Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thể lực chung khi học môn thể dục aerobics cho học sinh nữ 12a3 trường THPT lê hồng phong nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.03 KB, 49 trang )

1

Trờng Đại học Vinh
Khoa Giáo dục thể chất
********************

Nguyễn hồng quân

KhóA LUậN TốT NGHIệP đại học

Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm phát
triển thể lực chung khi học môn thể dục
aerobics
cho học sinh nữ 12a3 trờng thpt
lê hồng phong – nghÖ an


2


3


4


5

NghÖ An, 2011



6

Trờng Đại học Vinh


7

Khoa giáo dục thể chất
********************

KhóA LUậN TốT NGHIệP đại học
Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm phát
triển thể lực chung khi học môn thể dục
aerobics
cho học sinh nữ 12a3 trờng thpt
lê hồng phong nghệ an

Giáo viên hớng dẫn

: ThS.

Sinh viên thực hiện

:

Trần Thị

Ngọc Lan
Quân


Nguyễn Hồng


8

Líp

: 48A - GDTC

M· sè sinh viªn

: 0759032032

NghƯ An, 2011


9


10

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Ngọc Lan
người đã hướng dẫn chỉ đạo đề tài, tận tình giúp đỡ hướng dẫn tơi trong
quá trình thực hiện làm luận văn tốt nghiệp này.
Qua đây tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa giáo
dục thể chất Trường Đại Học Vinh, cùng toàn thể các bạn nữ học sinh
trường THPT Lê Hồng Phong đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá tringf
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Và tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã động viện
khích lệ và giúp đỡ tơi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu
Do đề tài bước đầu nghiên cứu trong phạm vi hẹp cùng với điều
kiện thời gian cịn nhiều sai sót. Vậy tơi rất mong được sự góp ý của thầy
cơ giáo và bạn bè để đề tài này được tốt hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

Nghệ An, tháng 5 năm 2011
Tác giả:
Nguyễn Hồng Quân


11

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.
Đặt vấn đề…………………………………………………………………1
Mục tiêu nghiên cứu : ……………………………………………………3
Chương I:TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU.......4
1.1 Đặc điểm và tác dụng của bài tập Aerobic…………………...4
1.2. Cơ sở sinh lý ở lứa tuổi học sinh THPT……………………...4
1.3. Cơ sở tâm lý lứa tuổi học sinh THPT………………………...6
1.4. Chế độ luyện tập……………………………………………….7
1.5. Lượng vận động trong bài tập Aerobic……………………....8
Chương II:PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………………10
2.1 Phương pháp nghiên cứu…………………………………….10
2.1.1 Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu ……10
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn………………………….……10

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm……………………...11
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm………………………11
2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm…………………14
2.1.6 Phương pháp toán học thống kế………………………15
2.2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………….16
2.3. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………16
2.4. Thời gian nghiên cứu………………………………………...16
2.5.Thiết kế nghiên cứu…………………………………………...16


12

Chương 3:KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU VÀ BÀN

LUẬN……………….18
3.1. Khảo sát thực trạng thể lực chung của nữ học sinh trường
THPT Lê Hồng Phong_Nghệ An ............................................................18
3.2. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thể thể lực
chung khi học môn thể dục Arobics cho nữ học sinh trường THPT Lê
Hồng Phong – Nghệ An………………………………………………….19
3.3. Một số chỉ số thể lực chung của nữ học sinh trường THPT
Lê Hồng Phong – Nghệ An trước thực nghiệm......................................25
3.4. Tổ chức thực nghiệm, đánh giá hiệu quả của bài tập đến sự
phát triển thể lực cho nữ học sinh trường THPT Lê Hồng Phong_Nghệ
An................................................................................................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………...38
1. Kết luận……………………………………..……………………..38


2.Kiến nghị……………………………………………………………39
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………..…………………..40


13

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thực trạng việc học bài thể dục phát
triển chung của nữ học sinh trường THPT Lê Hồng Phong.................18
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn các bài tập bổ trợ:…………………23
Bảng 3.3. Một số chỉ số thể lực lần 1 của học sinh nữ học sinh
trước thực nghiệm ....................................................................................25
Bảng 3.4. Lập kế hoạch và tiến trình tập luyện cho nhóm thực
nghiệm trong 2 tháng………………………………………………….. .29
Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra mức độ hoàn thiện bài tập thể dục
Aerobics......................................................................................................35


14

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn kết quả bài thử lần 1 của học sinh nữ
nhóm thực nghiệm và đối chứng…………………………….………….27
Biểu đồ 3.2. Biểu diển kết quả bài thử nằm sấp chống đẩy trước
thực nghiệm và sau thực nghiệm của học sinh nữ nhóm thực nghiệm
và đối chứng……………………………………………….……………33
Biểu đồ 3.3. Biểu diển kết quả bài thử chân tay kết hợp trước
thực nghiệm và sau thực nghiệm của học sinh nữ nhóm thực nghiệm
và đối chứng………………………………………..........
……………………....33

Biểu đồ 3.4. Biểu diển kết quả bài thử chạy đá về sau trước thực
nghiệm và sau thực nghiệm của học sinh nữ nhóm thực nghiệm và đối
chứng…………………………………………………………………..…34
Biểu đồ 3.5. Biểu diển kết quả bài thử tay ngực trước thực
nghiệm và sau thực nghiệm của học sinh nữ nhóm thực nghiệm và đối
chứng………………………………………………………………….…34
Biểu đồ 3.6: Biểu diễn % kết quả kiểm tra bài tập bổ trợ phát
triển thể lực chung khi học môn thể dục Aerobics của nhóm đối
chứng.........................................................................................................35


15

CHỬ VIẾT TẮT
THPT : Trung học phổ thông
TDTT : Thể dục thể thao
GDĐT : Giáo dục đào tạo
ĐC

:

Đối chứng

TN

: Thực nghiệm

NXB

:


Nhà xuất bản


16


17

ĐẶT VẤN ĐỀ
TDTT là một bộ môn của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt
động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực. Nhằm tăng cường thể
chất cho con người nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú
sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển cân đối toàn diện. Từ
sau cách mạng tháng 8/1945 Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm
đến sự phát triển của TDTT, trong đó có mơn thể dục Aerobics. Trong
những năm gần đây TDTT nói chung và mơn thể dục Aerobic nói riêng đã
dần dần phát triển trong quần chúng, có vị trí quan trọng trong việc hoàn
thiện thể chất cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với
mục tiêu làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn
minh. Đảng và nhà nước ta rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục
là quốc sách hàng đầu cho sự phát triển. Với mục tiêu khơng những đào tạo
con người thơng minh về trí tuệ mà còn khỏe về thể chất cơ bắp. Đảng ta đã
cho rằng: “Bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân là một trong
những vấn đề quan trọng, gắn liền với việc xây dựng đất nước và hạnh
phúc cho nhân dân, đó mới là mối quan tâm hàng đầu của Đảng”. Để làm
được những mục tiêu trên thì vấn đề sức khỏe là hết sức quan trọng, Bác
Hồ đã nói rằng: “giữ gìn dân chủ, xây dựng đất nước, gây dựng đời sống
mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công và coi tập luyện TDTT

là bổn phận của mọi người”.
Trong trường học, giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng nhằm
đào tạo và bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước, cung cấp nguồn lực có
sức khỏe, có đạo đức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời
cung cấp tài năng cho quốc gia. Nhân dân ta có câu: “ có thực mới vực
được đạo ” có sức khỏe thì con người mới làm việc, lao động học tập, tiếp


18

thu những tri thức tiên tiến nhân loại. Như chỉ thị số 22/TDQS năm 1996
nói rõ: “ trong bất kỳ tình huống nào cũng phải chăm lo đời sống sức khỏe
cho học sinh, trong điều kiện nào cũng phải rèn luyện thân thể”.
Trong hệ thống các môn TDTT, Aerobics là môn thể thao hiện đại
được nhiều người quan tâm ưa thích. Aerobics cịn gọi là thể dục thẩm mỹ,
được hiểu là tập hợp nhiều bài tập với các chuyển động cơ thể, bước nhảy,
bước đi, bước múa theo nhạc với sự bắt nhịp của giáo viên hướng dẫn. Loại
hình thể dục thẩm mỹ này trở nên rất phổ biến tại Mỹ cùng với phong trào
sản xuất các video hoặc các chương trình truyền hình của Jane Fonda và
Richard Simmons về phương pháp tập thể dục thẩm mỹ trong thập niên
1980.
Aerobic là các hoạt động thể dục với cường độ trung bình trong
khoảng thời gian dài. Aerobics nghĩa là “ có oxy ” bởi nó liên quan đến q
trình huy động sử dụng oxy trong quá trình trao đổi năng lượng của cơ bắp.
Aerobic có tác dụng rèn luyện con người phát triển hài hòa cân đối,
đồng thời bồi dưỡng cho họ ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử
thách về thể lực. Để đạt được yêu cầu của mơn học địi hỏi người học phải
có đầy đủ các tố chất thể lực, cũng như sự kiên trì khổ luyện.
Riêng đối với môn thể dục Aerobics là một trong những bộ môn thể
dục dành cho nữ, bao gồm các tư thế tay, chân, thân mình, và đầu cũng như

các bước đi, bước nhảy, bước chạy, bước múa, tạo tháp, các động tác được
thực hiện một cách nhanh, liên tục nhằm phát triển khả năng phối hợp vận
động một cách liên tục trong thời gian dài. Trong thể dục Aerobics vấn đề
thể lực chiếm vị trí vơ cùng quan trọng. Đối với nữ học sinh THPT Lê
Hồng Phong thì thực hiện bài tập lại càng khó hơn do thể lực cịn yếu, do ít
vận động, lười tập. Vì thế, khi học những bài tập này sử dụng các bài tập bổ


19

trợ thể lực khác nhau. Tập luyện những động tác đó trong điều kiện chia
nhỏ, rèn luyện sức khỏe và xúc tiến nhanh quá trình thành kỷ năng kỷ xảo.
Hơn nữa qua quan sát tìm hiểu thực tế các thầy cô dạy môn thể dục
Aerobic ở trường THPT Lê Hồng Phong chúng tôi thấy khả năng thực hiện
các bài tập thể dục Aerobic của nữ học sinh THPT Lê Hồng Phong cịn yếu.
Chính từ những vấn đề trên với ý tưởng góp phần nâng cao thể chất cho
học sinh, nâng cao chất lượng môn thể dục Aerobics. Chúng tôi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thể
lực chung khi học môn thể dục Aerobics cho học sinh nữ 12A3 trường
THPT Lê Hồng Phong _Nghệ An’’
Mục tiêu nghiên cứu :
Để giải quyết mục đích của đề tài mục tiêu nghiên cứu đặt ra là :
1. Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển thể lực chung khi
học môn thể dục Aerobics cho học sinh nữ 12A3 trường THPT Lê Hồng
Phong _ Nghệ An nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục của
trường THPT Lê Hồng Phong _ Nghệ An
2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập bổ trợ nhằm phát triển thể
lực chung khi học môn thể dục Aerobics cho học sinh nữ 12A3 trường
THPT Lê Hồng Phong _ Nghệ An



20

Chương I
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1.

Đặc điểm và tác dụng của bài tập Aerobic
Đặc điểm nổi bật của Aerobics là sự phối hợp vận động của toàn bộ

cơ thể liên hoàn các cử động với cường độ cao, kết hợp nhuẫn nhuyễn với
âm nhạc, kích thích hoạt động của nội tạng và trạng thái hưng phấn của vỏ
não.
Tác dụng của bài tập Aerobic:
+ Tăng cường các cơ liên quan tới q trình hơ hấp.
+ Tăng cường và làm khỏe cơ tim.
+ Làm tăng các tế bào hồng cầu, tạo điều kiện cho oxy đến toàn bộ
cơ thể.
+ Tăng cường khả năng tuần hoàn máu đến cơ thể.
+ Tăng khả năng đốt cháy chất béo trong quá trình tập luyện.
Tóm lại, các bài tập Aerobics khiến chúng ta khỏe mạnh và dẻo dai
hơn hạn chế các nguy cơ bệnh tật liên quan đến vấn đề tim mạch. Hơn nữa
các bài tập Aerobic cường độ cao như chạy bộ hoặc nhảy dây có thể
khuyến khích sự phát triển của xương, ngăn ngừa bệnh loãng xương ở cả
nam giới và phụ nữ.
1.2. Cơ sở sinh lý ở lứa tuổi học sinh THPT.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt
được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so
với sự phát triển cơ thể người lớn. Ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát
triển mạnh, khả năng hoạt động của các cơ quan và các bộ phận của cơ thể

được nâng cao, cụ thể là:
Hệ xương: ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một cách mạnh
mẽ về chiều dài, bề dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do


21

hàm lượng magie, photpho, canxi trong xương tăng. Quá trình cốt hóa
xương ở các bộ phận chưa hồn tất, chỉ xuất hiện sự cốt hóa ở một bộ phận
như mặt. Các tổ chức sụn được thay thế bằng mô xương nên cùng với sự
phát triển chiều dài của xương cột sống khơng giảm, trái lại tăng lên có xu
hướng cong vẹo. Vì vậy, mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho học
sinh tránh tập luyện vơi những dụng cụ quá trọng lượng và các hoạt động
gây chấn động nặng.
Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để
đi đến hoàn thiện, nhưng phát triển không đều và chậm hơn so với hệ
xương. Cơ to phát triển nhanh hơn cơ nhỏ, cơ co phát triển nhanh hơn cơ
duỗi, khối lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn tích cơ tăng lên khơng đều chủ
yếu là nhỏ và dài. Do vậy khi hoạt động cơ chóng mệt mỏi. Vì vậy khi tập
luyện giáo viên giảng dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em.
Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh được phát triển đi
lên hoàn thiện, hoạt động phân tích trên vỏ não về tri giác có định hướng
sâu sắc hơn. Kích thước của não và hành tủy đạt đến mức của người trưởng
thành. Khả năng tư duy, phân tích của não tăng lên, tư duy trừu tượng được
phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ
có điều kiện. Khả năng nhận hiểu cấu trúc, động tác và tái hiện chính xác
hoạt động vận động được nâng cao. Ngay từ tuổi thiếu niên đã diễn ra q
trình hồn thiện cơ quan phân tích và những chức năng quan trọng nhất. Ở
lứa tuổi này học sinh không chỉ học những động tác riêng lẻ như trước mà
chủ yếu là từng bước hồn thiện góp những phần đã học thành các động tác

tương đối hoàn chỉnh ở điều kiện khác nhau phù hợp với đặc điểm từng học
sinh.
Mặt khác do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến
yên làm cho tính hưng phấn cao của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng


22

phấn và ức chế không cân băng làm ảnh hưởng tới hoạt động của thể lực,
đặc biệt đối với nữ tính nhịp điệu giảm nhanh, khả năng chịu lượng vận
động yếu. Vì vậy, khi giảng dạy cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận
dụng các hình thức trị chơi thi đấu để hoàn thành những bài tập đề ra.
Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển
mạnh để kịp thời phát triển toàn diện. Tim lớn hơn, khả năng co bóp của
tim phát triển mạnh. Do đó nâng cao khá rõ lưu lượng máu trên phút.
Buồng tim đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập bình thường của
nữ là 70 –> 85 lần/phút. Nhưng khi vận động tăng thì tần số mạch đập
nhanh hơn. Phản ứng của hệ tuần hoàn tương đối rõ rệt trong vận động,
nhưng sau vận động mạnh huyết áp tăng tương đối nhanh chóng và tim trở
nên hoạt đọng dẻo dai hơn.
Hệ hô hấp: Ở lứa tuổi này phổi của các em phát triển mạnh nhưng
chưa đều, khung ngực còn nhỏ hẹp nên các em thở nhanh và lâu khơng có
sự ổn định của dung tích sống, khơng khí. Vịng ngực trung bình của nữ là
69 –> 74 cm. Lúc 15 tuổi dung lượng phổi là 2 –> 2,5 (lít), khi 16 –> 18
tuổi là 3 –> 4 (lít). Tần số hơ hấp gần với người lớn, tuy nhiên các cơ hơ
hấp cịn yếu nên sức co giản lồng ngực ít, chủ yếu co giãn cơ hồnh, đây
chính là nguyên nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng nhanh khi
hoạt động và gây nên hiện tượng thiếu oxy dẫn đến trạng thái mệt mỏi.
Nhìn chung, thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối,
khỏe đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ

thể như người lớn.
1.3. Cơ sở tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.
Ở thanh niên mới lớn tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các
quá trình nhận thức.


23

Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục
đích, có hệ thống và tồn diện hơn. Q trình quan sát đã chịu sự điều
khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và khơng tách khỏi tư duy
ngơn ngữ.
Thị giác, thính giác đã có khả năng phản ánh rất tinh vi với màu sắc
và âm thanh. Các em dễ phân biệt giữa cái chính và cái phụ cái bản chất và
cái khơng bản chất.
Trí tuệ của lứa tuổi thanh niên mới lớn nói chung đã được hình thành
và chúng cịn được tiếp tục hồn thiện. Trí nhớ có ý nghĩa chiếm ưu thế rõ
rệt, tuy nhiên đôi khi vẫn bị các sự vật cụ thể, trực quan lôi cuốn, hấp dẫn.
Các em đã có ý thức tự giác tích cực trong quá trình học tập, xây dựng
động cơ đúng đắn hướng tới việc lựa chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT.
Về mặt ý thức thì diễn ra mãnh mẽ, sơi nổi và có tính chất đặc thù
riêng. Đặc điểm quan trọng của sự tự ý thức của các em học sinhTHPT là
sự tự ý thức của họ xuất phát từ yêu cầu cuộc sống và hoạt động địa vị mới
mẻ trong tập thể, với thế giới xung quanh buộc chúng ta phải ý thức được
đặc điểm nhân cách của mình.
Tóm lại đây là lứa tuổi thích sự tị mị, phản kháng, rất ưa chuộng cái
đẹp và cái mới mẻ trong cuộc sống.
Từ những đặc điểm tâm lý đó mà tơi đã lựa chọn một số bài tập
Aerobic để cho các em luyện tập giúp cho quá trình giảng dạy đạt kết quả
cao. Một mặt nhằm phát triển thể chất một cách tồn diện đồng thời nâng

cao hiệu quả học tập, lơi cuốn các em hăng say tập luyện và thi đấu ở
trường phổ thông.
1.4. Chế độ luyện tập.
Đối với những người tham gia luyện tập Aerobic thì chế đố tập luyện
là hết sức quan trọng, nhất là đối với lứa tuổi học sinh THPT. Quá trình


24

huấn luyện diễn ra trên cơ thể đang phát triển nên công tác huấn luyện cho
lứa tuổi này rất phức tạp cho nên cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
Tập luyện nơi thoáng mát, trên sân hoặc thảm.
Đối với lứa tuổi này phải khởi động đầy đủ như khởi động giãn cơ –
tập động tác – căng cơ và khởi động kỹ để đề phòng chấn thương, đảm bảo
phát huy hết dữ trữ các chức năng.
Trang phục luyện tập phải gọn gàng và có độ co giãn tốt giúp người
mặc thoải mái khi tập. Giày tập đi phải thoải mái, vừa chân và có độ bám
nhẹ tránh trơn trượt.
Tập luyện cần có sự phối hợp với âm nhạc phù hợp mỗi bài tập sẽ
giúp cho người tập có động lực và hứng thú cao trong khi tập.
Tập luyện tốt nhất sau giờ làm việc. Ăn trước khi tập 1,5-2 giờ và
sau khi tập 1 - 2 giờ.
Tránh ăn nhiều đồ ăn có nhiều tinh bột, uống nước khi cảm thấy khát
trong quá trình tập. Nếu cảm thấy khát thì được súc miệng nhiều lần.
Thở trong bài tập không nên thở sâu mà thở theo nhịp làm động tác
đó.
Đối với người béo, tập luyện phải kèm theo chế độ ăn hợp lý. Ở
người mới tập không nên phải thay đổi cường độ và đặc tính bình thường,
sự chuyển đổi phải từ từ.
Sự chuyển đổi nhanh sẽ gây phản ứng bất lợi cho cơ thể, đặc biệt đối

với người bị bệnh tim mạch.
Sự ngừng lại đột ngột khi đang tập luyện đối với khối lượng nặng là
khơng được phép, thậm chí nhằm mục đích xác định mạch đập. Điều đó
dẫn tới sự tích tụ máu ở các cơ nằm dưới tim, kết quả làm giảm sự bơm
máu của tim, áp suất động mạch giảm có thể làm người tập bị ngất.
1.5. Lượng vận động trong bài tập Aerobic.


25

Bài tập Aerobics cũng như các loại bài tập thể lực khác tác dụng đem
đến cho người tập đều thông qua nhân tố lượng vận động.
Yêu cầu tăng cường lượng vận động phụ thuộc vào cấu trúc vận
động (bài tập) và trình độ của người tập.
Cùng một bài tập nhưng thực hiện ở những đối tượng có trình độ tập
luyện khác nhau sẽ tạo nên lượng vận động khác nhau.
Phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra sức khỏe trong Aerobics thể
dục nhịp điệu:
Trong các giờ học Aerobics cần phải được vận dụng hợp lý, sinh
hoạt, hàng ngày kiểm tra định kỳ trạng thái bản thân người tập.
Trạng thái cơ thể ngay trong khi tập.
Sau mỗi buổi tập.
Trong giờ học Aerobics việc kiểm tra cảm giác của người tập trước,
trong và sau buổi tập được xác định bằng cách các hiện tượng (mệt mỏi,
đau ở các nhóm cơ, cảm giác và đánh nhịp tim trướ và sau giờ tập). Đây là
phương pháp đơn giản nhất.


×