Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Quá trình tranh chấp thuộc địa của các nước phương tây ở khu vực đông nam á từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.76 KB, 95 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong q trình tiến hành Khố luận này tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Lịch sử, nhất là các thầy cô thuộc tổ
Lịch sử thế giới. Đặc biệt tôi đã nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình,
chu đáo, đầy trách nhiệm của thầy giáo hướng dẫn là Th.S Bùi Văn Hào.
Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới các
thầy cơ trong khoa.
Ngồi ra tơi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn đối với bố mẹ, gia đình, bạn
bè đã dành cho tơi những sự quan tâm, ưu ái để hồn thành cơng trình.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Lê Thị Mỵ


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
B. NỘI DUNG .....................................................................................................5
Chương 1: Khái quát quá trình tranh chấp thuộc địa của các nước
phương Tây ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh từ thế kỷ XVI đến cuối thế
kỷ XIX...................................................................................................................5
1.1. Khái quát tình hình các nước phương Tây từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XIX........................................................................................................................5
1.2. Khái quát quá trình tranh chấp thuộc địa của các nước phương Tây ở
châu Á, châu Phi và Mĩ latinh từ thế kỷ XVI đên cuối thế kỷ XIX....................13
Chương 2: Quá trình tranh chấp thuộc địa của các nước phương Tây ở
khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX............................37
2.1.Quá trình xâm lược của các nước phương Tây ở Đông Nam Á từ thế kỷ
XVI đến cuối thế kỷ XIX....................................................................................37
2.2. Cuộc tranh chấp giữa Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh ở Malăcca, bán đảo


Mã Lai và quần đảo Indonexia............................................................................56
2.3. Cuộc tranh chấp giữa Anh và Pháp tại Mianma.........................................73
2.4. Tranh chấp giữa các nước phương Tây ở Xiêm...........................................75
2.5. Cuộc chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha ở Philippin (năm 1898).....................82
C. KẾT LUẬN ..................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................91


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản

CMTS

:

Cách mạng tư sản

CMCN


:

Cách mạng công nghiệp

ĐQCN

:

Đế quốc chủ nghĩa

ĐNA

:

Đông Nam Á

NXB

:

Nhà xuất bản


A.MỞ

ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.
Các cuộc phát kiến địa lý vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI đã tạo
điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự

bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và chủ nghĩa tư bản trở
thành hệ thống thế giới, nhưng đồng thời “đã dẫn đến sự cướp đoạt đối với
nhân dân châu Mĩ, châu Phi, châu Á và sự hình thành chủ nghĩa thực dân”
[20, 98]. .Kể từ đó trở đi các nước phương Tây liên tục đẩy mạnh việc bn
bán, cướp bóc và cuối cùng dùng vũ lực để xâm lược thuộc địa. Trong quá
trình xâm lược thuộc địa nhất là trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX), các nước
phương Tây không chỉ phải đối mặt với các cuộc bạo động chống xâm lược,
giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á – Phi – Mĩ Latinh, mà còn phải
đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa những kẻ cùng đi xâm lược. Sự tranh
chấp thuộc địa của các nước phương Tây diễn ra liên tục và hầu khắp các khu
vực khác trên thế giới, trong đó có khu vực Đơng Nam Á.
Vị trí địa lí quan trọng và tài nguyên thiên nhiên phong phú của khu
vực Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý của nhiều nước phương Tây, từ Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha cho đến Hà Lan, Anh, Pháp, Mĩ… Vì vậy, khu vực này
đã trở thành một trong những nơi diễn ra các cuộc tranh chấp quyết liệt giữa
các nước phương Tây từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX. Có những cuộc tranh
chấp được giải quyết bằng sự thương lượng, đổi chác nhưng phần lớn phải giải
quyết bằng vũ lực, thậm chí phải thơng qua các cuộc chiến tranh.
Đi sâu tìm hiểu quá trình tranh chấp thuộc địa của thực dân phương
Tây ở Đông Nam Á có những ý nghĩa nhất định. Thơng qua việc tìm hiểu quá
trình tranh chấp của thực dân phương Tây ở Đơng Nam Á giúp chúng ta nắm
rõ q trình xâm lược của các nước phương Tây ở Đông Nam Á trong giai

1


đoạn này. Từ đó để hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc, các nước
luôn cạnh tranh và mâu thuẫn với nhau gây nên các vụ xung đột và đỉnh cao
là chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay vấn đề hội nhập trở nên hết sức cần
thiết với mỗi quốc gia, bắt buộc các nước phải mở cửa, hội nhập để phát triển.
Trong q trình hội nhập khơng thể khơng cạnh tranh để khẳng định chỗ
đứng, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa hội nhập có kết quả vừa khơng ảnh
hưởng gì đến quan hệ giữa các nước.
Vì những ý nghĩa trên mà chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quá trình
tranh chấp thuộc địa của các nước phương Tây ở khu vực Đông Nam Á từ thế
kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề.
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến q trình
xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á nhưng sự tranh chấp giữa
các nước phương Tây trong quá trình xâm lược Đơng Nam Á hình như rất ít
có cơng trình nghiên cứu riêng biệt mà chủ yếu được đề cập trong cơng trình
nghiên cứu q trình xâm lược.
Vì điều kiện thời gian cũng như năng lực ngoại ngữ cịn hạn chế nên
trong q trình giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra chúng tôi chủ yếu mới tiếp
cận với các cơng trình của người Việt Nam và một số cơng trình nghiên cứu
của các tác giả nước ngồi đã được biên dịch.
Trong cơng trình nghiên cứu của D.Hall Lịch sử Đông Nam Á, xuất bản
năm 1997, tác giả đã trình bày một cách khá đầy đủ về quá trình phát triển
của các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á và đã ít nhiều đề cập đến sự
tranh giành của các nước tư bản tại đây như tranh chấp giữa Bồ Đào Nha, Hà
Lan, Anh ở quần đảo Indonexia, ở bán đảo Mã Lai, cuộc chiến tranh Mĩ – Tây
Ban Nha, rồi các vụ xung đột ở Xiêm một cách khái quát.

2


Tác phẩm Lịch sử Đông Nam Á do Lương Ninh chủ biên xuất bản năm
2005 là một cơng trình nghiên cứu khá thành công và đầy đủ về lịch sử các

quốc gia khu vực Đông Nam Á từ thời tiền sử đến năm 2005, trong đó tác giả
đã dành hẳn chương VI để trình bày về quá trình xâm lược vào Đông Nam Á
của thực dân phương Tây.
Nguyễn Văn Nam trong cuốn Tìm hiểu lịch sử các nước Đơng Nam Á
ASEAN (trước công nguyên đến thế kỷ XX) xuất bản năm 2008 cũng là một
cơng trình nghiên cứu khái qt lịch sử khu vực Đông Nam Á từ trước công
nguyên đến nay. Cuốn sách gồm hơn 400 trang chia làm 5 chương và tác giả
cũng dành chương IV để tìm hiểu về sự xâm lược của các nước phương Tây
vào Đơng Nam Á thế kỷ XIX
Ngơ Văn Nhung ít nhiều đã đề cập tới quá trình xâm lược,sự tranh
chấp phạm vi ảnh hưởng của các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Anh tại quần đảo Indonexia trong tác phẩm Lược sử Indonexia. Đồng thời tác
phẩm cũng đề cập tương đối đầy đủ lí do khiến Bồ Đào Nha khơng độc chiếm
được Inđơnêxia, lí giải vì sao Anh đủ sức chiếm Inđônêxia nhưng lại nhường
sang tay người Hà Lan.
Cuốn Lịch sử Lào do Lương Ninh chủ biên xuất bản năm 1991 là cuốn
lịch sử chuyên khảo tìm hiểu về tiến trình lịch sử của nước Lào có liên quan
đến mâu thuẫn Pháp – Xiêm.
Vũ Quang Thiện trong Lịch sử Myanma đã đề cập đến sự chạy đua
giữa các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp để chiếm ưu thế tại Myanma
đơng thời chương 6 là chương trình bày về quá trình Anh độc chiếm Myanma
qua ba cuộc chiến tranh Anh - Miến.
Từ tình hình nghiên cứu nêu trên, chúng tơi đi sâu tìm hiểu q trình
tranh chấp của một số nước phương Tây trong quá trình xâm lược vào Đơng
Nam Á nhằm hệ thống hố và làm rõ hơn quá trình tranh chấp của các nước
phương Tây vào khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX.

3



3. Phạm vi nghiên cứu.
Nội dung: đề tài tập trung tìm hiểu quá trình tranh chấp thuộc địa của
các nước phương Tây ở khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XIX.
Thời gian: đề tài tập trung tìm hiểu quá trình tranh chấp thuộc địa của
các nước phương Tây ở khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XIX.
Không gian: đề tài tập trung tìm hiểu quá trình tranh chấp thuộc địa của
các nước phương Tây ở khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XIX. Nhưng do nguồn tài liệu có hạn nên chúng tơi chỉ tập trung vào tìm hiểu
các cuộc tranh chấp giữa các nước phương Tây ở một số nước Đông Nam Á
tiêu biểu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đây là đề tài nghiên cứu lịch sử nên trong khóa luận của mình chúng
tơi sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp logic,
phương pháp liên ngành…
5.Cấu trúc của khố luận.
Ngồi Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của Khoá luận
được trình bày trong 2 chương:
Chương 1: Khái quát quá trình tranh chấp thuộc địa của các nước
phương Tây ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XIX.
Chương 2: Quá trình tranh chấp thuộc địa của các nước phương Tây ở
khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX.

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT QUÁTRÌNH TRANH CHẤP THUỘC ĐỊA CỦA CÁC
NƯỚC PHƯƠNG TÂY ỞCHÂUÁ, CHÂU PHI VÀ MĨLATINHTỪ THẾ
KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX.
1.1. Khái quát tình hình phát triển của các nước phương Tây
từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX.
1.1.1.Các cuộc cách mạng tư sản và chủ nghĩa tư bản trở thành hệ
thống thế giới (từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX).
Học thuyết Mác - Lênin đã chỉ rõ, lịch sử xã hội lồi người tất yếu sẽ
phải trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau, một chế độ xã hội
nào đó để được xác lập trên thực tế thì phải trải qua quá trình đấu tranh lâu
dài và tiến hành bằng cuộc Cách mạng xã hội để khẳng định ưu thế so với
chế độ xã hội cũ. Phương thức sản xuất TBCN dù tiến bộ, vượt trội hơn hẳn
so với phương thức sản xuất phong kiến nhưng cuộc đấu tranh giữa chế độ
tư bản với chế độ phong kiến không hề đơn giản chút nào, cũng không phải
một sớm một chiều mà giai cấp tư sản đã khẳng định được vị trí trung tâm
của mình. Xét một cách khái quát từ khi cuộc cách mạng đầu tiên nổ ra ở
Nêđeclan năm 1566 cho đến khi diễn ra cuộc đấu tranh thống nhất Đức năm
1870 mới đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của CNTB, tức là phải mất trên
300 năm CNTB mới trở thành một hệ thống trên thế giới. Như vậy, nội
dung chủ yếu của lịch sử thế giới thời kỳ cận đại là sự ra đời và phát triển
của CNTB trên phạm vi toàn thế giới. Quan hệ sản xuất TBCN đã xâm
nhập vào tất cả các lĩnh vực, phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến; nền kinh
tế hàng hóa đã phá vỡ tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp của nền kinh tế
trang viên. Đó cịn là sự thay đổi cách thức sản xuất từ lao động thủ công
sang lao động máy móc, từ sản xuất qui mơ nhỏ với các cơng trường thủ
công lên sản xuất qui mô lớn với các nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp.

5



Thành tựu kinh tế mà CNTB mang lại là vô cùng to lớn như trong " Tuyên
ngôn của Đảng Cộng Sản" Mác và Ănghen đã đánh giá rằng trong vòng
chưa đầy 100 năm, CNTB đã sáng tạo nên một lực lượng vật chất to lớn và
đồ sộ hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại. Các nước sau khi tiến hành
CMTS (tức là sau khi làm cuộc cách mạng xã hội) đều đã vươn lên trở
thành những nước có nền kinh tế phát triển hay đúng hơn CMTS là chìa
khóa mở ra cánh cửa con đường phát triển của đất nước.
Chúng ta biết rằng sau các cuộc phát kiến địa lý quan trọng của Vaxco
đơ Gama, của Crixtôp Côlômbô hay của Magienlăng thì thị trường bn
bán đơng tây được nối liền nhau, sự phát hiện ra "vùng đất mới" là đòn bẩy
đưa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vươn lên thì chính hậu quả của sự phát
hiện ấy đã tác động một cách sâu sắc tới tình hình kinh tế - xã hội của các
nước ven Đại Tây Dương, là một trong những nguyên nhân sâu xa chuẩn bị
cho sự xác lập của phương thức TBCN. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là
những nước đi tiên phong trong quá trình phát kiến địa lý, nhờ vào nguồn
của cải khổng lồ chiếm được từ phương Đông, nhờ vào vai trị độc quyền
trong mối giao lưu bn bán với phương Đơng mà hai nước này nhanh
chóng vươn lên giàu có. Đã có một thời Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chia
nhau làm chủ cả một vùng đất thuộc địa rộng lớn, từ vùng Mĩ Latinh, Châu
Phi đến cả khu vực Châu Á. Nhưng đó là sự phát triển không vững chắc,
không xuất phát từ bên trong nên chỉ trong vài thế kỷ sau hai nước này đã
phải lùi bước trước các nước tư bản Hà Lan, Anh, Pháp...
Thương nhân Nedeclan với ưu thế về mặt hàng vốn có của mình cùng
đội thương thuyền mạnh đã rong ruổi khắp các châu lục chiếm được ưu thế
trên mặt biển. Do nhu cầu tự do buôn bán, muốn mở rộng thị trường hoạt
động và thị dân Nedeclan đã tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách thống
trị của thực dân Tây Ban Nha, nước Cộng hòa Hà Lan ra đời là tiếng trống
mở màn đầu tiên mà giai cấp tư sản tấn công vào thành lũy phong kiến.

6



Tại Anh, từ thế kỷ XVI kinh tế đã có nét khởi sắc mới trong đó nổi bật là sự
phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là cuộc cách mạng trong nông
nghiệp. Nền kinh tế trang trại đã thích ứng với thị trường, nhanh chóng
chuyển sang sản xuất theo mục đích sản xuất những thứ mà thị trường cần, đó
là nền kinh tế hàng hóa. Nền nơng nghiệp ấy đã đảm bảo cung cấp đủ: nguyên
liệu cho công nghiệp, lương thực cho thành phố và nhân công cho các nhà
máy, xí nghiệp. Phong trào "rào đất cướp ruộng" ở Anh đã gây nên nhiều hậu
quả, trong đó có hai hệ quả quan trọng không những tác động tới kinh tế nước
Anh mà cịn vượt ra ngồi biên giới nước ấy. Thứ nhất, một số lượng lớn
những người nông dân bị đẩy ra khỏi mảnh đất của mình đã đổ về các thành
phố lớn kiếm ăn đây là lực lượng đông đảo cho các hầm mỏ, nhà máy và xí
nghiệp. Thứ hai, nhiều người trong số họ kể cả những quý tộc bất mãn với
chế độ "rào đất cướp ruộng" thì đã bỏ quê hương sang vùng Bắc Mĩ sinh sống
tạo nên cơ sở xã hội vững chắc cho Anh ở đây. Nhờ những ưu thế của mình
Anh nhanh chóng vượt qua các đối thủ cạnh tranh khác vươn lên vị trí đứng
đầu thế giới.
Nước Anh đã làm chủ cả vùng Bắc Mĩ với 13 xứ thuộc địa thuộc Anh,
dưới ách thống trị của Anh đã dần tạo nên một thị trường thống nhất, ngơn
ngữ thống nhất, có kinh tế phát triển và một nền tảng văn hoá riêng muốn tách
khỏi sự thống trị của thực dân Anh để thành lập một quốc gia độc lập, được tự
do phát triển. Dưới sự lãnh đạo tài tình của G. Oasinhtơn phong trào đấu tranh
giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã giành thắng lợi. Bản
“Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 do Giepphecxơn soạn thảo lần đầu tiên đề
cập đến quyền con người - quyền công dân và đó là những “quyền thiêng
liêng bất khả xâm phạm”. Hợp chúng quốc Mĩ ra đời, nhanh chóng phát triển
thành một quốc gia Cộng hoà tư sản hùng mạnh, vươn lên trên thị trường tư
bản thế giới. Như vậy, CNTB được xác lập ở phạm vi ngoài châu Âu.


7


Trong tất cả các cuộc CMTS thì cách mạng Pháp nổ ra vào cuối thế kỷ XVIII
được coi là cuộc cách mạng điển hình nhất, triệt để nhất và nó được Lênin
đánh giá là cuộc “đại cách mạng”. Nhát chổi khổng lồ ấy đã quét sạch mọi tàn
dư của chế độ quân chủ chuyên chế, giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất, mở
đường cho CNTB ở Pháp phát triển, là kẻ thù cạnh tranh hàng đầu của tư bản
Anh. Cuộc CMTS Pháp là địn tấn cơng mạnh nhất vào thành trì phong kiến,
nó làm rung chuyển châu Âu, nó thúc giục nhân dân tiến bộ cũng như nhân
dân các nước thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đứng lên tự giải
phóng mình.
Sau đó CNTB cũng lần lượt được xác lập ở hầu hết các nước dưới
những hình thức khác nhau: đấu tranh thống nhất đất nước (ở Đức và ở Italia
năm 1870), cải cách xã hội (ở Nhật năm 1868…) dù ở hình thức nào đi chăng
nữa, mức độ đạt được là triệt để hay còn hạn chế thì đều có điểm chung là tạo
điều kiện cho kinh tế tư bản ở mỗi nước phát triển, hội nhập vào kinh tế thế giới.
Sự ra đời của các quốc gia tư sản đã tác động đến tất cả các mặt đời
sống xã hội các nước: về chính trị sự xác lập của CNTB đã dẫn tới sự giành
giật, tranh giành nhau thị trường làm cho mối quan hệ giữa các nước tư bản
luôn căng thẳng; về kinh tế cuộc CMCN với những tiến bộ về mặt kĩ thuật đã
đưa nhân loại chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
Như vậy trong suốt 3 thế kỷ (XVI – XIX) thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện
và phát triển nhanh chóng của CNTB, đến cuối thế kỷ XIX CNTB về căn bản
đã trở thành một hệ thống thế giới.
1.1.2. Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX cũng là khoảng thời gian chứng kiến
sự chuyển mình mạnh mẽ của các nước tư bản Âu - Mĩ, những tiến bộ về mặt kĩ
thuật do cuộc CMCN đem lại làm cho nền kinh tế các nước có bước nhảy vọt

quan trọng, CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn ĐQCN - ĐQCN hay

8


là giai đoạn phát triển tột cùng của CNTB nên những mâu thuẫn vốn có trong lịng
nó nay trở nên gay gắt hơn. Giữa các nước tư bản phương Tây đã diễn ra sự cạnh
tranh nhau sao cho lợi ích mình thu được là tối đa, các cuộc tranh giành giữa các
nước diễn ra rõ nhất ở khu vực châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh. Cũng chính
các cuộc tranh giành ấy đã chi phối mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế thời kì này.
Tất cả các nước sau khi hoàn thành CMTS đều tiếp tục làm cuộc
CMCN trong đó Anh là nước đi tiên phong, Anh vươn lên trở thành “công
xưởng thế giới” . Cuộc CMCN với những tiến bộ về mặt kĩ thuật đã thúc đẩy
các ngành khác phát triển như: luyện kim, năng lượng, nhiên liệu, giao thông
vận tải, thông tin liên lạc… và như một tác động dây chuyền, các ngành ấy lại
tiếp tục tác động tới các ngành liên quan phát triển.
Trong luyện kim với việc sử dụng lò Betxơme và Máctanh làm cho sản
lượng thép làm ra tăng lên đáng kể “từ 250 nghìn năm 1870 lên 28,3 triệu tấn
năm 1900” [18, 222]. Thép có chất lượng tốt được đưa vào sử dụng rộng rãi
trong các ngành: chế tạo máy, làm đường ray, ngành xây dựng…
Con người đã giải quyết được nhiều vấn đề khi tạo ra nhiều nguồn
nhiên liệu mới, năng lượng mới, trong đó quan trọng nhất là việc tạo ra điện
và việc tải điện đi xa. Nguồn điện thắp sáng đã xua đi màn đêm tối tăm, đem
lại ánh sáng văn minh cho cuộc sống của con người; đặc biệt việc tải điện đi
xa đã đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp. Nếu như trước đây các
nhà máy, xí nghiệp phải được xây dựng ở những nơi gần con suối, dịng sơng
để dễ dàng tạo nguồn điện thì giờ đây nhờ việc truyền điện đi xa được giải
quyết mà các nhà máy có thể được xây dựng ở bất kì đâu được coi kà có
nguồn tài ngun phong phú mà khơng phụ thuộc vào địa hình.
Cũng do những tiến bộ về kĩ thuật mà con người có thể khai thác được

nguồn nhiên liệu hoá lỏng là dầu hoả, là điều kiện cần thiết để đưa ngành
cơng nghiệp hố học phát triển. Ngành hoá học phát triển đã tác động đến các
ngành như: trong công nghiệp dệt, con người sản xuất được nhiều mặt hàng

9


đẹp nhờ trình độ nhuộm phát triển, trong nơng nghiệp năng suất lao động tăng
lên do sự xuất hiện của phân hoá học và việc bắt đầu sử dụng thuốc trừ sâu
bệnh; công nghiệp quân sự cũng được cải tiến do việc tạo ra thuốc nổ.
Ngành giao thông vận tải và thơng tin liên lạc cũng có sự phát triển,
chiều dài đường sắt được tăng lên nhanh chóng, tàu thuỷ đã chuyển từ lợi
dụng sức gió sang chạy bằng sức nước hay động cơ nổ. Các phương tiện liên
lạc như điện toán, điện thoại ngày càng được cải tiến cho hồn thiện hơn, vơ
tuyến điện ra đời. Sự phát triển của các ngành kĩ thuật làm cho thị trường sản
xuất và tiêu thụ được mở rộng.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi tiên phong trong phong
trào phát kiến địa lí, và hai nước này đã mang về cho mình một khối lượng
lớn của cải vật chất vươn lên thành hai nước có nền kinh tế phát triển là trung
tâm kinh tế thế giới ở các thế kỉ XVI - XVII, nhưng sau đó hai nước này lại
không tiến hành cuộc cách mạng xã hội nên nhanh chóng rơi vào tình trạng
tụt hậu so với đà tiến triển chung. Trong khi các nước Anh, Pháp sau khi làm
CMTS thì lập tức tiến hành cuộc CMCN để vươn lên nhanh chóng, hội nhập
tích cực vào các hoạt động thương mại thế giới với nền kinh tế công nghiệp
vững mạnh. Trung tâm kinh tế chuyển từ ven Địa Trung Hải sang bên bờ Đại
Tây Dương. Sự khác nhau về địa vị kinh tế ấy đã tác động lớn đến quyền lợi
của các nước tại các vùng châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. Trước đây phần lớn
đất đai đều nằm trong tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhưng lúc này địa vị
kinh tế của hai nước đã thay đổi; ngược lại Anh, Pháp, Hà Lan lại vươn lên
tốp đi đầu về kinh tế, điều tất yếu là các nước mới vươn lên ấy thấy cần phải

có vị trí tương xứng với sự phát triển kinh tế của mình bằng cách xác lập chủ
quyền của chúng tại các khu vực châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh. Tranh chấp là
điều tất yếu xảy ra giữa các nước.
Tiến bộ kĩ thuật làm cho kinh tế mỗi nước có sự chuyển biến lớn,
vị trí và tỉ trọng sản phẩm của từng nước trong nền kinh tế thế giới

10


có sự thay đổi. Nhưng sự thay đổi ấy là khơng giống nhau, nó cũng thể hiện
tính chất phát triển không đồng đều của CNTB, điều này thể hiện qua hai mức
độ: Mức độ thứ nhất là sự phát triển không đồng đều giữa các ngành trong
một nước, công nghiệp phát triển hơn nông nghiệp, giao thông vận tải không
đáp ứng kịp nhu cầu của thương nghiệp; Mức độ thứ hai chính là sự phát triển
khơng đồng đều giữa các nước “sản xuất gang ở Anh tăng 1/3 lần trong khi
Đức tăng 5,5 lần còn Mĩ tăng 8 lần” [18, 223] nhưng Mĩ và Đức lại kém Anh
về mặt đóng tàu, cũng như về thương nghiệp “Anh xuất khẩu đạt 19% trong
khi Đức là 13% và Mĩ chỉ có 12%, Pháp 9%” [18, 223]. Sự phát triển ấy đã
dẫn tới tình trạng khơng tương xứng về khả năng và địa vị của từng nước là
nguồn gốc sâu xa của cuộc tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước.
CNTB lúc này chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền
ĐQCN. Những năm 70 của thế kỷ XIX cạnh tranh tự do đạt đến đỉnh điểm
dẫn đến tình việc trung sản xuất và tư bản, các cacten, xanhđica, và tơrớt lần
lượt ra đời. Nếu như các ngân hàng trước đây chỉ mang tính chất trung gian
thì đến giai đoạn này ngân hàng chiếm dụng vốn của tư bản, tiểu chủ nắm
trong tay một số vốn kếch xù và nắm trong tay luôn cả nguồn nguyên liệu lớn.
Đó là q trình dung hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản cơng nghiệp thành
tư bản tài chính lũng đoạn đời sống chính trị - xã hội của đất nước và xuất
hiện một tầng lớp tách dời khỏi sản xuất chuyên sống bằng thực lợi trên
xương máu của nhân dân.

Kinh tế TBCN phát triển nhanh nhưng không bền vững, nó thể hiện qua
các cuộc khủng hoảng mang tính chất chu kì trong các năm “1873 - 1879;
1882 - 1886; 1890 và 1900-1903” [18, 224], khủng hoảng kinh tế liên tục
diễn ra. Để tránh tình trạng này, các nước đế quốc đã tìm lối thốt bằng cách
liên minh lại với nhau thành các cácten quốc tế để phân chia nhau thị trường
đầu tư. Nhưng kết quả mạng lại không đáng là bao, giữa các nước vẫn xảy ra
tình trạng tranh giành nhau và khủng hoảng thì tiếp tục gia tăng, điều đó địi

11


hỏi bản thân mỗi nước phải tự mở rộng thuộc địa để giải quyết khó khăn trong
nước. Bên cạnh việc xuất khẩu hàng hố thì đến giai đoạn này các nước đế
quốc còn xuất khẩu tư bản nên thuộc địa trở thành một trong những vấn đề
cấp bách của mỗi nước. Có được nhiều thuộc địa khơng chỉ thể hiện uy thế
của mỗi quốc gia và vượt lên trên tất cả là những nguồn lợi mà thuộc địa
mang lại cho chính quốc. Lợi ích càng nhiều thì càng kích thích lòng ham
muốn của các nước tư bản phương Tây như Mác đã nói:“Lợi nhuận mà thích
đáng thì bọn tư bản từ thái độ rụt rè trở thành can đảm, lợi nhuận mà đảm bảo
được 20 phần trăm thì chúng hăng máu lên, lợi nhuận đảm bảo được 50 phần
trăm thì chúng táo bạo khơng sợ gì cả, bảo đảm được 100 phần trăm thì chúng
chà đạp lên tất cả luật lệ của loài nguời, bảo đảm được 500 phần trăm thì nó
chẳng từ tội ác nào mà khơng dám phạm tội”
Thuộc địa sẽ cung cấp cho chính quốc nguồn nguyên liệu và nhân công
rẻ tiền, là thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa, là nơi đặt các cơ sở quân sự quan
trọng để làm nơi đối trọng với kẻ thù của mình và đây cịn là nguồn cung cấp bia
đỡ đạn cho chính quốc trong các cuộc chiến tranh. Vì vậy những vùng đất mà
các nước phương Tây vươn tới trong quá trình bành trướng mở rộng lãnh thổ
là vùng Á, Phi, Mĩ Latinh. Đặc điểm chung của các khu vực này là tài nguyên
thiên nhiên phong phú, dân cư đơng đúc, có vị trí địa lí quan trọng án ngữ con

đường thơng thương huyết mạch, trình độ phát triển lạc hậu. Đó là những điều
kiện thuận lợi cho thực dân phương Tây khi tấn công xâm lược vào.
Mối quan hệ giữa các nước tư bản là quan hệ giữa các nước có cùng
bản chất chính trị - xã hội, có cùng mục đích và phát triển theo những tham
vọng hẹp hòi của các dân tộc. Đặc trưng bản chất của mối quan hệ này là hợp
tác và cạnh tranh. Hợp tác không bền vững, liên minh tạm thời, lừa gạt lẫn
nhau; còn cạnh tranh là chủ yếu diễn ra gay gắt, tranh giành quyền lực của
nhau bất chấp mọi âm mưu và thủ đoạn. Trong các cuộc đọ sức tại những
vùng chúng có âm mưu chiếm đóng thì tranh giành giữa các nước là quyết liệt

12


nhưng cũng có lúc do kiềm chế lẫn nhau mà giữa các nước phải bắt tay liên
minh với nhau.
Trong suốt 3 thập kỉ (XVI - XIX) mối quan hệ giữa các nước tư bản
trong quá trình tranh giành chủ quyền ở khu vực Á - Phi - Mĩ Latinh diễn ra
gay gắt. Mâu thuẫn này phát triển tới đỉnh điểm khi diễn ra các cuộc chiến
tranh giữa các nước thực dân: chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898), chiến
tranh Anh - Bơơ (1898 - 1902) và sau đó là các cuộc chiến tranh Nga - Nhật
(1904 - 1905), chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918). Trong khát
khao tìm kiếm thị trường của bọn đế quốc thì ĐNA bị thực dân phương Tây
nhịm ngó là điều tất yếu. Sau chuyến thám hiểm của Marco Polo thì sự giàu
có của các nước phương Đơng đã được các nước phương Tây biết đến, trong
đó có những ghi chép về sự giàu có của một vùng nằm ở phía đơng nam
Trung Quốc, vì vậy phong trào “ hãy đi về hướng Đông” cũng ám chỉ khu vực
ĐNA của chúng ta, trong khi ĐNA lại án ngữ con đường sang phương Đơng,
cịn trình độ phát triển của các quốc gia ở đây lại rất hạn chế. Do đó, ĐNA bị
xâm lược là điều tất yếu.
1.2. Khái quát quá trình tranh chấp thuộc địa của các nước

phương Tây ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh từ thế kỷ XVI đến cuối thế
kỷ XIX.
1.2.1. Nguyên nhân.
Với tham vọng bành trướng ra bên ngoài tất cả các nước đế quốc đều
hướng sự chú ý của mình sang khu vực châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh
nên sự tranh giành giữa các nước thể hiện rõ nhất ở các khu vực trên. Nguyên
nhân dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt của các nước đế quốc tại những khu vực
trên ngoài nguyên nhân do nhu cầu bức thiết của bản thân mỗi nước thì nó
cịn do các ngun nhân xuất phát từ chính nơi các nước muốn đến xâm lược:

13


Đây là những nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, lại có dân
cư đơng đúc, đáp ứng một cách thoả đáng cơn khát thị trường và nguyên liệu
của các nước đế quốc.
Là những vùng có vị trí địa lí quan trọng, có những đầu mối giao thơng
huyết mạch, là nơi thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá một cách nhanh
chóng, việc làm chủ những con đường giao thơng này sẽ nắm con đường
thông thương quốc tế.
Bản thân các quốc gia trong khu vực đều ở trong tình trạng suy yếu
mà bất kì một nước phương Tây nào cũng cảm thấy khơng khó khăn gì trong
cơng cuộc xâm chiếm: các nước trong khu vực hoặc đang ở trong thời
kì bộ lạc hay liên minh bộ lạc có chăng cũng chỉ là sự xuất hiện của quan hệ
sản xuất phong kiến và giữa các quốc gia, bộ lạc luôn xảy ra tình trạng chiến
tranh, tranh giành lãnh thổ - biên giới nên tinh thần đoàn kết trong khu vực và
giữa các nước yếu ớt; hoặc là bản thân mỗi nước đang ở thời kì khủng hoảng
suy yếu…
1.2.2. Quá trình tranh giành thuộc địa giữa các nước phương
Tây ở Mĩ Latinh.

Mĩ Latinh là một vùng đất rộng lớn của châu Mĩ bao gồm một phần
Bắc Mĩ (Mêhicơ) cùng tồn bộ Trung - Nam Mĩ và những hòn đảo thuộc vịnh
Caribê, diện tích khoảng 21 triệu km2; tính từ Mêhicơ đến tận phía nam thì
châu Mĩ Latinh dài 12000 km2. Phía đơng, tây, nam giáp Đại Tây Dương và
Thái Bình Dương, phía bắc giáp Hoa Kì.
Mĩ Latinh có kênh đào Panama là một trong những con kênh đào quan
trọng nhất nhì thế giới. Kênh đào Panama nối liền Đại Tây Dương với Thái
Bình Dương, nó đi qua nơi hẹp nhất của dải Trung Mĩ và là một trong những
nơi thấp nhất của dãy núi nối liền Bắc Mĩ với Nam Mĩ. Ngay từ thế kỉ XVI
Tây Ban Nha đã thấy cần thiết phải xây dựng một kênh đào dài 80 km nối liền
Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, nhằm thuận tiện cho việc vận chuyển

14


tài nguyên cướp bóc được về nước. Tây Ban Nha đã cho tiến hành xây dựng
kênh đào Panama tuy nhiên do hạn chế về trình độ kĩ thuật nên ý định đó đã
khơng thành. Thế kỉ XIX người Pháp cũng tiến hành xây dựng kênh đào
nhưng nhanh chóng rơi vào tình trạng phá sản, năm 1904 người Mĩ chính thức
đi vào xây dựng kênh đào, 10 năm sau thì nó hồn chỉnh. Kênh đào Panama
được khai thơng đã giảm đi đáng kể quãng đường các tàu thuyền phải đi theo
lộ trình vịng quanh mũi Horn ở Nam Mĩ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ
New York tới Sanphransisco nếu đi qua mũi Horn thì phải trải qua quãng
đường dài 22500 km cịn khi có kênh đào Panama họ chỉ phải đi qua 9500
km. Riêng với nước Mĩ nếu khơng có kênh đào thì Mĩ phải xây dựng hai hạm
đội cho việc bảo vệ bờ biển phía đơng và phía tây của mình mà hai hạm đội
đó vẫn khơng nhanh chóng hỗ trợ được cho nhau khi cần thiết. Giờ đây kênh
đào được khai thơng và chịu quyền quản lí của chính phủ Mĩ có ý nghĩa quan
trọng với kinh tế - an ninh - chính trị của Mĩ.
Mĩ Latinh được đánh giá là vùng được “thiên nhiên hậu đãi, rất phì

nhiêu, cây cối tươi tốt, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Rừng rậm ở đây có
tới 4000 loại cây khác nhau trong đó có nhiều cây có giá trị như: gụ, trắc, cây
“catero”, cây “campano”…”[18, 543], các cây công nghiệp như cao su, cà
phê, mía, lúa mì…đều được tiêu thụ trên thị trường thế giới; ngồi ra cịn có
nhiều đồng cỏ lớn thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển. Nguồn tài ngun
khống sản có vàng, bạc, kim cương, nhất là uranium có trữ lượng lớn, dễ
khai thác.
Do lịch sử phát triển mà dân cư ở Mĩ Latinh gồm 3 giống người chính
là: dân bản địa (dân da đỏ), dân di cư (dân da trắng), dân da đen (do bị bắt
từ châu Phi sang làm nơ lệ); ngồi ra cịn đang hình thành giống người lai.
Ngay từ xa xưa, các dân tộc Mĩ Latinh đã đạt trình độ phát triển cao về thiên
văn, y học, nghệ thuật. Người dân bản địa Inca đã xây dựng cho mình một
vương quốc rộng lớn trải dài từ Côlômbia đến Chilê, những kim tự tháp mà

15


người Adơtếch xây dựng đồ sộ và to lớn không kém gì kim tự tháp của người
Ai Cập. Tuy nhiên những giá trị văn hóa của người dân Mĩ Latinh đã bị thực
dân phương Tây tàn phá một cách dã man khơng thương tiếc, những cơng
trình văn hóa cổ xưa đã bị thiêu hủy gần hết.
Sau các cuộc phát kiến địa lí theo sự phân chia của Giáo hồng năm
1493 và sự thỏa thuận giữa hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì Tây
Ban Nha được quyền mở rộng bành trướng về phía Tây bán cầu. Do đó, Mĩ
Latinh chủ yếu thuộc về Tây Ban Nha còn Bồ Đào Nha chỉ chiếm được
Braxin. Sau khi chiếm được Mĩ Latinh thì Tây Ban Nha thi hành chính sách
“chia để trị”, chia thành 4 vùng gọi là 4 phó vương quốc gồm Tân Tây Ban
Nha (Mêhicô và một phần Trung Mĩ), Tân Grênađa (Côlômbia, Panama,
Venexuela, Equađo), Pêru (ngày nay là Pêru và Chilê) và LaPlato (ngày nay
là Achentina, Uruguay, Paraguay và Bơlivia) bên cạnh đó là một bộ máy cai

trị cồng kềnh gồm quân đội và cảnh sát, ngoài ra thực dân Tây Ban Nha còn
sử dụng Thiên chúa giáo làm cơng cụ hỗ trợ hữu hiệu cho q trình xâm lược
cũng như đặt ách đô hộ. Nhân dân Mĩ Latinh đã liên tục nổi dậy đấu tranh
giành quyền tự chủ nhưng do trong giai đoạn đầu chính quyền Tây Ban Nha
còn tương đối mạnh nên các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt. Trong giai đoạn
1810 - 1826 lợi dụng việc Tây Ban Nha bị quân Napôlêông tấn công và đánh
bại, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Mĩ Latinh đã nổ ra, tiêu biểu
có cuộc đấu tranh ở Mêhicô (1810 - 1814) do Mixen Hidango và Hôxê
Môrêlôxơ lãnh đạo, cuộc đấu tranh ở Vênêxuêla (1810 - 1815), ngồi ra có
các cuộc đấu tranh khác ở Áchentina, Braxin, Pêru, Côlômbia lần lượt nổ ra
và giành thắng lợi từ 1816 đến 1826.
Sau gần 300 trăm năm dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhân dân Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh giành
quyền độc lập, tự chủ nhưng nền độc lập ấy khơng được bao lâu vì bọn thực
dân châu Âu: Đức, Anh, Pháp lập tức nhảy vào âm mưu thế chân Tây Ban

16


Nha và Bồ Đào Nha chiếm vùng đất giàu có này và ưu thế ban đầu vẫn thuộc
về Anh. Lúc này giới tư bản châu Âu đã gặp đối thủ đáng gờm là Mĩ. Các nhà
cầm quyền Mĩ coi Mĩ Latinh là vị trí số 1 mà Mĩ phải chiếm lấy khơng muốn
bất kì một nước châu Âu nào có ưu thế ở đây. Đối với Mĩ, Mĩ Latinh có tầm
chiến lược quan trọng nó khơng chỉ giàu có về tài ngun thiên nhiên mà hơn
cả nó cịn là vành đai bảo vệ Mĩ từ phía Tây và phía Đơng, là sân sau của Mĩ.
Do đó, trước khi mở rộng sang xâm lược ở các khu vực khác thì Mĩ muốn
khẳng định vị trí của mình ở Mĩ Latinh trước.
Thủ đoạn của Mĩ trong quá trình độc chiếm Mĩ Latinh rất khôn khéo,
chúng sử dụng quân sự, mua chuộc về kinh tế để tiến tới thao túng về chính
trị. Chính sách đầu tiên mà các nhà cầm quyền Mĩ sử dụng là “chính sách đối

ngoại cách li”. Ngày 2/12/1823 tổng thống Mĩ lúc đó là Mơnrơ đã tun bố
rằng: “ Lục địa châu Mĩ đã chọn và duy trì được độc lập, tương lai của nó
khơng bị một cường quốc châu Âu nào đô hộ nữa” [17, 90] các tổng thống Mĩ
sau đó đều trên tinh thần này mà có các hành động, phương pháp đối phó với
Mĩ Latinh. Lịch sử gọi đây là “Học thuyết Mơnrô” với khẩu hiệu nổi tiếng “
Châu Mĩ của người châu Mĩ”. Học thuyết Mơnrô được thể hiện qua các nội
dung cơ bản là:
“1.Mĩ phải quan tâm đến các vấn đề tranh chấp ở Mĩ Latinh.
2.Vì lí do an ninh của nước Mĩ, Mĩ sẽ có hành động can thiệp vào các
cuộc xung đột hoặc chiến tranh giữa các nước với nhau cũng như chiến tranh
giữa họ với các nước bên ngoài châu Mĩ. Mĩ cũng sẽ tham gia vào các cuộc
tranh chấp kinh tế - chính trị ở châu Mĩ
3.Mĩ tự cho rằng phải có “trách nhiệm bảo vệ” an ninh của châu lục
khỏi sự nhịm ngó từ bên ngồi.” [17, 90]
Thực chất đây là lá bài để Mĩ biến “châu Mĩ của người Mĩ” để Mĩ mở rộng
ảnh hưởng của mình ở khu vực này và vươn sang các khu vực khác trên thế
giới.

17



×