Tải bản đầy đủ (.docx) (147 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá các hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.55 KB, 147 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN VĂN HUÂN

ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN
NÔNG CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Kinh tế Nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn



Phan Văn Huân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Trạm Khuyến nơng, Phịng
Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Chi Cục thống kê huyện Yên Thế, lãnh đạo, cán
bộ khuyến nông các xã Xuân Lương, Canh Nậu, Tam Tiến, Hợp tác xã, các hộ sản
xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Văn Huân


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................................ v
Danh mục bảng......................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ....................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn..................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Đặt vấn đề................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................. 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 3
1.4.


Đóng góp của luận văn................................................................................................ 3

1.4.1. Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về các hoạt động khuyến nông cho phát
triển sản xuất chè....................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận để các hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè ..........5

2.1.1. Một số khái niệm có liên quan................................................................................... 5
2.1.2. Vai trị của khuyến nông cho phát triển sản xuất chè........................................... 11
2.1.3. Đặc điểm của khuyến nông cho phát triển sản xuất chè...................................... 13
2.1.4. Nội dung nghiên cứu về đánh giá hoạt động khuyến nông cho phát triển
sản xuất chè................................................................................................................. 17
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất
chè................................................................................................................................ 23
2.2.

Cơ sở thực tiễn các hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè ..........28

iii


2.2.1. Kinh nghiệm về khuyến nông cho phát triển chè của một số nước trên thế
giới................................................................................................................................ 28
2.2.2. Kinh nghiệm về khuyến nông cho phát triển chè ở Việt Nam............................ 33
2.2.3. Bài học khuyến nông rút ra cho huyện Yên Thế................................................... 36
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 38

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................... 38

3.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 38
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................... 43
3.1.3. Kết quả phát triển KT-XH huyện Yên Thế............................................................. 45
3.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 52

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu............................................................................................... 52
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin............................................................................... 53
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin............................................................. 55
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu........................................................... 56
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................ 57
4.1.

Đánh giá thực trạng các hoạt động khuyến nông nhà nước cho phát triển
sản xuất chè ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.................................................... 57

4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất chè trên địa bàn........................................................ 57
4.1.2. Đánh giá công tác xây dựng kế hoạch.................................................................... 60
4.1.3. Đánh giá tổ chức hoạt động khuyến nông nhà nước............................................ 64
4.1.4. Kết quả hoạt động khuyến nông cho phát triển chè huyện Yên Thế ................ 102
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất

chè ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.................................................................. 106

4.2.1. Chính sách khuyến nơng......................................................................................... 106
4.2.2. Năng lực của cơ quan khuyến nông...................................................................... 107
4.2.3. Yếu tố từ người nông dân....................................................................................... 109
4.2.4. Chế độ đối với người làm công tác khuyến nông............................................... 110
4.3.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông cho phát triển sản
xuất chè ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang......................................................... 112

4.3.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông........................................ 116
4.3.2. Cải thiện chế độ đãi ngộ.......................................................................................... 119
4.3.3. Tăng cường nguồn lực tài chính............................................................................ 119

iv


4.3.4. Tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện làm việc ............................................... 120
Phần 5 Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 117
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 117

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................... 118

5.2.1. Đối với tỉnh Bắc Giang............................................................................................ 118
5.2.2. Đối với huyện Yên Thế........................................................................................... 118
5.2.3. Đối với tất cả người dân trên địa bàn huyện........................................................ 118
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................. 119

Phụ lục..................................................................................................................................... 119

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BQ

Bình qn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKN

Cán bộ khuyến nơng

CC

Cơ cấu


CLSP

Chất lượng sản phẩm

CN - TTCN - XD

Công nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp - Xây dựng

ĐVT

Đơn vị tính

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế xã hội

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thơn

QML


Quy mơ lớn

QMN

Quy mơ nhỏ

QMTB

Quy mơ trung bình

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TM - DV

Thương mại - Dịch vụ


TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình s

Bảng 3.2.

Tình hình

2015 - 201
Bảng 3.3.

Giá trị và c

- 2017 ......
Bảng 3.4.

Diện tích c


Bảng 3.5.

Phương ph

Bảng 3.6.

Phân bố m

Bảng 4.1.

Tỷ lệ hộ sả

3 xã thực h
Bảng 4.2.

Đánh giá c

Bảng 4.3.

Kết quả tậ

nông huyệ

2017 ........
Bảng 4.4.

Đánh giá c

xuất chè ...
Bảng 4.5.


Đánh giá c

khuyến nô
Bảng 4.6.

Đánh giá c

cho phát tr
Bảng 4.7.

Đánh giá c

cho phát tr
Bảng 4.8.

Đánh giá c

cho phát tr
Bảng 4.9.

Kết quả th
năm 2015

Bảng 4.10.

Đánh giá c

phát triển s
Bảng 4.11.


Đánh giá c

cho phát tr

vii


Bảng 4.12. Đánh giá của các hộ điều tra về cơng tác chọn hộ tham gia mơ hình
cho phát triển sản xuất chè............................................................................... 80
Bảng 4.13. Đánh giá của các hộ điều tra về khả năng nhân rộng mơ hình cho
phát triển sản xuất chè...................................................................................... 82
Bảng 4.14. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình cho phát triển sản xuất chè ..........83
Bảng 4.15. Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm Khuyến nông
huyện Yên Thế cho phát triển chè trong 3 năm, từ năm 2015 - 2017 .......86
Bảng 4.16. Đánh giá của các hộ điều tra về nội dung thông tin tuyên truyền cho
phát triển sản xuất chè...................................................................................... 87
Bảng 4.17. Đánh giá của các hộ điều tra về hình thức tuyên truyền cho phát triển
sản xuất chè........................................................................................................ 88
Bảng 4. 18. Đánh giá của các hộ điều tra về số lượng thông tin tuyên truyền cho
phát triển sản xuất chè...................................................................................... 89
Bảng 4.19. Kết quả thăm quan học tập của Trạm Khuyến nông huyện Yên Thế
trong 03 năm, từ năm 2015 - 2017................................................................. 91
Bảng 4.20. Đánh giá của các hộ điều tra về nội dung tổ chức thăm quan học tập .......92
Bảng 4.21. Đánh giá của hộ điều tra về công tác tổ chức thăm quan học tập ..............94
Bảng 4.22. Kết quả các cuộc hội thảo của Trạm Khuyến nông huyện Yên Thế
trong 03 năm, từ năm 2015 - 2017................................................................. 96
Bảng 4.23. Đánh giá của các hộ điều tra về cơng tác tổ chức hội thảo mơ hình
cho phát triển sản xuất chè............................................................................... 97
Bảng 4.24. Đánh giá của các hộ điều tra về chất lượng cây chè giống cho phát

triển sản xuất chè............................................................................................... 98
Bảng 4.25. Đánh giá của các hộ điều tra về các giống chè đang được trồng tại
địa phương........................................................................................................ 100
Bảng 4.26. Năng suất, sản lượng chè khô của các hộ nông dân cho 1 năm thu hoạch
102
Bảng 4.27. Kết quả và hiệu quả kinh tế từ sản xuất chè khơ (tính cho 1ha) ...............103
Bảng 4.28. Nguồn nhân lực của khuyến nông Yên Thế................................................. 109

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Quá trình lập kế hoạch khuyến nông................................................................. 61
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông......................................................................... 114

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Văn Huân
Tên luận văn: “Đánh giá các hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè ở
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 8620115

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Nước ta là một nước có xuất phát điểm thấp từ một nền nông nghiệp lạc hậu, trình
độ sản xuất cịn thấp kém. Trong khi trên thế giới, thông tin, kỹ thuật và công nghệ thay
đổi từng ngày, khả năng tiếp cận và nguồn lực của nơng dân và nơng thơn cịn hạn chế. Vì

vậy, việc chú trọng vào nâng cao tri thức cho nông dân, nâng cao sức cạnh tranh trong hội
nhập quốc tế, hiện đại hóa nơng nghiệp, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa là vấn đề được Đảng
và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vì điều kiện về thời gian khơng cho phép, trong nghiên
cứu này chúng tơi tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về hoạt động khuyến nông cho
phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất một số giải pháp
trong hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế trong thời gian
tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn các hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế;
(2) Đánh giá thực trạng về các hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè ở huyện
Yên Thế. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động khuyến nông cho phát triển
sản xuất chè ở huyện Yên Thế; (3) Đề xuất một số giải pháp trong hoạt động khuyến nông
cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế.

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ
cấp để đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn
khác nhau như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web có
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các
công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để
đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tơi tiến hành chọn mẫu điều tra là 90 mẫu điều
tra, mỗi xã được chọn điều tra, đề tài tiến hành phỏng vấn 30 hộ sản xuất ở 3 xã. Dựa
trên tỷ lệ hộ sản xuất chè theo quy mô từng xã điều tra, số hộ được lựa chọn điều tra
bằng bộ câu hỏi đã thiết kế trong phiếu điều tra, tập trung vào các hộ sản xuất chè.
Qua đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè
huyện Yên Thế cho thấy: Trong 03 năm qua, tư năm 2015 - 2017, đã tổ chức được 264
lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 6.089 lượt người tham gia. Kết quả
điều tra 90 hộ sản xuất chè trên địa bàn nghiên cứu về nội dung tập huấn và được chia

x



làm 03 nhóm quy mơ, QML, QMTB, QMN, cho thấy, 100% các hộ sản xuất chè cho rằng,
công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật là quan trọng và cần thiết. Nhóm QML
có 10 hộ, chiếm 41,61% đánh giá là rất phù hợp, các hộ này cho rằng nội dung của lớp tập
huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật là rất phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với nhu
cầu của các hộ sản xuất. Từ năm 2015 - 2017 Trạm Khuyến nông huyện Yên Thế đã tổ
chức xây dựng được 12 mơ hình, với tổng diện tích 39ha, cho 134 hộ tham gia, với tổng
kinh phí 430.380.000đ. Trong 03 năm, từ năm 2015 - 2017 Trạm Khuyến nông huyện Yên
Thế đã tổ chức được 08 cuộc thăm quan học tập với 241 lượt người tham gia, bình qn 30
người tham gia/cuộc. Trong đó năm 2015 tổ chức được 02 cuộc với 63 người tham gia,
bình quân 31 người tham gia/cuộc. Năm 2016 tổ chức được 03 cuộc với 86 người tham
gia, bình quân 28 người tham gia/cuộc. Năm 2017 tổ chức được 03 cuộc với 92 người
tham gia, bình quân 30 người tham gia/cuộc.
Nghiên cứu cũng xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến
nông cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, qua đó cho thấy các
yếu tố ảnh hưởng như: (1) Chính sách khuyến nông; (2) Năng lực của cơ quan khuyến
nông; (3) Yếu tố từ người nông dân; (4) Chế độ đối với người làm công tác khuyến nông.

Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
Hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè huyện Yên Thế, trong thời gian tới
cần tập trung làm tốt một số giải pháp chủ yếu: (1) Giải pháp hoàn thiện hoạt động
khuyến nông (Tăng cường công tác đào tạo tập huấn; Đẩy mạnh hoạt động thông tin
tuyên truyền; Tăng cường xây dựng mơ hình trình diễn và chuyển giao khoa học công
nghệ; Tăng cường công tác tham quan hội thảo). (2) Giải pháp tăng cường nguồn nhân
lực cho hoạt động khuyến nơng (Hồn thiện hệ thống tổ chức; Cải thiện chế độ đãi
ngộ; Tăng cường kinh phí cho hoạt động khuyến nông).

xi



THESIS ABSTRACT
Author’s name: Phan Van Huan
Thesis title: “Evaluation of agricultural extension activities for tea production
development in Yen The district, Bac Giang province”
Major: Agricultural Economics

Code: 8620115

Academic Institution: Vietnam National University of
Agriculture Research Objectives
Research aims to analyze and evaluate the current status of agricultural
extension activities for tea production development in Yen The district, Bac Giang
province, in order to give some solutions in agricultural extension for tea production in
Yen district in coming years.
Research Methodology
Research uses both secondary and primary data to give analytical analysis.
Secondary data is collected from various sources such as books, journals, newspapers,
reports of branches, levels, websites related to research contents. Primary data was
collected by using in-depth interviews, structured interviews and semi-structured
interviews. In order to ensure representative for the samples, the research selected 90
tea producing households in three communes. Households are divided into production
scale and surveyed by using designed questionnaires.
Research Findings
Assessment of the current status of agricultural extension activities for tea
production in Yen The district shows that from 2015 to 2017, agricultural extension
agency organized 264 training courses on technology transfer for 6,089 participants.
100% of surveyed tea producing households think that training is important and
necessary. 10 households of large scale, equivalent to 41.61% evaluate the content of
the training course of technology transfer is very suitable with the actual situation and
needs of production households. From 2015 to 2017, Yen The district agricultural

extension department has built 12 pilot models, with a total area of 39 ha, involving
the participation of 134 households with a total cost of 430,380,000 VND. In the same
period, Yen The Agricultural Extension Department held 08 model visits with 241
participants, an average of 30 participants per time. Of which, in 2015, there were 02
events which involve 63 participants, with an average of 31 participants each. In 2016,

xii


there were 03 events with 86 participants, an average of 28 participants each. In 2017,
there were 03 events with 92 participants, average 30 participants each.
The research also analyzes factors affecting agricultural extension for tea production in
Yen The district, Bac Giang province, including (i) Extension policy; (ii) Capacity of the
extension agency; (iii) Factors from farmers; (iv) Policy for extension officials.

Based on findings of current status analysis, the research give some solutions
for improving agricultural extension activities for tea production development in Yen
The district including (i) To complete extension activities such as strengthening of
training activities, promoting communication activities, strengthening of establishment
of the model and transfer of science and technology, strengthening of workshops; (ii)
To strengthen human resources for agricultural extension activities (Improvement of
the organizational system, the remuneration system, and enhancement of budget for
agricultural extension).

xiii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất nơng nghiệp đóng một vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế quốc

dân. Nước ta có nền nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, manh
mún, đã vươn lên và trở thành một nước có nền nơng nghiệp hàng hóa, đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia và tỷ suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị trí quan trọng
trong khu vực và trên thế giới. Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc từ
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây thường được trồng lấy lá tươi sắc nước uống
hoặc chế biến theo những quy trình nhất định thành trà để pha nước uống. Chè là
một chất kích thích não, tim và hơ hấp, tăng cường sức làm việc trí óc, làm tăng hơ
hấp, tăng cường và điều hồ nhịp đập của tim. Chè giúp lợi tiểu, làm dễ tiêu hố.
Chè có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu
não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt... Chính
vì các đặc tính ưu việt trên chè đã trở thành thức uống phổ thông trên thế giới. Chè
được xem là một trong mười nơng sản hàng hóa có giá trị xuất khẩu lớn trong
nước, đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn. Chè là sản phẩm được ứng dụng rất
nhiều trong ngành công nghiệp chế biến đồ uống, chế biến dược phẩm, mỹ phẩm,...
Do đó, sản xuất chế biến chè phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, hoạt động khuyến nơng với nhiều nội dung,
hình thức khác nhau, đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển sản xuất nơng
nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích và tăng thu
nhập cho người nông dân. Để giúp người nông dân giải quyết những khó khăn
trong phát triển nơng nghiệp thì cán bộ khuyến nơng, cộng tác viên khuyến nơng
đóng vai trị quan trọng. Hiện nay hệ thống khuyến nơng từ Trung ương đến địa
phương đã tích cực chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho người nông dân, chuyển tải
kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển sản xuất nơng lâm ngư
nghiệp của Đảng và Nhà nước. Khuyến nông Việt Nam đã góp phần tạo nên sự
tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm và đóng vai trị quan

1



trọng trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông nghiệp
(Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2014).
Nằm trong cơ cấu tổ chức của khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến
nơng tỉnh Bắc Giang nói chung, Trạm Khuyến nơng huyện n Thế nói riêng trong
những năm gần đây đã có nhiều hoạt động tiêu biểu góp phần tích cực vào cơng
cuộc phát triển nơng nghiệp của huyện, của tỉnh, của đất nước. Hiện nay khoa học
kỹ thuật phát triển mạnh, mà kiến thức của hộ nông dân với khoa học kỹ thuật vẫn
có khoảng cách rất xa. Do đó việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
cho người dân để họ đủ khả năng giải quyết các vấn đề trong phát triển nông
nghiệp hiện nay. Để làm tốt công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật
mới, thông tin mới đến người dân thì đội ngũ cán bộ khuyến nơng từ trung ương
tới cơ sở đóng vai trị hết sức quan trọng. Để nâng cao hiệu quả các hoạt động
khuyến nông, thì đội ngũ cán bộ khuyến nơng từ Trung ương tới địa phương cần
phải tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, tự phải nâng cao trình độ về chun mơn,
nghiệp vụ, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Muốn biết các hộ nơng dân họ
đang nghĩ gì, muốn gì, mình cần phải tìm hiểu, điều tra, đưa ra các câu hỏi và phải
có câu trả lời. Để đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thế
được triển khai như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nơng là
gì?. Các giải pháp hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên
Thế trong thời gian tới ra sao?. Làm thế nào để các hoạt động khuyến nông cho
phát triển chè trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn ?.
Chính vì vậy, tôi nghiên cứu đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông
cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đánh giá các hoạt động khuyến
nông cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế, từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động khuyến nông cho phát triển sản xuất chè

ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn các hoạt động khuyến
nông cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế.

2


Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động
khuyến nông cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2015 - 2017.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động khuyến nông
cho phát triển sản xuất chè ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá các hoạt động Khuyến nông cho phát triển sản xuất chè trên địa
bàn huyện Yên Thế (hoạt động khuyến nông nhà nước, khuyến nông hộ nông dân).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Do giới hạn về thời gian cũng như nguồn lực nên đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá các hoạt động khuyến nông cho phát triển sản
xuất chè ở huyện Yên Thế.
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang.
Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập thông tin thứ cấp cho phát triển sản
xuất chè trong thời gian 03 năm, từ năm 2015 đến năm 2017.
1.4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được nghiên cứu có hệ thống lý luận gắn với thực tiễn của hoạt động
khuyến nông cho phát triển sản xuất chè: Các khái niệm liên quan, vai trị của
khuyến nơng cho phát triển sản xuất chè, đặc điểm của khuyến nông cho phát triển

sản xuất chè, nội dung nghiên cứu về đánh giá hoạt động khuyến nông cho phát
triển sản xuất chè, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông cho phát triển
sản xuất chè.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được thực trạng về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên
địa bàn huyện Yên Thế. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến, tiêu
thụ chè trên địa bàn huyện Yên Thế. Đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện quy
trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Yên Thế thời gian tới.

3


Kết quả nghiên cứu là những thông tin giúp cho các cấp, các ngành, các địa
phương trên địa bàn huyện về phát triển sản xuất chè và cũng là cơ sở khoa học
phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo về phát triển sản xuất đối với cây chè, đồng
thời đóng góp thêm tư liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG
KHUYẾN NÔNG CHO PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CHO
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông là một thuật ngữ khó định nghĩa một cách chính xác, vì vậy
khuyến nông được tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ nhiều mục đích
rộng rãi. Do đó có nhiều quan niệm và định nghĩa về khuyến nông, dưới đây là một
số quan niệm và khái niệm về khuyến nông.

Trên thế giới, từ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1866
có nghĩa là “mở rộng, triển khai”. Từ “Extension” ghép với từ “Agriculture” thành
“Agriculture Extension” thì được dịch là “khuyến nơng”.
Theo nghĩa chữ Hán, “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta cố gắng sức
trong công việc, cịn “khuyến nơng” nghĩa là khun mở mang phát triển trong
nông nghiệp (Nguyễn Duy Hoan và cs., 2013).
“Khuyến nông là phương pháp hành động, nhận thơng tin có lợi tới người
dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiết
nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thơng tin hoặc kỹ thuật này.” (Nguyễn Duy
Hoan, 2013).
“Khuyến nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nơng dân
hình thành các ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn.” (Nguyễn Duy
Hoan và cs., 2013).
“Khuyến nông được xem như một tiến trình của sự hịa nhập các kiến thức
khoa học kỹ thuật hiện đại, các quan điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần làm,
cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại
chỗ với sự giúp đỡ từ bên ngoài để có khả năng vượt qua các trở ngại gặp phải.”
(Nguyễn Duy Hoan, 2013).
“Khuyến nông là làm việc với nông dân, lắng nghe những khó khăn, các
nhu cầu và giúp họ tự quyết định, giải quyết các vấn đề của chính họ.”

5


“Khuyến nơng là một q trình giáo dục. Các hệ thống khuyến nông thông
báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy các dịng thơng tin giữa khuyến
nơng với các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà nghiên cứu, các nhà quản
lý và các nhà lãnh đạo” (Nguyễn Duy Hoan, 2013).
“Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các cơng việc có liên quan
đến sự nghiệp phát triển nơng thơn, đó là một hệ thống giáo dục ngồi nhà trường,

trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành.” (Nguyễn Duy Hoan
và cs., 2013).
Theo định nghĩa Nghị định 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Khuyến nơng là
q trình hỗ trợ nơng dân nâng cao kiến thức, cung cấp thông tin về kinh tế, kỹ
thuật, tổ chức và quản lý, cung cấp các dịch vụ phát triển nông nghiệp và nông
thôn, giúp nông dân tăng thu nhập và cải thiện đời sống, giúp nông nghiệp và nơng
thơn phát triển tồn diện và bền vững.
Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân, đồng thời
giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nơng nghiệp, những kiến
thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thơng tin thị trường, để họ
có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy
mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát
triển nơng thơn mới (Chính phủ, 2010).
Qua rất nhiều định nghĩa, chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu khuyến
nông theo hai nghĩa:
Khuyến nông theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung để chỉ tất cả những
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Khuyến nơng là
ngồi việc hướng dẫn nơng dân tiến bộ kỹ thật mới, còn phải giúp họ liên kết với
nhau chống lại thiên tai, dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách,
luật lệ của Nhà nước, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ
chức các hoạt động xã hội như thế nào ngày càng tốt hơn (Đỗ Kim Chung, 2010).
Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Là một tiến trình giáo dục khơng chính
thức mà đối tượng của nó là nơng dân. Tiến trình này mang đến cho nơng dân
những thơng tin và những lời khuyên giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc khó
khăn trong cuộc sống. Khuyến nơng hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng
cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nơng dân
và gia đình họ. Khuyến nơng là sử dụng các cơ quan nông lâm ngư

6



nghiệp, các trung tâm khoa học nông lâm ngư nghiệp để phổ biến, mở rộng các kết
quả nghiên cứu tới nơng dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng
nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn (Đỗ Kim Chung, 2010).
Trên cơ sở đúc kết hoạt động khuyến nơng ở Việt Nam, chúng ta có thể định
nghĩa về khuyến nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề
cho nông dân đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính sách về nông
nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thơng tin thị
trường, để có khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng
nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng
và phát triển nông thôn.
Nguyên tắc hoạt động khuyến nông
Nguyên tắc hoạt động khuyến nông được quy định tại Điều 4 Nghị định
83/2018/NĐ-CP về khuyến nơng, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2018, cụ thể
như sau:
(1)

Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển

nông nghiệp của Nhà nước.
(2)

Phát huy vai trị chủ động, tích cực, tự nguyện và trách nhiệm giải trình

của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khuyến nơng.
(3)

Dân chủ, cơng khai, có sự giám sát của cộng đồng và sự quản lý của

Nhà nước.

(4)

Nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nơng phù hợp với

từng địa bàn và nhóm đối tượng người sản xuất, cộng đồng dân tộc khác nhau.
(5)

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ chuyển giao phải được cấp có

thẩm quyền cơng nhận hoặc chấp thuận (Chính phủ, 2018).
(6)

Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các

công ty, doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
(7)

Xã hội hóa hoạt động khuyến nơng, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông

để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia
hoạt động khuyến nông.
(8)

Ưu tiên hoạt động khuyến nông ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn,

vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo.

7



(9)
Ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu số; tổ chức có tỷ lệ cao về nữ hoặc
người dân tộc thiểu số tham gia hoạt động khuyến nơng (Chính phủ, 2018).
Ngồi các ngun tắc trên thì hoạt động khuyến nơng gồm có một số những
nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Tuyệt đối không được áp đặt, mệnh lệnh, không nên
chạy theo thành tích gị ép nơng dân. Khuyến nơng khơng làm thay, làm hộ nơng
dân mà chỉ có trách nhiệm thúc đẩy, giúp đỡ họ về cách thức, giúp họ về kỹ thuật,
thơng tin để họ tự hồn thành cơng việc của mình (Chính phủ, 2018).
Ngun tắc thứ hai: Khơng bao cấp nhưng hỗ trợ. Bao cấp là cho không
nông dân, điều này là hồn tồn khơng nên vì nếu cho khơng như vậy thì người
dân sẽ ỷ lại Nhà nước, ít có trách nhiệm với việc làm của mình nên năng suất lao
động thấp dẫn đến khơng có hiệu quả. Do đó khuyến nơng chỉ nên hỗ trợ một
phần, giúp đỡ nơng dân để họ tự mình vươn lên và có ý thức cố gắng phấn đấu. Sự
nỗ lực của nơng dân là nhân tố bên trong mang tính chất quyết định, khuyến nơng
là nhân tố bên ngồi rất quan trọng. Khuyến nơng được ví như một chất xúc tác
của một phản ứng hóa học, khi có chất xúc tác thì phản ứng hóa học sẽ xẩy ra với
tốc độ nhanh hơn. Khuyến nông sẽ giúp người nông dân có cơ hội thực hiện tốt và
thực hiện nhanh một cơng việc nào đó họ đang quan tâm và mở rộng quy mơ áp
dụng (Chính phủ, 2018).
Ngun tắc thứ ba: Khuyến nông là cầu nối và thông tin hai chiều, khuyến
nơng phải làm tốt ngun tắc này vì trình độ và kiến thức xã hội của người nơng
dân cịn hạn chế nên phải tăng cường truyền đạt thông tin cho họ. Mặt khác nhờ đó
có thể biết được những tâm tư, nguyện vọng của người nông dân.
Nguyên tắc thứ tư: Phải công khai, công bằng, khuyến nông hoạt động dân
chủ, công khai, công bằng, tạo điều kiện giúp đỡ cho mọi người dân được biết.
Nguyên tắc thứ năm: Phải phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước thì hoạt động khuyến nơng thuận lợi và khả năng thành công
mới cao và ngược lại.
Nguyên tắc thứ sáu: Khuyến nông không hoạt động độc lập mà phải phối hợp

chặt chẽ với các ngành, các cấp, các tổ chức và dịch vụ hỗ trợ (Chính phủ, 2018).

2.1.2. Phân loại phương pháp khuyến nông
Dựa vào phương thức tác động từ cán bộ khuyến nông đến hộ nông dân,
phương pháp khuyến nơng được chia làm 03 nhóm chính:

8


Nhóm thứ nhất: Phương pháp nhóm
Phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong công tác khuyến nông,
ưu thế hơn hẳn các phương pháp khác, bởi vì khi tập huấn kỹ thuật thì một cán bộ
khuyến nơng có thể gặp được nhiều nông dân hơn. Phương pháp này dựa trên nền
tảng của cơng việc khuyến nơng.
Phương pháp nhóm có hiệu quả đặc biệt để thuyết phục người nơng dân vì
nêu được ý kiến, quyết định của nhóm có giá trị hơn hẳn quyết định của từng cá
nhân riêng rẽ. Phương pháp này dựa trên nền tảng của công việc khuyến nơng
(Nguyễn Duy Hoan, 2013).
Phương pháp tiếp xúc nhóm được phổ biến rộng rãi nhất trong cơng tác
khuyến nơng và nó được thể hiện dưới những hình thức sau:
(1)
Họp nhóm; (2) Đào tạo, tập huấn; (3) Hội thảo đầu bờ; (4) Xây dựng mơ
hình trình diễn; (5) Tham quan học tập; (6) Cuộc thi nhà nông đua tài, tôn vinh
người làm ăn giỏi.
Ưu điểm của phương pháp tiếp xúc nhóm là mang lại hiệu quả cao do cùng
một lúc tiếp xúc với nhiều hộ nông dân. Tạo ra môi trường học tập sinh động có
tác dụng tác động tương hỗ đến từng hộ nơng dân và củng cố lịng tin cho hộ nơng
dân về tiến bộ kỹ thuật mới, mang tính cộng đồng cao, mọi người trong nhóm cùng
làm một việc mà từng cá nhân không làm nổi.
Hạn chế của phương pháp tiếp xúc nhóm là chi phí cao do phải chuẩn bị đầy

đủ các điều kiện như loa đài, hội trường, chi phí đi lại; chỉ giải quyết những vấn đề
chung của nhóm, chưa đi sâu vào từng vấn đề của cá nhân, đơi khi đi đến nhất trí
của nhóm gặp khó khăn do có nhiều quan điểm khác nhau; tốn nhiều thời gian hơn
tiếp xúc cá nhân (Nguyễn Duy Hoan, 2013).
Nhóm thứ hai: Phương pháp cá nhân
Truyền đạt thơng tin tới từng cá nhân, phương pháp này giúp cán bộ
khuyến nông tiếp xúc với từng cá nhân, hộ nông dân nhằm tìm hiểu và giải đáp, tư
vấn cho hộ nông dân, giải quyết những vấn đề nảy sinh, cung cấp cho họ những
thông tin về khoa học kỹ thuật một cách nhanh nhất. Phương pháp tiếp xúc người
nông dân theo hai cách trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp này sử dụng rộng rãi và
có hiệu quả cao nhất trong hoạt động khuyến nơng dựa trên các hình thức sau:

9


(1)
Cán bộ khuyến nông đến thăm hộ nông dân; (2) Nông dân đến thăm cơ
quan khuyến nông; (3) Gọi điện thoại; (4) Gửi thư riêng.
Trong điều kiện nước ta việc gọi điện thoại gửi thư riêng còn chưa phổ biến,
chủ yếu là khuyến nông đến thăm hộ nông dân và ngược lại cơ quan khuyến nông
mời nông dân đến trao đổi (Nguyễn Duy Hoan, 2013).
Ưu điểm của phương pháp này là: Những cuộc gặp gỡ của cán bộ khuyến
nông và hộ nơng dân thường rất thoải mái. Nó biểu lộ sự quan tâm của khuyến
nông đối với từng hộ nông dân, trên cơ sở đó củng cố niềm tin và tình cảm của
người dân với khuyến nơng; Do được tiếp xúc với từng hộ nên cán bộ khuyến nơng
có thể nắm bắt nhu cầu của người dân, từ đó đưa ra các lời khuyên cần thiết, sát
với thực tế.
Nhược điểm của phương pháp này là: Tốn nhiều thời gian và địi hỏi cán bộ
khuyến nơng phải có kinh nghiệm thực tế và chuyên môn vững vàng, cập nhật
thông tin thường xuyên mới có thể đưa ra lời khuyên thỏa đáng cho nhu cầu thông

tin phong phú của người dân; Cần nhiều cán bộ khuyến nơng mới có thể thăm hỏi
hết cộng đồng trong thơn, bản, phố; Q trình phổ biến thơng tin chậm (Nguyễn
Duy Hoan và cs., 2013).
Nhóm thứ ba: Phương pháp thông tin đại chúng
Phương pháp sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát
thanh - Đài truyền hình, báo chí, tờ rơi, tờ gấp, lịch, tài liệu tập huấn kỹ thuật, bản
tin khuyến nông để khuyến cáo, tuyên truyền cho các hộ nông dân. So với tiếp xúc
nhóm và tiếp xúc cá nhân, phương pháp này phổ biến nhanh, kịp thời hơn những
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Nó cũng thu hút được đơng đảo nông dân hơn do
được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng (Nguyễn Duy Hoan, 2013).
Việc phổ biến và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng có
ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm của phương pháp này là: Các chủ trương, các tiến bộ khoa học kỹ
thuật được phổ biến nhanh; Phạm vi phổ biến rộng, nhều người dân được biết, linh
hoạt ở mọi nơi, mọi lúc, truyền thơng tin nhanh và chi phí thấp.
Nhược điểm của phương pháp này là: Không thể thay thế công việc của
khuyến nông viên; Không dạy được kỹ năng thực hành và không trả lời được câu
hỏi mà nông dân yêu cầu trả lời ngay; Mức độ thông tin tương đối thấp; Thiếu sự

10


giám sát hỗ trợ giữa những người đưa tin và những người nhận tin; Người nhận tin
ít có khả năng kiểm sốt trực tiếp tin mình nhận được.
Người ta sử dụng phương pháp thông tin đại chúng trong những trường hợp
sau; Cung cấp cho nông dân những kiến thức mới và tạo ra sự chú ý của họ về một
tiến bộ khoa học kỹ thuật nào đó; Chia sẻ những kinh nghiệm về những người
nông dân giỏi với những nông dân khác trong cộng đồng (Nguyễn Duy Hoan,
2013).
2.1.3. Vai trò của khuyến nông cho phát triển sản xuất chè

2.1.3.1. Vai trị khuyến nơng nói chung
Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông từ Trung ương đến địa
phương không ngừng được củng cố và phát triển, khuyến nơng có vai trị là cầu nối
trong chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Trong điều kiện
nước ta hiện nay, với khoảng 70% dân số sống ở vùng nông thôn để sản xuất ra
những nông sản thiết yếu cung cấp cho xã hội như: Lương thực, thực phẩm,
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp chiếm trên 20% giá
trị sản phẩm xã hội, thì khuyến nơng đóng vai trị quan trọng và có một số vai trị
và nhiệm vụ sau:
Vai trị chuyển giao cơng nghệ
Khuyến nơng đóng vai trị quan trọng, là cầu nối giữa người nông dân với
Nhà nước, Nhà khoa học, Công ty, Doanh nghiệp. Kiến thức về sản xuất nông
nghiệp mà người nơng dân có được là có phần đóng góp to lớn của hệ thống
khuyến nông, được thông qua hai dạng chính (trực tiếp và gián tiếp): Trực tiếp từ
cán bộ khuyến nơng, các điểm mơ hình trình diễn mới từ cơ quan nhà nước, Công
ty, Doanh nghiệp; Gián tiếp được thực hiện thông qua các tài liệu, tờ rơi, hộ nông
dân tiêu biểu, cộng tác viên khuyến nông, phương tiện truyền thơng đại chúng
(Trần Văn Hà, 2010).
Vai trị đối với Nhà nước
Khuyến nông - khuyến lâm là một trong các tổ chức giúp Nhà nước thực
hiện các chiến lược về phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn và nông dân.
Tuyên truyền, vận động người nông dân thực hiện các đường lối chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.

11


×