Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thảo luận nhóm TMU môn pháp luật tài chính ngân hàng phân tích địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước việt nam tại sao nói ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.08 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

THẢO LUẬN MƠN
PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Nguyễn Thái Trường

Nhóm thực hiện:

Nhóm 8

Lớp HP:

2071PLAW1511

HÀ NỘI - 2020

1


Câu 1: Phân tích địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại sao nói Ngân hàng nhà nước là Ngân hàng của các Ngân hàng?
Khái niệm:
Theo điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về khái
niệm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam :
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là
cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


+ Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà
nước, có trụ sở chính tại Thủ đơ Hà Nội.
+ Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ,
hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) thực hiện
chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ
chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ
1. Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010:
“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân
hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Như vậy, vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan
ngang bộ, trực thuộc Chính phủ, chịu sự quản lý của Chính phủ, được tổ chức và
hoạt động theo những quy định tại các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức
và hoạt động của Chính phủ.
2


Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cịn là Ngân hàng trung ương
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các hoạt động như: tổ
chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị
trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng...
2. Tư cách pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tại Khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 đã quy
định: Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà
nước, theo đó:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước
thành lập theo sắc lệnh số 15/SL năm 1951 do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ký.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ:
+ Giai đoạn 1951 – 1987: hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mơ hình

một cấp, là hệ thống tổ chức thống nhất, toàn ngành, là một pháp nhân duy nhất.
+ Giai đoạn 1987 – 1990: Nhà nước cải cách hệ thống ngân hàng từ một
cấp chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Chức năng quản lý nhà nước và
kinh doanh trong hệ thống ngân hàng được phân chia độc lập cho ngân hàng
trung ương và ngân hàng chuyên doanh.
+ Giai đoạn 1990 đến nay: Hệ thống ngân hàng hai cấp, ngân hàng được tổ
chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, có cơ cấu chặt chẽ và hàng loạt văn
bản pháp luật được ban hành nhằm củng cố chặt chẽ hệ thống ngân hàng như:

3


Pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam,...
- Ngân hàng Nhà nước có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, được Nhà
nước giao vốn, tài sản để hoạt động: Theo Điều 42 Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam 2010 quy định về vốn pháp định: “Vốn pháp định của Ngân hàng
Nhà nước do ngân sách nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà
nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
3. Chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các chức năng sau:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và
ngoại hối;
- Thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân
hàng của các tổ chức tín dụng;
- Cung ứng tiền tệ cho Chính phủ.

4



4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo quy định tại Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm
2010, Ngân hàng Nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo
đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự
an tồn, hiệu quả của hệ thống thanh tốn quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra
theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
- Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết
định và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
- Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai
thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện
nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.

5


- Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ
chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép
thành lập văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước
ngồi khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng

dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu
hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thơng tin tín dụng cho các tổ chức;
chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín
dụng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có
vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp
vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ
và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi
phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó
khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm
mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ
người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp
nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm sốt đặc

6


biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về
phá sản đối với tổ chức tín dụng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế
hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.
- Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm tiền gửi.
- Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh
toán quốc tế.
- Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch

vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của
các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
- Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh
doanh vàng.
- Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định
của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành
đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân
hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại
điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.

7


- Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ
chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.
- Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thơng tin tín
dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động
thơng tin tín dụng.
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
- Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
* Tại sao nói ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng?
Cơ sở: xuất phát từ chức năng ngân hàng độc quyền phát hành tiền và vai
trò quản lý vĩ mô của Ngân hàng trung ương.

Nội dung:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước 2010 quy định về
Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
“1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước)
là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
8


Trong đó khẳng định: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam là ngân
hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên cơ sở độc quyền phát hành tiền, ngân hàng trung ương thực hiện việc
cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho các ngân hàng
trung gian và kiểm sốt quá trình tạo tiền của các ngân hàng trung gian – khách
hàng của ngân hàng trung ương.
- NHNN sẽ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) vay vốn theo hình thức tái
cấp vốn theo quy định tại Điều 24 Luật Ngân hàng nhà nước 2010. Cụ thể:
“Điều 24. Cho vay
1. Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn theo quy định
tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Luật này.
2. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ
chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn
định của hệ thống các tổ chức tín dụng;
b) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm
trọng khác.

9



3. Ngân hàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân, tổ chức khơng
phải là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Bên cạnh đó NHNN cịn có thể cho vay trong trường hợp đặc biệt theo quy
định tại Điều 151 Luật các Tổ chức tín dụng 2010:
“Điều 151. Khoản vay đặc biệt
1. Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và các tổ
chức tín dụng khác trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn
định của hệ thống các tổ chức tín dụng;
b) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm
trọng khác.
2. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ
khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng hoặc được
chuyển đổi thành phần vốn góp, vốn cổ phần tại tổ chức tín dụng liên quan quy
định tại Điều 149 của Luật này.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc cho vay đặc biệt đối với các
tổ chức tín dụng.”

10


=> Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng trung ương luôn
là chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng thơng qua
hoạt động tái cấp vốn. Khi cần cung ứng thêm tiền vào lưu thông, ngân hàng
trung ương tăng thêm hạn mức tái cấp vốn, giảm lãi suất tái cấp vốn đối với các
ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Ngược lại, khi cần rút bớt tiền khỏi
lưu thông, ngân hàng trung ương giảm hạn mức tái cấp vốn, tăng lãi suất tái cấp
vốn đối với các ngân hàng thương mại.
- Bên cạnh cho vay với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng trung ương có các
chức năng sau:

+ Mở tài khoản tiền gửi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho các ngân hàng
và các tổ chức tín dụng:
Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều
phải mở tài khoản tiền gửi và gửi tiền vào Ngân hàng Trung ương, gồm có hai
loại sau:


Tiền gửi thanh tốn: Đây là khoản tiền gửi của các ngân hàng tại Ngân hàng
Trung ương nhằm bảo đảm nhu cầu chi trả trong thanh tốn giữa các ngân hàng
và cho khách hàng.



Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Khoản tiền dự trữ này áp dụng đốì với các ngân hàng
và các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của cơng chúng. Mức tiền dự trữ
này được Ngân hàng Trung ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với
11


tổng số tiền gửi của khách hàng. Đây là một công cụ của Ngân hàng Trung ương
trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Do vậy, dự trữ bắt buộc này sẽ thay đổi
theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
+ Tổ chức thanh tốn khơng dùng tiền mặt: Bằng cách thiết lập phịng
thanh tốn tại trụ sở của mình, ngân hàng trung ương giúp các ngân hàng thương
mại thanh tốn bù trừ những món nợ với nhau, góp phần giảm bớt khối lượng
thanh tốn, tiết kiệm thời gian thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng.
Như vậy, từ những lập luận và căn cứ trên đã chứng minh được rằng ngân
hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng
Câu 2:
Ông Lợi làm việc tại cơng ty ABC trụ sở tại TP Hà Nội có thu nhập năm

2020 như sau:
-

Tiền lương: 600.000.000 đồng (50 triệu x 12 tháng)

-

Tiền cơm trưa công ty chi trả: 24.000.000 đồng (2 triệu x 12 tháng)

-

Phụ cấp đi lại: 12.000.000 đồng (1 triệu x 12 tháng)

-

Phụ cấp độc hại: 6.000.000 đồng (500 nghìn x 12 tháng)

-

Tiền thưởng cuối năm: 200.000.000 đồng (nhận vào tháng 12)

-

Lãi suất từ trái phiếu mua của Công ty ABC : 24.000.000 đồng (2 triệu
đồng x 12 tháng) nhận hàng tháng

12


Tiền công nhận được từ 3 hợp đồng tư vấn cho cơng ty XYZ (ơng Lợi có


-

hành nghề tư vấn pháp lý): 300.000.000 đồng (nhận vào tháng 6, tháng 7, tháng 8)
Thu nhập từ bán cây cảnh do ông tự trồng được hàng xóm mua:

-

100.000.000 đồng (nhận vào tháng 12)
Ngồi ra, tháng 2 ơng cịn chuyển nhượng chứng khốn với giá 260 triệu,

-

giá mua 160 triệu, các chi phí hợp lý liên quan đến chuyển nhượng chứng khoán
là 5 triệu đồng (Ơng khơng đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20%)
Biết rằng:
Ơng có 4 con ruột: Lâm, Ly, Bi, Đát, trong đó: Lâm 13 tuổi, Đát 17 tuổi,

-

Ly 21 tuổi và Bi 19 tuổi. Ly đang học uốn tóc (khơng có lương) tại 1 cửa tiệm
làm đầu gần nhà, Bi đang học Đại học Thương mại.
-

Ngồi ra, ơng cịn 1 người con nuôi hợp pháp là Nở 10 tuổi

-

Vợ ông là bà Nhuận 48 tuổi ở nhà chăm sóc con và khơng có thu nhập


-

Bố ơng 80 tuổi, có lương hưu 700.000 đồng / tháng và lâm bệnh chết vào
tháng 10/2019
Mẹ ông 74 tuổi, bán trà đá ở cổng nhà, mỗi tháng thu nhập trung bình

-

400.000 đồng
Ơng khơng đóng góp các khoản từ thiện, nhân đạo, khuyến học

-

Yêu cầu:
Xác định thuế TNCN ông Lợi phải nộp trong năm 2020 và Tổng thu
nhập mà ơng nhận được sau khi nộp thuế


Tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
13


-

Thu nhập miễn thuế:
Căn cứ theo Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ
sung năm 2012 quy định về thu nhập được miễn thuế do đó ta có thu nhập được
miễn thuế:“Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp,
lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành
các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thơng thường.”

Vì vậy thu nhập từ bán cây cảnh do ơng tự trồng được hàng xóm mua:
100.000.000 đồng (nhận vào tháng 12) là thu nhập được miễn thuế;
Lại có theo điểm b khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm
2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định về thu nhập chịu thuế: “Các khoản
phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về
ưu đãi người có cơng, phụ cấp quốc phịng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm
đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại,
nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật,….”
Do đó phụ cấp độc hại: 6.000.000 đồng (500 nghìn x 12 tháng) khơng phải
là một phần thu nhập chịu thuế hay nói cách khác là phần thu nhập được miễn
thuế;
Và căn cứ thêm theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư
26/2016/TT-BLĐTBXH “ Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho
người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện
chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày

14


15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”


Công ty ABC thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa
không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Do đó, khoản tiền cơm trưa mà ơng


-

Lợi được miễn là: 730.000 x 12 = 8.760.000 đồng.

Tổng thu nhập được miễn thuế là: 114.760.000 đồng.
Các khoản phí bảo hiểm
Ta có, mức tiền lương tối đa đóng BHXH khơng q 20 lần mức lương cơ
sở (1.600.000 đồng) năm 2020: 1.600.000 x 20 = 32.000.000 đồng
Khoản phí bảo hiểm mà ơng Lợi phải đóng là:

-

(32.000.000 x 10.5%) x 12 = 40.320.000 đồng.
Các khoản giảm trừ
Giảm trừ gia cảnh:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi
bổ sung 2012:
“3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm ni
dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, khơng có khả năng lao động;
b) Các cá nhân khơng có thu nhập hoặc có thu nhập khơng vượt q mức
quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học
chun nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng khơng có khả năng lao động; bố,
mẹ đã hết tuổi lao động hoặc khơng có khả năng lao động; những người khác
khơng nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.”
Căn cứ theo Điều 31, 32 Luật dạy nghề 2006 quy định về dạy nghề chính
quy và dạy nghề thường xuyên:
15


“Điều 31. Dạy nghề chính quy
Dạy nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề,
trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề quy định tại các điều
15, 22 và 29 của Luật này theo các khoá học tập trung và liên tục.

Điều 32. Dạy nghề thường xuyên
1. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện với các chương trình dạy nghề
quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
2. Dạy nghề thường xuyên được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm,
phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề nhằm tạo
điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo
việc làm.”
Mặc dù Ly đang học uốn tóc (khơng có lương) tại 1 cửa tiệm làm đầu gần
nhà nhưng trường hợp của Ly khơng được tính là học nghề. Và theo đề bài, ơng
Lợi hiện có 4 con ruột: Lâm, Ly, Bi, Đát, trong đó: Lâm 13 tuổi, Đát 17 tuổi, Ly
21 tuổi và Bi 19 tuổi, Bi đang học Đại học Thương mại. Một người con nuôi hợp
pháp là Nở 10 tuổi; thêm vào đó có cả mẹ của ơng 74 tuổi, bán trà đá ở cổng
nhà, mỗi tháng thu nhập trung bình 400.000 đồng.
Do đó ơng Lợi sẽ có 5 người phụ thuộc
Căn cứ quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ngày
2/6/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân như sau:
16


“1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132
triệu đồng/năm)
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.”
Như vậy tổng số tiền ông Lợi được giảm trừ năm 2020 là:
132.000.000 + (4.400.000 x 5 x 12) = 396.000.000đồng.
-

Thu nhập chịu thuế:
Theo điểm a khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều 11 Luật thuế thu nhập cá

nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định:
“ Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền cơng và các khoản có tính chất tiền lương, tiền cơng”
Ta xét ơng Lợi có các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền cơng và
các khoản có tính chất tiền lương, tiền công bao gồm:
+ Tiền lương: 600.000.000 đồng (50 triệu x 12 tháng)
+ Căn cứ thêm theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư
26/2016/TT-BLĐTBXH “ Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho
người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện
chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày
15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”

17




Công ty ABC thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa
không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Do đó, khoản tiền cơm trưa mà ơng
Lợi vẫn phải chịu thuế là:
(2.000.000 - 730.000) x 12 = 15.240.000 đồng;
+ Phụ cấp đi lại: 12.000.000 đồng (1 triệu x 12 tháng);
+ Tiền thưởng cuối năm: 200.000.000 đồng (nhận vào tháng 12);
+ Tiền công nhận được từ 3 hợp đồng tư vấn cho cơng ty XYZ (ơng Lợi có
hành nghề tư vấn pháp lý) là: 300.000.000 đồng (nhận vào tháng 6, tháng 7,
tháng 8);
THU NHẬP CHỊU THUẾ = 600.000.000 + 15.240.000 + 12.000.000 +
200.000.000 + 300.000.000 = 1.127.240.000 đồng.


-

Thu nhập tính thuế:
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi
bổ sung năm 2012 quy định: “Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh
doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và
Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề
phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ
quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này”
THU NHẬP TÍNH THUẾ
(X) = Thu nhập chịu thuế - Chi phí bảo hiểm - Các khoản giảm trừ
= 1.127.240.000 - 40.320.000 - 396.000.000 = 690.920.000 đồng.



THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PHẢI NỘP = (Y) theo phương pháp lũy tiến
từng phần:
(Y) = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

18


= (60.000.000 x 5%) + (60.000.000 x 10%) + ( 96.000.000 x 15%) +



(168.000.000 x 20%) + (240.000.000 x 25%) + (66.920.000 x 30% )
= 137.076.000 đồng.
Tính thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn

Theo khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 12 Luật thuế thu nhập cá nhân
năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định
Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a) Tiền lãi cho vay;
b) Lợi tức cổ phần;
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái
phiếu Chính phủ.



Ta có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn của ông Lợi là: Lãi suất từ trái phiếu
mua của Công ty ABC là: 24.000.000 đồng (2.000.000 x 12 tháng) nhận hàng

-

tháng;
Theo khoản 2 Điều 21 và Điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007,
sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định
Điều 21 Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công
là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các
khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

19


đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ
quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
2. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn,
chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền

thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế quy định tại các điều
12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này.
Điều 23
1. Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại
khoản 2 Điều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
Thu nhập tính thuế
a) Thu nhập từ đầu tư vốn

Thuế
suất (%)
5

b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

5

c) Thu nhập từ trúng thưởng
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

10
10

đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13

20

của Luật này

0,1


Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2
Điều 13 của Luật này
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1
Điều 14 của Luật này

20

25


Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2

2

Điều 14 của Luật này





Thuế thu nhập cá nhân của ông Lợi từ lãi suất từ trái phiếu mua của cơng ty là:
24.000.000 x 5% = 1.200.000 đồng.
Tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán
Tháng 2 ơng cịn chuyển nhượng chứng khốn với giá 260 triệu, giá mua
160 triệu, các chi phí hợp lý liên quan đến chuyển nhượng chứng khốn là 5
triệu đồng (Ơng không đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20%). Đây là khoản thu
nhập từ chuyển nhượng vốn theo khoản 4 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân
năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định :
“ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.”

-

Áp dụng thuế suất 0,1% vì ơng Lợi khơng đăng kí nộp theo thuế suất 20% nên
thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khốn của ơng Lợi là:
260.000.000 x 0,1% = 260.000 đồng.
SUY RA:
21




∑ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ông Lợi phải nộp trong năm 2020 là:



137.076.000+ 1.200.000 + 260.000 = 138.536.000 đồng;
TỔNG THU NHẬP mà ông Lợi nhận được sau khi nộp thuế là:(600.000.000 +
24.000.000 + 12.000.000 + 6.000.000 + 200.000.000 +
300.000.000 + 100.000.000 + 95.000.000) - 138.536.000
1.361.000.000 – 138.536.000 = 1.222.464.000 đồng.

22

24.000.000 +
=



BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Họ và tên
Uông Phương Nhi
Trần Thị Triệu Nhung
Nguyễn Thị Kim Oanh
Đinh Thị Phương
Lê Thị Phương
Lương Vũ Hà Phương
Nguyễn Thị Thanh Phương
Trần Thị Hà Phương
Trần Ngọc Quang
Châu Diễm Quỳnh

Điểm

Ghi chú



×