HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐÀO HẢI LONG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP SÁP BỘT
HỒNG Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero HẠI
SẮN TẠI PHÚ YÊN NĂM 2018 - 2019
Ngành:
Bảo vệ thực vật
Mã số:
8620112
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Ngọc Anh
TS. Nguyễn Thị Thủy
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng
để bảo vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Đào Hải Long
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Ngọc Anh và TS. Nguyễn Thị Thủy người đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiên cho tôi trong quá trình học
tập và thực hiên đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Côn Trùng, Khoa Nông học- Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bộ môn Thuốc,
Cỏ dại và Môi trường, Bộ môn Côn Trùng - Viện Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Đào Hải Long
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................. vii
Danh mục hình................................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................................. x
Thesis abstract.................................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1
1.2.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................... 2
1.2.1.
Ý nghĩa khoa học................................................................................................................ 2
1.2.2.
Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................................ 2
1.3.
Mục tiêu của đề tài............................................................................................................. 2
1.3.1.
Mục tiêu chung.................................................................................................................... 2
1.3.2.
Mục tiêu chi tiết.................................................................................................................. 2
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 3
1.4.1.
Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 3
1.4.2.
Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................. 4
2.1.
Cơ sở khoa học của đề tài................................................................................................. 4
2.2.
Tình hình nghiên cứu ngồi nước................................................................................... 4
2.2.1.
Tình hình sản xuất sắn trên thế giới............................................................................... 4
2.2.2.
Nghiên cứu ở nước ngoài về thành phần sâu, nhện hại sắn và rệp sáp bột hồng 5
2.2.3.
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái sinh vật học, sinh thái học của rệp sáp
bột hồng trên thế giới........................................................................................................ 6
2.2.4.
Một số nghiên cứu về phòng chống rệp sáp bột hồng trên thế giới...................... 10
2.3.
Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................................. 12
2.3.1.
Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam.............................................................................. 12
2.3.2.
Nghiên cứu ở trong nước về thành phần sâu, nhện và rệp sáp bột hồng hại
sắn ở Việt Nam và một số kết quả nghiên cứu về chúng........................................ 13
iii
2.3.3.
Một số nghiên cứu về phòng chống rệp sáp bột
Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ........................................
3.2.
Thời gian nghiên cứu .......................................
3.3.
Đối tượng/ vật liệu nghiên cứu ........................
3.3.1.
Đối tượng nghiên cứu ......................................
3.3.2.
Vật liệu nghiên cứu ..........................................
3.4.
Nội dung nghiên cứu ........................................
3.5.
Phương pháp nghiên cứu .................................
3.5.1.
Phương pháp điều tra thành phần sâu hại, thiê
Phenacoccus manihoti tại Phú Yên ..................
3.5.2.
Phương pháp điều tra diễn biến mật độ và một
mật độ rệp sáp bột hồng Phenacoccus maniho
tỉnh Phú Yên .....................................................
3.5.3.
Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh
bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero
3.5.4.
Đánh giá hiệu quả phòng trừ rệp sáp bột hồng
3.5.5.
Phương pháp xử lý và tính tốn số liệu ............
Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................................
4.1.
Thành phần sâu hại sắn và thiên địch của chún
4.1.1.
Thành phần sâu, nhện hại sắn tại Phú Yên năm
4.1.2.
Thành phần thiên địch của rệp sáp bột hồng tạ
2019 ..................................................................
4.2.
Diễn biến mật độ và một số yếu tố ảnh hưởng
hồng Phenacoccus manihoti Matile - Ferrero tạ
4.2.1.
Diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenac
Ferrero tại Tuy An, Đồng Xuân - Phú Yên ......
4.2.2.
Kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đ
hồng hại sắn Phenacoccus manihoti Matile-Fe
4.3.
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌN
VẬT học của rệp sáp bột hồng Phenacoccus m
sắn ở điều kiện phịng thí nghiệm ....................
iv
4.3.1.
Đặc điểm hình thái của rệp sáp bột hồng hại sắn P. manihoti............................... 41
4.3.2.
Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti.................................................................................................... 45
4.3.3.
Tỷ lệ sống sót các pha phát dục của rệp sáp bột hồng Phenacoccus
manihoti Matile-Ferrero trong điều kiện phịng thí nghiệm.................................. 46
4.3.4.
Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ khác nhau đến sức sinh sản của rệp sáp
bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero
4.4.
Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn
Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero
4.4.1.
47
49
Nghiên cứu sử dụng bọ mắt vàng Pleisiochrysa ramburi phòng trừ rệp
sáp bột hồng 49
4.4.2.
Nghiên cứu sử dụng ong ký sinh Anagynus lopezi phòng trừ rệp sáp bột
hồng hại sắn...................................................................................................................... 50
4.4.3.
Nghiên cứu một số biện pháp hóa học và sinh học phòng trừ rệp sáp bột
hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero hại sắn 52
Phần 5. Kết luận và đề nghị........................................................................................................ 54
5.1.
Kết luận.............................................................................................................................. 54
5.2.
Đề nghị............................................................................................................................... 55
Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 56
Phụ lục................................................................................................................................................ 61
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
BVTV
Bảo vệ thực vật
CABI
Centre for Agriculture and Bioscience International
(Trung tâm Nông nghiệp và Sinh học quốc tế)
CIAT
The International Center for Tropical Agriculture
(Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế)
FAO
Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc)
NĐT
Ngày điều tra
RSBH
Rệp sáp bột hồng
PT
Phát triển
P. manihoti
Rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero
A. lopezi
Ong ký sinh Anagynus lopezi
o
TC
Nhiệt độ
RH
Ẩm độ
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thành phần các loài sâu, nhện hại thu được trên cây sắn trong vụ xuân
hè tại Phú Yên năm 2019
27
Bảng 4.2. Thành phần sâu, nhện hại sắn thuộc các bộ côn trùng và nhện nhỏ đã
thu thập trên vụ sắn vụ xuân hè tại Phú Yên năm 2019
28
Bảng 4.3. Thành phần các loài thiên địch sâu hại sắn vụ xuân hè tại Phú Yên
năm 2019
30
Bảng 4.4. Số lượng loài thiên địch sâu hại sắn thuộc một số bộ côn trùng vụ
xuân hè tại Phú Yên năm 2019
30
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti MatileFerrero vụ xuân hè tại Tuy An – Phú Yên năm 2019........................................ 34
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile Ferrero vụ xuân hè tại Đồng Xuân - Phú Yên năm 2019.
35
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của một số giống sắn đến mật độ rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti trên điều kiện đất đồi tại huyện Tuy An - Phú
Yên năm 2019 36
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của một số loại chân đất đến mật độ rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti trên giống sắn KM 94 tại huyện Tuy An - Phú
Yên năm 2019 38
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của một số loại chân đất đến mật độ rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti trên giống sắn KM 419 tại huyện Tuy An - Phú
Yên năm 2019 40
Bảng 4.10. Kích thước các giai đoạn phát triển của rệp sáp bột hồng Phenacoccus
manihoti
42
Bảng 4.11. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti ở các điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khác nhau tại
Phú Yên năm 2019
45
Bảng 4.12. Tỷ lệ sống sót các pha phát dục của rệp sáp bột hồng Phenacoccus
manihoti Matile-Ferrero trong điều kiện phịng thí nghiệm tại Phú
n năm 2019............................................................................................................. 47
vii
Bảng 4.13. Sức đẻ trứng của trưởng thành rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti
Matile-Ferrero ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau trong phịng thí
nghiệm tại Phú n năm 2019
47
Bảng 4.14. Sức ăn rệp sáp bột hồng của các tuổi ấu trùng bọ mắt vàng
Pleisiochrysa ramburi49
Bảng 4.15. Tỷ lệ ong ký sinh tự nhiên trên rệp sáp bột hồng tại huyện Tuy An Phú Yên năm 2019
50
Bảng 4.16. Tỷ lệ ký sính của ong Anagynus lopezi các tuổi rệp khác nhau tại
huyện Tuy An - Phú Yên năm 2019 51
Bảng 4.17. Tỷ lệ ong (đực/cái) ký sinh trên các tuổi rệp khác nhau tại huyện Tuy
An - Phú Yên năm 2019
52
Bảng 4.18. Hiệu lực một số thuốc sinh học đối với rệp sáp bột hồng tại Đồng
Xuân – Phú Yên năm 2019
52
Bảng 4.19. Hiệu lực một số thuốc hóa học đối với rệp sáp bột hồng tại Đồng
Xuân – Phú Yên năm 2019
viii
53
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Nhân ni nguồi rếp sáp bột hồng.......................................................................... 21
Hình 4.1. Tỷ lệ % các bộ cơn trùng sâu hại sắn tại Phú Yên.............................................. 28
Hình 4.2. Bọ phấn trắng lớn Aleurodicus dispersus.............................................................. 29
Hình 4.3. Nhện đỏ Tetranychus urticae.................................................................................... 29
Hình 4.4. Tỷ lệ % các bộ cơn trùng chính thiên địch sâu hại sắn vụ xuân hè tại Phú
Yên năm 2019............................................................................................................. 31
Hình 4.5. Bọ rùa đỏ Micraspis discolor................................................................................... 31
Hình 4.6. Bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata............................................................... 32
Hình 4.7. Bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculata.................................................................. 32
Hình 4.8. Ong ký sinh đực Anagyrus lopezi........................................................................... 33
Hình 4.9. Ong ký sinh cái Anagyrus lopezi............................................................................. 33
Hình 4.10. Diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti MatileFerrero tại Tuy An – Phú Yên năm 2019.............................................................. 34
Hình 4.11. Diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti MatileFerrero tại Đồng Xuân – Phú Yên năm 2019 35
Hình 4.12. Ảnh hưởng của một số giống sắn đến mật độ rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti trên điều kiện đất đồi tại huyện Tuy An - Phú Yên
năm 2019...................................................................................................................... 37
Hình 4.13. Ảnh hưởng của một số loại chân đất đến diễn biến mật độ rệp sáp bột hồng
trên giống sắn KM94 tại huyện Tuy An - Phú Yên năm 2019
39
Hình 4.14. Ảnh hưởng của một số loại chân đất đến diễn biến mật độ rệp sáp bột hồng
trên các giống sắn KM419 tại huyện Tuy An - Phú Yên năm 2019 40
Hình 4.15. Trứng rệp sáp bột hồng P. Manihoti........................................................................ 43
Hình 4.16. Rệp sáp bột hồng P. manihoti tuổi 1........................................................................ 43
Hình 4.17. Rệp sáp bột hồng P. manihoti tuổi 2........................................................................ 44
Hình 4.18. Rệp sáp bột hồng P. Manihoti tuổi 3....................................................................... 44
Hình 4.19. Rệp sáp bột hồng P. manihoti trưởng thành.......................................................... 45
Hình 4.20. Đồ thị sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp bột hồng Phenacoccus
manihoti tại Phú Yên năm 2019.............................................................................. 48
Hình 4.21. Bọ mắt vàng Pleisiochrysa ramburi tuổi 4............................................................. 49
ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đào Hải Long
Tên Luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp phòng trừ rệp sáp
bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero hại sắn tại Phú Yên năm 2018 – 2019”
Ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 8620112
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam (VNUA)
Mục đích nghiên cứu:
Xác định thành phần sâu hại sắn, thiên địch của rệp sáp bột hồng, diễn biến và
mật độ của rệp sáp bột hồng trên ruộng sắn qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của
cây sắn. Bên cạnh đó, luận văn tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh
thái học chính (thời gian vịng đời, sức sinh sản,…) của rệp sáp bột hồng Phenacoccus
manihoti Matile-Ferrero và hiệu quả của các biện pháp quản lý rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero theo hướng bền vững tại Phú Yên.
Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thành phần sâu hại sắn, thiên địch của rệp sáp bột hồng và điều tra
diễn biến mật độ của rệp sáp bột hồng được tiến hành theo phương pháp của viện bảo vệ
thực vật năm 1997
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của rệp sáp bột hồngPhenacoccus
manihoti Matile-Ferrero hại sắn theo phương pháp của Trần Đăng Hòa và Nguyễn Thị
Giang (2014).
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ rệp sáp bột hồng bằng một số biện pháp sinh học,
hóa học theo phương pháp của Đỗ Hồng Khanh (2019).
Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra thành phần sâu hại sắn và thiên địch của rệp sáp bột hồng tại Phú Yên.
- Điều tra diễn biến mật độ và một số yếu tố ảnh hưởng đến mật độ rệp sáp bột
hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero hại sắn tại tỉnh Phú Yên
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học chính của rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero hại sắn
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ rệp sáp bột hồng bằng một số biện pháp sinh học,
hóa học và xác định lồi có vai trị quan trọng và đánh giá khả năng tiêu thụ rệp sáp bột
hồng của bọ mắt vàng Pleisiochrysa ramburi
Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu được tiến hành tại Phịng thí nghiệm của bộ môn Côn Trùng - Viện
x
Bảo vệ thực vật và tại chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Phú Yên từ năm 2018 đến
năm 2019 và đã thu được các kết quả như sau:
Thành phần sâu hại sắn tại Phú Yên trong vụ sắn xuân hè năm 2019 là 7 loài sâu
nhện hại. Các loài gây hại quan trọng là rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti MatileFerrero và bọ phấn trắng lớn Aleurodicus dispersus và nhện đỏ Tetranychus urticae Koch.
Đã thu thập được 6 loại thiên địch của rệp sáp bột hồng, trong đó có 2 lồi tần
suất xuất hiện thường xun hơn là bọ mắt vàng Pleisiochrysa ramburi và ong ký sinh
Anagynus lopezi.
Rệp sáp bột hồng xuất hiện khá sớm trên ruộng sắn tại Tuy An, Đồng Xuân –
Phú Yên vụ xuân hè năm 2019. Rệp bắt đầu xuất hiện từ tháng 2, mật độ rệp tăng nhanh
và cao nhất là tháng 6 với 8,76 con/ngọn tại Tuy An và 9,61 con/ngọn tại xã Đồng Xuân.
Sau đó mật độ rệp giảm dần cho đến khi thu hoạch.
o
Trong điều kiện phịng thí nghiệm, ở điều kiện nhiệt độ 27,7 C; ẩm độ 80,16%.
Khi nuôi rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti bằng giống sắn KM94 thì vịng đời
o
rệp sáp bột hồng trung bình là 29,63 ± 3,27 ngày. Ở điều kiện nhiệt độ nhiệt độ 30,7 C;
ẩm độ 68,04% khi nuôi rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti bằng giống sắn KM94
thì vịng đời là 28,01 ± 3,17 ngày. Ở cả 2 điều kiện trưởng thành rệp sáp bột hồng là
100% con cái.
Nghiên cứu sử dụng bọ mắt vàng Pleisiochrysa ramburi phòng trừ rệp sáp bột
hồng. Kết quả cho thấy khả năng tiêu diệt rệp sáp bột hồng của bọ mắt vàng
Pleisiochrysa ramburi đạt cao nhất ở tuổi 4 là 6,09 ± 0,98 (con) và giảm dần ở tuổi 3,
tuổi 2, tuổi 1 lân lượt là 2,61 ± 0,77 (con); 1,91 ± 1,47(con); 0,82 ± 0,58 (con).
Tỷ lệ ký sinh của ong ký sinh Anagynus lopezi trên rệp sáp bột hồng cao nhất khi
rệp tuổi 3 là 64,44% và tỷ lệ ký sinh trên rệp trưởng thành là 63,75%. Tuy nhiên tỷ lệ ký
sinh trên rệp tuổi 2 là rất thấp đạt 12,28%.
Trong điều kiện thí nghiệm ngồi đồng ruộng, cả 4 loại thuốc sinh học (Song mã
63 EC, Sokupi 0.36AS, Atimec USA 54EC, Kozomi 0,3EC) và hóa học (Actara 25 WG,
Dragon 585 SC, Hugo 95 SP, Marshal 200 EC) đều có hiệu quả phịng trừ rệp sáp bột
hồng. Trong đó Atimec USA 54EC ; Dragon 585 SC có khả năng trong việc phịng trừ
RSBH, hiệu quả cao nhất vào ngày thứ 7 sau khi phun thuốc.
xi
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dao Hai Long
Title: Study on the biological characteristics and ecological some prevent solutions of
cassava mealybug Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero in Phu Yen in 2018-2019
Major: Plant Protection
Code: 8620112
Institute: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Determine pests, natural enemies, and population of cassava mealybug through
the development and production stages of cassava in the field.
Research on the biological characteristics (life cycle, reproduction,…) of
cassava mealybug.
The efficiency of some integrated control management methods of cassava
mealybug in Phu Yen.
Research methods:
Survey pests, natural enemies and population of cassava mealybug following the
PPRI’ methods (1997).
Research some biological characteristics of cassava mealybug following the
methods of Tran Dang Khoa and Nguyen Thi Giang (2014).
Evaluate the efficiency in controlling the cassava mealybug by biopesticides,
Herbicides, and chemincal pesticides and following the methods of Do Hong Khanh (2019).
Research contents:
Survey pests, natural enemies of cassava mealybug in Phu Yen.
Investigate the change of population and some effective factors to cassava
mealybug in Phu Yen
Research on some main biological characteristics of cassava mealybug,
Evaluate the eficiency in controlling casava mealybug by chemical biological
methods and determine chemical and biological methods.Determine the ability of
Pleisiochrysa ramburi in term of consumption the cassava mealybug and its importance.
Result and conclusions:
The experiments conducted at Laboratories of Division of Entomology – Plant
Protection Research Institute and Phu Yen Crop Production and Plant Protection
Subdepartment from 2018 to 2019, the following results:
xii
There are 7 pests species in summer-spring season in Phu Yen; among of them cassava
mealybug Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero, the spiralling whitefly Aleurodicus dispersus,
and twospotted spider mite Tetranychus urticae Koch are important species.
Six natural enemies were collected; 2 species are highest frequency
Pleisiochrysa ramburi and Anagynus lopezi
Cassava mealybug has emerged early stage in cassava field in Tuy An and Dong
Xuan – Phu Yen in summer-spring season 2019. It begins to emerge from Frebruary,
then increasing population and reach at in June, 8.67 individual/cassava tops in Tuy Hoa
and 9.61 individual/cassava tops in Dong Xuan. Then this population decrease gradually
to harvest stage.
o
In the laboratory (27.7 C, RH 80.16%), as a result, the life cycle cassava
mealybug Phenacoccus manihoti on reared KM94 lasted 29.63 ± 3.27 days on average.
o
In condition (30.7 C, RH 68.04%, its life cycle lasted 28.01 ± 3.17 on average. All
Phenacoccus manihoti in these 2 conditions are females.
In this research, Pleisiochrysa ramburi to control cassava mealybug
Phenacoccus manihoti was used. As consequences, the ability of Pleisiochrysa ramburi
to kill Phenacoccus manihoti is at the highest number at the four-instar nymph, 6.09 ±
0.98 individual and decrease gradually in the third-, second, first-instar nymph are 2.61
± 0.77 individual; 1.91 ± 1.47ndividual; 0.82 ± 0.58 individual, respectively.
Anagynus lopezi was used to control Phenacoccus manihoti, this natural enemy
showed quite good ability. The parasitoid rate of this natural enemy reached the highest
point in the third-instar nymph, 64.44% and this figure for the adult stage, second- and
first- instar are 63.75%, 12.28%, and 0% respectively.
In the field conditions, 4 biopesticides (Song ma 63 EC, Sokupi 0.36AS, Atimec
USA 54EC, Kozomi 0,3EC), and 4 chemical pesticides (Actara 25 WG, Dragon 585 SC,
Hugo 95 SP, Marshal 200 EC) have efficiency in controlling cassava mealybug. There
are Atimec USA 54EC, and Dragon 585 SC which have ability in controlling cassava
mealybug, and it showed the most effective figure in 7 days after treating.
xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rệp sáp bột hồng (RSBH) Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero có nguồn
gốc từ Paraguay. Đến năm 1973, chúng ngẫu nhiên nhập nội vào hai nước cộng
hòa Congo và Zaire. Tại đây, RSBH nhanh chóng lan rộng và trở thành sâu hại
nguy hiểm ở khắp các nước trong dải trồng sắn ở Châu Phi. RSBH được phát
hiện ở Thái Lan năm 2006 và lan rộng ra nhiều vùng trồng sắn thuộc các tỉnh
miền Đông và Đông Bắc nước này. RSBH tiếp tục lan rộng sang các nước Lào,
Campuchia và Việt Nam (tại Tây Ninh 7/2012). Chỉ hơn một năm sau, RSBH
nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh trồng sắn phía Nam, Nam Trung Bộ và vùng
khu IV của Việt Nam.
Cây sắn (Manihoti esculenta Crantz) là cây trồng quan trọng ở nhiều nước
trên thế giới. Ở Việt Nam, cây sắn không chỉ là cây lương thực mà cịn là cây
ngun liệu cơng nghiệp quan trọng. Tuy nhiên những năm gần đây ở nước ta,
cây sắn đang phải đối mặt với những đối tượng sâu bệnh hại làm giảm năng suất,
ảnh hưởng đến phát triển sản xuất sắn bền vững, trong đó rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti Matile – Ferrero (Homoptera : Pseudococcidae), là một
trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm Rệp sáp bột hồng tấn công điểm sinh
trưởng của cây sắn, gây hiện tượng chùn ngọn. Ngọn chính bị rệp sáp bột hồng
gây hại dẫn đến cây sắn trở nên lùn. Bị nhiễm với mật độ cao, đơi khi gây rụng
tồn bộ lá của cây sắn. Rệp sáp bột hồng gây hại, làm giảm năng suất củ sắn ở
châu Phi tới 80-84% (Neuenschwander et al., 1991).
Phú Yên là một trong 10 tỉnh có diện tích lớn nhất nước, niên vụ sắn
2014-2015, diện tích trồng tại tỉnh Phú Yên đạt khoảng 20.586ha, năng suất sắn
củ khoảng 173,0 tạ/ha và sản lượng sắn củ ước đạt 356.204 tấn.
Tháng 9/2014,lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện và gây hại của rệp sáp
bột hồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên tại xã An Hải huyện Tuy An với diện tích
khoảng 40 ha.Năm 2015, rệp sáp bột hồng xuất hiện sớm và phân bố diện rộng
hơn. Kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên cho thấy từ 1/4/2015
mới chỉ phát hiện có 2 ha bị gây hại với tỷ lệ 5-10%, tuy nhiên chỉ sau khoảng 2
tháng đến ngày 28/5/2015, diện tích sắn bị rệp sáp bột hồng đã tăng gần 80 lần và
từ chỉ có bị hại ở một huyện nay chúng đã phát tán gây hại rộng ở hầu hết các
1
huyện trong với diện tích bị hại lên đến 156,5 ha và tỷ lệ hại từ 10- 90% tại 7
huyện thị, trong đó 2 huyện có diện tích bị gây hại và tỷ lệ hại cao nhất là Đồng
Xuân với 66 ha và tỷ lệ hại cao nhất lên đến 30%, sau đó là huyện Sơng Hinh với
63,6 ha với 41 ha tỷ lệ hại từ 31-90% (Chi cục BVTV Phú yên - 2015). Để phòng
trừ rệp sáp bột hồng, địa phương mới chỉ tập trung vào những biện pháp tình thế
như phun thuốc, tiêu hủy những diện tích bị hại nặng. Xuất phát từ yêu cầu thực
tế và làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng trừ có hiệu quả chúng tơi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp
phòng trừ rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero hại sắn tại
Phú Yên năm 2018 - 2019”.
1.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp một số dữ liệu khoa
học về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản của rệp sáp bột hồng làm cơ
sở để xây dựng biện pháp phịng trừ lồi rệp sáp bột hồng ở các vùng trồng sắn bị
xâm nhiễm nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học, góp phần xây dựng biện
pháp phòng trừ tổng hợp để ngăn chặn sự lây lan, gây hại của rệp sáp bột hồng
hại sắn tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng.
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Mục tiêu chung
Xác định thành phần sâu nhện hại và mật độ rệp sáp bột hồng hại sắn, đi
sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp sáp bột hồng Phenacoccus
manihoti để đề xuất biện pháp quản lý một cách hiệu quả.
1.3.2. Mục tiêu chi tiết
- Điều tra thành phần sâu hại sắn, thiên địch của rệp sáp bột hồng tại Phú
Yên.
- Điều tra diễn biến mật độ và một số yếu tố ảnh hưởng đến mật độ rệp
sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero hại sắn tại tỉnh Phú Yên.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học chính của rệp sáp bột hồng
Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero hại sắn.
2
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ rệp sáp bột hồng bằng một số biện pháp
sinh học, hóa học và đánh giá khả năng tiêu thụ rệp sáp bột hồng của bọ mắt
vàng Pleisiochrysa ramburi.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của để tài là quần thể rệp sáp bột hồng
(Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero) hại sắn tại Phú Yên trong năm 2018 và
2019.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học
chính (thời gian vòng đời, sức sinh sản,…) của rệp sáp bột hồng (Phenacoccus
manihoti Matile-Ferrero) và hiệu quả của các biện pháp quản lý tổng hợp rệp sáp
bột hồng(Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero) theo hướng bền vững tại Phú
Yên.
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Phú Yên là tỉnh nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ với 76,8% người
dân sống bằng nông nghiệp. Trong những năm qua, tỉnh đã đạt được nhiều thành
tựu trong sản xuất nơng nghiệp, trong đó có sự đóng góp của cây sắn. Diện tích
sắn của Phú n trên 20.000ha với năng suất sắn củ trung bình 173,0 tạ/ha. Sắn ở
Phú Yên không những cung cấp nguyên liệu củ cho 2 nhà máy chế biến tinh bột
sắn (Nhà máy Tinh bột sắn Sông Hinh và Đồng Xuân) trong tỉnh, mà còn cung
cấp cả cho các Nhà máy sắn ở Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk và Khánh Hịa.
Đầu tháng 9 năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đã phát hiện rệp
sáp bột hồng gây hại sắn tại xã An Hải và xã An Hòa của huyện Tuy An và xã
Xuân Lãnh, xã Xuân Quang 1 của huyện Đồng Xuân. Năm 2015, rệp sáp bột
hồng xuất hiện sớm và phân bố diện rộng trên 8 huyện và thị xã với diện tích
nhiễm ghi nhận được khoảng 1.350 ha từ 1-90% cây bị hại. Tác hại của rệp sáp
bột hồng đã gây khơng ít lo lắng cho nơng dân trồng sắn cũng như các cơ quan
quản lý trong tỉnh. Đặc biệt những hiểu biết về đối tượng rệp sáp bột hồng hại sắn
ở nước ta chưa có nhiều, do vậy các biện pháp tình thế phịng trừ rệp sáp bột
hồng thường khơng đem lại hiệu quả phịng trừ như mong đợi.
Để có cơ sở đề xuất các biện pháp phịng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn có
hiệu quả, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về đối tượng này. Vì vậy nghiên
cứu các đặc điểm sinh vật học học, sinh thái học của loài rệp sáp bột hồng hại sắn
và một số biện pháp phòng trừ, làm cơ sở để xuất biện pháp phịng tổng hợp lồi
sâu hại mới này có hiệu quả cho sản xuất, góp phần giữ vững được diện tích,
năng suất, sản lượng sắntheo hướng bền vững ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung
bộ nói chung, Phú n nói riêng.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGỒI NƯỚC
2.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Cây sắn góp phần cung cấp lương thực cho khoảng 500 triệu người trên
thế giới. Ở một số quốc gia, cây sắn đã cung cấp hơn 50% lượng calo hàng ngày
(Cock, 1985).
4
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng
từ năm 2000 đến nay. Năm 2012, sản lượng sắn thế giới đạt 269,12 triệu tấn củ
tươi, tăng 51% so với năm 2000. Diện tích trồng sắn trong cùng thời gian cũng
tăng 20%. Nước sản xuất sắn nhiều nhất hiện nay là Nigeria (54 triệu tấn), kế đến
là Thái Lan (29,94 triệu tấn) và Indonesia (24,17 triệu tấn). Nước có năng suất
sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), sau là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng
suất sắn bình quân của thế giới là 12,92 tấn/ha (FAO, 2013). Việt Nam đứng thứ
9 về sản lượng sắn trên thế giới với 9,74 triệu tấn năm 2012.
2.2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài về thành phần sâu, nhện hại sắn và rệp sáp
bột hồng
2.2.2.1. Tình hình sâu bệnh hại ảnh hưởng đến sản xuất sắn trên thế giới.
Cây sắn là cây trồng quan trọng ở nhiều nước thuộc châu Mỹ, châu Phi,
châu Á. Cây sắn bị nhiều lồi sâu hại tấn cơng. Ở Nam Mỹ, có gần 200 loài chân
khớp là sâu hại cây sắn (Bellotti, 1990).
Ngoài ra trên cây sắn có khoảng gần 50 lồi nấm, vi khuẩn, virus, tuyến
trùng tấn công và gây bệnh cho cây. Các vi sinh vật có thể gây hại cho sắn trên
hầu hết các vùng trồng sắn trên thế giới nhưng cũng có thể chỉ gây hại cho 1 vùng
hay 1 quốc gia (Herren and Neuenschwander, 1991).
Nhện sắn xanh xuất hiện đầu tiên ở Uganda năm 1990 và bùng phát thành
dịch cùng với rệp sáp bột hồng hại sắn đe dọa lương thực của trên 200 triệu người
xảy ra vào những năm 1970 ở Châu Phi, cả 2 trường hợp này đều do vật liệu nhập
nội không qua kiểm dịch, đó là một sự kiện rất hiếm xảy ra khi có 2 lồi dịch hại
cùng bùng phát ở cùng 1 Châu lục (Herren and Neuenschwander, 1991).
Dịch hại chủ yếu trên sắn là nhện xanh, rệp sáp, châu chấu, bệnh khảm vi
rút, bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh loét, bệnh thối rễ, bệnh chổi rồng cùng với trình
độ thâm canh thấp làm năng suất sắn thấp. Ở nam Florida côn trùng hại sắn như
sâu Erinnyis ello, ruồi đục ngọn Neosilba perezi, bọ cánh cứng Diabrotiea
balleata, loài sâu khoang Spodoptera eridania, rệp sáp Aonidomytilus albus, loài
rệp sáp đen Saissetia neglecta, rệp sáp Mehico Phenacoccus gossypii,
Phenacoccus sp. và một số loài đục thân, một số loài nhện Mononychellus
caribbeanae, Tetranychus urticae, Panonychus citri gây hại trên lá. Chúng là loài
đa thực gây hại trên 24 loại cây khác nhau thuộc 9 họ thực vật, trong đó gây hại
nhiều nhất trên các cây thuộc họ đậu (Miller and Walter, 2005).
5
2.2.2.2. Những nghiên cứu về rệp sáp bột hồng trên thế giới
a. Thành phần rệp sáp bột hồng trên cây sắn ở trên thế giới
Rệp sáp bột (Pseudococcidae) là một trong những nhóm sinh vật hại phổ biến
trên cây sắn ở các vùng trồng sắn trên thế giới. Sự xuất hiện, gây hại của các loài rệp
sáp bột đã được ghi nhận từ Colombia (CIAT), Brazil và một phần của châu Phi. Các
loài rệp sáp bột ở Colombia đã được Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế
(CIAT) xác định là Phenacoccus gossypii, rệp sáp bột Phenacoccus gossypii và
Phenacoccus sp. được ghi nhận hại cây sắn ở Brazil (Hambleton, 1935).
Albuquerque (1976) đã báo cáo một đợt bùng phát nghiêm trọng của loài rệp
sáp bột gây chết cây sắn trồng tại trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Pesquisa Belem,
Brazil vào năm 1975. Đây là lần đầu tiên rệp sáp bột hại được ghi nhận từ khu vực
Amazon. Theo báo cáo, tất cả 150 giống sắn được trồng tại trung tâm này đều bị rệp
sáp bột gây hại. Mật độ rệp sáp bột cao là nguyên nhân làm rụng lá và làm khô các
mô thân, dẫn đến mất cây giống. Khi cây bị hại, lá bị biến thành màu vàng và khô,
các cây sắn bị hại đã rụng lá, chồi sắn mới ra cũng bị tấn công.
Theo báo cáo của Williams and De Willink (1992), có 19 lồi thuộc họ rệp sáp
bột Pseudococcidae gây hại trên cây sắn. Đó là Ferrisia meridionalis Williams,
Ferrisia terani Williams và Granara de Willink, Ferrisia virgata (Cockerell),
Hypogeococcus spinosus Ferris, Nipaecoccus nipae (Maskell), Paracoccus herreni
Williams và Granara de Willink, Paracoccus marginatus Williams và Granara de
Willink, Phenacoccus gregosus Williams và Granara de Willink, Phenacoccus
helianthi (Cockerell), Phenacoccus herreni Cox và William, Phenacoccus
maderirensis Green, Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero, Planococcus citri
(Riso),
Planococcus
minor
(Maskell),
Pseudococcus
affinis
(Maskell),
Pseudococcus elisae Borchsenius, Pseudococcus mandio Williams, Pseudococcus
maritimus (Ehrhorn) và Puto barberi (Cockerell). Trong đó, có hai lồi được đặc biệt
chú ý là lồi Phenacoccus manihoti và Phenacoccus herreni vì đây là 2 lồi có thể
gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây sắn ở vùng châu Phi và Nam Mỹ (Cox and
Williams, 1981; Matile-Ferrero, 1978). Nhưng loài rệp sáp bột hồng Phenacoccus
manihoti được xác định là gây hại nguy hiểm hơn.
2.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái sinh vật học, sinh thái học của rệp
sáp bột hồng trên thế giới
Vị trí phân loại của rệp sáp bột hồng ( Phenacoccus manihoti)
6
Rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti được đặt tên bởi Matile-Ferrero
năm 1977 (Sartiami et al., 2015)
Ngành: Arthropoda; Lớp: Insecta; Bộ: Hemiptera; Họ: Pseudococcidae;
Chi: Phenacoccus; Loài: Phenacoccus manihoti
Nguồn gốc, Phân bố và sự xâm lấn của rệp sáp bột hồng
Rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
châu Mỹ (Parsa et al., 2012).
Năm 1973, một loài rệp sáp bột ngẫu nhiên nhập nội vào nước Congo,
Zaire và trở thành sâu hại nguy hiểm trên cây sắn ở các nước này. Năm 1977,
Matile-Ferrero đã mơ tả lồi rệp sáp bột này là loài mới cho khoa học, đặt tên là
Phenacoccus manihoti (Neuenschwander et al. 1990). Sau vài năm xâm nhập vào
Congo và Zaire do những hom sắn bị nhiễm rệp được mang từ Nam Mỹ vào, sắn
ở 2 quốc gia này bị tàn phá nặng nề gần như bị hủy diệt, rệp sáp bột hồng
(RSBH) đã trở thành sâu hại chính trên cây sắn ở châu Phi. Rệp sáp bột hồng sinh
sản đơn tính và lây lan rất nhanh. Nó tàn phá những cánh đồng sắn và làm giảm
nghiêm trọng năng suất lá và củ, có nơi giảm đến 80% năng suất. Nguồn cung
cấp lương thực cho cả vùng cận Saharan của Châu Phi nơi mà đói và suy dinh
dưỡng ln hồnh hành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Khi nghiên cứu về sự phân bố của rệp sáp bột hồng trên cây, Nwanze (1978)
nghiên cứu trên 1503 cá thể trên 10 cây sắn thấy có 60, 21 % cá thể ở mặt dưới lá,
27,48 % ở điểm sinh trưởng và 1,33 % ở cuống lá và 7,78 % ở mặt trên lá. Tuy nhiên
xu hướng phân bố trên lá như sau có khoảng 51, 86% ở gân chính, 40,32% ở gân thứ
cấp và 10,21% ở phiến lá và chỉ có 1,59% ở cuống lá và các đoạn tiếp giáp.
Những nghiên cứu của Viện Đấu tranh Sinh học thuộc Liên hiệp Anh
(CIBC) và của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (IITA) trong các
năm 1977-1981 đã phát hiện thấy một loài rệp sáp bột trên cây sắn ở Caribe,
Venezuela, Guyanas, Đông Bắc Brazil, Nam Hoa Kỳ, Mehico, Trung Mỹ, Bắc
Colombia có triệu chứng gây hại giống với triệu chứng gây hại của loài rệp sáp
bột hồng tại châu Phi. Vì vậy, các nghiên cứu này đã xác định rệp sáp bột gây hại
cây sắn ở các vùng nêu trên là loài rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti.
Nhưng có sự khác nhau nhỏ về đặc điểm hình thái và bản chất lưỡng tính của lồi
rệp sáp bột hại cây sắn ở châu Mỹ, nên loài rệp sáp bột này được Cox và
Williams năm 1981 đã mô tả là loài mới cho khoa học và đặt tên là Phenacoccus
herreni (Neuenschwander et al., 1990).
7
Đến năm 1981, Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) mới phát
hiện được loài rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti có trên cây sắn ở
Paraguay. Như vậy, lồi Phenacoccus manihoti được mô tả đặt tên dựa vào mẫu
vật thu trên cây sắn ở Congo và Zaire, còn quê hương bản xứ của nó là Paraguay
(Bellotti, 1990; Neuenschwander et al., 1990).
Rệp sáp bột hồng sinh sản đơn tính và lây lan rất nhanh. Từ hai nước
Congo và Zaire bị xâm nhiễm đầu tiên vào năm 1973, rệp sáp bột hồng lây lan
sang Senegal-Gambia năm 1976, Nigeria-Benin năm 1979, Sierra Leone, Malawi
năm 1985. Đến năm 1986, nó đã xâm nhiễm cây sắn ở 25 nước chiếm 70% diện
tích dải trồng sắn ở châu Phi. Vào năm 1987 đã ghi nhận rệp sáp bột hồng có mặt
ở Tanzania, Mozambique. Rệp sáp bột hồng lây lan trên cây sắn ở châu Phi với
tốc độ khoảng 300 km/năm. Đến năm 1987 nó đã xâm nhiễm cây sắn ở 31/35
nước thuộc dải trồng sắn ở châu Phi (Neuenschwander et al., 1990).
Tác hại của rệp sáp bột hồng
Triệu chứng gây hại
Theo Bissdorf (2009), rệp sáp bột hồng chích hút nhựa trong cây sắn, làm
cho cây bị xoắn ngọn, lá vàng héo và khô; thúc đẩy nấm mốc phát triển, làm cho
thân cây sắn bị đen; cây ngừng sinh trưởng và phát triển dẫn tới chết cây; từ đó
làm cho sản lượng củ sắn giảm sút.
Rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti có 60, 21 % cá thể ở mặt dưới lá,
27,48 % ở điểm sinh trưởng và 1,33 % ở cuống lá và 7,78 % ở mặt trên lá. Tuy
nhiên xu hướng phân bố trên lá như sau có khoảng 51, 86% ở gân chính, 40,32%
ở gân thứ cấp và 10,21% ở phiến lá và chỉ có 1,59% ở cuống lá và các đoạn tiếp
giáp (Barilli et al., 2014).
Tác hại của rệp sáp bột hồng
Theo Herren (1981), rệp sáp bột hồng gây hại và phát triển làm thiệt hại
hơn 60% năng suất sắn ở châu Phi, năng suất sắn có thể giảm tới 58 – 84%.
Ở tây châu Phi vào những năm 1970, rệp sáp bột hồng là một trong những
lồi cơn trùng nguy hiểm gây hại quan trọng nhất trên cây sắn. Tại đây, rệp sáp
bột hồng đã tàn phá, gây hại nghiêm trọng tại các vùng trồng sắn và trở thành
mối đe dọa kinh tế của khoảng 200 triệu người (Calatayud et al., 1994).
Bên cạnh đó, dịch bài tiết của rệp sáp bột hồng là môi trường thuận lợi
cho nấm buội bồ hồng phát triển dẫn đến làm suy giảm khả năng quang hợp của
8
các cây bị hại (Bellotti et al., 1999).
2.2.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về hình thái, sinh vật học và sinh thái học
của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti
Theo Nwanze (1978), rệp sáp bột hồng bao gồm có các giai đoạn trứng, ấu
trùng và trưởng thành. Trứng rệp có dạng thn hình chữ nhật, màu hồng vàng,
trong các túi trứng bao phủ bằng lông mịn và nằm ở điểm cuối của trưởng thành
cái. Kích thước trứng: chiều dài 0,3 - 0,75 mm; chiều rộng 0,15 - 0,3 mm. ấu
trùng có ba tuổi, tuổi một di chuyển nhiều. Râu đầu của rệp non tuổi một có sáu
đốt, rệp non các tuổi tiếp theo có chín đốt. Chiều dài và chiều rộng của rệp tương
ứng 0,40 - 0,75 mm và 0,20 - 0,30 mm cho rệp tuổi một; rệp tuổi hai là 1,00 1,10 mm và 0,50 - 0,65 mm; 1,10 - 1,50 mm và 0,50 - 0,60 mm cho rệp tuổi ba.
Trưởng thành rệp cơ thể hình bầu dục, chiều dài khoảng 1,8 - 2,3 mm, có màu
hồng. Tồn thân được bao phủ bởi lớp bột trắng mỏng. Có nhiều sợi ngắn bên,
một cặp sợi phát sinh từ đầu bụng dài hơn sợi bên, có sống sọc nổi trên lưng.
Kết quả ni sinh học cho thấy khơng có cá thể đực được quan sát trong cả
phịng thí nghiệm và ngồi đồng ruộng. Rệp sinh sản vơ tính, được đẻ chủ yếu ở
điểm sinh trưởng và mặt dưới lá, nhưng cũng vẫn tìm thấy trứng ở mặt trên lá, mép
lá và những bộ phận khác của cây. Trung bình mỗi ngày một con cái đẻ 17,64 trứng,
đẻ cao nhất ở ngày thứ 7 với 37,43 trứng chiếm 43, 56 % tổng số trứng được sinh ra,
tổng số trứng trung bình 1 con cái đẻ là 400,89 trứng. Thời gian trứng trung bình 8
ngày, tuổi 1; 4,5 ngày, tuổi 2; 4,1 ngày tuổi 3; 4,2 ngày và tiền đẻ trứng; 5,2 ngày,
thời gian bắt đầu đẻ trứng tới trưởng thành cái chết là 20,2 ngày, với nhiệt độ trong
o
phịng trung bình là 25,9 C. Sau khi nở có thể do phản ứng với ánh sáng chúng bò
lên mặt trên lá và đỉnh của cây. Với vòng đời ngắn chỉ 20,22 ngày, phương thức sinh
sản vơ tính, khả năng đẻ trứng cao, sự phát triển quần thể sẽ tăng nhanh chóng trong
điều kiện thích hợp. Trưởng thành cái sẽ chết sau khoảng từ 1-3 ngày sau khi hoàn
thành đẻ trứng. Khi so sánh giữa tỷ lệ sinh sản với tỷ lệ sống sót của con cái cho thấy
có sự giảm cực nhanh từ ngày thứ 9 không phải do tỷ lệ chết của con cái mà do các
yếu tố sinh lý (Nwanze, 1978).
o
Theo Iheagwam (1981), ảnh hưởng của ba mức nhiệt độ 25, 28 và 31 C là
khá lớn đến sự phát sinh, phát triển của rệp sáp bột hồng. Thời gian từ trứng khi
o
o
trứng nở đến trưởng thành là 11 ngày ở điều kiện nhiệt độ 31 C và 29 ngày ở 25 C.
0
Rệp trưởng thành đẻ trứng trung bình 3,9 ngày ở nhiệt độ 31 C và 6,5 ngày
9
o
o
ở 25 C sau khi vũ hóa. Ở 28 C rệp sinh sản cao nhất vào ngày thứ 6 sau khi bắt
đầu đẻ trứng. Rệp trưởng thành thường chết sau khi quá trình đẻ trứng kết.
Schulthess et al., (1987), nhiệt độ, ẩm độ và các giống sắn ảnh hưởng khá
lớn đến sự phát triển của rệp sáp bột hồng. Ngưỡng phát triển của rệp từ những
nghiên cứu được công bố là 14,7°C. Ở 35°C tất cả rệp sáp bột hồng hại sắn đều
chết trước khi đến giai đoạn trưởng thành.
Cũng theo Schulthess et al., (1987) cho biết: Ngưỡng nhiệt độ khởi điểm
o
o
phát dục của rệp sáp bột hồng là 14,7 C. Ở 35 C, tất cả các cá thể của loài đều
chết trước khi đạt tới giai đọan trưởng thành. Những cá thể ni bằng các lá có
độ tuổi khác nhau có tỷ lệ tăng thực tự nhiên hơi khác nhau. Độ bắt gặp của loài
này ở ngọn cây cao hơn cả. Giống sắn khác nhau ảnh hưởng rất rõ đến tỷ lệ tăng
thực tự nhiên của loài rệp sáp bột hồng.
o
Jackson (2010) cho thấy, ở 28 C thời gian sống của rệp có thể kéo dài đến
50 ngày. Chiều dài rệp trưởng thành từ 1,1 - 2,6 mm, chiều rộng từ 0,5 - 1,4 mm,
có màu hồng.
Barilli et al., 2014 đã tiến hành nghiên cứu trên giống sắn Santa Helena ở
nhiệt độ trung bình 25°C với 90 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, thời gian sống từ giai
đoạn trứng đến trưởng thành là 25,2 ngày; trong đó dài nhất là giai đoạn trứng (7,7
ngày), kế đến là rệp non tuổi 1 ( 6,9 ngày), rệp non tuổi 2 (4,9 ngày), rệp non tuổi 3
(5,7 ngày) và giai đoạn trưởng thành (10,7 ngày). Trung bình, tổng chu kỳ sống là
45,22 ngày, và mỗi con cái có thể sinh sản tổng cộng 247,00 quả trứng.
Con cái sinh sản vơ tính, ấu trùng tuổi 1 rất linh động, là giai đoạn rất
quan trọng cho sự lan truyền rệp trên cây, đến nay con đực vẫn chưa được quan
sát. Giai đoạn phát triển từ trứng tới trưởng thành phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt
độ, kéo dài từ 20-30 ngày. Mỗi con cái đẻ từ 200 đến 400 trứng. Số thế hệ trong
năm khác nhau trong những vùng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khí hậu.
Mùa khơ rất thích hợp cho sự phát triển quần thể của rệp. Khô hạn tăng và sự
thay đổi nhiệt độ làm tăng sự phát triển quần thể (Leschner, 1978).
2.2.4. Một số nghiên cứu về phòng chống rệp sáp bột hồng trên thế giới
Theo Steinmann (1981), ở cơng viên Quốc gia Hortobágy (Hungary) có 6
lồi chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae là Chrysoperla carnea Stephens,
Chrysopa albolineata Killington, Chrysopa aspersa Wesmael, Chrysopa
Septempunctata Wesmael, Chrysopa formosa Brauer, Chrysopa perla Linnaeus.
10
Theo các kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất đối với loài
rệp sáp bột hồng hại sắn là biện pháp sinh học, trong đó việc sử dụng các loài thiên
địch được tiến hành ở nhiều nước bị dịch RSBH hại và đã rất thành công. Kết quả
điều tra tại 9 nước Châu phi cho thấy trên các lồi rệp sáp bột hại sắn có 130 lồi
thiên địch, trong số đó chỉ có 20 lồi là phổ biến (Neuenschwander et al., 1986).
Theo Miller et al., (2004), đã ghi nhận được 158 quần hợp giữa con ăn
mồi/con mồi, trong đó giữa họ Chrysopidae/họ Pseudococcidae là 65 quần thể,
họ Chrysopidae/họ Diaspididae là 40 quần thể, họ Chrysopidae/họ Coccidae 28
quần thể, họ Chrysopidae/họ Margarodidae là 18 quần thể, họ Chrysopidae/họ
Eriococcidae là 3 quần thể, họ Chrysopidae/họ Kerriidae là 3 quần thể và họ
Chrysopidae/họ Ortheziidae là 1 quần thể. Tác giả cũng ghi nhận được 43 loài
chuồn chuồn cỏ thuộc họ Chrysopidae, trong đó có 14 lồi mà mỗi lồi có thể
tiêu diệt từ 3 loài rệp thuộc các họ Pseudococcidae, Diaspididae, Margarodidae,
Eriococcidae, Coccidae.
Theo Kantha et al., (2005) nuôi sinh học của chuồn chuồn cỏ Plesiochrysa
o
ramburi Schneider được nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ở 24 C cho thấy:
Khả năng đẻ trứng của con cái trung bình là 14,55 ± 7,13 trứng, giai đoạn trứng
kéo dài trung bình 2,35 ± 0,49 ngày. Giai đoạn ấu trùng kéo dài trung bình 9,96
ngày, khoảng thời gian giữa lần lột xác thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 3,15 ±
0,37; 3,25 ± 0,44 và 3,55 ± 0,51 ngày. Giai đoạn nhộng kéo dài trung bình 7,15 ±
1,09 ngày, tuổi thọ của thành trùng cái là 16,85 ± 5,82 ngày và của con đực là
13,55 ± 6,52 ngày. Khi nuôi ấu trùng chuồn chuồn cỏ bằng Maconellicoccus
hirsutus Green thì một ấu trùng chuồn chuồn cỏ có thể tiêu diệt trung bình ở lần
lột xác thứ 1, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 19,55 ± 1,19; 38,05 ± 2,04 và 20,10 ± 1,68
con ấu trùng M. hirsutus.
Ong ký sinh Anagyrus lopezi (Hymenoptera: Encyrtidae) cịn có tên khoa
học khác là Epidinocarsis lopezi hoặc Apoanagyrus lopezi (CABI, 2015). Mối
quan hệ giữa ong ký sinh A. lopezi và ký chủ của nó là rệp sáp P. manihoti được
nghiên cứu trong phịng thí nghiệm ở Dourados, Brazil. Kết quả cho thấy, rệp
trưởng thành bị ong tiếp xúc nhiều nhất nhưng rệp non tuổi ba mới bị ong ký sinh
nhiều nhất. Tỷ lệ ký sinh rệp non tuổi ba là 87,7% còn với rệp non tuổi hai là
57,1% (Löhr et al., 1988). Các nghiên cứu về đặc điểm của ong ký sinh A. lopezi
không chỉ được tiến hành trong phịng thí nghiệm, mà cịn được thực hiện trên
11