Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xác định chỉ tiêu an toàn và hàm lượng kháng thể ở lợn được tiêm vacxin vô hoạt porcine circovirus type 2 sản xuất thử nghiệm từ chủng phân lập tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 66 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƢƠNG THỊ HỒNG NHÂM

XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU AN TOÀN VÀ HÀM LƯỢNG
KHÁNG THỂ Ở LỢN ĐƯỢC TIÊM VACXIN VÔ HOẠT
PORCINE CIRCOVIRUS TYPE 2 SẢN XUẤT
THỬ NGHIỆM TỪ CHỦNG PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn, các
thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016
Tác giả luận văn


Lƣơng Thị Hồng Nhâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban chủ nhiệm chƣơng trình
KH&CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu và ứng dụng cơng nghệ sinh học”, Văn
phịng các chƣơng trình trọng điểm cấp Nhà nƣớc, Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn
(RTD), các Tổ chức và Cá nhân đã giúp đỡ chúng tôi trong việc triển khai các nội dung của
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Tác giả luận văn

Lƣơng Thị Hồng Nhâm

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................................ v
Danh mục các bảng ............................................................................................................... vi
Danh mục các hình .............................................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ................................................................................................................. 1
Thesis abstract........................................................................................................................ 3
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 5
Phần 2: Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 7
2.1. Một số hiểu biết về căn bệnh (PCV2) ............................................................................ 7
2.1.1. Hình thái, cấu trúc PCV2 ............................................................................................ 7
2.1.2. Phân loại PCV2 ........................................................................................................... 7
2.1.3. Tính chất nuôi cấy....................................................................................................... 8
2.1.4. Sức đề kháng ............................................................................................................... 8
2.1.5. Dịch tễ học mô tả về PCV2 ........................................................................................ 9
2.2. Hiểu biết về hội chứng bệnh do PCV2 gây ra ............................................................. 11
2.3. Phòng bệnh PCVAd ..................................................................................................... 13
2.3.1. Mối quan hệ giữa quản lý đàn và điều kiện chăn ni với q trình nhiễm PCV2 .. 13
2.3.2. Vệ sinh phòng bệnh .................................................................................................. 13
2.3.3. Đánh giá chất lƣợng và hiệu quả của vacxin phòng bệnh do PCV2 ......................... 14
2.3.4. Điều trị ...................................................................................................................... 17
2.4. Tình hình nghiên cứu về PCV2 ................................................................................... 17
Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 21
3.1. Nội dung, địa điểm, đối tƣợng và nguyên liệu nghiên cứu .................................. 21
3.1.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................................. 21
3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ................................................................................. 21
3.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................... 21
3.1.4. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................................ 21

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 24

iii


3.2.1. Phƣơng pháp tách, tinh sạch adn tổng số .................................................................. 24
3.2.2. Phƣơng pháp tách, tinh sạch arn tổng số .................................................................. 25
3.2.3. Phƣơng pháp pcr phát hiện các virus và mycoplasma tạp nhiễm ............................. 26
3.2.4. Phƣơng pháp thực hiện phản ứng real-time pcr ........................................................ 27
3.2.5. Phƣơng pháp cô đặc virus ......................................................................................... 27
3.2.6. Phƣơng pháp tinh khiết virus .................................................................................... 27
3.2.7. Phƣơng pháp vô hoạt virus ....................................................................................... 28
3.2.8. Phƣơng pháp kiểm tra vô trùng của vacxin PCV2 ................................................... 28
3.2.9. Phƣơng pháp gây miễn dịch cho bản động vật và lấy mẫu huyết thanh ................... 28
3.2.10. Phƣơng pháp mổ khám ........................................................................................... 29
3.2.11. Phƣơng pháp phát hiện kháng thể kháng PCV2 .................................................... 30
3.2.12. Phƣơng pháp làm tiêu bản vi thể ........................................................................... 31
3.2.13. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 31
Phần 4. Kết quả và thảo luận. ........................................................................................... 32
4.1. Kết quả chế tạo vacxin vô hoạt PCV2 thử nghiệm ...................................................... 32
4.1.1. Kết quả xác định sự có mặt của PCV2 trong giống gốc để chế vacxin .................... 32
4.1.2. Kết quả giám định độ thuần khiết của PCV2............................................................ 32
4.1.3. Kết quả tinh khiết pcv2 dùng cho sản xuất vacxin thử nghiệm ................................ 33
4.1.4. Kết quả nghiên cứu vô hoạt PCV2 để chế vacxin .................................................... 34
4.1.5. Kết quả kiểm tra vô trùng của vacxin vô hoạt PVC2 ............................................... 35
4.2. Kết quả đánh giá chất lƣợng vacxin vô hoạt pcv2 thử nghiệm ..................................... 37
4.2.1. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an tồn của vacxin vơ hoạt PCV2 khi tiêm thử nghiệm trên
lợn .......................................................................................................................... 37
4.2.2. Kết quả nghiên cứu so sánh hàm lƣợng kháng thể ở lợn đƣợc tiêm vacxin vô hoạt
pcv2 thử nghiệm và vacxin thƣơng mại ................................................................ 45

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .......................................................................................... 47
5.1. Kết luận ........................................................................................................................ 47
5.2. Kiến nghị...................................................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 48
Phụ lục ............................................................................................................................... 54

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

: Deoxyribose Nucleic Acid

CSFV

: Classical Swine Fever Virus

DMEM

: Dulbecco's Modified Eagle's Medium

ELISA

: Enzyme Linked Immunosorbent Assay

IFA

: ImmunoFluoresecence Assay


MHP

: Mycoplasma HyoPneumoniae

ORF

: Open Reading Frame

PAdV

: Porcine Adenovirus

PBS

: Phosphate Buffered Saline

PCI

: Phenol- Chloroform- Isoamyl alcohol

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PCV

: Porcine CircoVirus

PCV1


: Porcine CircoVirus type 1

PCV2

: Porcine CircoVirus type 2

PCVAD

: Porcine CircoVirus Associated Disease

PDNS

: Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome

PEDV

: Porcine Epidemic Diarrhea Virus

PK15

: Pig Kidney 15 cells

PMWS

: Postweaning Multisystemic Wasting Syndrome

PPV

: Porcine ParvoVirus


PRDC

: Porcine Respiratory Disease Complex

PRRS

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PRRSV

: Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

PRV

: porcine Pseudorabies Virus

RT-PCR

: Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction

S/N

: Sample-to-Negative value

TE

: Tris-EDTA

TCID50


: Tissue Culture 50% Infectious Dose

TGEV

: Transmissible GastroEnteritis Virus

BEI

: Binary ethyleneimine

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Triệu chứng của bệnh liên quan đến PCV2 ......................................................... 12
Bảng 3.1. Trình tự mồi dùng phát hiện và giám định genotype PCV2 ............................... 22
Bảng 3.2. Trình tự mồi dùng xác định sự tạp nhiễm virus và mycoplasma ........................ 23
Bảng 3.3. Trình tự cặp mồi, đầu dò dùng xác định hiệu giá PCV2 ..................................... 24
Bảng 3.4. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR ...................................................................... 26
Bảng 3.5. Chu trình nhiệt hai giai đoạn của phản ứng real-time PCR................................. 27
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của tốc độ ly tâm tới khả năng tủa virus .......................................... 33
Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra vô hoạt PCV2........................................................................... 35
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra vô trùng của vacxin vô hoạt PCV2 .......................................... 36
Bảng 4.4. Khối lƣợng của lợn sau tiêm vacxin thƣơng mại CircoFLEX ............................ 37
Bảng 4.5. Khối lƣợng của lợn sau tiêm vacxin thử nghiệm CircoVNUA ........................... 38
Bảng 4.6. Khối lƣợng của lợn đối chứng ............................................................................. 39
Bảng 4.7. Mức sai khác về khối lƣợng giữa các cơng thức thí nghiệm ............................... 40
Bảng 4.8. Kết quả theo dõi mức đồng đều về khối lƣợng ................................................... 41
Bảng 4.9. Tổng hợp biến đổi bệnh lý đại thể ở lợn tiêm vacxin PCV2 ............................... 44


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Đƣờng truyền lây của các genotype PCV2 .......................................................... 10
Hình 4.1. Kết quả PCR xác định PCV2 trong giống gốc để chế vacxin.............................. 32
Hình 4.2. Kết quả giám định thuần khiết giống PCV2 ........................................................ 33
Hình 4.3. Kết quả cơ đặc và tinh khiết PCV2 ...................................................................... 34
Hình 4.4. Diễn biến tăng khối lƣợng của lợn sau tiêm vacxin ............................................ 40
Hình 4.5. Biến đổi bệnh lý đại thể ở hạch lympho .............................................................. 42
Hình 4.6. Biến đổi bệnh lý đại thể ở phổi ............................................................................ 43
Hình 4.7. Biến đổi bệnh lý vi thể ở hạch lympho (100X) ................................................... 45
Hình 4.8. Đáp ứng miễn dịch của lợn đƣợc tiêm vacxin thử nghiệm và vacxin thƣơng mại
............................................................................................................................... 46

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lƣơng Thị Hồng Nhâm
Tên Luận văn: “Xác định chỉ tiêu an toàn và hàm lƣợng kháng thể ở lợn đƣợc tiêm vacxin
vô hoạt Porcine Circovirus type 2 sản xuất thử nghiệm từ chủng phân lập tại Việt Nam”
Ngành: Thú y

Mã số: : 60 64 01 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
-


Xác định chỉ tiêu an tồn của vacxin vô hoạt PCV2 khi tiêm thử nghiệm trên lợn

- Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn khi đƣợc tiêm thử nghiệm
vacxin vô hoạt PCV2.
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu kiểm tra độ tinh khiết và vô trùng của vacxin PCV2
- Đánh giá chỉ tiêu an tồn của vacxin vơ hoạt PCV2 khi tiêm thử nghiệm trên lợn.
- Nghiên cứu đánh giá hàm lƣợng kháng thể ở lợn đƣợc tiêm vacxin vô hoạt
PCV2 sản xuất thử nghiệm và so sánh với vacxin thƣơng mại khác.
Đối tƣợng nghiên cứu
- Chủng virus PCV2 đƣợc lựa chọn
- Vacxin vô hoạt PCV2 đƣợc sản xuất từ chủng PCV2 phân lập tại Việt Nam
Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên các phƣơng pháp: tinh khiết virus, cô đặc virus, vô hoạt virus, kiểm tra
độ vô trùng của vacxin PCV2, gây miễn dịch cho bản động vật, thu thập mẫu, mổ khám,
phát hiện kháng thể kháng PCV2, làm tiêu bản vi thể, kiểm tra độ an toàn và đáp ứng
miễn dịch của vacxin và phƣơng pháp xử lý số liệu chúng tôi đã tổng hợp đƣợc các kết
quả dƣới đây.
Kết quả:
 Kết quả chế tạo vacxin vô hoạt PCV2 thử nghiệm
-

03 chủng PCV2 dùng sản xuất vacxin đều đạt tiêu chuẩn thuần khiết.

-

Trong quá trình tinh khiết, cơ đặc PCV2 dùng cho sản xuất vacxin thử

nghiệm cần cô đặc PCV2 ở huyễn dịch tế bào sau gây nhiễm ít nhất 35.000 vịng/phút
để đạt kết quả tốt nhất.

-

Dùng Binary ethyleneimine để bất hoạt virus trong 10h, kiểm tra bằng

1


phản ứng RT-PCR phát hiện virus đã bị bất hoạt hồn tồn.
- Kiểm tra vơ trùng vacxin vơ hoạt PCV2 theo TCVN 8684-2011 cho thấy
vacxin hoàn toàn đạt tiêu chuẩn vô trùng.
 Kết quả đánh giá vacxin vô hoạt PCV2 thử nghiệm
-

Vacxin vơ hoạt PCV2 thử nghiệm là an tồn:

 Lợn đƣợc tiêm vacxin khơng có sự sai khác về khối lƣợng so với lợn đối
chứng từ thời điểm đƣợc tiêm vacxin đến thời điểm D28. Từ D42 đến D84 sự sai khác
bắt đầu rõ rệt nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê.
 Lợn đƣợc tiêm vacxin khơng có các triệu chứng đặc trƣng của bệnh do
PCV2 gây ra, thân nhiệt của lợn cũng ổn định dao động từ 39,3 ± 0,3 oC, đây là nhiệt độ
thân nhiệt của lợn khỏe mạnh bình thƣờng.


Khi mổ khám khơng phát hiện các bệnh tích đại thể nào đặc trƣng của bệnh

do PCV2 gây ra. Quan sát tiêu bản vi thể của hạch lympho khơng thấy hiện tƣợng thối
hóa và khơng phát hiện thấy tế bào khổng lồ.
-

Đánh giá về đáp ứng miễn dịch dịch thể: vacxin thử nghiệm kích thích lợn


sản sinh đáp ứng miễn dịch với độ dài tƣơng tự nhƣ vacxin thƣơng mại khác, nhƣng có
mức kích thích sản sinh đáp ứng miễn dịch thấp hơn.
Kết luận:
 Về chế vacxin vô hoạt PCV2 thử nghiệm
- 03 chủng virus dùng sản xuất vacxin vô hoạt PCV2 thử nghiệm đều đạt
thuần khiết.
- Thành công trong việc tinh khiết và cô đặc virus để chế vacxin và dùng BEI
0,2 % để bất hoàn hoàn toàn virus.
- Vacxin thử nghiệm CircoVNUA đạt thuần khiết, vô trùng theo TCVN 8684-2011.
 Về đánh giá vacxin vô hoạt PCV2 thử nghiệm
- Vacxin thử nghiệm Circo VNUA là an tồn:
 Lợn đƣợc tiêm vacxin vơ hoạt PCV2 thử nghiệm có sự tăng trọng khơng có
sự sai khác so với lợn đƣợc tiêm vacxin thƣơng mại và lợn đối chứng.
 Lợn đƣợc tiêm khơng có bất kì dấu hiệu, triệu chứng, bệnh tích đại thể và vi
thể đặc trƣng của bệnh do PCV2 gây ra.
- Vacxin thử nghiệm CircoVNUA kích thích lợn sản sinh đáp ứng miễn dịch với
độ dài tƣơng tự nhƣ vacxin thƣơng mại CircoFLEX, nhƣng có mức kích thích sản sinh
đáp ứng miễn dịch thấp hơn.

2


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Luong Thi Hong Nham
Thesis title: “Evaluation of the safety and antibody titre in pigs vaccinated with Porcine
Circovirus type 2 inactivated vaccine which was produced test from strains isolated in
Viet Nam”
Major:


Veterinary

Code: 60 64 01 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To determine the safety of inactivated vaccine Porcine Circovirus type 2 on pigs.
- To evaluate the pig’s immune response when injected with inactivated vaccine
Porcine Circovirus type 2 trials.
Research content
- Test the purity and sterility of inactivated vaccine Porcine Circovirus type 2.
- Test the safety of Porcine Circovirus type 2 inactivated vaccine on pigs.
- Evaluation of antibody titre of the pigs injected by inactivated vaccine Porcine
Circovirus type 2 and other commercial vaccines.
Research object
- Selected PCV2 virus strains
- PCV2 inactivated vaccine produced from isolated PCV2 strains in Vietnam
Research methods
Virus purification, viral concentration determination, viral inactivation, sterility
test of PCV2 vaccines, immunisation of laboratory animals, sampling, autopsy,
detection of antibodies against PCV2, preparation of microscopic specimen, safety test
and evaluation of the immune response to the vaccine and statistical analysis, the results
are shown below.
Results
Results of the trial PCV2 inactivated vaccine production
- Three strains of PCV2 have matched the eligibility of purification.
- During the purification and concentration, PCV2 should be concentrated in cell
suspensions by at least 35,000 cycles / minute after infecting to achieve the
best efficiency.


3


- - Virus is inactivated by Binary ethyleneimine in 10 hours. The RT-PCR showed
that the virus was inactivated completely.
- Sterility test was based on TCVN 8684-2011. The PCV2 inactivated vaccine
matched the eligibility of sterility.
Results of the trial PCV2 inactivated vaccine evaluation
- The trial PCV2 inactivated vaccine is safe:
+ There was no difference between the body weight of the experimental
(vaccination) and the control group (no vaccination) during the first 28 days. There was
difference (non significant) in the body weight between the two groups during 42 days
to 84 days.
+ The vaccinated pigs did not show the typical symptoms of PCV2
associated diseases. The body temperature was stable around 39,3 ± 0,3 oC, similar to
the control pigs.
+ There was not any typical macroscopic lesion of PCV2 associated
diseases. There was no degeneration or giant cell in the microscopic specimen.
- Evaluation of humoral immune response: The length of the immunisation by
PCV2 vaccine was similar to the commercial vaccine but the titre was lower.
Conclusions
The trial PCV2 inactivated vaccine production
- Three strains of PCV2 have matched the eligibility of purification.
- The virus was purified, concentrated successfully and inactivated completely
by BEI 0.2%.
- The CircoVNUA vaccine achieved the purification and sterility test based on
TCVN 8684-2011.
The trial PCV2 inactivated vaccine evaluation
- The CircoVNUA vaccine is safe:
+ There was a not significant difference in body weight between the

experimental (vaccination) and the control group (no vaccination)
+ The experimental pigs did not show any typical symptoms,
macroscopic or microscopic lesions of PCV2 associated diseases.
- The length of the immunisation by PCV2 vaccine was similar to the
commercial vaccine but the titre was lower.

4


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Hội chứng còi cọc ở lợn con sau cai sữa (Postweaning multisystemic
wasting syndrome-PMWS) chủ yếu do Porcine Circovirus (PCV) type 2gây ra.
Ngồi hội chứng cịi cọc ở lợn con sau cai sữa, PCV2 cũng là nguyên nhân có
liên quan đến Hội chứng viêm da và viêm thận (porcine dermatitis and
nephropathy syndrome – PDNS), Hội chứng viêm đƣờng hô hấp (porcine
respiratory diseases complex), và Hội chứng rối loạn sinh sản ở lợn (porcine
reproductive disorders). Trong số các bệnh trên lợn có liên quan đến porcine
circovirus gây ra ở trên thì hội chứng cịi cọc ở lợn con sau cai sữa (PMWS) là
bệnh phổ biến nhất và đƣợc coi là bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng nhất
cho ngành chăn ni lợn trên tồn thế giới (Chae, 2012b).
Vacxin là yếu tố quyết định trong cơng tác phịng chống dịch bệnh truyền
nhiễm. Năm 2004, 13 năm sau kể từ khi trƣờng hợp PMWS đầu tiên đƣợc phát
hiện tại Canada, vacxin phòng hội chứng còi cọc ở lợn con sau cai sữa lần đầu
tiên đã đƣợc phép sản xuất và tiêu thụ tại Đức và Pháp (Charreyre et al., 2005).
Trong những năm gần đây một số loại vacxin phòng PMWS đã đƣợc sản xuất và
lƣu hành trên thế giới. Vacxin đã và đang đƣợc sử dụng phổ biến và đƣợc coi là
cơng cụ hữu hiệu nhất trong việc phịng chống PMWS do PCV2 gây ra (Cline et
al., 2008; Fachinger et al., 2008; Fort et al., 2008; Horlen et al., 2008; Kixmoller
et al., 2008; Segales et al., 2009). Hiện nay trong nƣớc chƣa có nghiên cứu nào
về vacxin phịng bệnh cịi cọc ở lợn con đƣợc sản xuất từ các chủng lƣu hành tại

Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Huỳnh Thị Mỹ Lệ
và cộng sự về việc nghiên cứu chọn chủng virus Porcine circovirus type 2
(PCV2) để sản xuất vắc xin phòng bệnh còi cọc ở lợn con đã bƣớc đầu thành
công trong việc xây dựng ngân hàng giống virus PCV2 phân lập đƣợc, nghiên
cứu đặc tính sinh học của chủng PCV2 dùng làm giống gốc để sản xuất vacxin,
nghiên cứu bảo quản và xác định các đặc tính của giống vacxin PCV2 sau bảo
quản. Việc tiếp theo là tiến hành nghiên cứu sản xuất thử nghiệm vacxin phòng
bệnh còi cọc ở lợn con do PCV2 gây ra. Vì vậy chúng tơi đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Xác định chỉ tiêu an toàn và hàm lượng kháng thể ở lợn được tiêm
vacxin vô hoạt porcine circovirus type 2 sản xuất thử nghiệm từ chủng phân
lập tại Việt Nam”

5


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định chỉ tiêu an toàn của vacxin vô hoạt PCV2 khi tiêm thử nghiệm
trên lợn
Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn khi đƣợc tiêm thử nghiệm
vacxin vô hoạt PCV2.

6


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CĂN BỆNH (PCV2)
Porcine circovirus (PCV) là một ADN virus thuộc họ Circoviridae, bao
gồm Porcine circovirus type 1 (PCV1) và Porcine circovirus type 2 (PCV2).
Dựa trên kết quả giải trình tự gen thấy mức độ tƣơng đồng trình tự

nucleotide giữa PCV1 và PCV2 là 68 – 76% (Hamel et al., 1998).
PCV1 lần đầu tiên đƣợc phân lập tại Đức vào năm 1974, là một virus tạp
nhiễm trên môi trƣờng tế bào thận lợn (PK15), khơng có khả năng gây bệnh ở
lợn (nonpathogenic). Năm 1991 tại Canada, một loại virus mới phân lập đƣợc là
PCV type 2 (PCV2) đƣợc xác định là nguyên nhân gây hội chứng còi cọc ở lợn
sau cai sữa và sau đó đƣợc ghi nhận ở nhiều nƣớc trên thế giới.
2.1.1. Hình thái, cấu trúc PCV2
PCV2 là một virus trần khơng có vỏ bọc bên ngồi. Với đƣờng kính hạt
virus trong khoảng 12 - 23 nm, PCV2 đƣợc biết đến là virus có kích thƣớc nhỏ
nhất gây bệnh ở động vật có vú.
Bộ gen của virus PCV2 thƣờng dài 1767-1768 nucleotide, có ít nhất 4
khung đọc mở (ORF1- ORF4) đã đƣợc chứng minh bằng thực nghiệm (
Nawagitgul et al., 2000). ORF1 mã hóa cho protein có bản chất là enzyme sao
chép vật chất di truyền (replicases protein, rep và rep’) cần thiết cho sự nhân lên
của virus; ORF2, mã hóa cho capsid (Cap) protein, là protein cấu trúc của virus;
và ORF3 và ORF4 mã hóa các protein khơng cần thiết cho sự nhân lên của virus,
nhƣng có thể đóng vai trị trong độc lực của virus, đƣợc cho là có liên quan đến
hiện tƣợng apoptosis ở tế bào nhiễm virus.
2.1.2. Phân loại PCV2
Về phân loại virus, căn cứ vào kết quả giải trình tự gen và phân tích đặc
điểm tiến hóa, trƣớc năm 2014 PCV2 đƣợc chính thức cơng nhận gồm có 3
genotype, ký hiệu từ PCV2a, PCV2b và PCV2c (Segales et al., 2008). Trong đó
PCV2a chiếm ƣu thế trƣớc khi các vụ dịch chính xảy ra trên thế giới, sau đó
PCV2b là genotype chiếm ƣu thế. PCV2a và PCV2b có mối tƣơng quan gần về
trình tự nucleotide ở gen rep (97-100%) và cap gen (91-100%) và cũng tƣơng
đƣơng về trình tự amino acid, với tỷ lệ 97-100% với Rep và 89-100% với Cap.

7



Nghiên cứu của (Guo et al., 2010) về sự lƣu hành của PCV2 ở Trung
Quốc đã phát hiện một nhánh mới (đƣợc đặt tên là PCV2d) bao gồm các chủng
đƣợc thu thập trong năm 2007 và 2008 ở lợn có biểu hiện lâm sàng của hội
chứng PMWS. Tuy nhiên, chỉ đến thời điểm hiện tại, trên cơ sở phân tích 1680
trình tự gen mã hóa capsid protein (ORF2), cơng bố của (Xiao et al., 2015) mới
đƣa ra đƣợc bằng chứng khẳng định PCV2d thực sự là một genotype mới.
Genotype PCV2d hiện đƣợc xác định lƣu hành rộng rãi ở châu Âu, châu Mỹ và
châu Á, gồm các quốc gia nhƣ: Thụy Sỹ, Bỉ, Đức, Phần Lan, Romani, Serbia;
Mỹ, Uruguay; Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc (Xiao et al.,
2015, Ramos et al., 2015). Nhƣ vậy, cho tới năm 2015 PCV2 có 4 genotype
(PCV2a, PCV2b, PCV2c và PCV2d) và 8 nhánh di truyền (cluster) 2A-2E và
1A-1C (Olvera et al., 2007) đƣợc cơng nhận.
2.1.3. Tính chất ni cấy
Mơi trƣờng tế bào thận lợn PK15 đƣợc xác định là thích hợp để nuôi cấy
PCV2, virus nhân lên trong nhân tế bào, nhƣng khơng gây bệnh tích tế bào. Vì
PCV2 chỉ mã hóa cho hai loại protein nên ngƣời ta cho rằng virus phải dựa vào
protein của tế bào vật chủ để nhân lên, nghĩa là chúng nhân lên tốt trong tế bào
đang phân chia. Tischer et al., (1987) cho biết tế bào PK15 đƣợc xử lý với
glucosamine sẽ giúp cho sự nhân lên của PCV2 tốt hơn.
Phân lập PCV2 trên môi trƣờng tế bào PK15 thƣờng mất rất nhiều công sức
và thời gian do đặc điểm nhân lên rất chậm và thấp của virus, thƣờng chỉ áp dụng
trong nghiên cứu để sản xuất vacxin phịng bệnh. Vì khơng gây bệnh tích tế bào
nên để khẳng định sự nhân lên của virus cần phải làm phản ứng miễn dịch huỳnh
quang hoặc PCR.
2.1.4. Sức đề kháng
Nghiên cứu in vitro cho thấy PCV2 có khả năng đề kháng tốt với nhiệt độ.
Nhiệt độ > 75oC trong 1 giờ mới làm giảm hiệu giá virus. Do đó PCV2 có khả
năng tồn tại một thời gian dài trong điều kiện tại các trang trại.
Khả năng đề kháng với chất sát trùng cũng đƣợc nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu trong điều kiện in vitro. Trong khi potassium peroxymonosulfate

(KHSO5), sodium hydroxide (NaOH) khiến cho PCV2 bị bất hoạt trong thời gian
ngắn thì hỗn dịch NH4/glutaraldehyde cần phải thời gian dài hơn mới bất hoạt
đƣợc virus này (Kim et al., 2009). Formaldehyde có hiệu quả kém hơn so với các
chế phẩm trong thành phần có iodine và phenol, mà không ảnh hƣởng đến hiệu

8


giá của virus (Martin et al., 2008). Nhìn chung, việc giảm hiệu giá của PCV2
trong điều kiện in vitro khi sử dụng sản phẩm có chứa chất oxy hóa, halogen
hoặc NaOH là rõ rệt hơn so với các chế phẩm có iodine, alcohol, phenol hoặc
formaldehyde (Royer et al., 2001). Việc bất hoạt hoàn toàn PCV2 trong điều kiện
in vitro rất khó khăn và địi hỏi thời gian dài (Yilmaz and Kaleta, 2004).
2.1.5. Dịch tễ học mô tả về PCV2
Mặc dù đƣợc phát hiện năm 1991 nhƣng nhiều kết quả nghiên cứu hồi cứu
với các mẫu bệnh phẩm cho thấy đã có sự lƣu hành của PCV2 ở đàn lợn từ năm
1969 tại Bỉ, năm 1970 tại Anh, năm 1973 tại Ireland, năm 1983 tại Canada (trích
theo Gillespie et al., (2009)), và năm 1983 tại Tây Ban Nha (Rodriguez-Arrioja
et al., 2003). Hiện nay khơng có bằng chứng huyết thanh học cho thấy PCV2
nhiễm trên ngƣời, gia cầm, cừu, dê và ngựa.
Dữ liệu hiện có cho thấy PCV2b đang chiếm ƣu thế trên toàn thế giới. Về
đặc điểm dịch tễ học phân tử, các genotype khác nhau của PCV2 có mức độ lƣu
hành rất khác biệt. Genotype PCV2c chỉ có ở mẫu bệnh phẩm thu thập những
năm 1989-1990 ở Đan Mạch (Dupont et al., 2008). Đối với genotype PCV2a và
PCV2b, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện đƣợc sự chuyển dịch
genotype lƣu hành phổ biến (genotypic shift) từ PCV2a sang PCV2b diễn ra trên
phạm vi toàn cầu từ năm 2003 (Cortey et al., 2011, Dupont et al., 2008).
Trong một nghiên cứu vào năm 2008, 218 bộ gen đầy đủ của PCV2 đƣợc
giải trình tự và đăng ký trên Genbank tháng 3 năm 2007 đã đƣợc phân tích và các
tác giả cũng kết luận có sự dịch chuyển (shift) từ PCV2a sang PCV2b trên toàn

cầu trong giai đoạn năm 2003 (Dupont et al., 2008), và có thể cho thấy PCV2b
có độc lực cao hơn so với PCV2a mặc dù những kết quả nghiên cứu thực nghiệm
chƣa khẳng định giả thuyết này.
Trong vài năm trở lại đây, ngƣời ta cho rằng có một sự dịch chuyển
genotype lƣu hành phổ biến sang PCV2d do sự phân bố rộng rãi của nó ở các
nƣớc chăn nuôi lợn và sự tăng về số lƣợng các trình tự gen PCV2d đƣợc cơng bố
(Xiao et al., 2015).
Kể từ khi đƣợc phát hiện, PCV2 và bệnh liên quan đến PCV2 (PCVAD)
đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu tập trung vào đặc
điểm dịch tễ học, triệu chứng bệnh liên quan và đặc biệt là nghiên cứu phát triển
các loại vacxin để phòng bệnh. PCV2 đƣợc ghi nhận ở rất nhiều nƣớc trên thế giới
và bệnh PMWS đã đƣơc chẩn đoán ở cả 5 châu lục. Con đƣờng truyền lây của các
genotype PCV2 đã xây dựng lại (Vidigal et al., 2012) nhƣ mô tả ở hình 2.1.

9


Hình 2.1. Đƣờng truyền lây của các genotype PCV2
- Châu Á: vụ dịch gần giống PMWS đƣợc mô tả tại Đài Loan năm 1995. Từ
đó đến nay PCV2 và PCVAD đƣợc xác định lƣu hành ở Nhật Bản (Takahagi et
al., 2008), Hàn Quốc (An et al., 2007), Thái Lan (Jantafong et al., 2011) và
Malaysia (Jaganathan et al., 2011).
Tại Trung Quốc, (Wang et al., 2009) đã giải trình tự 49 chủng thu thập từ
nhiều vùng khác nhau và cho thấy 34 chủng thu thập từ năm 2002-2006 thuộc
genotype PCV2a, PCV2b, PCV2d và PCV2e, phổ biến nhất là PCV2b (18
chủng); 12 chủng thu thập trong giai đoạn 2007-2008 đều là PCV2b.
Tại Hàn Quốc, khi sử dụng kỹ thuật PCR kiểm tra 29 mẫu lợn mắc PCVAD
và 9 mẫu lợn không mắc PCVAD phát hiện đƣợc sự lƣu hành của PCV2a và
PCV2b; trong đó cả 29 chủng có nguồn gốc từ lợn mắc PCVAD và 4 chủng từ
lợn không mắc PCVAD là PCV2b (Chae and Choi, 2010).

Tại Nhật Bản với 150 mẫu huyết thanh thu thập từ lợn 2-4 tháng tuổi nuôi
tại 10 trang trại (15 mẫu/trại) chỉ phát hiện đƣợc PCV2a và PCV2b (Takahagi
et al., 2008), trong khi đó tại Thái Lan phát hiện đƣợc PCV2b và PCV2e
(Jantafong et al., 2011).
10


- Châu Âu: hầu hết các nƣớc xác định sự có mặt của PCV2b, là nguyên
nhân gây thiệt hại kinh tế do PCVAD. PCV2a còn đƣợc phát hiện ở đàn lợn nuôi
tại Ireland từ các mẫu bệnh phẩm lợn mắc PCVAD thu thập từ năm 1997-2003
(trong 5/6 trại xét nghiệm). Trại cịn lại phân lập đƣợc PCV2b có tỷ lệ chết rất
cao (35%) so với 5 trại còn lại. Tất cả mẫu thu đƣợc sau năm 2003 từ trại mắc
hoặc không mắc PCVAD đều chỉ phát hiện đƣợc PCV2b.
- Bắc Mỹ: hiện tƣợng đột biến chủng khiến cho PCV2b lƣu hành phổ biến
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Lần đầu tiên PCV2b đƣợc xác nhận ở
Canada vào năm 2005; sau đó là các cơng bố về PCV2 tại Kansas, North
Carolina và Iowa. Các nghiên cứu sau này đã cho thấy sự lƣu hành của PCV2a và
PCV2b trong khu vực (Gagnon et al., 2007, Olvera et al., 2007)
- Nam Mỹ: khơng có nhiều nghiên cứu về PCV2, đã xác định genotype phổ
biến là PCV2b (Chiarelli-Neto et al., 2009) cần có các nghiên cứu tiếp theo để
khẳng định sự có mặt của genotype PCV1/2a (Gagnon et al., 2010)
- Châu Đại Dƣơng: hiện tại có một số cơng bố của (Muhling et al., 2006) về
sự lƣu hành PCV2 tại Úc; nghiên cứu của (O'Dea et al., 2011) về PCVAD tại Úc;
nghiên cứu của (Neumann et al., 2007) về PCV2 phân lập đƣợc tại New Zealand.
Hiện nay nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học phân tử cho thấy các
genotype khác nhau của PCV2 có mức độ lƣu hành rất khác biệt. (Vidigal et
al., 2012) khi nghiên cứu 420 trình tự gen PCV2 cơng bố trên ngân hàng
Genbank cho biết có 102 chủng PCV2a (24,3%), 317 chủng PCV2b (75,5%)
và 1 chủng PCV2c (0,2%).
2.2. HIỂU BIẾT VỀ HỘI CHỨNG BỆNH DO PCV2 GÂY RA

PCV2 là căn nguyên gây bệnh cần thiết và đƣợc gọi là PCV disease
(PCVD). Bên cạnh đó cịn có một số yếu tố khác kết hợp gây bệnh nhƣng chƣa
đƣợc làm rõ.
Thông thƣờng, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết lợn mắc PCVAD là lợn còi
cọc do mắc chứng còi cọc sau cai sữa (postweaning multisystemic wasting
syndrome, PMWS). Lợn bị sƣng hạch lympho, giảm tăng trọng và có các triệu
chứng khơng đặc trƣng nhƣ khó thở, ỉa chảy, da và niêm mạc nhợt nhạt và chứng
hồng đản. Một số con có triệu chứng ho, sốt, có triệu chứng thần kinh. Những
triệu chứng này không chỉ quan sát đƣợc ở lợn sau cai sữa mà còn thấy cả ở lợn
trƣởng thành.

11


Bệnh đƣờng hô hấp ở lợn là một biểu hiện trong nhóm triệu chứng của
PCVAD, thƣờng đƣợc gọi là bệnh đƣờng hô hấp phức hợp ở lợn (porcine
respiratory disease complex, PRDC). PRDC thƣờng xảy ra ở lợn 12 đến 24 tuần
tuổi. Triệu chứng lâm sàng của lợn bệnh gồm: sốt, hắt hơi, ho, chảy nƣớc mũi ở
các mức độ khác nhau, khó thở và giảm khả năng tăng trọng.
PCVAD cũng có biểu hiện bệnh ở đƣờng tiêu hóa nhƣ viêm ruột kết giống
bệnh do Lawsonia intracellularis gây ra hoặc viêm ruột do vi khuẩn Salmonella
gây ra. Bệnh đƣờng tiêu hóa ở lợn thƣờng xảy ra ở lợn thịt nuôi giai đoạn cuối.
Hội chứng viêm da viêm thận (porcine dermatitis and nephropathy
syndrome, PDNS) liên quan đến PCV2 đƣợc ghi nhận ở những đàn lợn khơng
đƣợc sử dụng vacxin phịng bệnh do PCV2. Tuy nhiên, PDNS đƣợc xác định do
nhiều nguyên nhân khác. PDNS có triệu chứng đặc trƣng là hiện tƣợng viêm da
cấp tính (hình thành các nốt tím, dần dần thành sẹo tròn đỏ, giữa màu đen, tập
trung nhiều nhất ở gần chân), sốt, bỏ ăn và thƣờng bị chết.
Hội chứng rối loạn sinh sản liên quan đến PCV2 đƣợc ghi nhận lần đầu tiên
vào năm 1999 tại Canada, sau đó một số nƣớc cũng ghi nhận. Triệu chứng

thƣờng thấy ở lợn bệnh là tăng hiện tƣợng sảy thai, chết non, thai gỗ và tăng tỷ lệ
chết trƣớc cai sữa.
Triệu chứng lâm sàng có liên quan đến PCV2 đƣợc tóm tắt ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Triệu chứng của bệnh liên quan đến PCV2
Cơ quan
bị ảnh
hƣởng

Hội chứng
cịi cọc

Hệ lympho

+++

Hệ hơ hấp

+++

Hội chứng bệnh liên quan đến PCV2
Hội chứng
Hội chứng Hội chứng
viêm da
hô hấp
tiêu chảy
viêm thận
+
+
-/+


Hội chứng
rối loạn
sinh sản
-/+

+++

Hệ thần kinh

+

Hệ tiêu hóa

+

Hệ tiết niệu

++

Hệ sinh sản

-/+

Da

-/+

+++

Hệ tim mạch


-/+

-/+

Hệ nội tiết

-/+

+++
+++

(a) chỉ bào thai bị ảnh hưởng

12

+++a


Tất cả các triệu chứng của PCVAD mô tả ở trên có ảnh hƣởng đến một
hoặc một số cơ quan khác nhau trong cơ thể. Bằng cách gây bệnh thực nghiệm,
khơng phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng có/ khơng biểu hiện, lƣợng virus trong
huyết thanh đạt tối đa sau gây nhiễm khoảng 14 ngày.
Từ các kết quả nghiên cứu trên thế giới ngƣời ta thấy rằng PCV2 có nhiều
trong dịch tiết của mũi, phân, cũng nhƣ trong huyết thanh trong một thời gian
dài. Virus cịn có thể bài thải qua nhiều đƣờng khác nhau trong một thời gian dài;
trong đó bài thải qua tinh dịch đóng vai trị quan trọng trong việc truyền dọc của
bệnh, hoặc lợn con bú sữa mẹ bị bệnh cũng có nguy cơ nhiễm virus. Hơn nữa,
lƣợng virus bài thải ở động vật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng liên quan đến
PCV2 thƣờng cao hơn rõ rệt so với lợn khơng có biểu hiện triệu chứng bệnh.

2.3. PHÒNG BỆNH PCVAD
2.3.1. Mối quan hệ giữa quản lý đàn và điều kiện chăn nuôi với quá trình
nhiễm PCV2
Một số nghiên cứu về dịch tễ học đã khẳng định rằng vấn đề quản lý trang
trại, nhà xƣởng, chuồng trại và điều kiện chăn ni có ảnh hƣởng lớn đến khả
năng phát sinh dịch PCVAD (Cook, 2001, Dewey et al., 2006, Lopez-Soria et
al., 2005, Rose et al., 2009, Woodbine et al., 2007). Trong nghiên cứu này tác
giả cũng khuyến cáo quy mô đàn khi cai sữa và sự ghép đàn trong chăn ni
cơng nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến tuổi nhiễm PCV2. Do đó gợi ý các kĩ thuật
thực hành trang trại giúp hạn chế, thay đổi quá trình nhiễm PCV2, khiến cho lợn
nhiễm PCV2 sớm và do đó nguy cơ mắc PCVD cao hơn (Andraud et al., 2009).
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự truyền lây PCV2 giữa các chuồng là thấp và
do đó nguy cơ lây lan PCV2 giữa các trại khơng có tiếp xúc trực tiếp với lợn
bệnh là rất ít khi xảy ra. Kết hợp với thông tin lứa tuổi nhiễm và nguy cơ mắc
PCVAD, ngƣời ta cho rằng hiện tƣợng chia tách lợn từ nhiều nguồn khác nhau
đƣợc thực hiện cho đến khi nguy cơ giảm xuống (khoảng hơn 7 tuần) cũng sẽ
làm giảm nguy cơ mới mắc các bệnh liên quan đến PCV2 (Rose et al., 2012).
2.3.2. Vệ sinh phòng bệnh
PCVAD đƣợc coi là do nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra, trong đó có vai
trị của các yếu tố mơi trƣờng, ngồi ra cịn phải kể đến vai trị của một số vi
khuẩn và virus đồng nhiễm khác. Việc bổ sung vitamin E và Se vào thức ăn có
thể giúp trang trại phịng PMWS có hiệu quả. Cách phịng ngừa hợp lý và hữu

13


hiệu nhất đƣợc khuyến cáo để phòng bệnh do PCV2 gây ra là:
- Hạn chế sự thăm quan chuồng trại nhằm giảm thiểu nguy cơ làm lây bệnh
cho đàn lợn; khi vào chuồng nái bắt buộc phải thay ủng và quần áo.
- Thực hiện biện pháp chăn nuôi cùng vào - cùng ra, chăn nuôi với mật độ hợp lý.

- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các
loại thuốc sát trùng. Phân, nƣớc tiểu, chất thải trong chăn nuôi phải đƣợc thu gom
xử lý bằng các phƣơng pháp thích hợp. Kiểm sốt tốt các nguồn nguyên vật liệu
khi đƣa vào trang trại, v.v... Các thí nghiệm in vitro cho thấy hiệu giá PCV2 giảm
khi sử dụng NaOH, Virkon S, Roccal D plus, Clorox, 1-Stroke, Environ, Fulsan
và Tek-Trol.
- Chăm sóc ni dƣỡng tốt đàn lợn nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn
lợn, tránh stress, tạo môi trƣờng thuận lợi để lợn sinh trƣởng phát triển.
Theo Gillespie et al., 2009) việc sử dụng kháng sinh (ví dụ sử dụng
chlorotetracycline để điều trị bệnh do M. hyopneumoniae gây ra) hoặc kháng sinh
phòng vi khuẩn kế phát có thể giúp phịng đƣợc bệnh do PCV2 gây ra rất hiệu
quả. Ngƣợc lại, một số yếu tố khác nhƣ sự nhiễm PRRSV và PPV, quy mô đàn
cai sữa lớn, v.v... lại là nguy cơ làm cho PCVAD phát sinh; vì vậy việc giảm các
yếu tố nguy cơ này sẽ giúp hạn chế bệnh.
2.3.3. Đánh giá chất lƣợng và hiệu quả của vacxin phòng bệnh do PCV2
Hiện nay sử dụng vacxin đƣợc coi là hiệu quả nhất trong các biện pháp
phịng PCVAD. Tại Mỹ, có khoảng 99% lợn đƣợc sử dụng vacxin phòng bệnh do
PCV2 gây ra. Hiện nay có nhiều loại vacxin đƣợc sản xuất từ các chủng PCV2a.
Loại vacxin đầu tiên là CIRCOVAC (Merial), một vacxin vô hoạt có bổ trợ dầu.
Tiếp theo đó là vacxin Circumvent PCV/Porcilis (Intervet-Schering Plough), một
vacxin tái tổ hợp ORF2 của PCV2 vào baculovirus, phải tiêm 2 liều. Một loại
vacxin tái tổ hợp khác là Ingelvac CircoFLEX (Boehringer), chỉ cần tiêm 1 liều.
Loại vacxin thứ tƣ là vacxin tạo ra từ virus bất hoạt tái tổ hợp (PCV1 mang
ORF2 của PCV2), đƣợc gọi là vacxin Suvaxyn PCV2 One Dose (Fort
Dodge/Pfizer), chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất.
Bằng thực nghiệm ngƣời ta thấy rằng việc kích hoạt hệ miễn dịch của cơ
thể khi tiêm phòng vacxin PCV2 là một yếu tố rất quan trọng thúc đẩy khiến cho
PMWS xảy ra ở nhiều trang trại. Vì vậy cần xác định thời điểm lợn có nguy cơ bị

14



nhiễm circovirus để xây dựng lịch sử dụng vacxin thích hợp. Vacxin sẽ giúp
giảm tỷ lệ chết và cải thiện khả năng tăng trọng của đàn lợn. Khi tiêm vacxin cho
lợn sẽ sản sinh kháng thể trung hòa, giúp giảm số lƣợng PCV2 trong cơ thể, từ đó
giảm đƣợc lƣợng virus bài thải ra ngồi mơi trƣờng và hạn chế đƣợc bệnh truyền
ngang (Segales et al., 2009).
Một nghiên cứu tại Pháp khi so sánh giữa hai lô lợn nái đƣợc tiêm và khơng
tiêm vacxin Circovac thì tỷ lệ sảy thai giảm từ 7,3% xuống còn 3,6%; tỷ lệ thụ
thai tăng gần 7% (90,5% so với 83,9 %) (The pigsite.com, 2012).
Khi thử nghiệm vacxin vô hoạt PCV2 cho lợn con 28 ngày tuổi cho thấy
tỷ lệ lợn có bệnh tích đã giảm rõ rệt so với lợn không tiêm vacxin. Việc tiêm
vacxin sẽ giúp giảm khả năng nhiễm virus cũng nhƣ nguy có mắc chứng cịi cọc
sau cai sữa (Yang et al., 2012).
Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc tiêm vacxin PCV2 cho thấy tiêm vacxin đã
làm giảm số lƣợng virus huyết khi công cƣờng độc bằng virus PCV2a hoặc
PCV2b, giúp giảm nguy cơ mắc PCVAD. Khi cơng cƣờng độc thì những lợn
tiêm vacxin có số lƣợng ADN của PCV2 cũng nhƣ bệnh tích liên quan đến PCV2
ở hạch lympho đều giảm rõ rệt (Seo et al., 2014).
Nếu sử dụng vacxin vô hoạt phòng bệnh PCVAD dùng cho lợn nái và lợn
hậu bị sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc PMWS; lợn con bú sữa đầu có kháng thể thụ động
giúp phịng bệnh. Trong thực tế (O'Neill et al., 2012) cho biết nếu dùng vacxin cho
lợn nái sẽ giúp giảm lƣợng virus huyết ở lợn con, giúp bảo vệ lợn con đến 8 tuần
tuổi sau khi sinh. Tuy nhiên do đây là phƣơng pháp miễn dịch thụ động, lợn con
khi mới đẻ bú sữa đầu sẽ đƣợc nhận kháng thể từ sữa mẹ nên cần phải chăm sóc
thật tốt lợn trong q trình sinh đẻ, cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Sno et al., (2016) đã đánh giá về chỉ tiêu an tồn và hiệu lực của vaccine
Porcilis® PCV ID trên lợn và cho biết vaccine có khả năng làm giảm virus huyết,
giảm tỷ lệ chết và bệnh tích ở phổi lợn đƣợc tiêm lúc 3 tuần tuổi. Ngoài ra vaccine
có tác động tích cực đến tăng trọng trung bình của lợn (từ 44 đến 59 g / ngày).

Feng et al., (2016) đã đánh giá sự ảnh hƣởng của kháng thể do mẹ truyền
sang đối với hoạt động của virus PCV2 và những đặc điểm của lợn con đƣợc
tiêm phòng vacxin PCV2 trong điều kiện thực địa. Kết quả cho biết sự tác động
này gần nhƣ không đáng kể ở hầu hết các trang trại đƣợc thí nghiệm.

15


Park et al., (2016) đã thử nghiệm vacxin đa giá PCV2 và suyễn lợn
(FosteraTM PCV MH) dƣới điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy vaccin
tạo ra kháng thể trung hịa cao và có khả năng bảo vệ lợn với PCV2 và suyễn.
Jeong et al., (2016) đã so sánh hiệu quả phòng bệnh khi tiêm đồng thời
vacxin PCV2 và PRRS cho lợn. Kết quả cho thấy khi tiêm đồng thời vacxin Fostera
PCV và Fostera PRRS, hiệu quả phòng bệnh cũng tƣơng tự nhƣ tiêm độc lập.
Martelli et al., (2016) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của kháng thể từ lợn mẹ
đến đáp ứng miễn dịch của lợn con với PCV2 và cho biết sự kết hợp giữa việc
tiêm phòng cho lợn nái mang thai và tiêm phòng cho lợn con lúc 6 tuần tuổi giúp
gia tăng hiệu quả trong phòng bệnh do PCV2 gây ra.
Thời gian bán hủy của kháng thể thụ động ở lợn là 19 ngày, và lƣợng kháng
thể thụ động này sẽ khơng cịn ở các độ tuổi lợn khác nhau tùy thuộc vào lƣợng
kháng thể thụ động từ mẹ (từ 4 – 6 tuần tuổi nếu ít kháng thể thụ động; từ 6 – 10
tuần nếu lƣợng kháng thể thụ động ở mức trung bình và 8,5 – 13,5 tuần nếu
nhiều kháng thể thụ động). Lợn con theo mẹ (< 4 tuần tuổi) thƣờng khơng có
triệu chứng lâm sàng do đƣợc bảo hộ bởi kháng thể thụ động (Gillespie et al.,
2009). Bằng thực nghiệm ngƣời ta đã chứng minh đƣợc khả năng bảo hộ phụ
thuộc vào lƣợng kháng thể thụ động. Khi lƣợng kháng thể thụ động cao thì mức
bảo hộ tốt hơn khi mức kháng thể thấp, tuy nhiên khơng hồn tồn bảo vệ lợn
chống lại bệnh do PCV2 gây ra; nhƣng nếu hiệu giá kháng thể thụ động thấp thì
chắc chắn khơng bảo hộ đƣợc lợn (McKeown et al., 2005).
Tại Việt Nam, một số loại vacxin đƣợc phép lƣu hành dùng để phòng bệnh

do PCV2 đều là ngoại nhập, sản xuất từ chủng virus thuộc genotype PCV2a. Có
thể thống kê một số loại vacxin phòng bệnh do PCV2 gây ra nhƣ :
- Vacxin Circovac (Merial
- Vacxin Circumvet PCV (Intervet
- Vacxin Ingelvac CircoFlex (Boehringer Ingelheim)
- Vacxin Suvaxyn PCV2 One Dose (Fort Dodge Animal Health
- Pro-vac Circomaster Vac (Komipharm international
- SuiShot® Circo One (ChoongAng vaccine laboratory
- Circo Pig Vac (Daesung Microbiological Lab

16


2.3.4. Điều trị
Vì là bệnh do virus nên khơng có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo thử nghiệm
của (Ferreira et al., 2001) dùng kháng huyết thanh để điều trị cho hiệu quả rất
khác nhau. Một khi hội chứng phát sinh trên một nhóm lợn thì điều trị thƣờng
khơng có hiệu quả cao. Lợn khoảng 15 - 40 kg điều trị bằng chlotetracycline trộn
vào thức ăn có thể giảm mức độ trầm trọng của hội chứng, do có liên quan tới sự
suy yếu của các vi khuẩn kế phát gây bệnh.
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PCV2
PCV2 đƣợc phát hiện ở một số tỉnh thành phía Nam từ năm 2000 với tỷ lệ
nhiễm 38,97% nhƣng đến 2006 tỷ lệ nhiễm đã tăng đến 96,47%, chứng tỏ PCV2
đang lƣu hành phổ biến trong chăn nuôi lợn (Nguyễn Thị Thu Hồng và cs., 2006)
và là một trong những nguyên nhân gây còi cọc lợn con cai sữa ở một số trại lợn
tại thành phố Hồ Chí Minh. Một số nghiên cứu của tác giả nhƣ (Lam và Dƣơng,
2006) đều cho thấy có sự lƣu hành của PCV2 ở đàn lợn nuôi tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Trong một số nghiên cứu gần đây nhất (Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs., 2012a)
thực hiện tại một số trại lợn nuôi tại 4 tỉnh ở miền Bắc nhƣ Hà Nội, Hịa Bình,

Bắc Giang, và Hải Dƣơng cho thấy 43/48 (89,58%) trại lợn đƣợc điều tra cho kết
quả huyết thanh học dƣơng tính với PCV2. Cụ thể số trại lợn đƣợc khảo sát cho
kết quả huyết thanh học dƣơng tính với PCV2 tại Hà Nội là 13/15 trại, chiếm
(86,67); tại Hải Dƣơng là 14/16 trại, chiếm 87,5%; tại Bắc Giang là 8/8 trại,
chiếm 100%; và tại Hịa Bình là 8/9 trại, chiếm 88,89%. Kết quả nghiên cứu cho
thấy khơng có sự sai khác về tỷ lệ trại lợn cho kết quả huyết thanh học dƣơng
tính với PCV2 giữa 4 tỉnh đƣợc khảo sát (p>0,05). Với tổng số 513 mẫu huyết
thanh đƣợc kiểm tra, tỷ lệ mẫu huyết thanh cho kết quả dƣơng tính với PCV2
trung bình là 70,57%. Kết quả khảo sát huyết thanh học theo quy mô chăn ni
cho thấy các đàn lợn ni có quy mơ khác nhau thì tỷ lệ mẫu huyết thanh dƣơng
tính với PCV2 là khác nhau. Những đàn lợn ni có quy mô từ 100 - 500 con và
từ 500 – 1000 con cho kết quả huyết thanh học dƣơng tính với PCV2 cao nhất, tỷ
lệ mẫu huyết thanh học dƣơng tính tƣơng ứng là 86,86% và 80,21%. Kết quả
điều tra theo lứa tuổi cho thấy lợn thịt cho kết quả huyết thanh học dƣơng tính
với PCV2 là 61,27%, thấp nhất trong các lứa tuổi lợn đƣợc khảo sát. Lợn nái cho
kết quả huyết thanh học dƣơng tính với PCV2 cao nhất (92,31%), tiếp đến là lợn

17


×