Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHU THỊ THU HUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH
BẮC NINH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Ích Tân


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi cũng cam đoan rằng, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn



Chu Thị Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự chỉ bảo ân cần của các Thầy, Cô
giáo trong khoa Quản lý đất đai–Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy, cơ đã tạo
điều kiện để tơi hồn thành luận văn.
Trước hết tôi xin cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Ích Tân đã giúp
đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo ân cần của các Thầy, Cô giáo
trong khoa Quản lý đất đai – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng
Nghiệp và phát triển nơng thơn, Phịng Thống kê và các phòng ban của huyện Lương
Tài, là những đơn vị đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa phương.
Trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
tạo điều kiện, chia sẻ, động viên tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Chu Thị Thu Huyền


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................ vii
Danh mục hình................................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix
Thesis abstract.................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................ 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.............................................................................. 4

2.1.

Đất và vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp..................................................... 4

2.1.1.

Khái quát về đất và đất nơng nghiệp............................................................................. 4

2.1.2.

Vai trị và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp....................................... 6

2.2.

Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp................................................. 7

2.2.1.

Khái quát hiệu quả sử dụng đất....................................................................................... 7

2.2.2.

Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất...................................................... 11

2.2.3.

Một số quan điểm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất.............................................. 12

2.2.4.


Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................................ 15

2.2.5.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...................... 15

2.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đấttrên thế giới và Việt Nam....................................... 17

2.3.1.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên thế giới.............................................................. 17

2.3.2.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam..................................... 22

2.3.3.

Những nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh và huyện Lương
Tài....................................................................................................................................... 23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu................................................................... 26
3.1.

Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................... 26

iii



3.2.

Thời gian nghiên cứu...................................................................................................... 26

3.3.

Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 26

3.4.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 26

3.4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh................26

3.4.2.

Tình hình sử dụng đất huyện Lương Tài.................................................................... 26

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương
Tài....................................................................................................................................... 26

3.4.4.

Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp................................................... 27


3.5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 27

3.5.1.

Phương pháp chọn điểm................................................................................................. 27

3.5.2.

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu.......................................................... 27

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................................. 28

3.5.4.

Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất..................................................................... 28

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................................................. 32
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh................32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên........................................................................................................... 32


4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Lương Tài............................................................. 38

4.2.

Tình hình sử dụng đất huyện Lương Tài.................................................................... 43

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất Huyện Lương Tài................................................................. 43

4.2.2.

Biến động sử dụng đất nông nghiệp............................................................................ 43

4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương
Tài....................................................................................................................................... 45

4.3.1.

Xác định các loại sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn Huyện
Lương Tài.......................................................................................................................... 45

4.3.2.

Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất.................................................................. 47


4.3.3.

Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất.......................................................................... 52

4.3.4.

Hiệu quả môi trường các loại sử dụng đất................................................................. 57

4.3.5.

Đánh giá hiệu quả chung của các LUT trên địa bàn huyện Lương Tài...............69

4.4.

Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp................................................... 71

4.4.1.

Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả của huyện Lương Tài..........71

iv


4.4.2.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp....................73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 78
5.1.


Kết luận.............................................................................................................................. 78

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 80
Phụ lục................................................................................................................................................ 83

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTNMT

Bộ Tài ngun Mơi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CPTG

Chi phí trung gian


FAO

Tổ chức Nơng lương Thế giới (Food anh Agriculture Organizatioon)

GDP

Thu nhập bình quân đầu người (Gross Domestic Product)

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất

GTVT

Giao thông vận tải

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn

KL

Khoai lang

KT


Khoai tây



Lao động

LĐCN

Lao động công nghiệp

LM

Lúa mùa

LUT

Loại sử dụng đất (Land Use Type)

LX

Lúa xuân

NXB

Nhà xuất bản

NXBNN

Nhà xuất bản Nông nghiệp


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PC

Phân chuồng

PTN & MT

Phịng Tài ngun và Mơi trường

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP


United Nations Development Programme

VH – TT – DL

Văn hóa – Thể thao – Du lịch

XD

Xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân cấp các chỉ tiêu về kinh tế............................................................................ 29

Bảng 3.2.

Phân cấp các chỉ tiêu về xã hội............................................................................. 29

Bảng 3.3.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường....................................... 30

Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất Huyện Lương Tài năm 2018...................................... 43


Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất Nông Nghiệp năm 2018.............................................. 44

Bảng 4.3.

Biến động diện tích đất Nơng Nghiệp 2014 đến năm 2018........................... 44

Bảng 4.4.

Các loại sử dụng đất chính Tiểu vùng 1.............................................................. 45

Bảng 4.5.

Các loại sử dụng đất chính Tiểu vùng 2.............................................................. 46

Bảng 4.6.

Các loại sử dụng đất chính Huyện Lương Tài................................................... 47

Bảng 4.7.

Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất Tiểu vùng 1.......................................... 48

Bảng 4.8.

Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất Tiểu vùng 2.......................................... 51

Bảng 4.9.


Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất Tiểu vùng 1............................................ 54

Bảng 4.10. Hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất Tiểu vùng 2............................................. 56
Bảng 4.11. Mức đầu tư phân bón tại Tiểu vùng 1 so với định mức khuyến cáo
của Phòng NN và PTNT........................................................................................ 59
Bảng 4.12. Mức đầu tư phân bón tại Tiểu vùng 2 so với định mức khuyến cáo
của Phòng NN và PTNT........................................................................................ 60
Bảng 4.13. Bảng so sánh tình hình thuốc bảo vệ thực vật thực tế tại Tiểu vùng 1
với khuyên cáo của nhà sản xuất.......................................................................... 63
Bảng 4.14. Bảng so sánh tình hình thuốc bảo vệ thực vật thực tế tại Tiểu vùng 2
với khuyên cáo của nhà sản xuất.......................................................................... 65
Bảng 4.15. Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất tiểu vùng 1...........67
Bảng 4.16. Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất tiểu vùng 2...........68
Bảng 4.17. Tổng hợp hiệu quả của các loại sử dụng đất huyện Lương Tài...................... 70

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Lương Tài...................................................................................... 32
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn một số chỉ tiêu khí hậu ở Bắc Ninh......................................... 34

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Chu Thị Thu Huyền
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương
Tài, Tỉnh Bắc Ninh”.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai


Mã số: 8850103

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương
Tài về cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.
Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;

-

Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu;

-

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu;

-

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp.

Kết quả chính và kết luận
Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Lương Tài. Qua nghiên cứu cho thấy Lương Tài được thiên
nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn, vị trí địa lý, con

người của huyện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội tồn diện. Tổng diện tích đất tự
nhiên là 10591,59 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 7061,9 ha chiếm 66,67% tổng diện
tích tự nhiên. Trong nhóm đất nơng nghiệp, đất trồng lúa 5079,36 ha, chiếm 71,62 %
tổng diện tích đất tự nhiên, đất trồng cây hàng năm khác là 537,15 ha chiếm 7,61% tổng
diện tích tự nhiên, đất ni trồng thuỷ sản 1291,59 ha chiếm 18,29%.
Kết quả cho thấy huyện Lương Tài có 4 loại sử dụng đất chính với 15 kiểu sử
dụng đất chia làm 2 tiểu vùng. Các loại sử dụng đất là: chuyên lúa; Lúa - màu, chun
màu, ni trồng thủy sản. Tuy nhiên, diện tích LUT chuyên trồng lúa vẫn là chủ yếu.
-

Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất như sau:
+

Về hiệu quả kinh tế:

LUT có hiệu quả kinh tế cao là LUT chuyên màu, LUT lúa – màu, LUT nuôi
trồng thủy sản, LUT chuyên lúa cho hiệu quả kinh tế thấp (GTSX đạt trên 80 triệu

ix


đồng/ha), tuy nhiên đây là LUT giúp ổn định an ninh lương thực cho địa phương nên
vẫn được người nông dân chấp nhận. Tiểu vùng 1 với thế mạnh là LUT chuyên màu cho
GTSX trung bình đạt từ 253.194 nghìn đồng/ha đến 371.919 nghìn đồng/ha và TNHH
trung bình đạt từ 181.220 nghìn đồng/ha đến 290.928 nghìn đồng/ha. Tiểu vùng 2 với
lợi thế là Nuôi trồng thủy sản cho GTSX trung bình 600.000 nghìn đồng/ha và TNHH
trung bình là 455.404 nghìn đồng/ha.
+ Về hiệu quả xã hội:
LUT thu hút nhiều lao động nhất là LUT chuyên màu (với kiểu sử dụng đất lạc –
khoai lang, ngô – cà chua đều 642 công/ha ở tiểu vùng 1), LUT lúa – màu (với kiểu sử

dụng đất lúa xuân – lúa mùa – bắp cải đạt 648 công/ha, lúa xuân – lúa mùa – cà chua đạt
719 công/ha ở tiểu vùng 1). LUT thu hút ít lao động nhất là LUT chuyên lúa (với kiểu
sử dụng đất: lúa xuân – lúa mùa đạt 287 cơng/ha) nhưng giá trị nhân cơng thấp (đạt 129
nghìn đồng/cơng đối với kiểu sử dụng đất lúa xuân –lúa mùa ở tiểu vùng 2), giá trị nhân
công cao nhất là LUT 2 lúa Nuôi trồng thủy sản với kiểu sử dụng đất Chun cá (819
nghìn đồng/cơng).
+ Về hiệu quả mơi trường:
Hầu hết các loại cây trồng đều có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa
học, trong đó LUT chuyên màu, LUT NTTS ảnh hưởng đến môi trường lớn nhất. LUT
chuyên lúa, LUT lúa - màu ảnh hưởng đến mơi trường ít nhất.
- Định hướng sử dụng đất và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất:
+ Tiểu vùng 1: Hướng ưu tiên LUT lúa – màu và LUT chuyên màu.
+ Tiểu vùng 2: Hướng ưu tiên LUT lúa – màu và LUT nuôi trồng thủy sản.
Một số giải pháp được đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp: Giải pháp tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, giải pháp
về môi trường, giải pháp về cơ sở hạ tầng, giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp, giải pháp về vốn và các giải pháp khác.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Chu Thi Thu Huyen
Thesis title: “Evaluating the effectiveness of agricultural land use in Luong Tai District,
Bac Ninh Province”.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture

Study Purpose
Evaluating the efficiency of agricultural land use in Luong Tai district on all
three aspects: economic, society, environment.
Proposing land use solutions to enhance the efficiency of agricultural
land use.
Study Methods
-

Method of selecting study locations;

-

Method of investigating and collecting data and documents;

-

Methods of aggregating and analyzing data and documents;

-

Methods of evaluating the efficiency of agricultural land use;

Main results and conclusions
Evaluating the natural and social economic conditions which affect the
agricultural production in Luong Tai district. The study indicates that Luong Tai district
has advantageous conditions of natural resources, climate, hydrology, geographical
position and people, which are favorable for comprehensive social economic
development. The total natural land area is 10591.59 ha, including agricultural land is
7061.9 ha, accounting for 66.67% of the total natural area. In the agricultural land, the
rice cultivation land is 5079.36 ha, accounting for 71.62% of the total natural land area,

other annual crops land is 537.15 ha, accounting for 7.61% of the total natural area and
aquaculture land is 1291.59 ha, accounting for 18.29%.
The result shows that there are 4 main land use types with 15 land use subtypes divided into 2 sub-regions. The land use types (LUT) are: specialized rice; rice crop, specialized crop and aquaculture. However, most of area is for rice cultivation.
-

Study result of land use efficiency is as follows:

+ For economic efficiency:
The LUT of rice – crop, the LUT of specialized crop and the LUT of aquaculture
show the high economic efficiency. The LUT of specialized rice has the low economic

xi


efficiency (the production value is 80 million VN dong/ha), but this LUT helps stabilize
food security for the locality so it is still accepted by farmers. The sub-region 1 with the
strength is LUT of specialized crop producing the average production value reaches
from 253,194 thousand VN dong/ha to 371,919 thousand dong/ha and the average
mixed income reaches 181,220 thousand VN dong/ha to 290,928 thousand VN dong/ ha.
The sub-region 2 has the advantage of aquaculture with the average production value of
600,000 thousand VN dong/ha and the average mixed income of 455,404 thousand VN
dong/ha.
+ For social efficiency:
The LUT that attracts the most labor is the LUT of specialized crop (with the
land-use type of peanut - sweet potato, corn – tomatoes with 642 work/ha in the subregion 1), the LUT of rice-crop (with the land use type: the spring rice – the season rice
-cabbage reaches 648 work/ha, the spring rice – the season rice - tomatoes reached 719
work/ha in the sub-region 1). LUT attracts the least labor is LUT of the specilized rice
(with land-use type: the spring rice – the season rice reaches 287 work/ha) but low labor
value (129 thousand VN dong/work for the spring rice – seanson rice land use type in
the sub-region 2), the highest labor value is LUT 2 rice Aquaculture with the land use

type of Specialized fish (819 thousand VN dong/work).
+ For environmental efficiency:
Most crops use pesticides and chemical fertilizers, including LUT of specialized
vegetables and LUT of aquaculture affect environment at most. LUT of specialized rice
and rice – crop affect the environment at least.
- Orientations of land use and solutions to improve land use efficiency:
+
Sub-region 1: The priority directions are for LUT of rice - crop LUT of
specialized crop.
+
Sub-region 2: The priority directions are for LUT of rice - crop LUT and LUT
of aquaculture.
Some solutions are proposed to improve the efficiency of agricultural land use:
Solutions to enhance the transfer of science and technology, environmental solutions,
infrastructure solutions, solutions of consumer market for agricultural products, capital
solutions and other solutions.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và các
hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng, có ý nghĩa kinh tế chính trị sâu
sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Trong nông nghiệp đất đai không những là đối tượng lao động mà là tư
liệu sản xuất không thể thay thế, là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của
con người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế xuất

phát từ phát triển nông nghiệp, dựa vào khai thác các tiềm năng từ đất và lấy đó
làm cơ sở phát triển cho các ngành khác. Chính vì vậy, việc tổ chức sử dụng
nguồn tài ngun đất đai hợp lý có hiệu quả và phát triển bền vững đang trở
thành vấn đề cấp bách của các nước trên thế giới. Điều mà các nhà khoa học trên
thế giới quan tâm là làm thế nào để sản xuất ra nhiều lương thực, thực phẩm nhất
để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Để thực hiện được mục tiêu trên cần
phải bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về
nông sản phẩm đang trở thành một trong các mối quan tâm lớn nhất của người quản
lý và sử dụng đất. Trong những năm qua, đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng như hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các
giống cây tốt, năng suất cao vào sản xuất, nhờ đó mà tăng năng suất cây trồng, hiệu
quả sử dụng đất được nâng lên. Trong đó, việc thay đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng
giống mới với năng suất và chất lượng cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
có biểu hiện ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sử dụng đất.

Khai thác tiềm năng đất đai sao cho hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng
như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Cần phải có các cơng trình
nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định hướng
phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp.
Huyện Lương Tài nằm ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, là một huyện nông

1


nghiệp, trong những năm vừa qua q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, diện tích
đất nơng nghiệp giảm nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Thực tế

cho thấy, do chưa tận dụng được những lợi thế về đất đai, con người, nên năng
suất lao động, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp chưa cao. Làm thế nào để
tận dụng những thế mạnh của huyện nông nghiệp với các lợi thế về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, vị trí đang đặt ra mà chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Vì vậy để giúp Lương Tài có hướng đi đúng trong phát triển nền kinh tế
nông nghiệp bền vững, giúp người dân lựa chọn được phương thức sản xuất phù
hợp, trong điều kiện cụ thể của huyện, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững là việc làm hết sức
quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ những thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Lương Tài về cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.
Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Bổ sung cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để góp phần định hướng sử
dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả.
Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất nông nghiệp trên phương diện
kinh tế, xã hội, môi trường.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận trong
đánh giá đất, nghiên cứu sâu về các loại sử dụng đất.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp thêm số liệu về hiệu quả sử dụng đất trên các tiểu vùng khác


2


nhau tạo cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở cho các nhà quản lý, chỉ đạo,
điều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Tài.
Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương lựa chọn các loại hình sử
dụng đất/kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẤT VÀ VAI TRỊ CỦA ĐẤT TRONG SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
2.1.1. Khái quát về đất và đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái quát về đất
Định nghĩa đất của Docuchaev – nhà thổ nhưỡng học người Nga (1897):
“Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác
động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Các
loại đá và khoáng chất cấu tạo nên vỏ trái đất dưới tác động của khí hậu, sinh vật
địa hình trải qua một thời gian nhất định dần dần bị vụn nát. Chính con người tác
động và đất đã làm thay đổi nhiều tính chất đất và nhiều khi tạo ra một loại đất
mới chưa có từng có trong tự nhiên, ví dụ như đất trồng lúa nước (Trần Thị Minh
Châu, 2007).
Theo C.Mac: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của
sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được sự tồn tại và tái sinh của
hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”.
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân

tố sinh thái. Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự
nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử
dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu, dáng đất, địa hình địa mạo, thổ
nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả rừng, cỏ dại trên đồng ruộng,
động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do các hoạt động của con người.

Theo quan điểm sinh thái đất được định nghĩa “Đất là vật mang của hệ sinh
thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp”.
Quan niệm của các nhà thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất
là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất đai được
hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao
gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề
mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích
sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lũng đất, động thực vật,
trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại” (Trần Thị Minh Châu, 2007).

4


2.1.1.2. Khái quát đất nông nghiệp
Luật Đất đai (2013) quy định: Đất nông nghiệp (NNP) là đất được sử dụng
vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm: đất
sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác.
*
Đất sản xuất nơng nghiệp (SXN) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
-


Đất trồng cây hàng năm (CHN) là đất chuyên trồng các loại cây có thời

gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá 1 năm, kể cả đất
sử dụng theo chế độ canh tác khơng thường xun, đất cỏ tự nhiên có cải tạo
được sử dụng vào mục đích chăn ni. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ
dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
+

Đất trồng lúa (LUA) là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên

hoặc trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho
phép nhưng trồng lúa là chính.
+

Đất trồng cây hàng năm khác (HNK) là đất trồng cây hàng năm không

phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng hoa
màu,...gồm đất trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm
khác.
-

Đất trồng cây lâu năm (CLN) là đất trồng các loại cây có thời gian sinh

trưởng trên 1 năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm, bao gồm đất
trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu
năm khác.
*
Đất lâm nghiệp (LNP) là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng đạt tiêu

chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất khoanh
nuôi phục hồi rừng, đất để trồng rừng mới.Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
*
Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS) là đất được sử dụng chun cho mục đích
ni trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi
trồng nước ngọt.

5


*
Đất làm muối (LMU) là đất các ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản
xuất muối.
*

Đất nơng nghiệp khác (NKH) là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà

kính hoặc các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng
trọt khơng trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các
loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con
giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ sản xuất nơng nghiệp.

2.1.2. Vai trị và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản
và đặc biệt với những đặc điểm riêng như sau:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thơng qua việc bố trí cơ cấu cây trồng,

vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên
thế giới. Nó khơng chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà kinh doanh nơng nghiệp mà cịn là sự mong muốn của
nông dân, những người trực tiếp tham gia và q trình sản xuất nơng nghiệp.
Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình
sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi nó là nơi để con người thực hiện các
hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật ni để tạo ra sản phẩm. Đất đai
còn là tư liệu lao động trong q trình sản xuất thơng qua việc con người đã biết
lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hố học, sinh
vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm.
Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnh
hưởng kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi. Đặc biệt trong hệ thống sản xuất hàng
hố đất được coi như chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chất lượng đất
và các lợi thế của đất sẽ quyết định khối lượng sản phẩm sản xuất ra và khả năng
sinh lợi của đất.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định
sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho
mọi quá trình sản xuất.
Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế: bởi vì đất đai là sản phẩm

6


của tự nhiên, nếu biết sử dụng hợp lý, sức sản xuất của đất đai ngày càng tăng
lên. Điều này địi hỏi trong q trình sử dụng đất phải đứng trên quan điểm bồi
dưỡng, bảo vệ, làm giàu thông qua những hoạt động có ý nghĩa của con người.
Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu.
Đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm
nghiệp và sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu nông sản ngày càng tăng
trong khi diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc khai khẩn đất

hoang hóa đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quĩ đất nông
nghiệp tăng lên. Đây là xu hướng vận động cần khuyến khích.
Đất đai có vị trí cố định và chất lượng khơng đồng đều giữa các vùng, các
miền. Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết,
khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thơng, thị
trường,…) và có chất lượng đất khác nhau. Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắn
liền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhất định
do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích tụ và
chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sử dụng đầy đủ
và hợp lý.
Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của q trình sản
xuất nơng nghiệp. Thực tế cho thấy thơng qua q trình phát triển của xã hội lồi
người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh
thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng
cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nơng lâm nghiệp. Vì vậy, sử dụng
đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật ni trên cơ
sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng
cơng nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống

7



nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền
nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy
tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao
nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3 khía
cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về
mặt môi trường.
2.2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực
sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một
đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội (Nguyễn Đình Hợi, 1993).
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy
luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo
các ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý thời gian lao động (vật hoá và lao động sống) giữa các ngành”. Nhà
khoa học kinh tế Samuel - Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có nghĩa là khơng lãng phí.
Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, “Hiệu quả sản xuất diễn ra
khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hố này mà khơng cắt giảm sản
lượng một loại hàng hố khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn
khả năng năng suất của nó” (Dỗn Khánh, 2000).

Thông thường, hiệu quả được hiểu như một hiệu số giữa kết quả và chi
phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp khơng thực hiện được phép trừ hoặc
phép trừ khơng có ý nghĩa. Do vậy, nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả
là một kết quả tốt phù hợp mong muốn và hiệu quả có nghĩa là khơng lãng phí
(Dẫn theo Phan Sĩ Mẫn và Nguyễn Việt Anh, 2001).
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất
nhau ở bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được kết quả phải bỏ ra những

chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực, vốn. So sánh kết quả đạt
đ- ược với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó sẽ có hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn
của hiệu quả là sự tối đa hố kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc tối
thiểu hố chi phí để đạt được một kết quả nhất định.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản

8


xuất nông nghiệp và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:
Một là: mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm
thời gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết
định phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.
Hai là: hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ
thống. Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xã hội là một hệ
thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với
con người trong quá trình sản xuất... Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan
hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và ln vận động. Theo ngun lý
đó, khi nhiều phần tử kết hợp thành một hệ thống sẽ phát sinh nhiều tính chất mới
mà từng phần tử đều khơng có, tạo ra hiệu quả lớn hơn tổng hiệu quả các phần tử
riêng lẻ. Do vậy việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các
mối quan hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với yếu tố mơi trường
bên ngồi để đạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống.
Đó chính là mục tiêu đặt ra đối với mỗi vùng kinh tế, mỗi chủ thể sản xuất trong
mọi xã hội.
Ba là: hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của
con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì thế nâng
cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.


Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng các hoạt
động kinh tế nhằm đạt mục tiêu với một lượng tài nguyên nhất định tạo ra một
khối lượng sản phẩm lớn nhất hoặc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định với
chi phí tài nguyên ít nhất.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá
trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh
tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng
đó (Dẫn theo Đỗ Thị Tám, 2001). Một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh
tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu
được và chi phí nguồn lực đầu tư.

9


Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất
đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một
lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
2.2.1.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và
thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu
biểu hiện hiệu quả xã hội cịn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các
chỉ tiêu mang tính định tính như tạo cơng ăn việc làm cho lao động, xố đói giảm
nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của tồn dân.
Trong sử dụng đất nơng nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay,
việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề

đang được nhiều nhà khoa học quan tâm (Nguyễn Duy Tính, 1995).
2.2.1.3. Hiệu quả mơi trường
Mơi trường là một vấn đề mang tính tồn cầu, hiệu quả mơi trường được
các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản
xuất được coi là có hiệu quả khi hoạt động đó khơng gây tổn hại hay có những
tác động xấu đến mơi trường như đất, nước, khơng khí và hệ sinh học, là hiệu quả
đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi tr-ường
xấu đi mà ngược lại q trình sản xuất đó làm cho mơi trường tốt hơn, mang lại
một môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước (Đỗ Nguyên Hải, 1999)
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả mơi trường là hiệu quả mang tính
lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà khơng làm ảnh hưởng xấu đến tương lai,
nó gắn chặt với q trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi
trường sinh thái (Lê Trọng Yên, 2004).
Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba hiệu
quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, khơng có hiệu quả kinh tế thì
khơng có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và mơi trường, ngược
lại, khơng có hiệu quả xã hội và mơi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ khơng bền
vững (Nguyễn Đình Hà, 1993).

10


2.2.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp.
Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3-5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư
hại đất nông nghiệp khoảng 1.4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6-7 triệu ha đất
nơng nghiệp bị bỏ hoang do xói mịn và thối hóa. “Để giải quyết nhu cầu về sản
phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng
và mở rộng diện tích đất nơng nghiệp”(FAO, 1976). Để nắm vững số lượng và
chất lượng đất đai cần phải điều tra, thành lập bản đồ đất, đánh giá hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp để sử dụng đất nông nghiệp hợp lý khi diện tích đất nơng
nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Việt Nam cơ bản là nước nơng nghiệp, vì vậy đất nơng nghiệp có vai trị
đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, sự gia tăng dân số cùng với q trình
cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa làm cho diện tích đất đang ngày càng giảm, đặc biệt
là đất nơng nghiệp. Mặt khác hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu đã ảnh hưởng
lớn đến diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm nơng nghiệp. Mặc dù đã có
nhiều đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế hơn, diện tích đất sản xuất nơng
nghiệp đã có sự tăng lên đáng kể theo thời gian, song diện tích đất lúa lại giảm đi,
kèm theo công tác quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đất nơng nghiệp vẫn cịn
nhiều bất cập, dẫn tới hiệu quả sử dụng đất thấp, gây lãng phí lớn. Nhiều diện
tích đất nơng nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng nhưng vẫn bị bỏ hoang trong
khi có biết bao người nơng dân phải rơi vào tình trạng thiếu đất sản xuất.Mặc dù
hiện nay Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới, song nếu hiệu quả
trong sử dụng đất nông nghiệp không được cải thiện theo hướng bền vững hơn thì
khả năng nghèo đói và phát triển khơng bền vững sẽ là thách thức lớn cho tương
lai (Bùi Ngọc Cường, 2014).
Trong nền kinh tế hiện nay, khi sản xuất nông nghiệp cần phải đáp ứng
nhu cầu của thị trường và mục tiêu phát triển của xã hội, đồng thời phải đảm bảo
sự bền vững trong sản xuất và sử dụng tài nguyên, việc đánh giá đất đai một cách
tổng hợp có tính đến các yếu tố kinh tế - xã hội là hết sức cần thiết để định hướng
phát triển, là cơ sở chủ yếu cho các phương án quy hoạch và quản lý sử dụng đất.
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất mang lại nhiều ý nghĩa:
Nâng cao hiệu quả kinh tế: Cây trồng cho năng suất tốt hơn, chất lượng
cao hơn, được thị trường chấp nhận.

11



×