Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học theo CT SGK mới của hiệu trưởng trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.3 KB, 45 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC

1. Cơ sở lí luận
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu giáo dục Tiểu học là tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản
và bền vững cho trẻ em tiếp tục lên học bậc học trên. Mỗi chuẩn mực của
bậc học đều chứa đựng yếu tố khoa học, tính phổ cập, tính nhân văn, tính
thời đại và tính dân tộc. Dạy học ở bậc Tiểu học không chỉ nắm vững con
đường, cách thức của sự hình thành trí tuệ và nhân cách mà còn phải biết “
Dạy chữ” trong tiêu chuẩn “ Dạy người”.
Quản lí là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của một xã
hội nói chung và của một tổ chức nói riêng. Mác đã nói "Tất cả mọi lao
động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô
tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo..." Giáo dục &
Đào tạo cũng như các lĩnh vực khác, khâu quản lý là một tất yếu, là điều kiện
cơ bản để đảm bảo hoạt động giáo dục - đào tạo đạt được mục tiêu đề ra.
Tức là muốn phát huy được hiệu quả, giáo dục đào tạo cần phải được quản
lý, được điều khiển từ Trung ương đến địa phương và trong từng lĩnh vực cụ
thể. Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục nói chung.
Muốn duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường,
một then chốt, cơ bản và có tính quyết định là phải nâng cao chất lượng quản
lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên.
Đất nước ta đã trải qua 20 năm đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế,
nền giáo dục-đào tạo nước ta cũng phát triển và đạt được những thành tựu
quan trọng: Quy mô lớn, số lượng tăng nhanh. Các hình thức giáo dục -đào
tạo đa dạng, chất lượng được nâng cao lên một bước. Bên cạnh những thành
tích đó, giáo dục đào tạo còn bộc lộ những yếu kém so với các nước trong

TrÇn ThÞ Chinh



1

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


khu vực và trên thế giới. Nghị quyết TW2 (khoá VIII) chỉ rõ: ' Giáo dục đào
tạo nước ta còn yếu kém, bất cập về quy mô, cơ cấu, đáng quan tâm nhất
là chất lượng hiệu quả còn thấp" chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi
ngày càng cao về nguồn nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội.
Trong giáo dục thì chất lượng giáo dục và hoạt động dạy học của giáo viên là
hai yếu tố cơ bản tạo nên hiệu quả giáo dục. Để góp phần khắc phục những
hạn chế trên đây, việc nghiên cứu sâu sắc về biện pháp quản lý của Hiệu
trưởng là việc làm thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học của
đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp làm công tác giáo dục
đào tạo, chịu sự quản lí trực tiếp của các cấp quản lí giáo dục đồng thời nhà
trường cũng là một hệ thống độc lập, tự quản. Việc quản lí nhà trường phải
nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển nhà
trường. Giáo sư Phạm Minh Hạc đã viết: Quản lí nhà trường là thực hiện
đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục,
mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lí nhà trường là quản
lí hoạt động dạy và học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này
sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục.
Có thể nói: Quản lí trường Tiểu học chủ yếu tác động đến tập thể giáo
viên để tổ chức tốt hoạt động dạy học theo chương trình, nhằm mục tiêu hình
thành và phát triển nhân cách con người lao động mới cho học sinh, để các
em có đầy đủ những phẩm chất cơ bản đáp ứng yêu cầu của xã hội, của sự

nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước trên con đường hội nhập và
phát triển.

2. Cơ sở thực tiễn

TrÇn ThÞ Chinh

2

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


Trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học trong
nhà trường, song về cơ bản theo tôi có 3 yếu tố sau đây:
Yếu tố thứ nhất là: Chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học.
Giáo viên Tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình giáo
dục ở Tiểu học. Lao động của giáo viên Tiểu học vừa mang tính nghiệp vụ
vừa mang tính nghệ thuật. Thầy, cô giáo Tiểu học( Chủ yếu là cô giáo) là
những hình ảnh gần gũi hàng ngày với các em, là người mẹ thứ hai từng
bước dìu dắt, giáo dục nhân cách học sinh. “ Cô nào, trò nấy”, từng lời nói,
từng cử chỉ, từng việc làm của giáo viên được học sinh coi đó là chuẩn mực
để học tập và noi theo. Chính vì vậy, giáo viên là yếu tố quyết định chất
lượng giáo dục.
Trong thực tế, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được. Có
những giáo viên có kiến thức song lại có những hạn chế về phương pháp
giảng dạy và các kĩ năng sư phạm. Thiếu đi một chút tính nghệ thuật sư
phạm cũng đã làm giảm đi hiệu quả của giờ dạy, chưa nói đến có giáo viên
( Hệ đào tạo không chính qui, giáo viên cao tuổi..) truyền thụ kiến thức thiếu
rõ ràng, đôi lúc thiếu chính xác; Phương pháp giảng dạy còn lúng túng,
không làm chủ được tiết dạy. Có những giáo viên có kinh nghiệm song việc

tiếp cận với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới lại gặp khó
khăn. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy còn có nhiều hạn chế.
Giáo viên còn ngại tổ chức trò chơi, hoặc có tổ chức thì cũng chưa có hiệu
quả. Kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể góp phần giáo dục toàn diện cho
học sinh chưa tốt. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên không đồng
đều cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và giáo dục chung của nhà
trường.
Yếu tố thứ hai là: Khả năng quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng là người đại diện chức danh hành chính, người quản lí và
lãnh đạo cộng đồng giáo dục.

TrÇn ThÞ Chinh

3

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


Với vai trò quan trọng như vậy cho nên năng lực quản lí của người
Hiệu trưởng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Người Hiệu trưởngnhà quản lí trong việc nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên của
nhà trường, bản thân tôi đã thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên song để là người cố vấn sư phạm, là trụ cột sư
phạm trực tiếp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho giáo viên thì không phải
lúc nào cũng đáp ứng được. Thực tế, đôi khi Hiệu trưởng còn quan liêu, xa
rời chuyên môn.
Yếu tố thứ ba là: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Điều không thể thiếu trong các yếu tố hỗ trợ nâng cao chất lượng đó
chính là điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và môi trường sư
phạm. Để thực hiện chương trình- sách giáo khoa mới ( CT-SGK mới) rất
cần cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học hiện đại. Thực tế, đồ dùng dạy

học theo chương trình này đã được Phòng Giáo dục & Đào tạo cung cấp khá
đầy đủ song việc sử dụng của giáo viên chưa có hiệu quả. Hiện nay nhà
trường đã có 01 máy chiếu đa năng song so với nhu cầu thì vẫn còn khiêm
tốn. Đặc biệt, trường Tiểu học Xuân Quan chưa có phòng học kiên cố cao
tầng. 100% các phòng học và phòng chức năng đêù là phòng cấp 4 đã xuống
cấp.
Tóm lại: Trong nhà trường, công tác quản lí hoạt động dạy học là
nhiệm vụ cơ bản, then chốt của người Hiệu trưởng. Linh hồn của mỗi nhà
trường chính là chất lượng(theo đúng nghĩa của chất lượng). Muốn có chất
lượng dạy học và giáo dục tốt thì phải quản lí tốt hoạt động trọng tâm của
nhà trường- Hoạt động dạy học. Đặc biệt là từ năm học 2002- 2003, khi tất
cả các trường Tiểu học trong cả nước thực hiện đại trà theo CT-SGK mới,
bản thân tôi là một Hiệu trưởng, ngay sau đó đã xây dựng kế hoạch triển khai
có hiệu quả các biện pháp quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường. Qua
nhiều năm kiên trì thực hiện ( có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình

TrÇn ThÞ Chinh

4

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


hình thực tế hàng năm), nay tôi trình bày sáng kiến kinh nghiệm:

Nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học theo
CT-SGK mới của Hiệu trưởng trường Tiểu học.
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học
của Hiệu trưởng trường Tiểu học chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của thực

trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu
trưởng theo chương trình SGK mới góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
trong nhà trường.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường Tiểu học
theo chương trình – sách giáo khoa mới.
4. Kế hoạch nghiên cứu:
- Đối tượng thực nghiệm: Giáo viên trường Tiểu học Xuân Quan và
HS khối lớp 1.
- Thời gian bắt đầu thực hiện: Từ năm học 2005-2006 đến nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm tập trung
giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ thứ nhất: Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học
của giáo viên trường TH Xuân Quan – Văn Giang – Hưng Yên
- Nhiệm vụ thứ hai: Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học
của người Hiệu trưởng trường Tiểu học theo chương trình – SGK mới.

TrÇn ThÞ Chinh

5

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


6. Phương pháp nghiên cứu:
-Nghiên cứu các tài liệu văn bản, khái quát hệ thống hoá cơ sở lý luận

cơ bản của SKKN.
- Phương pháp điều tra (Aket)
- Phương pháp quan sát dự giờ theo dõi hoạt động giảng dạy
- Phương pháp trò chuyện phỏng vấn, trao đổi với Phó Hiệu trưởng,
các giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên dạy giỏi về biện pháp quản lý
HĐDH của Hiệu trưởng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm HĐDH: Kế hoạch năm học, kế
hoạch chuyên môn, phân công giảng dạy...
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý chuyên môn của nhà trường.
- Phương pháp kiểm chứng, nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng số liệu thống kê toán học,v.v.v

TrÇn ThÞ Chinh

6

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng về trường lớp
Năm học 2005-2006, trường TH Xuân Quan có 18 lớp với 542 học
sinh, 28 CBGV, NV (trong đó CBQL: 02; TPT: 01; GV: 24; nhân viên: 01).
Tỷ lệ CBGV có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên là 100% (trong đó trên
chuẩn là 48%)
Những năm gần đây kinh tế trong nhân dân đã được cải thiện, mức thu
nhập bình quân đầu người cũng được tăng lên do chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Nhờ đó mà sự chăm lo của các bậc cha mẹ học sinh với con cái cũng được
tăng lên. Nhu cầu học tập ngày càng đòi hỏi cao hơn như HS được học
chương trình 2 buổi/ngày (100% số lớp và số học sinh học CT này). Tuy
nhiên trường chưa có phòng học kiên cố cao tầng: 100% phòng học cấp 4.
Mặc dù đủ phòng học để học một ca nhưng đây cũng là một trong những khó
khăn của nhà trường bởi CSVC còn thiếu thốn. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà
trường đã cùng tập thể giáo viên khắc phục khó khăn đáp ứng yêu cầu của
cha mẹ học sinh: Tổ chức cho 100% số học sinh được học 10 buổi/ tuần từ
năm học 2001- 2002, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và để
CMHS yên tâm công tác, làm ăn buôn bán.
Trước đó, từ năm học 2002 – 2003 CTTH mới được triển khai trên
phạm vi toàn quốc bắt đầu từ lớp 1. Do là năm học đầu tiên thực hiện CTTH
mới nên việc triển khai chỉ đạo thực hiện dạy học theo CTTH mới (nội dung,
phương pháp, sử dụng thiết bị ĐDDH) đối với giáo viên gặp nhiều khó khăn.
Đầu năm học,Phòng GD&ĐT có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học cụ thể gửi tới trường. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhà trường
hoàn thành mục tiêu giáo dục bậc học đã nêu ra, đáp ứng với yêu cầu xã hội

TrÇn ThÞ Chinh

7

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


Tại đây tôi chỉ đánh giá thực trạng kết quả của học sinh lóp 1 sau khi
đã thực hiện CT-SGK mới trong phạm vi cả nước cho nên tất cả vẫn còn rất
mới mẻ đối với học sinh cũng như giáo viên và cán bộ quản lý (bởi một thực
tế là bình mới rượu cũ). Mặc dù đã được phòng giáo dục tập huấn cho giáo
viên về PPDH, khả năng thao tác các đồ dùng dạy học..song kết quả đạt

được vẫn còn rất khiêm tốn
Bảng 1: Chất lượng học sinh lớp 1 năm 2005 – 2006
Khối I

Xếp loại hạnh kiểm

Khả năng sử dụng

Xếp loại lực học

ĐDDH

Đ(%)

CĐ(%)

Giỏi(%)

K(%)

TB(%)

TT

CTT

Lớp 1A

67


33

25

35

40

58

42

Lớp 1B

74

26

15

30

55

42

58

Lớp 1C


79

21

14

36

50

37

63

Toàn khối

73,33

26,67

18

33,67

48,33

45,67

54,33


Đ:

Đủ

CĐ: Chưa đủ

TB:

Trung bình

CTT: Chưa hoàn thành

TT: Thành thạo

Qua số liệu thống kê tôi thấy năm học 2005-2006 có 73,33% HS lớp 1
được đánh giá hạnh kiểm là Thực hiện đầy đủ, 18% số học sinh xếp loại học
lực giỏi. Con số này rất khiêm tốn so với yêu cầu của CT-SGK mới đặc biệt
là khả năng sử dụng trang thiết bị đã được cấp phát. Toàn khối có 45,67% số
học sinh sử dụng chưa thành thạo đồ dùng học tập của bản thân. Đây là vấn
đề bức xúc mà các nhà quản lý cần phải nghiên cứu tìm ra những biện pháp
hữu hiệu giúp giáo viên đứng lớp có kinh nghiệm, có trình độ hướng dẫn học
sinh biết sử dụng đồ dùng học tập của mình hiệu quả hơn, để nâng cao chất
lượng kết quả học tập cho chính mỗi học sinh.
2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Xuân Quan
2.1. Thực trạng về số lượng và trình độ giáo viên( Năm học2005-2006)
Trong những năm gần đây đội ngũ giáo viên của nhà trường tương đối
ổn định, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trong đó số giáo viên đạt trên

TrÇn ThÞ Chinh


8

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


chuẩn là 48%. Trình độ đạt chuẩn cao nhưng năng lực thực tiễn, tay nghề của
giáo viên không đồng đều cho nên trong quá trình tiếp thu và thực hiện
CTTH mới còn có những mặt hạn chế. Nó thể hiện rất rõ qua hoạt động của
giáo viên trên lớp. Qua khảo sát thực trạng hoạt động dạy học theo CT- SGK
mới của giáo viên Tiểu học, tôi có thể chia thành 3 mức độ như sau:
+ 22% số GV có khả năng truyền tải nội dung chương trình, nội dung
SGK mới một cách linh hoạt, sáng tạo
+ 49 % số GV truyền tải đầy đủ nội dung SGK.
+ 29% số GV truyền tải nội dung SGK còn lúng túng.
Từ thực trạng trên cho thấy, nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng
nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên, đồng thời nâng cao nhận thức
của giáo viên về yêu cầu cần đạt của CTTH mới này, có thể mở các lớp tập
huấn dài hạn, ngắn hạn hoặc những buổi thực tập sư phạm, chuyên đề… để
giáo viên được tham gia.
Trình độ đạo tạo của giáo viên ảnh hướng rất lớn đến khả năng dạy
học của họ. Trình độ đào tạo tỷ lệ thuận với khả năng truyền tài tri thức cũng
như khả năng tiếp thu, vận dụng phương pháp dạy học theo CT- SGK mới.
Năm học 2005-2006 lực lượng giáo viên trẻ của nhà trường có số năm
dạy học dưới 10 năm chiếm 56 %. Đây là những giáo viên đuợc đào tạo từ
các trường đại học, cao đẳng chính qui nên họ nên họ có phương pháp dạy
học tiên tiến hơn, ngoài ra họ có sức khoẻ, có kiến thức chuyên môn cơ bản,
có hiểu biết, có khả năng nhận thức cũng như tiếp thu cái mới nhanh hơn.
Bên cạnh đó họ còn có lòng nhiệt tình công tác yêu nghề, mến trẻ. Song
những giáo viên mới này thiếu kinh nghiệm trong dạy học nhất là khi tiếp
xúc với học sinh và xử lí các tình huống sư phạm còn lúng túng, chưa triệt

để, thiếu vốn sống thực tế và chưa nắm vững được tâm lí lứa tuổi HS Tiểu
học, hay nóng vội kể cả trong dạy học cũng như trong giáo dục. Trong qúa
trình dạy học, họ chưa rèn luyện kĩ kiến thức kĩ năng cơ bản đã chuyển sang

TrÇn ThÞ Chinh

9

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


phần nâng cao, do vậy dễ làm cho học sinh chán nản. Trong công tác giáo
dục họ chưa khéo léo, cho nên khi bồi dưỡng cho đối tượng này cần tập
trung vào trang bị những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức quản lý dạy
học và các kỹ năng giao tiếp sư phạm, ứng xử và hoạt động xã hội.
Khi nghiên cứu những giáo viên lâu năm trong nghề chiếm 44%. Về
cơ bản họ đã yên tâm với nghề nghiệp, có kinh nghiệm dạy học và thực tế
công tác. Đây là số giáo viên có độ chín trong nghề dạy học và họ góp phần
đáng kể để giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục
Với sự thay đổi cả về nội dung và PPGD cho nên toàn bộ giáo viên
Tiểu học đều được dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật các tri thức
mới về nội dung, PPDH. Vấn đề làm thế nào để họ có thể thực hiện tốt
được nhiệm vụ dạy học theo yêu cầu của ngành cũng như của xã hội là công
việc của các nhà quản lý. Đó là việc tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi
dường để nâng cao năng lực dạy học của giáo viên. Qua điều tra thực tiễn
chúng ta thấy công tác bồi dưỡng theo chu kỳ (1996-2000; 2001 – 2007...)
cũng như tạo điều kiện cho giáo viên theo học các lớp nâng chuẩn: tại chức,
từ xa, chuyên tu là rất cần thiết.
2.2. Thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo
chương trình – sách giáo khoa mới trường Tiểu học Xuân Quan

Khi khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua các hoạt động
soạn giáo án, dạy học trên lớp, việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp, chấm,
chữa, trả bài cho học sinh, dự giờ thăm lớp... cho thấy giáo viên của nhà
trường đủ về số lượng và từng bước khẳng định chất lượng dạy học ngày
càng cao, thể hiện trong khâu soạn bài đã kết hợp hoạt động của thày, hoạt
động của trò, các giờ dạy trên lớp có quan tâm sử dụng đồ dùng trong giờ
học. Kết quả thu được thể hiện rõ 3 mức độ đó là:

TrÇn ThÞ Chinh

10

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


- 28% số GV vận dụng linh hoạt, sáng tạo PPDH mới thể hiện qua một
chuỗi các hoạt động (soạn giáo án, thiết kế bài dạy, sử dụng đồ dùng dạy học
thành thạo)
- 52% số GV nắm và sử dụng được các phương pháp dạy học phù hợp
với CTTH&SGK mới.
- 20% số GV còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp dạy học.
2.3. Thực trạng về phân công giảng dạy cho giáo viên
Trên thực tế, nhà trường vẫn có sự chênh lệch về năng lực giảng dạy
cho nên việc cân nhắc khi phân công giảng dạy là một vấn đề phức tạp. Với
các lớp đầu cấp (lớp 1) và các lớp cuối cấp (lớp 5) lãnh đạo nhà trường có
đầu tư hơn về đội ngũ giáo viên giỏi. Các khối khác cũng phải bố trí lực
lượng giáo viên nòng cốt. Chính vì lẽ đó, có giáo viên trong nhiều năm chỉ
dạy ở một khối lớp. Đây là một vấn đề mà chúng ta thấy ở một số trường chỉ
có chất lượng mũi nhọn ở các lớp đầu vào, đầu ra. Việc làm đó có ưu điểm là
nếu họ chỉ dạy chuyên môn khối thì tay nghề của họ rất vững vàng nhưng lại

thiếu về cơ bản khả năng dạy toàn cấp của một số giáo viên mà tâm tư của
giáo viên này rất muốn dạy ở tất cả các khối lớp
Từ thực trạng trên tôi thấy việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo
viên để họ dạy được tất cả các khối lớp là việc cần phải làm ngay để tránh
tình trạng các nhà trường phân công giảng dạy như hiện nay, có như vậy mỗi
giáo viên mới có thể thực hiện được CT-SGK mới mà Bộ GD&ĐT đã ban
hành,
2.4. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học theo CT-SGK
mới tại trường TH Xuân Quan
Hiệu trưởng và BGH nhà trường đã quản lý hoạt động dạy học dựa
trên cơ sở pháp lý là chủ yếu như: luật giáo dục, điều lệ trường học, pháp
lệmh công chức, phân phối chương trình các môn học, các hướng dẫn thực
hiện kế hoạch năm học của Bộ, của Sở và Phòng giáo dục. Chúng tôi đều có

TrÇn ThÞ Chinh

11

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của mình trong quản lý hoạt động dạy
học ở nhà trường. BGH nói chung, bản thân tôi là Hiệu trưởng nói riêng đã
có nhiều cố gắng trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý nhà trường. Cán bộ quản lý có
tính thần trách nhiệm, thực hiện tốt mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước và của ngành giáo dục. Chúng tôi quan tâm đến nhiệm vụ trọng tâm
của nhà trường là phấn đấu để đạt được mục tiêu giáo dục “Thày dạy tốt, trò
học tốt". Là những cán bộ say mê với công việc và gắn bó với nhà trường,
cùng động viên cán bộ giáo viên nhà trường hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Quan tâm đến bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực dạy học cho giáo
viên, tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao để đạt chuẩn và trên chuẩn.
Tổ chức tốt các chuyên đề, cải tiến sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, phát
động phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Đặc biệt BGH coi trọng việc chỉ
đạo để giáo viên phải tích cực và chủ động trong việc đối mới PPDH.
Song, trong một số năm đầu thay sách, hoạt động quản lý của BGH
còn bộc lộ một số mặt hạn chế về việc nắm vững những đổi mới về ND – CT
và đổi mới PPDH
Bảng 2: Mức độ nắm vững CT- SGK mới của GV.
TT
1

Đánh giá về mức độ
Nắm vững cả CTTH&SGK

Tổng số 24 (Nam 2, Nữ 22)

Tổng hợp

Nam

%

Nữ

%

SL

%


1

50

12

54,6

13

54,2

1

50

6

27,3

07

29,2

4

18,1

4


16,6

Ghi

mới
2

Nắm vững 1 phần

3

Nắm chưa vững

Chất lượng bồi dưỡng giáo viên còn khiêm tốn do việc xây dựng kế
hoạch và tổ chức chỉ đạo chưa sát với yêu cầu, chưa đồng bộ để giúp giáo
viên có chuyên môn yếu và giáo viên mới ra trường.
Mặt khác, thời gian bồi dưỡng ngắn nhưng nội dung cần bồi dưỡng lại
nhiều, tài liệu bồi dưỡng chưa đủ cho từng giáo viên nên việc tự học, tự bồi

TrÇn ThÞ Chinh

12

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


dưỡng còn hạn chế. Tỷ lệ giáo viên học thêm văn bằng, chứng chỉ, học thêm
ngoại ngữ, vi tính còn thấp. Về phía giáo viên phần đông đảo chưa nhiệt tình
phấn đấu để nâng cao trình độ mà lại tự bằng lòng với tấm bằng cao đẳng,

đại học, một số khác ít đầu tư cho học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt của
bản thân, thiếu nhiệt tình, còn ngại khó, ngại khổ, ngại phấn đấu để đạt giáo
viên giỏi các cấp. Một số giáo viên có tư tưởng "làm công ăn lương, đến
hẹn lại lên..." và tâm lý "An phận thủ thường" trong công tác giảng dạy và
giáo dục.
Công tác quản lý của BGH nhà trường trong những năm gần đây đã
có nhiều cố gắng để đưa chất lượng dạy học cũng như chất lượng giáo dục
có những bước tiến đáng kể. Đó là đã tạo được phong trào đổi mới phương
pháp giảng dạy cũng như nâng cao được nhận thức của giáo viên về vị trí
vai trò của giáo dục Tiểu học, cần phải tìm ra giải pháp tốt nhất để nâng cao
năng lực giáo dục cũng như khả năng dạy học theo CT-SGK mới cho đội
ngũ giáo viên .
2.5. Thực trạng về công tác bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy
học cho giáo viên theo CT – SGK mới.
Khi khảo sát về nhu cầu của giáo viên về việc bồi dưỡng để nâng cao
năng lực dạy học cho giáo viên thì 100% trong tổng số giáo viên cho rằng
việc làm đó rất cần thiết ở mọi thời điểm, sự cần thiết đó thông qua các ý
kiến của giáo viên từ các lý do sau:
- Trong quá trình đào tạo chưa được trang bị đầy đủ kiến thức. Từ kiến
thức học trong nhà trường đến thực tế dạy học còn có một khoảng cách. Đây
là điểm yếu của các trường sư phạm trong khâu đào tạo, bồi dưỡng. Khi hỏi
giáo viên thì được 75% đồng ý với ý kiến này. Do đào tạo quá lâu, kiến thức
bị lạc hậu (ý kiến giáo viên chiếm 25%). Do lịch sử để lại, một số giáo viên
cao tuổi, trước khi vào sư phạm, họ mới chỉ học hết lớp 5, lớp 7 nên hiện tại

TrÇn ThÞ Chinh

13

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan



trỡnh o to ban u ca mt s giỏo viờn cũn trỡnh trung cp hoc
THHC.
Do i sng ca giỏo viờn cũn khú khn, nờn h ớt u t cho chuyờn
mụn. Ngoi thi gian dy hc trờn lp h cũn lm thờm ngh khỏc hoc dy
thờm ni khỏc m bo cht lng i sng. H cha u t vo c
sỏch, ti liu tham kho, cỏc sỏch chuyờn giỏo dc, toỏn tui th hoc d
gi thm lp b sung kin thc(Nu cú d gi hay vit tớch ly kinh
nghim theo tun, theo thỏng cng ch l i phú, hỡnh thc, khụng em
li hiu qu thit thc). Do trong thi gian di, giỏo dc nm trong tỡnh trng
chung ca ch bao cp nờn t mt s cỏn b qun lý n giỏo viờn, mi
ngi u cú t tng an phn, khụng lo bi dng chuyờn mụn nõng cao
tay ngh.
Mt phn khụng nh do chớnh sỏch nh nc trc ú, u t cho giỏo
dc cũn hn hp, ch yu l lo lng c bn. Cho nờn BGH nh trng
gp khú khn trong vic xõy dng nh trng cho "Trng ra trng, lp
ra lp".
Chỳng ta ó thc hin ci cỏch chng trỡnh v SGK mi i tr trờn
phm vi c nc t nm hc 2002 2003 nhng vn thay i phng
phỏp bi dng giỏo viờn cũn nhiu bp cp. Cỏc t tp hun vn ch yu
l giỏo viờn ngi nghe cỏc ging viờn thuyt ging l chớnh, cỏi m h cn l
mt lp hc sinh ụng, ly ngi hc lm trung tõm, dy th, dy mu
khụng nờn ch l din, l mm sncho hc sinh quỏ nhiu. H mong
mun 70% thi lng tp hun bi dng thay sỏch phi c dnh cho cỏc
hot ng thc hnh m cỏc giỏo viờn thc hin cn giỳp cho h cú th hỡnh
dung c, nhỡn thy c nhng vic lm c th, cỏch thc, con ng ca
i mi cỏch dy l nh th no? Mt nguyờn nhõn c bn v ni dung,
phng phỏp nhng chớnh cỏc nh qun lý cng cha nm c s cn thit
i mi cỏch qun lý cng nh cỏch dy hc. Chớnh vỡ l ú m cht lng,


Trần Thị Chinh

14

Hiệu trởng trờng Tiểu học Xuân Quan


hiệu quả của việc giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng để nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Thực tế, cho đến khi CT-SGK mới ra
đời thì mới tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên quả là một việc làm muộn
màng.
Qua khảo sát thăm dò giáo viên ở các độ tuổi khác nhau cho thấy:
100% số GV có nhu cầu bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn của các
bộ môn trong CTTH, kiến thức về nghiệp vụ dạy học và giáo dục. Họ muốn
được cung cấp những kiến thức kỹ năng trước sự bùng nổ thông tin và trước
những yêu cầu của ngành. Bên cạnh về nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn thì 100% số GV cũng có nhu cầu về bồi dưỡng PPGD, bởi đây là nhu
cầu cần thiết thực để họ có thể thực hiện dạy học và giáo dục học sinh theo
CT-SGK mới.
Sự cần thiết phải được bồi dưỡng năng lực thiết kế các hoạt động dạy
học là rất lớn bởi CTTH mới hiện nay, người thày không chỉ nghiên cứu cả
hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh và các thao tác sử dụng
các thiết bị dạy học thành thạo, hợp lý mà còn phải hướng dẫn học sinh sử
dụng đồ dùng học tập cá nhân có hiệu quả.
3.Đánh giá của giáo viên về CSVC, trang thiết bị dạy học trường
học phục vụ cho CT-SGK mới
Nghiên cứu khảo sát về chất lượng dạy học của giáo viên trong nhà
trường cũng như việc đổi mới PPDH của giáo viên còn nhiều bất cập, có
nhiều lý do giáo viên đưa ra để có thể có tiết dạy tốt, ngoài việc truyền thụ

đảm bảo kiến thức và thực hiện được các PPDH mới thì có nguyên nhân
quan trọng và cần thiết để tạo điều kiện cho giáo viên có thể thực hiện những
tiết dạy tốt, dạy hay đạt yêu cầu đổi mới: Đó là CSVC (phòng lớp học, các
phòng học chức năng, bàn ghế...) và các trang thiết bị dạy học hiện đại. Khi
đó CTTH mới lại rất cần đổi mới PPDH để đáp ứng mục tiêu của bậc học.

TrÇn ThÞ Chinh

15

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


Trong thực tế, từ năm học 2002 – 2003 Bộ giáo dục đào tạo đã tăng
cường trang bị ĐDDH cho các trường Tiểu học song vẫn còn thiếu và chưa
đồng bộ, việc sử dụng TBDH cũng chưa nghiêm túc. Nguyên nhân chủ yếu
là do thói quen ngại chuẩn bị, ngại sử dụng và cũng chưa thường xuyên sử
dụng ĐDDH trong giảng dạy, hoặc có sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao.
*Tóm lại
Qua phân tích,khảo sát thực trạng giáo dục và những biện pháp quản
lý hoạt động dạy học theo CT-SGK mới ở trường Tiểu học Xuân Quan cho
thấy: Năng lực, trình độ tay nghề của giáo viên không đồng đều cho nên việc
tiếp thu và vận dụng phương pháp dạy học CT-SGK mới còn có những hạn
chế, một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như việc
cần thiết phải đổi mới chương trình GDPT. Họ ngại thay đổi thói quen dạy
theo kiểu truyền thống, ngại chuẩn bị và sử dụng ĐDDH.
Về công tác quản lí: Chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu để quản lý
hoạt động của giáo viên như soạn bài, tổ chức dạy học trên lớp, đặc biệt là
khâu xây dựng kế hoạch, sử dụng ĐDDH, đánh giá kết quả học tập của học
sinh và việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên theo CTSGK mới.

Dựa vào thực trạng nêu trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp quản lý
hoạt động dạy học theo CT-SGK mới ở nhà trường đạt hiệu quả.
II. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO
CHƯƠNG TRÌNH – SÁCH GIÁO KHOA MỚI CỦA HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

1.1. Căn cứ vào mục đích giáo dục Tiểu học
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm từ lớp 1 đến lớp 5, tuổi
học sinh vào lớp 1 là 6 tuổi. Để giáo dục Tiểu học thực sự đổi mới và thực
hiện tốt mục tiêu bậc học, các nhà quản lý giáo dục phải đổi mới tư duy giáo

TrÇn ThÞ Chinh

16

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


dục, tư duy quản lý nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của giáo viên và
học sinh trong trường.
Đổi mới công tác quản lý nhà trường là tăng tính dân chủ, kỷ cương,
tính nhân văn, tính hiện đại trong quản lý nhằm đạt mục tiêu giáo dục bậc
học. Vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý chặt chẽ,
linh hoạt, sáng tạo và đạt hiệu quả cao.
1.2. Căn cứ vào lý luận quản lý
Người quản lý trường học phải nắm vững lý luận quản lý, quản lý giáo
dục, quản lý nhà trường, có năng lực quản lý trường học, nắm chắc chương
trình, nội dung yêu cầu của các môn học ở Tiểu học biết vận dụng sáng tạo
trong công tác chuyên môn nghiệp vụ của ngành ở địa phương và trường

học. Phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, đổi mới tư duy theo phương pháp
quản lý khoa học, mới có thể đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý
giáo dục.
1.3. Căn cứ vào thực trạng và nội dung về quản lý hoạt động dạy
học của Hiệu trưởng trường Tiểu học.
*Thực trạng quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý dạy học
theo CT - SGK mới ở trường Tiểu học Xuân Quan đã được khảo sát ở phần
I.
* Nội dung quản lí hoạt động dạy học theo CT- SGK mới:
Thứ nhất: Quản lí việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
Thứ hai: Quản lí việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên.
Thứ ba:Quản lí giờ lên lớp của giáo viên.
Thứ tư: Quản lí các loại hồ sơ của giáo viên.
Thứ năm: Quản lí việc sử dụng đồ dùng và trang thiết bị dạy học.
Thứ sáu: Quản lí khâu giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh.
2. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU

TrÇn ThÞ Chinh

17

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


2.1. Biện pháp 1: Phân công công tác giảng dạy cho giáo viên rõ
ràng, hợp lí đồng thời nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về
chủ trương đổi mới chương trình Tiểu học - SGK hiện nay
Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là làm công tác cán bộ và
công tác tổ chức.

Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp của ngành giáo
dục ngày càng được quan tâm khi yêu cầu của xã hội đối với người học ngày
càng cao, nội dung dạy học ngày càng phát triển cả về số lượng và chất
lượng. Nhưng thực tế hiện nay, các hình thức tổ chức dạy học bộc lộ còn có
nhiều hạn chế. Cho nên việc dạy và học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh tri
thức còn gặp trở ngại nhất định. Để thực hiện được những vấn đề nêu trên:
Hiệu trưởng và BGH cần tổ chức: Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ
giáo viên nắm vững chủ trương và nội dung cải cách chương trình, sách giáo
khoa ở mỗi cấp học, lớp học là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến việc lựa chọn phương pháp phương tiện dạy học cho phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng.

• Cách thức tiến hành
Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là làm công tác cán bộ
và công tác tổ chức. Nếu Hiệu trưởng nắm vững chất lượng đội ngũ, hiểu
được mặt mạnh, mặt yếu, sở trường, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình, sức
khỏe của từng thành viên trong nhà trường thì không những sử dụng đúng
người vào đúng việc mà còn làm cho họ tự tin hơn, trách nhiệm hơn, phấn
khởi hơn từ đó họ sẽ cố gắng hết sức mình để tự khẳng định trong tập thể sư
phạm nhà trường. Phân công giáo viên đúng với khả năng sẽ đem lại kết quả
tốt và ngược lại. Vì thế, cần phải biết lắng nghe nguyện vọng của giáo viên
và lựa chọn cân nhắc kĩ lưỡng từng trường hợp để phát huy tối đa khả năng
của từng người. Hàng năm, vào cuối năm học, tôi thường phát phiếu thăm dò

TrÇn ThÞ Chinh

18

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan



ý kiến giáo viên, để họ được trình bày các nguyện vọng công tác cho bản
thân của năm học sau.
Mẫu phiếu thăm dò ý kiến giáo viên hàng năm:
Họ và tên:.............................
Sinh ngày.... tháng.... năm....
Quê quán...............................
Thường trú tại:............................
Chức vụ, nhiệm vụ được giao hiện tại:...........
Năm học ..... - ........ tôi có nguyện vọng được giảng dạy như sau:
Nguyện vọng 1: Dạy lớp......
Nguyện vọng 2: Dạy lớp......
Xuân Quan, ngày.... tháng.... năm.....
Kí tên
(Ghi rõ họ, tên)
Căn cứ vào ý kiến đề xuất đó, tôi cân nhắc các trường hợp, trước khi
quyết định phân công công tác, tôi gặp riêng để trao đổi, động viên họ nếu
không được theo nguyện vọng, để họ thông cảm, chia xẻ công việc chung.
Ngoài ra, việc phân công giảng dạy còn phải xuất phát từ quyền lợi của
người học.
Bằng mọi hình thức hoạt động, thông qua sinh hoạt lớp, tập trung học
sinh đầu tuần nhà trường phải giúp cho giáo viên và các em học sinh hiểu rõ
ý nghĩa, tầm quan trọng về chủ trương cải cách chương trình, thay sách giáo
khoa của bậc học, lớp học…tạo cho các em tâm thế sẵn sàng cùng thầy cô
giáo cải tiến cách dạy, cách học để nâng cao chất lượng.
Những đổi mới trong chương trình sách giáo khoa của các môn học tự
nhiên xã hội, Thủ công ( L1-2-3); môn Khoa học và Kĩ thuật L4-5 được
BGH quán triệt đồng bộ đến tất cả các bộ môn, tinh thần chỉ đạo chung là:
Trong mỗi tiết dạy hàng ngày học sinh được hoạt động thực hành, thảo luận

nhiều hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức. Do đó cần tăng cường thực hành

TrÇn ThÞ Chinh

19

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


kiến tập, thực tập hoạt động dạy học trong nhà trường, bàn bạc xây dựng
thiết kế giáo án mẫu theo hướng đổi mới, lần lượt cử giáo viên dạy thử
nghiệm so sánh với những bài dạy trước đó để thấy mặt tiến bộ và hạn chế.
Tổ chuyên môn chỉ đạo, trong các giờ học, học sinh đổi mới phương pháp
học tập theo hướng dẫn của giáo viên. Bản thân giáo viên phải chủ động
sáng tạo trong khai thác kiến thức trong sách giáo khoa và thiết bị dạy học,
tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học, vận dụng tinh thần đổi mới
PPDH theo CTTH mới.
Với những cơ sở và quan điểm đó BGH đã tăng cường công tác chỉ
đạo trong việc đổi mới PPDH cụ thể như sau:
Một là: Bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
tạo điều kiện cho giáo viên thường xuyên bổ sung kiến thức và nghiệp vụ,
tiếp nhận và cung cấp kịp thời những thông tin mới nhất về PPDH, động
viên giáo viên soạn bài theo phương pháp mới để đáp ứng được yêu cầu mới.
Hai là: Giáo viên phải lựa chọn các nội dung dạy học trọng tâm, cơ
bản, thiết yếu, tinh giản, tích hợp được nhiều mặt giáo dục, gần gũi với đời
sống của trẻ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Ba là: Cử giáo viên tham gia hội thảo các chuyên đề đổi mới PPDH,
triển khai các chuyên đề trong tổ, khối. Trên cơ sở đó giáo viên mới có thể
học hỏi kinh nghiệm từ các bài dạy của trường bạn và tìm ra phương pháp
dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Yêu cầu giáo viên phải

thực sự chủ động, sáng tạo lựa chọn và phối hợp các phương pháp phù hợp
đặc điểm từng môn học, phải đa dạng hóa các hình thức dạy học. BGH phải
chỉ đạo cho giáo viên thay đổi các hình thức dạy học như: Có thể dạy theo
nhóm, tổ chức các trò chơi tập thể, tổ chức cho học sinh đọc nhiều sách tham
khảo, thảo luận nhóm, sắm vai, đóng kịch minh họa, dạy qua băng hình, đèn
chiếu…Người giáo viên hướng dẫn các hoạt động của học sinh chủ động,
tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên để học gắn với thực tế cuộc sống,
giảm bớt căng thẳng không cần thiết trong giờ học. Qua thực tế dự giờ, thăm

TrÇn ThÞ Chinh

20

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


lớp để uốn nắn cho giáo viên thay đổi cách dạy học cũ: Nhồi nhét, đọc chép
là chủ yếu thành các hoạt động giáo dục, trong đó học sinh là chủ thể. Khích
lệ phát huy tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh. Giúp
GV thấy: Dạy học là phải chú ý đặc điểm, đối tượng học sinh, phải biết dạy
cho ai? Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Trong công tác quản lý, để giáo viên
thực sự đổi mới PPDH thì BGH phải chỉ đạo cụ thể, sát thực với từng môn
mà CTTH mới đã thực hiện, đổi mới đồng bộ về nội dung và phương pháp
đánh giá học sinh cũng như đánh giá giờ dạy của giáo viên.
Bốn là: Coi trọng tác động tình cảm trong toàn bộ các hoạt động giáo
dục, khích lệ nêu gương đúng và kịp thời, tạo cho học sinh thường xuyên có
niềm vui và hứng thú trong mọi hoạt động học tập và rèn luyện, tự giác học
tập cũng như thực hiện nghiêm túc yêu cầu của giáo dục, để: “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”
Trong quá trình đổi mới PPDH không phải trong một thời gian ngắn

mà có thể thực hiện được. Do vậy nhà quản lý phải kiên trì, tuyên truyền để
giáo viên nhận thức được sự cần thiết của đổi mới PPDH và kiên quyết loại
trừ mọi phương pháp trái ngược với mục tiêu giáo dục như: Thuyết giáo,
nhồi nhét, áp đặt, lý thuyết viển vông, học không đi đôi với hành. Giáo viên
phải hoàn toàn chủ động lựa chọn phương pháp nào là chủ yếu, phương pháp
nào là hỗ trợ cho bài dạy và luôn có ý thức cải tiến PPDH ngày càng hoàn
thiện hơn, hiệu quả hơn, góp phần cho nhiệm vụ dạy học của thày ngày càng
đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu đào tạo ngày
càng cao. Việc chỉ đạo PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
nhà quản lý cho nên BGH phải luôn năng động, mạnh dạn và kiên quyết
trong cải tiến PPDH.
2.2. Biện pháp 2:
Tổ chức chuyên đề theo CT– SGK mới và tăng cường việc dự giờ,
thăm lớp, khâu đánh giá học sinh của giáo viên.

TrÇn ThÞ Chinh

21

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, điều cốt lõi là người cán
bộ quản lý phải thực sự quan tâm đến công tác xây dựng và bồi dưỡng đội
ngũ qua dự giờ thăm lớp nhằm đánh giá, tư vấn và thúc đẩy giáo viên qua
từng tiết dạy, từng môn học cụ thể và tổ chức tốt các chuyên đề. Nếu giáo
viên gặp khó khăn trong giảng dạy BGH có thể phải cùng xây dựng phương
án để họ vững tâm thực hiện tiết dạy thành công.
Ban giám hiệu dự giờ thăm lớp cũng chính là giúp cho mình quản lý
chuyên môn hiệu quả hơn và phát hiện ra nhiều vấn đề mình cần phải quan

tâm. Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh rõ nét trong giờ lên lớp
của giáo viên. Qua dự giờ BGH cũng nắm chắc hơn khả năng dạy học của
từng giáo viên. Dự giờ thăm lớp cũng phải áp dụng nhiều hình thức khác
nhau để đánh giá giáo viên được chính xác, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng
thích hợp. Tổ chức trao đổi theo chuyên đề chuyên môn cho các khối lớp
trong nhà trường cũng là hoạt động rất cần thiết nhằm giúp cho giáo viên
nghiên cứu sâu sắc, toàn diện vào một chương, vào một mạch kiến thức,vào
một bài học, vào một tiết dạy về những nội dung trọng tâm, về những
phương pháp phù hợp, về những phương tiện cần thiết nhằm đạt được mục
đích cảu quá trình dạy học.

• Cách thức tiến hành
Hàng năm, căn cứ vào đề xuất của giáo viên, nhà trường và tổ chuyên
môn tiến hành tổ chứuc các chuyên đề nhằm tháo gỡ nhũng khó khăn trong
quá trình giảng dạy của giáo viên về nội dung, phương pháp, các hình thức tổ
chức hoạt động học cho học sinh, khắc phục những nhược điểm của phương
pháp dạy học cũ, thói quen cũ (đọc – chép; nhồi nhét; thầy giảng-trò nghe;
thậm chí thầy giảng- trò ngủ gật…).
Để tiến hành một chuyên đề cấp tổ hoặc cấp trường, chúng tôi đều kiên
trì thực hiện theo các bước sau:
Một là: Phân công người báo cáo lí thuyết.

TrÇn ThÞ Chinh

22

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


Hai là: Phân công người dạy thực hành- rút kinh nghiệm- thống nhất qui

trình, phương pháp thực hiện.
Ba là: Triển khai áp dụng chuyên đề- tiếp tục rút kinh nghiệm.
Bốn là: Tổng kết chuyên đề.
Hiệu trưởng và BGH cùng các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn tích cực
dự giờ bằng nhiều hình thức để làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên:
-Dự giờ báo trước để kiểm tra xem giáo viên dạy như thế nào với khả
năng của mình, chú ý về đặc trưng bộ môn và sự chuẩn bị của giáo viên cho
giờ dạy đó. Đặc biệt quan tâm đến việc vận dụng đổi mới phương pháp, nội
dung bài dạy cho các đối tượng trong lớp học.
-Dự giờ không báo trước để có cách nhìn bao quát cả quá trình dạy
học của giáo viên. Thông qua dự giờ không báo trước sẽ phát hiện được giáo
viên nào thực hiện nghiêm túc quy chế và giáo viên nào chưa thực hiện
nghiêm túc để có kế hoạch giáo dục, giúp đỡ, uốn nắn kịp thời. Dự giờ
không báo trước cũng theo một chu kì nhất định để không tạo cho giáo viên
chủ quan hoặc hình thức trong dạy học.
Để góp ý cho giáo viên cụ thể, sâu sát BGH cần chú ý đến dự một giáo
viên nhưng ở nhiều môn khác nhau, dự nhiều đối tượng khác nhau, từ đó
mới có thể chỉ ra cho họ hướng khắc phục trong từng bài dạy cụ thể.
Cải tiến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo
khách quan, công bằng,chính xác và phải đảm bảo 4 nguyên tắc:
1. Đánh giá và xếp loại căn cứ theo Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ
trong CT GDPT cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh.
2.Kết hợp đánh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của giáo
viên với tự đánh giá của học sinh.
3.Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.

TrÇn ThÞ Chinh

23


HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


4. Đánh giá, xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học
sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo áp
lực cho cả học sinh và giáo viên.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải thường xuyên,
nghiêm túc và công bằng để tạo động lực trong giảng dạy, học tập của thầy
và trò.
Đánh giá kết quả và học tập của học sinh cần công bằng, công khai và
khách quan, có như vậy mới kích thích hứng thú cho học sinh. Đối với học
sinh Tiểu học, giáo viên rất cần nắm chắc tâm lý lứa tuổi để dạy dỗ, động
viên kịp thời những tiến bộ của học sinh. Trong công tác kiểm tra đánh giá
luôn hỗ trợ nhau, giáo viên có tăng cường kiểm tra mới có thể nắm bắt được
ý thức, kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh. Công tác kiểm tra
xuyên suốt quá trình dạy học và giáo dục với mục đích cuối cùng là đưa chất
lượng đi lên.
Đổi mới công tác đánh giá kết quả học sinh theo CT – SGK mới là
phù hợp tâm lý trẻ em Tiểu học, các em không bị sức ép về điểm số, xếp thứ,
xếp loại… phù hợp với xu thể phát triển của thời đại.
2.3. Biện pháp 3.
Tổ chức công tác bồi dưỡng – tự bồi dưỡng cho giáo viên, nhân
viên trong trường.
Trong thực tế cũng như về lý luận đã khẳng định đội ngũ giáo viên là
lực lượng quyết định chất lượng, giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực
hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả giáo dục của nhà trường. Trình độ và năng lực sư phạm của giáo viên là
yếu tố mang tính chất quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường.
Thực trạng đội ngũ giáo viên Tiểu học trường Xuân Quan hiện nay là không

đồng đều về năng lực chuyên môn không phải là ở trình độ đào tạo (Có
nhiều GVG nhưng lại có GV còn hạn chế ( là những GV mới ra trường, hệ
đào tạo thiếu chuẩn…). Thực trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục

TrÇn ThÞ Chinh

24

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


tiêu giáo dục cho cấp học đặc biệt là đối với CT – SGK mới. Vì vậy việc bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ - nâng cao trình độ cho giáo viên là công tác
hết sức cần thiết, cần được thường xuyên chú trọng trong các biện pháp quản
lý hoạt động dạy học theo CT – SGK mới của Hiệu trưởng để nâng cao chất
lượng dạy học. Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng có ý nghĩa to lớn trong
việc nâng cao chất lượng đội ngũ về chính trị, chuyên môn cho giáo viên.
Phải xác định rõ bồi dưỡng cho giáo viên là trách nhiệm của các cấp lãnh
đạo, của cộng đồng xã hội và là trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng các nhà
trường. Nghị quyết của Đảng trong các thời kỳ Đại hội đều nhắc đến vấn đề
đó, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã nhấn mạnh “Tạo điều
kiện để ai cũng được học hành”, “Tạo cơ hội để mọi người có thể lựa chọn
cách học cho phù hợp với nhu cầu, xu thế toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh
vực, nền kinh tế tri thức đã và đang hình thành trên các quốc gia”.
Các hình thức bồi dưỡng giáo viên phải đa dạng hóa, linh hoạt, sáng
tạo, phù hợp với hoàn cảnh của đông đảo giáo viên để họ có thể tham gia bồi
dưỡng.

* Cách thức tiến hành
Quan tâm bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên. Động viên GV đi học

nâng chuẩn dưới nhiều hình thức như:tại chức, từ xa, liên thông… (nếu còn
trong độ tuổi đi học, nhà trường có hỗ trợ CBGV-NV đi học Thạc sĩ 2 triệu
đồng; Đại học 1,5 triệu đồng và đi học Cao đẳng 1 triệu đồng). Ngoài độ tuổi
đi học, Hiệu trưởng cần có 1 số kế hoạch cụ thể bồi dưỡng cho họ tại trường
như các lớp tập huấn ngắn hạn, mở các chuyên đề, hội thảo… để họ có điều
kiện tiếp thu những kiến thức mới, phương pháp góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục.
Một trong những hình thức bồi dưỡng có kết quả là tổ chức các hoạt
động bồi dưỡng tại trường, BGH tổ chức động viên giáo viên có ý thức tự
bồi dưỡng, giáo viên tập trung nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung
chương trình bài dạy (Tạp chí giáo dục thời đại, Giáo dục Tiểu học, Thế giới

TrÇn ThÞ Chinh

25

HiÖu trëng trêng TiÓu häc Xu©n Quan


×