Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá khả năng trung hòa độc tốc nọc độc rắn hổ mang (naja naja) bằng kháng thể lòng đỏ (igy) kháng nọc rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 71 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN TÂM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRUNG HÒA ĐỘC TỐ NỌC
ĐỘC RẮN HỔ MANG (NAJA NAJA) BẰNG KHÁNG
THỂ LỊNG ĐỎ (IGY) KHÁNG NỌC RẮN

Chun ngành:

Cơng nghệ sinh học

Mã số:

60.42.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Phan
TS. Nguyễn Hữu Đức

NHÀ XUÂT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị và các bạn.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy
cô giáo khoa Công nghệ Sinh học, các thầy cô giáo Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã chia sẻ tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Lê Văn Phan, Bộ môn Vi
sinh vật - Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và thầy TS.
Nguyễn Hữu Đức, Bộ mộn Công nghệ sinh học Động vật, Khoa Công nghệ sinh
học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, ln giúp đỡ hướng
dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận.

Tơi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo cùng tồn thể các anh
chị, các bạn trong Cơng ty TNHH Một Thành Viên AVAC Việt Nam, đặc biệt
là các anh chị tại phịng R&D Lab nơi tơi cơng tác đã tận tình hướng dẫn
chỉ bảo, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn
trong tập thể lớp CH24 CNSHC, những người ln động viên, giúp đỡ tơi vượt qua
mọi khó khăn trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành tốt luận văn này.

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Tâm

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... II
MỤC LỤC......................................................................................................................................... III
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................... VII
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................................... VIII
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................................ IX
THESIS ABSTRACT.................................................................................................................... X
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu đề tài.............................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 3

1.4.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................ 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................ 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................ 4
2.1.

Tình hình tai nạn do rắn độc cắn trên thế giới và việt nam................4

2.1.1.

Tình hình tai nạn do rắn độc cắn trên Thế giới......................................... 4

2.1.2.

Tình hình tai nạn do rắn độc cắn ở Việt Nam............................................. 5

2.2.

Tổng quan về các loài rắn độc ở việt nam................................................... 5

2.2.1.

Các loài rắn độc ở Việt Nam................................................................................. 5


2.2.2.

Độc tố nọc rắn độc.................................................................................................... 7

2.2.3.

Các triệu chứng lâm sàng khi rắn độc độc cắn...................................... 11

2.2.4.

Phương pháp sơ cứu và điều trị khi rắn độc cắn.................................. 13

2.3.

Tống quan về huyết thanh kháng nọc rắn (htknr)................................. 16

2.3.1.

Cơ sở miễn dịch học............................................................................................. 16

2.3.2.

Kháng thể kháng nọc rắn.................................................................................... 18

2.3.3.

Kháng thể lòng đỏ (IgY) kháng nọc rắn....................................................... 19

2.3.4.


Tình hình nghiên cứu HTKNR trên Thế giới và Việt Nam..................21

iii


PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 24
3.1.

Địa điểm nghiên cứu............................................................................................. 24

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................ 24

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu................................................................... 24

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 24

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu................................................................................................ 24

3.4.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................. 26


3.5.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 26

3.5.1.

Phương pháp xác định liều gây chết 50% trên chuột (LD50)...........26

3.5.2.

Phương pháp gây miễn dịch cho gà mái với kháng nguyên nọc độc rắn
26

3.5.3.

Phương pháp đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà với kháng nguyên nọc

rắn bằng phản ứng ELISA.................................................................................. 27
3.5.4.

Phương pháp xác định đặc tính và hàm lượng kháng thể lòng đỏ (IgY)

kháng nọc rắn
3.5.5.

28

Phương pháp đánh giá khả năng trung hòa độc tố nọc rắn hổ mang


(Naja naja) bằng kháng thể IgY kháng nọc rắn....................................... 30
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................. 33
4.1.

Kết quả.......................................................................................................................... 33

4.1.1.

Kết quả xác định liều nọc rắn gây chết 50% trên chuột (LD50).......33

4.1.2.

Kết quả đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà mái với kháng nguyên nọc

độc rắn.......................................................................................................................... 34
4.1.3.

Kết quả tách chiết kháng thể IgY.................................................................... 37

4.1.4.

Kết quả định lượng hàm lượng kháng thể IgY kháng nọc rắn......37

4.1.5.

Kết quả trung hòa độc tố nọc rắn bằng kháng thể IgY kháng nọc rắn

trên tế bào.................................................................................................................... 38
4.1.6.


Kết quả trung hòa độc tố nọc rắn bằng kháng thể IgY kháng nọc rắn

trên chuột..................................................................................................................... 42
4.2.

Thảo luận..................................................................................................................... 43

4.2.1.

Đáp ứng miễn dịch của gà mái với kháng nguyên nọc độc rắn hổ mang

(Naja naja).................................................................................................................... 43
4.2.2.

Đặc tính và hàm lượng kháng thể IgY kháng nọc rắn.........................45

iv


4.2.3.

Khả năng trung hòa độc tố nọc rắn hổ mang (Naja naja) bằng kháng thể

IgY kháng nọc rắn 46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 48
5.1.

Kết luận......................................................................................................................... 48

5.2.


Kiến nghị...................................................................................................................... 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 49
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................... 53

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

HTKNR

Huyết thanh kháng nọc rắn

LD50

Lethal Dose 50

FCA

Freund’s complete adjuvant

FIA

Freund’s incomplete adjuvant


PBS

Phosphate buffered saline

µl

Microlit

µg

Microgarm

IgY

Yolk Immunoglobulin

IgG

Immuno Globulin G

CT50

Killed 50% of the cell

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

FBS


Fetal bovine serum

BSA

Bovine serum albumin

SDS

Sodium dodecyl sulfate

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Triệu chứng rắn độc cắn thuộc họ rắn hổ........................................... 12
Bảng 2.1. So sánh một số đặc tính của kháng thể (KT) sản xuất từ huyết thanh
động vật (IgG) và kháng thể sản xuất từ trứng gia cầm (IgY)
(Schade, Calzado et al, 2005) 21
Bảng 3.1. Quy trình gây miễn dịch cho gà mái với kháng nguyên nọc độc rắn
27

Bảng 4.1. Tỷ lệ chết của chuột ở các lơ chuột thí nghiệm được tiêm nọc rắn tại
các nồng độ khác nhau.................................................................................. 33
Bảng 4.2. Tỷ lệ của gà xuất hiện các triệu chứng sau gây miễn dịch gà với nọc
độc rắn.................................................................................................................... 34
Bảng 4.3. Giá trị OD540 và tỷ lệ chết của tế bào khi sử dụng lượng nọc rắn khác
nhau được đánh giá bằng phương pháp nhuộm Neutral Red. 39
Bảng 4.4. Giá trị OD540 và tỷ lệ chết của tế bào Vero khi trung hòa độc tố nọc
rắn bằng kháng thể IgY – đối chứng và 56 ngày trên tế bào.....40
Bảng 4.5. Tỷ lệ chuột chết ở các lượng kháng thể IgY khác nhau trung hòa độc

tố nọc rắn............................................................................................................... 42

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Sơ đồ cơ chê gây độc thần kinh qua xi-nap......................................... 9

Hình 2.2.

Sự truyền các loại kháng thể từ huyết thanh sang trứng gà....19

Hình 2.3.

Hình thái và cấu trúc kháng thể IgG và IgY......................................... 20

Hình 4.1.

Hình ảnh chuột chết trong các lơ thí nghiệm..................................... 34

Hình 4.2.

Giá trị OD405 của các mẫu ở các độ pha lỗng khác nhau.........35

Hình 4.3.

Biến động hàm lượng kháng thể của gà sau khi gây miễn dịch với


kháng nguyên là nọc độc rắn..................................................................... 36
Hình 4.4.

Điên di SDS – PAGE kháng thể IgY sau tách chiết..........................37

Hình 4.6.

Hình thái tế bào Vero trong thí nghiệm khi nhuộm Neutral Red
41

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Tâm
Tên Luận văn: Đánh giá khả năng trung hòa độc tố nọc độc rắn hổ mang
(Naja naja) bằng kháng thể lòng đỏ (IgY) kháng nọc rắn.
Ngành: Công nghệ sinh học

Mã số: 60620301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng đáp ứng miễn
dịch của gà mái cũng như hàm lượng kháng thể thụ động từ gà mái truyền sang
trứng đối với kháng nguyên là nọc độc rắn hổ mang Naja naja để làm cơ sở cho
nghiên cứu sản xuất kháng thể IgY kháng nọc rắn từ lòng đỏ trứng gà.

Phương pháp nghiên cứu
Nọc độc rắn được gây miễn dịch cho gà mái giai đoạn hậu bị (16 – 18 tuần

tuổi) với liều gây miễn dịch dựa vào cơ sở xác định liều gây chết 50% trên chuột
thí nghiệm (LD50). Phương pháp ELISA được sử dụng để đánh giá hàm lượng
kháng thể kháng nọc rắn có trong huyết thanh gà và kháng thể thụ động từ gà
mẹ truyền sang trứng. Các phản ứng trung hòa độc tố nọc độc rắn hổ mang
(Naja naja) được thực hiện trên môi trường tế bào và trên chuột thí nghiệm.

Kết quả chính và kết luận
Độc tính của nọc độc rắn hổ mang Naja naja được xác định trên chuột cho kết
quả giá trị LD50 = 1,46µg/g. Kết quả đánh giá hàm lượng kháng thể có trong huyết
thanh bằng phản ứng ELISA cho thấy nồng độ kháng thể của gà kháng nọc rắn đạt
cao nhất vào ngày 49 và kéo dài đến ngày 111 sau khi gây miễn dịch. Hàm lượng
kháng thể thụ động từ gà mẹ truyền qua trứng giá trị cao nhất vào ngày 56 sau gây
miễn dịch và kéo dài đến ngày 91. Kết quả đánh giá khả năng trung hòa nọc rắn của
kháng thể IgY trong lòng đỏ trứng gà cũng được tiến hành trên chuột Swiss và trên
môi trường nuôi cấy tế bào Vero, cho thấy kháng thể IgY tách chiết từ lòng đỏ trứng
gà của gà được gây miễn dịch với kháng nguyên là nọc rắn có khả năng trung hòa
độc tố của nọc độc rắn (2LD50) trên chuột Swiss cũng như có khả năng trung hịa
4

5µg nọc rắn bổ sung vào môi trường nuôi cấy của 10 tế bào Vero. Như vậy, với các
kết quả trên cho thấy kháng thể IgY thu từ trứng của gà được gây miễn dịch với nọc
rắn có khả năng trung hòa độc tố nọc rắn hổ mang (Naja naja).

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Tam
Thesis title: Evaluate the ability to neutralize cobra venom (Naja naja) with
anti-venom antibody (IgY)

Major: Biotechnology

Code: 60620301

Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture (VNUA) Research Objectives
This study was conducted to evaluate the ability of the hen's immune response as
well as the passive antibody content from hen to the egg for antigen Naja naja as the
basis for the study. Production of IgY antibody against snake venom from egg yolk.

Materials and Methods
Snake venom was immunized to hens at 16 to 18 weeks of age with a
dose based on 50% lethal dose in mice (LD 50). ELISA was used to evaluate
the anti-venom antibody content of chicken serum and the passive antibody
from broilers fed to the eggs. The reactions neutralizing snake venom (Naja
naja) were carried out in the cell culture medium and in mice.

Main findings and conclusions
The toxicity of Naja naja snake venom was determined on the mouse resulting in
an LD50 value of 1.46 μg / g. Results of serum antibody assay by ELISA showed that the
antibody concentration of the antipyretic cock was highest on day 49 and lasted until day
111 after immunization. Passive antibody levels from the parental broodstock were
highest at 56 days post-immunosuppressed and lasted until day 91. The results of the
assessment of the ability to neutralize snake venom of IgY antibody in egg yolk was
performed on Swiss mice and on Vero cell culture medium, indicating that IgY antibody
extracted from chicken egg yolk was immunized with antigens that were solid venom
capable of neutralizing venom of venom. solid (2LD 50) on Swiss mice as well as the
4

ability to neutralize 5μg of solid venom supplemented with 10 Vero cells. Thus, with the

results shown that IgY antibody from the egg of the chicken is immune to snake venom
capable of neutralizing venomous snake (Naja naja).

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rắn độc cắn là một tai nạn thường gặp ở các nước trong khu vực
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) mỗi năm trên Thế giới có khoảng 3 triệu người bị rắn độc cắn. Ở
Việt Nam ước tính có khoảng 30 nghìn nạn nhân bị rắn cắn phải nhập viện
mỗi năm, trong số đó, chủ yếu do rắn hổ (ở miền Bắc) và rắn lục (ở miền
Nam) (Nguyễn Quốc Thắng 1995). Thống kê của Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh
viện Quân y 121 năm 2016 cho thấy, bình qn mỗi tháng có khoảng 100
người nhập viện điều trị do bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Theo thống kê của Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, rắn độc cắn đứng
hàng thứ 5 trong các trường hợp ngộ độc tới cấp cứu tại Trung tâm, thường gặp
từ tháng 4 đến tháng 11, là mùa sinh sơi và phát triển của nhiều lồi rắn độc.
Trong số những người được cứu sống, có đến 13-14% phải cắt chi hoặc một
phần chi. Biểu hiện triệu chứng của nạn nhân thường xuất hiện sau 2 – 4 giờ sau
khi bị rắn độc cắn. Trường hợp muộn nhất đã gặp ở khoa Hồi sức cấp cứu- bệnh
viện Bạch Mai là sau 24 giờ mới xuất hiện triệu chứng liệt cơ. Triệu chứng xuất
hiện càng sớm thì độc tính của nọc độc rắn càng cao, các tổn thương càng nặng
dẫn đến chi phí điều trị cho các nạn nhân rất tốn kém, nhiều nạn nhân phải thở
máy hàng tháng hoặc phải truyền hàng chục lít máu và huyết tương để cứu tính
mạng. Kỷ lục, đầu tháng 6/2013, bệnh viện Bạch Mai đã phải truyền ≈ 46 lít máu
và chế phẩm để cứu một người bệnh.
Hiện nay, biện pháp điều trị rắn độc cắn hiệu quả nhất cho các nạn nhân là
sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) đặc hiệu. Tuy nhiên, HTKNR có

tính chất đơn giá, có nghĩa là HTKNR lồi này khơng có khả năng trung hịa độc
tố của nọc độc lồi rắn khác. Ngồi ra, do tính đặc hiệu kháng nguyên nọc rắn
theo từng vùng địa lý nên WHO đã khuyến cáo mỗi quốc gia phải tự chế tạo hệ
thống HTKNR của từng lồi cho chính quốc gia mình. Bộ Y tế nước ta cũng đã
quan tâm chỉ đạo việc nghiên cứu và ứng dụng sản xuất hệ thống HTKNR cho
các loài rắn độc sinh sống ở Việt Nam. Đặc biệt là các HTKNR cho các loài rắn
độc nguy hiểm, thường gặp; trong các lồi đó, lồi rắn hổ mang (Naja naja) là
loài rắn rất nguy hiểm với độc tính nọc độc rất cao, phân bố rộng rãi tại các vùng

1


miền núi phía Bắc. Chất độc thần kinh có trong nọc rắn ngăn chặn hoạt động
của hệ thống thần kinh và hệ thống thần kinh - cơ trong vòng 15 phút đến hai
giờ, gây ra tình trạng buồn ngủ, tê liệt, mất ý thức, khó thở, tim ngừng đập
dẫn đến chết. Rắn hổ mang giết chết nhiều người vì nó hoạt động cả ngày
lẫn đêm. Chúng thường xuất hiện ở khu vực đông dân cư...
Các nghiên cứu sản xuất HTKNR hiện nay có bản chất là các IgG thu được
từ huyết thanh của các con vật được gây miễn dịch với kháng nguyên nọc độc
rắn như ngựa. Tuy nhiên, các loại HTKNR được sản xuất từ nguồn động vật khác
khi được tiêm cho người bị rắn độc cắn có thể có các tác dụng phụ như gây di
ứng, suy thận, bệnh huyết thanh ở người nhận. Bệnh huyết thanh là phản ứng
khi truyền huyết thanh ngoại lai vào cơ thể (Gold, Dart et al. 2002). Để giảm thiểu
các tác nhân phụ đó thì các HTKNR cần phải rất tinh khiết loại bỏ các loại protein
khác có trong huyết thanh nhưng q trình tinh khiết HTKNR có chi phí rất cao
địi hỏi công nghệ cao (Devi, Bai et al. 2002).
Kháng thể lịng đỏ có trong trứng của một số lồi chim, gia cầm, bò sát,
lưỡng cư (Warr, Magor et al. 1995) là một nguồn sản xuất kháng thể đa giá trong
hơn một thập kỷ (Polson, von Wechmar et al. 1980) và có nhiều ứng dụng trong
thực tiễn (Zhang 2003). Năm 1990, Thalley và Carroll, đã mô tả một loại kháng thể

được thu từ trứng của loài gia cầm gây miễn dịch với nọc độc rắn có khả năng
chống lại nọc độc rắn (Thalley and Carroll 1990). Năm 2010, các nhà khoa học Ấn
Độ cũng đã công nhận khả năng điều trị các vết do rắn độc cắn của trứng gà
được thu từ các con gà được gây miễn dịch với nọc rắn. Quy trình tinh sạch
kháng thể IgY trong trứng đơn giản hơn nhiều so với việc tinh sạch kháng thể
IgG từ huyết thanh. Nghiên cứu và sản xuất HTKNR từ lòng đỏ trứng gà là
hướng đi mới trong việc tạo nguồn kháng thể kháng nọc rắn. Do đó, tơi thực
hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng trung hòa độc tố nọc độc rắn hổ
mang (Naja naja) bằng kháng thể lòng đỏ (IgY) kháng nọc rắn”.

1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của gà mái với kháng
nguyên nọc độc rắn hổ mang (Naja naja) thu thập tại Việt Nam
Đánh giá khả năng trung hòa độc tố nọc độc rắn hổ mang (Naja naja) ở Việt
Nam bằng kháng thể lòng đỏ (IgY) thu từ trứng gà được gây miễn dịch bằng nọc
rắn. Từ đó, tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong quá trình nghiên cứu
và sản xuất kháng thể IgY kháng nọc độc rắn hổ mang (Naja naja).

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch của gà đối với kháng nguyên là
nọc độc rắn hổ mang Naja naja và khả năng trung hòa độc tố của kháng thể
lòng đỏ đối với nọc rắn trên tế bào và trên chuột thí nghiệm.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài được thực hiện sẽ góp phần chứng minh khả năng trung hòa
độc tố của kháng thể IgY với nọc độc rắn hổ mang (Naja naja). Đồng thời,

đề tài cũng xây dựng phương pháp đánh giá kháng thể IgY kháng nọc độc
rắn Naja naja cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc sản xuất kháng thể
kháng nọc rắn cho loài rắn hổ mang Naja naja trên gà mái.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thực hiện sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu tạo kháng thể kháng
nọc rắn hổ mang (Naja naja) từ trứng gà. Kháng thể kháng nọc rắn từ trứng
gà được tạo ra thành công sẽ giúp cho các nạn nhân không bị ảnh hưởng
bởi các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bằng các HTKNR được sản xuất
từ huyết thanh ngựa. Ngồi ra, với quy trình tinh sạch kháng thể IgY đơn giản
hơn so với quy trình tinh sạch kháng thể IgG trong huyết thanh sẽ làm giảm
giá thành sản xuất của kháng thể xuống. Từ đó, việc sử dụng kháng thể
kháng nọc rắn cho các nạn nhân nghèo được dễ dàng hơn.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH TAI NẠN DO RẮN ĐỘC CẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
2.1.1. Tình hình tai nạn do rắn độc cắn trên Thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới mỗi năm có khoảng 3 triệu
người bị rắn độc cắn và có khoảng 50-60 nghìn người chết do rắn độc cắn. Theo
thống kê của hiệp hội Chống độc Mỹ, mỗi năm có khoảng 8.000 người bị rắn độc
cắn, trong đó có từ 9 - 15 người chết, tỷ lệ tử vong do rắn hổ cắn là 9% và rắn
lục là 0,2% (David 2005). Theo các số liệu của tổ chức Y tế thế giới, hơn 90% các
trường hợp tử vong xảy ra ở hai châu lục là châu Phi và châu Á.

Rắn độc cắn xảy ra chủ yếu ở các vùng nông thôn nhiệt đới ở

các nước đang phát triển và do đó rất có thể là báo cáo khơng đầy đủ:
Năm 1924, ở Ấn Độ có 19867 ca tử vong do rắn cắn được báo cáo
sau đó

Mỗi năm, ở miền tây thảo nguyên Châu Phi, có 100000 người
bị rắn cắn trong đó có 500 người là do rắn độc cắn, số ca tử vong 4
– 40 người, 19% nạn nhân được cứu sống nhưng bị tàn tật kéo dài.
Ở Tây Bengal có 160/100000 tai nạn do rắn độc cắn mỗi năm
và 16 người chết (Alirol, Sharma et al. 2010)
Myanmar báo cáo năm 1991 có 14000 người bị rắn độc cắn
với 1000 người bị tử vong và năm 1997 có 8000 người bị rắn độc
cắn với 500 người tử vong (David 2005).
Nepal ước tính ít nhất 20000 nạn nhân bị rắn độc cắn với
khoảng 200 nạn nhân tử vong ở bệnh viện mỗi năm chủ yếu ở khu
vực Terai (Alirol, Sharma et al. 2010).
Năm 2009 rắn độc cắn đã được công nhận bởi WHO là tai nạn thường gặp

ở các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới (Kularatne, Budagoda et al.
2009). Khoảng 46 quốc gia có khí hậu nhiệt đới và phần lớn là tai nạn hay gặp
ở người lao động nông nghiệp. Rắn độc cắn nguyên nhân đáng kể dẫn đến
tử vong và tàn tật và ảnh hưởng tâm lý con người. Nam và Đông Nam Á
được xác định là có tỷ lệ rắn cắn cao nhất (Gold, Dart et al. 2002).

4


2.1.2. Tình hình tai nạn do rắn độc cắn ở Việt Nam


Việt Nam chưa có số liệu được cơng bố chính xác nạn nhân bị rắn độc


cắn, nhưng số nạn nhân do rắn độc cắn có thể lên tới 30 nghìn người mỗi năm,
khoảng 200-300 ca tử vong mỗi năm và thường là những người lao động nông
nghiệp, công nhân trồng cây công nghiệp cao su-cafe và một vài trường hợp bị
chết bởi rắn biển nhưng không đến viện. Các báo cáo tổng kết tại khoa HSCC A9
BV Bạch Mai, tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân bị rắn hổ cắn là 20% (1987 1991); 11,9% (1991-1993), 5,9% (1994 - 1997) (Vũ Văn Đính và cộng sự, 1998).

Khảo sát tại bệnh viện Chợ Rẫy, tỷ lệ tử vong do rắn hổ cắn là 7,6%
(1990 - 1994) (Trần Quốc Túy và cộng sự, 1998), theo báo cáo tại hội nghị
quốc tế về rắn độc cắn tại bệnh viện Chợ Rẫy thì tại Việt Nam ước tính
mỗi năm có hàng chục nghìn người bị rắn độc cắn. Theo tác giả Trịnh
Xuân Kiếm, chỉ tính riêng tại bệnh viện Chợ rẫy từ năm 1994 đến tháng
8/1998 có 1.476 trường hợp bị rắn độc cắn tới viện, tử vong 36 bệnh nhân
(2,5%), 6 tháng đầu 2001 số bệnh nhân bị rắn cắn là 317 chiếm 41% số
bệnh nhân bị ngộ độc cấp tới viện, 6 tháng đầu 2002 số bệnh nhân bị rắn
cắn 274 chiếm 37% số bệnh nhân bị ngộ độc cấp tới viện.

2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOÀI RẮN ĐỘC Ở VIỆT NAM
2.2.1. Các loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới với địa hình và khí hậu
khác nhau giữa các miền Bắc, Trung, Nam. Từ đặc điểm tự nhiên đó đã tạo nên
sự đa dạng sinh học ở nước ta, trong đó có sự đa dạng về các loài rắn độc. Theo
Trần Kiên và Nguyễn Quốc Thắng, 1995 (Nguyễn Quốc Thắng 1995), Việt Nam có
gần 200 lồi rắn, trong đó 53 loại rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ.

2.2.1.1. Họ rắn lục
Rắn lục đuôi đỏ – Viridovipera vogeli: dài nhất 60cm, nặng
tối đa 300g là loài rắn độc thứ 2 ở VN.
Rắn lục đầu bạc – Azemiops feae.
-


Rắn lục Protobothrops jerdoni bourreti.


nước ta thường gặp rắn lục xanh (Trimeresurus – stejnereri),
rắn choàm quạp (ở miền Nam) (Agkistrodon rhodostoma) còn gọi là
Lục Mã Lai (Rhodostoma malayii).

5


2.2.1.2. Họ rắn hổ
-

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) chiều dài có thể

tới 7m, trọng lượng lớn nhất lên tới 20 kg, một nhát cắn có thể cho
ra 400mg nọc độc (có khả năng giết chết 20 người hoặc một con
voi). Đây là loài rắn độc số 1 trên thế giới hiện nay.
-

Rắn hổ mang Ấn Độ - Naja naja: Là rắn độc cỡ lớn, dài trung bình khoảng

1m trở lên, có thể dài tới 2m. Đầu rộng và hơi dẹp, khơng phân biệt với cổ, có một
đơi móc độc mọc ở phía trước hàm trên, có thể dựng lên được. Lưng có màu vàng
lục, nâu thẫm hay đen hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch
ngang đơn hoặc kép sáng màu. Hoa văn ở cổ có hai dạng, nhìn rõ khi Rắn hổ mang
bạnh cổ, cổ bao giờ cũng bạnh theo chiều ngang, sang hai bên. Dựa vào hình thái
ngồi, nhất là dựa vào hoa văn ở mặt, cổ, phần lưng đặc biệt là khi rắn bạnh cổ, có
thể chia rắn hổ mang thành hai phân loài: Phân loài rắn hổ mang trung quốc và Rắn

hổ mang một mắt kính có gọng (Naja naja atra Cantor)

-

Rắn hổ mang – Naja atra (rắn hổ mang bành): Nhận dạng sơ bộ: mặt sau

của vùng mang phình có hình hoa văn ở giữa với 2 vệt trắng (2 gọng kính) nối từ
hoa văn sang hai bên và nối liền với phần máu trắng ở phía trước cổ. Phân bố ở
miền Bắc. Rắn hổ mang – Naja kaouthia (rắn hổ đất): Khi rắn bạnh cổ, trên cổ ở
mặt lưng có một hình trịn màu sáng (mắt kính) chính giữa có một vết nâu đen. ở
cổ về mặt bụng có một cặp vết nhỏ nằm ngang. Màu sắc ở lưng đa dạng thay đổi
từ màu nâu xẫm tới màu nâu xám. Đa số cá thể mặt lưng đồng màu. Một số ít cá
thể có những vạch ngang hơi sáng song không rõ rệt.

-

Rắn hổ mang – Naja siamensis (rắn hổ Xiêm, hổ mèo): Là lồi rắn hổ

mang cỡ trung bình với cơ thể khá dày. Màu sắc cơ thể của lồi này có thể
thay đổi từ màu xám sang màu nâu đen, với các đốm trắng hoặc sọc. Các
đốm trắng có thể phủ hầu hết của con rắn. Con trưởng thành trung bình dài
0,9 đến 1,2 mét (3,0 đến 3,9 ft), và có thể tối đa 1,6 mét (5 ft) mặc dù hiếm gặp.
-

Rắn cạp nia – Bungarus multicinctus (rắn khoang trắng đen): Đầu không

phân biệt rõ với cổ, dọc cơ thể khoanh màu đen trắng xen kẽ nhau. Mắt trung
bình, con người trịn. Lưng màu đen, có 3 dải (1 ở sống lưng, mỗi bên 1 dải chạy
dọc theo nơi tiếp giáp hàng vảy thân thứ nhất và hai) màu đỏ hay vàng. Có 193 236 tấm bụng; tấm hậu môn đơn; tấm dưới đuôi: sát hậu môn đơn, phía sau kép


6


Phần sau cơ thể và dưới màu vàng hay da cam. Một nhát cắn có thể
cho ra 20 mg nọc độc (liều độc là 0.1mg/ kg).
-

Rắn cạp nia – Bungarus candidus: Chạy dọc trên thân hình trụ của

lồi rắn cạp nia nam này là những khoanh màu đen trắng xen kẽ nhau; gồm
từ 19 đến 30 khoanh màu đen không vịng qua thân bụng và 7 đến 9 khoanh
trên đi. Các vảy màu đen riêng lẻ thường phân bố trên các khoanh màu
trắng ở nơi nối tiếp với phần bụng màu trắng. Đầu rắn màu đen xám, phía
trên hai bên miệng màu sáng hơn một chút. Như tất cả loài rắn thuộc giống
Bungarus đều có các vảy trơn nhẵn và phình rộng nơi xương sống.
Rắn cạp nong – Bungarus fasciatus (rắn khoang vàng đen): Rắn độc cỡ
tương đối lớn, thường dài trên 1m. Đầu lớn và ngắn, ít phân biệt với cổ, mắt
tương đối nhỏ và tròn, thân thường nặng nề, đi ngắn, mút đi trịn, giữa
sống lưng có một gờ dọc rất rõ. Hàng vảy sống lưng hình sáu cạnh, lớn hơn vảy
bên. Thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, các khoanh xấp xỉ bằng nhau.

2.2.2. Độc tố nọc rắn độc

2.2.2.1. Đặc tính lý hóa
Nọc rắn khi mới tiết ra là một chất lỏng trong, mầu hơi vàng, có độ
dính cao và có tỷ trọng thay đổi từ 1.03 - 1.1. Chứa 50 - 70% là nước. Sau
24h để ngồi mơi trường nọc rắn bị biến chất và có mùi thối.

Nếu làm khơ nọc rắn trong mơi trường chân không, nọc sẽ ở
dưới dạng tinh thể nhỏ màu vàng và giữ nguyên được độc tính đến

hàng chục năm, với 90% là protein và polypeptide (Russell 2001)

2.2.2.2. Thành phần hóa học
Nọc rắn là một hợp chất hóa học, có bản chất là các protein và các
enzyme, có đến 26 loại enzym đã được xác định, trong đó có 10 loại có
độc tính cao, tham gia vào các phản ứng hóa học đặc biệt trong cơ thể,
chuyển hóa trong tế bào (Nelson 1989) và các độc tố polypeptide.

2.2.2.3. Cơ chế gây độc
Nọc độc rắn có thể được phân thành 3 nhóm chính: cytotoxin (độc tố
tế bào), neurotoxin (độc tố thần kinh) và hemotoxin (độc tố máu). Nhưng ranh
giới của 3 nhóm khá mờ nhạt, phần lớn các lồi sử dụng kết hợp cả 3.

7


Các độc tố thần kinh (Neurotoxins): Độc tố của rắn cạp nia tác động lên cả
tiền xi- nap và hậu xi-nap cho nên thời gian liệt cơ trên lâm sàng có thể kéo dài,
đặc biệt nếu khơng được dùng HTKNR sớm và đủ liều do các độc tố này gây tổn
thương sợi trục của đầu mút dây thần kinh tiền xi-nap đó là phospholipase A2.
Trên lâm sàng thấy liệt mềm tiến triển. HTKNR có thể khơng làm đảo ngược tình
trạng liệt này, tự nó tồn tại trong nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí là cả tháng.

Độc tố tiền xinap là một trong những thành phần hiệu lực nhất
của nọc rắn cạp nia. Có 3 dưới nhóm của độc tố này:
-

Phospholipase A2 (PLA2- toxin) gắn vào màng tiền xinap thần kinh,

ngăn cản các dẫn truyền thần kinh - cơ. Cơ chế gây độc của Phospholipase

A2làm tổn thương các đầu mút dây thần kinh nơi acetylcholin (Ach) vừa
được giải phóng, rồi can thiệp vào q trình giải phóng Ach.
-

Dendrotoxins: là những chuỗi polypeptide đơn có 57 - 60 amino acid,

liên kết chéo bằng 3 cầu disulphide, tuy khơng có hoạt tính men, nhưng ức
+

chế kênh Na tại màng thần kinh làm ngưng hiện tượng khử cực màng.
-

Fasciculins: về cấu trúc đồng nhất như các độc tố hậu xinap,

nhưng có hoạt tính ức chế cholinesterase gây co cứng cơ (do làm
tăng hoạt động của acetylcholine).
Độc tố hậu xi-nap:độc tố loại này còn được gọi là độc tố giống
curare (curare - mimetic - toxins). Hơn 100 độc tố loại này đã được
phân lập từ nọc rắn cạp nia. Bản chất chúng đều là polypeptide. Dựa
theo chiều dài chuỗi polypeptide, người ta phân thành 2 nhóm chính:

-

Chuỗi ngắn: gồm 60 - 62 gốc amino acid, liên kết chéo bằng 4

cầu nối disulphua.
-

Chuỗi dài: gồm có 70 - 74 gốc amino acid, liên kết chéo bằng


5 cầu nối disulphua.
Mọi độc tố thần kinh hậu xi-nap đều đồng nhất về cấu trúc và ổn định về số
lượng gốc amino acide với tên chung là curare - mimetic - toxins. Chúng tác dụng
theo cơ chế: Ngăn cản mối tương tác giữa Ach đã được giải phóng ở màng tiền xinap và thụ thể α của cholinergic ở khớp thần kinh - cơ. Vì chúng gắn vào α với ái lực
cao nên hậu quả là cơ không thể co được và nếu là hệ cơ hô hấp

8


thì liệt cơ hơ hấp sẽ xảy ra theo kiểu myasthenia gravis (cơn nhược
cơ) và nạn nhân có thể tử vong nếu không được điều trị hồi sức hô
hấp. Do vậy, tác dụng của nọc rắn có thể hồi phục nếu dùng đủ HTKNR
đủ liều và cũng có thể ít nhất là một phần cải thiện khi dùng các thuốc
kháng cholinesterase như neotigmin mặc dù cần phải nhắc lại liều.
Sự hồi phục có thể mất nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí có thể là
nhiều tháng vì cần sự tạo mới của các receptor. Các độc tố thần kinh
tác động lên điểm nối thần kinh cơ hậu xi-nap cũng tác dụng chủ yếu
lên các cơ vân, gây liệt mềm tiến triển nhưng tác dụng ngoài tế bào
bằng cách gắn thuận nghịch vào các thụ thể Ach. Do vậy, các tác dụng
của nọc rắn cạp nia có thể hồi phục khi dùng sớm và đủ liều HTKNR.

Hình 2.1. Sơ đồ cơ chê gây độc thần kinh qua xi-nap
Nguồn: Internet

Yếu tố gây hạ Natri máu: Vấn đề hạ natri máu lần đầu tiên phát
hiện vào năm 1997 bởi các tác giả Paulo Lee, Marcelo Bento, Thomas
bằng cách nhân bản dòng Natriuretic peptides đã chứng minh trong
nọc nhiều loại rắn có các natriuretic peptides là các peptid gây tăng
đào thải natri và nước qua thận (Ho, Soares et al. 1997).


Natriuretic peptide (NP) có tác động trên nhiều cơ quan:
Tác động trên tim mạch và huyết áp: NP làm giãn mạch, giảm sức cản
thành mạch và hạ huyết áp. Nhưng với liều cao gây co mạch mặc dù vẫn gây

9


giảm huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp là do giảm tiền gánh do thốt mạch vào khoang
ngồi mạch. Đây là hậu quả của tăng tính thấm nội mạc và tăng hydraulic pessure ở
giường mao mạch. Tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây hạ huyết
áp. NP còn làm tăng khoang chứa tĩnh mạch, làm tăng mất natri qua nước tiểu làm
giảm tiền gánh. NP còn ức chế trục Renin-angiotensin-aldosterone, tác dụng trực
tiếp lên thận. NP làm giảm trương lực giao cảm của mạch ngoại biên do ức chế giải
phóng catecholamines ở các đầu mút thần kinh.

NP tác động trên thận qua một số cơ chế sau:
Làm tăng mức lọc cầu thận do làm tăng áp lực lọc ở cầu thận: NP làm
giãn động mạch đến cầu thận và co động mạch đi của cầu thận, mặt khác NP
cũng làm tăng lượng GMP vòng ở các tế bào của phức hợp cạnh cầu thận làm
tăng ức chế hoạt động của chúng và làm tăng hiệu quả bề mặt lọc.
-

Làm giảm tác dụng của angiotensin II, kích thích vận chuyển

muối và nước ra ống lượn gần.
-

Ở vùng vỏ ức chế vận chuyển nước thông qua ức chế tác

dụng của vasopressin.

-

Ở vùng tuỷ ở các ống góp nó kích thích sản xuất GMP vịng

làm ngăn chặn sự hấp thu natri.
Ức chế angiotensin II làm giảm tiết aldosterone. Ức chế tác
dụng của aldosterone.
Hậu quả là làm tăng thải natri và nước qua thận trong đó
lượng natri bị đào thải nhiều hơn, gây giảm natri máu.
Tác động lên hệ thần kinh trung ương: NP không đi qua hàng rào máu
não nhưng nó tác dụng lên các cấu trúc nằm ngồi hàng rào này như cấu
trúc cạnh não thất, mỏm giữa vùng dưới đồi và postrema. Tác dụng ở não
làm tăng thêm tác dụng ngoại biên như ức chế cảm giác thèm muối và nước.
Ức chế não và tuyến yên sản xuất corticotropin và vasopressin. Những điều
này chứng tỏ NP có tác dụng rõ rệt đến việc tăng thải muối và nước.

Trong hầu hết các trường hợp rắn cắn, nọc độc được đưa qua
răng độc hoặc các răng độc được tiếp xúc với nạn nhân và bơm
nọc độc vào lớp tổ chức bên dưới bề mặt da hoặc trong cơ mà
thông thường nhất là dưới da (Stewart 2003).

10


Rắn cắn có thể kiểm sốt được việc bơm nọc của mình, có thể
rắn cắn nhưng chỉ phun rất ít nọc độc trên bề mặt da hoặc bơm một số
lượng nọc ít tới mức khơng đáng kể, trong trường hợp này gọi là “vết
cắn khô”. Đây là một hiện tượng có thể xẩy ra ở hầu hết các lồi rắn.
Ngồi ra, trong nọc rắn còn chứa các vi khuẩn gram dương, gram
âm, trực khuẩn... mà điều này sẽ gây ra nhiễm trùng thứ phát tại vết cắn


2.2.3. Các triệu chứng lâm sàng khi rắn độc độc cắn
Tùy loại rắn độc cắn mà nạn nhân có các biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Nạn nhân khi bị rắn độc thuộc nhóm rắn hổ cắn xuất hiện có các biểu hiện như sau:

-

Khởi đầu thường là rối loạn cảm giác: tê lưỡi, đau họng, khó

nuốt (do tổn thương các dây thần kinh của vùng hầu họng).
-

Tiếp theo, bệnh nhân sẽ khó mở mắt (do liệt cơ nâng mi),

khó há miệng (có thể đo khoảng cách giữa 2 hàm răng để theo dõi
tiến triển của liệt), nhìn mờ (do giãn đồng tử).
-

Giai đoạn tồn phát, bệnh nhân sẽ dần dần liệt toàn bộ các cơ,

đặc biệt nguy hiểm là liệt cơ hô hấp, đồng tử giãn to. Bệnh nhân thường
vẫn tỉnh, trừ trường hợp tổn thương thần kinh do nhiễm độc quá nặng.
Một số trường hợp có thể có loạn nhịp tim nặng dẫn tới tử vong.

-

Tổn thương tại chỗ cắn:

Rắn cạp nia (thân có khoang đen trắng), cạp nong (thân có
khoang đen vàng: thường khơng có tổn thương gì, nhiều khi rất khó

nhìn thấy, nếu nó khơng bị chích rạch.
Rắn hổ mang: hoại tử, phù nề lan rộng quanh vùng rắn cắn,
có thể phù nề tồn bộ chi bị cắn.
- Sẽ có rất nhiều biến chứng có thể xuất hiện trong thời gian
này: nhiễm khuẩn, loét, sốt cao…
Nguyên nhân tử vong chủ yếu của rắn hổ cắn là suy hô hấp do liệt các cơ hô
hấp, và tổn thương các trung tâm sống còn của thân não do tổn thương thần kinh.

11


Bảng 2.1. Triệu chứng rắn độc cắn thuộc họ rắn hổ
Triệu chứng họ rắn hổ
Tại chỗ
Đau buốt
Vết răng, móc độc
Phù nề lan tỏa
Hoại tử
Toàn thân
Sụp mi
Giãn đồng tử
Phản xạ ánh sáng
Há miệng hạn chế
Khó thở liệt cơ hơ hấp
Liêt ngọn chi
Liệt gốc chi
Phản xạ gân xương
Rối loạn nhịp tim
Suy thận cấp
Nguồn: Theo Ts Bs Nguyễn Kim Sơn – Khoa Chống Độc BVBM, Rắn độc cắn (2015)


Các triệu chứng của nạn nhân khi bị rắn độc thuộc nhóm rắn lục cắn:

Tổn thương hay gặp nhất là hoại tử tại chỗ. Xung quanh vùng bị rắn
cắn xuất hiện hoại tử, da có màu đen, tổ chức phía trên và quanh vùng
hoại tử thường phù cứng, đỏ tím, đau. Hoại tử và phù nề sẽ lan nhanh lên
phía trên (theo đường đi của bạch mạch), càng rộng khi rắn càng độc.

Vài phút sau khi bị cắn sưng tấy nhanh kèm theo hoại tử lan
toả. Sau 6 giờ tồn chi sưng to, tím. Sau 12 giờ hoại tử, phỏng rộp.
- Toàn thân:

12


Chóng mặt, lo lắng, tình trạng
sốc. Rối loạn đơng máu.
Rối loạn tan máu.
Chảy máu khắp nơi.

Rối loạn tiêu hố (nơn, ỉa chảy).
Suy thận cấp do tiêu cơ vân (Rhabdomyolyse)
Rắn lục hầu như khơng gây nên tình trạng liệt cơ, trừ rắn chàm quạp có



Nam bộ và Nam Trung bộ.

2.2.4. Phương pháp sơ cứu và điều trị khi rắn độc cắn


2.2.4.1. Phương pháp sơ cứu ban đầu
Khi nạn nhân bị rắn độc cắn các biện pháp sơ cứu ban đầu là
quan trọng trong việc điều trị tiếp theo. Việc giữ yên và cố định các
chi của nạn nhân là việc quan trọng nhất.
Các biện pháp sơ cứu được khuyến cáo:
Nếu bệnh nhân có suy hơ hấp thì phải bóp bóng ambu hoặc
đặt NKQ và bóp bóng.
-

Đặt đường truyền tĩnh mạch và truyền dịch nhiều nếu có tụt
huyết áp
-

và sốc.
Trấn an bệnh nhân: Để nạn nhân nằm yên, không đi lại hoặc
chạy sau khi bị rắn cắn vì nếu đi lại và vận động nhiều sẽ làm nọc
rắn càng lan tràn nhanh trong cơ thể.
-

Rửa sạch vết rắn cắn bằng nước sạch hoặc bằng nước sát
khuẩn.
-

Làm chậm trễ sự lan tràn của nọc độc vào cơ thể: Sử dụng băng ép dọc theo

chiều dài chi bị rắn cắn để làm chậm sự lan tràn của nọc độc. Phải băng ép ngay sau khi
bị rắn cắn, nếu chậm trễ bệnh nhân mới được băng ép là khơng có kết quả hoặc kết quả
rất thấp. Băng ép ngay trên vết rắn cắn dọc theo chiều dài của chi bằng băng chun to bản
làm giảm sự lan tràn của nọc rắn. Theo tác giả R. Roberts (1998) băng ép có thể làm
chậm tác dụng của nọc rắn tuy niên thì cũng chưa chắc chắn và khó xác định được hiệu

quả của biện pháp này. Thử nghiệm trên động vật thì băng ép với áp lực 45mmHg thì
nồng độ độc trong máu giảm đi 25% so với không băng ép nhưng lại bị nhiễm độc trở lại
khi tháo băng ép. Chính vì vậy phải tiêm HTKNR trước khi tháo băng ép. Trường hợp
khơng có HTKNR thì băng ép trong thời gian vài giờ nhưng áp lực phải được kiểm soát
và giảm dần.

13


-

Băng ép bằng băng bản rộng từ 5 – 10 cm, băng có chiều dài từ 4 – 5 m và băng

trên chỗ vết cắn 2 – 3 cm, quấn băng dọc theo chiều dài của chi bị rắn cắn để hạn chế tác
dụng độc của nọc rắn. Nếu vết cắn ở thân mình thì băng ép lên vùng bị cắn nhưng không
làm hạn chế cử động của thành ngực. Nếu vết cắn ở vùng đầu - mặt - cổ thì nhanh chóng
vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ngay.

Sau khi băng xong thi phải cố định chi bị rắn cắn. Theo
guiline của WHO về sơ cứu ban đầu rắn cắn thì khơng khuyến cáo
dùng biện pháp chích rạch và nặn máu tại chỗ vì nếu làm khơng
đúng thì có thể gây ra biến chứng do không đảm bảo vô trùng.
-

Nếu bắt, đập chết được rắn thì mang tới bệnh viện để xác
định rắn
-

Đắp thuốc nam tại chỗ và uống thuốc nam chưa có bằng
chứng khoa học chứng minh là có hiệu quả mà trái lại chúng tơi

thấy tác dụng có hại và làm ảnh hưởng đến chẩn đốn và điều trị.
-

-

Trong thực tế lâm sàng nhiều bệnh nhân sau khi bị rắn cắn đã được garo trên

vết cắn để làm chậm sự lan tràn của nọc độc. Trong điều kiện mà khơng có băng chun to
bản để băng ép vết cắn vẫn có thể thực hiện theo phương pháp này nhưng chỉ được
garo tĩnh mạch, không garo động mạch và phải tuân thủ quy trình kỹ thuật về garo để
tránh những tổn thương thứ phát do garo sai gây nên.

Sau khi sơ cứu bệnh nhận phải chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất,
trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo nạn nhân luôn được giữ cố định.

2.2.4.2. Phương pháp điều trị
Điều trị đặc hiệu rắn độc cắn nói chung là dùng HTKNR. HTKNR
bản chất là globulin miễn dịch. Là mảnh F(ab)2 của phân tử IgG, đã loại
bỏ tạp chất bằng men tiêu protein, tinh chế từ huyết thanh Ngựa hoặc
Cừu đã được gây miễn dịch bằng nọc của một hay nhiều loại rắn độc.
Kháng thể được tính chế từ huyết thanh được gây miễn dịch với nọc
độc của duy nhất một loại rắn thì được gọi là HTKNR đơn giá (monovalent
or monospecific antivenom) và nếu được tinh chế từ huyết thanh của con
vật được gây miễn dịch với nọc độc nhiều lồi rắn thì được gọi là HTKNR
đa giá (polivalent or polispecific antivenom) (Stewart 2003).

HTKNR được chỉ định và sử dụng sớm, hiệu quả nhất là trong
24h đầu sau khi bị rắn cắn.
Trên Thế giới, HTKNR đã được sản xuất và sử dụng ở nhiều quốc gia và đã


14


×