Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà trống móng, lạc thủy và BTVN11 với gà mái VBT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.24 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ THÚY HÀ

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ TỔ
HỢP LAI GIỮA GÀ TRỐNG MÓNG, LẠC
THỦY VÀ BTVN11 VỚI GÀ MÁI VBT
Chuyên ngành :

Chăn nuôi

Mã số:

60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Bùi Hữu Đồn
TS. Hồng Thanh Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn


Lê Thị Thúy Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Bùi Hữu Đoàn và TS. Hoàng Thanh Hải
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của
Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Thị Thúy Hà

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................... v
Danh mục bảng............................................................................................................................. vi
Danh mục hình............................................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... viii
Thesis abstract............................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục đích của đề tài...................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu....................................................................................................... 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài....................................................................................... 3

2.1.1.


Tính trạng năng suất của gia cầm....................................................................... 3

2.1.2.

Cơ sở khoa học của lai kinh tế............................................................................. 6

2.1.3.

Cơ sở khoa học của ưu thế lai.............................................................................. 8

2.1.4.

Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản của các giống gà

thí nghiệm...................................................................................................................... 13
2.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước.................................. 14

2.2.1.

Một số kết quả chọn lọc và lai tạo gia cầm trên thế giới ......................14

2.2.2.

Một số kết quả lai tạo và chọn lọc gia cầm trong nước........................16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................ 19
3.1.


Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 19

3.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................... 19

3.3.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 19

3.3.1.

Nội dung 1: Trên đàn gà sinh sản...................................................................... 19

3.3.2.

Nội dung 2: Trên đàn gà thịt thương phẩm................................................. 19

3.4.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 19

3.4.1.

Phương pháp nghiên cứu nội dung 1............................................................. 19

3.4.2.

Phương pháp nghiên cứu nội dung 2............................................................. 22


iii


3.5.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu....................................................... 26

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................. 27
4.1.

Kết quả thu được trên đàn bố mẹ..................................................................... 27

4.1.1.

Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng.................................................................................. 27

4.1.2.

Tỷ lệ trứng có phơi và kết quả ấp nở.............................................................. 28

4.1.3.

Tiêu tốn thức ăn/10 trứng...................................................................................... 29

4.2.

Kết quả nghiên cứu trên đàn thương phẩm................................................ 30

4.2.1.


Đặc điểm ngoại hình của các giống gà thí nghiệm.................................. 30

4.2.2.

Tỷ lệ ni sống của gà thương phẩm............................................................. 33

4.2.3.

Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm..................................................... 34

4.2.4.

Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thương phẩm..................................... 43

4.2.5.

Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm................................. 44

4.2.6.

Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi.........46

4.2.7.

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt trên gà

thương phẩm................................................................................................................ 47
4.2.8.

Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế khi nuôi gà bố mẹ..............50


Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 51
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 51

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 51

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 52
Phụ lục.............................................................................................................................................. 56

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

CT1

Công thức 1

CT2

Cơng thức 2


CT3

Cơng thức 3

ĐVT

Đơn vị tính

NS

Năng suất



Thức ăn

TL

Tỷ lệ

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TT

Tuần tuổi

TTTA


Tiêu tốn thức ăn

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ni gà sinh sản............................................. 20
Bảng 3.2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng gà sinh sản........................................ 20
Bảng 3.3. Chế độ dinh dưỡng gà sinh sản theo các giai đoạn......................21
Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà thương phẩm............................................. 22
Bảng 3.5. Chế độ chăm sóc, ni dưỡng gà thương phẩm............................. 23
Bảng 3.6. Chế độ dinh dưỡng nuôi gà thương phẩm.......................................... 23
Bảng 4.1. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà mái trong 3 công thức lai. 27
Bảng 4.2. Tỷ lệ trứng có phơi và kết quả ấp nở...................................................... 28
Bảng 4.3. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng.............................................................................. 29
Bảng 4.4. Một số đặc điểm ngoại hình khi gà 15 tuần tuổi............................... 31
Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm từ 0-15 TT............................. 33
Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15 TT
35

Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15 TT
35

Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm 0-15TT..........38
Bảng 4.9. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm 0-15TT..............39
Bảng 4.10. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm 0-15 TT......41
Bảng 4.11. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm 0 – 15TT.......42
Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của gà thương phẩm...............43
Bảng 4.13. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm......................... 45
Bảng 4.14. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi. 46

Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng của thịt gà thương phẩm............47
Bảng 4.16. Kết quả phân tích một số acid amin trong thịt gà thương phẩm
48

Bảng 4.17. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thịt........................... 49
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi gà bố mẹ..............50


vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Đặc điểm ngoại hình của gà mới nở.......................................................... 30
Hình 4.2. Đặc điểm ngoại hình gà thí nghiệm 15 tuần tuổi................................. 32
Hình 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà trống thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT
37

Hình 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà mái thương phẩm giai đoạn 0 -15 TT
38

Hình 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT
40

Hình 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT 40
Hình 4.7. Sinh trưởng tương đối của gà trống thương phẩm giai đoạn 0–15TT
42

Hình 4.8. Sinh trưởng tương đối của gà mái thương phẩm giai đoạn 0–15TT
43


Hình 4.9. Kích thước một số chiều đo của gà thương phẩm............................ 45
Hình 4.10. Kết quả phân tích thân thịt của gà thương phẩm 15 tuần tuổi. .46


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Lê Thị Thúy Hà
Tên Luận văn: Khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa gà
trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT.
Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 60.62.01.05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
Cung cấp cho các nhà chọn giống, quản lý và người chăn nuôi
thông tin về khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai gà lông màu.
Phương pháp nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu: có 2 nội dung
- Nội dung 1: Trên đàn gà sinh sản

Nghiên cứu khả năng sinh sản của 3 cơng thức lai giữa gà trống
Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT.
- Nội dung 2: Trên đàn gà thịt thương phẩm
Xác định khả năng sản xuất thịt của gà lai F2 là con của 3 tổ hợp lai
kinh tế nói trên *Đối tượng nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trên gà trống BTVN11, Lạc Thủy, Móng, gà mái
VBT và các con lai giữa chúng
*Phương pháp nghiên cứu
-

Trên đàn gà sinh sản phân làm 3 lơ tương ứng với 3 tổ hợp lai CT1(Móng

x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT), mỗi lơ gồm 100 mái và 10
trống, thí nghiệm lặp lại 3 lần. Sau đó theo dõi số trứng đẻ ra, lượng thức ăn thu
nhận và kết quả ấp nở rồi dùng cơng thức tính ra các chỉ tiêu: tỷ lệ đẻ, tỷ lệ
trứng giống, tỷ lệ trứng có phơi, số gà con loại 1/tổng trứng ấp, TTTA/10 trứng.

-

Trên đàn thương phẩm: dùng 3 con lai của 3 tổ hợp lai nói trên để tiến

hành thí nghiệm. Thí nghiệm được phân làm 3 lô tương ứng với 3 con lai của
3 cơng thức lai, mỗi lơ có 100 gà con 01 ngày tuổi, thí nghiệm cũng lặp lại 3
lần. Sau đó quan sát, chụp ảnh để mơ tả đặc điểm ngoại hình, cân gà để tính
khả năng sinh trưởng, mổ khảo sát và phân tích để xem chất lượng thịt.

viii


Kết quả chính và kết luận
*Kết quả chính
- Trên đàn gà bố mẹ
Gà VBT trong cả 3 tổ hợp lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT)
và CT3 (BTVN11 x VBT) có tỷ lệ đẻ cao tương đương nhau. Tỷ lệ đẻ trung
bình đạt 60,34%, tương ứng với năng suất trứng/mái/44 tuần là 101,34

quả, tiêu tốn thức ăn/10trứng là 2,12 kg
-Trên đàn gà thương phẩm
+ Tỷ lệ nuôi sống từ 0 -15 tuần tuổi của con lai CT1, CT2, CT3
lần lượt là 91,67%, 86,66% và 90%.
+

Khối lượng cơ thể tại 15 tuần tuổi của CT1; CT2; CT3 lần lượt là

2156,33; 1931,76; 1872,11 (g/con) đối với con trống và 1648,33; 1573,82;
1545,52 (g/con) đối với con mái.
+

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của CT1, CT2,CT3 lúc 15

tuần tuổi lần lượt là 3,30; 3,37 và 3,21 kg.
+

Hàm lượng protein trong thịt gà lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x

VBT) và CT3 (BTVN11 x VBT) lúc 15 tuần tuổi lần lượt là 21,52%; 22,43%, 22,25%.

+

Độ pH và độ dai của cả 3 loại thị gà thương phẩm đều nằm trong

giới hạn sinh lý cho phép. Màu sắc đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt tốt.
*Kết luận
-

Trên đàn gà bố mẹ


Khi cho gà trống Móng, Lạc Thủy, BTVN11 phối với gà VBT đã không
làm thay đổi đáng kể đến khả năng sinh sản của gà VBT nhưng lại làm
thay đổi đến kết quả ấp nở của gà VBT
-Trên đàn thương phẩm
+

Cả 3 con lai CT1(Móng x VBT), CT2 (Lạc Thủy x VBT) và CT3

(BTVN11 x VBT) có tỷ lệ ni sống tương đối cao, có màu lơng đẹp phù
hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có chất lượng thịt thơm ngon.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Thi Thuy Ha
Thesis title: The productive performance of three chicken hybrid combinations
between Mong, Lac Thuy and BTVN11 males with VBT females
Major: Animal Sciences
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To give the breeders, manager and chicken farmers the information about the
possibility of a meat production of colour chicken hybrid combinations
Materials and Methodolody
Research contents: There are 2 contents
- Contents 1: On females
Study the reproductive performance of three chicken hybrid combinations
between Mong, Lac Thuy and BTVN11 males with VBT females
- Contents 2: On the commercial meat chickens

Study the meat producing ability of broiler chickens, that are F2 offsprings from
three aboved hybrid combinations.
*Research subjects
The study was conducted on Mong, Lac Thuy and BTVN11 roosters, VBT hens
and their crossed offsprings
*Research methodology
- On reproductor chickens: The experiment was carried out on 3 experimental
batches corresponding to three hybrid combinations CT1 (Mong x VBT), CT2 (Lac Thuy
x VBT) and CT3 (BTVN11 x VBT). Each batch group 100 hens and 10 roosters with 3
replicates. The number of eggs laid,
canculate the laying rate, the percentage of hatching eggs, the percentage of
embryonated eggs, the chicks type 1 / overall hatching eggs, feed intake/ 10 eggs.
- On the commercial meat chickens: The experiment was carried out on the crossed
offsprings from three aboved hybrid combinations. The experiment was divided into 3
batches corresponding to three offsprings from these hybrid combinations. Each batch
included 100 chicks (1 day of age) with three 3 replicates. Then observed, photographed to
describe the characteristic appearance. The chickens then were weighted to calculate the
growth performance and being slaughtered for determining the meat quantity and quality.

x


Main findings and conclusions
*Main results
- On chicken parent herd
VBT chickens from 3 hybrid combinations CT1 (Mong x VBT), CT2 (Lac
Thuy x VBT) and CT3 (BTVN11 x VBT) had an equavilent laying rate. The
average laying rate was 60,34% corresponded to egg production/hen/44
weeks averaged 101,34 eggs/femal, feed intake per 10 eggs was 2,12 kg


-On Commercial chickens
+ The survival rate from 0 -15 weeks of age of CT1, CT2, CT3
crosses were 91.67%, 86.66% and 90%, respectively.
+ At 15 weeks of age, the body weight of CT1; CT2 and CT3 male offspring
were 2156,33; 1931,76; 1872,11 gram/head respectively, while this trait of female
offspring were 1648,33; 1573,82; 1545,52 gram/head respectively.

+ FCR of CT1, CT2, CT3 at 15 weeks of age were 3.30; 3.37 and 3.21
kg respectively.
+ Protein content in CT1 (Mong x VBT), CT2 (Lac Thuy x VBT) and CT3 (BTVN11 x
VBT) crosses at 15 weeks of age were 21.52%; 22.43%, 22.25% respectively.

+ PH and tenderness of the 3 types of commercial meat chicken were
within physiological limitation. Standard color showed the good meat quality.

*Conclusion
- On chicken parent herd
There was no significant change of the fertility of VBT hens mating
with the Mong, Lac Thuy, BTVN11 males.
-On Commercial meat chicken herd
+ CT1 3 (Mong x VBT), CT2 (Lac Thuy x VBT) and CT3 (BTVN11 x
VBT) offsprings had high survival rate with desire color and good meat
quality, which meet evolving the consumer tastes.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta là nghề truyền thống có từ hàng ngàn năm

nay và đang góp phần quan trọng cải thiện sinh kế của hàng triệu nông dân.
Hàng năm, chăn nuôi gia cầm cung cấp 18-20% tổng khối lượng thịt các loại,
đứng thứ hai sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với 75-76%). Theo chiến
lược phát triển chăn ni đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt ngày
16/01/2008, chăn ni gia cầm nói chung và chăn ni gà nói riêng vẫn chiếm
vị trí quan trọng trong nghành chăn nuôi nước ta trong nhiều năm tới.
Theo số liệu thống kê năm 2010, trong tổng số 230 triệu con gà đang nuôi
trong cả nước, gà lông màu chiếm đến trên 80%. Để nâng cao năng suất nhằm đáp
ứng nhu cầu của các trang trại và tiêu dùng trong nước, trong những năm gần đây,
một số giống gà lơng màu nổi tiếng như Tam hồng, Lương Phượng, Sasso, Kabir
đã được nhập khẩu vào nước ta… Khi nhập gà lơng màu từ nước ngồi sẽ gặp phải
một số khó khăn như: con giống nhập rất đắt và tốn kém, không chủ động được con
giống, chất lượng thịt chưa cao. Bên cạnh việc nhập các giống gà thì việc bảo tồn
các giống gà bản địa, các giống gà nhập nội, cũng như sự đa dạng di truyền sinh
học đang là vấn đề rất cấp bách và mang tính tồn cầu.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, cuộc sống người
dân được nâng lên thì nhu cầu tiêu thụ những thực phẩm có chất lượng như
thịt gà nội, gà đặc sản ngày càng cao và các loại thực phẩm đó đã trở thành
những món ăn được nhiều người ưa thích hơn gà cơng nghiệp. Vì nhu cầu
của người tiêu dùng lớn nên giá thịt gà nội luôn ln cao hơn gà cơng
nghiệp từ 30-40%. Từ đó việc phát triển sản xuất chăn nuôi gà nội, gà lai có
chất lượng thịt, trứng thơm ngon cũng ngày càng phát triển và mở rộng.
Thực tế, các giống gà quý hiếm như gà Lạc Thủy, gà Móng, gà BTVN11
(giống gà nhập ngoại có màu lơng giống gà Lương Phượng nhưng khối lượng
cơ thể bé, tại 19 tuần tuổi gà trống đạt 1600 -1634,14g/con, gà mái đạt 1255,031260,65 g/con, năng suất trứng/mái/72TT là 110quả) có chất lượng thịt thơm
ngon nhưng lại có năng suất thấp và không phù hợp với phương thức chăn ni
trang trại cho nên khó phát triển thành hàng hóa. Do đó việc lai tạo để cho ra các

1



sản phẩm gia cầm lai dễ ni, có chất lượng và năng suất cao, đem
lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng là cần thiết. Đây cũng là hướng đi phù hợp với
nhu cầu thị trường chăn nuôi gà trước mắt và lâu dài ở nước ta.
Xuất phát từ những lý do nói trên chúng tơi đã lựa chọn gà Lạc
Thủy, gà Móng, gà BTVN11 và gà VBT (là con lai của gà trống Zolo với
gà mái Lương Phượng) có năng suất cao, chất lượng thịt tốt để làm
nguyên liệu cho đề tài nghiên cứu: “Khả năng sản xuất của một số tổ
hợp lai giữa gà trống Móng, Lạc Thủy và BTVN11 với gà mái VBT”.

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp cho các nhà chọn giống, quản lý và người chăn nuôi
thông tin về khả năng sản xuất thịt của một số tổ hợp lai gà lông màu.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài góp phần quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả nguồn gen
quý của các giống gà Zolo, gà Lương Phượng, gà Móng, gà Lạc Thủy và gà
BTVN11 tạo ra tổ hợp lai mới có năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Làm phong phú thêm các tổ hợp lai gà lơng màu có năng suất chất
lượng cao, góp phần đẩy mạnh chăn nuôi gà trong trang trại và nông hộ.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Tính trạng năng suất của gia cầm
2.1.1.1. Bản chất di truyền của tính trạng năng suất
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm được
nuôi dưỡng trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di
truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính
trạng đó. Hầu hết các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng,
sinh sản, tốc độ mọc lơng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền
của tính trạng số lượng đều do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định.
Nguyễn Ân và cs. (1983) cho rằng các tính trạng sản xuất là các tính trạng số
lượng, thường là các tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, kích
thước các chiều đo, sản lượng trứng , khối lượng trứng ...

Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, các
gen này hoạt động theo 3 phương thức.
- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích lũy của từng gen;
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen trong cùng một lô cut;
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác giữa các gen không cùng một lo cut; Hiệu
ứng cộng gộp A là các giá trị thơng thường có thể tính tốn được, có ý

nghĩa trong chọn lọc nhân thuần.
Hiệu ứng trội D và át gen I là những hiệu ứng khơng cộng tính và là giá trị
giống đặc biệt (special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp lai. Ở
các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di truyền) và
tác động của môi trường quy định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do
nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng
riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ nhưng tập hợp lại sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính
trạng nghiên cứu, tính trạng sinh sản là một ví dụ (Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi các yếu tố của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngồi khơng thể làm thay

đổi cấu trúc di truyền, nhưng nó có tác động làm phát huy hoặc kìm hãm việc biểu
hiện các hoạt động của các gen. Các tính trạng số lượng được quy định bởi kiểu
gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan

3


đó được biểu thị như sau: P = G + E
Trong đó:
P là giá trị kiểu hình (phenolypic value),
G là giá trị kiểu gen (genotypic value),
E là sai lệch môi trường (environmental deviation).
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen.

Người ta đã biểu thị kiểu di truyền (G) bằng công thức sau: G = A+ D + I

Trong đó:
G là giá trị kiểu gen ( genotypic value ),
A là giá trị cộng gộp ( additive value ),
D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value),
I là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value).
Ngồi ra các tính trạng số lượng cịn chịu ảnh hưởng nhiều của
mơi trường, có 2 loại mơi trường chính :
- Sai lệch mơi trường chung (Eg): là sai lệch do các yếu tố môi
trường tác động lên tồn bộ các cá thể trong nhóm vật ni, loại
yếu tố này có tính chất thường xun như: thức ăn, khí hậu...
- Sai lệch mơi trường riêng (Es): là sai lệch do các yếu tố môi trường
tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật ni hoặc ở giai đoạn
nhất định trong cuộc đời con vật. Loại này có tính chất khơng thường
xun. Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh thì quan

hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và mơi trường (E) của một cá thể được
xác định bởi kiểu gen có từ hai locut trở lên có giá trị là :

P=G+E
Trong đó: G = A + D + I; E = Eg + Es
P = A + D + I + Eg + Es.
Trên cơ sở đó cho thấy các giống gia cầm cũng như các sinh vật khác, con cái
đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó. Tính
trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền. Do đó việc chọn lọc
nâng cao năng suất một tính trạng nào đó hoặc lai tạo ra một giống mới, việc nghiên
cứu di truyền các tính trạng số lượng là vấn đề hết sức cần thiết.

4


2.1.1.2. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Tỷ lệ nuôi sống gia cầm con sau khi nở ra là một chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức
sống của gia cầm ở giai đoạn hậu phôi, sự suy giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ
chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch và Buelchel, 1978).

Tỷ lệ sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể còn sống ở
cuối giai đoạn so với các cá thể ở đầu giai đoạn. Khavecman (1972) cho
biết cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu thế lai làm tăng tỷ lệ sống. Có thể
nâng cao tỷ lệ sống bằng các biện pháp chăm sóc, ni dưỡng tốt, vệ
sinh phịng bệnh kịp thời. Các giống vật ni nhiệt đới có khả năng chống
các bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng cao hơn các vật ni xứ ơn đới.
Ngồi ra, tỷ lệ ni sống của gà cịn phụ thuộc vào sức sống của đàn bố
mẹ, gà mái đẻ tốt thì tỷ lệ ni sống của gà con sẽ cao hơn so với gà mái đẻ
kém. Đối với cơ thể sinh vật, những biểu hiện sinh lý trong phản ứng stress
là tác động tương quan giữa gen và môi sinh, trong đó tất nhiên chịu ảnh

hưởng vai trị của các quy luật di truyền đa gen, trội, lặn, giới tính...

Stress miễn kháng là phản ứng của cơ thể sinh vật đối với bất cứ
các tác động nào của môi sinh để tự bảo vệ và bảo tồn, cho nên mọi biện
pháp để hạn chế ảnh hưởng của stress và ngăn chặn hậu quả đều nhằm
mục tiêu bảo vệ sự sống của con và và chất lượng sản phẩm của nó.

Hill et al. (1954) đã tính được hệ số di truyền sức sống là 6%. Sức
sống được tính theo các giai đoạn nuôi dưỡng khác nhau. Theo tài liệu
công bố của Gavora (1990) hệ số di truyền của sức kháng bệnh là 25%.
Hệ số di truyền về tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh thường phụ
thuộc vào dòng, giống, giới tính. Tỷ lệ ni sống phụ thuộc rất lớn vào
sự chăm sóc, ni dưỡng, khí hậu, thời tiết, mùa vụ...
Ngày nay, ngoài việc áp dụng các biện pháp chọn lọc các cá thể, các dịng có
sức miễn kháng cao người ta còn chú trọng đến nghiên cứu, theo dõi các tập tính
bẩm sinh của con vật về sinh sản, sinh trưởng, kiếm ăn... để cải tiến cách chăm sóc,
ni dưỡng, khai thác con vật, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn của
nó. Điều đó cũng thể hiện qua các phương thức nuôi nhốt hay chăn thả, theo cách
làm sạch môi trường chuồng trại và xung quanh, tuân thủ các nội quy đảm bảo an
toàn dịch bệnh khi nhập, khi ni cũng như khi xuất bán. Điều đó là các biện pháp
cần thiết hỗ trợ thêm tính miễn kháng cho con vật, ngăn ngừa và hạn chế

5


những stress mang hậu quả có hại cho con vật và cho chất lượng sản phẩm,
tạo thêm được điều kiện để tăng cường độ miễn kháng (Khavecman, 1972) .

2.1.2. Cơ sở khoa học của lai kinh tế
Lai kinh tế là lai giữa hai cơ thể thuộc hai dòng khác nhau cùng giống, khác

giống hoặc hai giống khác loài để sử dụng con lai F1 làm sản phẩm, con lai này
không để làm giống và chỉ để lấy sản phẩm thịt, trứng, sữa ... Thường chủ yếu
lấy thịt, trứng hay tăng sinh trưởng. Lai kinh tế được gọi là lai công nghiệp vì chỉ
dùng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm tạo ra nhanh hàng loạt có chất lượng
trong một thời gian ngắn (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995).

Mục đích của lai kinh tế là sử dụng ưu thế lai làm tăng nhanh mức
độ trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng thuần, nhất là đối
với các tính trạng khối lượng, tăng trọng, tăng các chiều đo cơ thể con
lai có thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố mẹ hoặc cũng có
thể phối hợp được những đặc tính của hai giống đó.

Năng suất vật ni phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là bản chất di
truyền và ngoại cảnh. Do vậy trong chăn nuôi có hai hướng chủ yếu
để nâng cao năng suất vật ni. Đó là cải tiến bản chất di truyền của
vật nuôi và cải tiến phương pháp chăn nuôi.
Bên cạnh việc chọn lọc, nhân giống thuần chủng, lai tạo cũng là phương
pháp cải tiến di truyền có hiệu quả cao và nhanh. Trong công tác giống, kể từ
những giống vật nuôi đầu tiên được tạo ra vào cuối thế kỷ thứ 18 các giống mới
thường cũng được hình thành qua con đường lai tạo, sau đó mới được chọn
lọc, củng cố, ổn định tính trạng trở thành các dịng thuần. Vì những giống gốc
ban đầu ít nhiều có pha máu giữa nhiều giống khác nhau.

Hiện nay việc tạo ra sản phẩm phần lớn đều được thông qua lai
tạo và việc lai tạo cũng ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng
của sản phẩm, các giống, dòng càng thuần bao nhiêu thì con lai càng
có ưu thế lai bấy nhiêu (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Trong quá trình nghiên cứu di truyền, nguyên tắc hoàn toàn mới được Mendel
đưa vào để nghiên cứu, đó là phương pháp lai. Trong q trình nghiên cứu này ơng
đã phát hiện và hình thành nên những quy luật cơ bản của di truyền.


Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), căn cứ vào mục đích
của lai tạo, người ta thường áp dụng những phương pháp lai khác nhau như: lai

6


kinh tế, lai luân chuyển, lai cải tiến (lai pha máu), lai cải tạo, lai phối hợp (lai tạo
thành), lai kinh tế là phương pháp lai phổ biến nhất. Việc lai kinh tế có hiệu quả
phải chọn lọc tất các dịng thuần, trong đó các cá thể dị hợp tử sẽ giảm đi và các
cá thể đồng hợp tử sẽ tăng lên (Nguyễn Ân và cs., 1983). Trong giống bao gồm
các dịng, mỗi dịng có đặc điểm chung của giống nhưng lại có đặc điểm di
truyền riêng biệt. Sự khác biệt của mỗi dịng về kiểu gen chính là yếu tố quyết
định sẽ làm xuất hiện ưu thế lai. Người ta cho lai các dòng gà khác biệt về kiểu
gen nhưng lại có khả năng kết hợp được trong cùng một cơ thể sinh vật. Vì vậy
phải chọn lọc các dịng gà trong cùng một giống có khả năng kết hợp.
Gia cầm không những chỉ thể hiện được chất lượng tổ hợp lai của những
dòng thuần mà còn đạt được hiệu quả ưu thế lai 5-20%, có thể đây là một ưu đãi
của thiên nhiên mà con người có thể sử dụng tốt, nếu nắm được quy luật của
phương pháp này và biết cách tổ chức sản xuất, sử dụng các gia cầm lai giữa
các dòng là một trong những vấn đề quan trọng (Nguyễn Viết Thái, 2012) .
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đang có
những thay đổi cơ bản, những thay đổi này liên quan đến việc áp dụng phương
pháp sản xuất sản phẩm. Việc phối hợp tốt những dòng đã được quy định và thông
qua phương pháp lai, sẽ đạt được hiệu quả và ưu thế lai ở thế hệ sau. Sử dụng
phương pháp lai kinh tế trong chăn nuôi gia cầm có thể lai đơn hoặc lai kép.

-

Lai đơn: là phương pháp lai kinh tế để sử dụng ưu thế lai cao nhất, lai


đơn thường được dùng khi lai giữa giống địa phương và giống nhập nội cao
sản. Phương pháp này là phổ biến và được sử dụng nhiều trong sản xuất gà
kiêm dụng trứng thịt, hoặc thịt trứng, nhằm tận dụng khả năng dễ nuôi, sức
chống chịu cao của gà địa phương và khả năng lớn nhanh, sức đẻ trứng cao,
ấp nở tốt của gà nhập nội. Ở nước ta có nhiều cơng trình sử dụng phương
pháp lai đơn để lai tạo giữa các giống: gà Ai Cập với gà H ’Mông, gà Ác Việt
Nam với gà Ác Thái Hịa, gà Ai Cập, gà Mía, gà Ri với gà Lương Phượng
(Nguyễn Viết Thái, 2012; Lương Thị Hồng, 2005; Nguyễn Thị Mười, 2007; Lê
Thị Nga, 2005) đã minh chứng hiệu quả của phương pháp này.
-

Lai kép: là phương pháp lai phổ biến để tạo gà thương phẩm và được sử

dụng nhiều trong chăn nuôi gà công nghiệp, phương pháp này ngày càng được áp
dụng nhiều trong việc tạo ra gà thương phẩm phù hợp với phương thức nuôi thâm
canh hoặc bán chăn thả. Mỗi cơ sở giống đều có nhiều dòng khác nhau và khi lai

7


giữa các dòng riêng biệt sẽ tạo ra những con lai thương phẩm năng suất cao. Trên
thế giới người ta đã tạo ra con lai thương phẩm gà hướng trứng có gà lai 4 dịng
như Goldline 54, Hisex, Isa Brown, Hyline, Brow Nick... Hướng thịt có BE88, Cobb
500, Ross 308...con lai tạo ra có năng suất cao thường vượt các dòng thuần.

Ngày nay việc nghiên cứu và sử dụng ưu thế lai trong sản xuất
thực sự là đòn bẩy để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi. Sự biểu hiện ưu thế lai rất đa dạng, phụ thuộc vào bản
chất di đối tượng đưa vào lai, mặt khác phải có những thử nghiệm

thực tế nghiêm túc trong điều kiện cụ thể với từng cặp lai cụ thể.
2.1.3. Cơ sở khoa học của ưu thế lai
2.1.3.1. Lược sử và khái niệm về ưu thế lai
Hiện tượng ưu thế lai đã được biết đến và vận dụng từ lâu, điển hình
là sự ra đời của con La, kết quả lai khác loài giữa ngựa cái và lừa đực, con
lai nổi tiếng về sức khỏe, sức dẻo dai và khả năng chịu nóng (Hutt, 1978).

Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này một cách có hệ thống mới bắt
đầu trên 200 năm nay. Darwin (1876) với cơng trình “Tác dụng của giao
phấn và sự thụ phấn trong giới thực vật” đã chứng minh lợi ích của
tạp giao và tác hại của giao phối cận huyết (Nguyễn Ân và cs., 1983).
Năm 1914 Shull đưa ra thuật ngữ “Ưu thế lai” Hetero sis, Dubini
(1948) xác định ưu thế lai trên Ruồi dấm, Cale và Goven (1956) nghiên cứu
ưu thế lai trên ong mật, Hutt (1978), Biriles và Words Kog (1967) xác định
ưu thế lai trên gà. Các tác giả đều đi đến kết luận con lai có ưu thế lai hơn
bố mẹ về nhiều đặc tính sản xuất quan trọng (Nguyễn Ân và cs., 1983).
Bouwman (2000) khẳng định lợi ích to lớn của lai giống là xuất hiện
sức mạnh ở con lai còn gọi là ưu thế lai, con lai thường có sức chống chịu
bệnh tật tốt hơn, sức sản xuất cao hơn. Tuy nhiên ưu thế lai khơng thể đốn
trước được, sự khác biệt giữa hai giống càng lớn thì ưu thế lai càng cao. Ưu
thế lai chỉ có thể xảy ra ở một cơng thức lai nào đó, vì thế phải tiến hành
nhiều công thức lai. Ưu thế lai không di truyền, nếu tiếp tục cho giao phối
đời con với nhau thì ưu thế lai sẽ giảm và giảm sự đồng đều.
Trong cơng tác lai tạo, người ta cịn quan tâm rất nhiều đến khả năng phối
hợp, đó là chọn những con gốc lai phù hợp với nhau nhằm tạo nên những tổ hợp
gen mới, bao gồm các tính trạng vốn có ở giống gốc nhưng ở mức độ cao hơn

8



theo mục đích. Con lai F1 vượt hơn bố mẹ về sức sống, sức sinh trưởng,
phát triển, khả năng sản xuất, sức chống chịu và khả năng sử dụng các
chất dinh dưỡng (Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Sự biểu hiện của ưu thế lai trong chăn nuôi: sự biểu hiện của ưu
thế lai trên cơ thể lai trong chăn nuôi rất đa dạng, khác nhau ở các thể
trạng. Sự ưu việt của con lai không chỉ thể hiện sự lớn hơn về giá trị tính
trạng so với trung bình bố mẹ mà cịn biểu hiện bằng mức độ tối ưu của
tính trạng. Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện (1995) cho rằng:

+ Con lai F1 của những công thức lai xa khác giống vượt trội
hơn bố mẹ về thể chất, tuổi thọ, sức làm việc, nhưng mất một phần hay
hồn tồn khả năng sinh sản, điển hình trong trường hợp này là con la.
+ Con lai F1 vượt trung bình bố mẹ về khối lượng cơ thể và sức sống, có
khả năng sinh sản bình thường hoặc tốt hơn bố mẹ. Kết quả thực tế lai giữa một
số giống bò thịt, hoặc một số giống lợn ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học đã
nghiên cứu thành công đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất chăn nuôi.

+ Con lai F1 có khối lượng cơ thể chỉ ở mức trung gian, song khả
năng sinh sản, sức sống cao hơn hẳn bố mẹ. Điển hình là kết quả lai giữa gà
Leghorn trắng với gà NewHampohine, gà Plymouth Rock với gà AmtraLoup.

+ Con lai F1 biểu hiện ưu thế lai đặc biệt là trường hợp nếu xét
về một tính trạng riêng lẻ thì có kiểu di truyền trung gian nhưng sản
phẩm cuối cùng một mặt nào đó lại vượt trung bình bố mẹ. Trường
hợp này có thể xảy ra ở bò, lợn, gà.
Như vậy ưu thế lai trên cơ thể lai khơng biểu hiện đồng loạt ở tất
cả các tính trạng, trên tất cả các giai đoạn, sự biểu hiện này còn phụ
thuộc từng cặp lai cụ thể, các yếu tố ngoại cảnh, giai đoạn phát triển.

2.1.3.2. Bản chất di truyền của ưu thế lai

Nguyễn Văn Thiện (1995) cho rằng bản chất di truyền của ưu
thế lai là trạng thái dị hợp tử ở con lai, từ đó người ta nêu ra 3 giả
thuyết về ưu thế lai: + Thuyết tập trung các gen trội có lợi:
Trong q trình tiến hóa, dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc
nhân tạo, các gen trội bất lợi bị đào thải, gen trội có lợi được tăng lên. Trong khi
đó các gen lặn bất lợi vẫn tồn tại ở dạng dị hợp tử bên cạnh các gen trội có lợi.

9


Khi giao phối cận huyết, các quần thể sẽ phân hóa thành các dịng khác nhau ở
trạng thái đồng hợp tử theo các gen trội có lợi khác. Khi lai các dòng này với
nhau dẫn đến con lai F1 tập hợp được các gen trội có lợi ở bố và mẹ làm xuất
hiện ưu thế lai. Thí dụ 5 Locus gen cùng tham gia hình thành một tính trạng kinh
tế, người ta cho rằng mỗi gen trội hoặc đôi gen dị hợp tử Aa có giá trị tính trạng
là hai đơn vị (AA=Aa=2). Mỗi đôi gen lặn chỉ làm giá trị tính trạng lên một đơn
vị (aa=1), ta có AA=Aa > aa. Khi lai hai dòng khác nhau con lai F1 có các tính
trạng kinh tế cao hơn bố mẹ, xuất hiện ưu thế lai.
P kiểu gen:
Giá trị kiểu hình:
F1 kiểu gen:
Giá trị kiểu hình:
Như vậy ưu thế lai là hiệu quả của việc tập trung các gen trội
có lợi khơng cùng alen ở F1, đó là các gen trội có lợi này khơng
phải phân ly độc lập mà liên kết với nhau, vì vậy khơng thể tổ hợp
tự do, kết quả của sự phối hợp lại ở F1 thể hiện theo sơ đồ sau:

A
Cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở mẹ (P1)


A
a
Cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở bố (P2)

a
A
Cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở F1
a
Do các gen trội có lợi khác nhau là những thành viên của các cặp
nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, vì vậy khi tổ hợp lai ở thế hệ F2 các
bộ phận gen trội có lợi này sẽ nhỏ hơn F1, kết quả ở F2 ưu thế lai giảm.

10


+ Thuyết dị hợp tử và siêu trội

- Thuyết dị hợp tử chính là sự dị hợp tử của nhiều gen làm xuất
hiện ưu thế lai. Các gen khác nhau ở cùng một locus tổng hợp các
protein chức năng khác nhau trong quá trình phát triển, nhờ vậy chúng
bổ sung cho nhau làm xuất hiện ưu thế lai.

- Thuyết siêu trội: Dựa vào thuyết dị hợp tử phát triển thêm, các
gen ở trạng thái dị hợp tử có sự tương tác với nhau mạnh hơn so với
các gen đồng hợp tử. Kết quả làm xuất hiện ưu thế lai ở F1: Aa>AA>aa.
- Thuyết gia tăng tác động tương hỗ giữa các gen khơng cùng locus. Cơ
thể lai có bản chất dị hợp tử mà sự tác động tương hỗ giữa các gen không cùng
1 locus được tăng lên, nhờ vậy tăng hiệu quả tác dụng ưu thế lai.
Trên cơ sở kết hợp các giả thuyết, người ta đưa ra quan điểm về sự thay đổi
trạng thái hoạt động của hệ thống enzyme trong cơ thể sống là quá trình dị hợp và

tương tác với nhau của các cặp gen mới có ưu thế lai. Trần Đình Miên và Nguyễn
Kim Đường (1992) cho rằng ưu thế lai phụ thuộc vào hai yếu tố: trạng thái hoạt động
của dị hợp tử (d) và sự sai khác nhau của hai quần thể xuất phát (y).
2

H HF1 = ∑dy ; HF2 = 1/2 HF1; HF3 = 1/4 HF1
Ưu thế lai cao nhất ở đời F1 sau đó giảm dần, sự giảm ưu thế lai ở đời
sau có sự thay đổi trong sự tác động tương hỗ và tương quan giữa các gen
thuộc các locus khác nhau, mặt khác biểu hiện của tính trạng khơng chỉ chịu
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh thay đổi hay nói cách khác mức độ ưu
thế lai cao hay thấp còn phụ thuộc sự tương quan âm hay dương giữa môi
trường và kiểu di truyền. Ưu thế lai thể hiện mức độ khác nhau và thường
được thể hiện ở các tính trạng số lượng, cịn tính trạng chất lượng thì ít
được thể hiện. Các tính trạng có hệ số di truyền cao (tốc độ mọc lơng, thành
phần hóa học của thịt…) thì ít chịu ảnh hưởng của ưu thế lai.

Do vậy để có ưu thế lai thì phải chọn cặp bố mẹ có khả năng
phối hợp, bởi khả năng đó có sẵn ở gen con bố và con mẹ được các
nhà chọn giống có nhiều kinh nghiệm phát hiện và chọn phối.
2.1.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), mức độ biểu hiện ưu thế lai phụ thuộc vào

4 yếu tố đó là:

11


×