Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương dương xá gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.77 KB, 127 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN XN HỊA

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
TRUNG ƯƠNG - DƯƠNG XÁ - GIA LÂM - HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hòa

i


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Hữu Cường
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cơ giáo Khoa Kế tốn và QTKD
và các thày cơ khác đã truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập tại trường để tơi có đủ kiến thức để thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể cán bộ giảng viên tại
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW đã tận tình chỉ bảo về mặt kiến thức thực tế
cũng như tạo điều kiện cho tơi tiếp cận nhanh, chính xác nhất nguồn số liệu tại trường
và những giúp đỡ quý báu khác trong q trình tơi thực hiện nghiên cứu đề tài tại đây.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên chia sẻ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này.

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Xuân Hòa

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình......................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................. viii
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của liên kết đào tạo cho người học tại
trường cao đẳng........................................................................................................ 3
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................ 3

2.1.1.


Một số khái niệm cơ bản............................................................................................ 3

2.1.2.

Vai trò và ý nghĩa về liên kết đào tạo ở bậc cao đẳng ........................................... 7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu về liên kết đào tạo ở bậc cao đẳng ..................................... 8

2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 14

2.2.1.

Kinh nghiệm về liên kết đào tạo ở một số trường cao đẳng. ............................. 14

2.2.2.

Bài học rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn đối với trường Cao đẳng Kinh

tế kỹ thuật TW........................................................................................................... 17
Phần 3. Giới thiệu chung về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW và
phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 19
3.1.

Giới thiệu chung về trường...................................................................................... 19

3.1.1.


Quá trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW 19

3.1.2.

Bộ máy, tổ chức quản lý........................................................................................... 23

3.1.3.

Quy mô và kết quả đào tạo...................................................................................... 29

3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 31

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 31

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 33

iii


3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu................................................................................ 34


3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 35
4.1.

Thực trạng liên kết đào tạo cho người học trong trường Cao đẳng Kinh tế

- Kỹ thuật TW 35
4.1.1.

Thực trạng các hình thức liên kết đào tạo............................................................. 35

4.1.2.

Thực trạng liên kết đào tạo qua các năm............................................................... 36

4.2.

Đánh giá về chất lượng đào tạo và hiệu quả liên kết ........................................... 43

4.2.1.

Chất lượng đào tạo.................................................................................................... 43

4.2.2.

Đánh giá về mức độ liên kết của đào tạo.............................................................. 47


4.2.3.

Kết quả liên kết đào tạo............................................................................................ 49

4.2.4.

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến liên kết đào tạo cho người học của
Nhà trường

62

4.3.

Các giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo cho người học tại trường ....................63

4.3.1.

Quan điểm và mục tiêu phát triển của Nhà trường.............................................. 63

4.3.2.

Giải pháp tăng cường hoạt động liên kết............................................................... 64

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................. 76
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 76

5.2.


Kiến nghị.................................................................................................................... 76

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 80
Phụ lục....................................................................................................................................... 82

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CBNV

Cán bộ nhân viên

CSGD

Cơ sở giáo dục

DN

Doanh nghiệp

ĐCSVN


Đảng Cộng sản Việt Nam

GD & ĐT

Giáo dục & Đào tạo

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HSSV

Học sinh sinh viên

KHCN

Khoa học công nghệ



Lao động

NCKH

Nghiên cứu khoa học


NSNN

Ngân sách Nhà nước

NXB

Nhà xuất bản

SL

Số lượng

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

World Trade Organizaton

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.


Các chuyê

Bảng 3.3.

Quy mô đ

Bảng 3.4.

Số lượng t

Bảng 3.5.

Kết quả tố

Bảng 3.8.

Số lượng v

Bảng 4.1.

Tổng hợp

giai đoạn 2
Bảng 4.2.

Hoạt động

Bảng 4.3.


Liên kết th

Bảng 4.4.

Hoạt động

Bảng 4.5.

Tổng hợp

Bảng 4.6.

Các chươn

Bảng 4.7.

Tổng hợp

Bảng 4.8.

Ý kiến về

khi có sự l
Bảng 4.9.

Ý kiến về

khi chưa c
Bảng 4.10.


Mức độ liê

Bảng 4.11.

Đánh giá c

trình đào t
Bảng 4.12.

Đánh giá c

Bảng 4.13.

Đánh giá c

chất và tra
Bảng 4.14.

Đánh giá c

chất và tra
Bảng 4.15.

Đánh giá c

Bảng 4.16.

Các cơ sở

Bảng 4.17.


Các cơ sở

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tw
Hình 4.1. Đơn vị cung cấp thơng tin về nhu cầu đào tạo
Hình 4.2. Đơn vị tham gia tư vấn hướng nghiệp
Hình 4.3. Ý kiến về mức độ phù hợp giữa chuyên ngành được đào tạo và việc
làm của sinh viên Hệ trung cấp
Hình 4.4. Ý kiến về mức độ phù hợp giữa chuyên ngành được đào tạo và việc
làm của sinh viên Hệ cao đẳng
Hình 4.5. Đánh giá của sinh viên về cơ sở vật chất của Nhà trường
Hình 4.6. Đánh giá của sinh viên về giáo trình, tài liệu học tập
Hình 4.7. Mơ hình liên kết chuyển

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tóm tắt
- Tên tác giả: Nguyễn Xuân Hòa
- Tên luận văn: “Giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của Trường cao đẳng

kinh tế - Kỹ thuật Trung ương - Dương Xá - Gia Lâm - Hà Nội”
- Chuyên ngành: KT&QTKD
- Mã số: 60.34.01.02

- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết

đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. Đề tài đề xuất giải pháp
thúc đầy mối liên kết đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương.
Phân tích thực trạng liên kết đào tạo của trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW, từ đó đề
xuất giải pháp giải pháp cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW được
đào tạo đúng nhu cầu của thị trường và có được việc làm ổn định.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử
dụng: + Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Tài liệu thứ cấp: Tài liệu được thu thập thông qua việc nghiên cứu các văn bản của

Trường, của ngành, các báo cáo tổng kết, báo cáo tình hình hoạt động của Trường, các
phòng, ban, khoa, trung tâm trong Nhà trường, bao gồm: phịng Đào tạo, phịng Khảo
thí và kiểm định chất lượng, Tổ chức hành chính, phịng Tài chính kế tốn, phịng
NCKH và hợp tác quốc tế, phịng Cơng tác HSSV, Ban Tuyển sinh & TV GTVL...Ban
giám hiệu, các đề án phương án nâng cấp lên Học viện của trường, các nghiên cứu
trước có liên quan, các Websites, bài báo…
- Tài liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua trao đổi trực tiếp và phỏng vấn các
đối tượng có liên q việc tại 12 phịng chun mơn, cán bộ lãnh đạo UBND huyện và
người dân.
- Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài được tiến hành xử lý số liệu theo quy trình sau:
- Kiểm tra phiếu điều tra: Mục đích của việc kiểm tra phiếu điều tra là để phát

hiện những sai sót, loại bỏ những phiếu khơng hợp lệ.

viii



- Mã hóa số liệu: những thơng tin định tính được mã hóa thành những con số cụ

thể để thuận tiện cho việc nhập số liệu và dễ dàng xử lí.
- Nhập số liệu: Nhập và xử lí số liệu trên phần mềm Excel.
+ Phương pháp phân tích: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so

sánh, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
- Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:
+ Phân tích, tiếp cận những nhận thức có tính lý thuyết về đào tạo, việc làm,

liên kết, liên kết đào tạo, giới thiệu việc làm, mối quan hệ giữa đào tạo và giới thiệu
việc làm. Luận văn đã nêu lên được những vấn đề mang tính lý luận như: khái niệm
đào tạo, liên kết, liên kết đào tạo, việc làm, giới thiệu việc làm, nêu lên sự cần thiết và
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo và giới thiệu việc làm.
+ Phân tích thực trạng liên kết đào tạo cho những năm qua. Luận văn đã phân

tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của trường Cao đẳng ảnh
hưởng đến công tác đào tạo và giới thiệu việc làm cho sinh viên. Trên cơ sở đó, đề
xuất những giải pháp hợp lý về liên kết đào tạo cho sinh viên.
+ Trên cơ sở những phân tích về thực trạng liên kết đào tạo cho sinh viên, luận

văn đã đưa ra một số giải pháp tăng cường hoạt động liên kết đào tạo cho sinh viên
của trường Cao đẳng. Tuy nhiên, liên kết đào tạo là nội dung rộng và phức tạp, có liên
quan đến nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nên luận văn mới
đưa ra những giải pháp cơ bản tại đơn vị. Song nếu những giải pháp này được triển
khai thực hiện đồng bộ, luận văn sẽ có những đóng góp trong vấn đề giới thiệu việc
làm có hiệu quả cho sinh viên. Để nghiên cứu và hồn thiện cơng tác đào tạo cho
người lao động nói chung và cho sinh viên nói riêng địi hỏi phải có q trình và sự

am hiểu sâu rộng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn mới cho kết quả có giá trị ứng dụng.
Mặc dù tác giả đã cố gắng tìm tịi nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn để hoàn thành
luận văn này, nhưng luận văn cũng không trách khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ giáo để luận văn được hồn thiện hơn.
Từ những nội dung trên về kiến nghị với Nhà nước
- Một là, Nhà nước cần mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo (với tư

cách là người bán sản phẩm đào tạo) tương xứng với quyền tự chủ của các nhà sử
dụng lao động, các doanh nghiệp (với tư cách là người mua sản phẩm đào tạo).
- Hai là, khuyến khích cạnh tranh giữa các trường cao đẳng. Để tăng cạnh tranh

ix


tạo động lực phát triển cho các trường cao đẳng.
- Ba là, phải có thước đo đánh giá chất lượng các trường cao đẳng. Tất cả các

giải pháp ở trên sẽ khơng thực hiện được hoặc thực hiện khơng có hiệu quả thậm chỉ
phát sinh thêm hậu quả tiêu cực nếu như khơng có cơ chế và thước đo để đánh giá chất
lượng và xếp loại các trường cao đẳng.

x


THESIS ABSTRACT
1. Summary
- Author Name: Nguyen Xuan Hoa
- Thesis title: "The solution to promote joint training of economic College -

Engineering Central - Duong Xa - Gia Lam - Hanoi"

- Specialization: KT & Business Administration
- Code: 60.34.01.02
- Training Facility Name: Vietnam Agriculture Institute
2. Contents of the compendium
- Research purpose of the thesis: Based on the assessment of the joint training

status of the College of Economics - Engineering Central. The theme proposed
solution links promoting training of the College of Economics - Engineering Central.
Situation Analysis joint training for learners in colleges Economics - Engineering TW,
then propose solutions solutions help students at the College of Economics - Technical
training TW true needs market and stable employment.
- The research methods were used:
+ Methods of data collection:
- Secondary Documents: Documents are collected through the study of the

documents of cases, the industry, the final report, reports on the activities of the
University, departments, faculties and centers in the school, including training rooms,
rooms testing and quality inspection, administrative organizations, Finance and
accounting, room and international cooperation in scientific research, HSSV room
Business, TV & Admission Board GTVL. ..Ban administrators, the project plans to
upgrade to the Academy of the school, the relevant previous studies, the Websites,
articles ...
- Primary Documents: To be collected through direct exchanges and interviews

with stakeholders q at 12 specialized divisions, leaders and people of the district
People's Committee.
+ Data Processing Method

This study was conducted for data processing according to the following procedure:


xi


- Check the survey: The purpose of the questionnaire is checked to detect these

errors, remove invalid votes.
- Encryption of data: qualitative information is encoded into the specific

numbers to facilitate easy data entry and processing.
- Data Entry: Enter and process data in Excel.
+ Method of analysis: descriptive statistical method, comparative method,

method of expert opinion.
- The research results were achieved:
+ Analysis, approaching the theoretical awareness training, employment, job,

relationship between training and job placement. Thesis raised the theoretical issues
such as: the concept of training, employment, job placement, raises the need and
analyze the factors affecting the training and job placement.
+ Links Situation Analysis training to students over the years. Thesis has

analyzed the characteristics of natural conditions, economic - social influence college
training and job placement for students. On that basis, propose reasonable solutions to
joint training for students.
+ Based on the analysis on the status of joint training for students, the thesis

has launched a number of measures to strengthen joint training activities for students
of the College. However, joint training content is broad and complex, involving many
economic development programs - social in the province should give new thesis basic
solution at the unit. But if these solutions are implemented synchronously with the

thesis will contribute in the issue of introducing effective job for students. To study
and perfect training for workers in general and students in particular requires process
and extensive understanding of both theoretical and practical new valuable results for
application . Although the author has tried to find out both theoretical research and
practical to complete this thesis, but also do not blame essays from the shortcomings
and limitations, we hope to receive input from teachers to be more complete thesis.
- From the content of the petition to the State
- First, the state should expand the autonomy to educational institutions (as
seller training products) commensurate with the autonomy of the employers,
enterprises (as as buyers training products).

xii


- Second, to encourage competition among colleges. To increase competition

motivational development for the college.
- Third, there must be a measure to assess the quality of the college. All of the

above solutions will not be possible, or to perform effectively even just incur negative
consequences if there is no mechanism to assess and measure the quality and
classification of colleges.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đào tạo và giới thiệu việc làm luôn là những nội dung quan trọng, khơng
thể thiếu trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để hướng tới

sự phát triển bền vững. Đây cũng là nhu cầu, mối quan tâm hàng đầu của thanh
niên hiện nay. Đảng và Nhà nước ta coi công tác đào tạo và giới thiệu việc làm cho
thanh niên là nhiệm vụ quan trọng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của đất
nước, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng về học và việc làm của
thanh niên, gia đình cũng như tồn xã hội.
Đề án Đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng ở Việt Nam giai đoạn 2006 –
2020 ban hành theo Nghị quyết 14/2005/NQ – CP (Chính phủ, 2005) cũng nêu rõ
mục tiêu trước năm 2020 cần đạt được “70% – 80% tổng số sinh viên theo học các
chương trình nghề nghiệp – ứng dụng”. Theo “Quy hoạch Tổng thể hệ thống giáo
dục đại học, cao đẳng” đại bộ phận sinh viên sẽ theo học tại các trường thuộc tầng
thứ hai và thứ ba của hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng phân tầng, tức là sẽ được
đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng thiên về ứng dụng. Để thực hiện mục
tiêu này, các trường sẽ phải gắn kết chặt chẽ hơn với thị trường lao động để tạo ra
những sinh viên với phẩm chất và kỹ năng mà thị trường đòi hỏi.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển và đổi mới của giáo
dục, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương đã có sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhiều mặt. Kinh tế phát triển nhanh, an ninh chính trị ổn định, đời sống của
đại bộ phận nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tế
hiện nay, công tác đào tạo và giới thiệu việc làm ở bậc cao đẳng vẫn còn nhiều hạn
chế, bất cập, cơ cấu ngành đào tạo chưa thật sự phù hợp với thị trường lao động,
chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nên
nhiều sinh viên được đào tạo những vẫn khó tìm được việc làm, nhiều sinh viên
phải làm việc không phù hợp với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Bên cạnh
đó, một bộ phận lớn sinh viên chưa hiểu đúng và lựa chọn nghề chưa phù hợp với
khả năng và điều kiện của mình, tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp trong sinh viên
cịn khá cao…Vì vậy, đề tài “Giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW” được chọn để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ, với hy vọng đưa ra những giải pháp giúp cho

1



sinh viên học tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TW được đào tạo đúng nhu
cầu của thị trường và có được việc làm ổn định.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Trung ương, đề xuất giải pháp thúc đầy mối liên kết đào tạo của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết đào tạo của
trường cao đẳng.
Phân tích thực trạng liên kết đào tạo của trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW
Đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết đào tạo của trường CĐ Kinh tế - Kỹ
thuật TW trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết đào tạo cho người học tại
trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới liên kết
đào tạo cho người học tại trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về liên kết giữa đào
tạo cho người học tại trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW và đánh giá tổng quan về
mối liên hệ qua lại giữa đào tạo tại trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TW; các nhân tố
ảnh hướng tới liên kết đào tạo, các giải pháp giúp nhà trường tăng cường hoạt
động liên kết của mình một cách hiệu quả.
1.3.2.2.Về không gian: đề tài nghiên cứu các tác nhân trực tiếp tham gia quá trình
thực hiện liên kết đào tạo, nhóm tác nhân ảnh hưởng tới hoạt động liên kết của
Nhà trường và giới thiệu việc làm trên địa bàn Huyện Gia Lâm, Hà Nội.
1.3.2.3.Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ 08/2015 đến tháng 02/2016. Các số

liệu phục vụ cho đánh giá thực trạng được thu thập trong 3 năm (từ 2013 đến
2015). Các định hướng và các giải pháp liên kết đào tạo nhằm góp phần vào việc
xây dựng và phát triển nhà trường đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

2


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LIÊN KẾT
ĐÀO TẠO CHO NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Đào tạo và đào tạo cao đẳng
a) Đào tạo
Theo Đại từ điển (GS.Nguyễn Như Ý, 2005): đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện
để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp.
Theo Từ điển tiếng Việt (GS.Hoàng Phê, 2010): đào tạo là làm cho trở
thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
Luật Giáo dục Đại học- Cao đẳng năm 2012 định nghĩa: đào tạo là quá trình
truyền đạt một lượng kiến thức nhất định cho một đối tượng học tập cụ thể, quá
trình truyền đạt này phải là một qui trình khép kín với những chuẩn mực và hệ
phương pháp dạy và học cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định, xuất phát
điểm của năng lực, kiến thức đầu vào của đối tượng học tập là yêu cầu không nhất
thiết làm rõ, nhưng năng lực và kiến thức đầu ra (sau quá trình truyền đạt, dạy và
học) phải được qui chuẩn và xác định rõ các tiêu chuẩn đã đạt được. Sự nhất thiết
phải biến chuyển về chất lượng năng lực và kiến thức của đối tượng học tập sau
khi trải qua một quy trình dạy và học để có thể đảm nhận và đáp ứng được yêu cầu
của một chuyên ngành đã được học. Đào tạo là quá trình học tập làm cho người
lao động có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công
tác của họ.
Từ những quan điểm trên có thể rút ra khái niệm đào tạo như sau: “Đào tạo

là truyền đạt các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một
lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề
nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống
và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định”.
b) Đào tạo cao đẳng
Là quá trình truyền đạt một lượng kiến thức trình độ cho người học thơng
qua các phương pháp giảng dạy và hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá,
trong một khoảng thời gian nhất định. Nhằm giúp người học nắm vững những tri
thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.

3


2.1.1.2 Liên kết và liên kết trong đào tạo
a) Liên kết
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về "liên kết":
Liên kết là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ (Từ
điển Tiếng Việt, 2011).
Liên kết là bố trí cùng nhau làm theo một kế hoạch chung để đạt một mục
đích chung (Từ điển Tiếng Việt, 2005).
Liên kết là sự phối hợp, kết hợp với nhau, chỉnh sửa cho phù hợp các khái
niệm, hành động và các phần cấu thành (Vũ Dũng, 2008).
Liên kết là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ nhằm
mục đích nào đó. Tùy theo loại hành mà có liên kết bên trong và liên kết bên ngồi
(Nguyễn Như Ý, 2005).
Như vậy, có thể hiểu: Liên kết là sự kết hợp giữa các đối tượng với nhau
nhằm đạt được mục đích nào đó.
b) Liên kết trong đào tạo
Liên kết trong đào tạo đang được hiểu với nhiều ý nghĩa, khía cạnh khác

nhau ở những mức độ khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, liên kết trong đào tạo là
một hình thức gửi học sinh đến thực tập tại các nhà máy, doanh nghiệp có điều
kiện về trang thiết bị, công nghệ và môi trường làm việc trong một khoảng thời
gian nhất định của kế hoạch đào tạo.
Một số ý kiến khác lại cho rằng, liên kết là một hình thức đào tạo theo địa chỉ
sử dụng, theo yêu cầu của đầu ra hoặc phối hợp là việc triển khai nội dung của quá
trình đào tạo và được chia làm 2 phần: một phần trong nội dung đào tạo được thực
hiện tại cơ sở đào tạo và một phần nội dung tiến hành tại doanh nghiệp.
Tất cả các quan điểm trên đều khơng sai, nhưng nó mới chỉ là phần trong
những nội dung của liên kết trong đào tạo.
Như vậy, Liên kết trong đào tạo là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp
hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học, cao đẳng và
các đơn vị nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong nghiên cứu và
phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và

4


các nhà chuyên môn đang làm việc tại các đơn vị; thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu; xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ
lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức.
2.1.1.3 Việc làm và Giới thiệu việc làm
a) Việc làm
Ở Việt Nam, Điều 13 Bộ luật Lao động đã định nghĩa: “mọi hoạt động tạo

ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo định nghĩa này, các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
* Tất cả các hoạt động tạo ra của cải vật chất hoặc tinh thần, không bị pháp

luật cấm, được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật;

* Những công việc tự làm mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo thu nhập

cho gia đình, cho cộng đồng, kể cả những công việc không được trả công bằng tiền
hoặc hiện vật.
Khái niệm việc làm theo Bộ Luật Lao động bao gồm một phạm vi rất rộng:
từ những công việc được thực hiện trong các nhà máy, công sở, đến các hoạt động
hợp pháp tại khu vực phi chính quy (vốn trước đây khơng được coi là việc làm),
các cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình, đều được coi là việc làm.
b) Giới thiệu việc làm
Là chắp mối, gắn kết các công việc được thực hiện trong các nhà máy, công
sở, đến các hoạt động hợp pháp tại khu vực phi chính quy (vốn trước đây không
được coi là việc làm), các cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái trong gia đình giữa
cơ quan, đơn vị tới các cá nhân, người tìm việc. Giới thiệu việc làm cho người lao
động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu thị trường. Trên
cơ sở đó, giới thiệu việc làm cho lao động cần bao hàm các hoạt động sau:
- Tạo việc làm thơng qua chương trình xúc tiến việc làm
- Hoạt động định hướng cho sinh viên
- Tạo việc làm gắn với quá trình đào tạo cho sinh viên
- Khuyến khích sinh viên tự tạo việc làm cho bản thân

5


2.1.1.4 Nội dung đào tạo
- Mục tiêu đào tạo: Việc xác định mục tiêu đào tạo là hết sức cần thiết và
quan trọng, bởi hiện nay bất cứ một công việc, ngành nghề nào cũng đều có những
yêu cầu nhất định về kiến thức, kỹ năng thao tác, khả năng hoàn thành của người
thực hiện.
- Xác định nhu cầu đào tạo: là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo. Xác định nhu


cầu về số lượng và chất lượng của từng ngành nghề, cấp bậc chuyên môn cần đào
tạo.
- Xác định chương trình đào tạo: Xác định chương trình đào tạo nghề cho

người lao động là xác định trình độ cần đào tạo, ngành nghề cần đào tạo, khối
lượng kiến thức, kỹ năng thực hành cần cung cấp cho người lao động để phù hợp
với yêu cầu thực tiễn.
- Phương pháp đào tạo: Chương trình bắt đầu học lý thuyết, sau đó học viên

được hướng dẫn thực hành tại trường hoặc đưa đến nơi làm việc dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, nhân viên lành nghề.
- Đánh giá kết quả đào tạo: Để đánh giá kết quả cần phải đánh giá chương

trình đào tạo để xác định xem nó có đáp ứng được với yêu cầu, mục tiêu đưa ra
không, hiệu quả làm việc của các người lao động sau khi được đào tạo nghề có đáp
ứng được với yêu cầu công việc thực tế hay không.
* Phân loại đào tạo
- Căn cứ vào nghề đào tạo và người học: gồm có đào tạo mới, đào tạo lại và

đào tạo nâng cao.
- Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề: gồm đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn.

2.1.1.5 Nội dung giới thiệu việc làm
Giới thiệu việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc
để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá
và dịch vụ theo yêu cầu thị trường. Trên cơ sở đó, tạo việc làm cho lao động cần
bao hàm các hoạt động sau:
- Tạo việc làm thơng qua chương trình xúc tiến việc làm
- Hoạt động ñịnh hướng nghề cho thanh niên

- Tạo việc làm gắn với quá trình đào tạo cho sinh viên
- Khuyến khích sinh viên lập nghiệp, tự tạo việc làm cho bản thân

6


* Phân loại việc làm: Có nhiều cách nhìn nhận và phân loại việc làm, nhưng cơ

bản là đứng trên góc độ chủ thể hoạt động của việc làm là người lao động, thanh
niên. Những hoạt động của người lao động thể hiện hình thức, tính chất, đặc điểm,
u cầu và cả xu hướng của việc làm. Việc làm vì thế có thể phân loại theo chủ thể
hoạt động lao động là người lao động và chủ thể tạo việc làm trong nền kinh tế.
2.1.1.6 Liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm ở bậc cao đẳng
- Là sự kết hợp giữa việc dạy và việc đưa người học vào làm việc để tạo ra
trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ
theo yêu cầu thị trường.
2.1.1.7 Mối liên kết đào tạo ở bậc cao đẳng
- Đào tạo tạo ra năng lực thực hiện cho người học. Đào tạo để làm việc,
người lao động có được năng lực thực hiện, cần phải có chỗ việc làm để thể hiện
năng lực đó. Đào tạo trở thành cơng cụ điều chỉnh sâu cơ cấu, chất lượng của lực
lượng lao ñộng. Việc làm tạo ra nhu cầu đào tạo, người lao động muốn có việc
làm, làm được việc thì phải qua đào tạo, dẫn đến việc làm đặt ra yêu cầu cho đào
tạo. Đào tạo là mô phỏng yêu cầu và hoạt động của việc làm, do đó có thể nói việc
làm qui định nội dung đào tạo. Trong mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo với sử
dụng và giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở nhu cầu lao động trên thị trường
lao động. Đào tạo ai, đào tạo nghề gì, cấp trình độ nào… phải do cầu lao động trên
thực tế quyết định.
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa về liên kết đào tạo ở bậc cao đẳng
2.1.2.1 Vai trò liên kết đào tạo ở bậc cao đẳng
- Chất lượng đào tạo tốt dẫn đến khả năng dế tìm việc để giới thiệu cho

người học, người học khi ra trường dễ tìm việc.
- Tư vấn giới thiệu việc làm tốt, thuận lợi cho sinh viên, hợp với nội dung

đào tạo tác động ngược trở lại đến nâng cao chất lượng đào tạo trong trường để
phù hợp với nhu cầu thực tế về lao động của các đơn vị tuyển dụng.
2.1.2.2 Ý nghĩa của liên kết đào tạo ở bậc cao đẳng
- Thúc đẩy quá trình xây dựng chương trình đào tạo cao đẳng theo yêu cầu
của thị trường lao động.
- Định hướng cho công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học ở bậc

cao đẳng được chính xác và thuận lợi.

7


- Tạo được cơng việc theo đúng chương trình đào tạo ở bậc cao đẳng.
2.1.3 Nội dung nghiên cứu về liên kết đào tạo ở bậc cao đẳng
2.1.3.1 Các hình thức liên kết đào tạo ở bậc cao đẳng
- Liên kết giữa trường với Doanh nghiệp: Sự hợp tác giữa nhà trường và
doanh nghiệp sẽ cho phép sinh viên tự điều chỉnh nhận thức, nâng cao động lực và
kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thực tiễn cuộc sống, tăng cơ hội tìm việc và
giảm thiểu những phí tổn học hành cả về tài chính, thời gian và tâm sức … Ngồi
ra, bên cạnh cơ hội có được học bổng của doanh nghiệp tài trợ, khi có cơ sở tin cậy
về triển vọng nơi làm việc và yêu cầu nghề nghiệp tương lai, rất có thể sinh viên
và gia đình sẽ tự nguyện tăng học phí và đầu tư nhiều, sâu, hiệu quả hơn cho các
mơn, trường học có uy tín và thương hiệu tốt mà họ lựa chọn.
- Về phía nhà trường, sự hợp tác sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo,

tạo “đầu ra” cho sinh viên và nhất là góp phần phát triển và trọng dụng nhân tài
cho đất nước. Điều này cũng sẽ giúp nhà trường tăng tính tự chủ hơn về tài chính

và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư ... Trong khi đó, đối với sinh viên, sự hợp tác sẽ
cho phép họ tự điều chỉnh nhận thức, nâng cao động lực học tập và kiến thức, kỹ
năng chuyên môn và thực tiễn cuộc sống, tăng cơ hội tìm việc ...
- Việc tham gia vào quá trình đào tạo như một hình thức đầu tư phát triển, sẽ

giúp doanh nghiệp có thêm quyền và cơ hội lựa chọn các “sản phẩm” lao động chất
lượng cao, đáp ứng được yêu cầu, giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo lại. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng có thêm cơ hội quảng bá hình ảnh của mình với xã hội ...
- Về tổng thể xã hội, sự hợp tác này còn cho phép tăng hiệu quả đầu tư xã hội

trong giáo dục và đào tạo nói riêng, trong đầu tư phát triển nói chung, giảm bớt
tình trạng thất nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển kinh tế thị
trường theo hướng kinh tế tri thức và phát triển bền vững, nhất là dưới góc độ chất
lượng phát triển và định hướng con người như nhân tố trung tâm của quá trình phát
triển.
b) Liên kết giữa trường với các trường đại học
- Để thu hút thêm người học và đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội cũng như

tạo việc làm cho cán bộ giảng viên ở mọi nơi. Nhà trường đã rất chú trọng trong
việc chủ động liên kết với các trường như: Đại học Nơng Nghiệp, Trường Đại học
Tài chính & Quản trị kinh doanh, Đại học Thương mại, đào tạo liên thơng chính
quy với Đại học Cơng nghiệp Việt - Hung, liên kết với Viện Đại học

8


mở để đào tạo cho khối HTX Nội Bài, HTX Văn La … nhằm đáp ứng trong khả
năng tốt nhất nhu cầu của người học.
b) Liên kết giữa trường với các trung tâm giáo dục thường xuyên, các viện
- Hiện nay kênh gián tiếp được áp dụng nhiều đó là thông qua các trung tâm


liên kết khá bền vững như: trung tâm giáo dục thường xuyên của các tỉnh huyện,
các cơ sở giáo dục hay trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức
cá nhân theo từng địa bàn khác. Thường cách này gồm các lớp trung cấp, liên
thông cao đẳng, hay các lớp học chuyển đổi với từng môn học cụ thể và riêng biệt.
c) Liên kết với một số tổ chức nước ngồi
- Thơng qua Phịng Khoa học Cơng nghệ & Hợp tác quốc tế, Nhà trường

cũng đã liên kết được với một số tổ chức nước ngồi để nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ
về tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Kết quả cho thấy
Phòng Khoa học Cơng nghệ & Hợp tác quốc tế đang đóng một vai trò hết sức quan
trọng, là cầu nối liên kết của Nhà trường với các tổ chức của nước ngoài
2.1.3.2 Nội dung liên kết đào tạo ở bậc cao đẳng
a) Liên kết thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo: Thiết kế và xây dựng
chương trình đào tạo hệ cao đẳng phải đảm bảo sự quản lý, điều phối và sử dụng
của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu thực tiễn của sản xuất và thị trường lao động. Việc
xây dựng chương trình đào tạo sát hơn với yêu cầu thực tiễn của nền sản xuất hiện
đại làm cho chất lượng đào tạo nghề được đánh giá là cao hơn. Muốn như vậy, các
trường cao đẳng cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc xây dựng
chương trình đào tạo. Mỗi chương trình đào tạo phải được xây dựng với sự tham
gia của các chuyên gia về phát triển tài liệu, các cán bộ có nghiệp vụ chun mơn,
các giảng viên có trình độ kinh nghiệm giảng dạy và đặc biệt hơn là cần có sự
tham gia tư vấn của các chuyên gia trong doanh nghiệp.
b) Hình thức liên kết xây dựng chương trình tiêu biểu: Căn cứ vào chương trình

khung thống nhất của Nhà nước, các trường cao đẳng phối hợp với khối cơ quan
quản lý Nhà nước về đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo lý thuyết; phối hợp
với các hiệp hội nghề nghiệp, phòng cơng nghiệp và doanh nghiệp xây dựng
chương trình đào tạo thực hành có định hướng theo yêu cầu phát triển công nghệ
sản xuất của các doanh nghiệp.

- Liên kết xây dựng chương trình đào tạo giữa các trường cao đẳng và

9


doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của các trường cao đẳng, đảm bảo mục tiêu “đào tạo những cái mà xã hội
cần chứ không phải đào tạo những cái mà mình có”.
c) Liên kết trao đổi thơng tin về nhu cầu đào tạo: Trong cơ chế thị trường, xác

định nhu cầu đào tạo là bước khởi đầu quan trọng của việc phát triển chương trình
và triển khai các khóa đào tạo. Thật là phi lý khi nói đến đào tạo đáp ứng nhu cầu
xã hội, mà các trường cao đẳng không biết nhu cầu của doanh nghiệp về chất
lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề đào tạo là như thế nào? Ngược lại,
doanh nghiệp là đối tượng đang ngày ngày sử dụng “sản phẩm đào tạo” của các
trường nhưng không biết hoạt động đào tạo của các trường ra sao, có sát với thực
tiễn khơng?
- Liên kết trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo tức là phải thiết lập các kênh

thông tin giữa trường cao đẳng và doanh nghiệp, các thông tin về nhu cầu thực tế
của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng lao động cũng như ngành nghề đào tạo
là một trong những căn cứ để các trường xác định quy mô, cơ cấu đào tạo, nội
dung đào tạo. Đồng thời các trường cao đẳng cũng dựa vào các thông tin phản hồi
của doanh nghiệp khi sử dụng lao động được đào tạo bởi các trường để có những
điều chỉnh phù hợp với chương trình đào tạo.
- Liên kết trao đổi thơng tin về nhu cầu đào tạo giữa trường cao đẳng và

doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp như
sau:
- Các doanh nghiệp báo cáo định kỳ về nhu cầu sử dụng lao động tới cơ quan


quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc hiệp hội nghề nghiệp hay phịng cơng
nghiệp. Các trường cao đẳng có thể thu thập thơng tin từ các tổ chức này để tổng
hợp và xác định quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, xu hướng đổi mới ngành
nghề, cơng nghệ sản xuất để có những điều chỉnh và đầu tư kịp thời về nội dung,
chương trình đào tạo cũng như phương tiện, thiết bị giảng dạy và giảng viên.
- Hằng năm, trường cao đẳng tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp về nhu cầu

sử dụng lao động của các doanh nghiệp, thu thập thông tin phản hồi từ phía doanh
nghiệp khi sử dụng lao động được đào tạo …
- Tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoặc tổ chức hội thảo phổ

biến các kiến thức kinh tế, công nghệ sản xuất mới giữa nhà trường và doanh nghiệp.

10


- Doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập nhằm tạo cơ hội cho sinh viên học

tập ngay tại doanh nghiệp về phương pháp làm việc, nắm bắt từng bước các u
cầu địi hỏi của cơng việc của doanh nghiệp, nâng cao khả năng áp dụng các kiến
thức được đào tạo vào cơng việc thực tế và từ đó sinh viên có thể tích lũy kinh
nghiệm giúp cho cơng việc nghề nghiệp sau này của sinh viên sẽ tốt hơn.
d) Liên kết về nhân sự bao gồm: Liên kết về giảng viên giảng dạy và cán bộ quản

lý đào tạo giữa doanh nghiệp với các trường đào tạo.
- Đội ngũ giảng viên là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định đảm bảo và

nâng cao chất lượng đào tạo. Thông thường, khi kết hợp về mặt giảng viên giữa
các trường cao đẳng với doanh nghiệp thì sự kết hợp đó được biểu hiện dưới các

hình thức sau:
- Các trường đào tạo sẽ cung cấp toàn bộ đội ngũ giảng viên giảng dạy lý

thuyết và chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo các nội dung lý thuyết của khóa học.
Các doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo phần thực hành với đội ngũ giảng viên dạy
thực hành là các cán bộ có kỹ thuật của doanh nghiệp.
- Các trường tổ chức đào tạo cả lý thuyết và thực hành cơ bản. Cuối khóa

học, khi sinh viên bước vào giai đoạn thực tập sản xuất (thực tập tốt nghiệp),
doanh nghiệp sẽ cử những nhân viên hoặc những kỹ sư hướng dẫn trực tiếp tại các
phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp mời giảng viên tại các cơ sở đào tạo tới giảng dạy trực tiếp

tại các lớp học do doanh nghiệp tự tổ chức. Hình thức này thường áp dụng cho các
lớp học ngắn hạn nhằm đào tạo lại hoặc đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho
người lao động của doanh nghiệp.
- Các trường đào tạo mời các cán bộ của doanh nghiệp tham dự các buổi hội

thảo, trao đổi trực tiếp với sinh viên về những công nghệ sản xuất mới của doanh
nghiệp, những kinh nghiệm quản lý để giúp sinh viên cập nhật kiến thức mới và
tích lũy kinh nghiệm.
- Cùng với đội ngũ giảng viên, các cán bộ quản lý của trường đào tạo cũng

phải liên kết chặt chẽ với cán bộ quản lý của các doanh nghiệp trong quá trình đào
tạo kết hợp nhằm tổ chức và quản lý việc đào tạo hiệu quả hơn.
e) Liên kết về tài chính và cơ sở vật chất: Liên kết về tài chính là phía doanh

nghiệp sẽ hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các trường đào tạo một phần (hoặc
tồn bộ) kinh phí đào tạo cho người học.


11


×