Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số dự án phát triển các đô thị loại vừa tại việt nam tiểu dự án thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN LÊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ Ở MỘT SỐ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
CÁC
ĐÔ THỊ LOẠI VỪA TẠI VIỆT NAM - TIỂU DỰ ÁN

THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên


cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Lê Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng
góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành bản
Luận văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà - Giảng viên cao
cấp Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện Đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Quản
lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam để tôi hồn thiện Luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Vinh,
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vinh, Ban Quản lý dự án, UBND phường
Quang Trung, phường Hưng Dũng, xã Hưng Lộc, xã Hưng Hòa, và những người dân
tham gia trả lời phỏng vấn đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận
văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi
mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này./.
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn

Phan Lê Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình, biểu.............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 2

Phần 2. Tổng quan tàı lıệu..................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ............................... 4

2.1.1.

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.................................................................. 4

2.1.2.

Đô thị và phát triển đô thị........................................................................................ 10

2.2.

Cơ sở thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư............................................... 13

2.2.1.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước trên thế giới ......13

2.2.2.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dưới sự tài trợ của Ngân hàng
thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)..................................... 16

2.2.3.


Cơ sở pháp lý của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Việt Nam ........18

2.2.4.

Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Việt Nam qua các thời
kỳ................................................................................................................................. 22

2.2.5.

Thực tiễn về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Việt Nam .................27

2.2.6.

Thực trạng công tác bồi thường GPMB tại tỉnh Nghệ An ................................. 29

2.2.7.

Một số nhận xét rút ra từ những nghiên cứu tổng quan...................................... 31

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 33
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 33

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 33

iii



3.3.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 33

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 33

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 34

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp..................................................... 34

3.5.2.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................... 34

3.5.3.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp...................................................... 35

3.5.4.

Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và xử lý số liệu .............36


3.5.5.

Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ và đồ thị..................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 37
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình quản lý và sử dụng đất đai

trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

37

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên của thành phố Vinh thành phố Vinh..................................... 37

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Vinh thành phố Vinh........................41

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội. ....................................... 43

4.1.4.

Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An


4.2.

45

Thực trạng phát triển đô thị của thành phố vinh và dự án phát triển các đô

thị loại vừa tại Việt Nam -tiểu dự án thành phố Vinh

52

4.2.1.

Thực trạng phát triển đô thị của thành phố Vinh................................................. 52

4.2.2.

Dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam -Tiểu dự án thành phố
Vinh

4.2.3.

52

Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (RPF) của Dự án “Phát

triển các đô thị loại vừa” do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ 54
4.3.

Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Vinh ..........56


4.3.1.

Kết quả đã đạt được.................................................................................................. 56

4.3.2.

Tồn tại, khó khăn, vướng mắc................................................................................ 57

4.4.

Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 03 dự án ......57

4.4.1.

Khái quát chung về Dự án nghiên cứu.................................................................. 57

4.4.2.

Các văn bản pháp lý liên quan đến 03 dự án nghiên cứu ................................... 64

4.4.3.

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện tại 3 dự án
nghiên cứu

4.5.

66

Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại 03 dự án ......86


iv


4.5.1.

Đánh giá thực trạng về chính sách bồi thường GPMB....................................... 86

4.5.2.

Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ đối
với người có đất bị thu hồi

4.5.3.

Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư tại 3 dự án nghiên cứu
4.6.

88
91

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư

94

4.6.1.


Hồn thiện cơ chế chính sách pháp luật................................................................ 94

4.6.2.

Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện.................................................................... 95

4.6.3.

Tăng cường công tác quản lý đất đai..................................................................... 95

4.6.4.

Công tác tuyên truyền, vận động............................................................................ 96

4.6.5.

Giải pháp đảm bảo tính bền vững, ổn định trong cuộc sống đối với các hộ

dân bị mất đất phải di dời

97

Phần 5. Kết luận và đề nghị................................................................................................ 98
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 98

5.2.

Đề nghị....................................................................................................................... 99


Tàı lıệu tham khảo................................................................................................................. 100

v


Chữ viết tắt
CNH, HĐH
CSDL
GCNQSDĐ
GPMB
HĐND
HTKT
KCN
KT- XH
SDĐ
TĐC
TN&MT
TT-BTC
TT-BTNMT
TTHC
UBND

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Kết quả thống kê đất đai năm 2017................................................................ 50


Bảng 4.2.

Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vinh từ năm 2015-2017 ........51

Bảng 4.3.

Bảng so sánh giữa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Chính

phủ và các chính sách đề xuất của dự án.

54

Bảng 4.4.

Bảng tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi của dự án 1 ........................... 59

Bảng 4.5.

Bảng tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi của dự án 2 ........................... 61

Bảng 4.6.

Bảng tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi của dự án 3 ........................... 64

Bảng 4.7.

Bảng tổng hợp số đối tượng được BT và không được BT về đất ..............66

Bảng 4.8.


Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và
điều kiện được bồi thường

Bảng 4.9.

67

Ý kiến của cán bộ thực hiện Dự án trong việc xác định đối tượng và
điều kiện được bồi thường

68

Bảng 4.10. So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thường về đất của dự án và
giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất 69
Bảng 4.11. Ý kiến người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án và cán bộ thực hiện Dự án
về giá đất tính bồi thường

71

Bảng 4.12. Tổng hợp số tiền đất được bồi thường, hỗ trợ của dự án ............................. 74
Bảng 4.13. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất, cây cối hoa
màu, bồi thường di chuyển chỗ ở của 3 dự án 76
Bảng 4.14. Tổng hợp ý kiến hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án và cán bộ thực hiện
Dự án về cách tính diện tích kiểm đếm tài sản, cây cối, hoa màu của
03 dự án

77

Bảng 4.15. Tổng hợp kinh phí các chính sách hỗ trợ của 3 dự án .................................. 79

Bảng 4.16. Tổng hợp về tái định cư và giao đất ở mới của 3 dự án ............................... 81
Bảng 4.17. Tổng hợp ý kiến hộ dân bị ảnh hưởng và cán bộ thực hiện Dự án về
chính sách BTHT, TĐC của 03 dự án 86
Bảng 4.18. Tổng hợp ý kiến về trình tự thực hiện BT GPMB 3 dự án .......................... 87
Bảng 4.19. Tổng hợp ý kiến về tình hình việc làm sau khi thu hồi đất ......................... 89
Bảng 4.20. Tình hình sử dụng tiền bồi thường của các hộ gia đình ............................... 90

vii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Vinh..................................................................... 37
Hình 4.2. Hình ảnh quy hoạch Hào thành cổ.................................................................... 58
Hình 4.3. Sơ đồ Dự án Hào thành cổ................................................................................. 59
Hình 4.4. Hình ảnh Khu tái định cư Phong Khánh, xã Hưng Hịa ................................ 60
Hình 4.5. Sơ đồ Dự án khu tái định cư xóm Phong Khánh............................................ 61
Hình 4.6. Hình ảnh quy hoạch Hồ điều hịa...................................................................... 62
Hình 4.7. Sơ đồ Dự án Xây dựng Hồ điều hịa................................................................. 63
Hình 4.8. Hình ảnh Hào xung quanh thành cổ Vinh, phường Quang Trung đã
hồn thành

82

Hình 4.9. Hình ảnh Khu quy hoạch tái định cư xóm Phong Khánh, xã Hưng
Hịa đã hồn thành

84

Hình 4.10. Hình ảnh Hồ điều hịa xã Hưng Lộc, Hưng Hịa, Hưng Dũng, thành
phố Vinh đang hồn thành để đưa vào sử dụng 86


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Lê Hương
Tên luận văn: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số dự án phát
triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam - tiểu Dự án thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất để thực hiện một số dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam - tiểu

dự án thành phố Vinh.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và góp
phần hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với địa phương.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và xử lý số liệu
Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ và đồ thị
Kết quả chính và kết luận
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng phát triển đô thị của thành phố Vinh:


Thành phố Vinh nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Nghệ An, là trung tâm kinh tế, văn
hóa, xã hội của tỉnh. Thành phố Vinh có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế, xã hội, đóng vai trị hạt nhân đầu tàu tăng trưởng của tỉnh Nghệ An. Trong những năm
qua, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai của thành phố Vinh đã đạt được
nhiều kết quả tích cực. Đất đai ngày càng được quản lý chặt chẽ, đáp ứng tốt nhu cầu phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn đạt
khá, nằm trong tốp đầu của tỉnh, tình hình an ninh trật tự, an tồn xã hội được giữ vững.
2. Thực trạng về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa thành phố
Vinh và qua các dự án nghiên cứu.
- Thành phố Vinh luôn coi trọng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đây là

nhiệm vụ trọng tâm trong việc thúc đẩy phát triển đầu tư, chính vì vậy, đã huy động
được cả hệ thống chính trị tham gia vào cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

ix


- Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được
thực hiện đúng theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Về công tác tái định cư: Giá đất tái định cư phù hợp với giá bồi thường, thậm
chí cịn thấp hơn giá bồi thường, hỗ trợ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình,

cá nhân khi chuyển đến khu tái định cư.
- Về cơ bản, hiện nay Dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam - Tiểu Dự

án thành phố Vinh đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đầu tư xây
dựng. Điều này góp phần tạo nên mỹ quan đô thị, chỉnh trang đô thị thành phố Vinh,
cải thiện môi trường sinh thái, phát triển hạ tầng đơ thị, xóa đói, giảm nghèo và tạo
điều kiện thu hút đầu tư; nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở các cấp nói chung và
năng lực quản lý dự án của thành phố nói riêng.

- Bên cạnh những thành tích đạt được, q trình triển khai thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cịn gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ
bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng như: Giá bồi thường, hỗ trợ chưa sát với giá thị
trường. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thiết thực
của nhu cầu tuyển dụng lao động hiện nay trên thị trường. Diện tích đất tái định cư nhỏ
hơn diện tích đất thu hồi, vì vậy khi chuyển đến khu tái định cư khơng phù hợp với điều
kiện hồn cảnh sống của một số hộ gia đình, nhất là các hộ làm nơng nghiệp và nghề thủ
cơng (khơng có đất để bố trí trồng cây, nuôi gia súc, gia cầm). Công tác quản lý Nhà nước
về đất đai ở tỉnh Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng trước đây cịn bng
lỏng, nhiều vướng mắc cịn tồn đọng nhưng khơng kịp thời giải quyết. Những tồn tại do
lịch sử để lại như việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền; tình trạng quản lý đất đai
thiếu chặt chẽ, diện tích hiện trạng thực tế chênh lệch nhiều so với diện tích ghi trong giấy
tờ quyền sử dụng đất đã làm ảnh hưởng đến việc bồi thường, hỗ trợ chưa hợp lý. Đây là
một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện trong dân khi tiến hành GPMB. Cấp
GCNQSD đất còn chậm và thiếu chính xác vì vậy việc xem xét tính pháp lý đất đai khi
giải phóng mặt bằng gặp khơng ít khó khăn.
3. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả công

tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Vinh, tác giả đã đề xuất một
số giải pháp mang tính thực tiễn, khả thi. Thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản
trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn,
góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định tình hình an ninh, trật tự của thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong những năm tớ i.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phan Le Huong
Thesis title: Evaluation of compensation, support and resettlement for some projects of

medium-scale urban development in Vietnam - subproject in Vinh city , Nghe An province.

Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To assess the implementation of compensation, support and resettlement
when the State recovers land for the implementation some projects of medium-scale

urban development in Vietnam - sub-project in Vinh city
- To propose some solutions to accelerate the compensation, support and
resettlement and contribute to the improvement of compensation, support and

resettlement policies in line with localities.
Materials and Methods
Secondary data collection survey method
Study site selection method
Method of investigation and collection of primary data
Method of statistical, aggregation, analysis, comparison and data processing
Method of illustration by maps, graphs
Main findings and conclusions
1. The natural, economic and social conditions and the realities of urban

development of Vinh city:Vinh city is located in the southeast of Nghe An province,
which is the economic, cultural and social center of the province. Vinh city has many
favorable conditions for economic and social development and plays a leading role in
the growth of Nghe An province. Over the past years, the work of State management
in the field of land of Vinh city has achieved many positive results. Land is

increasingly managed closely, meeting the needs of economic development and social
of the locality. The economic growth rate of the city has always been quite high, being
in the top of the province, the situation of security and social security is maintained.
2. Current status of compensation, support, resettlement in Vinh city and
research projects.
- Vinh city always attaches great importance to compensation, support and
resettlement, which is a key task in promoting investment development, thus mobilizing

xi


the whole political system to participate in compensation, support and resettlement.
- Policies on compensation, support and resettlement when land is recovered by
the State comply with the Land Law and guiding documents.
- Regarding the resettlement: The price of resettlement land is suitable to the
compensation price, even lower than the compensation and support price, which has created
favorable conditions for households and individuals to relocate to the resettlement area.

- Basically, the project for the development of medium-scale urban in Vietnam -

Subproject of Vinh city has completed the compensation, support, resettlement and
construction investment. This contributes to creating urban aesthetics, renovating the
urban area of Vinh city, improving the ecological environment, developing urban
infrastructure, eliminating hunger and reducing poverty and creating conditions for
investment attraction; improve state management capacity at all levels and project
management capacity of the city in particular.
- In addition to the achievements, the process of implementation of compensation,
support and resettlement has encountered some difficulties, obstacles affecting the
progress of compensation, support and site clearance. Such as: compensation price,
support is not close to market price. The policy to support career change has not met the

practical needs of the current recruitment needs in the market. The area of resettlement
land is smaller than the area of land acquired, so when relocated to resettlement site is not
suitable for the living conditions of some households, especially the agricultural and
handicraft (no land for planting, livestock, poultry). The State management of land in
Nghe An province in general and Vinh city in particular have been loose, many problems
remain but not timely solve. Existence of history left as land allocation, lease of land to
the authority; The status of land management is not tight, the area of actual situation is
much different from the area written in the land use right has affected the compensation
and support is not reasonable. This is one of the causes of complaints in the
implementation of site clearance. Issuing land use right certificate is slow and inaccurate
so it is difficult to consider the legal status of land clearance.
3. In order to overcome the above limitations and to improve the effectiveness of

compensation, support and resettlement in Vinh city, the author has proposed some
practical solutions, feasibility. Comprehensive implementation of the above solutions
will contribute to improving the effectiveness of public compensation, support and
resettlement in the area, contributing to the socio-economic development, stabilize the
security situation self of Vinh city, Nghe An province in the coming years.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với
đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện tối
thiểu đảm bảo cho q trình tái sản xuất giúp xã hội khơng ngừng phát triển.
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ chế kinh tế thị
trường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ
và một xu hướng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra

đều phải trở thành hàng hoá, trong đó đất đai cũng khơng phải là ngoại lệ. Đất đai
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng. Vì vậy để
sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất đai là mối quan tâm hàng đầu của mỗi
quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện cơng nghiệp hố, hiện

đại hố đất nước, nhiều dự án như các khu công nghiệp, nhà máy, các khu đô thị
mới, khu dân cư... đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Các dự án
này được thực hiện sẽ làm thay đổi diện mạo và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội
không nhỏ cho đất nước. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều thách thức lớn do việc
thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở các dự án không thống nhất,
không đồng bộ, không công bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
Việc thu hồi đất để phục vụ vào các dự án trên địa bàn đã tạo một áp lực lớn
trong sản xuất nông nghiệp sang sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và
dịch vụ... Từ đó nó có tác động khơng nhỏ đến cuộc sống của người dân. Ngày nay,
quỹ đất càng hạn hẹp, giá đất ngày càng cao, nhịp độ phát triển ngày càng lớn thì
nhu cầu sử dụng đất càng trở nên cấp thiết và phù hợp với sự phát triển chung của
mỗi địa phương. Vì vậy, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất trở thành điều kiện tiên quyết để thực hiện phát
triển dự án, nếu không được xử lý tốt thì sẽ trở thành vật cản của sự phát triển kinh
tế - xã hội.
Với vị thế là đô thị loại I, giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng của tỉnh Nghệ An,
thành phố Vinh đứng trước yêu cầu thu hút đầu tư rất lớn, nhất là sau khi Bộ Chính
trị ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 về phương hướng, nhiệm
vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Các dự án đã và đang

1



được triển khai, đã lấy đi quỹ đất không nhỏ là tư liệu sản xuất của người dân, là
cơ sở để thu hút lượng vốn đáng kể của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy
nhiên khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã nảy sinh nhiều khó
khăn, vướng mắc, một số dự án đã không triển khai được theo tiến độ dự kiến ban
đầu. Mặt khác cuộc sống và sản xuất của người dân bị thu hồi đất, phải di dời đến
nơi ở mới đang có những xáo trộn.
Từ những lý do nêu trên, để đánh giá đầy đủ hơn công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, nằm trong
dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của Cô giáo PGS.TS: Hồ Thị Lam Trà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số dự án phát triển các
đô thị loại vừa tại Việt Nam - tiểu dự án thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án phát triển các đô thị loại vừa tại Việt
Nam - tiểu dự án thành phố Vinh.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

và góp phần hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với địa
phương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số dự án phát triển các đô thị
loại vừa tại Việt Nam, các tiểu dự án tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Đóng góp mới
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơng trình nghiên cứu cơng tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư ở một số dự án tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, phản hồi của
người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Trên cơ sở phân tích, bổ sung thêm cơ sở thực tiễn trong việc bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.

1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học nghiên cứu về việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Vinh nói
riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.

2


1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
+ Giúp cho các nhà quản lý, quản lý về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố. Chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý
của hệ thống chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
+ Kết quả nghiên cứu đã giúp người dân hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa

vụ của mình về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

3


PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI
ĐỊNH CƯ
2.1.1. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
2.1.1.1. Một số khái niệm a) Thu hồi đất
Tại Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai 2013: Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết
định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam, 2013).
b) Bồi thường

Tại Khoản 13, Điều 3 Luật Đất đai 2013: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi
cho người sử dụng đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
c) Hỗ trợ
Khoản 14, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là
việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất
và phát triển (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
d) Tái định cư
Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh
sống và làm ăn (Viện nghiên cứu Địa chính, 2003).
Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: Bồi
thường bằng nhà ở; bồi thường bằng giao đất ở mới; bồi thường bằng tiền để người
dân tự lo chỗ ở (Phan Trung Hiền, 2014).
đ) Giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là q trình thực hiện các công việc liên quan đến di dời
tài sản (nhà cửa, cây cối và các cơng trình đã có trên một diện tích nhất định) được
quy hoạch vào việc xây dựng một cơng trình khác trên diện tích đó.

4


2.1.1.2. Vai trị của cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất
a) Tạo quỹ đất sạch phục vụ mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã

hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng
Trong q trình phát triển của mỗi quốc gia việc thu hồi những khu đất để
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở sản xuất, đảm bảo an
ninh quốc phòng, an sinh xã hội và việc mở rộng các khu đô thị, khu dân cư....là

quy luật tất yếu của sự phát triển.Trong q trình đầu tư các dự án có thu hồi đất,
cơng tác giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch để xây dựng các cơng trình là hết
sức cần thiết. Qua đó làm tăng thêm khả năng thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư
trong nước và ngồi nước, phục vụ phát triển kinh tế.
b) Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tốt làm tăng tiến độ
thu hồi đất góp phần gián tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất cơng nghiệp, dịch vụ.
Khi diện tích đất sản xuất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, Nhà nước thực hiện
các biện pháp hỗ trợ trong việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm
mới. Qua đó, góp phần rút bớt một lực lượng lao động ở nông thôn chuyển sang
làm việc trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ.
c) Đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người bị thu

hồi đất
Quan hệ lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi (3 bên)
còn nhiều bất cập: người sử dụng đất bị thu hồi luôn mong muốn được bồi thường
thỏa đáng, các nhà đầu tư muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi cách, trong khi đó
Nhà nước chỉ thực hiện thu các khoản với mức thu thấp và trong nhiều trường hợp
còn bị khấu trừ hết bởi tiền bồi thường mà nhà đầu tư đã tính trước.
Nếu khơng thực hiện tốt cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ dẫn đến
tình trạng khi các cơng trình phúc lợi được xây dựng trên những diện tích đất bị
thu hồi mang lại lợi ích cho cộng đồng thì ngược lại người bị thu hồi đất lại rơi vào
tình trạng khó khăn về sản xuất và đời sống do bị mất đất sản xuất hoặc mất nhà ở.
Việc quy hoạch khu tái định cư không quan tâm đến phong tục tập quán sinh

5


hoạt của người dân, chất lượng cơng trình tái định cư cũng là một trong những nỗi

ám ảnh của người dân phải tái định cư. Do đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích của
Nhà nước, của xã hội; vừa để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất đai phục vụ cho việc
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; vừa bảo vệ quyền
lợi và lợi ích hợp pháp của người SDĐ. Nhà nước điều tiết lợi ích giữa nhà đầu tư
với người bị thu hồi đất đảm bảo nhà đầu tư vẫn có lãi trong khi người bị thu hồi
đất chấp thuận, ổn định đời sống.
d) Góp phần vào duy trì ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội
Q trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ dẫn đến tình
trạng thiếu việc làm, người dân khơng có thu nhập làm ảnh hưởng đến kinh tế của
mỗi hộ gia đình cá nhân, là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng mất trật tự an
ninh, trật tự an toàn xã hội và dễ bị kẻ xấu lợi dụng kích động. Đời sống của nhân
dân sau khi bị thu hồi đất do không biết sử dụng khoản tiền hỗ trợ để chuyển đổi
nghề nghiệp dẫn đến tình trạng ăn tiêu lãng phí dễ dàng mắc phải các tệ nạn xã hội
(Đặng Thái Sơn, 2002).
Nếu không giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm hỗ trợ hộ
dân vượt qua khó khăn trước mắt để nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất thì
sẽ phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp với số đông người dân
tham gia. Do vậy thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp phần
vào ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội, tránh nguy cơ nảy sinh các xung đột
trong xã hội (Phan Thị Thanh Huyền, 2015).
2.1.1.3. Đặc điểm của q trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trong cơng tác giải phóng mặt bằng thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đảm bảo việc bồi hoàn đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối tượng,
đúng chính sách và hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất
bằng những chính sách phù hợp để tạo hướng phát triển nghề nghiệp ổn định.
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là quá trình phức tạp, liên quan trực tiếp đến
lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của tồn xã hội nó thể hiện khác nhau đối
với một dự án. Quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có các đặc điểm sau:
a) Tính đa dạng thể hiện

Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự

6


nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Mỗi khu vực bồi thường GPMB có những
đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những
đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể (Phạm Phương Nam, Nguyễn
Thanh Trà, 2011).
b) Tính phức tạp thể hiện
- Đất đai là tài sản có giá trị, có vai trị quan trọng trong đời sống KT-XH đối

với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, đất đai là tư liệu sản xuất quan
trọng, do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất. Bởi vậy, để đảm
bảo đời sống dân cư cần thiết phải thực hiện tốt việc hỗ trợ, chuyển đổi nghề
nghiệp cho người dân.
- Đối với đất ở phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:
+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của

người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.
+ Nguồn gốc với chế độ quản lý khác nhau qua nhiều thời kỳ, cơ chế chính

sách khơng đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai, xây nhà trái phép.
+ Thiếu quỹ đất để xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái

định cư thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.
+ Ở một số vùng, người dân sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống

bám sát vào các trục đường giao thông, nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều
kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ khơng muốn di chuyển (Phạm Phương Nam,

Nguyễn Thanh Trà, 2011).
2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
a) Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,

sử dụng đất đai
Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản
pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù hợp với
tình hình thực tế.
Theo đó, cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng ln được Chính phủ
khơng ngừng hồn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong công tác
bồi thường GPMB, phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai. Thực tiễn triển khai cho
thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

7


đai có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác bồi thường GPMB. Tuy nhiên, hệ thống
chính sách pháp luật đất đai vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong thực tế.
Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhiều, nhưng thiếu
đồng bộ, thiếu ổn định. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm
quyền địa phương ban hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó
khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. Đó chính là ngun
nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ, ách tắc trong cơng tác giải phóng mặt bằng, gây
lúng túng trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật.
Việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật cũng rất quan trọng.
Hiện nay, việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai của các cơ quan có
trách nhiệm chưa sát sao, vẫn cịn tồn tại tình trạng nể nang, trọng tình hơn việc
chấp hành quy định pháp luật. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu lực thi hành
pháp luật, gây mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhà đầu tư và đã ảnh
hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB.

b) Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xem là việc hoạch định hoặc điều
chỉnh hoạch định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước; là sự tính tốn,
phân bổ sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, khơng gian, vị trí.
Cơng tác bồi thường GPMB có liên quan mật thiết đến công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất vì để ra quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cần phải căn cứ vào quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất
Ở nước ta, theo quy định của Luật Đất đai, người sử dụng đất phải đăng ký

quyền sử dụng đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý
khẳng định quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với những
mảnh đất (lơ đất) cụ thể, làm căn cứ cho việc thực hiện các quyền của người sử
dụng đất và giải quyết các tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất.
Trong công tác bồi thường, GPMB, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
căn cứ để xác định đối tượng được bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi

8


thường, Hiện nay, công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở nước ta chưa hoàn tất. Cơ sở
dữ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính khơng được cập nhật thường xun. Chính vì vậy
mà công tác bồi thường, GPMB đã gặp rất nhiều khó khăn. Làm tốt cơng tác đăng
ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cơng tác bồi thường, GPMB

sẽ thuận lợi, tiến độ GPMB nhanh hơn.
d) Yếu tố giá đất và định giá đất
Theo Luật Đất đai 2013 đây là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến
tiến độ GPMB.
Giá đất tính bồi thường về đất là thước đo phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa
Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư. Theo quy định của pháp luật, nguyên
tắc định giá đất là phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy
nhiên, tình hình phổ biến hiện nay là giá đất do các địa phương quy định và cơng
bố đều khơng theo đúng ngun tắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi
thường đất đai và phát sinh khiếu kiện làm chậm tiến độ trong việc GPMB khi Nhà
nước thu hồi đất.
đ) Mục đích thu hồi đất
Các dự án thực hiện thu hồi đất với các mục đích khác nhau như phục vụ mục
đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng
cộng. Tuy nhiên khơng phải cứ thu hồi theo đúng pháp luật là được người dân ủng
hộ. Trong một số trường hợp, người dân tự nguyện bàn giao đất, thậm chí hiến đất
nếu mục đích thu hồi để sử dụng cho các mục đích công cộng như làm đường giao
thông, xây dựng trường học… phục vụ chính những người đã bàn giao lại đất.
Nhưng cũng có nhiều trường hợp, mặc dù thu hồi đúng theo mục đích nhưng vẫn
vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía những người dân. Như vậy ta thấy rằng, mục
đích khi thu hồi đất đúng pháp luật là chưa đủ.
e) Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản tác động đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
ở các điểm sau:
- Việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản góp phần giảm thiểu

việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư; đồng thời, người bị thu hồi đất có
thể tự mua hoặc thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thơng qua Nhà
nước thực hiện chính sách tái định cư và bồi thường (Nguyễn Dũng Tiến, 2005).
- Giá cả của bất động sản được hình thành trên thị trường sẽ tác động tới


9


giá đất tính bồi thường.
2.1.2. Đơ thị và phát triển đô thị
2.1.2.1. Một số khái niệm về đô thị, đô thị hóa
a) Đơ thị
Đơ thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính,
kinh tế, văn hố hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội một vùng lãnh thổ. Trong 30 năm trở lại đây, số lượng đô thị nước ta đã tăng
lên nhanh chóng cùng với sự mở rộng cả về quy mơ và diện tích.
Sự phát triển của các đơ thị có mối quan hệ qua lại tương ứng với trình độ
phát triển kinh tế - xã hội của các vùng
b) Đơ thị hóa
Đơ thị hóa là q trình chuyển hóa từ dạng phân bố dân cư nơng nghiệp phân
tán sang dạng tổ chức quần cư tập trung do các hoạt động phi NN tỉ trọng ngày
càng cao của dân số sống và làm việc trong đô thị.
Đô thị hóa là q trình phát triển tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới
đặc biệt là các nước Châu Á trong đó có Việt Nam
2.1.2.2. Tổng quan về đô thị việt Nam
Với lịch sử phát triển từ nhiều thập kỷ trước, cùng với tốc độ đô thị hóa diễn
ra mạnh mẽ, các đơ thị nước ta vẫn đang tiếp tục gia tăng cả về số lượng và quy
mơ đơ thị. Tính đến tháng 12 năm 2016, cả nước đã có 795 đơ thị, với tỷ lệ đơ thị
hố đạt 35,2%, gồm: 02 đơ thị đặc biệt (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh), 17 đơ thị
loại I trong đó có 03 đơ thị loại I trực thuộc trung ương (Hải Phịng, Đà Nẵng và
Cần Thơ), 25 đơ thị loại II, 41 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV và 626 đô thị loại V.
Phát triển và tăng trưởng đơ thị ở nước ta nhìn chung là muộn và chậm hơn
so với một số nước trong khu vực. Đơ thị có sự phát triển khơng đồng đều giữa các

vùng và chênh lệch nhiều giữa các khu vực khác nhau về đặc điểm địa lý, cụ thể
như khu vực đồng bằng, duyên hải phát triển nhanh hơn vùng núi, vùng cao. Thực
trạng chung hiện nay là các đô thị đều bị quá tải, tăng sức ép ở tất cả các mặt hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Việt Nam đã có lịch sử phát triển đơ thị từ rất lâu đời. Đến thập kỷ 90, số

10


lượng đô thị đã lên đến khoảng 500 đô thị. Kể từ đó đến nay, số lượng đơ thị tiếp
tục tăng lên nhanh chóng. Tính đến tháng 12 năm 2016, cả nước đã có 795 đơ thị,
với tỷ lệ đơ thị hố đạt 35,2% gồm: 02 đơ thị đặc biệt (Hà Nội và Tp.Hồ Chí
Minh), 17 đơ thị loại I trong đó có 03 đơ thị loại I trực thuộc TW (Hải Phịng, Đà
Nẵng và Cần Thơ), 25 đơ thị loại II, 41 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV và 626 đô
thị loại V.
Theo đánh giá của WB, Việt Nam đang đơ thị hóa nhanh chóng, từ đó dẫn tới
khơng gian và dân số tại các đơ thị tăng nhanh. Hai thành phố lớn Hà Nội và Tp.
Hồ Chí Minh đang phát triển nhanh hơn nhiều so với tất cả các thành phố
khác.Trên thực tế, hai thành phố này chi phối phát triển đô thị của cả quốc gia.
2.1.2.3. Đặc điểm đơ thị hóa và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất đô thị ở nước ta
Khác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đơ thị hóa của nước ta
có đặc điểm là q trình đơ thị hóa nơng thơn thành thành thị, biến đổi các làng, xã
nông nghiệp thành các quận, phường của đô thị.
Phát triển và tăng trưởng đô thị ở nước ta nhìn chung là muộn và chậm hơn
so với một số nước trong khu vực. Sự phát triển đô thị không đồng đều giữa các
vùng và chênh lệch nhiều giữa các khu vực khác nhau về đặc điểm địa lý.Thực
trạng chung hiện nay là các đô thị đều bị quá tải, tăng sức ép ở tất cả các mặt hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Hiện nay, mạng lưới đơ thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở
các đô thị trung tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

Hệ thống đô thị nước ta đang phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng
đơ thị cịn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trong những năm qua
tuy đã được cải thiện và nâng cấp, nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội chưa đồng bộ; trình độ và năng lực quản lý và phát triển đơ thị cịn thấp so với
u cầu.
2.1.2.4. Phát triển dân số đơ thị
Cùng với sự có mặt của các điểm đô thị trên khắp lãnh thổ đất nước, quy mô dân
số đô thị ở nước ta liên tục tăng, đặc biệt là từ sau năm 2000. Tính đến năm 2016, dân
số đơ thị tại Việt Nam là trên 32 triệu người, chiếm 35,2% dân số cả nước.

11


×