Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá xung đột môi trường tại làng nghề chế biến nhựa minh khai, thị trấn như quỳnh, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.88 KB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC LONG

ĐÁNH GIÁ XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG
NGHỀ CHẾ BIẾN NHỰA MINH KHAI, THỊ TRẤN
NHƯ QUỲNH, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành :

Khoa Học Môi Trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Thi

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng được bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

Tác giải luận văn

Nguyễn Đức Long

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.

Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi
trường và các thầy cô giáo Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Đình Thi đã tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập để hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ, nhân viên tại UBND Thị
trấn Như Quỳnh và toàn bộ người dân trong Thị trấn đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi thực hiện trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè
và người thân đã ln bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời
gian tôi học tập, rèn luyện tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018


Tác giải luận văn

Nguyễn Đức Long

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình........................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract............................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của nghiên cứu............................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học.................................................................................................... 2

1.3.

Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.4.


Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................. 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về làng nghề........................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về làng nghề............................................................................................. 4

2.1.2.

Môi trường làng nghề trên thế giới.................................................................... 5

2.1.3.

Môi trường làng nghề ở Việt Nam....................................................................... 6

2.1.4.

Đặc điểm ô nhiễm môi trường tại làng nghề Việt Nam............................ 7

2.1.5.


Các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề nước ta
8

2.2.

Khái niệm về môi trường....................................................................................... 11

2.3.

Tổng quan về ô nhiễm môi trường................................................................... 13

2.3.1.

Khái niệm về ô nhiễm môi trường.................................................................... 13

2.3.2.

Các dạng ô nhiễm môi trường chính.............................................................. 14

2.4.

Quản lý mơi trường làng nghề ở nước ta..................................................... 18

2.4.1.

Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý môi trường

làng nghề
2.4.2


18

Khái lược về làng nghề tái chế nhựa ở Việt Nam và làng nghề tái chế

nhựa Minh Khai........................................................................................................... 19

iii


2.5.

Tổng quan về xung đột môi trường................................................................. 21

2.5.1.

Khái niệm xung đột môi trường......................................................................... 21

2.5.2.

Phân loại xung đột môi trường........................................................................... 22

2.5.3

Nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường............................................... 23

2.5.4.

Hướng tiếp cận và giải quyết xung đột môi trường................................ 24

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu........................................................ 29

3.1.

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 29

3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 29

3.3.

Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................... 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 29

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.......................................................... 29

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................................ 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 34
4.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội làng nghề chế biến nhựa Minh Khai
34

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 34

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội thôn Minh Khai..................................................... 37

4.2.

Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai................................................................... 39

4.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề................................................. 39

4.2.2.

Hiện trạng sản xuất của làng nghề................................................................... 40

4.2.3.

Quy mơ làng nghề...................................................................................................... 42

4.2.4.


Vai trị của làng nghề đối với sự phát triển KT-XH của địa phương
42

4.2.5.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ảnh hưởng đến môi trường 43

4.3.

Thực trạng môi trường làng nghề.................................................................... 47

4.3.1.

Thực trạng rác thải sinh hoạt và chất thải rắn trong quá trình tái chế nhựa. 47

4.3.2 . Thực trạng ô nhiễm không khí............................................................................ 49
4.3.3.

Thực trạng mơi trường nước.............................................................................. 50

4.3.4.

Các nguồn phát sinh chất thải ảnh hưởng tới môi trường.................53

4.4.

Đánh giá xung đột môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai 57

4.4.1.


Nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề Minh Khai....................57

4.4.2.

Đánh giá các dạng xung đột môi trường trong làng nghề Minh Khai. 60

4.4.3.

Công tác quản lý xung đột môi trường tại thôn Minh Khai.................64

iv


4.5.

Đề xuất một số giải pháp quản lý xung đột môi trường.......................68

4.5.1.

Giải pháp quy hoạch................................................................................................. 69

4.5.2.

Giải pháp quản lý........................................................................................................ 69

4.5.3.

Giải pháp kỹ thuật...................................................................................................... 72

4.5.4.


Nâng cao nhận thức người dân làm nghề.................................................... 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 76
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 76

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................................... 77

Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 79

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

MT

Môi trường


NM

Nước mặt

NN

Nước ngầm

NTSX

Nước thải sản xuất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QTMT

Quan trắc Môi trường

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT


Tài nguyên và Môi trường

UBND

Uỷ ban nhân dân

CN-TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

XĐMT

Xung đột môi trường

NXB

Nhà xuất bản

RTSH

Rác thải sinh hoạt

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần và khối lượng nhựa thu gom tại các làng nghề........20
Bảng 2.2. Phân loại xung đột môi trường...................................................................... 23
Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế phân theo ngành sản xuất năm 2016........................38
Bảng 4.2. Lượng nguyên liệu và sản phẩm chính từ hoạt động sản xuất của làng nghề

42

Bảng 4.3. Thực trạng sử dụng đất thôn Minh Khai.................................................. 44
Bảng 4.4. Thu nhập các ngành kinh tế chủ yếu thôn Minh Khai....................... 45
Bảng 4.5. Khối lượng nước thải ra ngồi mơi trường để tái chế 01 tấn sản phẩm
46

Bảng 4.6. Ước tính tỷ lệ % rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn năm 2017....47
Bảng 4.7. Kết quả phân tích mơi trường khí và tiếng ồn....................................... 49
Bảng 4.8. Kết quả phân tích mơi trường nước thải................................................. 50
Bảng 4.9. Kết quả phân tích mơi trường nước mặt................................................. 51
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nước ngầm tại làng nghề Minh Khai...............52
Bảng 4.11. Nguồn phát sinh các chất thải tại Làng nghề Minh Khai..............55
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của chất lượng môi trường suy giảm đến sức khoẻ người

dân tại làng nghề................................................................................................... 56
Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về mức độ xảy ra mâu thuẫn, xung đột trong

làng nghề (n=60).................................................................................................... 57
Bảng 4.14. Xung đột mơi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề (n=60)
.............................................................................................................................................................. 58

Bảng 4.15. Thực trạng tranh chấp, khiếu nại có liên quan tới mơi trường trên địa

bàn làng nghề Minh Khai năm 2017........................................................... 60
Bảng 4.16. Số vụ khiếu kiện liên quan tới môi trường giữa hộ làm nghề và hộ

không làm nghề..................................................................................................... 61
Bảng 4.17. Thống kê quy mô tái chế và sản xuất từ nhựa tái chế của các hộ gia


đình trong làng nghề Minh Khai (n=30)..................................................... 61
Bảng 4.18. Số vụ khiếu kiện giữa nhóm làm nghề và nhóm làm nghề tại thơn

Minh Khai

62

Bảng 4.19. Số vụ vi phạm xả nước thải trực tiếp ra môi trường tại làng nghề Minh Khai 63

Bảng 4.20. Số vụ khiếu kiện làm ảnh hưởng tới mỹ quan làng nghề............63


vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý mơi trường ở địa phương...........7
Hình 2.2. Ước tính thải lượng các chất ơ nhiễm trong khí thải làng nghề khu vực
đồng bằng sơng Hồng....................................................................................... 10
Hình 2.3. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong xung đột mơi trường
24

Hình 3.1. Sơ đồ, vị trí lấy mẫu............................................................................................. 31
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí làng nghề chế biến nhựa Minh Khai................................. 34
Hình 4.2. Nhiệt độ trung bình mùa giai đoạn 2010-2014....................................... 35
Hình 4.3. Độ ẩm trung bình các mùa giai đoạn 2010-2014.................................. 36
Hình 4.4. Xe vận chuyển rác thải về thơn Minh Khai.............................................. 39
Hình 4.5. Sơ đồ mơ tả quy trình sản xuất hạt nhựa kèm dịng thải................41
Hình 4.6. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường tại thị trấn Như Quỳnh.........64


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: NGUYỄN ĐỨC LONG
Tên luận văn: “Đánh giá xung đột môi trường tại làng nghề chế biến nhựa
Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu về xung đột về môi trường trên địa bàn
làng nghề tái chế nhựa Minh Khai nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể
sau: (i) Đánh giá được thực trạng môi trường và thực trạng xung đột môi
trường làng nghề chế biến nhựa Minh Khai; (ii) Đề xuất một số giải pháp
nhằm góp phần giảm thiểu xung đột môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp về điều
kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của thị trấn Như Quỳnh qua các năm.
Đề tài cũng sử dụng phương pháp điều tra khảo sát người dân, cán bộ địa phương về
tình hình sản xuất, nhận thức về môi trường, các mâu thuẫn và xung đột môi trường trên
địa bàn làng nghề. Phương pháp lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu mơi trường như đất,
nước và khơng khí để đánh giá mức độ ơ nhiễm được thực hiện trên cơ sở tuân thủ theo
Tiêu chuẩn Quốc gia về lấy mẫu và đánh giá chất lượng.

Đánh giá xung đột môi trường tại địa bàn nghiên cứu, đề tài tiến hành thu
thập dữ liệu từ các cấp chính quyền địa phương, từ người dân. Trên cơ sở đó, phân
loại và nhận diện các loại xung đột mơi trường tại địa bàn nghiên cứu trên cơ sở các

lý thuyết về xung đột và cuối cùng đưa ra giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu xung
đột về mơi trường trên địa bàn làng nghề tái chế nhựa Minh Khai.

Kết quả chính và kết luận
-

Làng nghề Minh Khai hiện có hơn 1.000 hộ dân với hơn 4.000 nhân

khẩu, hiện có khoảng 958 hộ dân tham gia tái chế nhựa với khoảng 12.000 nhân
công/ngày (bao gồm người địa phương, lân cận và tỉnh xa). Hàng nghìn tấn phế
thải là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tái chế nhựa được tập kết về làng nghề,
chúng có nguồn gốc khắp mọi địa phương trong cả nước và cả nước ngoài.
-

Hầu hết các chỉ tiêu phân tích của nước thải đều vượt xa tiêu chuẩn cho

phép, ví dụ hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt QCVN 40: 2011 BTNMT từ 3,54 đến 4,15

ix


lần…Đối với nước mặt cũng tương tự, chỉ tiêu DO thấp hơn so sánh với quy chuẩn từ
2,42-2,46 lần. chất rắn lơ lửng vượt 6-7,5 lần so với quy chuẩn…, Các mẫu nước ngầm
thu thập đều cho thấy các chỉ tiêu như COD vượt 2,5-3,0 so với quy chuẩn; Amoni vượt
từ 12-19 lần so với quy chuẩn và Coliform vượt từ 2,33-4,0 lần so sánh với quy chuẩn. Về
chất lượng khơng khí: hàm lượng bụi lơ lửng vượt QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,43 đến 1,5
lần, hàm lượng SO2 vượt QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,04 đến 1,18 lần.

-


Về xung đột môi trường: Làng nghề Minh Khai đều có tất cả các dạng xung

đột môi trường: xung đột nhận thức, xung đột mục tiêu và xung đột lợi ích. Biểu
hiện rõ nhất của xung đột môi trường là số vụ khiếu kiện tố cáo các vụ việc liên
quan tới môi trường ngày càng cao (năm 2017 tổng số vụ là 20). Các đương sự
trong XĐTMT bao gồm: hộ làm nghề với hộ không làm nghề, giữa các hộ làm nghề
với nhau, giữa hoạt động làm nghề với mỹ quan, văn hố, giữa hộ khơng làm nghề
với chính quyền thơn. Giải quyết xung đột mơi trường tại làng nghề cũng đã được
chính quyền địa phương đưa ra nhiều biện pháp để giảm thiểu: Bố trí cán bộ tiếp
công dân, đơn thư được phân loại và xử lý theo chuyên môn ngành và pháp luật,…

Giải pháp được đề xuất để giảm thiểu xung đột môi trường là giải
pháp quản lý (chính sách và quy hoạch), giải pháp về kỹ thuật (xử lý nước
thải, khí thải) và nâng cao nhận thức người dân.

x


THESIS ABTRACTS
Name of author: Nguyen Duc Long
Thesis title: Assessing environmental conflict in Minh Khai plastic
recycling village, Nhu Quynh town, Van Lam district, Hung Yen province
Specialized: Environmental science

Code: 8440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Ojective:
Evaluate the environmental situation and the situation of

environmental conflict in Minh Khai Plastic recycling village;
Suggested solutions to reduce environmental conflicts in the
study area.

Materials and Methods:
The research methods used to collect secondary data on natural conditions,
socio-economic development status of Nhu Quynh town through the years. The subject
also used the survey method to survey local people and officials about the production
situation, environmental awareness, environmental conflicts and conflicts in the craft
village. Methods of sampling and analysis of environmental indicators such as land,
water and air for the assessment of pollution levels are carried out on the basis of
compliance with the National Standard for Sampling and Quality Assessment.

Evaluating environmental conflicts in the study area, collecting data
from local authorities, and people. Based on that, the classification and
identification of environmental conflicts in the study area on the basis of
theories of conflict and finally to provide solutions to contribute to reducing
environmental conflicts in the area. Plastic Recycling Village of Minh Khai.

Main results and conclusions
-

Minh Khai village now has more than 1,000 households with more than 4,000

people. Currently, there are about 958 households involved in plastic recycling with
about 12,000 workers / day (including local people, nearby and remote provinces).
Thousands of tons of waste is the input material for plastic recycling production is
gathered to the village, they originate in all localities in the country and abroad.

-


Most of the wastewater analysis criteria exceeds the permissible standard.

For example, the content of suspended solids exceeds QCVN 40: 2011 BTNMT from
3.54 to 4.15 times. , the DO index is lower than the standard from 2.42 to 2.46 times.
Suspended solids exceeded 6-7.5 times the standard ..., Underground water samples

xi


collected showed that indicators such as COD exceeded 2.5-3.0 compared
with standard; Ammonium exceeds 12-19 times the standard and the coliform
exceeds 2.33-4.0 times compared with standard. About air quality: suspended
dust content exceeds QCVN 05: 2013 / BTNMT from 1.43 to 1.5 times, SO2
content exceeds QCVN 05: 2013 / BTNMT from 1.04 to 1.18 times.
-

On environmental conflicts: Minh Khai trade village has all kinds of

environmental conflicts: cognitive conflicts, conflicts of interest and conflicts of
interest. The most obvious manifestation of environmental conflicts is the
increasing number of complaints about environmental issues (in 2017 the total
number of cases is 20). Participants in the project included: households engaged
in non-occupational trades, among households engaged in craft trades, between
professional activities and beauty and culture, and non-trades with the village
authorities. Resolution of environmental conflicts in craft villages has also been
proposed by the local authorities to minimize the following: Arrange the cadre,
the letter will be classified and processed according to the branch and the law.

Solutions proposed to minimize environmental conflicts are

management solutions (policies and planning), technical solutions (waste
water treatment, waste gas) and awareness raising.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Khi áp lực dân số ngày một gia tăng thì mối quan hệ xã hội của con người
trong giành giật các nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày càng
diễn ra mạnh mẽ. Đó là sự giành giật chiếm dụng khơng gian, địa lý về quyền lực
của nhóm người này hay cá nhân để làm tổn hại lợi ích của nhóm người khác
hoặc có thể của tồn bộ khu vực dân cư đó về tài ngun và mơi trường và cuối
cùng dẫn đến một hiện tượng xung đột trong xã hội cộng đồng, đó là xung đột
mơi trường. Xung đột mơi trường có thể cụ thể hố bằng phản ánh sự mâu
thuẫn, tranh chấp về tài nguyên, môi trường, mà thực chất là về lợi ích giữa các
đơn vị, tổ chức, các nhóm dân cư, cộng đồng xã hội, gia đình, cá nhân với nhau.


nước ta, trong những năm qua ở một vài nơi đã xảy ra những xung đột

gay gắt, gây mất ổn định chính trị, làm tổn hại đến tài sản, tiền của, thậm chí thiệt
hại về người. Vụ việc công ty Fomusa Hà Tĩnh xả thải gây cá chết hàng loạt; xử
lý chất thải từ việc sản xuất mỳ chính của Cơng ty Vê-đan; cơng ty Sữa, vụ xây
bể chứa axit tại Hải Phòng; vụ bãi rác thải ở Sóc Sơn; tranh cãi xung quanh việc
đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm vườn Quốc gia Cúc Phương, hai công ty
luyện thép trong thành phố Đà Nẵng sau nhiều năm xảy ra xung đột môi trường
với người dân địa phương thì đến năm 2017 chính quyền thành phố phải quyết
định đóng cửa và di chuyển hai nhà máy luyện thép. Đó cịn là xung đột mơi
trường ở những phạm vi hẹp như trong nhiều làng nghề, khu dân cư, khu cơng

nghiệp nhỏ. Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khơng tránh
khỏi những vấn đề tài ngun, mơi trường và từ đó xảy ra những xung đột ngày
càng gay gắt nếu không xử lý khéo léo, hài hịa giữa lợi ích của các mối quan hệ.

Sự phát triển của làng nghề trong thời gian vừa qua đã đóng vai trị
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Tuy
nhiên, sự phát triển của các làng nghề cũng bộc lộ những khiếm khuyết
dẫn đến những xung đột môi trường trong nội bộ cộng đồng như ô nhiễm
môi trường diễn ra ngày càng đáng lo ngại, làm suy giảm môi trường
sống của người dân, gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ
của cộng đồng dân cư và nếu xét trên phương diện phát triển bền vững
thì chúng uy hiếp sự tồn tại và phát triển của chính làng nghề đó.

1


Làng nghề chế biến nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng n cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Nhằm nghiên cứu
sâu hơn về nội hàm của xung đột môi trường tại địa bàn làng nghề, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá xung đột môi trường tại làng nghề chế
biến nhựa Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.

1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Giả thuyết 1: Xung đột môi trường tại làng nghề chế biến nhựa Minh Khai
thể hiện dưới các dạng: xung đột nhận thức, xung đột lợi ích và xung đột mục tiêu.

Giả thuyết 2: Môi trường tại làng nghề tái chế đang bị ơ nhiễm
đó là ơ nhiễm về nguồn nước, môi trường đất và môi trường khơng
khí mà chủ yếu là tiếng ồn. Ơ nhiễm mơi trường tại làng nghề chính
là nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trường.

Giả thuyết 3: Các biện pháp quản lý xung đột mơi trường được chính quyền
địa phương và các tổ chức đoàn thể triển khai nhưng chưa thực sự hiệu quả.

1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá được thực trạng môi trường và thực trạng xung đột
môi trường làng nghề chế biến nhựa Minh Khai;
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu xung
đột mơi trường tại địa bàn nghiên cứu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Về thời gian: từ tháng 06/2017 đến tháng 03/2018.

Về không gian: Thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
-

Đánh giá về xung đột môi trường tại làng nghề chế biến nhựa Minh

Khai là cơ sở góp phần quan trọng để người dân và các cấp chính quyền
nhận diện sâu sắc hơn về bản chất, thành phần xung đột môi trường diễn
ra trên địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó cũng góp phần quan trọng
trong cơng tác quản lý xung đột tại khu vực làng nghề.

-

Kết quả của nghiên cứu này là nguồn dữ liệu góp phần, bổ sung

và là nguồn dữ liệu cho các nhà nghiên cứu khác nghiên cứu về xung

đột làng nghề nói riêng cũng như xung đột mơi trường nói chung.

2


-

Kết quả nghiên cứu về thực trạng môi trường tại làng nghề chế biến

nhựa Minh Khai đã cung cấp nguồn dữ liệu về RTSH, mơi trường đất, nước
và khơng khí. Dữ liệu thực tiễn này góp phần để các cấp chính quyền, các
ngành chức năng tham khảo trong việc đưa ra các quyết định đúng nhất về
công tác quản lý môi trường không chỉ tại làng nghề chế biến nhựa Minh
Khai mà cịn các làng nghề khác nói chung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ
2.1.1. Khái niệm về làng nghề
Theo Trần Quốc Vượng (1996) thì làng nghề là một làng tuy vẫn cịn trồng trọt
theo lối tiểu nơng và chăn ni nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát,
gốm sứ, làm tương… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp
thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức),
có ơng trùm, ơng cả… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chun tâm, có quy trình
cơng nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”,
sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những
mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với
một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng

ra cả nước rồi thể xuất khẩu cả nước ngoài”.
Theo Nguyễn Thị Thanh Thanh (2012) thì có rất nhiều ý kiến và quan điểm
khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nơng thơn được coi là một làng
nghề. Nhưng nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí sau: (i) Giá trị sản
xuất và thu nhập của từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị
sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ
ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng; (ii) Số hộ và số lao động tham gia thường
xuyên hoặc không thường xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nơng
nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số hộ hoặc lao động

ở làng nghề có ít nhất 300 lao động; (iii) Sản phẩm phi nông nghiệp do làng
sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người trong làng tham gia.

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí cơng
nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí sau:
Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt
động ngành nghề nông thôn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính
đến thời điểm đề nghị cơng nhận.
-

Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước.

Có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt Nam có ngành
nghề tiểu thủ cơng nghiệp, phi nơng nghiệp chiếm ưu thế về số
lượng lao động và thu nhập so với nghề nông”.

4



2.1.2. Môi trường làng nghề trên thế giới
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX đã có một số cơng trình
nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của
Bành Tử (1922); “Mơ hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ
cơng” của N.H.Noace (1928). Theo Ngơ Trà Mai (2008) thì tổ chức WCCI
được thành lập năm 1964 với chủ trương hoạt động phi lợi nhuận vì lợi
ích chung của các quốc gia có nghề thủ cơng truyền thống.


Châu Á là khu vực đang phát triển, trong nhiều thập kỷ thì sự phát

triển kinh tế làng nghề truyền thống là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh
tế xã hội nông thôn. Nhiều quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm
hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978,
việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 –
30 % đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Hay Nhật
Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền
thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khơi phục và phát triển ngành nghề có tính
truyền thống dựa theo “Luật nghề truyền thống”…. ở Nhật Bản, với sự thành
lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho
sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo
“Luật nghề truyền thống” (Đặng Đình Long, 2005).


các nước Châu Á như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc với các làng nghề

chế biến nông sản thực phẩm, …đã đặc biệt chú trọng tới các nghề chế biến tinh
bột. Theo Jesuitas của Thái Lan (1996), việc sử dụng phương pháp xử lý hiếu khí
bằng bể Acroten đối với nước thải chứa nhiều tinh bột thì lượng hữu cơ theo COD

có thể giảm tới 70%. Một số nước đã sử dụng bể Biogas, tận dụng bã thải trong sản
xuất tinh bột để sản xuất khí sinh học, phục vụ cho các hoạt động khác

(như chạy động cơ diezel). Theo Thery và Dang (1979); sau này là Chen và Lee
(1980), Trung Quốc đã sử dụng hơn 7 triệu bể lên men CH4, trong đó có khoảng
6

20.000 bể lớn tạo khí chạy động cơ điezel khí sinh học với khoảng 4.000.10 m

3

khí/năm (Đặng Đình Long, 2005). Đặc biệt, “việc sử dụng cộng đồng như những nhà
quản lý mơi trường khơng chính thức và tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi
trường đã được thực hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới
bằng các hình thức khác nhau” (Đặng Đình Long, 2005). Cũng theo tác giả thì các
nghiên cứu của World Bank đã chứng minh rằng “dựa trên sức ép của cộng đồng,

5


cộng với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý mơi trường
có thể cải thiện được lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.


In-đô-nê-xia, dưới áp lực của cộng đồng địa phương bằng việc

phát đơn kiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua đó chính phủ và các
cơ quan kiểm sốt ơ nhiễm làm trung gian đứng ra giải quyết, buộc các
cơ sở gây ô nhiễm phải đền bù cho cộng đồng và có những giải pháp
giảm thiểu ơ nhiễm (Đặng Đình Long, 2005)…Như vậy, cần thiết có sự

phối hợp giữa Nhà nước, Xã hội dân sự và cộng đồng trong quản lý môi
trường cũng như giải quyết xung đột môi trường. Đây là giải pháp mang
tính bền vững cho sự phát triển của xã hội (Trần Duy Khánh, 2012).

2.1.3. Môi trường làng nghề ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển về quy mô, các vấn đề môi trường ở các làng nghề
đang là mối lo ngại cho toàn xã hội. Hiện nay, hướng giải quyết những vấn đề
môi trường trong các làng nghề đang gặp nhiều vướng mắc lớn. Các biện pháp
tăng cường quản lý, kiểm soát chỉ đạt hiệu quả ở mức độ rất thấp, do các cơ sở
sản xuất chỉ dùng các biện pháp tiêu cực (như nộp tiền phạt, tạm ngừng sản
xuất vào thời điểm kiểm tra…) để đối phó với cơng luận và sự kiểm sốt của các
cơ quan quản lý. Ngay cả ở những làng nghề đã được cấp đất để di chuyển khu
vực sản xuất có nhu cầu di chuyển đến khu mới quy hoạch vì muốn mở thêm
diện tích sản xuất. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng mức độ ô nhiễm.

Hiện phần lớn cán bộ ở cấp quận/huyện, xã phường đều chưa
được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý môi trường. Do vậy, công
tác quản lý môi trường ở các làng nghề gần như bỏ trống, vấn đè
môi trường cũng không ai kiểm tra, xử lý.
Một điều quan trọng nhất, cơ bản nhất, có tính quyết định nhất là sự kém
hiệu quả của các cơ quan chức năng, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ
mơi trường cịn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, vừa thiếu
chế tài, vừa không xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. Các quy định về
thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, mặc dù đã được
Chính phủ ban hành, song cịn mang tính hình thức, số kinh phí thu được mới
chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch vụ thu
gom và xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính cịn quá thấp,
chưa đủ răn đe, phòng ngừa, trong khi các cơ quan chức năng còn lúng túng
trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.


6


UBND
tỉnh /thành phố

Các Sở
liên quan

Sở TN&MT
có liên quan

Phịng TNMT
có liên quan

CB địa chính &MT

có liên quan

UBND
quận/huyện

UBND
Xã/phường

HTX
làng nghề

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở địa phương
Nguồn: Sở TNMT tỉnh Hưng Yên (2015)


Khó khăn trong quản lý mơi trường làng nghề cịn nhiều song khơng thể
chỉ mình chính quyền làm được nếu thiếu người dân. Nâng cao hiểu biết cho
người dân tại các làng nghề hiện nay là một biện pháp quan trọng. Họ - những
người gây ô nhiễm cần phải biết mức độ ảnh hưởng của ơ nhiễm đó như thế
nào. Mặt khác, làng nghề từ lâu gắn bó với cuộc sống người dân, do vậy rất cần
có một hệ thống xử lý chất thải nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống nơi đây.

2.1.4. Đặc điểm ô nhiễm môi trường tại làng nghề Việt Nam
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ơ nhiễm, tác
động làm suy thối mơi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của người dân. Ơ nhiễm mơi trường làng nghề có một số đặc điểm sau:

-

Ơ nhiễm mơi trường làng nghề là dạng phân tán trong phạm vi một

khu vực (xóm, thơn, xã…) Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với
khu vực sinh hoạt nên đây là loại hfinh ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm sốt.

7


-

Ô nhiễm làng nghề mang đặc trưng của các hoạt động sản xuất theo

ngành nghề và loại hình sản phẩm: do mỗi loại hình sản xuất, mỗi đặc trưng sản
phẩm của các làng nghề sẽ tạo ra các loại chất ô nhiễm khác nhau và tác động
đến các thành phần mơi trường cũng khác nhau. Vì vậy ơ nhiễm mơi trường ở

các làng nghề là khơng đồng nhất, chúng có những nét khác biệt cụ thể phân
theo từng nhóm các làng nghề chính (Viện Khoa học và CNMT, 2005).
-

Ơ nhiễm làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực

tiếp đến người lao động và người dân làng nghề: do mặt bằng sản xuất chật hẹp,
máy móc thiết bị thơ sơ, lạc hậu, trình độ quản lý thấp, điều kiện sản xuất không đảm
bảo nên mức độ ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất làng nghề khá cao. Người lao động
do không được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, lại thường xuyên tiếp
xúc với các loại chất thải nên chịu tác động trực tiếp của q trình ơ nhiễm. Mặt
khác, do khu sản xuất đan xen với khu dân cư nên việc lan truyền các chất ô nhiễm
từ nơi sản xuất tới nơi sinh hoạt là rất dễ dàng, điều này gây ảnh hưởng trầm trọng
đến sức khỏe của người dân trong khu vực làng nghề.

2.1.5. Các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề nước ta
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới
hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở
vùng lân cận. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “Môi
trường làng nghề Việt Nam”, Hiện nay hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều
bị ô nhiễm môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các
nguyên liệu không gây ô nhiễm như thêu, may…). Chất lượng môi trường tại
hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao động phải
tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi; 85,9%
từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46%
làng nghề có mơi trường bị ơ nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và
27% ô nhiễm nhẹ (Bộ tài nguyên và môi trường, 2008). Tình hình ơ nhiễm mơi
trường ở các làng nghề xảy ra ở các dạng phổ biến sau:
-


Ô nhiễm nước: Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng

nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ sản xuất và nhiên liệu dùng trong sản
xuất. Chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm
tơ, dệt nhuộm… là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả
thải khối lượng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược
lại, một số ngành như tái chế nhựa, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm,… nhu cầu

8


nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất độc hại như các hóa chất,
axit, muối kim loại, xyanua và các kim loại nặng như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu,…
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề các năm gần
đây cho thấy mức độ ơ nhiễm hầu như khơng giảm, thậm chí cịn tăng cao hơn
trước. Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc
chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Tái chế kim loại ở
các làng nghề gồm tái chế kim loại màu và tái chế sắt thép. Tuy nhiên do các
công đoạn và việc sử dụng nhiêm liệu, năng lượng trong sản xuất tương đối
giống nhau nên có thể đánh giá chung cho cả hai loại hình này.

Nước sử dụng trong tái chế kim loại từ phế liệu gồm:
+

Nước làm mát (chứa nhiều bụi bẩn, rỉ sắt và dầu mỡ)

+
Nước thải từ làng nghề tái chế kim loại (kim loại đen và kim loại
màu)
thường chứa bụi kim loại, bụi silicat, rỉ sắt, dầu mỡ. Nước thải quá trình tẩy rửa

-

2+

và mạ kim loại chứa hóa chất (axit, xút, các kim loại như CN , Cr ,
2+

2+

2+

Zn , Pb , Cu ,…)gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, hàm
lượng Pb gấp 4,4 lần, Cu gấp 3,25 lần…
+

Nước vệ sinh thiết bị, nhà xưởng.

Ngành chế biến nơng sản là ngành có nhu cầu nước rất lớn và
thải ra một lượng không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi
trường. Tùy theo quy trình chế biến, nước thải chế biến nơng sản thực
phẩm có BOD5 lên đến 2.500-5.000 mg/l, COD 13.300-20.000 mg/l (nước
tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải cống chung của
các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5-32 lần.
-

Ơ nhiễm khơng khí: Các làng nghề tại Việt Nam rất đa dạng, trong đó

một số loại hình sản xuất có đặc thù phát thải nhiều loại khí độc hại như làng
nghề tái chế kim loại, giấy, nhực, đúc đồng, làng nghề tái sản xuất vật liệu
xây dựng, thực phẩm, chế tác đa. Các khí thải điển hình như bụi, khí SO 2,

NO2, hơi axit và kiềm sản sinh từ các quá trình như xử lý bề mặt, nung, sấy,
tẩy, đục tạo hình các sản phẩm… (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2011).
Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, nguồn gây ô nhiễm mơi
trường khơng khí đặc trưng là mùi hơi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ
dạng rắn và chất hữu cơ tồn động trong nước thải sinh ra. Các khí gây ơ nhiễm
gồm, H2S, CH4, NH3, đặc biệt là làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài

9


trời nên mùi hơi tanh bốc lên rất khó chịu làm giảm chất lượng mơi trường
khơng khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề, giảm hiệu suất
lao động. Mặt khác tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm sử dụng
than và củi làm chất đốt đã thải vào khơng khí bụi và các chất khí SO 2, CO2,
NO, NO2 tuy nhiên do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí
này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.

Hình 2.2. Ước tính thải lượng các chất ơ nhiễm trong khí thải làng
nghề khu vực đồng bằng sơng Hồng
Nguồn: Bộ Tài ngun và Mơi trường, 2011

-

Ơ nhiễm chất thải rắn: Theo Bộ TN&MT (2008) cho thấy các làng

nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các
làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn phát sinh bao
gồm bavi, bụi kim loại, phôi, rỉ sắt với lượng phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày.
Các làng nghề tái chế nguyên liệu các loại rác thải thông thường là nhựa, túi
nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra

bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ô
nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để,
nhiều làng nghề xử thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây

ô nhiễm môi trường khơng khí, nước, đất. Khối lượng chất thải rắn của 225 làng
3

nghề thuộc thành phố Hà Nội (sau mở rộng) đã lên tới 207,3 m /ngày (tương

10


đương với khoảng 90 tấn/ngày) chưa tính chất thải chăn nuôi gia
súc, gia cầm (Sở Công thương TP Hà Nội, 2008).
Hoạt động của các cơ sở tái chế thải ra một lượng khá lớn chất thải rắn.
Chất thải này chủ yếu là tro xỉ từ than cháy từ kim loại nóng chảy và cát cháy.
Bên cạnh đó, q trình phân loại nguyên liệu cũng thải ra một lượng đáng kể gỉ
sắt và mẩu vụn kim loại. Qua tìm hiểu cơng nghệ sản xuất tại các làng nghề tái
chế kim loại cho thấy lượng chất thải rắn chủ yếu là xỉ than, có thể được sử
dụng trong việc san lấp, làm xưởng…lượng chất thải rắn thải bỏ bừa bãi, không
được quản lý đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Vì vậy, cần sớm có
những giải pháp cụ thể để quản lý lượng chất thải này. Tại các làng nghề tái chế
kim loại, với nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm bavia, bụi kim loại, phôi, rỉ
sắt, lượng phát sinh khoảng 1-7 tấn/ngày (Thanh Huyền, 2013).

Hiện trạng môi trường đất và chất thải rắn tại các làng nghề chế
biến nơng sản có sự khcs nhau giữa các làng nghề. Làng nghề chế biến
tinh bột sắn, dong thải ra lượng chất thải rắn như vỏ, sơ. Hiện nay bãi thải
sắn được tận thu làm thức ăn cho cá và chăn nuôi. Bã dong chức hàm

lượng xơ cao, một phần được đem phơi khô làm nguyên liệu, phần lớn
được đổ xuống cống rãnh, gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế.
Nguồn thải này góp phần chính làm ơ nhiễm môi trường đất và trực tiếp
gây ô nhiễm môi trường khơng khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng
nước mặt, nước ngầm ở làng nghề (Báo cáo môi trường làng nghề, 2008).
Các nghề nấu rượu, làm tương, đậu phụ và nước mắm có nguồn chất thải
rắn chủ yếu là bỗng rượu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia
súc, gia cầm. Vì vậy, tại các làng nghề này thường phát triển chăn nuôi để tận dụng
nguồn bã thải đó và chất thải chăn ni cũng góp phần làm tăng mức độ ơ nhiễm
làng nghề. Còn lại là các làng nghề sản xuất bún, bánh lượng chất thải rắn khơng
đáng kể, chủ yếu chỉ có xỉ than (Báo cáo môi trường làng nghề, 2008).

2.2. KHÁI NIỆM VỀ MƠI TRƯỜNG
Theo định nghĩa của UNEP (1991) thì “mơi trường là tập hợp các yếu tố
vật lý, hố học, sinh học, kinh tế - xã hội, tác động lên từng cá nhân hay cả cộng
đồng”. Hay một định nghĩa khác “Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên
và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ
thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Mơi trường có thể
coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi

11


×