Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.35 KB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ LÊ ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠNG TÁC DÂN SỐKẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Thị Minh Nguyệt

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và
chưa từng được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Lê Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới cô giáo TS. Phạm Thị Minh Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức UBND quận
Long Biên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Lê Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng, sơ đồ............................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn.................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 4

2.1.1.

Các khái niệm................................................................................................................. 4

2.1.2.

Đặc điểm và nguyên tắc quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch

hóa gia đình..................................................................................................................... 6
2.1.3.

Vai trị, ý nghĩa của QLNN về cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
9

2.1.4.

Nội dung QLNN về cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình............11

2.1.5.


Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia

đình.................................................................................................................................... 13
2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 14

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới............................................... 14

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước................................... 18

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước về công tác

DS-KHHGĐ tại quận Long Biên.......................................................................... 22
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................................. 23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 23


3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 23
iii


3.1.3.

Sơ lược về tổ chức bộ máy QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia

đình quận Long Biên................................................................................................ 28
3.2.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 30

3.2.1.

Phương pháp tiếp cận............................................................................................. 30

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 31

3.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 32

3.2.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu....................................................... 33


3.2.5.

Phương pháp phân tích.......................................................................................... 33

3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 35
4.1.

Thực trạng QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa

bàn quận Long Biên................................................................................................. 35
4.1.1.

Khái qt tình hình dân số quận Long Biên................................................ 35

4.1.2.

Cơng tác xây dựng kế hoạch QLNN về công tác DS-KHHGĐ của quận

Long Biên....................................................................................................................... 38
4.1.3.

Tình hình triển khai cơng tác truyền thơng, giáo dục chuyển đổi hành vi
42

4.1.4.


Tình hình bồi dưỡng trình độ cho cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch

hóa gia đình.................................................................................................................. 47
4.1.5.

Tình hình thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình................... 50

4.1.6.

Tình hình thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dân số.....51

4.1.7.

Tình hình thực hiện hồn thiện hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành

dân số............................................................................................................................... 54
4.1.8.

Tình hình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm................................................ 55

4.1.9.

Kết quả thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân số-KHHGĐ trên địa

bàn quận Long Biên................................................................................................. 58
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác dân số - kế


hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên.................................... 62
4.2.1.

Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước trong QLNN về

công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình...................................................... 62
4.2.2.

Năng lực của đội ngũ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
64

4.2.3.

Sự hiểu biết và ý thức của người dân về cơng tác dân số - kế hoạch hóa

gia đình............................................................................................................................ 65

iv


4.2.4.

Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện QLNN

về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình............................................... 69
4.2.5.

Kinh phí cho quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa

gia đình............................................................................................................................ 72

4.2.6.

Về cơ sở vật chất....................................................................................................... 74

4.3.

Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch

hóa gia đình.................................................................................................................. 75
4.3.1.

Phương hướng, nhiệm vụ của hoạt động quản lý nhà nước về công tác

dân số-KHHGĐ trong thời gian tới
4.3.2.

75

Đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt quản lý nhà nước về công tác dân

số - kế hoạch hóa gia đình trong thời gian tới.......................................... 76
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 85
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 85

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 86


Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 89
Phụ lục............................................................................................................................................. 91

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCĐ

Ban chỉ đạo

BPTT

Biện pháp tránh thai

BQ

Bình qn

CBGT

Cân bằng giới tính

CLB

Câu lạc bộ


CN

Cơng nghiệp

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

CT3

Con thứ 3

CTMTQG

Chương trình Mục tiêu quốc gia

DS – KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

GTSX

Giá trị sản xuất

KT-XH

Kinh tế - xã hội

QLNN


Quản lý Nhà nước

SKSS

Sức khỏe sinh sản

SLTS

Sàng lọc trước sinh

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TL

Tỷ lệ

TLPTDS

Tỷ lệ phát triển dân số

TLTE

Tỷ lệ trẻ em


TM-DV

Thương mại – Dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng

Bảng 3.2.

Một số chỉ tiêu về d

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất cá

(2013-2015) ...........
Bảng 4.1.

Tình hình dân số q


Bảng 4.2.

Một số chỉ tiêu về d

Bảng 4.3.

Các chỉ tiêu pháp lệ

Bảng 4.4.

Tình hình thực hiệ

trên địa bàn quận L
Bảng 4.5.

Hoạt động tuyên t

trên địa bàn quận L
Bảng 4.6.

Kết quả điều tra củ

dân số - kế hoạch h
Bảng 4.7.

Ý kiến đánh giá củ

trình tập huấn .......
Bảng 4.8.


Chương trình tập

hoạch hóa gia đình
Bảng 4.9.

Kết quả thực hiện

quận Long Biên (2
Bảng 4.10. Kết quả chương trình nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận
Long Biên (2013 –
Bảng 4.11. Tình hình sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015) ......
Bảng 4.12. Kết quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận

Long Biên giai đoạ
Bảng 4.13. Thực trạng cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên

địa bàn quận Long
Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ làm cơng tác dân số - kế

hoạch hóa gia đình

vii


Bảng 4.15. Sự hiểu biết của người dân về kiến thức dân số - kế hoạch hóa gia

đình trên địa bàn quận Long Biên

68


Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình về sự phối hợp

giữa các ban ngành, đoàn thể trong quận............................................. 72
Bảng 4.17. Kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về cơng tác dân số - kế

hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015) 73
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ về nguồn kinh phí cho hoạt động QLNN về công

tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên
........................................................................................................................................ 74

Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất.............74
Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình quận

Long Biên................................................................................................................. 30

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Lê Anh
Tên Luận văn: Quản lý Nhà nước về công tác Dân số-kế hoạch hóa gia
đình trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan

đến quản lý Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn cấp quận. Về thực tiễn,
nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên
địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý cơng tác DS-KHHGĐ; từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
quản lý công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian tới.
Nghiên cứu về nội dung quản lý nhà nước được tiếp cận dưới các góc độ: tiếp cận
cộng đồng, tiếp cận liên ngành, tiếp cận theo hệ thống quản lý. Chúng tôi lựa chọn các
phường Giang Biên, Phúc Đồng, Thạch Bàn để nghiên cứu điểm. Các thông tin, số liệu
thứ cấp, sơ cấp về thực trạng quản lý nhà nước về công tác dân số được thu thập thông
qua tổng hợp, ghi chép, điều tra phỏng vấn các đối tượng là cán bộ cấp quận, cấp
phường và người dân; phương pháp thảo luận nhóm người dân được áp dụng để đánh
giá hiệu quả của các hoạt động về quản lý công tác DS-KHHGĐ. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp thống kê mơ tả, so sánh để phân tích các nội dung nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơng tác truyền thơng được thực hiện thường xun,
hình thức tuyên truyền phong phú, dễ hiểu và phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Cơng tác
tập huấn hàng năm cho các cộng tác viên của trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên bước
đầu đã có kết quả khả quan. Bên cạnh đó vẫn cịn một số ý kiến cho rằng nội dung tập huấn
mang tính hình thức, nhàm chán, khơng có ý nghĩa thực tiễn cao. Chương trình kế hoạch hóa
gia đình, chương trình nâng cao chất lượng dân số đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc
sống và nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận. Đối với công tác quản lý hệ thống
thông tin, đến nay các thông tin cơ bản, thông tin biến động về dân số được cập nhật vào
phần mềm quản lý chuyên ngành. Công tác kiểm tra giám sát và xử lý

vi phạm về dân số đã được quan tâm. Số vụ vi phạm về pháp lệnh dân số

đã giảm xuống. ix


Bên cạnh những mặt đạt được, hiện nay việc sinh con thứ 3 trở lên đang là
một thách thức lớn đối với công tác quản lý DS-KHHGĐ trên địa bàn quận.

Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý nhà nước về
công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên bao gồm: Chủ trương, chính sách, quy
định của Đảng và Nhà nước đối với quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ; Năng lực
của cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ; Sự hiểu biết và ý thức của người dân về công tác
DS-KHHGĐ; Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện cơng
tác DS-KHHGĐ; Kinh phí cho quản lý công tác DS - KHHGĐ; Cơ sở vật chất phục vụ cho
công tác quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn
quận Long Biên. Trong thời gian tới cần: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước đối với công tác DS-KHHGĐ; Đổi mới hệ thống tổ chức công tác DS-KHHGĐ;
Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi; Nâng cao công tác
tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ làm cơng tác DS-KHHGĐ; Tăng cường hoạt
động chương trình kế hoạch hóa gia đình; Triển khai hiệu quả chương trình nâng
cao chất lượng dân số; Huy động nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Le Anh
Thesis name: State Management of Population and Family planning at
Long Bien District, Hanoi City.
Major: Economics Management

Code: 60.34.04.10

Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Scientifically, the study aimed to synthesized the theoretical basis and
practical problems of state management of Population and Family planning at

district level. In practice, this thesis had assessing the real situation of State
management of the Population and Family planning at Long Bien district, Hanoi
city; addressing the factors that affect the outcome of the State management in
that local; then proposed some recommendation to strengthen management of
population - family planning at Long Bien district in the near future.
The study approached the contents of the State management through different
ways: community, multi – sectors, and systemize. The author has selected 3 Wards
in Long Bien District to conduct the survey: Giang Bien, Phuc Dong, Thach Ban. The
information, secondary and primary data on real situation of state management of
populaiton and family planning at Long Bien district have been collected through
synthesized, copy and interview the officers at district and ward levels, and citizens.
The group discussion also has been organized to assess the outcome and efficiency
of the main activities of the state management. The research results have been
presented using statistic discription and comparision.
The study results showed that the communication had been done regularly with
variety of propaganda forms which were understandable and suitable for many
target groups. Besides, annual training for the collaborators of the Population - FP
Center, Long Bien district had initially positive results. However, training contents
had been assessed of too superficial, boring, and do not have high practical
significance. The programs of family planning has contributed to improving the
quality of life and improve the quality of the population in the district. For the
management of information systems, basic information has been up to date and
been managed by management software. The inspection supervision and handling of
violations of the population has been concerned. The number of violations of
ordinances has reduced. However, currently the phenomenon of having the 3rd child
or more is a major challenge for the management of population - family planning in
the district.

xi



Besides, the study also addressed the main factors that affected the real situation
of the management also have been addressed as: the policies; the capacity of staff; the
understanding, awareness of the people; the coordination of the different organization
levels and branches and funds for managing the population - family planning.

The research also proposed that to improve the efficiency of managing the DS FP Long Bien District in the near future, listed solutions should be focused:
Strengthening the leadership of the Communist Party and State Government to the
population and family planning programs; Organizing the management systems of
population and family planning; Strengthening communication and behavior change
education; Improving the training for DS – FP staffs; Enhancing the family planning
program activities; Effective implementation of programs to improve the population
quality; Mobilizing the resources for population - family planning.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dân số là yếu tố quan trọng có tác động đến sự phát triển của cả
ba mặt kinh tế, xã hội, mơi trường của một quốc gia. Chính vì vậy, cơng
tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển
đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc
gia. Thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ là giải pháp cơ bản để nâng cao
chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của tồn xã
hội. Xác định tầm quan trọng của cơng tác DS-KHHGĐ là một trong
những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến quản lý nhà
nước về công tác DS-KHHGĐ, coi công tác Dân số là một bộ phận quan trọng của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Để thống nhất trong quản lý nhà

nước về công tác dân số, ngày 09/01/2003, Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường
vụ Quốc hội Khóa XI thơng qua và có hiệu lực ngày 01/5/2003. Đến nay, Pháp lệnh
Dân số đã đi vào cuộc sống và tạo nên những chuyển biến rõ nét về công tác DSKHHGĐ của nước ta. Ở Việt Nam, số liệu từ các cuộc điều tra về dân số cho thấy,
mức sinh đã giảm một cách vững chắc và đã xuống dưới mức sinh thay thế: 2,11%
năm 2005; 2,03% năm 2009; 2,0% năm 2010 và 1,99% năm 2011; tuổi thọ bình quân
của người dân tăng lên, từ 40 tuổi năm 1960 lên 73 tuổi năm 2012; sức khỏe bà mẹ
và trẻ em được cải thiện (PV/VOV online, 2013).

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, hiện nay cơng tác
DS-KHHGĐ ở Việt Nam cịn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Với quy mô
dân số hơn 90 triệu người, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế
giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á; chất lượng dân số ở mức trung
bình; tốc độ già hóa dân số nhanh, mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục
tăng cao, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, sự
bất bình đẳng giới vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
Long Biên là quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội được thành lập theo
Nghị định 132/2004/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ. Với lợi thế về vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, quận Long Biên đã và đang có nhiều thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội. Là quận mới thành lập nên tốc độ gia tăng dân số, sự đô thị

1


hoá diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc đã tác động không nhỏ đến quản lý nhà
nước về công tác DS-KHHGĐ của quận. Cho đến nay đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về cơng tác DS-KHHGĐ nhưng chưa có một cơng trình cụ thể
nào nghiên cứu về quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn
Quận Long Biên. Câu hỏi đặt ra là: Nghiên cứu quản lý nhà nước về công tác
DS-KHHGĐ được dựa trên cơ sở lý luận nào? Thực trạng quản lý nhà nước
về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn Quận Long Biên hiện nay như thế nào?

Có những bất cập gì cần giải quyết? Nhân tố nào ảnh hưởng tới việc quản lý
nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên? Những giải
pháp nâng cao quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn Quận
Long Biên là gì? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Quản lý Nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên
địa bàn Quận Long Biên. Từ đó, phân tích những thuận lợi khó khăn, các
yếu tổ ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý

nhà nước về công tác DS-KHHGĐ.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ

trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ đó phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước

về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến
hoạt động quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn

quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về cơng
tác DS-KHHGĐ và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất
các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công
tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài thực hiện trên địa bàn quận Long Biên, cụ thể là các
phường: Giang Biên, Phúc Đồng, Thạch Bàn.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài tiến hành từ tháng 10/2015 đến
tháng 10/2016.
Số liệu đã công bố được thu thập từ các tài liệu chủ yếu trong
những năm từ năm 2013 đến năm 2015, số liệu mới năm 2016 được
thu thập từ điều tra trực tiếp.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực

tiễn quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ.
- Luận văn làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về công tác

DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên trong khoảng thời gian
2013 – 2015 về các mặt như tình hình xây dựng và thực hiện chỉ tiêu
và kế hoạch về DS-KHHGĐ, kết quả thực hiện quản lý nhà nước về
công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên.
- Luận văn đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp mới để


tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên
địa bàn quận Long Biên nhằm đạt được các mục tiêu về dân số mà
chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả
trong và ngồi nước đã đưa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Các
trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
Theo F.W Taylor (1856 – 1915), là một trong những người đầu tiên khai
sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa
học” tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: “Quản lý là
hồn thành cơng việc của mình thơng qua người khác và biết được một cách
chính xác họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Theo Henrry Fayol (1886 – 1925), là người đầu tiên tiếp cận quản lý
theo quy trình và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng
quản lý từ thời kỳ cận – hiện đại tới nay, quan niệm rằng: “ Quản lý là một
tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công, điều
khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”.

Từ những cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu quản lý như sau:
Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra các quyết định.


Quản lý là cơng tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của
những cộng sự trong cùng một tổ chức.
Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được
những mục đích của tổ chức.
Quản lý Nhà nước: Quản lý Nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
nhà nước, gắn với chức năng, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp. Quản lý
nhà nước tiếp cận với nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động: Hoạt động lập
pahps của cơ quan lập pháp, hoạt động hành chính(chấp hành và điều hành) để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong quản lý xã hội.

4


2.1.1.2. Các khái niệm về DS - KHHGĐ
Theo pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày
09/1/2003 thì các khái niệm được hiểu như sau:
* Dân số: Là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu

vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
* Quy mơ dân số: Là số người sống trong một quốc gia, khu vực,

vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.
* Cơ cấu dân số: Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân
tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác.

* Cơ cấu dân số già: Là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao.
* Phân bố dân cư: Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực,

vòng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.
* Chất lượng dân số: Là sự phản ánh các đặc trưng về thể


chất, trí tuệ và tinh thần của tồn bộ dân số.
* Di cư: Là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc

gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.
* Sức khoẻ sinh sản: Là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thần
và xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.
* Quản lý công tác DS-KHHGĐ: là Nhà nước thơng qua hệ thống chính

sách, luật pháp và cơ chế tổ chức các cơ quan quản lý để điều khiển và tác
động vào các đối tượng của quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu về quy mô,
cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Chủ thể quản lý của Nhà nước về DS – KHHGĐ là nhà nước với hệ
thống các cơ quan của nhà nước được phân chia thành các cấp và bao gồm
cả 3 khu vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, quản lý hành
chính (hành pháp) về DS – KHHGĐ là cực kỳ quan trọng. Trong lĩnh vực DS –
KHHGĐ Nhà nước chỉ tác động vào nhận thức và hành vi về DS – KHHGĐ.
* Kế hoạch hóa gia đình: Là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân,
cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và
khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách
nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.

5


* Công tác dân số: Là việc quản lý và tổ chức thực hiện các

hoạt động tác động đến quy mô dân số cơ cấu dân số, phân bố dân
cư và nâng cao chất lượng dân số.

* Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh

giá mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung
bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.
* Mức sinh thay thế: Là mức sinh tính bình qn trong tồn xã

hội thì mỗi cặp vợ chồng có hai con.
* Dịch vụ dân số: Là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao

gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư
vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện
pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất
lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
* Đăng ký dân số: Là việc thu thập và cập nhật những thông

tin cơ bản về dân số của mỗi người dân theo từng thời gian.
2.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc quản lý nhà nước về cơng tác dân số
- kế hoạch hóa gia đình
2.1.2.1. Đặc điểm
- Quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ là hoạt động chủ động của nhà nước
được tiến hành dựa vào quyền lực của nhà nước. Mục tiêu cuối cùng của QLNN
về DS-KHHGĐ là nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân, của từng
gia đình và của tồn xã hội, đảm bảo tình trạng hài hịa về các yếu tố quy mô dân
số, cơ cấu dân số, phân bố dân số và chất lượng dân số phù hợp với chiến lược
phát triển KT-XH đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu tiến tới một xã hội
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ phải dựa vào nhân dân thông
qua việc tác động làm chuyển đổi nhận thức và hành vi của từng người dân và
toàn xã hội. Từ đó, đi đến tự nguyện thực hiện chính sách, luật pháp của nhà
nước vì lợi ích của chính mình và vì sự nghiệp phát triển đất nước.

- Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là một khoa học vì có đối
tượng nghiên cứu riêng đó là các quan hệ quản lý. Các mối quan hệ trong QLNN
về cơng tác DS-KHHGĐ chính là hình thức của quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế
(gồm quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối), thể hiện mối

6


quan hệ giữa người với người trong quá trình tiến hành các hoạt động DSKHHGĐ, quan hệ giữa hệ thống các cơ quan cấp trên và cấp dưới, quan hệ
giữa người quản lý thực hiện chương trình với đối tượng chương trình…
- Quản lý nhà nước về cơng tác DS-KHHGĐ là một nghệ thuật vì kết

quả và hiệu quả quản lý phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tài năng, nhân cách,
hình thức tiếp cận của người lãnh đạo, quản lý và cơ quan DS-KHHGĐ
các cấp. Nghệ thuật QLNN về DS-KHHGĐ bao gồm nghệ thuật sử dụng
các công cụ và phương pháp quản lý, nghệ thuật tác động vào tư tưởng,
tình cảm con người, nghệ thuật ứng xử, nghệ thuật dùng người.

2.1.2.2. Nguyên tắc
Các nguyên tắc quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là các
quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý nhà
nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý lĩnh vực DS – KHHGĐ. Để thực
hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước về công tác DS – KHHGĐ, địi
hỏi trong q trình quản lý phải đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc sau:

(1) Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác DS-KHHGĐ
Ngun tắc này địi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạt động quản
lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ ở các cấp phải thừa nhận và chịu sự
lãnh đạo của Đảng. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với quản lý nhà nước
về công tác DS-KHHGĐ thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các

chính sách, pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch về DS-KHHGĐ.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

về cơng tác DS-KHHGĐ, bố trí cán bộ chủ trì các cơ quan quản lý này.
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện chính
sách, pháp luật, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.
- Đảm bảo cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện chính sách

pháp luật về DS-KHHGĐ đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động
nhân dân tham gia thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.
(2) Tơn trọng quy luật khách quan
Mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và xã hội bao gồm cả các yếu
tố và quá trình dân số đều tồn tại và vận động theo các quy luật khách quan.

7


Các quy luật dân số là mối liên hệ bản chất,tất nhiên phổ biến,
bền vững, lặp đi lặp lại của các hiện tượng dân số trong những điều
kiện nhất định. Ví dụ: quy luật quá độ dân số, quy luật “bùng nổ dân
số” sau chiến tranh, quy luật hút – đẩy chi phối q trình di dân…
Để có thể quản lý được các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bố và
chất lượng dân số trên cơ sở tác động đến các hành vi của các cá
nhân, đòi hỏi phải nhận thức được các quy luật về dân số.
(3) Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là nguyên tắc QLNN nói chung và QLNN về
cơng tác DS-KHHGĐ nói riêng. Nội dung của nguyên tắc là phải đảm
bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong

QLNN về công tác DS-KHHGĐ. Tập trung phải trên cơ sở dân chủ,
dân chủ phải thể hiện trong khuôn khổ tập trung.
Biểu hiện của tập trung trong QLNN về công tác DS-KHHGĐ
là: Thông qua hệ thống pháp luật, chính sách về DS-KHHGĐ; Thơng
qua cơng tác kế hoạch hóa; Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở cơ
quan QLNN về công tác DS-KHHGĐ ở tất cả các cấp.
Biểu hiện của dân chủ: Mở rộng và quy rõ trách nhiệm, quyền
hạn QLNN về công tác DS-KHHGĐ ở các cấp; Kết hợp chặt chẽ quản lý
theo ngành, quản lý theo lãnh thổ và địa phương; Phát huy đầy đủ
quyền chủ động của các địa phương, đơn vị; Tạo điều kiện để người
dân tham gia tích cực vào q trình xây dựng chính sách, pháp luật.

(4) Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Trong điều kiện các nguồn lực đảm bảo cho QLNN về cơng tác DSKHHGĐ có hạn việc đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong triển khai thực hiện các
hoạt động quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện nguyên tắc này
trong quá trình QLNN về công tác DS-KHHGĐ cần chú ý một số điểm sau:
- Lựa chọn các giải pháp với chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả cao. VD:
chương trình KHHGĐ thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép vào các hoạt
động sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng, đưa thơng điệp vào các sản phẩm tiêu dùng.

- Khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong tổ

chức các hoạt động về DS-KHHGĐ.

8


- Thực hiện tốt các quy định về mua sắm và quản lý tài sản công.
- Thực hiện tốt công tác phịng chống tham nhũng, lãng phí


trong hệ thống cơ quan QLNN về công tác DS-KHHGĐ các cấp.
(5) Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích
Kết hợp hài hịa các lợi ích của cá nhân, xã hội và Nhà nước nhằm
tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào nhân dân thực hiện công
tác DS-KHHGĐ, đạt được mục tiêu nhanh chóng và bền vững.
- Lợi ích của nhà nước: Kiểm sốt được quy mơ dân số, cơ

cấu dân số, thực hiện phân bổ dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng
dân số, bảo đảm phát triển KT-XH.
- Lợi ích của các cá nhân và gia đình: Bảo đảm quyền và nghĩa vụ của

người dân để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và gia đình.
- Lợi ích của cộng đồng, xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần

của các thành viên trong cộng đồng, tổ chức được nâng cao, đời
sống và sinh hoạt của cộng đồng phát triển hài hòa.
(6) Nguyên tắc đảm bảo nhân quyền
QLNN về công tác DS-KHHGĐ nghĩa là “đảm bảo việc chủ động, tự
nguyện và bình đẳng của mỗi cá nhân trong việc kiểm sốt sinh sản, chăm sóc
SKSS, lựa chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân
số”. Biện pháp chủ yếu được sử dụng trong QLNN về công tác DS-KHHGĐ là
tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục các gia đình, cá nhân
và cộng đồng nhằm làm chuyển biến về nhận thức và thái độ của họ, trên cơ sở
đó chủ động và tự nguyện thực hiện các hành vi về DS-KHHGĐ.

Mặt khác, Nhà nước sử dụng quyền lực để chấn chỉnh các
hành vi xâm hại đến quyền chủ động, tự nguyện, bình đẳng của các
cá nhân, gia đình trong kiểm sốt sinh sản, chăm sóc SKSS và thực
hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.
2.1.3. Vai trị, ý nghĩa của QLNN về cơng tác dân số - kế hoạch hóa gia đình


2.1.3.1. Điều tiết sự phát triển dân số hợp lý đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội
Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ giúp chủ động điều chỉnh tốc
độ gia tăng dân số và duy trì mức sinh thấp hợp lý, tập trung nâng cao chất

9


lượng dân số để có được quy mơ và cơ cấu dân số hài hịa nhất, vì sự phát
triển bền vững của đất nước. Hiện nay, việc giảm tỷ lệ sinh khơng cịn áp lực.
Tuy đã đạt mức sinh thay thế, tốc độ gia tăng dân số đã được kiểm soát
nhưng Liên Hợp Quốc dự báo, trong thời gian tới, mức sinh của nước ta cịn
biến động khó lường: Hoặc là tăng trở lại hoặc là tiếp tục giảm xuống mức
rất thấp như một số nước đã gặp phải. Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần
phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ về cơng tác DS-KHHGĐ, chính sách
để duy trì mức sinh thấp hợp lý nhằm bảo đảm cho sự phát triển nhanh và
bền vững kinh tế - xã hội của cả nước và giữa các địa phương.

2.1.3.2. Điều chỉnh quá trình di cư, nhập cư để phân bố lại lực lượng
lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động
Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ bằng các chính sách về dân số có
tác động đến q trình di cư, nhập cư. Các chính sách có tác động điều chỉnh q
trình di cư, nhập cư từ đó ảnh hưởng đến lực lượng lao động di cư, nhập cư làm
phân bố lại lực lượng lao động sản xuất. Từ đó nâng cao năng suất lao động.

2.1.3.3. Góp phần quan tâm đầy đủ hơn đến bà mẹ trẻ em, người già,
giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao tuổi thọ
Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là thực hiện các hoạt động
nhằm nâng cao chất lượng dân số. Quan tâm đầy đủ hơn đến bà mẹ trẻ em bằng

các phương pháp, nghiệp vụ chuyên môn về DS-KHHGĐ từ đó chất lượng dân
số được nâng cao, giảm tỷ lệ tử vong ở tre sơ sinh, nâng cao tuổi thọ.

2.1.3.4. Góp phần tác động đến việc nâng cao trình độ dân trí,
chun mơn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho việc phát triển con người
toàn diện về cả thể chất và tinh thần
Trình độ dân trí là hệ thống tri thức tồn vẹn về văn hóa, hàm chứa
những giá trị tinh thần của dân tộc và thời đại. Nâng cao trình độ dân trí là
nâng cao các kiến thức về khoa học – kỹ thuật, về toàn bộ thể chế chính trị,
về hiến pháp và pháp luật, về các chuẩn mực đạo đức mà luân lý, về quan
điểm thẩm mỹ tiến bộ trong thưởng thức nghệ thuật và trong sinh hoạt đời
thường. Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ luôn là những hoạt động
ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng Dân số, có tác dụng mở mang dân trí, tạo
điều kiện cho việc phát triển con người tồn diện về cả thể chất và tinh thần.

10


2.1.3.5. Giải quyết tốt mối quan hệ dân số - tài nguyên môi trường,
hạn chế tệ nạn xã hội
Dân số có tác động mạnh mẽ đến tài ngun mơi trường như: Đất, nước,
khơng khí, các nguồn năng lượng…Sự đơng dân bao gồm sự quá nhiều người
và sự quá nhiều tiêu thụ. Sự quá nhiều người xảy ra ở những nơi mà số người
nhiều hơn thức ăn, nước uống và các tài nguyên khác. Việc này thường xảy ra ở
các nước đang phát triển, làm suy thoái các tài nguyên tái tạo và là nguyên nhân
của sự nghèo đói. Sự quá nhiều tiêu thụ xảy ra ở các nước công nghiệp, khi một
số ít người sử dụng một lượng tài nguyên lớn. Đây là nguyên nhân chính làm
cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể phục hồi và ô nhiễm môi trường. Quản lý
nhà nước về công tác DS- KHHGĐ để duy trì phát triển dân số hợp lý.


Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững
của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hòa giừa phát triển kinh tế - xã hội với
sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
Phát triển dân số hợp lí là khơng dể dân số tăng q nhanh
dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ãn, nước uống, ô nhiễm môi
trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
Phát triển dân số hợp lí là nhằm mục đích đảm bảo tốt chất
lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi
người trong xă hội đều được ni dưỡng, chăm sóc và có điều kiện
phát triển tốt. Từ đó hạn chế các tệ nạn xã hội chủ yếu xuất phát từ
sự nghèo đói và khơng làm tốt QLNN về công tác DS-KHHGĐ.
2.1.4. Nội dung QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
Pháp lệnh số 03/2003/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội ngày 9/1/2003 về dân số quy định nội dung quản lý nhà nước về dân
số bao gồm các nội dung trọng tâm sau đây (theo Điều 33 của pháp lệnh):
- Xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các

biện pháp thực hiện công tác dân số. Phối hợp với các cơ quan liên quan xây
dựng các văn bản, quy định về DS-KHHGĐ để ban hành theo thẩm quyền qui
định, Thông tư, để hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Nhà
nước, qui chế quản lý của các chương trình dự án DS-KHHGĐ. Tham gia xây
dựng các cơng tác có liên quan đến DS-KHHGĐ.

11


- Triển khai thực hiện các nội dung, cung cấp thông tin và dịch vụ
KHHGĐ đến tận người dân xây dựng các qui chế thực hiện chính sách DSKHHGĐ của Nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc các Bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đồn thề, nhân dân và tổ chức xã hội.
Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử

lý vi phạm pháp luật về dân số. Quản lý công tác thu thập, xử lý khai
thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số công tác đăng ký dân số và hệ
cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ.
- Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm hàng năm, khen thưởng

kỷ luật nghỉ hưu và thực hiện các chế độ khác của Nhà nước đối với
viên chức do Uỷ ban trực tiếp quản lý.
Với giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi lựa chọn
những nội dung cụ thể sau:
(1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ

chuyên môn, kỹ thuật và truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ.
(2) Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo

dục, vận động, phổ biến các sản phẩm truyền thông về DS-KHHGĐ.
(3) Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung cấp

dịch vụ KHHGĐ. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Ban DS-KHHGĐ cơ sở:
a - Quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương
trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ.
b - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ.
c - Quản lý cán bộ, viên chức, cộng tác viên DS-KHHGĐ; quản
lý về chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên
chức và quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm DS-KHHGĐ quận.
(4) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, đánh giá kết quả thực


hiện hàng năm theo quy định hiện hành.

12


×