong quan hệ giữa LB Nga và EU thách thức lớn nhất về đối ngoại đó
là chưa nhất quán. Các nước thành viên EU hiện đang có lợi ích khá giống
nhau ở LB Nga. Trong lúc các nước thành viên EU muốn phát triển thành một
nền kinh tế hùng mạnh, đồng thời mong muốn LB Nga trở thành một nhà
cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho họ. EU cũng muốn trở thành đồng
minh trong cuộc chiến chống khủng bố và chống phổ biến vũ khí giết người
hàng loạt, đồng thời mong muốn Nga tôn trọng độc lập và chủ quyền với các
quốc gia có biên giới chung với EU. Thế nhưng trên thực tế EU chưa có một
chính sách thống nhất, hiệu quả nào đối với LB Nga. Các nước Anh, Pháp,
Đức, Italia có những chính sách riêng rẽ khơng nhất quán. Có nhóm các nước
“thân Nga” như Đức, Pháp, Italia hay nhóm “chống Nga” do Ba Lan và các
nước Ban tích đứng đầu...
Bên cạnh đó, sự vươn lên mạnh mẽ của LB Nga về kinh tế và quân sự
càng chứng tỏ là một đối tác khó khăn của EU. Điều đó buộc các nước EU
đang phải điều chỉnh để có chính sách nhất qn đối với LB Nga. Quan hệ LB
Nga - EU có những điều chỉnh nhất định địi hỏi trong chính sách kinh tế đối
ngoại của mình, LB Nga cần có sự chuyển hướng hợp lý.
Hướng ưu tiên thứ ba trong quan hệ đối ngoại của LB Nga đó là Mỹ.

Bước sang đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục duy trì vai trị hàng
22


đầu thế giới, với hơn 25% GDP toàn cầu và 20% thương mại thế giới. Trong
chính sách đối ngoại Mỹ vẫn gia tăng chủ nghĩa đơn phương, nhằm duy trì vai
trị siêu cường của mình trong hệ thống quyền lực thế giới. Những hướng ưu
tiên chính là tiếp tục cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và áp đặt
tự do và dân chủ kiểu Mỹ trên thế giới như vấn đề Afghanistan hay Irắc...
Mặc dù có nhiều bất đồng, mâu thuẫn nhau nhưng cả LB Nga và Mỹ đều cho
rằng hai nước nên hợp tác chặt chẽ với nhau trong nhiều lĩnh vực như chống
chủ nghĩa khủng bố quốc tế, phấn đấu cho hịa bình trên tồn cầu. Nga và Mỹ
coi nhau là đối tác, nhưng phía LB Nga cho rằng Mỹ là “đối tác khó khăn
nhất” của Matxcơva. Quan hệ LB Nga - Mỹ đang trong trong tình trạng “hịa
bình nóng” [6, 31].
Nếu như quan hệ đầu tư thương mại có dấu hiệu tích cực thì hợp tác về
an ninh chính trị lại có nhiều vấn đề. Mỹ liên tục mở rộng ảnh hưởng của
mình ở SNG, chèn ép khơng gian chính trị của Nga. Mỹ ln can thiệp vào
công việc nội bộ của LB Nga, phê phán đường lối cải tổ của LB Nga, ngăn
cản LB Nga hội nhập kinh tế thế giới... Theo lời của ông Yuri Ushakov, đại
sứ LB Nga tại Mỹ cho rằng “đã nhiều năm từ khi Mỹ và Nga khơng cịn là kẻ
thù, song chúng ta chưa hoàn toàn là đồng minh. Chúng ta phải học để là bạn
bè và để hợp tác trong thế giới ngày nay” [6, 34]. Tình hình đó đặt ra cho LB
Nga phải có sự điều chỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là chính sách hợp tác tồn diện với Mỹ nhằm đảm bảo quyền lợi của LB Nga
trên trường quốc tế.
Trong quan hệ với Trung Quốc, những năm đầu thế kỷ XXI, kinh tế
Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Xét về tổng lượng, Trung Quốc trở
thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, đứng thứ hai về thu
hút đầu tư nước ngoài và là nước lớn thứ ba về thương mại, GDP tăng trưởng

bình quân hàng năm là 9%. Tuy nhiên, những rủi ro đối với nền kinh tế rất
23


lớn đó là nguy cơ vơi cạn nguồn tài nguyên, nguồn năng lượng dầu khí...
Trong điều kiện như vậy vai trị của LB Nga vơ cùng to lớn, hai nước trở
thành đối tác chiến lược hướng tới thế kỷ XXI.
Về phía Trung Quốc cho rằng quan hệ Trung - Nga là mối quan hệ tốt
nhất trong quan hệ với các nước lớn, Nga còn ý nghĩa và tác dụng chiến lược
không thể thay thế đối với việc Trung Quốc trở thành nước lớn. Còn đối với
LB Nga quan hệ hợp tác chiến lược tốt đẹp với Trung Quốc là cơ sở để phát
triển mối quan hệ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như có thêm
“đồng minh” trong cuộc chạy đua với Mỹ về mọi mặt.
Trong chiến lược đối ngoại hướng về phía đơng, LB Nga chú ý đến
ASEAN. LB Nga thực sự trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN từ
tháng 7/1996 và dần đạt được nhiều bước tiến quan trọng nhờ vào sự nỗ lực
của cả hai phía. ASEAN ngày càng trở thành khu vực quan trọng trong khu
vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Sự hấp dẫn của
ASEAN đối với các nước lớn ngày càng gia tăng. LB Nga coi ASEAN là
động lực chính trong tiến trình hội nhập ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Còn về phần ASEAN cũng đánh giá cao vai trò quan trọng của LB
Nga trong các vấn đề khu vực và ủng hộ sự hội nhập đầy đủ hơn của Nga vào
hệ thống hợp tác đa phương khu vực.
Như vậy, từ cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI, tình hình quốc tế có
nhiều biến động sâu sắc và tác động mạnh mẽ đến con đường phát triển của
nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đang trong giai đoạn
chuyển đổi như LB Nga. Xu thế khách quan của Tồn cầu hóa nó lơi kéo tất
cả các nước vào vịng xốy kinh tế, dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc địa
- chính trị, địa - kinh tế của thế giới. Điều đó đã tác động đến chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, trong đó đường lối đối ngoại nhằm điều

chỉnh quan hệ giữa các cường quốc trở nên bức thiết.
24


LB Nga bước vào thế kỷ XXI chịu sự tác động sâu sắc của tình hình thế
giới cũng như khu vực, đòi hỏi nhà cầm quyền kịp thời điều chỉnh chiến lược
phù hợp với diễn biến của tình hình thế giới.
1.3. Thực trạng kinh tế - xã hội LB Nga trước khi V.Putin lên làm
Tổng thống
1.3.1. Tình hình kinh tế
Sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga tồn tại với tư cách là một thực thể
chính trị độc lập, thừa hưởng vị trí Uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên
hợp quốc, vị trí đại sứ quán, lãnh sự quán của Liên Xô ở tất cả các nước và cả
những tiềm năng, gia sản lớn với 70% lãnh thổ, 61% dân số, 60% công
nghiệp, 70% ngoại thương... [42]. Tuy nhiên, LB Nga cũng phải đối phó với
hàng loạt thách thức của hoàn cảnh quốc tế và trong nước đặt ra, trong đó vấn
đề lựa chọn con đường phát triển kinh kế, khắc phục những yếu kém của nền
kinh tế kế hoạch hố tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng để đưa LB Nga
hoà nhập với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, đẩy lùi khủng
hoảng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao tiềm lực, vị thế của
LB Nga trên trường quốc tế.
Lịch sử phát triển của LB Nga trong thập niên 90 của thế kỷ XX gắn
liền với vai trò của Tổng thống B.Yeltsin là một thời kỳ đầy biến động và khó
khăn. Những khó khăn đặt ra đối với LB Nga là rất lớn, đó là sự tồn tại khá
lâu và dai dẳng của mơ hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung thời kỳ LB Nga
nằm trong Liên bang Xô Viết. Sự độc quyền của nhà nước kéo dài dẫn đến
tình trạng xơ cứng trong quản lí, tách rời thị trường trong nước với thị trường
thế giới, sản xuất với tiêu dùng, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Tổng thống
B.Yeltsin đã kiên quyết phá vỡ toàn bộ cơ sở kinh tế - xã hội cũ bằng việc đẩy
mạnh thực hiện cải cách kinh tế thị trường nhằm mục tiêu xây dựng một cách

nhanh nhất cơ sở kinh tế cho mơ hình nhà nước mới. Đường lối cải cách kinh
25


×