Tải bản đầy đủ (.docx) (158 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 158 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRỌNG THẮNG

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ TẠI
MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VINH, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai ứng dụng

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Thị Thu Hiền

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu
trên địa bàn nghiên cứu của luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào khác và xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tốt
luận văn này.


Nghệ An, ngày …. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi xin
chân thành cảm ơn Quý Thầy - Cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Khoa
Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo đã tận tình truyền đạt cho tơi những kiến thức
quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
và viết luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn đến TS. Nguyễn Thị Thu Hiền là người hướng dẫn
khoa học tận tình, chu đáo đã giúp đỡ tơi rất nhiều để tơi có thể hồn thành luận văn này.

Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới sự góp ý chân thành của các thầy, cơ giáo
Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tập thể Phịng Tài Ngun và
Mơi trường thành phố Vinh, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Vinh, Tiểu ban dự
án thành phố Vinh, Ban quản lý dự án Đầu tư và xây dựng Vinh, Ban quản lý hàng
không Vinh, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân phường Quán Bàu, xã Nghi Phú, xã
Nghi Liên đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, ngày …. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Thắng


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất.......................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về đất đai................................................................................................... 4

2.1.2.

Khái quát chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư........................................... 4

2.1.3.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .......................11

2.2.

Cơ sở pháp lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ............................................. 16

2.2.1.

Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành ................. 16

2.2.2.

Các văn bản pháp luật do UBND tỉnh Nghệ An ban hành................................. 16


2.3.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số nước và tổ chức quốc tế
17

2.3.1.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số nước trên Thế giới .....17

2.3.2.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số tổ chức quốc tế .......25

2.3.3.

Đánh giá chung về chính sách bồi thường của các nước và tổ chức quốc
tế.................................................................................................................................. 28

2.4.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của việt nam qua các thời kỳ ....29

2.4.1.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực...................................................... 29

2.4.2.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực...................................................... 32


iii


2.4.3.

Giai đoạn từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực đến nay..................................... 35

2.5.

Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở tỉnh Nghệ

An
2.6.

37

Nhận xét về tổng quan tài liệu................................................................................ 40

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 41
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 41

3.2.

Thời gian nghiên cứu................................................................................................ 41

3.3.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 41


3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 41

3.4.1.

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Vinh, tỉnh Nghệ

An.

41

3.4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. ....................41

3.4.3.

Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

3.4.4.

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 3
dự án nghiên cứu thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

3.4.4.

41

41

Đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái

định cư trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

41

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 42

3.5.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................... 42

3.5.2.

Phương pháp phân tích số liệu sơ cấp.................................................................... 42

3.5.3.

Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp.................................................................. 42

3.5.3.

Phương pháp thống kê, tổng hợp............................................................................ 43

3.5.3.


Phương pháp phân tích, so sánh............................................................................. 43

Phần 4. Kết quả và thảo luận.............................................................................................. 44
4.1.

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
44

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.............................................. 44

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Vinh..................................................... 47

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Vinh

50

4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.....................52

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.................................... 52


iv


4.2.2.

Tình hình sử dụng đất thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An........................................ 55

4.3.

Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An

58

4.3.1.

Quy định của tỉnh Nghệ An về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .....58

4.3.2.

Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An

4.4.

60

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại
03 dự án nghiên cứu thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An


62

4.4.1.

Sơ lược về 3 dự án nghiên cứu............................................................................... 62

4.4.2.

Những căn cứ pháp lý liên quan đến 03 dự án..................................................... 67

4.4.3.

Đánh giá việc xác định đối tượng và điều kiện bồi thường ở 3 dự án ..............68

4.4.5.

Đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ khác và tái định cư ..................90

4.5.

Đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh nghệ An 101

4.5.1.

Hồn thiện chính sách pháp luật về đất đai........................................................ 101

4.5.2.


Hồn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ..................................................... 101

4.5.3.

Giải pháp về tăng cường công tác quản lý đất đai............................................. 102

4.5.4.

Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của ban bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư 103

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 105
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 105

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................. 106

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 107
Phụ lục..................................................................................................................................... 110

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn


Nghĩa tiếng Việt

Bộ Tài chính
Bộ Tài ngun và Mơi trường
Chính phủ
Cơng nghiệp hố- Hiện đại hố
Dịch vụ
Giải phóng mặt bằng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hội đồng bồi thường
Hồ sơ địa chính
Hợp tác xã
Kinh doanh
Mục đích sử dụng
Ngân hàng thế giới
Ngân hàng phát triển Châu Á
Nông nghiệp
Nghị định
Nông lâm ngư
Nuôi trồng thủy sản
Nông lâm trường quốc doanh
Nông lâm trường
Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất
Sản xuất Nông lâm nghiệp
Sản xuất kinh doanh

BTC
BTNMT
CP

CNH-HĐH
DV
GPMB
GCNQSDĐ
HĐBT
HSĐC
HTX
KD
MĐSD
WB
ADB
NN

NLN
NTTS
NLTQD
NLT
SXNN
SX
SX NLN
SXKD

Tái định cư
Tiền sử dụng đất
Thông tư
Xã hội chủ nghĩa
Uỷ ban nhân dân

TĐC
TSDĐ

TT
XHCN
UBND

BNN PTNT

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Bảng kết quả thống kê đất đai năm 2017....................................................... 56

Bảng 4.2.

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất TP Vinh giai đoạn 2015-2017 .....................57

Bảng 4.3.

Kết quả GPMB thành phố Vinh giai đoạn 2014-2017................................. 61

Bảng 4.4.

Các chỉ tiêu đánh giá của 03 dự án................................................................. 66

Bảng 4.5.

Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng,
điều kiện được bồi thường và giá bồi thường 73


Bảng 4.6.

Tổng hợp bồi thường về đất đai của 3 dự án................................................. 75

Bảng 4.7.

Tổng hợp bồi thường, hỗ trợ về đất của các hộ sử dụng đất ở ...................78

Bảng 4.8.

Số tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do nhà nước và Chủ
đầu tư chi trả cho các hộ dân

Bảng 4.9.

81

So sánh giá đất bồi thường của Nhà nước và thực tế, giá thỏa thuận ........86

Bảng 4.10. Tổng hợp kinh phí bồi thường tài sản, cây cối hoa màu 3 dự án ................ 89
Bảng 4.11. Ý kiến của người dân về giá bồi thường về cây cối, hoa màu và tài
sản, vật kiến trúc trên đất

90

Bảng 4.12. Tổng hợp kinh phí hỗ trợ của 3 dự án............................................................. 93
Bảng 4.13. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính
sách hỗ trợ và TĐC


vii

96


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Sơ đồ hành chính thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An......................................... 45

Hình 4.2.

Khu đất thực hiện dự án Khu nhà ở hỗn hợp tại xã Nghi Phú ....................63

Hình 4.3.

Tuyến đường Namyangju Dasan..................................................................... 65

Hình 4.4.

Khu đất thực hiện Dự án xây dựng Trạm ra đa thứ cấp Vinh tại xã
Nghi Liên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

66

Hình 4.5.

So sánh ý kiến các hộ dân có đất bị thu hồi................................................... 73

Hình 4.6.


Bảng so sánh thực tế chi trả khi thực hiện dự án.......................................... 81

Hình 4.7.

Bảng so sánh số tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB do Nhà nước phê
duyệt theo quy định của pháp luật

82

Hình 4.8.

Bảng so sánh chênh lệch giá trị bồi thường, hỗ trợ GPMB ........................ 82

Hình 4.9.

Ý kiến của các hộ dân về chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất .....97

Hình 4.10. Ý kiến của các hộ dân vể việc bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
97

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trọng Thắng
Tên luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại
một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Ngành: Quản lý Đất đai.


Mã số: 8850103

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu
hồi đất tại 03 dự án nghiên cứu trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách bồi thường

hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian tới trên địa bàn thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lựa chọn 03 dự án là dự án xây dựng khu nhà ở hỗn hợp tại xã Nghi Phú, dự
án xây dựng đường Namyanju Dasan tại phường Quán Bàu và dự án xây dựng Trạm
ra đa thứ cấp tại xã Nghi Liên. Những dự án được nghiên cứu trong đề tài nằm ở
những địa điểm cách xa nhau và gần như trải đều trên phạm vi thành phố Vinh nên kết
quả và khả năng áp dụng được xem như là phù hợp với toàn Thành phố. Lựa chọn một
số dự án điển hình đã được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Vinh trong thời
gian qua để nêu bật được những khó khăn, thuận lợi và tìm ra những giải pháp cho
cơng tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thời gian tới.
* Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu
- Số liệu thứ cấp: thu thập tại phịng Tài ngun và Mơi trường, Trung tâm
Phát triển quỹ đất Thành phố, phòng Thống kế và phòng Kinh tế; bao gồm:
+ Luật và các văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong đề tài

như: Luật Đất đai qua các thời kỳ (Luật Đất đai năm 1993, năm 2003 và năm 2013);
Các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện các văn bản nêu trên.
+ Các văn bản liên quan ở cấp địa phương. Báo cáo hàng năm.

- Số liệu sơ cấp:

+ Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình có đất bị thu hồi (80 phiếu/03
dự án).

ix


+ Số liệu về tình hình thực hiện bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư, đời
sống người dân dưới góc độ xem xét từ người dân.

* Phương pháp thống kê, tổng hợp
Số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích xử lý bằng phần
mềm Excel.
* Phương pháp phân tích, so sánh
Kết quả chính và kết luận
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Thực trạng quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 03 dự
án nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện chính sách bồi thường giải
phóng mặt bằng ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Luận văn đã nghiên cứu được điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố
Vinh, thực trạng Quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình chung về cơng tác bồi thường giải
phóng mặt bằng tại 03 dự án nghiên cứu cũng như trên địa bàn Thành phố. Luận văn đã có
những đóng góp mới cơ bản về khoa học và thực tiễn đối với lĩnh vực bồi thường giải
phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng.
- Từ những nghiên cứu đánh giá trên, Luận văn đã có những ý kiến đề xuất góp
phần hồn thiện hơn cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
như đóng góp các ý kiến để hồn thiện chính sách pháp luật về đất đai, kiện tồn nội dung

chính sách về cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tăng cường vai trò cộng đồng
trong việc tham gia cơng tác giải phóng mặt bằng, nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả
làm việc của bộ máy chính quyền thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư...

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Trong Thang
Thesis title: Evaluation the implementation of the compensation, support and
resettlement policy for a number of projects in Vinh city, Nghe An province.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- To assess the implementation of the policy on compensation, support and
resettlement when recovering land at 03 research projects in Vinh city, Nghe An province.
- To propose some solutions to effectively implement resettlement policies
when the State recovers land in the future in Vinh city, Nghe An province.

Research Methods
* Study site selection method
Three projects were selected for the construction of a mixed-use residential
complex in Nghi Phu commune, Namyanju Dasan road construction project in Quan Bau
ward and construction of a secondary radial station in Nghi Lien commune. The projects
studied in the thesis are located at distant locations and almost spread out over the city of
Vinh so the results and applicability are considered as suitable for the whole city. Selection
of a number of typical projects have been implemented in the area of Vinh City in recent

years to highlight difficulties and advantages and find solutions for the work of land
acquisition, compensation, support and resettlement in the coming time.

* Method of collecting information, data, documents
- Secondary data: collects secondary data from the Department of Natural
Resources and Environment, City's Land Fund Development Center, Statistical Office
and Economic Division; include:
+ Laws and sub-law documents related to research subjects such as: Land Law
through periods (Land Law 1993, 2003 and 2013); Decrees, Circulars guiding the
implementation of the above documents.
+ Relevant documents at the local level, yearly reports

- Primary data:
+ Direct interviews with households with land recovered (80 votes / 03 projects).
+ Data on the implementation of compensation, support, resettlement and
people's life from the perspective of people.

xi


* Statistical and aggregation method: Collected data and documents are
analyzed and processed by Excel software.
* Methods of analysis, comparison

Main results and conclusions
- The socio-economic conditions of Vinh city, Nghe An province.
- Current situation of land use and management in Vinh city, Nghe An province.
- Current status of compensation, support and resettlement in Vinh city, Nghe An
province.
- Assess the implementation of the compensation, support and resettlement

policy of 03 research projects in Vinh city, Nghe An province.
- Propose some solutions to improve the compensation policy for ground
clearance in Vinh city, Nghe An province.
- Thesis has studied the natural and socio-economic conditions of Vinh City, the

current status of land state management, the general situation of ground clearance
compensation in 03 research projects as well as In the city. The thesis has contributed
to the new scientific and practical aspects of compensation and land clearance in Nghe
An province in general and Vinh city in particular.
- From the research above, the thesis has suggestions to contribute to improve

the compensation of land clearance when the State recovers land as contributing ideas
to improve the land law, to improve the content of the policy on compensation,
support and resettlement, strengthen the community's role in participating in site
clearance, improving staff capacity and authority's working efficiency, which
implement the compensation, support and resettlement

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn cư trú, xây dựng
và phát triển kinh tế sản xuất cũng như an ninh quốc phòng của con người. Đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; hội nhập vào nền kinh
tế, quốc tế thì nhu cầu sử dụng đất đai càng nhiều hơn. Việc chuyển mục đích sử
dụng đất từ nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp là yêu cầu thực tế khách quan và
việc thu hồi đất để phục vụ phát triển đất nước là điều tất yếu phải diễn ra.
Thực tiễn công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quá trình giải

phóng mặt bằng để thực hiện các dự án, cơng trình trong thời gian qua đã đạt được
những kết quả tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là
vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp liên quan đến lợi ích Nhà nước, lợi nhuận của
Nhà đầu tư, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng dân cư
có đất bị thu hồi. Vì vậy cơng tác này đã bộc lộ ra những tồn tại xuất phát từ việc
ban hành các chính sách, thủ tục chưa hợp lý, cũng như một số bất cập trong tổ
chức thực hiện. Để phát huy những mặt phù hợp, khắc phục những điểm tồn tại
trong quá trình triển khai thực hiện và đưa ra được một hệ thống cơ chế chính xác,
phù hợp, đồng bộ là hết sức cần thiết.
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hố - xã hội của tỉnh Nghệ
An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía Đơng - Nam của tỉnh.
Định hướng Quy hoạch tổng thể đô thị Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số
10/1998/QĐ-TTg đã xác định Vinh là trung tâm đơ thị hóa vùng Bắc Trung bộ,
một trong mười trung tâm của cả nước; đặc biệt Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg
ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa thành phố Vinh tiến thêm một
tầm cao mới, với vai trị, vị trí tương xứng với vị thế mà thành phố Vinh có được là
trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung bộ.
Những năm gần đây trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã và đang triển
khai nhiều dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, dự án đường giao thông, các khu đô
thị, khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ... Cũng như các địa phương khác trong cả
nước, q trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1


khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và trên địa bàn thành
phố Vinh nói riêng đã có nhiều tiến bộ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và
phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại, vướng
mắc trước đây; nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc về chính sách, thủ tục
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần phải tháo gỡ.


Xuất phát từ thực tế khách quan trên, nên việc thực hiện đề tài: “Đánh giá
việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên
địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi

thu hồi đất tại dự án nghiên cứu trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách bồi

thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian tới trên địa bàn
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện đánh giá việc thực hiện công tác về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi thực hiện 03 dự án, bao gồm:
Dự án 1. Đầu tư xây dựng Khu nhà ở hỗn hợp tại xã Nghi Phú, thành phố
Vinh do Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Nhà Việt làm chủ đầu
tư.
Dự án 2. Đầu tư xây dựng đường Namyangju Dasan (phần đất ở, đất vườn
- đợt 1) đoạn qua phường Quán Bàu, thành phố Vinh do Ban quản lý Dự án Đầu tư

và Xây dựng Vinh làm chủ đầu tư.
Dự án 3. Đầu tư xây dựng Trạm ra đa thứ cấp Vinh tại xã Nghi Liên, thành
phố Vinh do Ban Quản lý hàng không Vinh làm chủ đầu tư.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1 Những đóng góp mới
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra những vấn đề cịn tồn tại trong việc
thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành
phố Vinh từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ

trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Vinh.

2


1.4.2 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã góp phần bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở khoa học về
công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện
các dự án.
1.4.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài chỉ ra những tồn tại hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện và đưa
ra những giải pháp thực hiện trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả việc thực
hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn thành phố Vinh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI
ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Luật Đất đai hiện hành đã khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng”. Như vậy, đất đai là điều kiện chung nhất
đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, khơng
có đất sẽ khơng có sản xuất cũng như khơng có sự tồn tại của chính con người. Do
vậy, để có thể sử dụng đúng, hợp lý và có hiệu quả tồn bộ quỹ đất thì việc hiểu rõ
khái niệm về đất đai là vô cùng cần thiết.

Khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau: “Đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và
khống sản trong lịng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con
người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ
chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” (Hội nghị quốc tế
về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993).
2.1.2. Khái quát chung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Thứ nhất, vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra dựa trên
cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ;
Thứ hai, xét về bản chất Nhà nước ta là Nhà nước do nhân dân lao động
thiết lập, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân; phục vụ và chăm
lo cho lợi ích, sự phồn vinh của người dân. Do đó, khi Nhà nước thu hồi đất của
người dân để sử dụng vào bất kể mục đích gì mà làm phương hại đến quyền và lợi
ích hợp pháp của họ thì Nhà nước phải có bổn phận và nghĩa vụ phải bồi thường;
Thứ ba, xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng
đất là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi của Nhà nước gây ra. Vì vậy,
Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ;

4


Thứ tư, Nhà nước ta đã và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Điều này chỉ có
thể thực hiện được khi Nhà nước biết tôn trọng và bảo hộ những quyền lợi chính
đáng của người dân;
Thứ năm, vấn đề bồi thường khi nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa
trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và mở rộng các quyền năng cho người sử dụng
đất. Như vậy “Quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân do Nhà nước đại diện; còn
quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của người sử dụng đất”.
Như vậy, một khi pháp luật đã thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại
quyền về tài sản của người sử dụng đất, thì khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước
phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng đất.
2.1.2.1. Khái niệm về thu hồi đất

Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này [Khoản 1, Điều 3 Luật
Đất đai năm 2013].
2.1.2.2. Chính sách bồi thường
a) Khái niệm về bồi thường
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Bồi thường: đền bù những tổn hại đã
gây ra”. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền
sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. (Quốc hội,
2003). Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả cho người có đất
bị thu hồi những thiệt hại về quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, nhà ở, tài
sản khác gắn liền với đất do việc thu hồi đất gây ra (Quốc hội, 2013). Khái niệm về
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của Luật Đất đai 2013 được mở rộng hơn,
không chỉ là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị
thu hồi cho người bị thu hồi đất, mà chính là việc Nhà nước trả lại những thiệt hại
do việc thu hồi đất gây ra.
Nhìn chung khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất

5


đai 2013 như trên đã thể hiện quan điểm tiến bộ trong việc xác định tổng thể những

thiệt hại của người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên việc xây dựng các quy định chi tiết
đã đáp ứng đầy đủ những định hướng chung hay nói cách khác khái niệm tuy có
thay đổi nhưng phần nội hàm của nó vẫn chưa có gì đổi mới so với Luật Đất đai
2003.
b) Đặc điểm của chính sách về bồi thường
- Nguyên tắc về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
Thứ nhất, người sử dụng đất đảm bảo các điều kiện về loại đất mà mình
đang sử dụng, về chứng nhận quyền đối với đất đó. Nếu khơng đảm bảo các điều
kiện theo pháp luật quy định thì người sử dụng đất khơng được bồi thường. Theo
đó chỉ bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an
ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Cịn thu hồi đất
trong những trường hợp cịn lại sẽ khơng được bồi thường. Điều kiện để người sử
dụng đất được bồi thường quy định của thể trong Điều 75 Luật Đất đai 2013.
Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục
đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Thứ ba, việc thu hồi đất phải được tiến hành dân chủ, minh bạch, công khai,
kịp thời và đúng pháp luật.
Việc bồi thường về đất phải được thực hiện dựa trên ba nguyên tắc nêu trên,
nếu vi phạm các nguyên tắc đó, việc bồi thường trái với quy định của pháp luật.
Nếu việc bồi thường trái pháp luật gây ảnh hưởng đến lợi ích của mình, người sử
dụng đất có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền
lợi.
- Quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:
+ Quy định về bồi thường đất bị thu hồi:
Người đang sử dụng đất (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) sử dụng đất hợp
pháp theo quy định của pháp luật (đủ điều kiện được bồi thường về đất) thì được
bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu
khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của

loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định

6


thu hồi đất. Riêng đối với đất nông nghiệp trong cùng thửa đất ở nhưng không
được công nhận là đất ở (đất vườn, đất ao, đất nông nghiệp khác gắn liền với đất ở)
thì ngồi việc bồi thường theo giá đất nơng nghiệp cụ thể do UBND tỉnh quyết
định, cịn được hỗ trợ 50 % chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở cụ
thể với số tiền sử dụng đất tính theo giá đất nơng nghiệp cụ thể tại thời điểm thu
hồi đất; diện tích nơng nghiệp được hỗ trợ tối đa bằng 05 (năm) lần hạn mức giao
đất ở theo quy định hiện hành của UBND tỉnh nhưng khơng vượt q diện tích đất
bị thu hồi [Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của UBND tỉnh
Nghệ An].
Đối với các trường hợp người đang sử dụng đất khơng có giấy tờ hợp pháp
theo quy định của pháp luật và tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất xác định là có vi
phạm theo quy định của pháp luật; tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất
có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất
hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn
tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất th do thực hiện
chính sách đối với người có cơng với cách mạng; đất nơng nghiệp thuộc quỹ đất
cơng ích; đất nhận khốn để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối; đất được Nhà nước giao để quản lý; đất bị thu hồi thuộc một trong
các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b,c và d, Khoản 1, Điều 65 của
Luật Đất đai thì khơng được bồi thường về đất [Điều 82, Khoản1 Điều 76 Luật Đất
đai năm 2013].
- Quy định về bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sở hữu tài sản gắn liền với đất bị thu hồi
mà đã tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật thì được bồi thường tài sản bị

thiệt hại; còn những tài sản tại thời điểm tạo lập đã trái với mục đích sử dụng đất
được xác định hoặc tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được cơng bố thì
khơng được bồi thường. Tài sản là nhà ở, cơng trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia
đình, cá nhân được được bồi thường, hỗ trợ bằng giá trị xây dựng mới có tiêu
chuẩn tương đương theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ xây dựng ban hành (Đơn giá
do UBND tỉnh quy định); nhà, công trình xây dựng khác của các tổ chức được bồi
thường bằng giá trị còn lại cộng với một khoản tiền hỗ trợ, nhưng mức tối đa
không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới [Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND
ngày 13/10/2015 của UBND tỉnh Nghệ An].

7


Đối với cây trồng hàng năm trên đất bị thu hồi, được bồi thường bằng giá trị
sản lượng của vụ thu hoạch cao nhất của cây trồng chính tại địa phương trong 3
năm liền kề trước năm bị thu hồi đất; cây trồng lâu năm thì được bồi thường bằng
giá trị hiện có của vườn cây; các vật ni trong đất có mặt nước mà chưa đến thời
kỳ thu hoạch thì bồi thường theo mức thiệt hại thực tế do bị thu hồi đất phải thu
hoạch sớm. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch hoặc giá trị hiện có của vườn cây,
chi phí đầu tư, chăm sóc khi tính bồi thường cho các loại cây trồng, giá trị vật ni
trong đất có mặt nước, được xác định theo giá do UBND tỉnh quy định [Báo cáo
của Trung tâm Phát triển quỹ đất Thành phố năm 2017].
2.1.2.2. Chính sách hỗ trợ
- Khái niệm hỗ trợ:
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: “Hỗ trợ: Giúp đỡ nhau, giúp thêm
vào” (Bộ Giáo dục và đào tạo,1998).
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thơng qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa
điểm mới (Quốc hội, 2003). Luật đất đai (2013) thì định nghĩa hỗ trợ là việc Nhà
nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển

(Quốc hội, 2013). Có thể nói Luật Đất đai 2013 chính là việc “Chuẩn hóa lại khái
niệm” so với Luật Đất đai 2003. Cụ thể: Khái niệm hỗ trợ Luật Đất đai 2003 tuy
liệt kê các trường hợp hỗ trợ nhưng không đầy đủ. Hỗ trợ là chính sách “mềm” nên
ngồi các trường hợp hỗ trợ vừa nêu trên cịn có những trường hợp hỗ trợ khác do
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định (Nguyễn Thị Phượng, 2010).
Khác với khái niệm hỗ trợ trong Luật Đất đai 2003 được giải thích là việc
Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm
mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới; Khoản 13 Điều 4 Luật Đất đai 2013
quy định chung hơn: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc trợ giúp cho người có
đất bị thu hồi, còn việc trợ giúp bao gồm những nội dung gì thì pháp luật chưa liệt
kê đến. Trong thời gian qua, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy rằng việc Nhà
nước giúp đỡ bằng cách đào tạo nghề mới, cấp kinh phí di dời đến địa điểm mới là
điều có thể thực hiện được. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường thì ý chí của
Nhà nước trong việc bố trí việc làm mới chưa trở thành hiện thực hồn tồn được
mà phụ thuộc vào ý chí của nhà đầu tư theo yêu cầu về số lượng, chất lượng lao
động phù hợp với quy mô và công nghệ sản xuất của họ.

8


Ngay cả trong Điều 55 của Hiến pháp 1992 cũng chỉ quy định có tính ngun tắc,
Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động,
do vậy việc quy định về hỗ trợ nêu trên là phù hợp.
- Đặc điểm của chính sách hỗ trợ:
Tùy theo trường hợp thu hồi đất mà Nhà nước quy định các khoản hỗ trợ
sau: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm
kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp sản xuất nơng nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp với kinh doanh dịch vụ của hộ
gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở. Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp
thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà

phải di chuyển chỗ ở và hỗ trợ khác. Như vậy, hỗ trợ là việc Nhà nước giúp đỡ tổ
chức, người bị thu hồi đất thơng qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp
kinh phí để di dời đến địa điểm mới....
2.1.2.3. Khái niệm và đặc điểm của chính sách tái định cư
Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh
sống và làm ăn. Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi
Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển (Ngân
hàng thế giới, 2011). Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự
nguyện ở Việt Nam; phương pháp tiếp cận, định giá đất, giải quyết khiếu nại của
công dân.
Pháp luật Việt Nam không giải thích khái niệm tái định cư, tuy nhiên nhiều
văn bản vẫn quy định về tái định cư. Có thể khái quát rằng, tái định cư là việc bố
trí chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất mà không còn chỗ ở nào khác trong phạm vi
cấp xã nơi có đất bị thu hồi và phải di chuyển chỗ ở. Hình thức tái định cư bao
gồm: Bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền.
Khoản 3, Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án tái định cư trước khi thu hồi đất
để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ
ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn
và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Khoản 2, Điều 85 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Khu tái định cư tập
trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây
dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

9


So với quy định trước đây, quy định này làm rõ được một số yếu tố về “xây
dựng cơ sở hạ tầng” thay vì “điều kiện phát triển” chung chung như trong Khoản 3,
Điều 42 Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên, quy định này dường như vẫn còn thiếu

các yếu tố sau:
- Vấn đề “hậu tái định cư”: Các quy định hiện hành liên quan đến tái định

cư đều chỉ dừng lại ở thời điểm hoàn thành khu tái định cư để các hộ dân có thể
vào sinh sống. Pháp luật nước ta thiếu những quy định cần thiết để bảo đảm rằng,
người dân có thể sống, sinh hoạt và ổn định lâu dài tại các khu tái định cư đó. Xây
dựng các quy định cụ thể về hậu tái định cư là một yêu cầu bức thiết hiện nay, đặc
biệt trong tình trạng nhiều hộ gia đình “tái nghèo vì tái định cư”, “khốn quẫn trong
vùng tái định cư” do mất đất sản xuất.
- Vấn đề “bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”: Quy định khu tái định cư phải

“bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” là quy định mang tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên,
khi khơng được hướng dẫn cụ thể, khái niệm này trở thành u cầu hình thức, khó
xác định được nội dung. Thực tế cho thấy, tái định cư phải thực sự cải thiện được
chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người dân trên một hay nhiều phương diện.
Diện tích tái định cư xét theo từng hộ có thể bằng hoặc lớn hơn diện tích thửa đất ở
cũ nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội của một khu tái định cư đúng
nghĩa chắc chắn phải cải thiện so với trước đó. Hơn nữa, nếu sử dụng cụm từ
“bằng hoặc tốt hơn” thì có hộ sẽ “bằng nơi ở cũ” nhưng có hộ sẽ “tốt hơn nơi ở
cũ”; vậy khi đó liệu có bảo đảm cơng bằng giữa các hộ dân với nhau.
- Vấn đề tập quán định cư, thói quen sinh hoạt và sản xuất của người

dân: Hiện nay, khi tiến hành quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư, nhiều địa
phương chỉ thực hiện theo cách nhìn nhận một chiều của phía cơ quan nhà nước.
Nhiều khu tái định cư hồn tồn khơng phù hợp với tập quán xây dựng nhà ở, thói
quen sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân địa phương. Từ đó, dẫn đến nhiều
khu tái định cư đã xây dựng xong nhưng lại bỏ hoang vì những người bị thu hồi đất
không chịu vào ở, hay họ phải bán suất tái định cư, nền tái định cư và tìm nơi ở
khác phù hợp. Vì vậy, yêu cầu trong quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư
phải bảo đảm xem xét đến tập quán, thói quen sinh sống và lao động sản xuất của

người dân.
Như vậy, nên có khái niệm về tái định cư và nên quy định các điều kiện

10


tại khu tái định cư tập trung như sau: “Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ
sở hạ tầng đồng bộ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người dân,
phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và tập quán định cư tại địa phương.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bảo đảm khu tái định
cư phải được hoàn thành trước khi thực hiện dự án, tạo việc làm cho người dân
thuộc khu tái định cư, bảo đảm cuộc sống tại khu tái định cư ổn định, bền vững ”.
2.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
2.1.3.1. Chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các
chính sách đó
Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của
nền kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi
hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao
và phù hợp với tình hình thực tế.
Đối với Việt Nam, sau khi ban hành Luật Đất đai năm 1993, Chính phủ đã
hai lần trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai 1998, 2001
và Nhà nước ban hành Luật Đất đai năm 2003 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội đất nước. Theo đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng và tái định cư cũng ln được Chính phủ khơng ngừng hồn thiện, sửa đổi
cho phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai. Với những đổi mới về pháp luật đất đai,
đặc biệt với Luật Đất đai năm 2013, thời gian qua cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng và tái định cư đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cơ bản
đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng cho sự phát triển các dự án đầu tư. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua các
thời kỳ mà cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư đã gặp

khá nhiều khó khăn và cản trở. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn
bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác bồi
thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Bên cạnh ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai, việc
tổ chức thực hiện các văn bản đó cũng có vai trị rất quan trọng. Kết quả kiểm tra
thi hành Luật Đất đai năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, nhận
thức của người dân và kể cả một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý đất đai ở địa
phương về chính sách pháp luật nhìn chung cịn hạn chế, trong khi

11


đó việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt. Nhận thức
pháp luật chưa đến nơi đến chốn, thậm chí lệch lạc của một số cán bộ quản lý đất
đai cùng với việc áp dụng pháp luật cịn thiếu dân chủ, khơng cơng khai, cơng bằng
ở các địa phương chính là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật, gây
mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và ảnh hưởng trực tiếp tiến độ
giải phóng mặt bằng.
2.1.3.2. Cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam, nhưng lại là điều
kiện khơng thể thiếu được trong mọi q trình phát triển. Vì vậy, việc sử dụng thật
tốt nguồn tài nguyên đất không chỉ sẽ quyết định tương lai của nền kinh tế đất
nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá
trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. Thông qua quy hoạch sử
dụng đất, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược
điểm do lịch sử để lại hay giải quyết những vấn đề mà q trình phát triển đang đặt
ra .
Thơng qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ
chức việc bồi thường GPMB thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà Nhà

nước đóng vai trò tổ chức. Bất kỳ một phương án bồi thường GPMB nào đều dựa
trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu như là
phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Quy hoạch sử dụng đất không chỉ
là công cụ “tạo cung” cho thị trường mà còn là phương tiện quan trọng nhất thực
hiện các mục tiêu chính trị - xã hội hóa về cơng bằng, dân chủ, văn minh trong bồi
thường GPMB và cũng là công việc mà hoạt động quản lý nhà nước có ảnh hưởng
nhiều nhất, hiệu quả nhất, đúng chức năng nhất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới chính sách bồi thường đất
đai trên hai khía cạnh:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng

nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà
theo quy định của Luật Đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi
có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới

giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đất tính bồi thường.

12


×