Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Quan hệ hợp tác kinh tế việt nam hồng kông (1986 2007)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.97 KB, 95 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
====o0o====

đỗ thị hoài thu

Quan hệ hợp tác kinh tế
việt nam hồng Kông
(1986 2007)
Chuyên ngành: lịch sử thế giới
MÃ số: 66.22.50

Luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử

ngời hớng dẫn khoa học: ts. phạm ngọc tân

Vinh,12/2008

Lời cảm ơn
để hoàn thành bản luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới TS. Phạm Ngọc Tân ngời đà rất tận tình giúp đỡ,
hớng dẫn tôi kể từ khi nhận đề tài đến khi luận văn đợc hoàn
thành.


2

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Công Khanh
và các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử và khoa Đào tạo Sau


đại học Trờng Đại học Vinh đà tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với bạn
bè, gia đình và những ngời thân thiết đà luôn động viên, giúp
đỡ, tạo mọi điều kiên tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập.
Vinh, tháng 12 năm 2008
Tác giả

Đỗ Thị Hoài Thu

Mục lục
Trang
Các chữ viết tắt
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu5
4. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu.6
5. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu..7
6. Đóng góp của luận văn.8
7. Bố cục của luận văn..9
Nội dung
Chơng 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác kinh tế
Việt Nam - Hồng Công..10
1.1. Cơ sở phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam - Hồng Kông10


3


1.1.1. Tình hình và chính sách phát triển kinh tế cđa ViƯt Nam………10
1.1.1.2. chÝnh s¸ch më cưa kinh tÕ cđa Việt Nam 10
1.1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam ...12
1.1.2. chính sách kinh tế thị trờng tự do và đờng lối phát triển
kinh tế đối ngoại của Hồng Kông...............................................15
1.1.2.1. chính sách Kinh tế thị trờng tự do của Hồng Kông15
1.1.2.2. Đờng lối phát triển kinh tế đối ngoại của Hồng Kông18
1.2. Khái quát quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Hồng Kông
trớc năm 198622
1.3. Sự chuyển biến của tình hình khu vực và thế giới...24
* Tiểu kết
Chơng 2. quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông
từ 1986 đến 2007.28
2.1. Quan hệ thơng mại30
2.1.1. Kim ngạch thơng mại.30
2.1.2. Cơ cấu hàng hoá xt nhËp khÈu ViƯt Nam - Hång K«ng………...42
2.2. Quan hƯ hợp tác đầu t...51
2.2.1. Khối lợng đầu t.52
2.2.2. Quy mô đầu t..63
2.2.3. lĩnh vực đầu t.67
2.2.4. Phơng thức đầu t...75
2.2.5. Địa bàn đầu t..77
* Tiểu kết
Chơng 3. Thành tựu và triển vọng trong quan hệ hợp tác kinh tế
Việt Nam - Hồng Kông85
3.1. Thành tựu...85
3.2. Triển vọng.89
3.2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam
Hồng Kông trong thời gian tới.89
3.2.1.1. Thuận lợi89

3.2.1.2. Khó khăn94
3.2.2. Triển vọng.97
*Tiểu kết
Kết luận..103


4

Tài liệu tham khảo.106
Phụ lục..111

BảNG CáC CHữ CáI VIếT TắT

TT

Chữ viết tắt

Đọc

1

AFTA

2

Apec

3

asean


4

asem

5
6
7
8
9
10
11

Cafta
CNH
HĐH
CNTB
CNXH
CTLD
EU
fdi

Asian Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
asean
Asian Pacific Economic Cooperation Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dơng
Association of South East Asian Nations - Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam á
The Asia Europe meeting Diễn đàn hợp tác
á - Âu

Khu vực mậu dịch tự do asean trung quốc
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

12

GATT

13

GDP

14
15
16
17
18
19

HKD
KCN - KCX
NICs
TNHH
usd
wto

Chủ nghĩa t bản
Chủ nghĩa xà hội
Công ty liên doanh
European Union Liên minh châu Âu
Foreign Direct Investment - Đầu t trực tiếp

nớc ngoài
General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp
định chung về thuế quan và thơng mại
Gros Domectic Productions Tổng sản phẩm
quốc nội
Hong Kong Dollar - Đôla Hồng Công
Khu công nghiệp Khu chế xuất
Các nớc công nghiệp mới
Trách nhiệm hữu hạn
United States Dollar - Đôla Mỹ
World Trade Organration Tổ chức thơng mại
thế giới

Mở đầu
1.
Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá mà cốt lõi là toàn cầu hoá kinh tế đang trở thành một xu
thế tất yếu trong quá trình vận động của thế giới đơng đại. Hội nhập và hợp tác
trở thành trở thành động lực quan trọng ®Ĩ thóc ®Èy sù ph¸t triĨn kinh tÕ - x·


5

hội của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và mỗi vùng lÃnh thổ. Trong đó quan hệ
hợp tác kinh tế giữa các nớc nói chung và giữa các nớc với các vùng lÃnh thổ
trên thế giới nói riêng, là một bộ phận không thể thiếu trong tiến trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Trong tình hình đó, việc các nớc, các vùng lÃnh thổ không ngừng mở
rộng quan hệ với nhau đà trở thành một yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết và
quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hồng Kông không nằm ngoài tiến

trình vận động đó.
Với chính sách đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, quan hệ kinh tế
đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua đà có bớc phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt là quan hệ kinh tế với các quốc gia và vùng lÃnh thổ trong khu vực
Đông á nh Hồng Kông. LÃnh thổ Hồng Kông là một trung tâm tài chính, tiền
tệ, thơng mại, chuyển khẩu, du lịch của khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó,
Hồng Kông cũng là một trong bốn con rồng châu á. Hiện nay, Hồng Kông
đợc xếp vào năm quốc gia và vùng lÃnh thổ có vốn đầu t lớn nhất tại Việt
Nam.
Là nền công nghiệp mới thuộc làn sóng thứ hai (A. Toffler) trong tiến
trình công nghiệp hoá của các quốc gia châu á, Hồng Kông có vị trí địa lí
kinh tế thuận lợi để phát huy hiệu ứng chảy tràn của tăng trởng khu vực.
Mặc dù đà đợc trao trả về Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1997, Hồng
Kông vẫn là nền kinh tế trung chuyển tài chính vào loại lớn nhất khu vực và
thế giới. Nhê vËy, dÉu lµ mét l·nh thỉ víi diƯn tÝch khoảng hơn 1000 km 2 nhng Hồng Kông có quan hƯ réng r·i víi nhiỊu qc gia vµ vïng l·nh thổ trên
thế giới. Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam Hồng Kông do đó cũng hoàn
toàn không phải là một ngoại lệ. Trái lại, trong sự gần gũi giữa hai nền kinh tế
láng giềng, mối quan hệ mang tính chất bổ sung về cơ cấu giữa Việt Nam và
Hồng Kông đà hình thành sớm. Việt Nam trở thành địa chỉ thu hút Hồng Kông
cũng nh các quốc gia châu á khác bởi sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên,
bởi những địa danh thơng mại sầm uất có từ xa xa và bởi sự hấp dẫn của thị trờng dung lợng lớn, nguồn lao động dồi dào và rẻ Bên cạnh đó, tình hình
chính trị ở Việt Nam ổn định, môi trờng luật pháp đang đợc sửa đổi bổ sung,
thể chế hoá và hoàn thiện theo hớng nhà nớc pháp quyền; luật đầu t nớc ngoài
của Việt Nam đợc xem là một trong những bộ luật thông thoáng vµ hÊp dÉn
trong khu vùc. Ngoµi ra, ViƯt Nam vµ Hồng Kông cũng có nhiều điểm tơng
đồng về văn hoá Khổng giáo, sự gần gũi về mặt địa lí


6


Qua hơn hai mơi năm quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, mặc dù tình
hình Hồng Kông có nhiều thay đổi song quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt
Nam và Hồng Kông đà có những bớc phát triển vững chắc và mở ra những
triển vọng đầy lạc quan trong tơng lai, có thể dẫn ra đây nhận định khá lạc
quan của Nguyên Bộ trởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm khi trả lời phỏng
vấn của Phân xà trởng Tân Hoa Xà ngày 24 tháng 6 năm 1997: Chúng t«i hi
väng r»ng sau khi trë vỊ víi Trung Qc, quan hệ kinh tế thơng mại Việt Nam
Trung Quốc nói chung và quan hệ Hồng Kông Việt Nam nói riêng sẽ
tiếp tục đợc củng cố và phát triển vì lợi ích của Việt Nam, Trung Quốc và
Hồng Kông.
Là ngời học tập và nghiên cứu lịch sử, chúng tôi chọn vấn đề Quan hệ
hợp tác kinh tế việt nam Hồng Kông (1986 2007) làm đề tài luận
văn Thạc sĩ lịch sử với hi vọng góp một phần nhỏ vào công việc nghiên cứu
quan hệ Việt Nam với các nớc và vùng lÃnh thổ trong khu vực châu á - Thái
Bình Dơng nói riêng và với các nớc trên thế giới nói chung, đồng thời tăng
thêm hiểu biết cho bản thân, phục vụ cho việc giảng dạy môn lịch sử.
2.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Hồng Kông thành phố cảng tự do, hòn ngọc viễn đông, từ mấy
chục năm nay đợc coi nh là biểu tợng của sự phồn vinh, một trong bốn con
rồng nhỏ châu á. Toàn thể thế giới biết đến Hồng Kông bởi đây là một trung
tâm quốc tế về thơng mại, tài chính, giao thông, thông tin và du lịch. Hồng
Kông có liên quan đến lợi ích kinh tế của gần hai trăm quốc gia và khu vực
trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản và nhiều nớc Đông
Nam á, Hàn Quốc, Đài Loan vì vậy, nghiên cứu về Hồng Kông đà đợc
nhiều tác giả tiến hành. Có thể chia các loại công trình đó nh sau:
Loại công trình do các tác giả trong nớc nghiên cứu hoặc dịch từ các tài
liệu nớc ngoài đợc viết thành sách hoặc dới dạng các đề tài cấp viện nh: Trung
tâm nghiên cứu Trung Quốc (1984): Trung Quốc và vấn đề Hồng Kông; Vũ
Thuỳ Dơng (1998): Hồng Kông trên đờng phát triển - đề tài nghiên cứu cấp

viện, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc; Vũ Thuỳ Dơng (1999): Hồng Kông
sau hai năm Trung Quốc khôi phục chủ quyền - đề tài nghiên cứu cấp viện,
Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc; Vũ Thuỳ Dơng su tầm (1999): Hồng
Kông năm 1998: qua các bản tin tham khảo đặc biệt và tham khảo hàng ngày
- Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc; Nguyễn Minh Hằng (1996) : Kinh tế
Hồng Kông và những nhân tố Trung Quốc - Trung tâm nghiên cứu Trung
Quốc; Hoàng Thế Anh (1998): Tình hình kinh tế Hồng Kông sau một năm


7

trở về với Trung Quốc - Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc; Hoàng Thế Anh
(1999): Tình hình kinh tế Hồng Kông sau hai năm trở về với Trung Quốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc; Trung tâm châu á - Thái Bình Dơng, Trờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (1994): Bốn con rồng nhỏ: trào
lu công nghiệp hoá ở Đông á - nXB Thống kê; Thông tấn xà Việt Nam
(2006): Con đờng dân chủ của Hồng Kông cuộc đấu tranh giữa Trung
Quốc và phơng Tây; Th«ng tÊn x· ViƯt Nam (2007): “Kinh tÕ Hång K«ng
sau hai mơi năm tới; Thông tấn xà Việt Nam (2006): Viễn cảnh chính trị
Hồng Kông năm 2006... Nội dung của các công trình nghiên cứu trên chủ
yếu đề cập đến Hồng Kông nói chung, quá trình phát triển kinh tế - xà hội, về
các biện pháp quản lí để đa Hồng Kông trở thành một nền kinh tế siêu tốc,
thành con rồng châu á, cũng nh tình hình Hồng Kông sau khi trở về với
Trung Quốc mà cha đề cập đến sự phát triển của Hồng Kông trong quan hệ
tơng tác với Việt Nam.
Các công trình dới dạng bài viết đợc đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu
nh: tạp chí nghiên cứu Trung Quốc: Hiện tình và triển vọng Hồng Kông sau
ngày Trung Quốc khôi phục chủ quyền và quan hệ Việt Nam - Hồng Kông
(1999); Lê Thị Thu Hà (1996): Vài nét về chiến lợc xuất khẩu của Hồng
Kông, số 2 tháng 4; Xuân Thắng (1996): Việt Nam - Hồng Kông những
quan hệ kinh tế tiên phong và những giới hạn thấy trớc, số 3 tháng 6; Nguyễn
Huy Quý (1997): Hồng Kông trên đờng trở về với Trung Quốc. Quan hệ Việt

Nam - Hồng Kông; Xuân Thắng Duy Lợi (1998): Triển vọng hợp tác
kinh tế Việt Nam - Hång K«ng sau thêi kú Hång K«ng trë vỊ với Trung Quốc,
số 2 tháng 4 ;Tuần báo Quốc tế: Lan Anh (1997): “Quan hÖ kinh tÕ ViÖt
Nam - Hång Kông, số 27 từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 7 Ngoài ra, còn một
số bài viết dới dạng các tác phẩm báo chí đợc đăng rải rác trên các tờ báo của
Việt Nam. Nội dung của các bài viết này đà đề cập đến quan hệ hợp tác kinh
tế Việt Nam - Hồng Kông, nhng chỉ đề cập đến quan hệ hợp tác mang tính
chất từng mặt, từng bộ phận ở một vài lĩnh vực chuyên biệt, hoặc chính sách,
định hớng nào đó của hai bên mà cha có công trình nào nghiên cứu một cách
tổng thể, toàn diện, có hệ thống quá trình quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam Hồng Kông.
Đa số các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều kết luận quan hệ
hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông là mối quan hệ tốt đẹp diễn ra trong
suốt hơn hai mơi năm chiều dài lịch sử. Mối quan hệ hợp tác kinh tế này có vai


8

trò, động lực quan trọng trong việc duy trì hoà bình, ổn định và phát triển ở
khu vực châu á - Thái Bình Dơng.
Những công trình trên là cơ sở, nguồn t liệu quan trọng để chúng tôi
thực hiện đề tài này. Từ góc độ lịch sử, tác giả đề tài tập trung trình bày một
cách có hệ thống quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông từ năm 1986
đến năm 2007.
3.
Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
3.1. Mục đích.
Tác giả tập trung trình bày có hệ thống các vấn đề cơ bản mối quan hệ
hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Hồng Kông từ năm 1986 đến năm 2007. Đây
là mối quan hệ tốt ®Đp gi÷a mét níc víi mét vïng l·nh thỉ n»m trong khu vực
châu á - Thái Bình Dơng. Thực tế cho thấy mối quan hệ này đÃ, đang và sẽ

đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển của mỗi bên.
Nghiên cứu quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông từ năm
1986 đến năm 2007 sÏ cung cÊp cho chóng ta nh÷ng kiÕn thøc vỊ quan hệ giữa
Việt Nam và Hồng Kông trong lịch sử một cách liên tục, không gián đoạn. Từ
đó, chúng ta có những chính sách phù hợp để thúc đẩy mối quan hệ này phát
triển cao hơn.
3.2. Nhiệm vụ.
Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam và Hồng
Kông nói chung. Do vậy, nghiên cứu mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt
Nam - Hồng Kông, đặc biệt là giai đoạn từ 1986 đến 2007 là nhiệm vụ khoa
học cần thiết và tăng thêm hiểu biết lịch sử về quan hệ hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam Hồng Kông. Trên cơ sở đó, nhằm giải quyết những nhiệm vụ chính
sau:
- Hệ thống hoá những thành tựu chủ yếu trong quan hệ hợp tác kinh tế
giữa Việt Nam - Hồng Kông trong giai đoạn từ 1986 đến 2007. Từ đó, rút ra
những nhận xét về mối quan hệ này.
- Trình bày một số nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt
Nam - Hồng Kông.
- Từ thực tế quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông, tác giả cố
gắng đa ra một số nhận xét về quan hệ hợp tác kinh tế hai bên, bớc đầu phác
thảo một số giải pháp nhằm góp phần tăng cờng quan hệ hợp tác kinh tế Việt
Nam - Hång K«ng, cịng nh quan hƯ ViƯt Nam víi các nớc trong khu vực châu
á - Thái Bình Dơng.


9

- Trình bày những triển vọng và thách thức ca mối quan hệ này.
Từ cách tiếp cận nh vậy, chúng tôi mong rằng công trình nghiên cứu của

mình sẽ góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu rõ hơn quan hệ hợp tác kinh tế
Việt Nam - Hồng Kông.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông (1986 2007) là một đề tài thuộc phạm trù chuyên ngành kinh tế, song đây là công
trình nghiên cứu đợc tác giả tiếp cận dới góc độ khoa học lịch sử. Chính vì
vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không đi sâu vào các khái niệm,
thuật ngữ kinh tế, cũng nh không đề cập đến các quan điểm, lập trờng khác
nhau trong mối quan hệ chính trị, ngoại giao mà chỉ tập trung làm nổi bật đối
tợng và phạm vi nghiên cứu của mình là Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam Hồng Kông dới góc độ sử học, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam Hồng Kông từ năm 1986 đến năm 2007.
Sở dĩ chúng tôi chọn năm 1986 làm mốc mở đầu vì đây là thời điểm
chính phủ Việt Nam thực hiện đờng lối më cưa héi nhËp kinh tÕ qc tÕ. KĨ tõ
®ã, không chỉ với lÃnh thổ Hồng Kông mà Việt Nam còn có quan hệ hợp tác
kinh tế với nhiều quốc gia và vùng lÃnh thổ khác trên thế giới. Đối với mốc kết
thúc là năm 2007, vì đây là thời gian gần nhất với thời điểm mà chúng tôi tiến
hành nghiên cứu luận văn này; hai là năm 2007 là năm Việt Nam đà trải qua
21 năm tiến hành đổi mới đất nớc, nhiều vấn đề về quá trình phát triển kinh tế
xà hội đà đợc tổng kết và rút kinh nghiệm, trong đó vấn đề hợp tác kinh tế
với nớc ngoài là một trong những nội dung quan trọng đà đợc tổng kết và đúc
rút, trong đó có quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Hồng Kông.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chú trọng đến những kết quả đạt
đợc trong quan hệ hợp tác kinh tế, đặc biệt là trên hai lĩnh vực thơng mại và
đầu t. Thông qua quá trình và kết quả đạt đợc của sự hợp tác đó, chúng tôi hi
vọng sẽ tìm ra những mặt làm đợc và cha làm đợc do những nguyên nhân chủ
quan của cả hai bên. Từ đó, góp một vài ý kiến đề xuất với những ngời có chức
trách và các cơ quan hữu quan để có những điều chỉnh kịp thời bằng những
chính sách kinh tế nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển, nâng cao hiệu quả hợp
tác của cả hai bên ngày càng đạt đợc những thành tựu to lớn hơn.
5.
Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn t liệu.



10

Phần lớn t liệu phục vụ nghiên cứu luận văn là t liệu bằng tiếng Việt bao
gồm các sách và các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong nớc
viết. Những công trình này đà đợc công bố trên thị trờng do các nhà xuất bản
có uy tín, các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành ấn hành trong thời gian từ
1986 đến 2007.
Loại t liệu thứ hai, là những thông tin, bảng biểu do tác giả trực tiếp su
tầm đợc trong quá trình tìm kiếm tài liệu do các cơ quan hữu quan cung cấp:
Viện kinh tế - chính trị thế giới, Cục đầu t nớc ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu
t, Tổng cục thống kê, Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thơng
Loại t liệu thứ ba, là các bài viết đăng trên các tạp chí, nhật báo của Việt
Nam, mạng Internet trong đó, các bài viết chủ yếu nhất về Hồng Kông là
trên Tạp chÝ Nghiªn cøu Trung Qc cđa ViƯn Khoa häc X· hội và Nhân Văn.
Dù những nguồn tài liệu mà chúng tôi tiếp cận đợc là cha đầy đủ, song
đó là những nguồn tài liệu tơng đối phong phú, đáng tin cậy để tác giả hoàn
thành luận văn của mình.
5.2. Phơng pháp nghiên cứu.
Quán triệt phơng pháp luận Mác Lênin thể hiện ở việc kết hợp hai
phơng pháp lôgic và lịch sử. Trong đó, luận văn chủ yếu trình bày theo phơng
pháp của bộ môn lịch sử để phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử một cách
chân thực trong khi viết.
Ngoài ra, do yêu cầu của đề tài, luận văn có sử dụng phơng pháp tổng
hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh và suy luận để giải quyết vấn đề luận văn đa
ra.
Từ các nguồn t liệu tiếp cận đợc, với những phơng pháp nghiên cứu nêu
trên, tác giả luận văn cố gắng khai thác và sử dụng các thông tin một cách
khách quan và trung thực.

6.
Đóng góp của luận văn.
- Luận văn là công trình tổng hợp, hệ thống hoá các nguồn t liệu, các kết
quả nghiên cứu về quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông từ năm
1986 đến năm 2007 trên lĩnh vực thơng mại và đầu t, với các nguồn t liệu này,
luận văn phần nào giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và hiểu biết thêm về
quá trình hợp tác giữa Việt Nam - Hồng Kông.
- Trên cơ sở những gì cho phép, tác giả luận văn đà xác định đợc những
nhân tố tác động đến mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông nhất
là từ giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2007.


11

- Thông qua những số liệu mà luận văn tổng hợp đợc sẽ nêu lên những
thành tựu và hạn chế cũng nh nguyên nhân của quan hệ hợp tác kinh tế Việt
Nam - Hồng Kông. Đa ra và phân tích dựa trên phán đoán của mình. Từ đó,
mạnh dạn rút ra một số bài học kinh nghiệm cần thiết cho sự điều chỉnh chính
sách hợp tác giữa hai bên để làm sao đẩy mạnh quan hệ hợp tác kinh tế ngày
càng có hiệu quả hơn nh mong muốn của Việt Nam, Hồng Kông.
- Là đề tài nghiên cứu lịch sử theo hớng chuyên đề, luận văn trớc hết phục
vụ cho việc giảng dạy, biên soạn bài giảng, sau nữa là nguồn t liệu quan trọng
về lịch sử quan hệ giữa Việt Nam - Hồng Kông trên lĩnh vực kinh tế.
7.
Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
đợc chia làm ba chơng:
Chơng 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam
- Hồng Kông.
Chơng 2: Qúa trình hợp tác kinh tế Việt Nam - Hồng Kông từ 1986 đến

2007.
Chơng 3: Thành tựu và triển vọng trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt
Nam - Hồng K«ng.

Néi dung


12

chơng 1
Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác
kinh tế Việt Nam Hồng Kông. Hồng Kông.
1.1.

Cơ sở phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam
Hồng Kông.
1.1.1. Tình hình và chính sách phát triển kinh tÕ cđa ViƯt Nam.
1.1.1.1. ChÝnh s¸ch më cưa kinh tế của Việt Nam.
Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Việt Nam đứng trớc một
hoàn cảnh hết sức khó khăn. Cơ chế quản lý tập trung bao cấp đà làm cho nền
sản xuất nớc ta ngày càng đình trệ, tụt hậu, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng
nghiêm trọng. Trong tình hình đó, tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đà đa ra ®êng lèi ®ỉi míi toµn diƯn ®Êt níc, bao gåm đổi mới
t duy, nhất là đổi mới t duy cán bộ, phong cách lÃnh đạo, phong cách làm việc.
Đặc biệt, Đại hội nhấn mạnh phải đổi mới t duy, trớc hết là t duy kinh tế. Với
phơng châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật,
Đại hội đà đề ra ba chơng trình kinh tế lớn là lơng thực thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Xem đó là mũi nhọn phát triển kinh tế trong thời
kỳ mới, kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế
quản lí mới, kích thích phát triển sản xuất hàng hoá, xoá bỏ tình trạng ngăn

sông, cấm chợ, chia cắt thị trờng. Đại hội VI đà đánh dấu một bớc ngoặt
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xà hội ở nớc ta, tạo ra bớc đột phá lớn,
toàn diện, đem lại luồng sinh khí mới, đa nớc ta vợt qua giai đoạn khủng
hoảng để phát triển đi lên.
Đờng lối đổi mới của Đại hội Đảng VI đà mở ra thời cơ mới cho đất nớc
ta, đa Việt Nam bớc đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đó là nền tảng, cơ
sở cho những bớc đổi mới sâu rộng hơn nữa đợc đa ra trong các Nghị quyết
Đại hội Đảng VII, VIII, IX và X. trong đó, Đại hội Đảng VIII đà khẳng định
đờng lối nhất quán trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là: Đối ngoại
độc lập, tự chủ, mở rộng, đa phơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nớc trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển [14, tr.10 ].
Những phân tích, tổng kết trong các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X
là nền tảng lí luận vô cùng quan trọng đợc đúc rút từ thực tiễn hai mơi năm
tiến hành đổi mới đất nớc, là ánh sáng soi đờng đa con thuyền cách mạng Việt


13

Nam tiến nhanh ra biển lớn. Đúng nh Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đÃ
khẳng định:
Thực hiện nhất quán đờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp
tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phơng hoá, đa dạng hoá
các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quóc tế, đồng thời
mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam muốn là bạn, đối
tác tin cậy của các nớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến
trình hợp tác quốc tế và khu vực [14, tr.12 ].
Quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng là cơ sở quan
trọng để Chính phủ Việt Nam liên tục đa ra những điều chỉnh về các chính
sách kinh tế phù hợp víi sù ph¸t triĨn cđa kinh tÕ thÕ giíi. Thõa nhận sự phát

triển kinh tế hàng hoá theo quy luật của kinh tế thị trờng, định hớng XHCN;
cho phép sự tồn tại của các thành phần kinh tế, trong đó phát triển kinh tế t
nhân là chiến lợc kinh tế lâu dài; ban hành nhiều chính sách, luật pháp nhằm
đảm bảo hành lang pháp lí nh: Luật Đầu t nớc ngoài, Luật Doanh nghiệp, cho
phép Đảng viên làm kinh tế t nhân
Nhờ những đờng lối đổi mới đúng đắn đó, Việt Nam đà xác lập đợc quan
hệ ổn định với các nớc lớn và hầu hết tất cả các nớc lớn đều coi trọng vai trò
của Việt Nam ở khu vực Đông Nam á. Việt Nam đà kí hiệp định hợp tác với
EU (1995); Thoả thuận với Trung Quốc phơng châm quan hệ mời sáu chữ
vàng: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hớng tới tơng
lai (1999); Tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lợc với Nga (2001); Quan hệ đối
tác tin cậy và ổn định lâu dài với Nhật Bản (2002); Bình thờng hoá quan hệ với
Mỹ, mở ra một thị trờng hợp tác rộng lớn. Khi tuyên bố xoá bỏ cấm vận cho
Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đà công bố với toàn thể nhân dân Mỹ
rằng: giờ đây, chúng ta cã thĨ tiÕn tíi mét nỊn t¶ng chung. BÊt kĨ những gì
chia rẽ chúng ta trớc đây, chúng ta hÃy xếp vào quá khứ. HÃy để cho giờ phút
này là một thời điểm để hàn gắn và kiến tạo [46]). Đó chính là thắng lợi trong
chính sách đối ngoại của nhà nớc Việt Nam.
chính chủ trơng, đờng lối đổi mới toàn diện và sâu sắc đà trở thành định
hớng quan trọng cho quá trình hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nớc và
vùng lÃnh thổ trên thế giới. Điều này đà góp phần chi phối mạnh mẽ chiều hớng hợp tác kinh tế ngày càng phát triển giữa Việt Nam - Hồng Kông.
1.1.1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam.


14

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở thành một trong những sự kiện trọng đại
nhất của lịch sử dân tộc, kết thúc giai đoạn đất nớc bị chia cắt lâu dài, đem lại
nền hoà bình, độc lập, thống nhất đất nớc. Đó là cơ hội lớn để Việt Nam bắt
tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nớc. Tuy nhiên, do điểm xuất

phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cộng với những sai lầm trong
chính sách kinh tế đà làm cho nền sản xuất ở n ớc ta bị đình trệ nghiêm
trọng, hàng hoá khan hiếm, giá cả đắt đỏ, lạm phát và thâm hụt ở mức cao, sản
xuất không đáp ứng kịp nhu cầu tiêu dùng làm cho đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn. thu nhập quốc dân chỉ bằng 80 90% chỉ tiêu quốc gia
[5, tr.15]. Toàn bộ quỹ tích luỹ và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn
viện trợ của nớc ngoài, chiếm tới 38,2% tổng thu ngân sách và bằng 61,9%
tổng số thu trong nớc. Mặc dù đến năm 1981 1985 hai số liệu tơng ứng cã
gi¶m (22,4% - 28,9%) nhng vÉn cha cã sù c¶i thiện đáng kể nào. trong khi
đó, những bạn hàng truyền thống, những nớc tài trợ cho Việt Nam đang đứng
trớc những nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng. Nớc ta đang đứng trớc tình thế
vô cùng khó khăn.
Trớc tình hình đó, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đà đa ra
chủ trơng đổi mới toàn diện đất nớc trong đó trọng tâm là đổi mới về t duy
kinh tế. chính đờng lối đúng đắn đó đà đa Việt Nam thoát ra khỏi khủng
hoảng kinh tế xà hội, tránh đợc sự sụp đổ không đáng có nh sẽ xảy ra ở
Liên Xô và các nớc Đông Âu.
Từ năm 1986 đến năm 1989, công cuộc đổi mới bớc đầu đạt đợc những
thành tựu quan trọng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hớng xuất khẩu.
Tấn dầu thô đầu tiên đợc khai thác vào năm 1986, đến năm 1989 đà xuất khẩu
đợc 1,5 triệu tấn dầu thô. Trớc năm 1989, lợng gạo xuất khẩu không đáng kể
thì đến năm 1989 chúng ta đà xuất khẩu đợc 1,5 triệu tấn, nâng tổng giá trị
kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên đạt gần 2 tỉ usd. Một con số
dù cha phải là lớn nhng cả chục năm trớc chúng ta cha hề đạt đợc. Tuy vậy,
cho đến những năm đầu thập kỷ 90 (của thế kỷ XX),khi bớc vào thực hiện
chiến lợc 10 năm (1991 2000), Việt Nam vÉn cha thùc sù bíc ra khái
khđng ho¶ng. Nhê triển khai mạnh mẽ đờng lối đổi mới toàn diện, đến năm
1995 hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều đạt kế hoạch đề ra. Đất nớc thoát ra khỏi
khủng hoảng kinh tế xà hội, tạo tiền đề cho nớc ta chuyển sang một giai
đoạn phát triển mới.



15

Từ năm 1996 đến năm 2000, kinh tế Việt Nam đà đạt đợc nhịp độ tăng trởng cao. Tốc độ tăng trởng GDP bình quân từ năm 1990 đến năm 2000 là
7,5%. GDP của năm 2000 tăng gấp hai lần so với năm 1990. Sắp xếp hợp lí
sự phát triển của các thành phần kinh tế, theo đó kinh tế nhà nớc ngày càng
giảm đi (năm 1990 là 12.084 doanh nghiệp, đến tháng 6 năm 2005 còn 2.980
doanh nghiệp có 100% vốn nhà nớc), đóng góp 39% GDP [5, tr.71].
Kinh tế t nhân ngày càng phát triển, đặc biệt từ sau khi Luật doanh
nghiệp ra đời năm 2000. Đến năm 2005 cả nớc có khoảng 108.300 doanh
nghiệp đăng kí, đa tổng doanh nghiệp đăng kí lên khoảng 150.000, gấp hai lần
so với chín năm trớc đó. Tổng số vốn đăng kí đầu t đạt 302.250 tỉ đồng (tơng
đơng 18 tỉ usd), cao hơn số vốn đầu t nớc ngoài đăng kí cùng thời kỳ, đóng
góp 37.7% GDP của cả nớc [5, tr.71].
Bộ phận kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài có bớc phát triển quan trọng.
tính đến ngày 22 tháng 2 năm 2007 có 6.992 dự án đầu t trực tiếp nớc ngoài
đợc cấp giấy phép và còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng kí đạt gần 63 tỉ usd
(Cục đầu t nớc ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu t). Năm 2005, khu vực này đóng
góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách, 17,1% tổng vốn đầu t xà hội,
35% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút hơn nửa triệu lao động[5, tr.71].
Nhờ vào chính sách chuyển dịch theo hớng xuất khẩu đà đa nền kinh tế
Việt Nam giai đoạn này đạt đợc tốc dộ tăng trởng kinh tế rất cao. Tăng trởng
GDP bình quân cho cả thời kỳ 1991 1995 là 8,77%, năm 1996 là là 9,3%.
GDP bình quân đầu ngời đà đạt từ 168 usd năm 1991 lên 310 usd năm 1996
và mời năm sau đó GDP bình quân đầu ngời đà tăng gấp đôi với 720 usd năm
2006[5, tr.73]. về cơ cấu kinh tế, đà có sự chuyển dịch mạnh theo hớng CNH
HĐH. Từ năm 1988 đến nay, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP
tăng nhanh và liên tục (năm 1988 là 21,6% GDP, năm 1995 là 28,8% GDP,
năm 2003 là 40% GDP). Từ chỗ tr ớc năm 1986, chúng ta cha khai thác đợc

dầu thì đến năm 2005 chúng ta đà khai thác đợc 20 tấn/năm. tỉ trọng nông
nghiệp trong GDP năm 1988 là 46,3% thì đến năm 2003 chỉ còn 21,8%, năm
2005 còn 20,5% [5, tr.73].
Trên đây là những thành tựu đạt đợc của đất nớc ta qua hai mơi năm đổi
mới. Có đợc những thắng lợi to lớn đó là nhờ vào đờng lối lÃnh đạo đúng đắn
của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Nghị quyết Đại hội Đảng VI đến Đại hội
Đảng X. Nó đà tạo ra sức bật to lớn, gặt hái đợc những thành công rực rỡ và
toàn diện trong năm 2006.


16

Năm 2006, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đà tổ chức thành công rực
rỡ với những quyết sách, chiến lợc đúng đắn: đa nớc ta trong vòng 5 năm
(2006 2010) ra khỏi tình trạng kém phát triển, có mức thu nhập đạt mức
trung bình của thế giới (theo quy định của Liên hợp quốc năm 2007, một nớc
đợc coi là kém phát triển nếu thu nhập GDP bình quân đầu ngời cha đạt 850
usd/ ngời/ năm). Phấn đấu đa nớc ta trở thành một nớc công nghiệp vào năm
2020. trong năm 2006, mọi chỉ tiêu phát triển kinh tế xà hội đề ra đều đạt
và vợt mức, tăng trởng GDP đạt mức 8,17%. Kinh tế đối ngoại đạt một lúc ba
kỉ lục: kim ngạch xuất khẩu gần đạt ngỡng 40 tỉ usd; đầu t nớc ngoài vợt ngỡng 10 tỉ usd và tài trợ nớc ngoài vợt ngỡng 4 tỉ usd. Đặc biệt, là trên lĩnh
vực đối ngoại, có bốn sự kiện nổi bật là: Việt Nam trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức Thơng mại thế giới (WTO); Việt Nam tổ chức thành công
Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14; đợc Mỹ thông qua quy chế bình thờng
vĩnh viễn (PNTR) và đợc Hạ viện Mỹ rút tên khỏi danh sách những nớc đợc
quan tâm đặc biệt về tôn giáo; đợc các nớc châu á nhất trí đề cử làm Uỷ viên
không thờng trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 2009 và
tháng 10 năm 2007 đà trúng cử với số phiếu gần nh tuyệt đối. Cũng đồng thời
với tuần lễ cấp cao APEC là một loạt các chuyến thăm chính thức Việt Nam
của nguyên thủ của các quốc gia lớn: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga Đó

là những sự kiện lịch sử lớn trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Đồng thời, thể
hiện vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam trên trờng quốc tế. Có thể
khẳng định rằng: những thắng lợi của những năm qua đà đa Việt Nam đứng trớc những cơ hội lớn, những thời cơ lớn để đa đất nớc ta nhanh chóng hoà nhập
và phát triển cùng với thế giới.
1.1.2. Chính sách kinh tế thị trờng tự do và đờng lối phát triển kinh tế
đối ngoại của Hồng Kông.
1.1.2.2. Chính sách kinh tế thị trờng tự do của Hồng Kông.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hồng Kông bắt đầu xây dựng từ một
thành phố đổ nát, nghèo đói, cùng với đó là áp lực của dòng ngời di c từ Trung
Quốc lục địa sang. Nhng, đến nay, Hồng Kông đà hoàn thành quá trình CNH
HĐN, trở thành một trong các nền kinh tế năng động, linh hoạt, dễ thích
nghi vào loại bậc nhất trên thế giới. Chính kì tích kinh tế của Hồng Kông đÃ
là một hiện tợng lịch sử. Bởi lẽ, lịch sử kinh tế trớc đây tạo cho nhiều ngời một
sự ngộ nhận là các nớc và vùng lÃnh thổ đang phát triển ở á - Phi Mỹ
Latinh muốn CNH HĐH đất nớc thì phải rập khuôn theo mô hình các nớc
Tây Âu và Bắc Mỹ. Hiện tợng Hồng Kông cũng nh các nớc NICs khác ở châu
á đà phủ nhận quan điểm đó. Các nớc và vùng lÃnh thổ này đà có chiến lợc
phát triển kinh tế riêng không lặp lại hoàn toàn quá trình CNH – H§H cđa


17

các nớc Tây Âu và Bắc Mỹ đà trải qua. Đồng thời với quá trình tăng trởng
kinh tế, các con Rồng châu á đà giải quyết đợc những vấn đề xà hội mang
bản sắc riêng và bằng con đờng riêng của mình.
kinh tế thị trờng tự do là đặc trng cơ bản nhất của kinh tế Hồng Kông,
là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công về kinh tế. Đồng thời, chính
sách kinh tế thị trờng tự do giúp Hồng Kông mở rộng các mối quan hệ hợp
tác kinh tế với các nớc và vùng lÃnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, phải kể đến
một nhân tố nữa không kém phần quan trọng là sự điều tiết của quy luật giá

trị, của quan hệ cung cầu và cơ chế cạnh tranh để từ đó có thể thực hiện hiệu
quả nguồn tài nguyên xà hội.
Năm 1842, sau khi thực dân Anh chiếm Hồng Kông, Hồng Kông đợc
tuyên bố là một bến cảng mậu dịch tự do. chính sách Cảng mậu dịch tự do
đà đợc thực thi liên tục trong hơn 150 năm qua, với đặc trng cơ bản là chính
phủ không tham gia hoặc can thiệp dù ở mức thấp nhất vào mậu dịch và thị trờng. Ngoài việc khống chế, sắp xếp và quản lí trực tiếp các ngành công cộng
liên quan đến xà hội, dân sinh nh: đất đai, nớc sạch thì chính quyền không
can thiệp vào các ngành quan trọng nh: thơng mại, công nghiệp, vận tải biển
để cho thị trờng tự vận hành, điều tiết. Đồng thời, chính quyền còn thi hành
chế độ giảm thuế để thu hút đầu t nớc ngoài.
kinh tế thị trờng tự do đợc hình thành dựa trên cơ sở chính sách Cảng
mậu dịch tự do, dù đà trải qua bao khó khăn, thử thách vẫn ngày càng phát
triển. Ngày nay, mặc dù có sự can thiệp mạnh mẽ của nớc ngoài, toàn bộ hệ
thống thị trờng Hồng Kông vẫn toả sáng với đầy đủ sự tự do cao độ, mở cửa
cao độ và quốc tế hoá cao độ.
Hồng Kông là nơi cã tù do kinh tÕ nhiỊu nhÊt thÕ giíi. ë Hồng Kông,
hàng hoá, tiền tệ, vốn và nhân viên đợc tự do xuất nhập khẩu. Mậu dịch đối
ngoại tự do, tiỊn vèn lu ®éng tù do, xÝ nghiƯp kinh doanh tự do, ngoại hối tự
do, xí nghiệp địa phơng và nớc ngoài là nh nhau: tự do cạnh tranh.
Mức độ mở cửa của nền kinh tế Hồng Kông cũng là số 1 thế giới, không
thiết lập bảo hộ thuế quan kiểu nhà nớc, thị trờng địa phơng mở cửa ra khắp
thế giới và phạm vi mở rộng là hầu nh tất cả các ngành nghề của lĩnh vực kinh
tế. Hồng Kông là một thành phố cảng tự do (Free Port City) hiếm có trên thế
giới.
Hệ thống thị trờng mở cửa và tự do cao độ của Hồng Kông đà thúc đẩy cơ
chế thị trờng lao động có hiệu quả cao. ở Hồng Kông, bàn tay vô hình của


18


kinh tế thị trờng đà có thể phát huy tốt khả năng điều phối nguồn tài nguyên
và tự điều tiết nền kinh tế. Loại hình và số lợng hàng hoá xuất nhập khẩu hoàn
toàn chịu sự chi phối của quan hệ cung cầu trên thị trờng quốc tế. Hồng Kông
sản xuất loại hàng hoá gì, số lợng bao nhiêu, đều do thị trờng quốc tế và thị trờng địa phơng quy định. Sự thịnh suy của ngành công nghiệp chất dẻo trong
những năm 1960 ở Hồng Kông đà phản ánh rõ uy lực của cơ chế tự động điều
tiết thị trờng. Những năm 1950, do thị trờng quốc tế có nhu cầu mạnh mẽ,
ngành sản xuất chất dẻo ở Hồng Kông đà phát triển rất mạnh. Đến giữa những
năm 1960, ngành hoá chất dẻo thị trờng quốc tế dần dần hết thời, các xởng sản
xuất ở Hồng Kông nhanh chóng chuyển sang làm đồ chơi bằng nhựa. Có thể
thấy, qua cơ chế điều tiết của thị trờng, chức năng điều tiết tự động trong hệ
thống thị trờng vừa tạo ra thị trờng cạnh tranh công bằng cho các xí nghiệp,
tức là thu hút các xí nghiệp hớng vào những lợi ích trên thị trờng, vừa tạo sức
ép thị trờng để các xí nghiệp nỗ lực nâng cao năng suất kinh tế. Từ đó, không
ngừng kích thích tính năng động trong kinh doanh của các xí nghiệp, duy trì
động lực mạnh mẽ trong phát triển kinh tế. Hơn nữa, cơ chế thị trờng làm cho
các xí nghiệp tích cực và linh hoạt đáp ứng đòi hỏi của thị trờng, căn cứ vào
nhu cầu để hoạt động kinh doanh, làm cho các xÝ nghiƯp cã thĨ tù chđ trong
viƯc lùa chän híng đầu t và kinh doanh, kết hợp nhu cầu của thị trờng và sản
xuất của xí nghiệp mình, làm cho toàn bộ hoạt động kinh tế giữ đợc trạng thái
cân bằng. Vì vậy, có thể nói rằng, trong cơ chế vận hành kinh tế đó, cơ chế thị
trờng là cực kì quan trọng, nó là khâu then chốt để nâng cao hiệu quả, kích
thích sức sống, giữ đợc sức cạnh tranh quốc tế và sự tăng trởng ổn định. Đồng
thời, là cái máy điều tiết của sự vận hành kinh tế tơng đối. Nh vậy, trong sự
vận hành kinh tế ®ã sù can thiƯp cđa chÝnh phđ ë møc ®é thÊp nhÊt cịng cã t¸c
dơng kÝch thÝch søc sèng, võa có thể giữ cân bằng.
Tóm lại, cơ chế vận hành kinh tế kết hợp điều tiết thị trờng ở mức ®é cao
nhÊt víi sù can thiƯp cđa chÝnh phđ ë mức thấp nhất là một trong những nhân
tố quan trọng hàng đầu, đồng thời là đặc điểm nỗi bật nhất trong thành công
kinh tế của Hồng Kông. Từ đó, tạo cơ sở cho Hồng Kông mở rộng giao lu, hợp
tác với các quốc gia và vùng lÃnh thổ khác trên thế giới.

1.1.2.2. Đờng lối phát triển kinh tế đối ngoại của Hồng Kông.
với một môi trờng thơng mại thoáng, cơ sở hạ tầng linh hoạt, hiện đại,
một khung luật rõ ràng và cởi mở, một trung tâm quốc tế về tài chính, thơng


19

mại, Hồng Kông đà trở thành khu vực tốt nhất trên thế giới cho các hoạt động
kinh doanh, buôn bán.
Sau khi Hång K«ng trë vỊ víi Trung Qc, quan hƯ các mặt kinh tế, thơng mại, quân sự, ngoại giao với các n ớc trong khu vực và trên thế giới có
những thay đổi phù hợp với tình hình mới. Theo đó, Hồng Kông từ sau năm
1997 đến nay vẫn là một trung tâm tài chính, thơng mại giao thông, du lịch
đối với khu vực châu á - Thái Bình Dơng và thế giới, Hồng Kông vẫn là cửa
ngõ buôn bán của Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Các nớc cũng coi Hồng
Kông là trung tâm luân chuyển trong buôn bán với Trung Quốc. Điều này
đang là thuận lợi của Hồng Kông, xuất phát từ một vùng đất không rộng, ngời
không đông, tài nguyên thiên nhiên lại khan hiếm, nỊn kinh tÕ chđ u dùa
vµo nỊn kinh tÕ trÝ tuệ. Vì vậy Hồng Kông vẫn sẽ dựa vào khoa học kỹ thuật
cao, tập trung phát triển tài chính và dịch vụ. Công nghiệp Hồng Kông chuyển
dần vào nội địa Trung Quốc.
Với lợi thế của mình Hồng Kông đà mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với
tất cả các nớc và vùng lÃnh thổ trên thế giới nhng u tiên các nớc: Anh, Mỹ,
Nhật Bản, các nớc Đông Nam á
* Trong quan hệ với nớc Anh
Lẽ đơng nhiên, Anh là nớc quan tâm nhiều nhất đến Hồng Kông sau sự
kiện ngày 1 tháng 7 năm 1997. Hằng năm, Hồng Kông đà đem về cho Vơng
quốc Anh một nguồn lợi nhuận không nhỏ. Hồng Kông thực sự trở thành
Viên ngọc Viễn Đông của Vơng quốc Anh, tính đến trớc năm 1997 Anh có
khoảng trên 1.000 công ty hoạt động tại Hồng Kông, đầu t của Anh tại Hồng
Kông khoảng 3,5 tỉ usd đứng sau Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan

[34, tr.5]. Cũng có tài liệu cho rằng, đầu t của Anh vào Hồng Kông là lớn nhất
với khoảng 20,5 tỉ usd. Riêng thị trờng chứng khoán, các nhà t bản Anh có
cổ phần lên đến 840 tỉ HKD tơng đơng với 109 tỉ usd đứng đầu thị trờng
chứng khoán Hồng Kông.
Đến nay, nớc Anh vẫn chiếm 25 30% tổng FDI vào Hồng Kông và
trên thực tế, sau ngày 1 tháng 7 năm 1997 ngời Anh vẫn giành đợc sự u ái nhất
định ở Hồng Kông. chính phủ Anh đà đầu t 30 triệu Bảng để xây dựng trụ sở
đại diện của Anh tại Hồng Kông điều đó thể hiện sự khẳng định rằng: sự ổn
định của Hồng Kông vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Anh quốc nhằm bảo
vệ các quyền lợi kinh tế và chính trị của Anh tại đây.


20

Nhìn chung, sau hơn một thế kỷ chiếm đóng Hồng Kông, t bản Anh đÃ
khống chế toàn bộ nền kinh tế Hồng Kông, giữ u thế trong hoạt động kinh tế
và chiếm vị trí quan trọng trong những ngành kinh tế quan trọng nhất nh tài
chính, bảo hiểm, nhà đất, thông tin, giao thông Đồng thời, đóng góp vai trò
quan trọng trong các ngành ngoại thơng, công nghiệp, chế tạo, hàng hải, hàng
không Ưu thế này đà đem lại đặc quyền, đặc lợi cho t bản Anh, đa đến
những món lợi kếch xù, làm giàu cho t bản Anh. Sau khi trao trả chủ quyền
của Hồng Kông cho Trung Quốc, t bản Anh tại Hồng Kông vấp phải sự cạnh
tranh mạnh mẽ của t bản ngời Hoa, t bản Nhật Bản và t bản Mỹ. T bản ngời
Hoa ở Hồng Kông ngày càng chiếm u thế trong các ngành chế tạo, nhà đất,
ngoại thơng, dịch vụ ăn uống
Vấn đề chính trị xà hội ở Hồng Kông sau năm 1997 cũng đợc hai bên
Trung Quốc và Anh quan tâm. Hơn một thế kỷ ngời Anh cai trị Hồng Kông đÃ
tạo cho Hång K«ng mét nỊn kinh tÕ tù do nhÊt thế giới, một chính sách văn
hoá - xà hội cởi mở. Điều đó đà thu hút một lực lợng khá đông t bản Anh đầu
t kinh doanh ở Hồng Kông. Trên thực tế, ngời Anh c trú ở Hồng Kông chiếm

một số lợng đông thứ hai sau ngời Hoa. Suốt một thời gian dài, với sự du nhập
của văn hoá phơng Tây, xà hội Hồng Kông mang màu sắc Âu châu đậm nét.
Đặc biệt, Hồng Kông có một nền giáo dục hiện đại nhất thế giới, các trờng
đại học có trình độ tơng đơng với các trờng đại học ở Anh, Mỹ, Nhật Bản ở
Hồng Kông, tiếng Anh rất phổ biến, nó đợc sử dụng trong các công việc hành
chính. Ngời Hồng Kông đà quen với hình ảnh Nữ hoàng Anh trên huy hiệu và
lá cờ của Anh quốc.
Sự tích cực trong quan hệ giữa Hồng Kông Trung Quốc với Anh
quốc đà đem đến sự ổn định về chính trị, tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế Hồng Kông từ sau năm 1997 đến nay.
* Trong quan hệ với Mỹ
Bên cạnh Anh, Mỹ cũng là nớc có mặt ở Hồng Kông từ rất sớm và có một
vị trí nhất định trong nền kinh tế Hồng Kông. Mỹ đà nhanh chóng tăng cờng
sự có mặt của mình ở Hồng Kông, ngời Mỹ trở thành cộng đồng nớc ngoài lớn
nhất ở đây với gần 50.000 ngời. Hơn 1.200 công ty Mỹ có văn phòng tại Hồng
Kông với số vốn đầu t là 14 tỉ usd. Mỹ có tới 50 tỉ usd gửi trong các ngân
hàng Hồng Kông. Là bạn hàng lớn thứ hai của Hồng Kông, hàng năm Mỹ xuất
siêu sang thị trờng Hồng Kông gần 7 tỉ usd và đa tới đây gần một lợng khách
du lịch lín. tÝnh chÊt Mü ngµy cµng nỉi râ trong mäi hoạt động kinh tế, văn



×