HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN DUY HIỂN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG BẰNG NGUỒN
VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN
THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành:
Mã số:
Người hướng dẫn khoa học:
Quản lý kinh tế
8340410
PGS.TS. Phạm Bảo Dương
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Hiển
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Bảo Dương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức huyện Thường Tín
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Duy Hiển
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................ 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2
1.2.1.
Mục tiêu chung............................................................................................................ 2
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể............................................................................................................ 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 4
1.5.
Những đóng góp mới của luận văn.......................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng
trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.................................. 6
2.1.
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước...................................................................... 6
2.1.1.
Một số khái niệm về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao
thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước........................................................... 6
2.1.2.
Vai trò của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước................................................................................ 9
2.1.3.
Đặc điểm về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước................................................................................ 9
2.1.4.
Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao
thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước......................................................... 10
iii
2.1.5.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình
giao thơng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước..................................................... 19
2.2.
Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thơng
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước......................................................................... 24
2.2.1.
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ................... 24
2.2.3.
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thơng từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương................... 28
2.2.4.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thường Tín............................................ 30
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 31
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................. 31
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 31
3.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................ 32
3.1.3.
Đánh giá chung......................................................................................................... 34
3.2.
Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 34
3.2.1.
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 34
3.2.2.
Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 35
3.2.3.
Phương pháp xử lý thơng tin và phân tích số liệu............................................... 37
3.2.4.
Hệ số các chỉ tiêu phân tích.................................................................................... 37
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 39
4.1.
Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội .................39
4.1.1.
Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơng
trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội..................................................................................................... 39
4.1.2.
Thực trạng quản lý nhà nước về công tác lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ
thuật và dự toán........................................................................................................ 52
4.1.3.
Thực trạng quản lý nhà nước về việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các
cơng trình giao thơng trên địa bàn......................................................................... 57
4.1.4.
Thực trạng quản lý thanh quyết toán trong đầu tư xây dựng cơng trình giao
thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội........................................................................................................................ 69
iv
4.1.5.
Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm ................72
4.2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao
thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín .................75
4.2.1.
Cơ chế, chính sách.................................................................................................... 78
4.2.2.
Chất lượng nhân lực tham gia quản lý.................................................................. 79
4.2.3.
Cơ sở vật chất cho quản lý...................................................................................... 80
4.2.4.
Sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị.................................................................... 81
4.2.5.
Quản lý lập và thẩm định đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN...............81
4.2.6.
Công tác kiểm tra, giám sát..................................................................................... 87
4.3.
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao
thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín .................88
4.3.1.
Đánh giá về quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Tín ........................ 88
4.3.2.
Nhóm các giải pháp.................................................................................................. 91
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 99
5.1.
Kết luận...................................................................................................................... 99
5.2.
Kiến nghị.................................................................................................................... 99
5.2.1.
Đối với Nhà nước..................................................................................................... 99
5.2.2.
Đối với UBND huyện Thường Tín...................................................................... 100
Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 101
Phụ lục..................................................................................................................................... 103
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BQ
Bình quân
BQ
Ban quản lý
BVTC
Bản vẽ thi cơng
CC
Cơ cấu
CN
Cơng nghiệp
CNH
Cơng nghiệp hóa
CNH-HĐH
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
CTGT
Cơng trình giao thơng
DAĐT
Dự án đầu tư
ĐT
Đầu tư
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
DV
Dịch vụ
GPMT
Giải phóng mặt bằng
GTSX
Gía trị sản xuất
HĐND
Hội đồng nhân dân
NN
Nông nghiệp
NN & PTNT
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
NSNN
Ngân sách nhà nước
NTM
Nông thôn mới
TKCS
Thiết kế cơ sở
TP
Thành phố
UBND
Uỷ ban nhân dân
XD
Xây dựng
XDCB
Xây dựng cơ bản
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng thu thập thông tin thứ cấp...................................................................... 35
Bảng 3.2.
Số lượng mẫu điều tra....................................................................................... 36
Bảng 4.1.
Danh sách CTGT được quy hoạch đầu tư xây dựng từ NSNN huyện
Thường Tín giai đoạn 2016 - 2018
Bảng 4.2.
Kết quả điều tra cán bộ đánh giá công tác quy hoạch đầu tư xây
dựng CTGT từ NSNN huyện Thường Tín
Bảng 4.3.
Thời gian lập dự án đầu tư xây dựng CTGT
46
từ NSNN huyện
Thường Tín
Bảng 4.6.
45
Kết quả điều tra cán bộ đánh giá công tác lập kế hoạch bố trí vốn đầu
tư xây dựng CTGT từ NSNN huyện Thường Tín
Bảng 4.5.
42
Thực hiện phân bổ vốn đầu tư CTGT bằng vốn NSNN tại huyện
Thường Tín
Bảng 4.4.
41
48
Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTGT từ NSNN huyện
Thường Tín
52
Bảng 4.7.
Danh sách một số đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật – dự toán ...................... 53
Bảng 4.8.
Kết quả thẩm tra, thẩm định bản vẽ kỹ thuật và dự tốn ............................ 56
Bảng 4.9.
Kết quả cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng
CTGT bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín
57
Bảng 4.10. Đánh giá cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng
CTGT bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín
58
Bảng 4.11. Kết quả lựa chọn nhà thầu các CTGT bằng NSNN trên địa bàn
huyện Thường Tín
60
Bảng 4.12. Đánh giá cơng tác quản lý đấu thầu các dự án đầu tư CTGT bằng
vốn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín
62
Bảng 4.13. Kết quả tiến độ thi cơng CTGT bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện
Thường Tín
63
Bảng 4.14. Đánh giá công tác quản lý tiến độ thi công các dự án đầu tư CTGT
bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín
64
Bảng 4.15. Đánh giá cơng tác quản lý chất lượng CTGT đầu tư bằng vốn NSNN
trên địa bàn huyện Thường Tín 66
vii
Bảng 4.16. Giá trị quyết toán so với đấu thầu của một số cơng trình giao thơng
huyện Thường Tín
67
Bảng 4.17. Đánh giá cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn
NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín 68
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện cơng tác thanh quyết toán CTGT đầu tư bằng vốn
NSNN giai đoạn 2016 - 2018 70
Bảng 4.19. Đánh giá công tác quản lý thanh quyết toán trong đầu tư xây dựng
CTGT bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín
72
Bảng 4.20. Các sai phạm về đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN trên địa
bàn huyện Thường Tín 73
Bảng 4.21. Đánh giá cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong đầu tư xây
dựng CTGT bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín 74
Bảng 4.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách đầu tư công cho xây
dựng ở huyện Thường Tín
75
Bảng 4.23. Đánh giá về cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư xây dựng CTGT
bằng vốn NSNN tại huyện Thường Tín 79
Bảng 4.24. Đánh giá về tình hình cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN tại huyện Thường Tín
80
Bảng 4.25. Đánh giá về sự phối hợp trong quản lý đầu tư xây dựng CTGT bằng
vốn NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín
81
Bảng 4.26. Đánh giá của cán bộ về công tác lập dự án đầu tư xây dựng CTGT từ
NSNN huyện Thường Tín
83
Bảng 4.27. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn
NSNN trên địa bàn huyện Thường Tín 87
Bảng 4.28. Nhận định về hệ thống chỉ tiêu đánh giá chương trình đầu tư cơng
cho giảm nghèo và phát triển kinh tế ở Thường Tín
viii
88
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Duy Hiển
Tên luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt
Nam Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung là đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước
về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong những năm qua, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao
thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, Hà Nội trong thời
gian tới. Mục tiêu cụ thể: Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước; Đánh giá thực trạng tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
trong đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại
huyện Thường Tín, TP Hà Nội; Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước tại huyện Thường Tín, Hà Nội trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu bao gồm: Thu
thập thơng tin, tổng hợp, phân tích xử lý số liệu, phương pháp so sánh. Số liệu thứ cấp
thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành,
các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp
được thu thập bằng các công cụ điều tra, phỏng vấn 110 mẫu bao gồm 20 công ty xây
dựng, 58 cán bộ giao thông xây dựng và cán bộ địa chính xã, thị trấn và 42 cán bộ
lãnh đạo cấp huyện và thành phố có liên quan.
Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng gồm: Thực trạng công tác xây dựng quy
hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng cơng trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội; Thực trạng quản lý Nhà nước về công tác
lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán; Thực trạng quản lý nhà nước về việc
triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng trên địa
ix
bàn; Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm; Thực trạng
quản lý thanh quyết tốn trong đầu tư xây dựng cơng trình giao thông bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm: Cơ chế, chính sách;
Chất lượng nhân lực tham gia quản lý; Cơ sở vật chất cho quản lý; Sự phối hợp giữa các
cơ quan đơn vị; Quản lý lập và thẩm định đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình
giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp
sau: Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý; Tăng cường công tác
quy hoạch đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng; Nâng cao chất lượng thẩm tra thẩm
định, phê duyệt thết kế BVTC và dự toán; Tăng cường quản lý giám sát, chất lượng thi
công xây dựng cơng trình.
x
THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Duy Hien
Thesis title: State management of investment in construction of transportation by the
government budget in Thuong Tin, Ha Noi city.
Major: Economic Management
Code: 8340410
Academic Institution: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
The general research objective is to assess the status of the state management of
investment in construction of transport works by the government budget in Thuong
Tin district, Hanoi in recent years, from which to propose some solutions to enhance
the effectiveness of state management of this sector in the future. Specific objectives:
To contribute to systematizing the theoretical and practical basis of state management
of investment in construction of transport works with state budget capital; Assessing
the current situation and factors affecting state management in investment in
construction of transport works with state budget capital; Proposing solutions to
enhance the effectiveness of state management of investment in construction of
transport works with state budget capital in Thuong Tin district.
Research Methods
The thesis used system collect and analysis methods such as: Information
gathering, synthesis, data processing and analysis, comparison methods. Secondary data is
collected from different sources such as: books, magazines, newspapers, reports of
industries sectors, government levels, websites.... Primary data were collected using
survey tools, interviews with 110 samples including 20 construction companies, 58
construction traffic officers and commune and town cadastral officers and 42 district
and city leaders.
Research results
Research was analyzed the situation including: Current status of planning
development and investment plan for construction of transport works with state budget
capital in Thuong Tin district, Hanoi city; Actual management of the formulation,
verification, appraisal of technical designs and estimates; Actual state management on
the implementation of construction investment in traffic works; Current status of
inspection, supervision and handling of violations; Current situation of management
and settlement of investment in construction of transport works with state budget
capital in Thuong Tin district, Hanoi city.
xi
The study has pointed out the factors affecting the state management of investment
in construction of transport works by the state budget, including: Mechanisms and
policies; Quality of human resources involved in management; Facilities for management;
Coordination between government agencies; Management of establishment and evaluation
of investment in construction of construction works with state budget capital.
In order to improve the efficiency of state management on investment in
construction of transport works with state budget capital, it is necessary to synchronously
implement the following solutions: Improving capacity and qualifications for official
managers; Strengthening the planning of transport construction investment; Improving the
quality of appraisal, approval of drawn construction design and cost estimates; Strengthen
management and supervision, construction quality.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hiện nay quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước ở nước ta còn nhiều hạn chế, thể hiện trên nhiều khía cạnh như
đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải ...Trình độ quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơng trình, vốn đầu tư xây dựng cơ bản cịn nhiều bất cập, hiện tượng
thất thốt, gây lãng phí, tiêu cực, tham nhũng... cịn khá phổ biến. Trong quá trình
triển khai quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giữ một vai trị thiết yếu
trong tồn bộ q trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư đặc biệt là các dự án
về giao thông, xuyên suốt các giai đoạn kể từ khi xuất hiện các cơ hội đầu tư, lập
dự án, thẩm định, ký kết các hợp đồng… cho đến khi dự án đi vào thi cơng và
chính thức được đưa vào hoạt động. Hiệu quả của một dự án đầu tư sẽ được đảm
bảo nếu như khâu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình được thực hiện
tốt. Ngược lại, việc quản lý thiếu chặt chẽ sẽ là nhân tố gây ảnh hưởng nhiều tới
tiến độ, chất lượng và ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư chung.
Hiện nay các hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12
Luật khác nhau và rất nhiều Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Thông tư hướng dẫn các Bộ, ngành và hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy
chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật từ khâu xác định chủ trương đầu tư, nhu cầu vốn
đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và kết thúc đầu tư xây dựng đưa
dự án vào vận hành khai thác. Tiêu chí phân loại, thẩm quyền quyết định, các điều
chỉnh đối với chương trình, dự án đầu tư công trong Luật Đầu tư công. Đơn cử,
trình tự lập, thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư có
sử dụng vốn ngân sách cấp huyện do cấp huyện, cấp xã quản lý được quy định
thành các quy trình khác nhau. Làm tăng thủ tục hành chính, ảnh hưởng tiến độ
thực hiện dự án vì một dự án có thể có 3 cấp quyết định chủ trương đầu tư trong
khi nội dung chủ trương đầu tư cũng chỉ gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư,
địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện..
Chưa có sự thống nhất giữa Luật Đầu tư Công, Luật Đầu tư và Luật Bảo vệ
môi trường về quy định Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong lập, thẩm
định phê duyệt chủ trương đầu tư dẫn đến vướng mắc trong quá trình triển khai các
dự án đầu tư, nhất là đối với các dự án có quy mơ lớn, dự án quan trọng quốc
1
gia. Chưa có sự thống nhất giữa Luật Đầu tư công và Luật Đất đai về các quy định
về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư là nguyên nhân một số dự án đầu tư
công liên quan đến hạ tầng giao thông bị đội vốn khi không ước tính đúng các kinh
phí liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng trong giai đoạn phê duyệt chủ
trương đầu tư, đầu tư dàn trải dẫn đến tiến độ chậm. Trình độ năng lực của các đối
tượng quản lý nhà nước cịn hạn chế dẫn đến chất lượng cơng trình bị hạn chế (Từ
Quang Phương, 2012).
Trên địa bàn huyện Thường Tín trong những năm vừa qua đã đầu tư xây
dựng nhiều dự án cơng trình: trường học, đường giao thơng, trạm y tế đặc biệt là
các cơng trình giao thơng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng Nông thôn mới, cải thiện môi trường xã hội, nâng cao chất lượng đời sống
cho nhân dân. Nhìn lại q trình thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện
Thường Tín, Hà Nội những năm qua, nhận thấy nổi lên những vấn đề như: đầu tư
chưa đồng bộ, thực hiện dự án chậm, chất lượng cơng trình chưa cao, cơng tác
thanh quyết tốn kéo dài, cơng trình chậm được đưa vào khai thác sử dụng dẫn đến
hiệu quả đầu tư hạn chế. Từ những lý do trên, đòi hỏi cần tăng cường quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng công trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước tại huyện Thường Tín, Hà Nội là một nhiệm vụ cấp thiết. Trên địa bàn huyện
Thường Tín cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập đến quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước một cách đầy đủ, tồn diện.
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng các
cơng trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Tín đặc
biệt là các cơng trình giao thơng, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý nhà
nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình
giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội
trong những năm qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản
lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội trong thời gian tới.
2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơng
trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tai huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tại sao phải nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình
giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tai huyện Thường Tín- Hà Nội?
- Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thông bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước tai huyện Thường Tín- Hà Nội gồm những nội
dung gì?
- Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thông
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tai huyện Thường Tín- Hà Nội hiện nay ra
sao? Những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại là gì?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
công trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tai huyện Thường TínHà Nội bao gồm những yếu tố nào? Và mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào?
- Giải pháp gì cần thiết để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng công trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện
Thường Tín- Hà Nội trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, TP Hà Nội thơng qua
các đối tượng sau:
3
+ Các cơng trình xây dựng giao thơng trên địa bàn huyện do huyện quyết
định đầu tư.
+ Các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện.
+ Các cá nhân trực tiếp tham gia quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng
trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội.
+ Các đơn vị tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản (tư vấn lập dự
án, thiết kế, đấu thầu, thi công,....).
+ Đơn vị quản lý và sử dụng cơng trình sau khi kết thúc đầu tư.
+ Các cơ chế, chính sách có liên quan.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung làm rõ tình hình chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư,
kết thúc đầu tư và đánh giá kết quả; các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín.
- Về khơng gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội.
- Về thời gian:
+ Số dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm
2016-2018.
+ Số liệu sơ cấp có được thơng qua điều tra, khảo sát năm 2018-2019
+ Phạm vi đề xuất giải pháp đến năm 2025
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước. Tác giả đã chỉ ra và phân tích để làm rõ thực trạng tình hình quản lý nhà
nước trong đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước trên các phương diện về xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư, về công tác
thanh tra, kiểm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán, hoạt động triển khai
thực hiện đầu tư xây dựng các cơng trình giao thông; công tác thanh tra, kiểm tra,
4
giám sát và xử lý vi phạm; hoạt động quản lý thanh quyết tốn trong đầu tư xây
dựng cơng trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nhân tố
ảnh hưởng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước bao gồm: Cơ chế, chính sách; Chất lượng nhân lực tham
gia quản lý; Cơ sở vật chất cho quản lý; Sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị;
Quản lý lập và thẩm định đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng
trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chính quyền địa phương và
người dân cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Nâng cao năng lực, trình độ
cho đội ngũ cán bộ quản lý; Tăng cường công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơng
trình giao thơng; Nâng cao chất lượng thẩm tra thẩm định, phê duyệt thiết kế
BVTC và dự toán; Tăng cường quản lý giám sát, chất lượng thi công xây dựng
cơng trình.
5
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THÔNG
BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình
giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình
Quản lý: là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm chỉ huy điều hành hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân tác
động chung và phù hợp với quy luật khách quan (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn
Bưu, 2005).
Quản lý nhà nước: Khái niệm quản lý nhà nước chỉ xuất hiện và tồn tại cùng
với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt
động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của
quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo
cách hiểu này, quản lý nhà nước là hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan nhà
nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.
Dự án: là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối
hợp và kiểm sốt, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục
tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi
phí và nguồn lực
Dự án đầu tư xây dựng: là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây
dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch
vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng,
dự án được thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng,
báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư
xây dựng (Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu, 2005).
6
Xây dựng cơ bản: Là xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thật, hạ tầng cơ sở
kinh tế - xã hội có tính chất xây dựng như: xây dựng cơng trình giao thơng, thủy
lợi thủy điện, cầu cảng, xây dựng nhà cửa, công sở, nhà máy phục vụ sản xuất phát
triển kinh tế; các cơng trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa cơng viên rạp
chiếu ...phục vụ phát triển của xã hội. Như vậy xây dựng cơ bản có đặc thù riêng
đó là lợi nhuận của nó phục vụ cho mọi người, mọi ngành trong xã hội, nguồn vốn
đấu tư lớn cần có sự đầu tư của nhà nước.
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng: Quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước thông qua hệ thống các định
hướng, quy hoạch, kế hoạch, các văn bản quy hoạch pháp luật xây dựng, v.v…
Nhằm tác động vào công việc của dự án các chủ thể tham gia quản lý và thực hiện
dự án đầu tư nhằm đặt được tốt nhất mục tiêu của dự án đặt ra (Đỗ Hoàng Toàn và
Mai Văn Bưu, 2005).
2.1.1.2. Khái niệm vốn ngân sách nhà nước
Vốn ngân sách nhà nước: Theo Luật ngân sách (Quốc hội, 2015). Đây là
nguồn vốn đầu tư chủ yếu để đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của
đất nước thông qua cấp phát khơng mang tính thu hồi nhưng đóng một vai trò rất
quan trọng trong việc tạo tiền đề cho phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng tốt, sẽ
khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư, làm ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội và
nhà nước sẽ có thêm nguồn thu để tái đầu tư vào các cơng trình hạ tầng và phục vụ
cho các nhiệm vụ của nhà nước.
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân, theo quy định hiện hành, bao gồm:
Một là, ngân sách huyện, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân
sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các huyện, huyện, thị
xã, thành phố thuộc huyện (Quốc hội, 2015).
Hai là, ngân sách huyện, huyện, thị xã, thành phố thuộc huyện (gọi chung là
ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị
trấn;
Ba là, Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã);
Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ
7
chiến lược, quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa phương, các chương
trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan trọng, điều phối hoạt động kinh
tế vĩ mơ của đất nước, bảo đảm quốc phịng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa
phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách. Các dự án mà ngân sách trung ương
đầu tư có thể kể đến bao gồm: đường quốc lộ, bến cảng, nhà ga, sân bay... (Quốc
hội, 2015).
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện
những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn
xã hội trong phạm vi quản lý. Các cơng trình mà ngân sách địa phương đầu tư bao
gồm: Trường học, bệnh viện, đường huyện... do địa phương quản lý.
Tại một địa phương có thể sẽ có 2 nguồn vốn đầu tư, một là nguồn ngân sách
Trung ương đầu tư các cơng trình trên địa bàn, hai là ngân sách địa phương.
Vốn đầu tư XDCB ngân sách nhà nước cấp huyện là tồn bộ chi phí NSNN
mà huyện phải bỏ ra trong suốt quá trình đầu tư để hình thành lên những cơng trình
xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường GPMB,
hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các
chi phí khác..., nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, từng
bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Chi đầu tư
xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước cấp huyện được thực hiện hàng năm nhằm
mục đích để đầu tư xây dựng các cơng trình, kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hố, xã
hội, an ninh, quốc phịng, các cơng trình khơng có khả năng thu hồi vốn (Từ
Quang Phương, 2012).
2.1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Quản lý về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước là quá trình thực hiện các chức năng quản lý lập kế hoạch, tổ chức quản
lý, điều hành kiểm soát của các cơ quan nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo cho dự án
hoàn thành đúng thời hạn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và đạt được các yêu cầu
đã định về kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, bằng các phương pháp và
điều kiện tốt nhất cho phép (Từ Quang Phương, 2012).
8
2.1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước giúp chủ đầu tư hoạch định, theo dõi và kiểm sốt tất cả những
khía cạnh của dự án giao thông theo quy định của pháp luật về ngành, lĩnh vực
giao thơng và khuyến khích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được
những mục tiêu của dự án đúng thời gian với chi phí, chất lượng và thời gian như
mong muốn ban đầu (Mai Văn Bưu, 2001).
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình giao thơng bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước đóng vai trị hết sức quan trọng, góp phần cải tạo xây
dựng hệ thống đường giao thông trên địa bàn dự án thực hiện, nhằm xây dựng cơ
sở hạ tầng và vật chất, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương đó phát triển.
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước sẽ liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án bằng
các công cụ của Nhà nước là những quy định cụ thể bằng Luật và Nghị định,
Thông tư hướng dẫn nhằm mục tiêu đầu tư xây dựng có hiệu quả và cụ thể hóa
mạng lưới giao thơng theo quy hoạch được duyệt. Quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơng trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa các cơ quan nhà nước trong
hoạt động đầu tư xây dựng với các đơn vị nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn
giám sát.. (tạo mối quan hệ hợp tác) trên cơ sở hành lang pháp lý quy định.(phối
hợp, thẩm định, kiểm tra chất lượng công trình theo quy định của pháp luật) (Mai
Văn Bưu, 2001).
2.1.3. Đặc điểm về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Do các cơng trình giao thơng sử dụng vốn ngân sách nên tồn bộ q trình
đầu tư xây dựng được nhà nước quản lý từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự
án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự tốn, lựa chọn nhà thầu, thi cơng xây lắp đến
khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước luôn được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê
duyệt và được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định (Từ Quang Phương, 2012).
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thông bằng nguồn vốn
9
ngân sách nhà nước duy nhất: Mỗi dự án đầu tư xây dựng cơ bản đều có đặc trưng
riêng biệt lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm,
không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi.
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đầu tư xây
dựng cơ bản đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn
có liên quan. Có thể ngày hoàn thành được ấn định một cách tuỳ ý, nhưng nó cũng
trở thành điểm trọng tâm của dự án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những
mục tiêu của người quyết định đầu tư (Từ Quang Phương, 2012).
2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình
giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Từ những đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư xây dựng cụ thể là dự án cơng
trình giao thơng mà quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội bao
gồm các nội dung chính sau: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng như trình tự
thủ tục lập, trình, thẩm định và phê duyệt dự án đâu tư xây dựng cơng trình giao
thơng (giai đoạn chuẩn bị đâu tư); Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu; Quản lý về
chất lượng thi công xây dựng công trình giao thơng (giai đoạn thực hiện đầu tư);
Quản lý thanh toán và quyết toán vốn đầu tư (giai đoạn kết thúc đầu tư).
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước là để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của
dự án đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành và quy hoạch xây dựng, đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới
mơi trường, mức độ an tồn đối với các cơng trình lân cận, các yếu tố ảnh hưởng
tới kinh tế xã hội, sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh
quốc phòng và tiến tới đề xuất người quyết định đầu tư quyết định thực hiện dự án
(Nguyễn Văn Đáng, 2006).
Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước bao gồm:
- Quản lý về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng cơng trình giao thông theo quy
định của Nhà nước.
- Quản lý trong cơng tác lập, thẩm định, trình phê duyệt đầu tư xây dựng
cơng trình giao thơng theo quy định của Nhà nước.
10
- Quản lý về chất lượng cơng trình (Nguyễn Văn Đáng, 2006).
2.1.4.1. Quản lý nhà nước về xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng
cơng trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Công tác xây dựng quy hoạch
Quy hoạch là sự sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và
bảo vệ môi trường trên lãnh thổ, vùng xác định. Quy hoạch là bố trí, cân đối các
nguồn lực xã hội và phân cơng lại lao động xã hội hợp lý giữa các địa phương
trong tỉnh, do đó quy hoạch phải đi trước một bước, nhất là quy hoạch đầu tư xây
dựng cơng trình giao thông.
-
Công tác lập kế hoạch
Kế hoạch là công cụ quản lý kinh tế chủ yếu của nhà nước nhằm đạt được
các ý đồ, mục tiêu mong muốn. Kế hoạch đầu tư xây dựng CTGT là tổng hợp các
yêu cầu đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN, tác động
mạnh mẽ vào các hoạt động trong quá trình đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn
NSNN, bắt đầu từ khâu chuẩn bị đầu tư đến hoạt động xây lắp và nghiệm thu, đưa
vào sử dụng cơng trình. Một kế hoạch được xây dựng tốt, hợp lý là điều kiện tiên
quyết để quản lý có hiệu quả đầu tư xây dựng CTGT bằng vốn NSNN (Nguyễn
Văn Đáng, 2006).
2.1.4.2. Quản lý trong công tác lập, thẩm định, trình phê duyệt đầu tư xây dựng
cơng trình giao thơng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp huyện
* Quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư
- Lập, thẩm tra, phê duyệt cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư
+ Lập hồ sơ đề xuất cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư: Căn cứ quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và sự cần thiết đầu tư, hàng năm các sở,
ban, ngành (đối với cấp Thành phố), phịng Tài chính - kế hoạch (đối với cấp
huyện), bộ phận chuyên môn (đối với cấp xã) và đơn vị quản lý, sử dụng cơng
trình nghiên cứu đề xuất đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng, trình Ủy ban nhân
dân cùng cấp xem xét quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư (Nguyễn
Bạch Nguyệt, 2005).
+ Thẩm tra hồ sơ đề xuất cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư: Cơ quan
thẩm tra: Sở Kế hoạch và đầu tư (đối với cấp thành phố), Phịng Tài chính - kế
11
hoạch (đối với cấp huyện), bộ phận chuyên môn (đối với cấp xã) là đầu mối tiếp
nhận, thẩm tra nội dung hồ sơ để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem
xét quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư.
+ Quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư: Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư xây dựng cơng trình
giao thơng theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi và xây dựng cơng trình giao thơng do Ủy ban nhân dân cấp dưới đề nghị hỗ trợ
(nếu có) (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2005).
- Xác định chủ đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng:
+ Đối với xây dựng cơng trình giao thơng do Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, giao Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân thành
phố ủy quyền cho các Sở hoặc ban Quản lý xây dựng cơng trình giao thơng trực
thuộc Thành phố có đủ điều kiện năng lực tổ chức thực hiện một phần nhiệm vụ,
quyền hạn của chủ đầu tư theo quy định của Chính phủ. (Nguyễn Bạch Nguyệt,
2005).
+ Đối với xây dựng cơng trình giao thông thuộc thẩm quyền quyết định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, chủ đầu tư xây dựng công trình giao thơng là
đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm,
+Trường hợp chưa xác định được đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng, khai
thác sản phẩm, cơng trình sau khi đầu tư hoặc đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng,
khai thác sản phẩm, công trình sau khi đầu tư khơng đủ điều kiện làm chủ đầu tư
thì thực hiện như sau: Đối với xây dựng cơng trình giao thơng thuộc thẩm quyền
quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố: Giao các Sở quản lý
cơng trình xây dựng chun ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ban Quản lý
xây dựng cơng trình giao thơng trực thuộc Thành phố có đủ điều kiện năng lực làm
chủ đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng đến nhóm A; các Sở, ngành khơng có
chức năng quản lý cơng trình xây dựng chun ngành làm chủ đầu tư xây dựng
cơng trình giao thơng đến nhóm B; Đối với xây dựng cơng trình giao thông thuộc
thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ủy ban
nhân dân cấp huyện có thể đồng thời làm chủ đầu tư hoặc giao cho Ban quản lý
xây dựng cơng trình giao thơng hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc có đủ
điều kiện năng lực làm chủ đầu tư; Đối với xây dựng cơng trình giao thơng thuộc
thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân
12