Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trên đàn gà thả vườn tại tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 70 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH
ORNITHOBACTERIUM RHINOTRACHEALE (ORT)
TRÊN ĐÀN GÀ THẢ VƯỜN TẠI TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn



Đỗ Thị Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Trần Anh Đào đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Bệnh lý Thú y, Khoa Thú y - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Bích Ngọc

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Mục lục....................................................................................................................................... iii

Danh mục các từ viết tắt........................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract............................................................................................................................ x
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................... 3
2.1.

Lịch sử và tình hình nghiên cứu bệnh ORT........................................................... 3

2.1.1.

Tình hình nghiên cứu ORT trên thế giới................................................................. 4

2.1.2.

Tình hình nghiên cứu ORT tại Việt Nam................................................................ 6


2.2.

Căn bệnh...................................................................................................................... 6

2.2.1.

Phân loại...................................................................................................................... 6

2.2.2.

Hình thái cấu trúc của vi khuẩn............................................................................... 6

2.2.3.

Tính chất ni cấy và đặc điểm khuẩn lạc............................................................. 7

2.2.4.

Đặc tính sinh hóa........................................................................................................ 7

2.2.5.

Định serotype và phân loại chủng......................................................................... 11

2.2.6.

Khả năng miễn dịch................................................................................................. 11

2.2.7.


Sức đề kháng............................................................................................................. 11

2.2.8.

Khả năng gây bệnh................................................................................................... 12

2.3.

Truyền nhiễm học..................................................................................................... 12

2.3.1.

Loài vật mắc bệnh.................................................................................................... 12

2.3.2

Lứa tuổi mắc bệnh.................................................................................................... 13

2.3.3.

Mùa vụ phát bệnh..................................................................................................... 13

2.3.4.

Chất chứa mầm bệnh............................................................................................... 13

2.3.5.

Phương thức truyền lây........................................................................................... 14


2.4.

Triệu chứng và bệnh tích......................................................................................... 14

2.4.1.

Triệu chứng của gà mắc ORT................................................................................. 14

iii


2.4.2.

Bệnh tích của gà mắc ORT..................................................................................... 15

2.5.

Chẩn đốn.................................................................................................................. 16

2.5.1.

Chẩn đốn lâm sàng................................................................................................. 16

2.5.2.

Chẩn đốn phịng thí nghiệm.................................................................................. 17

2.6.


Biện pháp phịng và trị bệnh................................................................................... 20

2.6.1.

Phịng bệnh................................................................................................................ 20

2.6.2.

Điều trị....................................................................................................................... 20

2.6.3

Chẩn đốn phân biệt một số bệnh đường hô hấp của gà.................................... 21

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 24
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 24

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 24

3.3.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 24

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 24


3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 24

3.5.1.

Phương pháp quan sát các triệu chứng lâm sàng................................................ 24

3.5.2.

Phương pháp mổ khám............................................................................................ 24

3.5.3.

Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu làm tiêu bản........................................ 25

3.5.4.

Phương pháp PCR.................................................................................................... 25

3.5.5.

Phương pháp làm và nhuộm tiêu bản vi thể......................................................... 27

3.5.6.

Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn....................................................... 29

3.5.7.


Phương pháp thử các đặc tính sinh hóa................................................................ 32

3.5.8.

Phương pháp phân tích số liệu............................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận............................................................................................. 33
4.1.

Kết quả nuôi cấy và phân lập vi khuẩn................................................................. 33

4.2.

Xác định một số đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn gây bệnh.............................. 37

4.3.

Giám định vi khuẩn bằng PCR............................................................................... 38

4.4.

Xác định các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh ORT............................... 39

4.5.

Xác định các tổn thương đại thể của gà mắc bệnh.............................................. 42

4.6.


Xác định các bệnh tích vi thể của gà mắc bệnh................................................... 46

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 51
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 51

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 53

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

AMC

Amoxcicilin/ Clavulanic acid

AMP

Ampicilline

BEAs


Boiled extract antigens

BHB

Brain heart infusion broth

CFU

Colony Forming units

CRD

Chronic Respiratory Disease

DO

Doxycilin

E

Erythromycin

GAP

Agar gel precipitation

H

High: Mẫn cảm cao


I

Intermediate: Mẫn cảm trung bình

IB

Infectious bronchitis

IC

Infectious Coryza-IC

ILT

InfectiousLaryngo Tracheitis

L

Lincomycin

ORT

Ornithobacterium rhinotracheale

PAP

Peroxidase – anti peroxidase

PB


Pasteurella broth

PCR

Polymerase chain reaction

PGNR

Pleomorphic Gram Negative Rod

R

Resistan: Kháng

SBA

Sheep blood agar

SXT

Sulfamethoxazol-Trimethoprin

TE

Tetracycline

TSA

Tryptic soy agar


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phản ứng enzyme O. Rhinotracheale (Richard P. Chin, PaulC.M.van
Empel, and Hafez M. Hafez) .......................................................................
Bảng 2.2: Sự khác biệt của O.rhinotracheale với Kingella spp và các vi khuẩn gram
âm hình que của các họ Pasteurellaceae có khả năng gây bệnh cho gia
cầm (Paul van Empel, Han Van Den Bosch, Peter Loeffen, and Paul
Storm. Identification and Serotyping of Orithobacterium rhinotracheale,
1996)...........................................................................................................
Bảng 3.1 Hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động gồm 12 bình. ..................................
Bảng 4.1: Kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm .............................................
Bảng 4.2: Kết quả phân lập ORT từ mẫu bệnh phẩm ..................................................
Bảng 4.3: Kết quả một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn ORT ...................................
Bảng 4.4: Triệu chứng lâm sàng của gà mắc ORT ......................................................
Bảng 4.5: Kết quả biến đổi bệnh tích đại thể của gà mắc ORT ....................................
Bảng 4.6: Mức độ tổn thương đại thể tại các cơ quan của gà mắc ORT .......................
Bảng 4.7. Biến đổi bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của gà mắc ORT ......................
Bảng 4.8: Bảng tổng hợp biến đổi bệnh lý của gà mắc ORT .......................................

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hình thái vi khuẩn ORT dưới kính hiển vi.......................................................... 7
Hình 3.1: Thạch máu có bổ sung gentamycin.................................................................... 30
Hình 3.2: Sơ đồ phân lập vi khuẩn ORT............................................................................. 31
Hình 4.1: Khuẩn lạc ORT ni cấy trên mơi trường thạch máu sau 24 giờ ................... 33

Hình 4.2: Tỷ lệ phân lập vi khuẩn ORT............................................................................... 35
Hình 4.3: Tỷ lệ phân lập ORT từ mẫu bệnh phẩm............................................................. 36
Hình 4.4: Kết quả một số đặc tính sinh hóa ORT.............................................................. 38
Hình 4.5: Kiểm tra sản phẩm PCR của ORT...................................................................... 39
Hình 4.6: Gà mệt mỏi, ủ rũ.................................................................................................... 41
Hình 4.7: Gà khó thở thường há mồm để thở..................................................................... 41
Hình 4.8: Phân gà màu cà phê (có thể màu trắng)............................................................. 41
Hình 4.9: Gà ủ rũ, xã cánh..................................................................................................... 41
Hình 4.10: Phổi viêm, xuất huyết......................................................................................... 45
Hình 4.11: Xuất huyết khí quản, có bã đậu......................................................................... 45
Hình 4.12: Túi khí viêm dày lên, đục, có bã đậu............................................................... 45
Hình 4.13: Viêm bao tim, tim xuất huyết............................................................................ 46
Hình 4.14: Gan xuất huyết..................................................................................................... 46
Hình 4.15: Lách, thận xuất huyết.......................................................................................... 46
Hình 4.16. Tổn thương vi thể của gà mắc ORT.................................................................. 50

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Thị Bích Ngọc
Tên Luận văn: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh Ornithobacterium
rhinotracheale (ORT) trên đàn gà thả vườn tại tỉnh Ninh Bình.”

Ngành: Thú Y

Mã số: 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các biểu hiện triệu chứng lâm sàng, các tổn thương đại thể, vi thể
trên đàn gà mắc ORT từ đó có phương pháp chẩn đốn bệnh nhanh, chính xác và phân
biệt với các bệnh khác.
Phương pháp nghiên cứu


Nội dung :
- Phân lập vi khuẩn gây bệnh
- Xác định một số đặc điểm sinh vật, hóa học của vi khuẩn gây bệnh
- Giám định vi khuẩn bằng PCR
- Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh
- Nghiên cứu tổn thương đại thể và vi thể



Phương pháp nghiên cứu :
-

Phương pháp quan sát các triệu chứng lâm sàng

-

Phương pháp mổ khám

-

Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu làm tiêu bản

-


Phương pháp PCR

-

Phương pháp làm và nhuộm tiêu bản vi thể

-

Phương pháp nuôi cấy và phân lập vi khuẩn

-

Phương pháp thử các đặc tính sinh hóa

-

Phương pháp phân tích số liệu

Kết quả chính và kết luận


Kết quả nuôi cấy và phân lập vi khuẩn:

- Khuẩn lạc ORT có đặc điểm: khuẩn lạc nhỏ, khơng dung huyết ra xung quanh, màu
xám tới xám trắng đơi khi có màu đỏ hung, bờ mặt lồi với bờ rìa rõ ràng. Ở những

viii


lần ni cấy đầu tiên khuẩn lạc có kích thước lớn nhất khoảng 1 – 3 mm sau khoảng

48 giờ nuôi cấy nhưng ở những lần sau thường khuẩn lạc nhỏ hơn và biến dạng không
đồng nhất.
- Tỷ lệ phân lập vi khuẩn ORT cao ở các bộ phận trên đường hơ hấp như dịch khí
quản, phổi, túi khí, dịch ngoáy lên đến 100 % và thấp hơn ở các cơ quan khác như
gan, lách, tuyến tụy, thận, tim, ruột.


Một số đặc điểm sinh vật, hóa học của vi khuẩn gây bệnh -

Phản ứng Catalase âm tính (Khơng có hiện tượng sủi bọt)

- Phản ứng Oxidase dương tính (xuất hiện màu tím đen hay giấy đổi thành màu
xanh) - Phản ứng Indol cho kết quả âm tính (khơng xuất hiện vịng trịn đỏ)


Giám định vi khuẩn bằng PCR
- So với thang chuẩn DNA(100bp ladder) thì giếng đối chứng dương (+) cho

vạch DNA tương ứng 784bp (theo thiết kế mồi) giếng đối chứng âm không cho vạch
hay sản phẩm PCR, đối chứng dương cho vạch. Các đối chứng dương và đối chứng
âm trong thí nghiệm đều cho kết quả như vậy do đó kết quả phản ứng là đáng tin cậy.


Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh
- Các triệu chứng được quan sát thấy là: Ủ rũ, mệt mỏi, xã cánh, khó thở, một

số con có hiện tượng sốt, khi tiến hành kiểm tra kĩ trên từng con thấy một số có hiện
tượng chảy dịch mũi, dịch miệng. Gà bỏ ăn hoặc giảm ăn, giảm tăng trọng, gà đẻ giảm
đẻ, trứng méo mó…Hầu hết, ở các đàn gà mắc ORT đều thấy gà tiêu chảy, phân lỏng
màu cà phê hoặc màu trắng, một số con có hiện tượng sưng, phù mặt.



Bệnh tích đại thể
- Bệnh tích đại thể chủ yếu của gà mắc ORT tập trung phần lớn ở các cơ quan

hơ hấp như phổi xuất huyết, viêm có mủ và tơ huyết, khí quản xuất huyết, lịng khí
quản bã đậu, túi khí xuất huyết, viêm dày lên, đục, có dịch tiết và bọt trong xoang
bụng,dịch tiết màu trắng giống sữa chua, có bã đậu. Các cơ quan khác như tim, tuyến
tụy, gan, lách, thận, ruột, não… có tổn thương nhưng khơng nhiều.


Bệnh tích vi thể

- Các biến đổi bệnh tích vi thể của gan chủ yếu là thối hóa tế bào, xuất huyết
chiếm cao nhất 55% trong các hiện tượng biến đổi bệnh lý khác. Các hiện tương thâm
nhiễm tế bào, sung huyết hay hoại tử tế bào chỉ chiếm trên 30%.

Ngồi ra bệnh tích cũng tập trung nhiều tại các cơ quan/bộ phận: tuyến tụy
xuất huyết, thâm nhiễm tế bào viêm; tim, gan, thận, lách cũng bị xuất huyết..

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Do Thi Bich Ngoc
Thesis title: “Research some of the characteristics of the disease pathology
Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) on backyard chicken in Ninh Binh”
Major: Veterinary

Code: 60 64 01 01


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Study of clinical symptoms, macroscopic lesions, microscopic infected
chickens on ORT from which diagnostic method quickly and accurately, and
distinguish it from other diseases.
Materials and Methods
* Content:
- Isolation of pathogenic bacteria
- Identify some characteristics of biological, chemical, pathogenic bacteria
- Inspection of bacteria by PCR
- Research and clinical symptoms of the disease of chickens
- Research and microscopic lesions can

* Research Methods:
- Methods of observation of clinical symptoms
- Methods for post-mortem
- Methods of sampling and preservation as template
- Method of PCR
- Methods for making and dyeing microscopic specimens
- The method of culturing and isolating bacteria
- Test methods for biochemical characteristics
- Methods of data processing

Main findings and conclusions


Culture results and bacterial isolates:

- ORT characterized colonies like this one: small colonies, no haemolysis

around, gray to gray sometimes hung red, convex shore with clear edge. At the time
the first cultured colony largest size of about 1-3 mm after about 48 hours of culture,
but in the next time usually smaller colonies and inhomogeneous deformation.

x


- The percentage of high ORT bacteria isolated in parts such as translation
respiratory trachea, lungs, air sacs, Swab service and up to 100% lower than in other
parts such as the liver, spleen, pancreas, kidneys , heart, intestines.


The results of some biological characteristics, the chemistry of bacteria
- Catalase negative reaction (no foaming phenomenon)
- Oxidase reaction positive (black or violet color changed to blue paper)
- Indole reaction for a negative result (not appear red circle)



The results of the assessment of bacteria by PCR
- Compared with the standard DNA ladder (100bp ladder), the positive control

wells (+) for the corresponding DNA 784bp bar (according to design primers) wells
negative control, the positive control results are as expected, the negative control not to
bar or PCR products, the positive control for the equalizer. The positive control and
negative control in the experiment are the results so therefore results are reliable response.


The results of clinical symptoms of infected chickens
- The symptoms observed are: moodiness, fatigue, social wing, difficulty


breathing, a child has a fever phenomenon, when examined carefully on each child see
some nasal discharge phenomenon, translated mouth. Stop eating chicken or reduced
meals, reduced weight gain, reduced laying hens, eggs distorted ... Most of the
infected chickens were found ORT chicken diarrhea, loose stools or white coffee
color, some of the phenomena swelling, facial edema.


Results were broadly hurt
- The university may change primarily lesions of infected chickens ORT

concentrated mostly in the respiratory organs such as lung haemorrhage, infection
with pus and fibrin, tracheal bleeding, heart shit trachea, airbag production blood,
inflammatory thickening, cloudy, with secretions and saliva in the abdominal cavity,
fluid white varieties of yogurt, bean pulp. Other organs such as the heart, pancreas,
liver, spleen, kidney, intestine, brain ... but not much damage.


The results of microscopic lesions
- The change of liver microscopic lesions mainly cell degeneration,

hemorrhage accounts for 55% of the highest phenomena other pathological changes.
The cell infiltration phenomenon, congestion or necrosis accounting for just over 30%.
Also lesions also concentrated in the agency / department: pancreatic
hemorrhage, inflammatory cell infiltration; heart, liver, kidney, spleen and bleeding ..

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn lấy phát
triển nông nghiệp làm cơ bản với hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn
ni. Hai ngành sản xuất này gắn bó mật thiết với nhau và cùng thúc đẩy lẫn nhau
trong quá trình phát triển. Đi cùng với sự phát triển của trồng trọt, chăn ni cũng
đã khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nơng nghiệp Việt Nam nói
chung, đặc biệt là chăn nuôi gà, đây là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao do
chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi lại cao, giá trị lao động
ngành này có điều kiện tăng nhanh hơn so với trồng trọt, việc áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật vào chăn ni có thể tiến hành nhanh chóng và đem lại kết quả, hiệu quả
kinh tế xã hội cao. Bên cạnh những thành tựu đạt được ngành chăn ni gia cầm
cịn gặp một số trở ngại do tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra và diễn biến
phức tạp, nhiều bệnh mới xuất hiện rất khó kiểm sốt làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của ngành. Vì thế, để chăn ni có năng suất và chất lượng cao chúng ta cần
đặc biệt chú trọng đến công tác thú y, phịng trị bệnh cho vật ni.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy các bệnh truyền nhiễm thường xảy
ra trên đàn gà như cúm gia cầm, Newcastle, CRD, ORT. Trong đó, bệnh ORT là
bệnh hơ hấp cấp tính, lây lan nhanh và điều trị khó. Bệnh gây ra do vi khuẩn
Ornithobacterium rhinotracheale, gây hiện tượng nhiễm trùng đường hô hấp rất
nặng ở gà ta và gà tây với các triệu chứng, bệnh tích như: ho, khó thở, đớp khơng
khí, màng niêm mạc mắt viêm thủy thũng, phế quản gốc có kén mủ, khí quản bị
sung huyết, có nhiều dịch nhày, phổi viêm tơ huyết... tỷ lệ mắc bệnh cao 50 –
100%, tỷ lệ chết thấp 5 – 20% nhưng bệnh làm gà chậm lớn, cịi cọc, khơng đồng
đều… làm tăng chi phí về thức ăn, gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi. Tại Việt Nam
các nghiên cứu về vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale cũng như bệnh hô
hấp phức hợp trên gia cầm vẫn cịn rất hạn chế do đó việc chẩn đốn chính xác
bệnh dựa trên các bệnh tích, triệu chứng lâm sàng cịn gặp nhiều khó khăn và dễ
nhầm lẫn với các bệnh gây ra trên đường hô hấp của gia cầm như: IB, CRD,
Newcastle, ILT…. Điều trị bệnh ORT rất khó khăn và phức tạp do vi khuẩn
dễ nhờn thuốc kháng sinh và thường ghép với các bệnh khác, hiện nay chưa có

vaccine phịng bệnh nên việc quản lý và phịng trị bệnh càng khó khăn hơn.

1


Trước yêu cầu cấp thiết trên cần phải có các nghiên cứu về đặc điểm bệnh
lý cũng như các phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng: phân lập vi khuẩn hay giám
định PCR… để giúp việc chẩn đốn sớm tìm ra vi khuẩn gây bệnh làm cơ sở cho
phòng và trị bện đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi
tiến hành triển khai đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh
Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trên đàn gà thả vườn tại tỉnh Ninh
Bình.”
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các biểu hiện triệu chứng lâm sàng, các tổn thương đại thể, vi

thể trên đàn gà mắc ORT từ đó có phương pháp chẩn đốn bệnh nhanh, chính xác
và phân biệt với các bệnh khác.
1.3.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Các kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm bệnh lý của đàn gà mắc bệnh

ORT ở tỉnh Ninh Bình; là những tư liệu khoa học bước đầu nghiên cứu trên đàn gà
mắc bệnh ORT ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam
Qua kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học đề ra được các biện pháp
phòng và trị bệnh ORT trên đàn gà đạt hiệu quả cao, giảm tác hại của bệnh gây ra
cho ngành chăn nuôi gà ở nước ta.


2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ORT
Bệnh suy hơ hấp do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale là một bệnh
truyền nhiểm ở loài chim với đặc điểm là; gây trụy hô hấp, gây chết và làm giảm
khả năng sinh trưởng. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng đa dạng, tỷ lệ gây chết
khá cao, diễn biến phụ thuộc vào môi trường chăn nuôi như, quản lý chăm sóc
kém, mật độ chuồng ni cao, chất lượng của chất lót chuồng kém, vệ sinh khơng
khí, vệ sinh chuồng nuôi kém.
Triệu chứng lâm sàng trong suốt giai đoạn bệnh và tỷ lệ chết do ORT ở các
ổ dịch bùng phát diễn biến khá đa dạng. chúng chịu ảnh hưởng của rất nhiều các
yêu tố môi trường như quản lý chăm sóc kém, độ thơng thống kém, mật độ cao,
hàm lượng amoniac cao, chất độn chuồng kém.
Triệu chứng lâm sàng thường suất hiện ở gà thịt suất hiện ở 3-6 tuần tuổi
với tỷ lệ chết khoảng 5-10% với các triệu chứng ủ rũ, kém ăn, giảm tăng trọng,
tăng tiết dịch, vẩy mỏ có hiện tượng phù mặt.
Ở gà giống bố mẹ, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn đầu của gà đẻ đạt đỉnh

hay ngay trước khi đưa gà lên chuồng đẻ. Có biểu hiện: tăng tỷ lệ chết, giảm ăn,
giảm đẻ, giảm kích thước trứng, chất lượng vỏ trứng kém, tỷ lệ có phơi và khả
năng ấp nở cũng bị ảnh hưởng.
Ở gà đẻ thương phẩm, giảm đẻ, tăng trứng méo và tăng tỷ lệ chết có liên hệ

tới sự nhiễm ORT
Ở gà thịt thương phẩm, các tổn thương đại thể thường gặp bao gồm viêm

phổi, viêm màng phổi và viêm túi khí. Khi giết thịt hoặc kiểm tra sau giết mổ sẽ
thấy dịch dạng bọt, mầu trắng, chất dịch tiết này có màu giống sữa chua và có thể

thấy rõ trong các túi khí. Hầu hết các tổn thương chỉ tiến triển ở một bên thùy phổi.
Các tổn thương do ORT có thể làm tỷ lệ chết tăng cao tới 50% hoặc hơn. Thêm
nữa, phù thũng dưới da mặt, gây viêm đầu, viêm xương tủy và viêm màng não
được thấy ở gà.
Lần đầu tiên người ta phân lập được một chủng ORT từ dịch nước mũi,
dịch phù ở mặt, mủ và tơ huyết trên túi khí bị viêm của gà tây 5 tuần tuổi tại phía
Bắc nước Đức. Năm 1983, người ta đã tiến hành nuôi cấy vi khuẩn từ dịch khí

3


quản của quạ non. Năm 1986, ORT được phân lập từ gà tây tại Isarel ở nhiều lứa
tuổi với bệnh tích viêm xuất huyết cấp tính ở phổi và viêm túi khí. Năm 1987,
ORT được phân lập từ giống vịt Bắc Kinh 10 tuần tuổi ở Hungary và người ta cho
rằng cùng với bệnh tụ huyết trùng, vi khuẩn ORT được coi như một bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm trên gà. Giữa những năm 1986 và 1988 là thời điểm ORT được
nhận định như một chủng vi khuẩn giống Pasteurella, được phân lập từ đàn gà tây
giống ở Anh, kèm với triệu chứng như yếu ớt, giảm đẻ, ho, tỷ lệ chết thấp, túi khí
viêm tơ huyết và viêm phổi.
Năm 1986, người ta đã bắt đầu nghiên cứu phân lập ORT ở Califonia. Kết
quả: đã xác định được các đặc điểm của 14 chủng vi khuẩn thu thập và phân lập
được từ năm 1980 đến 1981 trên các đàn gà tây và gà có triệu chứng của bệnh hơ
hấp (Charlton và cs, 1986). Vào năm 1991, Du Preez thấy rằng có các biểu hiện
của bệnh hô hấp trên các bệnh hô hấp trên các đàn gà thịt thương phẩm tại Nam
Phi, nơi sau đó cũng đã phân lập được ORT.
Năm 1993, lần đầu tiên ORT được mơ tả chính thức (Charlton và cs, 1993).
Đến năm 1994, người ta đã công bố cây phát sinh lồi, các genotype, phân loại
sinh hóa học và các đặc trưng phenotype cổ điển của 12 chủng đã phân lập và
được đề xuất mang tên ORT (Vandamme và cs 1994). Tuy nhiên, sự phát hiện và
phân lập được vi khuẩn đã được thực hiện từ những năm trước 1993.

ORT được cho là nguyên nhân gây ra bệnh với các triệu chứng, bệnh tích
giống tụ huyết trùng trên gà tây ở Đức vào năm 1993 và 1994 và gà tây giống 32
tuần tuổi tại Mỹ năm 1996. Và kể từ đó tới nay, có nhiều báo cáo phân lập của
Vandamme và cs. Vào năm 1994, ORT đã được phân lập từ chim hoang dã ở nhiều
quốc gia trên thế giới (Nguyễn Thị Lan và cs., 2014).
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ORT trên thế giới
Năm 1981, lần đầu tiên người ta phân lập được một chủng ORT từ dịch
nước mũi, dịch phù ở mặt, mủ và tơ huyết trên túi khí bị viêm của gà tây 5 tuần
tuổi tại phía Bắc nước Đức.
Năm 1983, vi khuẩn được ni cấy từ dịch khí quản của quạ non.
Năm 1986, ORT được phân lập từ gà tây tại Isarel ở nhiều lứa tuổi với bệnh
tích viêm xuất huyết cấp tính phổi và viêm túi khí. Năm 1987, ORT được phân lập
từ giống vịt Bắc Kinh 10 tuần tuổi ở Hungary và cùng với bệnh tụ huyết trùng, vi
khuẩn ORT được coi như một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gà.

4


Giữa những năm 1986 và 1988 là thời điểm ORT được nhận định như một chủng
vi khuẩn giống Pasteurella, được phân lập từ đàn gà tây giống ở Anh, kèm với

triệu chứng như yếu ớt, giảm đẻ, ho, tỷ lệ chết thấp, túi khí viêm tơ huyết và viêm
phổi.
Năm 1986, người ta đã bắt đầu nghiên cứu phân lập ORT ở Califonia. Kết
quả: đã xác định được các đặc điểm của 14 chủng vi khuẩn thu thập và phân lập
được từ năm 1980 đến 1981 trên các đàn gà tây và gà có triệu chứng của bệnh hơ
hấp (Charlton và cs, 1986). Vào năm 1991, Du Preez thấy rằng có các biểu hiện
của bệnh hô hấp trên các bệnh hô hấp trên các đàn gà thịt thương phẩm tại Nam
Phi, nơi sau đó cũng đã phân lập được ORT.
Năm 1993, một số gà tây đã được quan sát ở Hà Lan và Đức, với những

triệu chứng lâm sàng như vảy mỏ, khó thở và sung huyết xoang hốc mắt, cùng với
sự tăng trưởng chậm của gà thịt (Hafez H.M và Cs.,1996;. K. H. Hinz và Cs.,
1994)
Tại Đức, người ta thấy rằng tỷ lệ nhiễm chủ yếu ở gà tây 14 tuần trở lên
(Hafez H.M và Cs.,1996). Sau đó, tìm thấy vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm đường
hô hấp gia cầm ở Israel (Bock et al., 1995), Bỉ (Wyffels & Hommez, 1990), và Mỹ
(B. R. Charlton và Cs., 1993).
Ban đầu, các loại vi khuẩn mới chỉ được gọi tên như là một vi khuẩn Gram
âm, hình que (PGNR; B. R. Charlton và Cs., 1993), Pasteurella -like (Hafez H.M
và Cs., 1993) hoặc Kingella -like (P. van Empel và Cs., 1994). Năm 1994, ORT
được phân lập từ chim hoang dã và được đặt tên dùng cho đến nay (P. Vandamme
và Cs., 1994).
Tại Đức, đã thực hiện điều tra về việc nuôi cấy O. rhinotracheale đã thấy
rằng ORT phân lập từ đường hô hấp của gà tây trong năm 1981 và ở quạ trong
năm 1983 (P. Vandamme và Cs., 1994). Nó cũng đã được phân lập ở Bỉ (Wyffels
& Hommez, 1990), Mỹ (B. R. Charlton và Cs., 1993) và Israel (R. Bock và Cs.,

1995). O. rhinotracheale đã được phân lập từ gà gô, gà lôi, chim bồ câu, chim cút,
vịt, chim đa đa, đà điểu, ngỗng, gà sao, gà và gà tây (B. R. Charlton và Cs.,1993)
Trong các khu vực khác nhau ở Mỹ, O. rhinotracheale gây ra viêm phổi cấp
tính với tỷ lệ tử vong từ 1 - 15%, và đôi khi thậm chí lên đến 50% ở gà tây vào
năm 1995 và 1996. Sự hiện diện của O. rhinotracheale trên chim ở Nam Mỹ

5


và châu Á có thể đã được nghiên cứu, quan sát nhưng chưa được công bố ((P.
Vandamme và Cs.,1994).
Hiện nay, tình hình dịch bệnh ORT cũng như các nghiên cứu về chúng vẫn
đang được tiến hành tại nhiều quốc gia.

2.1.2. Tình hình nghiên cứu ORT tại Việt Nam
Trong những năm vừa qua tại Việt Nam có rất nhiều tỉnh thấy xuất hiện các
đàn gia cầm chết với những triệu chứng, bệnh tích giống như các mơ tả về bệnh
ORT trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam khơng có nhiều các nghiên cứu về ORT
được công bố. Tháng 6 năm 2014, lần đầu tiên người đã tổng hợp cụ thể về tình
hình nghiên cứu trên thế giới và các đặc điểm quan trọng của ORT làm cơ sở cho
việc chẩn đoán xét nghiệm (Nguyễn Thị Lan và Cs, 2014). Đến tháng 12 năm
2014, người ta đã tiến hành nghiên nhận dạng, phân lập và xác định mức độ mẫn
cảm kháng sinh của vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale (Võ Thị Trà An và
Cs, 2014). Và cho đến nay vẫn chưa có thêm nghiên cứu nào về sự lưu hành của vi
khuẩn ORT trên gà tại Việt Nam.

2.2. CĂN BỆNH
2.2.1. Phân loại
ORT nằm trong họ rRNA-V cùng với Cythophaga - Flavobacterrium Bacteroidesphylum và có mối quan hệ mật thiết với hai loại vi khuẩn khác gây
bệnh trên gia cầm là Riemerella anatipestifer và Coenonia anatine. Trước đây, vi
khuẩn này được biết đến với rất nhiều tên như: Pleomorphic Gram Negative Rod
(PGNR), vi khuẩn dạng Pasteurella, trực khuẩn Gram âm đa hình dạng trước khi
có tên gọi Ornithobacterium rhinotracheale được sử dụng cho đến ngày nay
(Bock, R., 1995; Charlton, B. R., 1993; Hinz, K. H., 1994).
2.2.2. Hình thái cấu trúc của vi khuẩn
ORT là một vi khuẩn Gram âm, đa hình thái, khơng có khả năng di động,
dạng trực khuẩn nhỏ, khơng hình thành nha bào. Trên mơi trường thạch, chúng
thường có dạng ngắn, trực khuẩn dạng dùi trống, với kích thước đường kính 0,2 0,9µm và dài 0,6 - 5µm. Nhưng trong mơi trường dạng lỏng, chúng rất dài, có thể
dài tới 15µm [Charlton, B. R., 1993; Hafez, H. M., 1996; Hinz, K. H. Et al, 1994).

6


Hình 2.1: Hình thái vi khuẩn ORT dưới kính hiển vi

2.2.3. Tính chất ni cấy và đặc điểm khuẩn lạc
ORT sinh trưởng trong điều kiện hiếu khí, hiếu khí tùy tiện và yếm khí tùy
tiện. Điều kiện sinh trưởng tối ưu là là ở nhiệt độ 37ºC, CO 2 5%, thời gian nuôi
cấy 24 - 72 giờ; tuy nhiên, chúng vẫn sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 30ºC - 42ºC. Vi
khuẩn này sinh trưởng mạnh trên môi trường thạch máu có 5 - 10% máu cừu (có
bổ sung 10µg/ml Gentamycine), nhưng cũng sinh trưởng được trên môi trường
thạch tryptose soy và môi trường chocolate agar. Vi khuẩn không sinh trưởng trên
các môi trường MacConkey Agar, Endo Agar, Gassner Agar, Drigalskil Agar hay
Simon’s Citrate. Sự phát triển của vi khuẩn trong các môi trường dạng lỏng cần
phải được lọc kỹ, như môi trường BHB (Brain Heart Infusion Broth), PB
(Pasteurella Broth), hay Todd Hewitt Broth.
ORT có khuẩn lạc rất nhỏ, khơng gây dung huyết ra xung quanh, màu xám
tới trắng xám, đôi khi hơi đỏ thẫm, mặt lồi với bờ rõ ràng, sắc nét. Ở những lần
nuôi cấy đầu tiên, khuẩn lạc của ORT đạt kích thước lớn nhất (1 - 3 mm sau 48 giờ
nuôi cấy) nhưng ở những lần nuôi cấy tiếp theo, khuẩn lạc thường nhỏ hơn và biến
dạng, không đồng nhất (Hinz, K. H. et al, 1994).
2.2.4. Đặc tính sinh hóa
Các kết quả xét nghiệm sinh hóa cho việc xác định các chủng O.
rhinotracheale có thể khơng phù hợp (Van Empel và Hafez, 1999; Chin và
Charlton, 2008; Chin et al., 2008.). Vì vậy, Chin và Charlton (2008) đề xuất các
xét nghiệm sau đây để thuận lợi hơn cho việc xác định O. rhinotracheale: oxidase
(+), catalase (-), β-galactosidase (+), indol (-), khơng có phản ứng trên mơi trường
triple sugar iron agar, khơng có khả năng chuyển hóa nitrat thành nitrit, và không
mọc trên môi trường MacConkey.

7


Mặt khác khi sử dụng các kit xét nghiệm sinh hóa bằng dải xác định API20NE (Biomerieux, Pháp) đã góp phần tích cực cho việc xác định ORT (van
Empel và Hafez, 1999; Chin và Charlton, 2008; Chin et al., 2008) mặc dù vi

khuẩn này khơng có trong cơ sở dữ liệu API (van Empel và Hafez, 1999; Chin và
Charlton, 2008). Phản ứng Enzyme được mô tả ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Phản ứng enzyme O. Rhinotracheale (Richard P. Chin,
PaulC.M.van Empel, and Hafez M. Hafez)
Kiểm tra
Alkaline phosphatase
Esterase lipase
Leucine aminopeptidase
Valine aminopeptidase
Cystine aminopeptidase
Acid phosphatase
Phosphohydrolase
Galactosidase
Galactosidase
Glucosidase
N – Acetyl-beta-glucosamidase
Trypsin
a-Chymotrypsin
Lypase

β-Glucuronidase
β-Glucosidase
a-Mannosidase
a-Fucosidase
Các phản ứng sinh hóa và Emzym quan trọng nhất của O.rhinotracheale được
so sánh với Kingella spp và các vi khuẩn gram âm hình que liên quan đến họ
Pasteurellaceae có khả năng gây bệnh cho gia cầm và được liệt kê trong bảng 2.2.

8



Bảng 2.2: Sự khác biệt của O.rhinotracheale với Kingella spp và các vi khuẩn gram âm hình que của các họ Pasteurellaceae có
khả năng gây bệnh cho gia cầm (Paul van Empel, Han Van Den Bosch, Peter Loeffen, and Paul Storm. Identification and
Serotyping of Orithobacterium rhinotracheale, 1996).

PHẢN ỨNG

Haemophilus

b

Paragallinarum

Nitrate

reduction
Catalase

-

Oxidase

-

(cytochrome)

-

Urease
b-Galactosidase


+

d

(ONPG )
ADH

-

Indole

-

9


Phát triển trên

-

MacConkey agar

Lysine

-

decarboxylase

Ornithine


-

decarboxylase

Lên men hoặc
quá trình oxh
của
Fructose

+

Lactose

-

Maltose

+

Galactose

-

a Số liệu lấy từ các bệnh gia cầm, biên soạn lần thứ 9. (Yamamoto, R. 1991.)
b Dữ liệu về các phản ứng sinh hóa từ Bergey’s Manual của Determinative. Vi khuẩn học, biên soạn lần thứ 9 của Bergey.
(3a), và các chỉ số phân tích hồ sơ của các hệ thống nhận dạng API.
c

(+) dương tính,(+/-) đa phần dương tính, (-/+) đa phần âm tính, (-) âm tính


ONPG, o-nitrophenyl-b-D-galactopyranoside

10

d


2.2.5. Định serotype và phân loại chủng
Sử dụng boiled extract antigens (BEAs) và kháng huyết thanh đơn trong
agar gel precipitation (GAP) và kit ELISA để định type, 18 serotype (từ A tới R)
của ORT đã được định rõ. Serotype A là serotype phổ biến nhất trong số các chủng
phân lập từ gà (97%) và từ gà tây (61%). Dường như có sự tương quan về mối
quan hệ giữa nguồn gốc địa lý của ORT phân lập với các serotype của chúng.
Serotype C có thể phân lập được chỉ từ gà và gà tây ở Nam Mỹ và Mỹ. Không thấy
dấu hiệu đặc trưng của các serotype ở các vật chủ.
Hafez và Sting so sánh hiệu quả của việc sử dụng các kháng nguyên tách
chiết từ các chủng (heat-stable, proteinnase K-stable và sodium dodecyl sulfate)
trong định type ORT bằng xét nghiệm AGP và ELISA. Kết quả chỉ ra rằng với các
xét nghiệm AGP với kháng nguyên các chủng bằng heat-stable hay proteinnase Kstable là phương pháp thích hợp cho định type.
Sử dụng một phương pháp thực nghiệm mới kết hợp với sự suy giảm miễn
dịch và vận chuyển thụ động của hệ miễn dịch trong cùng một cơ thể, Schuijffel và
cộng sự thấy rằng kháng thể trung gian gây miễn dịch ở gà là một thành phân quan
trọng trong việc bảo vệ giúp chống lại ORT.
2.2.6. Khả năng miễn dịch
Có rất ít thơng tin nói về khả năng miễn dịch của O.rhinotracheale. Khả
năng miễn dịch chủ động được tạo ra khi tiêm vacxin vô hoạt được xác định ở các
serotype cụ thể, cịn vacxin sống có thể tạo ra miễn dịch chéo giữa một vài
serotype. Miễn dịch thụ động có thể kéo dài từ 3 – 4 tuần do các kháng thể từ mẹ
sang con.

2.2.7. Sức đề kháng
ORT có thể sống 1 ngày ở 37ºC , 6 ngày ở 22ºC, 40 ngày ở 40ºC và ít nhất
là 150 ngày ở -102ºC. Sự tồn tại của ORT ở nhiệt độ thấp có liên quan tới sự bùng
phát các trường hợp bệnh tập trung vào các tháng mùa đông của năm. Chúng
không thể tồn tại quá 24 giờ ở nhiệt độ 42ºC.
Các chủng ORT nhạy cảm với các yếu tố vật lý, hóa học. Vi khuẩn bị vơ
hoạt hồn tồn bởi dung dịch 0.5% có chứa formic và glyoxyl acid, dung dịch
0.5% có chứa hợp chất của aldehyde based ( 20% glutaraldehyde) sau 15 phút. Các
dung dịch hỗn hợp 0.5% này cũng có thể vô hoạt O. rhinotracheale invitro trong
15 phút.

11


2.2.8. Khả năng gây bệnh
Các mầm bệnh khác nhau xuất hiện và tồn tại giữa các chủng ORT phân lập.
Ba chủng ORT phân lập từ các vùng thuộc Nam Phi được tiêm cấy vào túi khí của
gà thịt 28 ngày tuổi cho thấy sự khác về hiện tượng viêm túi khí và viêm khớp.
Ngồi ra Van Veen và cộng sự phát hiện rằng các chủng vi khuẩn được phân lập từ
Hà Lan và Nam Phi có đặc tính gây bệnh nghiêm trọng hơn là các chủng được
phân lập từ gà thịt của Mỹ khi thí nghiệm.
Khả năng gây bệnh của 119 chủng được phân lập từ gà tây và gà thường sử
dụng thử nghiệm gây chết phôi để nghiên cứu. Nghiên cứu này cho thấy tiêm
khoảng 500 CFU ORT vào túi niệu của gà 11 ngày tuổi, phân tách giữa bên gây
bệnh và bên không gây bệnh của ORT phân lập được. Trên cơ sở tỷ lệ chết phơi, có
thể chia ra các nhóm khơng gây bệnh có tỷ lệ chết phơi từ 10 – 20%, nhóm gây
bệnh có tỷ lệ chết phơi từ 21 – 60% và nhóm chủng độc lực cao có tỷ lệ chết phơi
> 60%.
Soriano và cộng sự cho thấy rằng invitro có thể phân lập được ORT bám trên
các tế bào biểu mơ khí quản của gia cầm.


2.3. TRUYỀN NHIỄM HỌC
2.3.1. Loài vật mắc bệnh
ORT được phân lập ở các quốc gia trên thế giới trên rất nhiều đối tượng bao
gồm gà, gà gô, vịt, gà tây, ngỗng, ngan, chim cút, bồ câu. Ở gà thương phẩm, tất cả
các lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh mặc dù các thể gây bệnh thường gặp ở gà
trưởng thành (Hinz, K. H. et al, 1994).
Nhiều ca bệnh của ORT thường được phát hiện gây bệnh ghép với các
nguyên nhân gây bệnh hô hấp khác như Escherichia coli, Bordetella avium,
Newcastle virus, IB virus, Metapneumovirus, Mycoplasma synoviae,
Chlamydophila psittaci và gần đây nhất là với chủng cúm H 9N2 ở Trung Quốc.
Hầu hết các thí nghiệm nghiên cứu đều kết luận rằng, khi gây bệnh riêng lẻ do
chính nó gây ra, ORT thường chỉ gây các triệu chứng tối thiểu ở gà và gà tây.
Chúng chỉ thực sự có triệu chứng bệnh nghiêm trọng khi đồng thời kết hợp với các
virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp khác.
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho rằng các tổn thương nghiêm
trọng tương tự như trong thực địa ở gà và gà tây chỉ xuất hiện khi gây gây nhiễm
thực nghiệm chỉ với ORT.

12


2.3.2 Lứa tuổi mắc bệnh
Bệnh ORT có thể gặp trên gà và gà tây ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở lứa
tuổi gà giò và gà lớn. Gà thịt công nghiệp thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 3 đến
tuần thứ 6.
Gà thịt làm giống từ 20-50 tuần tuổi đã được xem là bị ảnh hưởng bởi O.
rhinotracheale. Tỉ lệ nhiễm đỉnh cao của thời kỳ đẻ hoặc ngay trước khi bước vào
giai đoạn đẻ (Chin và Charlton, 2008; Chin và cs, 2008). Gà lông màu, gà hậu bị,
gà đẻ và gà giống thường mắc ở độ tuổi từ tuần thứ 6 trở đi và trong suốt quá trình

đẻ trứng.
Gà cơng nghiệp từ 20-50 tuần tuổi nhiễm với tỉ lệ tử vong tăng. Trong gà
tây, nhiễm O. rhinotracheale đã được phát hiện ở gà 2 tuần tuổi, nhưng mức độ
nhiễm và tỉ lệ tử vong cao (Chin và Charlton, 2008; Chin và cs, 2008), tỉ lệ tử vong
thường là khoảng 1% ~ 15%, nhưng có thể lên đến 50%. Triệu chứng điển hình là
ho, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi (Chin và cs, 2008).
2.3.3. Mùa vụ phát bệnh
Với tính chất là bệnh hơ hấp cấp tính, ORT thường xảy ra trên gà và gà tây.
Bệnh có tính chất lây lan rất nhanh, đặc biệt ở những vùng chăn nuôi gà tập trung.
ORT hay gặp nhất ở gà giị và gà lớn thường xảy ra vào mùa đơng, mùa xuân và
thời điểm giao mùa trong năm khi nền nhiệt có sự biến đổi nhiều. Tuy nhiên, với
hình thức chăn nuôi gà công nghiệp tập trung mật độ cao nhưng chưa đảm bảo
được an toàn sinh học như một số nơi hiện nay thì bệnh ORT có thể xảy ra bất cứ
thời điểm nào trong năm.
Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của
Việt Nam ln ln thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi
này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Với nền khí hậu như thế
Việt Nam ln là nước có tình hình diễn biến các dịch bệnh khá phức tạp, khó
kiểm sốt. Dịch thường xảy ra vào thời điểm giao mùa đặc biệt vào những tháng
rét có nhiều ca bệnh xác định nghi mắc ORT vì có nhiều biểu hiện và triệu chứng
giống. Tuy nhiên, do ORT cịn là một bệnh mới nên chưa có nghiên cứu báo cáo
chính xác về mùa vụ nhiễm ORT tại Việt Nam.
2.3.4. Chất chứa mầm bệnh
Ở gà bệnh có thể tìm thấy vi khuẩn O.rhinotracheale thường có trong phổi,

túi khí, chất tiết của đường hô hấp như: nước mũi, nước mắt, dịch nhầy khí quản
và ở hai bên phế quản.

13



×