Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN 1213 Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.86 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A-ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do: Ngay từ khi chọn cho mình một hướng đi cho cuộc đời.Tôi đã chọn nghề Sư phạm.( nghề mà tôi yêu) Từ buổi đầu tiên bước lên bục giảng, tôi đã định hướng cho mình làm sao trong suốt cuộc đời dạy học của mình phải không ngừng học hỏi. Học trong sách vở, trong đồng nghiệp, trong ngành và trong xã hội,.Để trang bị cho mình một vốn tri thức, khả năng chuyên môn, phương pháp truyền thụ kiến thức của mình tới học sinh được tốt nhất để xứng đáng là một ngươì thầy luôn in đậm trong tâm trí mỗi học sinh. Tôi nhận thấy đã là giáo viên, nhất là giáo viên tiểu học thì công việc thường xuyên, song song với giảng dạy và không kém phần quan trọng đó là công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì trong nhà trường, người gần gũi và sát sao với học sinh nhất, theo dõi từng bước đi, nét chữ... của các em là giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong một lớp, kết quả tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, kết quả học tập có tốt hay không là nhờ vào nề nếp lớp. Mà nề nếp của lứa tuổi học sinh tiểu học thì không thể sẵn có mà có thể nói giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp. Trong thực tế cho thấy có rất nhiều giáo viên thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. Song còn không ít giáo viên còn lúng túng trong công tác này dẫn đến kết quả 2 mặt giáo dục chưa cao. Qua thời gian công tác được giảng dạy và chủ nhiệm lớp với nhiều đối tượng học sinh. Sau mỗi năm tôi thường nhìn lại những công việc mình đã làm được, những việc chưa làm được, tìm ra nguyên nhân của sự thành công, hay thất bại để làm bài học kinh nghiệm cho những năm sau. Trong những năm gần đây (từ năm 2000 đến nay), đặc biệt là năm học 2005-2006 rất thành công trong công tác chủ nhiệm. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra những việc tôi đã làm để trao đổi với tất cả các bạn đồng nghiệp, những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, để chúng ta làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, xứng đáng là là người đứng mũi chịu sào, dìu dắt các em hướng tới tương lai, qua : Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Cơ sở khoa học. Điều lệ trường tiểu học đã ghi rõ mục tiêu giáo dục tiểu học là : “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự nghiệp đúng đắn về tình cảm trí tuệ, thể chất và kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Xuất phát từ mục đích giáo dục, từ nguyên lý và phương châm giáo dục của Đảng, xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của giáo viên, nên ngoài việc giảng dạy tốt các môn học, người giáo viên còn phải hiểu rõ : trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp các lực lượng giáo viên nhằm đảm bảo đúng đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước thực hiện đúng chủ trương biện pháp giáo dục mà ngành đề ra trong từng thời kỳ, là người thay mặt nhà trường tổ chức lãnh đạo và định hướng trong mọi hoạt động của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp là người gần gũi nhất trong việc tổ chức giáo dục . Học tập cho học sinh cùng với gia đình, xã hội quyết định sự tiến bộ của học sinh trong lớp. Do đó, việc định hướng công tác chủ nhiệm cho một năm học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. 3. Cơ sở thực tiễn. Trường tiểu học Thị trấn Đoan Hùng là một ngôi trường nằm ở trung tâm huyện, có nhiều điều kiện thuận lợi, việc quan tâm của gia đình, mọi tổ chức. Song không tránh khỏi những khó khăn như: dân cư phân bố rộng, nhận thức của phụ huynh không đồng đều, ảnh hưởng của điều kiện xã hội, dễ ảnh hưởng xấu tới lứa tuổi học trò. Các em đang ở lứa tuổi hiếu động.Mà trong một vài năm gần đây lớp học thường có số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ. Cụ thể năm học vừa qua ở lớp 2A do tôi chủ nhiệm có tới 15 học sinh nam trong tổng số 27 học sinh của lớp. Từ kết quả xếp loại năm học 2011-2012 trường tôi có tới 7 lớp tiên tiến xuất sắc còn lại là lớp tiên tiến (số lớp tiên tiến nhiều). Chất lượng giáo dục 2 mặt chưa nổi trội so với các trường trong huyện, công tác chủ nhiệm còn nhiều hạn chế. Bởi vậy tôi xác định phải làm tốt công tác chủ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nhiệm lớp, vì vậy tôi viết : Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học để đồng nghiệp tham khảo. B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. TRONG NHÀ TRƯỜNG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH TOÀN DIỆN LÀ VẤN ĐỀ HẾT SỨC CẦN, ĐÒI HỎI NGƯỜI GIÁO VIẤN CHỦ NHIỆM PHẢI ĐỀ RA CHO MÌNH NHIỆM VỤ CỤ THỂ: a,Giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ. b,Nắm chắc đặc điểm chung của lớp và đặc điểm tâm sinh lý,hoàn cảnh cá nhân của từng học sinh. c,Lập kế hoạch chủ nhiệm của năm học và cụ thể hoá tới từng tháng, từng tuần, biện pháp thực hiện kế hoạch đó. d,Xây dựng đội ngũ tự quản. e,Giáo dục học sinh cá biệt. f,Học hỏi đồng nghiệp để có kinh nghiệm quản lý học sinh. g,Kết hợp 3 môi trường giáo dục (gia đình – nhà trường – xã hội). h,Nâng cao chất lượng giảng dạy. 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ. a-Giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ : Đó là điều mà mỗi giáo viên cần có. Có yêu nghề mới thấy được cái hay, cái đẹp, cái cao quý của nghề mà từ đó tâm huyết với nghề. Có yêu trẻ thì mới gần gũi, tận tình với trẻ, yêu trẻ là coi chúng như con em của mình, để khi trẻ đến trường trẻ có niềm tin, có chỗ dựa vững chắc, có tình cảm với thầy cô như người mẹ thứ 2 của mình. Với lòng yêu nghề mến trẻ là phải thể hiện với trẻ qua những hành động, việc làm của mình trong giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt, những hôm lao động hoặc các buổi tham quan, ngoại khoá. Những ánh mắt, nụ cười, việc làm cụ thể ân cần, chỉ bảo săn sóc của thầy cô sẽ gây dựng trong tâm hồn các em những nét đẹp đầu tiên về người thầy. Từ đó học sinh biết nghe lời, biết nghĩ tới người khác, biết chăm lo đến hoạt động cá nhân cũng như hoạt động của tập thể lớp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đối với tôi tình cảm của giáo viên chủ nhiệm không chỉ thể hiện ở những việc làm lớn mà mà còn thể hiện ở những việc làm dù rất nhỏ - -Nhẹ nhàng hỏi han khi học sinh không vui. - Sửa lại cổ áo, khăn quàng. - Đơm lại chiếc cúc bị đứt. - Chải đầu, cặp lại cái nơ khi học sinh gái cặp chưa gọn. - Những hôm trời mưa bão cô cùng các em ngồi chơi chờ bố mẹ đến đón. - Nghe các em kể chuyện về gia đình mình. - Hỏi han chú ý đến những em bị ốm đau, - Động viên, nhắc nhở, tìm nguyên nhân giúp đỡ các em học sinh kém, không ngoan. Ở lứa tuổi tiểu học giáo viên cần lưu tâm giúp đỡ các em, song để thực sự yêu nghề mến trẻ tôi nghĩ dù ở môi trường nào thì giáo viên cũng cần nêu cao tính gương mẫu, không chỉ dạy tốt mà giáo dục học sinh bằng lương tâm trách nhiệm, bằng lòng yêu thương tận tuỵ của người thầy nêu gương sáng về mọi mặt cho học sinh noi theo. " Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo" b- Nắm chắc đặc điểm, tình hình chung của lớp, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh. *Điều tra cơ bản. - Tham khảo giáo viên chủ nhiệm cũ : Ngay từ buổi đầu nhận lớp tôi đã trực tiếp gặp và trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước để nắm bắt tình hình của lớp (chất lượng học tập, xếp loại hạnh kiểm, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh), thông qua học bạ, sổ điểm để nắm vững tình hình chất lượng học sinh Khi nhận lớp thì tôi đã khảo sát và đạt kết quả như sau : Tổng số học sinh:27 ( 1 học sinh khuyết tật ). * Điều tra nhân tố khác. - Kết hợp với hiểu biết của bản thân, thông qua hội cha mẹ, thông qua học sinh .Tôi chia học sinh thành các nhóm đối tượng: + Học tập : Giỏi, khá, trung bình, những em có năng lực đặc biệt..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Về đạo đức : học sinh ngoan, chưa ngoan, chậm tiến bộ, học sinh cá biệt. c) Lập kế hoạch chủ nhiệm. Căn cứ vào chỉ tiêu năm học nhà trường đề ra, căn cứ vào tình hình thực tế học sinh tôi lập ra kế hoạch chủ nhiệm. Trong kế hoạch có chỉ tiêu, biện pháp thực hiện, có phần theo dõi học sinh. Cụ thể hoá công tác chủ nhiệm đến từng tuần, từng tháng (kết hợp với kế hoạch của đội). Ví dụ : Tháng 9 : + ổn định tổ chức lớp (Bầu ban cán sự lớp, chia tổ, phân nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến ). + Thông qua nội dung của trường, quy định chung về nề nếp của lớp. + Họp phụ huynh. + Kiểm tra đồ dùng sách vở học sinh. Tháng 10 : + Củng cố duy trì nề nếp của lớp . + Kiểm tra việc thực hiện nội quy của nhà trường, của lớp, của đội. + Phát động phong trào “Rèn chữ, giữ vở”. + Thi đua giành nhiều điểm tốt. + Lên kế hoạch cho từng tổ trưởng, nhóm trưởng : biện pháp kiểm tra các bạn và ngược lại .... d) Sau khi hoàn thành kế hoạch được nhà trường, tổ chuyên môn duyệt, tham khảo thêm đồng nghiệp, tôi tập trung vào xây dựng kỷ cương, nề nếp lớp nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục. * Về đạo đức : - Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. - Làm tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh. Đó là :.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Kính trọng thầy cô giáo, nhân viên nhà trường, biết kính trên nhường dưới, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, chấp hành các quy tắc trật tự an toàn xã hội. 2. Chăm chỉ học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. 3. Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn về sinh cá nhân, bảo vệ môi trường. 4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp, của đội thiếu niên, giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường, giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích, công tác xã hội phù hợp với lứa tuổi. Hạnh kiểm cuối năm 100% đạt loại tốt và khá tốt, không có học sinh xếp loại cần cố gắng. * Về Học lực : - Xây dựng nề nếp học tập tốt, bảo đảm chất lượng đều 9 môn. - Đồ dùng học tập : Bút mực, bút chì, thước kẻ, phấn bảng, sách vở, giấy kiểm tra. - Ý thức rèn chữ, giữ vở, đăng ký thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp để được xếp loại A, vở ghi các môn của học sinh thường xuyên chấm, kiểm tra vở sạch, chữ đẹp hàng tháng để theo dõi ý thức thường xuyên rèn luyện trình bày (kẻ chân đề mục, kẻ hết bài, hết ngày, hết tuần), vở ghi bằng 1 loại mực xanh, đen, viết cùng loại vở quy định. - Phong trào giúp nhau học tập : đôi bạn cùng tiến hoặc chia thành các nhóm xung kích có tên gọi : Nhóm 1 : “Giúp bạn học giỏi” gồm học sinh khá, giỏi do 1 em năng nổ, nhiệt tình phụ trách sẽ giúp lớp và các bạn học tập kém (chữa bài, truy bài, hướng dẫn cách học, ra các câu hỏi để các bạn yếu kém trả lời). Nhóm 2 : “Đoàn kết với bạn” gồm những em có đạo đức tốt, ngoan, có lập trường vững vàng để khi có hiện tượng vi phạm nội quy nhóm này sẽ phân tích, hoà giải giúp bạn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nhóm 3 : “Chuyên cần trong học tập” theo dõi động viên cả lớp đi học đều đúng giờ, không nghỉ học tự do. Sau mỗi tuần các nhóm tự đánh giá rút kinh nghiệm trước lớp, có đề nghị tuyên dương khen thưởng, động viên kịp thời người tốt, việc tốt, nhắc nhở, rút kinh nghiệm với học sinh vi phạm nội quy. Đăng ký chỉ tiêu học tập : Tổng số học sinh: 27 ( 1 em khuyết tât ): Trong đó: - Giỏi : 14 em; - Khá : 10 em; -Trung bình: 2 em. * Lao động : Rèn cho học sinh ý thức tự giác trong lao động (không chỉ trong các buổi lao động nhà trường quy định) mà bằng ngay những việc làm rất nhỏ hàng ngày. + Thấy giấy, rác rơi trên sân trường là thu nhặt gọn vào hố rác, thường xuyên chăm sóc cây, hoa trong trường, không vẽ bậy lên tường, thường xuyên quét lớp, quét sân, biết lao động giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức mình. * Thể dục, vệ sinh. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường thường xuyên. - Phải đeo dép, đội mũ nón khi đi học. - Tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng, giữa giờ, tập đúng động tác. - Thường xuyên rèn luyện thân thể khoẻ mạnh. * Hoạt động đội: Ngay từ đầu năm học tổ chức Đại hội chi đội bầu ra ban chỉ huy chi đội, bầu cán sự đội thường xuyên theo dõi thi đua của lớp trong các hoạt động của nhà trường, chọn ra học sinh có nhiều thành tích trong học tập, lao động và các hoạt động làm nòng cốt cho chi đội. e) Xây dựng đội ngũ tự quản. Xây dựng đội ngũ tự quản trong tập thể lớp là rất cần thiết và không thể thiếu trong mỗi lớp học. Bởi tất cả nội quy của tôi và lớp đề ra thì một mình giáo viên bao quát sẽ.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> không toàn diện được. Mặc dù công tác chủ nhiệm là liên tục, không có thời gian cắt quãng, song dân gian ta đã có câu :“Học thầy không tầy học bạn” vì các em dễ bắt chước, dễ học tập nhau ở những điều tốt, để có thể thi đua nhau vươn lên học tập, tu dưỡng và rèn luyện. Để giúp cho công tác chủ nhiệm hoàn thành tốt thì việc xây dựng đội ngũ tự quản, cán bộ lớp là vô cùng quan trọng, nếu biết phát huy khả năng của các em sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm thành công trong công tác. Nên ngay từ buổi đầu tôi đã hướng dẫn các em thấy được vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong lớp nhất là khi bầu ban cán sự lớp và các nhóm xung kích, khi chọn bầu ban cán sự, tôi kết hợp với những điều tra cơ bản, sự hiểu biết của bản thân với hoàn cảnh của từng học sinh để chọn đội ngũ tự quản phù hợp với năng lực sẵn có và công việc được giao. Ví dụ : + Lớp trưởng : có năng lực bao quát chung, học tốt, đoàn kết với bạn bè, quan tâm đến mọi công việc. + Lớp phó học tập : có năng lực học tập, nói năng lưu loát, có ý thức giúp đỡ bạn bè. + Lớp phó phụ trách lao động, văn thể : Khoẻ mạnh, nhiệt tình, có năng khiếu, có khả năng tập trung các bạn trong lớp. Tương tự như vậy với cán bộ : Cờ đỏ; Chữ thập đỏ.. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao các em sẽ hướng lớp chủ động hoàn toàn công việc trong tuần, tháng, năm, dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Trong các buổi sinh hoạt, cán bộ lớp là người điều khiển buổi sinh hoạt để học sinh tự đánh giá việc mình làm, đề ra phương hướng tuần tiếp theo. Mỗi cán bộ lớp đều có sổ theo dõi hàng ngày ghi lại ưu, nhược điểm của lớp để trao đổi với nhau hoặc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm kịp thời giải quyết những tồn tại, không để tồn đọng, động viên khen thưởng các em làm tốt công tác được giao một cách kịp thời..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> g) Cùng với công tác tổ chức lớp tôi luôn chú trọng đến việc giáo dục học sinh cá biệt. Trong những năm làm công tác chủ nhiệm, tôi gặp không ít những học sinh cá biệt (có em vì hoàn cảnh gia đình, có em cá biệt về đạo đức...) - Đối với học sinh cá biệt hoàn cảnh chúng ta phải tìm hiểu, xem xét giúp đỡ dần dần bằng những việc làm đưa các em hoà nhập vàop bạn bè vượt qua hoàn cảnh, tự tin để học tốt. - Đối với học sinh cá biệt về đạo đức (rất ít nhưng lại khó giáo dục) thái độ của tôi là mềm mỏng, nhưng nghiêm khắc, gần gũi để tìm hiểu nguyên nhân, tìm và khơi dậy ở những em đó những điều tốt đẹp dù là ít ỏi để động viên khuyến khích, giao cho em một số công việc nhỏ trong lớp, phù hợp với khả năng để có thể hoàn thành. Từ đó học sinh cảm thấy mình có ích cho một tập thể lớp, dần dần hoà đồng với bạn bè bỏ qua những mặc cảm nghĩ rằng “Không ai tin mình, không ai cần mình”, động viên các bạn cùng lớp giúp đỡ, tránh những lời nói chê bai, xỉ vả Giáo viên gần gũi với học sinh nhiều hơn khi học sinh mắc lỗi lầm. Ví dụ : Trong năm học 2012 – 2013 vừa qua, ở lớp tôi chủ nhiệm có một học sinh thường xuyên quậy phá, gây gổ với bạn bè, thường xuyên lấy lý do để nghỉ học, hoàn cảnh gia đình khó khăn (bố không có việc làm , mẹ cũng ốm đau luôn, công việc của mẹ thì không ổn định, thu nhập thất thường, không có thời gian quan tâm đến em, không những thế bố lại thường xuyên la mắng), chán cảnh gia đình em thường xuyên không muốn đến lớp, có đến lớp thì lại gây gổ với bạn bè, nói năng vô lễ, không tuân thủ luật lệ nào Những đồng chí chủ nhiệm trước đây rất vất vả. Khi chuyển vào lớp tôi, lúc đầu em vẫn chứng nào tật ấy. Tôi dùng mọi biện pháp cứng rắn em không nghe. Sau đó tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, bản thân tôi đã nhiều lần đến nhà ân cần thăm hỏi, động viên gia đình, phân tích cho em thấy rõ bản thân phải vượt khó khăn, hoàn cảnh, phải chịu khó học tập tu dưỡng, rèn luyện để không phụ lòng thầy cô, cha mẹ, được bạn bè tin yêu. Những hôm đến lớp thấy em buồn tôi thường xuyên hỏi han động viên em, em thiếu sách vở, đồ dùng học tập, tôi vận động cả lớp quyên góp ủng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> hộ... từ đó em có tiến bộ đáng kể, ít nghịch ngợm, ít gây gổ hơn, trong lớp đã chú ý nghe giảng. Có hôm em tham gia phát biểu ý kiến, mỗi lần như vậy tôi khen ngợi, động viên, khuyến khích trước cả lớp để cả lớp học tập. Tập thể lớp quan tâm đến em trong các buổi học, lao động, từ một học sinh có hạnh kiểm cần cố gắng cuối năm em đã đạt hạnh kiểm khá tốt. h) Học hỏi đồng nghiệp, đọc sách báo giúp cho công tác chủ nhiệm hoàn thiện và đạt kết quả cao. Tôi thường xuyên trao đổi với bạn bè đồng nghiệp (có học mới hay, có tìm mới hiểu, biết cái mới), mỗi người có một kinh nghiệm hay, một hướng giải quyết phù hợp gom góp thành một hướng giải quyết tốt, có bề dày kinh nghiệm để khi gặp bất cứ tình huống nào cũng sử lý được hiệu quả tốt nhất, hiệu quả cao nhất -Đọc tham khảo thêm qua sách báo cách sử lý tình huống sư phạm. -Tham gia nhiệt tình các ý kiến trong chuyên đề chủ nhiệm của nhà trường. i) Kết hợp ba môi trường giáo dục : nhà trường – gia đình – xã hội. Như chúng ta đã biết, sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân. Muốn thành công trong sự nghiệp giáo dục đó không chỉ có giáo viên chủ nhiệm mà phải có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể trong xã hội. Trong công tác chủ nhiệm muốn thành công giáo viên phải thông tin kịp thời, thống nhất ý kiến, có biện pháp giáo dục. Với địa bàn thị trấn rất rộng, đông dân cư, ảnh hưởng xã hội liên tục đến học sinh thì việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục là vô cùng quan trọng. Tôi luôn luôn trao đổi trực tiếp với phụ huynh (trên đường đi tới trường, hoặc về nhà, hoặc đến gia đình học sinh gặp trực tiếp), với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, kết hợp với đội, với phụ nữ thôn để giáo dục học sinh cá biệt, hoặc nhân điển hình ra diện rộng. Hàng tháng gửi kết quả học tập tu dưỡng của học sinh về gia đình qua sổ liên lạc. Cùng với hội cha mẹ, hội đồng giáo dục xã để cùng nhau làm tốt công tác giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Song song với xây dựng kỷ cương, nền nếp lớp tôi luôn quan tâm nâng cao chất lượng 2 mặt giáo dục bằng mọi việc làm : cải tiến soạn giảng, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp ... Kết quả đã đạt được : Tổng số 26+1 học sinh . HSG : 19 em = HSTT: 7 em = So sánh đối chiếu kết quả năm học 2010-2012 thì kết quả năm học 2012-2013 tăng lên rõ rệt: Học lực : Học sinh giỏi tăng từ 14 em lên 19 em. Không có học sinh yếu kém. Hạnh kiểm : 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá tốt, không có học sinh xếp loại cần cố gắng. Lớp đạt :. + Tiên tiến xuất sắc. + Học sinh giỏi : 19 em. + Học sinh tiên tiến : 7 em.. + 27 em đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ.. C- KẾT LUẬN. 1. Bài học rút ra. - Giáo viên tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Có kế hoạch phù hợp, phát huy tính tích cực của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Bình tĩnh, chủ động sáng tạo giải quyết mọi công việc. - Kết hợp 3 môi trường giáo dục : gia đình – nhà trường – xã hội. - Luôn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để tích luỹ, vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong mỗi trường hợp cụ thể. 2. Những ý kiến đề nghị. - Tổ chức chuyên đề về công tác chủ nhiệm (từ cấp trường). - Thi sử lý các tình huống sư phạm. - Các lực lượng giáo dục phải có mối quan hệ chặt chẽ, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho học sinh góp phần cho công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao. Với thời gian hạn hẹp, những kinh nghiệm của tôi đưa ra còn nhỏ bé, song tôi cũng mong sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp để những kinh nghiệm của tôi ngày càng được bổ xung và đạt hiệu quả. Tôi xin trân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG. Đoan Hùng, ngày 10 . 5. 2013 Người viết Nguyễn Thị Hồng Lan.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×