PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thế giới ngày nay, hầu hết các Quốc gia đều nhận thấy vai trò to lớn
của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Quốc gia mình. Những bài
học về sự thành công thần kỳ của các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc… và một
số quốc gia khác, đã cho thấy từ giáo dục những Quốc gia này đã đạt được sự
phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội. Trước hết phải hướng tới sự phát
triển con người- nguồn nhân lực của xã hội- động lực của mọi sự phát triển.
Giáo dục là bước mở đầu của chiến lược con người, là điều kiện cơ bản để hình
thành , phát triển và hồn thiện lực lượng sản xuất xã hội. Con người cùng với
trí tuệ trở thành nhân tố phát triển kinh tế- xã hội. Con người cũng là nguyên
nhân làm tăng của cải xã hội, sự giàu có và thịnh vượng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã
xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam) đã định hướng chiến lược phát
triển Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
Để thực hiện được định hướng chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ Cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban
chấp hành Trung ương khoá VIII đã đề ra 4 giải pháp cơ bản đó là:
- Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho Giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên tạo động lực cho người dạy, người học.
- Tiếp tục đổi mới nội dung phương pháp Giáo dục và đào tạo.
- Đổi mới và tăng cường công tác quản lý của Giáo dục và đào tạo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam lại
khẳng định rõ: “Phát triển Giáo dục và đào tạo là một trong những độnglực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, là điều kiện để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đại hội chủ trương: “Tiếp
1
tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy
học, hệ thống truờng lớp và hệ thống quản lý giáo dục. Thực hiện chuẩn hoá,
hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng cộng sản Việt Nam) đã đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho Ngành Giáo dục
và đào tạo được xem như một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng
Giáo dục và đào tạo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh giá
về tồn tại của giáo dục và đào tạo là chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp, nhiều
vấn đề hạn chế yếu kém chậm được khắc phục. Trong đó cơng tác quản lý giáo dục và
đào tạo chậm được đổi mới và còn nhiều bất cập. Thanh tra giáo dục còn nhiều yếu
kém; những hiện tượng tiêu cực như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đánh giá
kết quả giáo dục, trong học tập tuyên sinh, thi cử, cấp bằng và tình trạng dạy thêm học
thêm tràn lan kéo dài, chậm được khắc phục. Tại Đại hội này Đảng ta đã đề ra một số
định hướng phát triển Ngành Giáo dục và đào tạo trong đó có nội dung: “Đổi mới và
nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo; Nhà nước thực hiện đúng
chức năng định hướng phát triển, tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát
việc thực thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và
đào tạo, chống bệnh thành tích. Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và bảo đảm
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường Đại học, Cao
đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. tập trung khắc phục những tiêu cực
trong dạy thêm, học thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng
chỉ, văn bằng”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản
Việt Nam).
Đối với ngành Giáop dục và đào tạo trong hội nghị tổng kết năm học
2005-2006, triển khai nhiệm vụ năm học 2006-2007 đã đánh giá một số vấn đề
còn hạn chế của Ngành giáo dục trong đó có đề cập đến nội dung: “Cơng tác
quản lý giáo dục chậm được đổi mới, khơng ít cơ quan quản lý giáo dục còn
lúng túng khi sử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Việc thi cử đánh giá cịn
chậm đổi mới; tình hình tiêu cực trong giáo dục chưa được khắc phục…..”.
2
Nhiệm vụ của năm học 2006-2007 là: “Tiếp tục thực hiện đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, trọng tâm là tổ chức thực hiện
tốt phân ban kết hợp với tự chọn của lớp 10, trên cơ sở giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp về luật pháp. Hệ thống
khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cần phát triển; tiếp tục đổi mới công
tác thi, kiểm tra đánh giá đúng chất lượng giáo dục”. Điểm nhấn mạnh của
nhiệm vụ này là kế hoạch tổ chức cuộc vận
Nhiệm vụ của năm học 2006-
2007 là: “Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo
dục, trọng tâm là tổ chức thực hiện tốt phân ban kết hợp với tự chọn của lớp 10,
trên cơ sở giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục
hướng nghiệp về luật pháp. Hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
cần phát triển; tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá đúng chất lượng
giáo dục”. Điểm nhấn mạnh của nhiệm vụ này là kế hoạch tổ chức cuộc vận
động: “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
động: “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Từ các định hướng qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng
sản Việt Nam cũng như đánh giá và định hướng thực hiện nhiệm vụ của Ngành
giáo dục và đào tạo từ các năm học trước đặc biệt là năm học 2006-2007 cho
thấy: Tính cấp thiết của việc đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác kiểm
tra đánh giá trong các nhà trường là rất quan trọng.
Trong hoạt động quản lý, kiểm tra vừa là biện pháp vừa là một trong bốn chức năng
chung đó là: Hoạch định kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra. Muốn có quyết
định quản lý đúng đắn thì phải kiểm tra, khơng có kiểm tra thì khơng có quản lý.
Thực hiện quy chế chuyên môn là một trong những hoạt động quan trọng
của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Muốn quản
lý quy chế chun mơn thì Hiệu trưởng phải kiểm tra việc giáo viên thực hiện
quy chế chuyên môn. Không kiểm tra hoặc kiểm tra khơng đến nới đến chốn thì
sẽ khơng điều khiển được hoạt động dạy- học đúng với mục tiêu yêu cầu đề ra.
Trong thực tế hiện nay Hiệu trưởng một số trường tiểu học chưa chú ý đúng
mức việc kiểm tra giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn. Biểu hiện là: Qua
3
theo dõi sổ kiểm tra của hiệu trưởng các nhà trường thì có gần 100% số giáo viên
được kiểm tra tồn diện, chun đề có kết quả kiểm tra tốt. Một số Hiệu trưởng
giao hết cho Hiệu phó chun mơn và Tổ trưởng chun mơn từ đó dẫn tới giáo
viên thực hiện chưa tốt các hoạt động chuyên môn. Kết quả là người hiệu trưởng
không thể thực hiện một cách tối ưu hoạt động quản lý chun mơn của mình.
Trên địa bàn huyện Tứ Kỳ- Tỉnh Hải Dương có 29 trường tiểu học điều
là trường Công lập. Các trường này thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên
chưa đồng bộ, việc kiểm tra của Hiệu trưởng về quy chế chun mơn của giáo
viên vẫn cịn chưa thống nhất. Một số Hiệu trưởng chưa có nhiều kinh nghiệm
trong cơng tác kiểm tra chuyên môn; một số Hiệu trưởng chưa nhận thực đúng
và chưa coi trọng công tác kiểm tra chuyên mơn…. Do đó việc nâng cao chất
lượng giáo dục tồn diện trong mỗi nhà trường chưa thật tốt. vì vậy muốn có sự
thống nhất hợp lý trong q trình kiểm tra cần có một số biện pháp hữu hiệu hơn
của Hiệu trưởng tại các trường tiểu học trong huyện Tứ Kỳ.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp kiểm tra
chuyên môn của Hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải
Dương” để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn về công tác kiểm tra chuyên mơn của
Hiệu trưởng để tìm một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chuyên môn
của hiệu trưởng các trường tiểu học tại huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Mối quan hệ và tác động qua lại của Hiệu trưởng và giáo viên trong quá
trình thực hiện các biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng. Vai trị
kiểm tra chun mơn của Hiệu trưởng tại các nhà trường.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các trường tiểu học
tại huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương.
4. Giả thuyết khoa học
4
Nếu có các biện pháp điều tra, khảo sát khoa học, phù hợp sẽ khảo sát và đánh
giá đúng thực trạng kiểm tra chuyên môn của người Hiệu trưởng trong các trường tiểu
học từ đó đề xuất các biện pháp kiểm tra chun mơn phù hợp thì sẽ nâng cao hiệu
quả quản lý chuyên môn tại các trường tiểu học ở huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài của luận văn: Khái niệm
quản lý, quản lý nhà trường, kiểm tra, các hình thức kiểm tra, kiểm tra chuyên môn……
5.2. Nghiên cứu thực trạng kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các
trường tiểu học tại huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương.
5.3. Đề xuất biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các trường
tiểu học tại huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung:
Quản lý có nhiều chức năng: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thực hiện,
kiểm tra. Trong luận văn này chỉ nghiên cứu một chức năng kiểm tra.
Trong chức năng kiểm tra chỉ nghiên cứu một số biện pháp kiểm tra chuyên môn
của Hiệu trưởng đối với việc giáo viên thực hiện hoạt động giảng dạy ở cấp tiểu học.
6.2. Giới hạn về địa bàn - cấp học:
6.2.1. Giới hạn về phạm vi địa bàn:
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương.
6.2.2. Giới hạn về cấp học:
Đề tài nghiên cứu ở cấp tiểu học tại huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương (có 29
trường tiểu học).
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu cụ
thể chúng ta đã hệ thống, phân tích, tổng hợp các tài liệu về quản lý, công tác kiểm
tra đánh giá: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, kiểm tra đánh giá, kiểm
tra chuyên môn, các văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ, Ngành gáo dục và đào tạo
cũng như các Nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục - đào tạo.
5
Mục đích:
- Nghiên cứu đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý, công tác kiểm tra đánh
giá, kiểm tra chuyên môn trong ngành Giáo dục và các nhà trường.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp hỗ trợ khác:
7.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học; khảo sát thực tiễn:
Mục đích:
- Thu thập số liệu liên quan như số học sinh, số trường, số lớp, số giáo viên,
cán bộ quản lý các nhà trường; tư liệu về thực tế các biện pháp kiểm tra chuyên môn
của Hiệu trưởng đã và đang được áp dụng ở các trường tiểu học trong huyện Tứ Kỳ
để đánh giá thực trạng về công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng.
Nội dung:
- Khảo sát thực trạng công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các
trường tiểu học ở huyện Tứ Kỳ- Hải Dương.
- Khảo sát tính khả thi của các biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu
trưởng đã đề xuất trong đề tài.
Cách tiến hành:
- Phỏng vấn, điều tra, sử dụng hệ thống các câu hỏi và phiếu điều tra các
chuyên viên, lãnh đạo phòng Giáo dục huyện Tứ Kỳ; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
các nhà trường, giáo viên các nhà trường về việc chỉ đạo, thực hiện, đánh giá công
tác kiểm tra chuyên môn ở các trường tiểu học trong huyện Tứ Kỳ Hải Dương hiện
nay cũng như đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
- Trao đổi với các chuyên gia, các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng để tập hợp
tổng kết kinh nghiệm kiểm tra chun mơn có hiệu quả cao.
7.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Mục đích:
- Từ kết quả của việc điều tra xã hội học; khảo sát thực tiễn, tổng hợp số liệu
từ đó phân tích thực trạng phát triển giáo dục ở huyện Tứ Kỳ cũng như thực trạng
của công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Tứ
Kỳ trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp kiểm tra chun mơn có hiệu quả cao hơn.
6
Nội dung:
- Tổng hợp phân tích thực trạng phát triển giáo dục ở huyện Tứ Kỳ
- Tổng hợp phân tích thực trạng công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu
trưởng các trường tiểu học.
- Tổng hợp phân tích tính khả thi của các biện pháp kiểm tra chuyên môn đã đề
xuất.
Cách iến hành:
- Từ kết quả điều tra, phân tích thực trạng công tác kiểm tra chuyên môn của
Hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Tứ Kỳ.
- Từ các tiêu chí kiểm tra chun mơn, biện pháp kiểm tra chun mơn, điều
kiện và quy trình kiểm tra chun mơn đã đề xuất, tổng hợp và phân tích tính khả thi,
tính hiệu quả của các biện pháp kiểm tra chuyên mơn đó.
7.2.3. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá:
Mục đích:
- Kiểm tra, đánh giá thực trạng việc kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng
các trường tiểu học ở huyện Tứ Kỳ cũng như tính khả thi của những biện pháp kiểm
tra chuyên môn đã đề xuất ở đề tài.
Nội dung:
- Kiểm tra, đánh giá công tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng.
- Kiểm tra đánh giá tính khả thi của các biện pháp kiểm tra chuyên môn đã đề xuất.
Cách tiến hành:
- Kiểm tra đánh giá thông qua hồ sơ kiểm tra các nhà trường. Kiểm tra đánh giá
trực tiếp, phỏng vấn các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên các nhà trường, lãnh đạo
và chuyên viên Phòng Giáo dục thơng qua phiếu điều tra. Từ đó rút ra kết luận đánh giá.
7.2.4. Phương pháp chuyên giá:
Mục đích:
Phỏng vấn các chuyên gia có độ sâu về lý luận quản lý và có nhiều kinh nghiệm
trong thực tiễn quản lý, kiểm tra chuyên môn ở các trường tiểu học để đánh giá thực trạng
và biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các trường tiểu học.
Nội dung:
7
- Lấy ý kiến đánh giá về thực trạng của công tác kiểm tra chuyên môn của các
Hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Tứ Kỳ.
- Lấy ý kiến đánh giá về biện pháp kiểm tra chuyên môn sẽ đề xuất ở đề tài.
Cách tiến hành:
- Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia, lãnh đạo và chuyên viên Phịng
Giáo dục, Sở Giáo dục từ đó phân tích tổng hợp và đề xuất các biệnpháp kiểm tra
chuyên môn tối ưu nhất trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.
7.2.5. Phương pháp thống kê tốn học:
Mục đích:
- Phương pháp thống kê tốn học để sử lý, phân tích các số liệu từ các
mẫu điều tra thu được.
Nội dung:
- Thống kê các số liệu lấy từ giáo viên, Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng, các
chuyên gia….. đánh giá về các biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng các
trường tiểu học ở huyện Tứ Kỳ.
Cách tiến hành:
- Thống kê các số liệu theo mẫu phiếu điều tra.
- Kết luện vấn đề về cơng tác kiểm tra chun mơn….
8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Đề tài này sẽ đề xuất các biện pháp kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng và
giúp cho các Hiệu trưởng trường tiểu học nhìn rõ mục tiêu của công tác kiểm tra
chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục ở các nhà trường.
9. Cấu trúc luận văn
- Phần nội dung: Gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu.
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng biện pháp kiểm tra chuyên môn của người
Hiệu trưởng ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Một số biện pháp kiểm tra chuyên môn của người Hiệu trưởng ở
các trường tiểu học trên địa bàn huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương.
- Phần kết luận và kiến nghị:
8
9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI
1.1. TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề kiểm tra:
Đã có nhiều nhà khoa học giáo dục có những cơng trình nghiên cứu về
giáo dục, quản lý giáo dục, vai trò chức năng của người Hiệu trưởng…. và mới
chỉ đề cập tới lĩnh vực kiểm tra đánh giá quy trình dạy- học đặc biệt là quá trình
học tập của học sinh.
Một số nhà khoa học mới chỉ đề cập tới vai trò, ý nghĩa của hoạt động kiểm
tra và coi kiểm tra là một chức năng trong công tác quản lý của nhà quản lý chứ
chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đề cập sâu sắc tới vấn đề kiểm tra, kiểm
tra chuyên môn của Hiệu trưởng như: “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo
dục” của M.I Konđacốp. Cơng trình nghiên cứu về “Quản lý giáo dục quốc dân
ở địa bàn quận, huyện” của nhà lý luận giáo dục Xơ Viết- Khuđominsky; cơng
trình nghiên cứu “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” của nhà khoa học giáo dục
Mỹ- Hanold Koontz;…
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề kiểm tra:
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý, quản lý nhà trường nói
chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng…. của các nhà nghiên cứu khoa
học giáo dục, các thầy cô giáo rongnhà trường sư phạm nhưngcũng mới chỉ đề
cập tới côngtác kiểm tra chuyên môn dưới gọc độ chức năng kiểm tra đánh giá
công tác quản lý của mỗi nhà quản lý ở từng nhà trường.
Trong những năm gần đây một số luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục
chuyên ngành quản lý giáo dục bước đầu đã có nghiên cứu tới thực trạng và biện
pháp quản lý chuyên môn ở các trường học từ cấp mầm non đến tiếu học, trung
hcj cơ sở và trung học phơ thơng có đè cập tới chức năng kiểm tra chuyên môn
của Hiệu trưởng như: “Các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các
trường tiểu học ở Quảng Nam” - Nguyễn Đăng Hưng (1999); “Thực trạng và
biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
10
miền núi Thanh Hoá nhằm nâng cao kết quả giảng dạy” – Lương Hữu Hồng
(2000); “Một só biện pháp quản lý chun mơn của Hiệu trưởng nhằm góp phần
nâng cao kết quả hcọ tập của học sinh trung học phổ thông Thị xã Sơn La” –
Nguyễn Khắc Tâm (2000); Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của
Sở giáo dục – đào tạo tỉnh Bắc Ninh đối với trường trung học phổ thơngngồi
cơng lập” – Nguyễn Nho Hồi (2004);….
Nhìn chung các đề tài trên đã đề cập tới thực trạng quản lý chun mơn nói
chung và cơng tác kiểm tra chun mơn nói riêng ở các trường và đè xuất một số
biện pháp quản lý chuyên môn cũng như một số biện pháp kiểm tra chuyên môn
ở các nhà trường. Về ý nghĩa thực tiễn của các luận văn trên đã góp phần phổ
biến kinh nghiệm quản lý chuyên môn cho đôi ngũ cán bộ quản lý các nhà
trường ơ từng địa phương nhất định.
Kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng trong các nhà trường là hoạt động
không thể thiếu được nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong mỗi
nhà trường, đồng thời nó cịn mang ý nghĩa quan trọng đó là bồi dưỡng đội ngũ,
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên. Mặt
khác kiểm tra chuyên môn trong nhà trường tạo ra việc thực hiện quy chế , quy
định chun mơn của giáo viên mang tình nghiêm túc, ổn định hơn.
Hoạt động kiểm ta chuyên môn của Hiệu trưởng nói chung thực tế vẫn
được thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên mỗi mọtt trường có đặc điểm
riêng về đội ngũ và quan điểm làm việc….. thì hiệu quả hoạt động kiểm tra
chuyên môn của các Hiệu trưởng lại đạt dược một cách khác nhau. Trong
côngtác quản lý của Hiệu trưởng thì hoạt động kiểm tra chun mơn trong nhà
trường phải được tiến hành theo quy định: Mỗi năm họcHiệu trưởng phải tiển
hành kiểm tra tồn diện ít nhất 1/3 tổng số giáo viên và tất cả giáo viên còn lại
được kiêểmtra theo chuyên đề xem xét hồ sơ kiểm tra và việc việc sử lý kết quả
kiểm tra của Hiệu trưởng.
Cho đến nay trước nhu cầu thực tế nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo,
đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá của địa
phương và cả nước. Ngành giáo dục Hải Dương đã nhận thức công tác trọng tâm
11
cua rcác nhà trường để nâng cao chất lượng hoạt động chun mơn và hiệu lực
quản lý chun mơn đó là công tác thanh tra của thanh tra, cộng tác viên thanh
tra kiểm tra chuyên môn của Hiệu trưởng trong các nhà trường. Vấn đề này
được các hội nghị, hội thảo đề cập nhiều song công tác kiểm tra chuyên mơn thì
gặp nhiều khó khăn về chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong mỗi nhà trường.
Do đó đề tài nghiên cứu này mong muốn qua nghiên cứu thực trạng công
tác kiểm tra chuyên môn của HIệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Tứ Kỳ Hải Dương đề xuất được một số biện pháp kiểm tra chun mơn có tính hệ
thống và khả thi nhằm tăng cường cơng tác kiểm tra chuyên môn của Hiệu
trưởng các trường tiểu học để nâng các chất lượng hoạt động chuyên môn trong
các nhà trường.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
1.2.1. Khái niệm quản lý:
Người ta có thể tiếp cận khía niệm quản lý từ nhiều goc độ khác nhau. Đó
là cai quản, chỉ huy, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra theo góc độ tổ chức, theo góc độ
điều khiển học từ quản lý là lái, điều khiển, điều chỉnh.
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chỉ thể quản lý đến
khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức phối hợp hoạt động của
con người trong các quá trình sản xuất xã hội để đạt được mục đích nhất định.
Các Mác đã lột tả bản châấtcủa quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp
giữa công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận
động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của các bộ phận riêng lẻ
của nó. Một người đốc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình cịn một dàn nhạc thì
cần phải có nhạc trưởng”. (C.Mác P. Ăng nghen tập 23, trang 342). Như vậy
theo Các Mác quản lý là loại lao động sẽ điều khiêể mọi quả trình lao động, phát
triển xã hội.
* Các nhà khoa học trên thể giới đã đưa ra nhiều định nghĩa quản lý từ
các góc độ khác nhau:
12
Theo Frederich Wiliam Taglog (1856 - 1915) người Mỹ: Quản lý là nghệ
thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương
pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất.
Theo nhà quản lý người Pháp Henri Fagol (1841 – 1925): “Quản lý là đưa
xí nghiệp tới đích cố gắng sử dụng tốt nhất các nguồn lực của nó”.
Khi nói tới vai trị quản lý trong xã hội: Paul hersey và ken Balanc Heard
trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” đã viết: “Quản lý là một quá trình cũng là
việc giữ nhà quản lý với người bị quản lý, nhằm thông qua hoạt động của cá
nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt được mục tiêu của tổ
chức”. Hay có thể hiểu: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nó đảm bảo phối
hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu của nhóm với thời
gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất” Harold Koontz- 1993.
Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ
thống mà chủ yếu là vào những con người nhằm thành đạt các 2mục tiêu kinh tế
- xã hội xác định (Aunapu - 1983).
Quản lý là cai trị một tổ chức bằng cách: Đặt ra mục tiêu và hoàn chỉnh
các mục tiêu cần đạt , lựa chon và sử dụng các phương tiện nhằm đạt các mục
tiêu đã định.
Quản lý xã hội một cách khoa học, khơng phải cái gì khác mà chính là việc
tác động một cách hợp lý đến hệ thống xã hội, việc làm cho hệ thống đó phù hợp
với tính quy luật vốn có của nó (M.I.Konđacơp - 1984).
* Quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam vê quản lý:
Khái niệm quản lý trong tiếng Việt lột tả được bản chất của hoạt động này: Quá
trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì tổ chức ở trạng thái ổn định; quá
trình “lý”gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa tổ chức vào thế phát triển. Nếu
người quản lý chỉ lo việc “quản” tức chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn, thì tổ chức trì
trệ; những người quản lý chỉ quan tâm đến việc “lý” tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ
chức, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của sự ổn định thì sự phát triển của tổ
chức khơng bền vững. Vì vậy trong q trình “quản” phải có “lý” và ngược lại.
13
“Quản lý là sự tác động của các cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để
tạo ra một sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống nhằm đạt một mục đích nhất
định” (Học viện Chính trị Quốc gia - 1976).
Quản lý là những hoạt động cần thiết đã được thực hiện khi những con
người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu
chung (Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn – NXB
thống kê Hà Nội - 1999).
Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đề rathông qua việc điều
khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác.
Quản lý là tác động có mục đích, có kết quả của chủ thể quản lý đến tập thể
những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được
những mục tiêu đã dự kiến (Nguyễn Ngọc Quang - Những khái niệm cơ bản về
lý luận quản lý giáo dục - Trường CBQL- GDĐT, Hà Nội 1989).
G.S Nguyễn Văn Lê - Học viện CHính trị Quốc gia quan niệm: “Quản lý
một cơ sở kinh doanh với tư cách là một hệ thống xa hội, là khoa học và nghệ
thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng những phưưong pháp thích
hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và từng thành tố của hệ”.
Theo G.S Nguyễn Minh Đạo “Quản lý lơngsuwj tác động liên tục, có tổ
chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể về các mặt: chính trị, văn hố,
kinh tế, xã hội, giáo dục……. bằng một hệ thống các luật định, chính sách,
nguyên tắc, phương pháp, biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện
cho sự phát triển của đối tượng”.
G.S Đặng Vũ Hoạt và G.S Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình
định hướng, q trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định”.
Ý kiến của G.S Mái Hữu Khuê “Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động
đăc biệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp của các loại lao động trí óc, liên
kết bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất điều hoà phối hợp các khâu
và các cấp quản lý làm cho hoạt động nhịp nhàng đưa đến hiệu quả”.
14
Quan điểm cư G.S Nguyễn Bá Sơn “Quản lý là sự tác động có hướng đích
của chủ thể quản lýđến đối tượng quản lý bằng một hệ thông các giải pháp nhằm
thay đổi trạng thái của đối tượng, quản lý đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuôi
cùng phục vụ lợi ích con người”.
Từ rất nhiều định nghĩa của các nhà khoa học ở các góc độ khác nhau.
Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát là: “Quản lý là một đơn vị (cơ sở sản
xuất, cơ quan, trường học, địa phương….) với tư cách là một hệ thống xã hội, là
khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống
bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. Theo P.G.S – T.S
Phạm Khắc Chương (Nài giảng về quản lý giáo dục đại cương).
Hay theo P.G.S- TS Nguyễn Quốc Thành: “ Quản lý là sự tác động có ý
thức của chủ thể quản lý để chỉ huy điều khiển hướng dẫn các quy trình xã hội,
hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà
quản lý, phù hợp với quy luật khách quan” (Bài giảng khoa học quản lý đại
cương).
Như vậy, khái niệm quản lý bao gồm những khí cạnh sau:
- Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như
một cơ thể sống bao gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất
định tồn tại trong thời gian, không gian cụ thể (gọi là môi trương quản lý).
Hệ thống quản lý bao gồm các thành tố: chủ thể quản lý, khách thể quản
lý, cơ chế quản lý (hình thức quản lý) và mục tiêu quản lý.
- Chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý, còn khách thể quản lý tạo ra các sản
phẩm có giá trị sử dụng, hiện thực hoá mục tiêu quản lý và thoả mãn mục đích của nhà
quản lý. Chủ thể quản lý ln là con người và có cơ cấu tổ chức phụ thuộc vào quy
mô, độ phức tạp của khách thể quản lý. Khách thể quản lý là đối tượng chịu sự điều
khiển ,tác động của chủ thể quản lý, bao gồm con người, các nguồn tài nguyên, tư liệu
sản xuất….. Cơ chế quản lý chính là hình thức quản lý những phương thức mà nhờ nó
hoạt đơng quản lý được thực hiện và quan hệ tương tác giữa chủ thể quản lý và khách
thể quản lý được vận hành, điều chỉnh để đạt đến mục tiêu quan lý”. Có thể mơ hình
hố cấu trúc quản lý bằng sơ đồ sau :
15
Môi trường quản lý
Mục tiêu quản lý
Chủ thể
quản lý
Cơ chế quản lý
(hình thức quản lý)
Khách thể
quản lý
Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ thống quản lý được đặt trong môi trường quản lý
- Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng, sản phẩm vì lợi ích phục
vụ con người. Người quản lý tựu trung lại là nghiên cứu khoa học, nghệ thuật
giải quyếtcác mối quan hệ giữa con người với nhau vô cùng phức tạp không chỉ
giữa chủ thể và khách thể trong hệ thống mà cịn có mối quan hệ tương tác với
các hệ thống khác cũng song song tồn tại trong môi trường quản lý: Theo công
thức Mqh = n(n-1) trong đó n là số lượng các yếu tố (hay thành viên) tham gia
hệ thống. Các mối quan hệ này phát sinh rất nhanh theo cấp số nhân. Ví dụ: n =
3 thì Mqh = 3(3-1) = 6. n =6 thì Mqh = 6(6-1) = 30. Ta dễ dàng nhận thấy các
yếu tố n tham gia vào hệ thống chỉ tăng lên 2 lần thì tổng các mối quan hệ tăng
lên gấp 5 lần.
- Quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định
đúng quy luật và có hiệu quả của chủ thể quản lý những cũng phải tuân theo
những nguyên tắc nhất định có tính định hướng đến mục tiêu. Đó là những chức
năng chung và cơ bản của hoạt động quản lý.
Quản lý theo ý nghĩa của điều khiển học là sự tác động chống lại Entrôpy
của một hệ thống nhằm đưa hệ thống đến những mục tiêu xác định.
Theo từ điển tiêng việt thì quản lý là “Hoạt động của con người tác động vào
tập thể hoặc người khác để phôi hơpự điều chỉnh, phân công thực hiện mục tiêu
chung”, “Quản lý là hoạt động bắt nguồntừ sự phân công của hợp tác lao động
nhằm đạt hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc. Hoạt động
quản lý đòi hỏi sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý do đó phải có
16
người đứng đầu (Thủ trưởng). Thủ trưởng phối hợp nỗ lực của các thành viên
trong nhóm theo mục tiêu đề ra.
Một cách tổng quát nhất có thể định nghĩa về quản lý như sau: Quản lý là
sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Từ những khái niệm trên có thể rút ra một số điểm của quản lý như sau:
- Quản lý là hoạt động điều khiển lao động.
- Quản lý là một nghệ thuật tác động vào hệ thống.
- Quản lý là sự thể hiện một tổ hợp các phương pháp nhằm vận hành một
hệ thống đạt được mục tiêu đề ra.
Theo định nghĩa của các tác giả trên thì quản lý phải boa gồm các yếu tố sau:
- Phải có một mục tiêu về một quỹ đạo đặt ra cho tất cả đối tượng và chủ
thể quản lý, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động.
- Có ít nhất một đối tượng quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ
thể quản lý tạo ra các khách thể chịu các tác động gián tiếp của chủ thể quản lý.
Chủ thể phải thực hành việc tác động. Chủ thể có thể là một hoặc nhiều
người, một thiết bị, cịn đối tượng có thể là con người (một hoặc nhiều
hoặc giới vô sinh, giới sinh vật. Do vậy: Quản lý không chỉ là một khoa học mà
còn là một nghệ thuật.
- Quản lý là một hệ thống mở mà bản chất của nó là sự phối hợp nỗ lực
của con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý.
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
1.2.2.1. Quản lý giáo dục:
Khoa học quản lý giáo dục là một phân ngành của khao học quản lý,
chính vì vậy cũng như khoa học quản lý, nó được tiếp cận dưới nhiều góc độ
khác nhau. Với phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ xin đề cập tới khái niệm quản lý
giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân mà cốt lõi của hệ thống là cơ sở các
trường học.
Hiện nay, định nghĩa thế nào là quản lý giáo dục tuy chưa hoàn tồn
thống nhất với nhau nhưng đã có nhiều ý kiến cơ bản đồng nhất với nhau.
17
Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng nhất là quản lý quá trình hình thành và
phát triển nhân cách con người trong các chế độ chình trị, xã hội khác nhau mà
trách nhiệm là của Nhà nước và hệ thống đa cấp của ngành giáo dục từ Trung
ương đến các địa phương là Bộ giáo dục, Sở giáo dục, phòng giáo dục và đơn vị
cơ sở là các nhà trường.
Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải
tiến quản lý giáo dục theonguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường
nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của mọi cá nhân trong
quản lý nhà trường, quản lý giáo dục.
Trong tác phẩm “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục” tác giả
M.I.Kônđacôp đã cho rằng: “Quản lý giáo dục là tập hợp các biện pháp tổ chức
cán bộ giáo dục, kế hoạch hố, tài chính… nhằm đảm bảo sự vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở
rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng”.
Trong tác phẩm “Quản lý giáo dục quốc dân ở địa bàn quận, huyện”.
Nhà lý luận Xô Viết Khuđônninsky đã viết: “Quản lý khoa học hệ thống giáo
dục có thể xác định như là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và
hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của
hệ thống (từ Bộ đến nhà trường, đến các cơ sở giáo dục) nhằm mục đích đảm
bảo việc giáo dục Xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận
dụng những quy luật chung của chủ nghĩa xã hội cũng như những quy luật của
quá trình xã hội, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em, thiếu niên và thanh
niên, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hồ của họ”.
Ở Việt Nam trong q trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho quản
lý giáo dục nước nhà, nhiều tác giả đã đề cập tới khái niệm quản lý giáo dục.
Theo G.S Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho
hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các
tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà mục tiêu điểm hội tụ là
18
quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên
trạng thái mới về chất”.
Theo quan điểm của G.S Phạm Minh Hạc: “Quản lýnhà trường, quản lý
giáo dục là tổ chức hoạt động dạy và học….. có tổ chức được hoạt động dạy và
học thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ
nghĩa… mới quản lý được giáo dục, túc là cụ thể hoá đường lối giáo dục của
Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân của
đất nước”.
Theo G.S Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác
đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”.
Theo P.G.S T.S Phạm Viết Vượng quan niệm rằng: “Mục đích cuối cùng
của quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo lớp
thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và biết phấn đấu
vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội”.
Từ những quan điểm trên có thể hiểu rằng: Quản lý giáo dục là hoạt động
điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm thúc đẩy mạnh công tác giáo
dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Như vậy quản lý
giáo dục là sự tác động có tổ chức có định hướng phù hợp với quy luật khách
quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động
giáo dục từng cơ sở trường học và của toàn hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu
đã định.
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy
luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý
giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ
nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,
đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất.
Trong lý luận và thực tiễn quản lý cũng khẳng định quản lý nhà trường
gồm hại loại quản lý:
19
- Quản lý của các chủ thể bên trong và bên ngoài nhà trường nhằm định
hướng cho nhà trường và tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát triển.
- Quản lý chính chủ thể bên trong nhà trường, nhằm cụ thể hố các chủ
trương, chính sách giáo dục……. thành các kế hoạch hoạt động, tổ chức chỉ đạo
và kiểm tra đưa nhà trường đạt tới mục tiêu đã đặt ra.
Trên cơ sở lý luận, chúng ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý dạy
học của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất
trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Trong sự vận hành của hệ thống
cơ sở này chịu nhiều tác động của các yếu tố khách quan ngoài trường học. Hiểu
rõ đặc điểm này của quản lý cơ sở trường học sẽ là cơ sở lý luận cần thiết để
chứng ta đề ra các biện pháp cụ thể trong kiểm tra chuyên môn- hoạt động
chuyên môn của đội ngũ giáo viên.
1.2.2.2. Quản lý nhà trường:
Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở, là tế bào của hệ thống giáo dục,
quản lý nhà trường là bộ phận của quản lý giáo dục. Quản lý nhà trường theo
quan điểm của G.S Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục đào tạo đối với
ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh”.
Nói một cách cụ thể hơn theo G.S Nguyễn Ngọc Quang là: “QUản lý nhà
trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp,
huy động, can thiệp…) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và
các cán bộ khác, nhằm tậm dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực
lượng xã hội đóng góp, do lao động xây dựng và vốn lao động tự có hướng vào
việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo
thế hệ trẻ, thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường
tiến lên trang thái mới.
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động sau:
Tác động chủ thể quản lý bên ngồi và bên trong nhà trường (đó là những
tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và
20
tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy học tập, giáo dục của nhà trường hoặc
những chỉ dẫn, những quyết địnhcủa những thực thể bên ngồi nhà trường
nhưng có liên quan trực tiếp đến nha trường như cộng đồng được đại diện dưới
hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và
hỗ trợ, tạo điều kiện choviệc thực hiện phương hướng phát triển đó). tác động
của những chủ thể bên ngoài nhà trường (bao gồm các hoạt động : quản lý giáo
viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học, giáo dục, quản lý cơ sở vật
chất, trang thiết bị trường học, quản lý tài chính trường học, quản lý mối quan hệ
giữa nhà trường và cộng đồng).
Qua đó ta thấy quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục trong một
phạm vi nhà trường là cơ sở của hệ thống giáo dục. Vì vậy quản lý nhà trường là
một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý đồng
thời có những nét riêng mang đặc thù của quản lý giáo dục. Do đó quản lý nhà
trường cần vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đảy
mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo.
Tóm lại nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục nên quản lý
nhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của quản lý giáo dục. Thực chất của
quản lý nhà trường , suy cho cùng là tạo điều kiện cho các hoạt động trong nhà
trường (mà trọng tâm bao trùm mọi hoạt động là hoạt động dạy- học) vận hành
theo đúng mục tiêu tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2.3. Khái niệm quản lý chuyên môn:
Quản lý chuyên môn là: hệ thống tác dụng có mục đích, có kế hoạch việc
thực hiện quy chế chuyên môn hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho
hệ điều hành theo đường lối, theo nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quản lý chuyên môn là quản lý việc thực hiện quy chế chun mơn trong
nhà trường đó là:
Chuẩn bị giáo án:
Đảm bảo đủ số lượng giáo án (1 giáo án/giờ dạy).
- Thể hiện rõ các bước lên lớp trong giáo án.;
21
- Xây dựng đủ kiến thức kỹ năng cơ bản, có liên hệ với thực tế.
- Lên cụ thể cơng việc trên lớp của thầy và trị.
Thực hiện chương trình giảng dạy:
Thực hiện đúng phân phối chương trình và giảng dạy theo đúng nội dung
theo tinh thần đổi mới nội dung phương pháp dạy- học.
Kiểm tra, chấm và chữa bài:
- Đủ số lượng bài theo phân phối chương trình.
- Đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình.
- Chấm và chữa bài cơng băng chu đáo.
- Chấm bài chính xác theo biểu điểm.
- Khi chấm có chữa bài.
- Có nhận xét và lời khuyên.
Thực hành thí nghiệm - sử dụng đồ dùng:
- Đảm bảo thực hành đầy đủ thí nghiệm theo quy định.
- Sử dụng đò dùng một cách có hiệu quả trong giờ dạy.
Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng:
- Tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch và tụe bồi dưỡng thường xuyên.
1.2.4. Khái niệm kiểm tra.
1.2.4.1. Khái niệm kiểm tra:
Khái niệm kiểm tra đã được nhiều tác giả nước ngồi và trong nước đề cập
dưới những góc độ khác nhau của khoa học và thực tiễn. Ngày nay việc đổi mới
côngtác kiểm tra đã trở thành một xu hướng chiến lược trong công cuộc đổi mới
công tác quản lý. Khái niệm kiểm tra cần được xem xét từ nội hàm của khái niệm,
trên cơ sở một hệ thống nhất và quán triệt được tinh thần đổi mới của quản lý.
Có quan niệm cho rằng: “Kiểm tra là một quá trình thơng qua đó người
quản lý đảm bảo cho hoạt động hiện tại diễn ra phù hợp với hoạt động đã kế
hoạch hoá”.
Đây là một cách xác định ngắn gọn về kiểm tra song nó gợi lên vấn đề về mục
đích kiểm tra mà chưa chỉ rõ kiểm tra là gì, kiểm tra bao gồm những yếu tố nào.
22
Một cách cụ thể hơn có tác giả cho rằng : “Kiểm tra là xem xét thực để tìm
ra những sai lệch so với quyết định, kế hoạch và chuẩn mực đã quy định; phát
hiện ra trạng thái thực tế, so sánh trạng thái đó với khn mẫu đã đặt ra; khi phát
hiện ra những sai sót thì cần phải điều chỉnh, uốn nắn và sửa chữa kịp thời”.
Cách xác định này đã nêu ra nhiều yếu tố của kiểm tra trong quá trình quản lý,
song ở đây tác giả chưa chỉ rõ những yếu tố cơ bản đặc trưng của kiểm tra và
sắp xếp theo một trật tự lôgic hợp lý.
Kiểm tra là phản ành thực trạng tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ
của nhà trường; công tác quản lý của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên,
đối chiếu thực trạng đó với quy định của điều lệ nhà trường và các văn bản liên
quan; kết quả kiểm tra là cơ sở để thực hiện tiếp các nhiệm vụ đánh giá tư vấn
và thức đẩy (Nghiệp vụ Thanh tra giáo dục Việt Nam).
Kiểm tra là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Quản lý
mà không kiểm tra coi như không quản lý. Trong việc quản lý chuyên môn; hoạt
động dạy và học trong nhà trường, khâu kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy
của giáo viên có vai trị hết sức quan trọng. Nó giúp cho Hiệu trưởng đánh giá
đung thực trạng hoạt động của người giáo viên và đội ngũ giáo viên nhà trường
nói chung, kịp thời đè ra các quyết định chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời, cũng như
đè ra những biện pháp thích ứng, hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học của
nhà trường.
Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa chức năng kiểm tra với các chức năng quản lý khỏc
Lập kế hoạch
Chỉ đạo
Thông tin
Kiểm tra
23
Tổ chức
Từ những vấn đề nêu trên, có thể xác định nội hàm của kiểm tra như sau:
Kiểm tra trong quản lý là một hệ thống những hoạt động bao gồm:
a)Đánh giá thành tích:
- Xác định những chuẩn mực và phương pháp đo thành tich.
- So sánh sựphù hơpự của thành tích đã đạt được với những chuẩn mực đã
dự kiến.
b) Phát hiện những lệch lạc:
- Sự phát hiện kịp thời những sai lệch, thiếu sót so với mcụ tiêu dự kiến.
- Đo lường chính xác những sai lệch, thiếu sót.
- Tìm ngun nhân những sai lêch, thiếu sót.
c) Điều chỉnh:
- Phát huy những ưu điểm.
- Uốn nắn nhữung sai lêch, thếu sót.
- Sử lý những vi phạm.
Nhằm đưa ra tồn bộ hệ thống được quản lý tới mục tiêu dự kiến và đạt
trình độ chất lượng cao hơn.
Như vậy kiểm tra là một quá trình bao gồm nhiều yếu tố tuần tự tạo lên
những bước nối tiếp nhau và quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo định nghĩa nêu
trên, những yếu tố cơ bản của q trình kiểm tra có thể được miêu tả theo lược
đồ sau:
Sơ đồ 3: Các yếu tố cơ bản của q trình kiểm tra:
n n¾n
Cã thể
Xác lập
chuẩn và phư
ơng pháp đo
thành tích
So sánh
thành tích có
phù hợp với
chuẩn không
Đo
thành
tích
Có
Phát huy
24
Không
Xử lý
Từ cách trình bày trên có thể rút gọn định nghĩa như sau: Kiểm tra trong
quản lý là hệ thống những hoạt động đánh giá- phát hiện - điều chỉnh nhằm đưa
ra toàn bộ hệ thống được quản lý tới mục tiêu dự kiến và đạt trình độ chất lượng
cao hơn.
Phân biệt các loại hình kiểm tra trong quản lý:
Trong lý luận và thực tiễn quản lý, có một số khái niệm gần gũi nhau cần
phải phân biệt để tránh sai lầm, đó là kiểm tra, thanh tra, giám sát.
Tất cả các khái niệm đó đều có cùng một chức năng như nhau là đánh giá,
phát hiện lệch lạc và điều chỉnh, uốn nắn. Nhưng tuỳ theo việc đánh giá đó diễn
ra ở thời điểm nào của q trình quản lý và do ai thực hiện mà phân biệt chúng:
- Kiểm tra sơ bộ: Diễn ra khi chuẩn bịi kế hoạch hoá, lúc chuẩn bi để xác
định trạng thái xuất phát của hệ.
- Kiểm tra cuối cùng: đánh giá trạng thái kết thúc của hệ ở giai đoạn cuối
cùng của chu kỳ quản lý.
- Giám sát: Là kiểm tra hay đánh giá thường xuyên lúc hệ đang vận hành,
bất cứ ai trong hệ quản lý cũng có quyền giám sát người khác theotinh thần dân
chủ hoá quản lý.
- Thanh tra: Là kiểm soát, xét tại chỗ những việc làm của cơ quan (tổ
chức) để đánh giá việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa
và sử lý sai phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân trong lĩnh vực hoạt động. (Cũng có chức năng như kiểm tra giám
sát nhưng do chủ thể bên ngoài hệ thực hiện đối với hệ).
1.2.4.2. Đánh giá trong quản lý giáo dục.
Đánh giá là đưa ra một phán xét về giá trị đạt được sơ với chuẩn mực.
Theo định nghĩa trên thì đánh giá khơng chỉ giới hạn trong phạm vi của
một biên bản đơn thuần mà nó cịn góp phần cải thiện các đối tượng đánh giá,
giúp cho sự lựa chọn quyết định.
Trong hệ thống giáo dục, đanh giá là một công cụ thiết yếu hướng tới hiệu
quả, nhằm phù hợp với thực tế địa phương, giảm bớt chi phí, thoả mãn các yêu
cầu cấp bách về kinh tế. Hệ thống giáo dục giống như mọi hệ thống khác phải
25