Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã kim sơn, huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 125 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN KHÁNH

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ
CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ KIM SƠN,
HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Duy Bình

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ từ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Khánh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn
Duy Bình, thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn thạc sỹ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý Đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Uỷ ban nhân dân xã Kim
Sơn, Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm cùng những người dân tham gia
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Khánh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii

Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2

1.4.2.

Những đóng góp mới .......................................................................................... 3


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Tổng quan về quản lý đất đai, đăng ký đất đai ở Việt Nam ............................... 4

2.1.1.

Khái quát về quản lý đất đai ............................................................................... 4

2.1.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất của nước ta .................................................... 4

2.2.

Tổng quan về hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính .................. 13

2.2.1.

Hệ thống hồ sơ địa chính .................................................................................. 13

2.2.2.

Cơ sở dữ liệu địa chính ..................................................................................... 17

2.3.

Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở trong nước và trên thế giới ...... 27

2.3.1.


Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên thế giới ................................. 27

2.3.2.

Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam ................................. 32

2.3.3.

Tổng quan các phần mềm trong quản lý cơ sở dữ liệu địa chính ..................... 37

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 40
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 40

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội........................................................................................................ 40

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 40

iii


3.3.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 40

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 40

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý đất đai ............. 40

3.4.2.

Đánh giá hiện trạng hồ sơ địa chính xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội........................................................................................................ 40

3.4.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội........................................................................................................ 41

3.4.4.

Khai thác cơ sở dữ liệu đất đai ......................................................................... 41

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 42

3.5.1.


Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 42

3.5.2.

Phương pháp phân loại hồ sơ............................................................................ 42

3.5.3.

Phương pháp số hóa bản đồ địa chính .............................................................. 43

3.5.4.

Phương pháp chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ ............................................... 43

3.5.5.

Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu ............................................................... 44

3.5.6.

Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp .............................................................. 46

3.5.7.

Phương pháp trình bày kết quả ......................................................................... 46

3.5.8.

Phương pháp đánh giá ...................................................................................... 46


Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 47
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Kım Sơn, huyện Gıa
Lâm, thành phố Hà Nộı .................................................................................... 47

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 47

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 48

4.1.3.

Thực trạng phát triển cở sở hạ tầng .................................................................. 51

4.1.4.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................... 53

4.1.5.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 ..................................................................... 53

4.1.6.

Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm
gần đây .............................................................................................................. 56


4.2.

Hiện trạng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn xã kim sơn , huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội. ................................................................................... 57

4.2.1.

Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý hồ sơ địa chính của xã Kim Sơn ........... 57

4.2.2.

Đánh giá thực trạng hệ thống địa chính xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội .............................................................................................. 58

iv


4.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ..................................................................... 59

4.3.1.

Thu thập dữ liệu ................................................................................................ 59

4.3.2.

Phân loại hồ sơ.................................................................................................. 62


4.3.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian .................................................................. 63

4.3.4.

Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ............................................................. 68

4.3.5.

Chuyển bản đồ địa chính sau khi đã chỉnh lý biến động sang dạng .shp ......... 70

4.3.6.

Chuyển bản đồ địa chính lên phần mềm VILIS ............................................... 70

4.3.7.

Nhập bổ sung các thơng tin thuộc tính của thửa đất (tính trạng pháp lý,
thơng tin về người sử dụng đất…) .................................................................... 70

4.3.8.

Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong VILIS .................................... 72

4.3.9.

Chuyển cơ sở dữ liệu đã xây dựng trên nền WEB ........................................... 73

4.4.


Khai thác csdl hồ sơ địa chính phục vụ cơng tác quản lý đất đai xã Kim
Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .......................................................... 75

4.4.1.

Tra cứu thông tin .............................................................................................. 75

4.4.2.

Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất, trích lục thửa đất ................................................. 76

4.4.3.

Cấp giấy chứng nhận ........................................................................................ 76

4.4.4.

Quản lý biến động đất đai ................................................................................. 79

4.4.5.

Thống kê đất đai ............................................................................................... 87

4.4.6.

Tạo hồ sơ địa chính........................................................................................... 88

4.4.7.


Đánh giá việc ứng dụng phần mềm Vilis xây dựng CSDL đất đai xã Kim Sơn ..... 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 98
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 98

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân cấp các nhóm dữ liệu địa chính ........................................................... 20
Bảng 3.1. Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian theo đúng quy định .................... 45
Bảng 4.1. Thực trạng phát triển kinh tế xã Kim Sơn năm 2016-2018 ......................... 49
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2018 ........................................... 54
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 ..................................... 55
Bảng 4.4. Phân loại hồ sơ ............................................................................................. 62
Bảng 4.7. Những đối tượng biến động trên bản đồ địa chính ...................................... 66
Bảng 4.8. Các lớp đối tượng trên bản đồ địa chính số ................................................. 66
Bảng 4.6. So sánh cơ sở dữ liệu địa chính hiện trạng của xã Kim Sơn, huyện Gia
Lâm và cơ sở dữ liệu địa chính đề tài xây dựng .......................................... 91
Bảng 4.7. Thời gian giải quyết hồ sơ và nghĩa vụ tài chính thuế ................................. 94


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL địa chính .............................................. 18
Hình 2.2. Mối quan hệ các nhóm dữ liệu địa chính ..................................................... 19
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Tp.Hà Nội ................................. 47
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất xã Kim Sơn năm 2018 ................................................. 54
Hình 4.3. Tờ bản đồ địa chính số 40, Tỷ lệ 1/500 ....................................................... 59
Hình 4.4. Quy trình xây dựng CSDL địa chính xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm ............ 61
Hình 4.5. Lưới địa chính tỷ lệ 1/500 ............................................................................ 64
Hình 4.6. Nắn bản đồ địa chính số 38 vào đúng tọa độ lưới ........................................ 64
Hình 4.7. Số hóa đối tượng trên bản đồ ....................................................................... 65
Hình 4.8. Cửa sổ giao diện vẽ nhãn ............................................................................. 67
Hình 4.9. Dữ liệu thuộc tính ........................................................................................ 68
Hình 4.10. Bản đồ địa chính chuyển sang phần mềm VILIS 2.0 .................................. 70
Hình 4.11. Nhập thơng tin về chủ sử dụng đất .............................................................. 71
Hình 4.12. Nhập thơng tin về thửa đất ........................................................................... 71
Hình 4.13. Giao diện nhập thơng tin pháp lý của thửa đất ............................................ 72
Hình 4.14. Kết nối với ArcGIS online ........................................................................... 74
Hình 4.15. Phân quyền sử dụng và chia sẻ dữ liệu ........................................................ 74
Hình 4.16. Tra cứu thông tin theo yêu cầu trên ArcGIS Online .................................... 75
Hình 4.17. Giao diện hồ sơ kĩ thuật thửa đất ................................................................. 76
Hình 4.18. Giao diện khai báo đơn đăng ký .................................................................. 77
Hình 4.19. Giao diện cấp giấy chứng nhận .................................................................... 78
Hình 4.20. Giao diện in giấy chứng nhận ...................................................................... 78
Hình 4.21. Giao diện đăng ký thế chấp.......................................................................... 80
Hình 4.22. Biến động thế chấp QSDD ........................................................................... 80
Hình 4.23. Chuyển quyền sử dụng đất ........................................................................... 81
Hình 4.24. Thực hiện biến động chuyển quyền sử dụng đất ......................................... 82

Hình 4.25. Giao diện thực hiện cấp lại, cấp đổi GCN ................................................... 84
Hình 4.26. Thực hiện biến động cấp đổi, cấp lại GCN .................................................. 84
Hình 4.27. Cửa sổ giao diện về khởi tạo kho số thửa .................................................... 85
Hình 4.28. Giao diện gộp thửa trên bản đồ .................................................................... 86

vii


Hình 4.29. Cửa sổ giao diện về lịch sử biến động ......................................................... 87
Hình 4.30. Cửa sổ giao diện về Thống kê đất đai .......................................................... 87
Hình 4.31. Tạo sổ địa chính ........................................................................................... 88
Hình 4.32. Giao diện tạo sổ mục kê ............................................................................... 89
Hình 4.33. Giao diện tạo sổ cấp GCN ........................................................................... 89
Hình 4.34. Giao diện tạo sổ theo dõi BĐ ....................................................................... 90
Hình 4.35. Mã vạch của Giấy chứng nhận ..................................................................... 96

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Khánh
Tên Luận văn: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai xã
Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đạo tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Mơi

trường đã ban hành.
- Khai thác CSDL địa chính để tra cứu thông tin thửa đất, cấp giấy chứng nhận
và đăng ký biến động tại địa bàn xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp, Phương pháp phân loại hồ sơ,
Phương pháp chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ, Phương pháp xây dựng cơ sở dữ
liệu,Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp, Phương pháp trình bày kết quả, Phương pháp
đánh giá.
Kết quả chính và kết luận
Xã Kim Sơn là một xã thuộc khu vực vùng đồng bằng của huyện Gia Lâm, giao
thông đi lại thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế, xã hội. Là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của huyện
Gia Lâm. Về giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong năm 2018, công nghiệp và xây
dựng đứng đầu chiếm 39,31%; thương mại và dịch vụ chiếm 38,78% và ngành nông
nghiệp chiếm 21,91% tổng giá trị sản xuất.
Công tác quản lý đất đai được thị trấn tổ chức thực hiện tốt như công tác quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, công tác cấp GCN, thống kê kiểm kê ...
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử
dụng. Về diện tích đất tự nhiên của xã Kim Sơn là 626,15 ha, trong đó diện tích đất
nơng nghiệp là 352,42 ha (chiếm 56%), diện tích đất phi nơng nghiệp là 273,73 ha
(chiếm 44%).
Hiện trạng cơ sở dữ liệu địa chính của xã Kim Sơn: Đối với dữ liệu khơng gian
(bản đồ địa chính) có 49 tờ bản đồ địa chính dạng giấy, đối với dữ liệu thuộc tính hiện
xã đang lưu trữ ở dạng giấy gồm 09 quyền sổ địa chính, 2 quyển sổ cấp giấy chứng

ix


nhận, 04 quyển sổ mục kê, 01 quyển sổ đăng ký biến động và các bản lưu GCN đã cấp.
Cơ sở dữ liệu địa chính của xã Kim Sơn cịn chưa hồn thiện, chắp vá, chưa có sự liên

kết chặt chẽ giữa cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính.
Đề tài đã xây dựng một cơ sở dữ liệu địa chính tại 05 mảnh bản đồ 38,39,40,41
và 42 tỷ lệ 1/500 với 390 thửa đất biên tập, chuẩn hóa tờ bản đồ địa chính số 40 để
chuyển sang phần mềm VILIS phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính. CSDL thuộc
tính bao gồm các sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN, sổ theo dõi biến động, các mẫu
đơn, báo cáo ... Nhập đăng ký cấp GCN cho 52 thửa đất với đầy đủ các thông tin về
thửa đất và 338 thửa đất mới thực hiện kê khai đăng ký đất đai, xem xét cấp Giấy chứng
nhận. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển dữ liệu lên WEB được chia sẻ,
cung cấp cho những người sử dụng đất các thông tin theo yêu cầu.
Việc áp dụng các quy trình xử lý hồ sơ giúp thuận tiện trong việc theo dõi hồ sơ;
phân quyền chặt chẽ cho người sử dụng; hỗ trợ tốt trong việc báo cáo cũng như tổng
hợp hồ sơ, hiệu quả trong việc giải quyết hồ sơ (giảm thời gian giải quyết từ 30 – 45
ngày, còn 12 – 15 ngày), số lượng hồ sơ được giải quyết đạt 95% – 100%), kiểm soát
được hồ sơ, dữ liệu được quản lý thống nhất ở cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã, tồn bộ thơng
tin của thửa đất được quản lý, mỗi một thửa đất có duy nhất một mã vạch để quản lý và
phục vụ tra cứu thơng tin.
CSDL hồ sơ địa chính cũng đã được khai thác vào một số mục đích phục vụ
cơng tác quản lý đất đai xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội như thực hiện
tra cứu thông tin trên bản đồ và hồ sơ; tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất; cấp GCN; đăng ký
các trường hợp biến động trên hồ sơ: chuyển quyền, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, cấp
lại, cấp đổi GCN và đăng ký biến động trên sơ đồ: tách thửa, gộp thửa; tạo và xuất các
loại sổ sách của hồ sơ địa chính bao gồm: sổ địa chính điện tử, sổ mục kê, sổ cấp GCN;
thực hiện việc thống kê trên địa bàn xã.
Hiện nay, phần mềm VILIS đã được đưa vào triển khai ở một số tỉnh thành đã
cho thấy những ưu điểm vượt trội, sử dụng tiện lợi, nhanh chóng, phù hợp với tình hình
quản lý đất đai của địa phương, hỗ trợ trong công tác cập nhật, quản lý thông tin đất đai,
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hình thành nên hệ thống thơng tin đất đai tồn diện,
đồng bộ và thống nhất trên cả nước.
Ngoài những ưu điểm, phần mềm vẫn còn tồn tại một số những nhược điểm, có
thể khắc phục để hồn thiện hơn.


x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Khanh
Thesis title: Develop cadastral database for land management in Kim Son commune,
Gia Lam district, Hanoi city
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Develop a cadastral database according to the regulations of the Ministry of
Natural Resources and Environment.
- Exploit the cadastral database to look up land information, issuing certificates
and registering changes in Kim Son commune, Gia Lam district, Hanoi.
Materials and Methods
Method of investigation and collection of secondary data, method of
classification of records, method of map adjustment and completion of records; method
of database construction, method of processing indoor data, method presenting results,
method of evaluation.
Main findings and conclusions
Kim Son is a commune in the delta area of Gia Lam district, with convenient
transportation, relatively flat terrain, and many favorable conditions for socio-economic
development. It is an economic - political - cultural - social center of Gia Lam district.
Regarding the production value of economic sectors in 2018, industry and construction
ranked first with 39.31%; trade and service accounted for 38.78% and agriculture
accounted for 21.91% of total production value.

Land management was well organized by the town such as planning, land use
plan, land allocation, issuance of certificate, inventory... The registration of land use
rights was deployed to all existing users. The natural land area of Kim Son commune
was 626.15 ha, of which the agricultural land area was 352.42 ha (accounting for 56%),
non-agricultural land area was 273.73 ha (accounting for 44%). .
Current status of cadastral database of Kim Son commune: For spatial data
(cadastral map), there were 49 paper cadastral maps, for current attribute data, they were
stored in paper form, including: 09 cadastral books, 2 certificate granting books, 04
index books, 01 volatility registration book and the granted certificate archives.
Cadastral database of Kim Son commune was incomplete, patched, and there was no
close link between spatial database and attribute database.

xi


The project built a cadastral database in 05 pieces of map 38,39,40,41, and 42,
scale of 1/500, with 390 land plots edited, standardized cadastral map number 40 to
move to VILIS software for developing attribute databases. The database includes the
inventory, cadastral book, certificate granting book, change observation book, forms,
reports ... Enter the registration certificate for 52 land plots with full information about
the parcel land and 338 newly declared for land registration and consideration for
granting certificates. The development of the cadastral database and transfer of data to
the WEB was shared, providing land users with the required information.
The application of records processing procedures makes it easy to track records;
strict authorization for users; good support in reporting as well as summarizing records,
effective in handling records (reducing the processing time from 30 - 45 days to 12 - 15
days), the number of records handled reaches 95 % - 100%), control of files and data
were uniformly managed at all 03 provincial, district and commune levels, all
information of the land parcel was managed, each land parcel had a unique barcode to
manage and serve information search.

The cadastral database was exploited for a number of purposes for land
management in Kim Son commune, Gia Lam district, such as searching information on
maps and files; create technical file of land parcel; issue certificates; registration of
cases of change on file: transfer of rights, registration of mortgage, deletion of
mortgage, re-issuance, replacement of certificates and registration of changes on the
diagram: splitting of land, consolidation of plots; create and export various types of
books of cadastral records, including: electronic cadastral books, index books, issuance
certificate books; Conducting statistical work in the commune.
Currently, the VILIS software has been implemented in some provinces and
cities and has shown outstanding advantages, convenient and quick to use, suitable to
the local land management situation, support in updating and managing land
information, developing a land database, forming a comprehensive and uniform land
information system nationwide.
In addition to the advantages, the software still has some disadvantages that can
be overcome to improve.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai chính là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một trong bốn
yếu tố đầu vào của nền sản xuất xã hội. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không
thể thay thế trong nông nghiệp; là thành phần quan trọng nhất của môi trường
sống; là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn
hóa xã hội và an ninh quốc phịng. Do đó, việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên này nhằm đem lại lợi ích cho con người và cho toàn xã hội là điều hết
sức quan trọng và cần thiết.
Trong Hiến pháp 2013 có quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của
quốc gia, nguồn lực phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”.

Vì vậy, cơng tác quản lý nguồn thơng tin đất đai là một trong những lĩnh
vực có tầm chiến lược với mỗi quốc gia. Hiện nay hoạt động của con người trong
việc sử dụng đất đai ngày càng phong phú và đa dạng, nguồn thông tin đất đai
ngày càng phức tạp. Do đó, địi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống quản lý
thông tin đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về tính chặt chẽ, ổn định; cập nhật,
chỉnh sửa một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo độ chính xác, giúp khai thác
thơng tin đất đai một cách thuận lợi nhất.
Ngày nay, khoa học công nghệ ngày càng phát triển, hiện đại, được ứng
dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đem lại nhiều lợi ích cho người sử
dụng. Việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý đất đai đặc biệt trong
quản lý hồ sơ địa chính là cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất đai
hiệu quả. Hồ sơ địa chính dạng số hiện đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc
xây dựng một hệ thống thơng tin đất có thể lưu trữ, xử lý và khai thác thơng tin
một cách nhanh chóng, chính xác nhằm mục tiêu đăng ký đất đai, lập và quản lý
hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đã có nhiều phần mềm
trên thế giới cũng như trong nước nhằm phục vụ công tác quản lý đất đai. Một
trong những phần mềm phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa chính được áp
dụng rộng rãi hiện nay là phần mềm VILIS. Đây là phần mềm phục vụ cho q
trình quản lý hồ sơ địa chính ở cấp xã góp phần hồn thiện cơng tác quản lý đất
đai một cách đồng bộ, hiệu quả và thuận lợi.

1


Xã Kim Sơn là một xã thuộc địa bàn Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Việc quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn xã hiện nay chủ yếu vẫn theo phương
pháp truyền thống dạng giấy. Việc quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy này gặp
nhiều bất cập trong lưu trữ, cập nhật và tìm kiếm thơng tin đất đai, địi hỏi phải
có những phần mềm có thể quản lý hồ sơ địa chính hiệu quả hơn.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đồng thời được sự phân cơng của Khoa Quản lý

Đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Duy Bình, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa
chính phục vụ cơng tác quản lý đất đai xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã ban hành.
- Khai thác CSDL địa chính để tra cứu thơng tin thửa đất, cấp giấy chứng
nhận và đăng ký biến động tại địa bàn xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Thôn Linh Quy Đông, xã Kim Sơn, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội gồm các tờ bản đồ địa chính số 38, 39, 40, 41, 42 được
đo đạc bởi Sở Quản lý Ruộng đất và Đo đạc Hà Nội từ năm 1993-1994 với tỷ lệ
là 1/500. (Sơ đồ Vị trí địa bàn nghiên cứu thể hiện ở Phụ lục 01)
- Phạm vi thời gian: CSDL cập nhật từ 12/2018 đến hết 6/2019.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bổ sung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng cơ sở dữ
liệu phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồn thiện hồ sơ
địa chính.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ đề xuất mơ hình cơ sở dữ liệu địa chính hiện đại
góp phần vào việc sử dụng thống nhất, đa mục tiêu và chia sẻ hiệu quả cơ sở dữ

2


liệu địa chính với các ngành và người sử dụng đất, từ đó sẽ góp phần nâng cao

hiệu quả của công tác quản lý đất đai.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu xã Kim Sơn; huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội,
có thể áp dụng cho nhiều địa phương khác nhau trên cả nước, góp phần xây dựng
một hệ thống thông tin đất đai thống nhất trên cả nước.
1.4.2. Những đóng góp mới
Cơ sở dữ liệu địa chính xã góp phần vào việc sử dụng thống nhất, đa mục
tiêu và chia sẻ hiệu quả cơ sở dữ liệu địa chính với các ngành và người sử dụng
đất. Sau khi nghiên cứu thử nghiệm có thể áp dụng mơ hình cơ sở dữ liệu địa
chính trong QLĐĐ ở các địa phương khác. Việc thống nhất, kết nối, chia sẻ cơ sở
dữ liệu địa chính hiện đại giữa các ngành, các cấp và người sử dụng đất sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của công tác QLĐĐ.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI Ở
VIỆT NAM
2.1.1. Khái quát về quản lý đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng
quyền lực nhà nước thông qua các phương pháp và cơng cụ thích hợp để tác động
đến q trình khai thác sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, và có hiệu quả nhằm phục
vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hộ của đất nước qua các thời kỳ. Quản lý đất
đai bằng quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua các phương pháp và công
cụ quản lý: Phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, thơng qua quy hoạch,
kế hoạch trên cơ sở pháp luật.
Quản lý là một thuật ngữ có nhiều nghĩa khác nhau nó là đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội vì vậy mỗi ngành khoa học đều
có định nghĩa riêng về thuật ngữ “Quản lý”, nhưng xét về quan niệm chung nhất
thì: “Quản lý chính là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó

nhằm trật tự hố và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định”.
Ở góc độ pháp lý: QLNN về đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước đối với đất đai.
Ở góc độ khoa học quản lý: QLNN về đất đai là tổng hợp các hoạt động
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (với tư cách là chủ thể quản lý) nhằm thực
hiện và bảo vệ sở hữu nhà nước đối với đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất.
2.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của nước ta
2.1.2.1. Sơ lược lịch sử ngành địa chính
a. Vài nét về quản lý đất đai dưới các triều đại phong kiến Việt Nam và trong
thời kỳ Pháp thuộc
Do vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai, các Nhà nước phong kiến Việt
Nam đã quan tâm đến công tác quản lý đất đai, mà trước hết là việc đưa ra các
chính sách, pháp luật điều tiết các quan hệ về đất đai. Chính sách đất đai trước
hết tập trung vào việc thu thuế điền và xác định các hình thức sở hữu về đất đai
như sở hữu tư nhân, sở hữu công làng xã và sở hữu trực tiếp của Nhà nước “đất

4


vua - chùa làng”.
Mỗi triều đại (Lý - Trần - Hồ - Lê - Nguyễn) đều lựa chọn cho mình
phương pháp xử lý các mối quan hệ về đất đai theo cách riêng, phù hợp với từng
giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích cụ thể của giai cấp thống trị và yêu
cầu xây dựng của nhà nước đương thời. Tuy nhiên, các triều đại phong kiến Việt
Nam phải mất 31 năm, từ năm Gia Long thứ 4 (1805) đến năm Minh Mạng thứ
17 (1836), khắp cõi đất Việt Nam mới ghi chép đầy đủ từng mảnh ruộng, sở đất,
con đường, khu rừng, núi sông vào sổ địa bạ của mỗi làng, từ thành thị đến vùng
biên cương. Cơng trình đo đạc, thành lập địa bạ trên quy mơ tồn quốc của Nhà
Nguyễn là cơng trình to lớn và có ý nghĩa nhất trong lịch sử quản lý đất đai thời

kỳ phong kiến Việt Nam, đóng góp rất quan trọng trong việc hoạch định các
chính sách về quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ở thế kỷ thứ
XIX. Hiện nay, nước ta đang lưu giữ 11.000 quyển địa bạ của thời kỳ này và trở
thành một tư liệu lịch sử quý giá của Quốc gia.
Thời kỳ Pháp thuộc, Thực dân Pháp chú trọng phát triển chế độ sở hữu lớn
về ruộng đất ở Nam Kỳ, duy trì chế độ cơng điền và chế độ sở hữu nhỏ ở Bắc Kỳ
và Trung Kỳ. Tổ chức hệ thống quản lý đất đai trên lãnh thổ Việt Nam theo 3 cấp:
Cơ quan quản lý Trung ương là Sở Địa chính thuộc Thống sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ
Trung Kỳ và Thống đốc Nam Kỳ, về sau trực thuộc Phủ Tồn quyền Đơng Dương;
Cơ quan cấp tỉnh là Ty Địa chính; cấp cơ sở làng xã có nhân viên địa chính là
chưởng bạ ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và hương bộ ở Nam Kỳ. Thực dân Pháp đã tiến
hành đo đạc bản đồ địa chính từ năm 1871 ở Nam Kỳ, sau đó cơng việc đo đạc
được triển khai ra khắp lãnh thổ. Các bản đồ được xây dựng để thành lập hồ sơ địa
chính phục vụ cho việc thu thuế, quản lý đất đai (Phùng Văn Nghệ, 2015).
b. Quản lý đất đai sau cách mạng tháng tám năm 1945
- Giai đoạn 1945 – 1959
Từ 1945 đến 1959 hoạt động của ngành Quản lý đất đai chủ yếu là hình
thành hệ thống cơ quan quản lý đất đai trong chế độ mới với chức năng, nhiệm vụ
bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ. Trong những năm kháng chiến
chống Pháp, ngành Địa chính đã có một số thay đổi về hoạt động góp phần quan
trọng thực hiện nhiệm vụ huy động thuế nông nghiệp phục vụ kháng chiến, kiến
quốc. Sau thắng lợi của cuộc Cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953 - 1958), ngành
Địa chính đã thực hiện tốt các nhiệm vụ: tổ chức đo đạc, lập bản đồ giải thửa và sổ
sách địa chính để nắm diện tích ruộng đất, phục vụ việc kế hoạch hóa và hợp tác hóa

5


nơng nghiệp, tính thuế ruộng đất, xây dựng đơ thị (Phùng Văn Nghệ, 2015).
- Giai đoạn 1960 – 1978

Trong giai đoạn 1960 - 1978, ngành Quản lý ruộng đất đã phát triển hệ
thống bộ máy và đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới địa phương, mở rộng các nội
dung quản lý nhà nước về đất đai. Cơ quan quản lý ruộng đất có nhiệm vụ chủ
yếu là giúp Bộ Nông nghiệp “quản lý việc mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng
đất trong nông nghiệp”. Ngành Quản lý ruộng đất đã có những đóng góp to lớn
trong việc mở rộng và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, xây dựng
kinh tế hợp tác xã và phát triển nông thôn (Phùng Văn Nghệ, 2015).
- Giai đoạn từ 1979 đến nay
Từ năm 1979 đến nay, ngành Quản lý đất đai đã phát triển theo hướng
hiện đại, mở rộng phạm vi quản lý đối với tất cả các loại đất. Nội dung quản lý
nhà nước về đất đai được mở rộng ra nhiều lĩnh vực (từ 07 nhóm nội dung đã
phát triển thành 13 nhóm nội dung). Hệ thống cơ quan và đội ngũ cán bộ đã từng
bước được hồn thiện, năng lực quản lý, chun mơn và cơng nghệ được nâng
cao, đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Hoạt động của
Ngành đã góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; đảm bảo công bằng
và ổn định xã hội; tăng thu cho ngân sách nhà nước; chuyển đổi cơ cấu nền kinh
tế theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo
vệ mơi trường. Chưa bao giờ ngành Quản lý đất đai lại có cơ cấu tổ chức 04 cấp
từ Trung ương đến địa phương hoàn chỉnh và hùng mạnh nhất về mọi mặt, ngang
tầm với nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao và là Ngành có vai trị quan
trọng đối với sự phát triển của xã hội về tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội; quốc
phòng - an ninh…(Phùng Văn Nghệ, 2015).
2.1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở nước ta hiện nay
a. Tình hình quản lý đất đai
* Về cơng tác xây dựng chính sách, pháp luật đất đai
Nhìn chung, các Nghị định, Thơng tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
được được trình ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo kịp thời có hiệu
lực ngay khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành; khắc phục được tình trạng Luật
chờ các văn bản hướng dẫn. Việc ban hành đồng thời các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật có hiệu lực cùng với Luật Đất đai đánh dấu một bước tiến quan trọng,

được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong việc chuẩn bị thi hành Luật Đất đai.

6


Bộ đã chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát các Điều, Khoản được giao
trong Luật, Nghị định để quy định chi tiết thi hành. Đến nay, đã có 63/63 tỉnh
ban hành được hơn 360 văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các Nghị định
quy định chi tiết thi hành. Trong đó, các văn bản do địa phương ban hành tập
trung vào các lĩnh vực giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quy định về hạn
mức sử dụng đất, điện tích tối thiểu được phép tách thửa (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2015).
* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015): Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số
17/2011/QH13. Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và
địa phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số
190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BCCP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ
thể như sau:
- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho
63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đối với cấp huyện: Có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 49,93%); có
330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất (chiếm 46,81%); cịn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 3,26%).
- Đối với cấp xã: Có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm

quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn
vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (chiếm
26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất (chiếm 15,53%) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
Về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối (2016-2020): Trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tập trung triển khai
việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng

7


đất 05 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015. Đến hết tháng 6 năm 2015 đã có
06 Bộ, ngành và 52 tỉnh gửi Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 và còn một số
tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo. Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện việc kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) các cấp (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2015).
* Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Bộ TN&MT đã tích cực, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực
hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bảo đảm theo đúng các quy định
của pháp luật về đất đai. Bộ đã có Cơng văn số 1622/BTNMT-TCQLĐĐ ngày
06/5/2014 và Công văn số 3398/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/8/2014 gửi UBND
các tỉnh, thành phố về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các cơng trình, dự án của các địa phương. Bộ
cũng đã thực hiện việc rà soát hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
* Về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo số liệu tổng hợp của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi
báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2014, các địa phương đã
triển khai thực hiện 2.194 cơng trình, dự án (địa phương triển khai nhiều cơng
trình, dự án là: Quảng Nam (294 dự án), Lào Cai (211 dự án), Bắc Giang (162 dự
án), Phú Yên (146 dự án), với tổng diện tích đất đã thực hiện bồi thường, giải
phóng mặt bằng là 7.882 ha (đất nông nghiệp 6.810 ha; đất ở 165 ha; đất khác
930 ha); số tổ chức, hộ gia đình cá nhân có đất thu hồi là 80.893 trường hợp (tổ
chức 1.155 trường hợp; hộ gia đình, cá nhân 79.738 trường hợp).
Nhìn chung, diện tích đất được thu hồi đã đáp ứng được mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương; các quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước được điều chỉnh, bổ sung phù hợp
với cơ chế quản lý kinh tế thị trường, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của
người bị thu hồi đất. Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư của Trung tâm phát triển quỹ đất bước đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp

8


phần đáp ứng nhu cầu "đất sạch" để thực hiện các dự án đầu tư nhất là các dự án
đầu tư nhằm mục đích cơng cộng (Bộ Tài ngun và Môi trường, 2015).
* Về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Đến nay cả nước đã cấp được 41.757.000 Giấy chứng nhận với diện tích
22.963.000 ha, đạt 94,9% diện tích cần cấp các loại đất chính. Tất cả các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đều cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội.
Thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai,
trong thời gian qua, Bộ đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức
thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong trên phạm vi cả nước. Đến nay,
đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai (59 đơn vị
cấp huyện thuộc 9 tỉnh, thành phố thực hiện dự án VLAP, 62 đơn vị cấp huyện

thuộc Dự án tổng thể), trong đó có 59 đơn vị cấp huyện thuộc Dự án VLAP đã
vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp: Xã - Huyện Tỉnh, điển hình là Vĩnh Long đã hồn chỉnh mơ hình xây dựng và vận hành cơ sở
dữ liệu đất đai toàn tỉnh. Đối với Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa, đến nay,
đã hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa cho 9027 đơn vị cấp xã. Một số
các tỉnh đã cơ bản hồn thành cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhưng
vẫn chưa vận hành cơ sở dữ liệu đất đai như: thành phố Yên Bái - n Bái,
huyện Tân Lạc - Hồ Bình, huyện Lộc Bình - Lạng Sơn, thành phố Nam Định Nam Định, thị xã Ba Đồn - Quảng Bình, thị xã Buôn Hồ - Đắk Lắk, thành phố
Bạc Liêu - Bạc Liêu (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
* Về công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, hiện đã có:
- 10840 đơn vị hành chính cấp xã đã hồn thành việc điều tra khoanh vẽ
các chỉ tiêu kiểm kê ngoài thực địa (chiếm 97,09% tổng số xã).
- 8.662 đơn vị hành chính cấp xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ kết
quả điều tra điều tra kiểm kê (chiếm 77,58% số xã).
- 5.875 đơn vị hành chính cấp xã hồn thành tổng hợp số bộ số liệu cấp xã
(chiếm 52,61% tổng số xã).
- 3.492 đơn vị hành chính cấp xã đã hồn thành xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất (chiếm 31,27% tổng số xã).

9


- 2.924 đơn vị hành chính cấp xã đã hồn thành xây dựng báo cáo kết quả
thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã năm 2014
(chiếm 26,29% tổng số xã).
Nhìn chung cơng tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo quy định
của Luật Đất đai, phục vụ cho việc đánh giá và hồn thiện chính sách pháp luật về đất
đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, góp phần xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
* Về công tác định giá đất

Tại Trung ương
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Bộ đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ
ban hành Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất;
Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất. Bộ
đã ban hành Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết
phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể
và tư vấn xác định giá đất; Thông tư số 20/2015/TT-BTNMT ngày 20/4/2015 ban
hành định mức kinh tế - kỹ thuật để lập dự tốn ngân sách nhà nước phục vụ
cơng tác định giá đất.
Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã tạo hành lang pháp lý đồng
bộ cho công tác định giá đất tại địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã tổ chức 03 lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ định giá đất cho hơn
300 cán bộ làm công tác định giá đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường của 63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, Bộ cũng đã có các văn bản
hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc phát sinh trong q trình tổ chức
thực hiện cơng tác định giá đất tại địa phương.
Tại địa phương
- Về xây dựng bảng giá đất
Căn cứ quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, từ đầu tháng 7/2014, các địa phương trong cả nước đã triển khai
công tác điều tra giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường;
khảo sát mức chi phí, thu nhập từ đất phục vụ việc xây dựng bảng giá đất của địa
phương; 63/63 tỉnh đã triển khai xây dựng Bảng giá đất ban hành và công bố
công khai vào ngày 01/01/2015 theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài ngun và Mơi trường đã có Báo cáo số 21/BC-BTNMT

10


ngày 27/4/2015 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả xây dựng

bảng giá đất năm 2015 của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Giá các loại đất trong Bảng giá đất qua hai năm 2014 và 2015 các năm
cơ bản phù hợp với giá đất thị trường và có điều chỉnh tăng giá đất tại một số vị
trí, đường phố, khu vực có đầu tư nâng cấp hạ tầng tốt hơn, đồng thời điều
chỉnh giảm giá đất tại một số vị trí, tuyến đường, khu vực cho phù hợp với tình
hình thực tế thị trường tại địa phương.
- Về định giá đất cụ thể: Trên cơ sở quy định của pháp luật về định giá đất
cụ thể, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức thực
hiện việc xác định giá đất cụ thể tại địa phương. Việc xác định giá đất cụ thể để
tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất một lần cho cả thời gian th khơng thơng
qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất chủ yếu được thực hiện thơng qua hình
thức thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất thực hiện. Giá đất cụ thể
được xác định cơ bản phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường theo nguyên tắc
định giá đất quy định tại Điều 112 của Luật Đất đai, góp phần tăng thu cho ngân
sách nhà nước, bảo đảm quyền lợi của người có đất thu hồi (Bộ Tài ngun và
Mơi trường, 2015).
* Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất
Đến tháng 6 năm 2015, Tổng cục quản lý đất đai đã triển khai 17 cuộc
thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, cụ thể: 04 cuộc thanh tra việc quản lý,
sử dụng đất đai của các tổ chức sử dụng đất theo Chỉ thị 134/CT-TTg tại các tỉnh,
thành phố: Quảng Ninh, Bình Dương, Khánh Hoà, Đà Nẵng; 02 cuộc thanh tra
việc quản lý, sử dụng đất nơng, lâm trường tại tỉnh Hồ Bình và Lâm Đồng; 02
cuộc thanh tra việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh; 09 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại 20
Dự án phát triển nhà ở tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc
Ninh, Bình Thuận, Nghệ An, Long An, Sóc Trăng, Đồng Nai.
Tổng cục cũng đã tiến hành triển khai kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng
đất và thực hiện chính sách pháp luật đất đai tại 5 tỉnh: Lạng Sơn, Long An, Trà
Vinh, Yên Bái và Hải Dương. Qua kiểm tra, bước đầu đã phát hiện những sai
phạm trong việc tổ chức thi hành Luật Đất đai.

Bên cạnh đó, trên cơ sở báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và báo cáo của các đoàn thanh tra, kiểm tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã

11


cho công khai 148 trường hợp vi phạm tại 09 tỉnh, thành phố (Quảng Bình, Vĩnh
Phúc, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Tháp, Hà Tĩnh và An
Giang) trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Thông qua đợt kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 1732/QĐ-BTNMT
ngày 18/8/2014 về việc kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận tại các dự án nhà ở trên
địa bàn thành phố Hà Nội, đã phát hiện 12 trường hợp vi phạm và đã được công
khai thông tin trên trang điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2015).
* Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
Để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Bộ đang phối hợp với các Bộ:
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Xây dựng để xây dựng dự thảo các Nghị định
quy định chi tiết Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản,
Luật Nhà ở; xây dựng Thông tư liên thông thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan
đến đất đai; đồng thời chỉ đạo, triển khai việc rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất cấp quốc gia, cấp tỉnh cấp huyện nhằm phân bổ nguồn lực đất đai cho phát
triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (Bộ Tài ngun và
Mơi trường, 2015).
* Kiện tồn các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã triển khai
các nhiệm vụ sau:
- Ngày 12/9/2014, Bộ trưởng gửi cơng thư tới Bí thư các Tỉnh ủy, Thành
ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố đề nghị chỉ đạo kiện tồn Văn
phịng đăng ký đất đai; ngày 25/12/2014, Bộ tiếp tục có văn bản gửi Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo kiện tồn Văn phịng đăng ký

đất đai và Trung tâm phát triển quỹ đất.
- Phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư
liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế
hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai và Trung tâm phát triển quỹ đất trực
thuộc Sở TN&MT.
Đến nay đã có 23/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành
lập Văn phòng đăng ký đất đai và đi vào hoạt động (gồm: Đà Nẵng, Hà Nội, Hải
Phịng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Thái
Bình, Bắc Ninh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Lào Cai, Lâm Đồng, Bình Dương, Gia

12


×