Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CAO THỊ DẠ NGÂN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN YÊN PHONG,TỈNH BẮCNINH

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Bình

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn


Cao Thị Dạ Ngân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn,
tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thế Bình, người đã trực tiếp
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài
liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đã giúp tơi
vượt qua nhiều khó khăn trong q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Khoa Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ
tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND xã Đông
Tiến, Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong đã tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt q trình tơi tham gia thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Cao Thị Dạ Ngân

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt........................................................................................................ v
Danh mục bảng.................................................................................................................... vi
Danh mục hình................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu............................................................ 1

1.2.

Giả thuyết khoa học............................................................................................. 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.........3


Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài................................................................................ 4

2.1.1. Các khái niệm liên quan..................................................................................... 4
2.1.2. Phân định chất thải y tế...................................................................................... 5
2.1.3. Phân loại chất thải y tế........................................................................................ 6
2.1.4. Thành phần chất thải y tế.................................................................................. 8
2.2.

Ảnh hưởng của chất thải y tế tới con người và môi trường..........14

2.2.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe............................................ 14
2.2.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường........................................ 16
2.3.

Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế trên thế giới................... 16

2.3.1. Quy chế quản lý chất thải y tế ở các nước phát triển........................ 17
2.3.2. Tại các nước đang phát triển........................................................................ 20
2.3.3. Quy trình xử lý chất thải y tế.......................................................................... 22
2.4.

Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại việt nam.................... 24

2.4.1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với chất thải y tế................................... 27
2.4.2. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý chất thải y tế................28
2.4.3. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.........34

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................... 37
3.1.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................... 37

iii


3.1.1. Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 37
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 37
3.2.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 37

3.3.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................... 37

3.4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 38

3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.................................................... 38
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa.................................................................. 39
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn............................................................... 39
3.4.4. Phương pháp đánh giá..................................................................................... 40
3.4.5. Phương pháp chuyên gia................................................................................ 42
3.4.6. Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu............................ 42
Phần 4. Kết quả và thảo luận........................................................................................ 43
4.1.


Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến khu vực nghiên cứu
43

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Phong........................ 43
4.1.2. Khái quát về bệnh viện đa khoa Yên Phong........................................... 47
4.2.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tê........................... 49

4.2.1. Thực trạng chất thải y tế.................................................................................. 49
4.2.2. Đánh giá về công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế
53

4.2.3. Thực trạng ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà
nước đối với quản lý chất thải y tế đang được áp dụng tại bệnh viện..66

4.3.

Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quả lý, xử lý chất

thải tại bệnh viện................................................................................................. 70
4.3.1. Nguyên nhân các tồn tại trong công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại
bệnh viện................................................................................................................ 70
4.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý chất thải y tế.....................72
4.3.3. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo........................................ 79
4.3.4. Giải pháp về công nghệ xử lý........................................................................ 82
Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................... 86
5.1.


Kết luận.................................................................................................................... 86

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 87

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 88
Phụ lục.................................................................................................................................... 91

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

BYT

Bộ Y tế

CTNH


Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

CTYT

Chất thải y tế

CTYTNH

Chất thải y tế nguy hại

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật

SYT

Sở Y tế

TT

Thông tư

TTLT

Thông tư liên tịch


UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Thành phần chất thải rắn y tế..................................................................... 9
Bảng 2.2. Lượng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện, các khoa

trong

bệnh viện........................................................................................................... 10
Bảng 2.3.Lượng nước thải theo quy mô giường bệnh.................................... 11
Bảng 2.4.Đánh giá thông số ô nhiễm cho từng tuyến bệnh viện................ 13
Bảng 2.5.Đánh giá nước thải bệnh viện theo chuyên khoa........................... 13
Bảng 2.6.Khung pháp lý về quản lý CTYT ở một số nước Đông Nam Á. 21
Bảng 2.7. Khối lượng các loại chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2011 – 2015........................................................................ 35
Bảng 2.8. Phương pháp xử lý rác thải y tế nguy hại tại một số cơ sở y tế trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.......................................................................................... 36
Bảng 4.1.Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 . 45
Bảng 4.2.Tình hình biến động dân số qua một số năm................................... 46
Bảng 4.3.Nhân lực y tế của bệnh viện...................................................................... 49

Bảng 4.4. Chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện đa khoa Yên Phong 6 tháng cuối
năm 2016............................................................................................................ 51
Bảng 4.5. Chất thải y tế phát sinh tại bệnh viện đa khoa Yên Phong 3 tháng đầu
năm 2016 - 3 tháng đầu năm 2017.......................................................... 52
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá về các tiêu chí phân loại chất thải của bệnh viện. .55
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá về các tiêu chí vận chuyển chất thải của bệnh viện
57

Bảng 4.8. Kết quả đánh giá về các tiêu chí lưu trữ chất thải của bệnh viện.......58
Bảng 4.9.Kết quả đánh giá về các tiêu chí xử lý chất thải của bệnh viện
59

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp kết quả quan trắc và phân tích chất lượng mơi trường

khơng khí của bệnh viện năm 2015....................................................... 61
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp kết quả quan trắc và phân tích chất lượng mơi trường

khơng khí của bệnh viện năm 2016....................................................... 62
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp kết quả quan trắc và phân tích chất lượng nước thải y

tế của bệnh viện............................................................................................. 65
Bảng 4.13. Kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức dành cho công tác quản lý môi trường . 68

Bảng 4.14. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm việc tại bệnh viện về nắm bắt

các kiến thức QLCT...................................................................................... 68

vi



Bảng 4.15. Kết quả phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân các

kiến thức QLCTYT......................................................................................... 69
Bảng 4.16. Quy trình quản lý CTRYT hiệu quả..................................................... 71

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Một số biểu tượng nguy hại........................................................................4
Hình 2.2. Nguồn phát sinh chất thải theo bộ phận chức năng........................9
Hình 2.3. Sơ đồ tổng quan về nguồn phát sinh chất thải bệnh viện và tác động
của chúng đến môi trường và sức khoẻ con người.....................14
Hình 2.4. Khung chính sách về quản lý CTNH......................................................18
Hình 2.5. Xử lý chất thải y tế trong bệnh viện bằng lò hấp và máy nghiền cắt ở
Ấn Độ................................................................................................................... 20
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí của bệnh viện..........................................................................47
Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện................................................................. 48
Hình 4.3. Biểu đồ khối lượng rác thải y tế phát sinh 6 tháng cuối năm 2016....51
Hình 4.4. Sơ đồ quy trình thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất
thải y tế

54

Hình 4.5. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý Chuwastar.......60
Hình 4.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý Kubota..............63
Hình 4.7. Những tồn tại về quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện...........70

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Cao Thị Dạ Ngân
Tên luận văn: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại
bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác thu gom, phân loại, vận

chuyển, hệ thống xử lý chất thải (chất thải rắn, nước thải) vàcôngtác
quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong.
- Nghiên cứu các giải pháp, các công nghệ xử lý, công tác quản lý

chất thải y tế đang được áp dụng tại một số bệnh viện trong nước. Từ
đó đề xuất các giải pháp quản lý chất thải phù hợp tại bệnh viện và có
hiệu quả đảm bảo quy định về an tồn, vệ sinh mơi trường.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính gồm: phương pháp điều
tra, thu thập số liệu: thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, khảo sát thực địa. Phương
pháp điều tra phỏng vấn: được tiến hành bằng phiếu hỏi (tổng số phiếu là 95).
Phương pháp đánh giá dựa vào Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
ngày 31 tháng 12 năm 2015 và một số tài liệu tham khảo để xây dựng tiêu chí đánh
giá. Sử dụng phần mềm Word và Excel để xử lý, thống kê số liệu.

Kết quả chính và kết luận
Kết quả đánh giá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải tại

bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong cho thấy khối lượng chất thải có xu hướng ngày
càng gia tăng theo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.Trong 3 đầu năm 2017,
trung bình mỗi ngày bệnh viện phát sinh 207,6 kg chất thải, trong đó khối lượng chất
thải nguy hại là 34,9 kg. Lượng nước thải phát sinh trung bình là 130 m3/ngày đêm.
Bệnh viện đã xây dựng quy trình thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất
thải bệnh viện. Tại bệnh viện CTRYT được phân loại thành 3 nhóm và sử dụng các loại
túi có màu sắc đúng quy định. Về vận chuyển CTRYT: chỉ đạt 48,0%, bệnh viện đã có
đường vận chuyển riêng cho CTRYT tuy nhiên số lượng xe vận chuyển ít chỉ có 03 xe
và trong q trình vận chuyển khơng được đậy kín nắp, cịn để rị rỉ nước rác, phương
tiện vận chuyển chưa có hệ thơng định vị và thiết bị cảnh báo khi có sự cố. Khu lưu trữ
được xây mới đảm bảo yêu cầu, có buồng lưu giữ riêng CTRYT, thời gian lưu giữ đảm

ix


bảo theo quy định. CTR thông thường được xử lý bằng phương pháp đốt tại lò đốt rác
thải sinh hoạt của thị trấn. CTRYT nguy hại được xử lý chủ yếu bằng lò đốt
CHUWASTAR F-1KHH và thuê đơn vị xử lý một phần. Nước thải được xử lý bằng hệ
thống KUBOTA JOHKASOU của Nhật Bản. Chất lượng môi trường không khí và nước
thải tại bệnh viện sau khi xử lý đều năm trong giới hạn cho phép theo quy định. Các hệ
thống văn bản quy định về quản lý chất thải ban hành tuân thủ theo các bộ luật, nghị
định thơng tư của chính phủ, tuy nhiên các văn bản này còn hạn chế về nội dung. Nhận
thức của cán bộ nhân viên bệnh viện chủ yếu nằm ở mức khá và trung bình. Việc nắm
các quy định về phân loại và thu gom của cán bộ nhân viên chưa thực sự tốt, còn nhiều
cán bộ nhầm lẫn. Hiểu biết của nhóm bệnh nhân/người nhà bệnh nhân về quy định
quản lý CTYT là rất hạn chế, sự tuân thu quy định về thu gom rác thải theo quy định của
bệnh viện tương đối tốt. Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng chất thải tại bệnh viện đa
khoa huyện Yên Phong đưa ra một số đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện.

x



THESIS ABSTRACT
Author name: Cao Thi Da Ngan
Thesis title: “Research and propose the solutions to waste management at
the General hospitalYen Phong district, Bac Ninh province”.

Major: Environmental science

Code: 60 44 03 01

Institution: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
Research, assessment of actual situationcollection, classify,transport
work,waste treatment system (Solid waste, waste water), waste management at
the General hospitalYen Phong district, Bac Ninh province.
Research solutions, processing technologies, medical waste management
which is being appliedat some hospitals in the country. From there propose
solutions proper waste management at the hospitaland effective, ensure
regulations about safety, environmental sanitation.

Materials and Methods
Topics using the main research methods include:
- Method of investigation, data collection:Secondary, primary data
collection, field survey.
- Interview method:is conducted by questionnaire (total number of votes is 95).
- The evaluation method is based on the inter-circular number 58/2015/TTLTBYT-BTNMT data 12/31/2015 and some references to build evaluation criteria.

- Use Word and Excel to process statistics data.


Main findings and conclusions
Result of evaluation of collection, classify, transport work, waste treatment at the
General hospital Yen Phong district shows: The volume of waste tends to increase
according to people's demand for medical treatment. In the first 3 months of 2017, the
average daily hospital incurred was 207.7 kg waste of which the volume of hazardous
waste was 34.9 kg. The average amount of wastewater incurred was 130 m3 /day – night.
The hospital has built the collection, sorting, storage, transport and treat hospital waste
process. In the hospital, solid medical waste are classified into 3 groups and use the
right color bags. About shipping, solid medical waste is only 48.0%, the hospital has
private transportation for solid medical waste, however, the number of transit car was
only three cars and in transit do not cover the lid, also let the garbage water leak,

xi


vehicles without navigation systems and warning device when incident, dormitory area
was newly built assure requirements, had separate storage room for solid medical
waste. Retention time are guaranteed according to regulations. Solid waste are usually
treated by burning at the town's incinerator. Dengoures solid medical waste are mainly
treated by incinerators CHUWASTAR F-1KHH and rent unit partially processed.
Wastewater is treated by the system KUBOTA JOHKASOU of Japan. Quality air
environment and wastewater at the hospital after processing are inside the allowable
limit as specified. The text system regulates on waste management issued in
compliance with the laws, decree circular of the government. However, these texts are
limited in content. The perceptions of hospital staff are primarily in good and medium
level. The grasp of the rules about classification and collection of the staffs are not
really good. Many officials confused. Understanding the patient's group/ patients'
relatives about regulatory regulations medical waste are very limited. Compliance with
the regulations of hospital about waste collection is relatively good.
Based on the results of the assessment of waste status at the General hospital Yen

Phong district provide some suggestions for waste management solutions in hospitals.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua, cùng với chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các vấn đề dân sinh như y tế, giáo
dục, văn hóa,… cũng ngày càng được quan tâm và đầu tư. Chiến lược Quốc
gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một bộ phận không
thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhờ sự quan
tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và nhà nước, sự nỗ lực của ngành y tế và sự
tham gia tích cực của các ban ngành, đồn thể và tồn xã hội việc cải thiện tình
trạng sức khỏe của nhân dân đã đạt được những kết quả đáng kể.
Hệ thống các cơ sở y tế không ngừng được tăng cường, mở rộng và
hoàn thiện. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, cơ sở hạ tầng, trang
thiết bị của các cơ sở y tế được nâng cấp, các công nghệ kỹ thuật cao ngày
càng được ứng dụng nhiều trong công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, trong
quá trình hoạt động, hệ thống y tế đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất
thải nguy hại. Chất thải y tế nguy hại chủ yếu là chất thải nhiễm khuẩn, chất gây
cháy nổ, ăn mòn, chất thải độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, độc
sinh thái, các hóa chất độc hại phát sinh trong q trình chẩn đốn và điều trị
bệnh, đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm
bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh.
Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, huyện Yên Phong đang
trên đà phát triển mạnh mẽ, tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng, các khu công
nghiệp, dịch vụ… phát triển mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới,
đời sống của nhân dân được nâng cao. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của mình, huyện cũng đã đề ra mục tiêu đó là phát triển mạnh sự nghiệp y

tế, nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung phát
triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong là nơi tiếp nhận và điều trị bệnh lớn nhất
huyện Yên Phong. Sau nhiều lần nâng cấp, xây dựng mới, đến nay, bệnh viện có
hơn 140 giường bệnh, mỗi ngày tiếp đón khoảng gần 400 lượt người đến khám
chữa bệnh. Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân và
thực trạng ô nhiễm môi trường do chất thải bệnh viện gây ra ngày càng bức

1


xúc thì việc nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ hiện đại để thu gom, xử lý chất thải y
tế, đầu tư cho công tác chống nhiễm khuẩn y tế, trang bị cho bệnh viện các trang
thiết bị để nhằm ngăn chặn sự lây lan của các tác nhân gây bệnh từ các cơ sở
khám, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng... và các kĩ năng, kiến thức về quản lý CTNH
nói chung, chất thải y tế nói riêng là nhu cầu cấp bách hiện nay của bệnh viện Đa
khoa Yên Phong và tất cả các trung tâm, cơ sở y tế trên địa bàn huyện.

Xuất phát từ tình hình thực tế, nhằm đánh giá hiện trạng công tác
quản lý chất thải y tế và đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả
công tác quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động của Bệnh viện tôi
tiến nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải
tại bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.

1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong ngày càng gia tăng
cùng với sự gia tăng dân số, mức sống, sự nâng cao công tác khám chữa bệnh; có
ảnh hưởng và tác động trực tiếp lên môi trường và sức khỏe của người dân. Tuy
nhiên, công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế tại đây có
đảm bảo yêu cầu? Công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện đã được quan tâm

đúng mức và thực hiện triệt để, tuân thủ theo quy định của nhà nước hay chưa?

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác thu gom, phân loại,

vận chuyển, hệ thống xử lý chất thải (chất thải rắn, nước thải)
vàcôngtác quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong.
- Nghiên cứu các giải pháp, các công nghệ xử lý, công tác quản

lý chất thải y tế đang được áp dụng tại một số bệnh viện trong nước.
Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất thải phù hợp tại bệnh viện
và có hiệu quả đảm bảo quy định về an tồn, vệ sinh mơi trường.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này thu thập số liệu, đánh

giáthực trạngphát sinhvà công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế
tạiBệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong.
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu thu thập dữ liệu, thông tin
và xây dựng luận văn được thực hiện từ tháng 02/2016 đến tháng 5/2017.

2


1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn đã cung cấp cơ sở khoa học về công tác quản lý,

công nghệ xử lý và hệ thống các chính sách, hệ thống văn bản pháp
luật và kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với chất thải y tế.
- Thông qua khảo sát, nghiên cứu, tiếp cận với các bên liên quan,


thu thập tài liệu cùng điều tra phỏng vấn, đánh giá được thực trạng
công tác thu gom, phân loại, vận chuyển, hệ thống xử lý và công tác
quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong.
- Đánh giá được sự hiểu biết và tuân thủ các quy định quản lý chất thải y
tế của cán bộ, nhân viên của bệnh viện và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.

- Bổ sung được các giải pháp phù hợp nhằm tăngcường hiệu

quả công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên
Phong nói riêng và các cơ sở y tế trong tỉnh Bắc Ninh nói chung.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm về chất thải y tế (CTYT):
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12
năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chất thải
y tế, CTYT là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y
tế, bao gồm CTYT nguy hại, CTYT thông thường và nước thải y tế.
- Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH): là chất thải y tế chứa yếu tố

lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải
nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại khơng lây
nhiễm. CTYTNH có một trong các đặc tính sau:
+ Gây độc;
+ Gây dị ứng;

+ Dễ cháy; +
Phản ứng;

+ Ăn mòn: pH ≤ 2,0 hoặc pH ≥ 12,5; có chứa chất độc hại, kim loại nặng

như: chì, niken, thủy ngân,...;
+ Chứa các tác nhân gây bệnh.

Chất thải có chứa Chất thải có chứa Cảnh báo chung cho

Chất thải có

chứa

chất gây độc tế bào chất gây bệnh

Chất thải có chất ăn mòn

chất thải nguy hại

Chất thải tái chế

các chất độc hại

Chất thải có dễ cháy

Hình 2.1. Một số biểu tượng nguy hại
Nguồn: BYT và BTNMT (2015)

4



- Quản lý chất thải y tế: là quá trình giảm thiểu, phân định, phân

loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và
giám sát quá trình thực hiện. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt
động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế.
- Xử lý ban đầu: Là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất

thải có nguy cơ lây nhiễm cao ngay gần nơi chất thải phát sinh trước
khi vận chuyển tới nơi lưu giữ và tiêu huỷ.
- Phân loại chất thải rắn: Là một khâu rất quan trọng trong việc

quản lý và xử lý chất thải. Nếu thực hiện tốt khâu phân loại thì các
khâu sau sẽ đạt hiệu quả cao, hạn chế tốt được ô nhiễm.
- Thu gom chất thải y tế: là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và
vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.

- Vận chuyển chất thải y tế: là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu
giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất
thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ
sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.

- Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phịng khám bác sĩ gia
đình; phịng chẩn trị YHCT; cơ sở dịch vụ đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ
sở hỗ trợ vận chuyển người bệnh; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng
giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ
sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học (BYT và BTNMT, 2015).

2.1.2. Phân định chất thải y tế


Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31
tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về chất thải y tế, thì chất thải y tế được chia làm 3 nhóm sau:
2.1.2.1. Chất thải lây nhiễm
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây
ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim
tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi
dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;

5


c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm,

dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát
sinh từ các phịng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy
định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm về bảo đảm an tồn sinh học tại phịng xét nghiệm;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải

bỏ và xác động vật thí nghiệm (BYT và BTNMT, 2015).
2.1.2.2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm
a) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh
báo nguy hại từ nhà sản xuất;
b) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy


ngân và các kim loại nặng;
d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại (BYT và BTNMT, 2015).

2.1.2.3. Chất thải y tế thông thường
a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày
của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
b) Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không

thuộc Danh mục CTYTNH hoặc thuộc Danh mục CTYTNH quy định tại
mục trên nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
c) Sản phẩm thải lỏng không nguy hại (BYT và BTNMT, 2015).

2.1.3. Phân loại chất thải y tế
Chất thải y tế có rất nhiều thành phần rất phức tạp nên cần được
phân ra thành những loại khác nhau.
2.1.3.1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế
a) CTYTNH và CTYT thông thường phải phân loại để quản lý
ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;

6


b) Từng loại CTYT phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị
lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các CTYTNH khơng có khả năng
phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể
được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;


c) Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn
hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.

2.1.3.2. Phân loại chất thải y tế theo thành phần và tính chất nguy hại
Theo phân loại này, chất thải y tế được phân thành các loại sau:
- Chất thải không độc hại (chất thải sinh hoạt gồm chất thải

không bị nhiễm các yếu tố nguy hại);
- Chất thải sắc nhọn (truyền nhiễm hay không);
- Chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn);
- Chất thải hố học và dược phẩm (khơng kể các loại thuốc độc đối với tế bào);
- Chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế

bào, các bình chứa khí có áp suất cao).
Mục đích của việc phân loại này để nhằm thu gom chất thải và tái
chế chất thải một cách an toàn. Cũng dựa trên sự phân loại hợp lý này,
Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chất thải y
tế đã chia chất thải y tế thành 8 loại cụ thể theo mã màu sắc như sau:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
b) Chất thải lây nhiễm khơng sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc

trong thùng có lót túi và có màu vàng;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong

thùng có lót túi và có màu vàng;
d) Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có

lót túi và có màu vàng;
đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi

hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;
e) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các

dụng cụ có nắp đậy kín;
g) Chất thải y tế thơng thường khơng phục vụ mục đích tái chế:

Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;

7


h) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong
túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng (BYT và BTNMT, 2015).

2.1.3.3. Phân loại theo dạng tồn tại của chất thải
Tuỳ theo dạng tồn tại, CTYT được chia thành 3 loại:
- Chất thải rắn y tế;
- Nước thải y tế;
- Chất thải khí y tế.
a) Chất thải rắn y tế

CTR y tế là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán,
xét nghiệm, khám chữa điều trị, các nghiên cứu liên quan,.. bao gồm chất
thải thông thường và CTNH. CTR y tế phát sinh tại các nguồn được phân
loại, thu gom, và vận chuyển nội bộ đến các nơi lưu giữ tại các cơ sở y tế.
Tiếp theo, chất thải sẽ được xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến các cơ sở
có khả năng xử lý an tồn và cuối cùng sẽ được tiêu huỷ.

b) Nước thải y tế
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm:

cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên
cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản xuất thuốc.
Trong nước thải y tế, có yếu tố ơ nhiễm như chất hữu cơ, dầu mỡ động,
thực vật, vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung mơi
hóa học, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong q trình chẩn đốn và
điều trị bệnh. Tuỳ theo tính chất của từng loại, nước thải sẽ được xử lý đảm
bảo các tiêu chuẩn quy định trước khi xả thải ra mơi trường bên ngồi.

c) Chất thải khí y tế
Chất thải khí y tế là khí phát sinh từ các phịng xét nghiệm, kho hố chất,
dược phẩm, các thiết bị sử dụng khí hố chất độc hại tại các cơ sở y tế và lò
đốt chất thải rắn y tế.Chất thải khí phát sinhphải được xử lý, đảm bảo tiêu
chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường (BYT và BTNMT, 2015).

2.1.4. Thành phần chất thải y tế
2.1.4.1. Thành phần, nguồn gốc phát sinh chất thải
rắn y tế a) Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh CTYT chủ yếu là: bệnh viện; trung tâm vận chuyển cấp cứu,
phòng khám sản phụ khoa...; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh

8


học; ngân hàng máu... Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc
thù khác với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở
các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược. Sự phát sinh CTYT từ
các hoạt động chuyên môn của bệnh viện và các nghiên cứu rất đa dạng song
chưa được điều tra và thống kê đầy đủ. Sơ bộ có thể liệt kê như sau:

Đường thải chung

Buồng tiêm

Phòng mổ

Phòng xét nghiệm,
chụp và rửa phim

Phịng cấp cứu
Chất thải sinh hoạt
Bình áp suất
Chất thải hóa học

Hình 2.2. Nguồn phát sinh chất thải theo bộ phận chức năng
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Dung (2012)

b) Thành phần chất thải rắn y tế
Bảng 2.1. Thành phần chất thải rắn y tế
STT
1
2
3
4

Thành phần chất thải rắn y tế
Các chất hữu cơ
Chai nhựa PVC, PE, PP
Bông băng
Vỏ hộp kim loại

5

6
7
8
9

Chai lọ, xilanh, ống thuốc thủy tinh
Kim tiêm, ống tiêm
Giấy loại, catton
Các bệnh phẩm sau mổ
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác

9


Theo Nguyễn Đức Khiển (2003), thành phần chất thải rắn y tế gồm
09 loại cơ bản như trên trong đó tỷ lệ CTNH chiếm 22,7%. Tuy chiếm ¼
thành phần nhưng tính chất lại rất nguy hại với mơi trường và sức khỏe
con người nếu không được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.
Tỷ trọng của các thành phần rác cũng đa dạng và thay đổi tuỳ theo
loại bệnh viện. Chúng ta chưa có quy định thật tỷ mỉ về tiêu chuẩn phân
loại nên các điều tra gần đây đều nêu ra tỷ lệ rác nguy hiểm trong bệnh
viện lớn thường chiếm tới 20 - 25% toàn bộ rác phát sinh. Con số này so
với các bệnh viện của nước ngoài là hơi cao, theo tài liệu của WHO
(1994) thì trong chất thải bệnh viện trung bình có 15% là độc hại.

Bảng 2.2: Lượng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện,
các khoa trong bệnh viện

Khoa


Bệnh viện
Hồi sức cấp cứu
Nội
Nhi
Ngoại
Sản
Mắt/Tai Mũi Họng
Cận lâm sàng
Trung bình
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường “Báo cáo môi trường quốc gia
năm 2011”, năm 2011, lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ngày,
trong đó CTR y tế nguy hại là 0,14 – 0,2 kg/giường/ngày.

2.1.4.2. Nguồn phát sinh, lượng nước thải y tế
a) Nguồn phát sinh:
Nước thải của bệnh viện chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
- Nước thải từ các khoa phòng bao gồm cả nước thải sinh ra trong quá
trình khám chữa bệnh: Dòng thải từ nước sàn, Lavabo của các khu xét nghiệm
và X-quang, phòng cấp cứu, phòng sản, phẫu thuật, phòng thủ thuật,…

10


- Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân và khách vãng lai: các dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt
của các khu điều trị, văn phịng, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn,…

- Nước thải bề mặt: chủ yếu là nước mưa chảy tràn cuốn theo

rác, đất đá và các chất lơ lửng khác.

Trong nước thải y tế, có yếu tố ô nhiễm như chất hữu cơ, dầu mỡ động,
thực vật, chất bẩn khoáng, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử
trùng, các dung mơi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng
vị phóng xạ được sử dụng trong q trình chẩn đốn và điều trị bệnh. Do đó
nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo các qui định hiện hành.

b) Lượng nước thải y tế phát sinh
Theo số liệu công bố của Cục Quản lý môi trường Y tế, 2015 lượng nước
thải phát sinh từ các cơ sở y tế có giường bệnh là khoảng 125.000 m3/ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một vài phương pháp
ước tính lượng nước thải phát sinh như sau:
- Bệnh viện quy mô nhỏ và trung bình: 200 – 500 lít/người.ngày;
- Bệnh viện quy mơ lớn: 400 - 700 lít/người.ngày;
- Bệnh viện trường học: 500 - 900 lít/người.ngày.
Trên thực tế với hệ thống thu gom khơng hiệu quả, lượng nước thải thực tế
thu được thường thấp hơn đáng kể so với các giá trị được chỉ ra trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Lượng nước thải theo quy mô giường bệnh
STT

Quy mô giường bệnh

1
2
3
4
5

<100

200-300
300-500
500-700
>700
Bệnh viện kết hợp nghiên

6

cứu và đào tạo >700
Nguồn: Trung tâm KTMT đô thị và KCN (2002)

Đối với các cơ sở y tế dự phòng hoặc các trạm y tế xã, tiêu chuẩn cấp nước
thường thấp hơn các giá trị nêu ở bảng trên. Lưu lượng nước cấp thường dao

11


động từ 10 m3/ngày đến 70 m3/ngày đối với các cơ sở y tế dự phòng
và từ 1 m3/ngày - 3 m3/ngày đối với các trạm y tế xã/phường. Theo
kinh nghiệm thực tế, thường người ta ước tính lượng nước thải
bằng 80% của lượng nước cấp (Cục Quản lý môi trường Y tế, 2015).
c) Thành phần, thông số ô nhiễm chính trong nước thải y
tế * Các chất rắn trong nước thải y tế (TS, TSS và TDS)

Thành phần vật lý cơ bản trong nước thải y tế gồm có: tổng chất
rắn (TS); tổng chất rắn lơ lửng (TSS); tổng chất rắn hịa tan (TDS). Chất
rắn hịa tan có kích thước hạt 10-8 - 10-6 mm, không lắng được. Chất rắn
lơ lửng có kích thước hạt từ 10-3 - 1 mm và lắng được. Ngồi ra trong
nước thải cịn có hạt keo (kích thước hạt từ 10-5 - 10-4 mm) khó lắng.
Theo Bộ Xây dựng, 2008, trong nước thải bệnh viện hoặc các cơ sở y tế

khác, hàm lượng cặn lơ lửng dao động từ 75 mg/L đến 250 mg/L.

* Các chỉ tiêu hữu cơ của nước thải y tế (BOD5, COD)
- BOD5 gián tiếp chỉ ra mức độ ô nhiễm do các chất có khả năng

bị oxy hố sinh học, mà đặc biệt là các chất hữu cơ. Theo Viện Sức
khỏe nghề nghiệp và môi trường, 2004, trong nước thải bệnh viện tại
Việt Nam, BOD5 dao động từ 120 mg/l đến 200 mg/lít.
- COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải kể cả chất hữu cơ
dễ phân huỷ và khó phân huỷ sinh học. Đối với nước thải, hàm lượng ô nhiễm
hữu cơ được xác định gián tiếp thông qua chỉ số COD. Trong nước thải bệnh
viện tại Việt Nam, COD thường có giá trị từ 150mg/l đến 250 mg/lít.
* Các chất dinh dưỡng trong nước thải y tế (các chỉ tiêu nitơ và phospho)
Nước thải y tế thường có hàm lượng N-, NH4+ phụ thuộc vào loại hình cơ sở
y tế. Thơng thường nước thải phát sinh từ các phòng khám và các Trung tâm y tế
quận/ huyện thấp (300 - 350 lít/giường. ngày) nhưng chỉ số tổng Nitơ cao khoảng từ
50 - 90 mg/l. Nitơ gây ra hiện tượng phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước sử
dụng ăn uống. Phốt pho trong nước thường tồn tại dưới dạng orthophotphat
(PO43-, HPO42-, H2PO4-, H3PO4) hay polyphotphat [Na3(PO3)6] và phốt phát hữu cơ.
Phốt pho là nguyên nhân chính gây ra sự bùng nổ tảo ở một số nguồn nước mặt,
gây ra hiện tượng tái nhiễm bẩn và nước có màu, mùi khó chịu.

* Chất khử trùng và một số chất độc hại khác
Các hóa chất khử trùng chủ yếu là các hợp chất của clo (cloramin B, clorua
vôi,...) sẽ đi vào nguồn nước thải và làm giảm hiệu quả xử lý của các cơng trình

12



×