Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quyet dinh Ke hoach phong chong tham nhung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.67 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT THANH OAI. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HƯNG. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: ….. /QĐ-THMH. Mỹ Hưng, ngày 28 tháng 8 năm 2013. QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HƯNG Thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 120/2006/NĐCP ngày 20/10/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN); Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ Ban hành Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020; Công văn số 2272/TTTP-TH ngày 05/10/2011 của Thanh tra Thành phố Hà Nội về việc xây dựng Kế hoạch công tác PCTN, Kế hoạch thanh tra thực hiện Luật PCTN năm 2013; Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 01/7/2013 của UBND thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 30/7/2013 của UBND huyện Thanh Oai Căn cứ Kế hoạch số 350/KH-GD&ĐT ngày 06 tháng 8 năm 2013 về thực hiện Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012 – 2016; Xét đề nghị của Thanh tra trường Tiểu học Mỹ Hưng và khả năng cán bộ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Thành lập ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trường Tiểu học Mỹ Hưng, gồm các ông (bà) sau: 1. Ông Lê Tuấn Anh - Hiệu trưởng - Trưởng ban 2. Bà Nguyễn Thị Thu Chung - Phó hiệu trưởng - Phó ban 3. Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó hiệu trưởng - Phó ban 4. Bà Trần Thị Phương - Thư ký Hội đồng - Thư ký 5. Bà Lưu Thị Hường - Tổ trưởng Tổ 1 - Uỷ viên 6. Ông Nguyễn Xuân Phương - Tổ trưởng Tổ 2 + 3 - Uỷ viên 7. Ông Lê Tiến Tuyến - Tổ trưởng Tổ 4 + 5 - Uỷ viên 8. Bà Nguyễn Thị Thu Hương - BT chi đoàn - Uỷ viên Điều 2. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chương trình hành động của Chính phủ, kế hoạch của Sở.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GD&ĐT, quyết định của Phòng GD&ĐT đến từng thành viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường Tiểu học Mỹ Hưng. Điều 3. Các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường Tiểu học Mỹ Hưng, các ông (bà) có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Nơi nhận:. HIỆU TRƯỞNG. - Như điều 3; - Lưu: VT,VP(1). Lê Tuấn Anh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHÒNG GD&ĐT THANH OAI. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ HƯNG. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: ….. /QĐ-THMH. Mỹ Hưng, ngày 29 tháng 8 năm 2013. KẾ HOẠCH Thực hiện phòng chống tham nhũng Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” giai đoạn 2012 – 2016; Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 01/7/2013 của UBND thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 30/7/2013 của UBND huyện Thanh Oai, Kế hoạch số 350/KH-GD&ĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai ngày 06 tháng 8 năm 2013; Trường Tiểu học Mỹ Hưng xây dựng kế hoạch thực hiện phòng chống tham nhũng năm 2013 như sau: PHẦN A: MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Mục đích - Tuyên truyền sâu rộng và chỉ đạo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường quyết tâm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa công tác này vào nhiệm vụ trọng tâm của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. - Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên trong đơn vị về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sinh hoạt và trong công tác. - Nâng cao chỉ đạo của Chi uỷ, ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại đơn vị. - Phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và đẩy lùi tình trạng tham nhũng diễn ra trong các hoạt động của nhà trường. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tư tưởng, đạo đức liêm chính, không tham nhũng, lãng phí. 2. Yêu cầu - Phổ biến kế hoạch, chỉ tiêu biện pháp phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường . - Thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, vừa tích cực, chủ động phòng ngừa, vừa cương quyết đấu tranh, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc tham nhũng, lãng phí; xác định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết số.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 82/NQ-CP ngày 06/12/2012 của Chính phủ, gắn liền với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chương trình số 09-Ct-HU ngày 04/11/2011 của Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 01/7/2013 của UBND thành phố, Chỉ thị số 42-CT/HU ngày 25/12/2012 của Huyện ủy Thanh Oai về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí và tiếp tục nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn huyện, Kế hoạch số 24-KH/HU ngày 03/12/2011 của Huyện ủy về tổ chức thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2011 – 2015, Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 27/8/2010 của UBND huyện về thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn huyện. - Các bộ phận, cá nhân trong đơn vị có ý thức thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm. PHẦN B: NỘI DUNG 1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng: 1.1. Về Lãnh đạo: Củng cố lại Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng nhà trường năm 2013; lập kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2013; thực hiện tốt công tác kiểm tra, niêm yết Quy tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, công khai minh bạch các hoạt động mua sắm tài sản công, tài chính, ngân sách nhà nước và kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, công tác quy hoạch cán bộ, phân công chuyên môn, công khai tài sản thu nhập cá nhân, thực hiện tốt quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra, giải quyết tố cáo về dấu hiệu tham nhũng trong nội bộ theo chức năng quản lý. 1.2 Về chỉ đạo: Tuyên truyền Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều hình thức, từng thời điểm, thực hiện tốt kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định … Xây dựng quy chế chi tiêu nội năm 2013 bộ phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước, của ngành và thực tế của đơn vị, việc chi tiêu phải bám sát quy chế chi tiêu nội bộ . 2. Việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . - Tiếp tục triển khai Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện kế hoạch số 185/KH-PGD&ĐT ngày 24 tháng 4 năm 2013 về thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng năm 2013 của ngành giáo dục huyện Thanh Oai đến cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các kỳ sinh hoạt chi bộ, họp Hội đồng sư phạm và sinh hoạt tổ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác không gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu khi tiếp PHHS và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn PHHS khi thực hiện nhiệm vụ. - Trường xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động biết để thực hiện. Đồng thời kết hợp với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh để đảng viên và cán bộ, giáo viên, nhân viên quán triệt thực hiện. - Hàng năm triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, kiểm tra nội bộ trường học đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị. 3. Việc công khai, minh bạch trong hoạt động mua sắm công, sử dụng tài chính ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài sản công - Thực hiện đúng cơ chế, chính sách hiện hành do Chính phủ, Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và UBND thành phố, huyện, phòng GD&ĐT ban hành. - Công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản. Tổ chức thực hiện tốt Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản có liên quan về công khai, minh bạch trong các lĩnh vực mua sắm công, xây dựng cơ bản, sửa chữa; về tài chính và ngân sách Nhà nước; quản lý và sử dụng đất, công khai công tác quy hoạch cán bộ, cử cán bộ, nhà giáo đi học nâng cao trình độ, hợp đồng lao động, chế độ chính sách, nâng lương, đánh giá xếp loại thi đua, ... - Thực hiện nghiêm những quy định của Luật ngân sách Nhà nước gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Việc chi tiêu phải đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định và đảm bảo công khai, minh bạch. Thực hiện nghiêm Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính Phủ. 4. Việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định - Quy định thời hạn giải quyết đối với từng loại công việc, công bố, công khai minh bạch nơi đơn vị để làm căn cứ cho tổ chức. - Thực hiện tốt việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của nhà trường, công khai về chế độ, định mức, tiêu chuẩn chế độ công tác, khen thưởng, kỷ luật… - Thực hiện tốt việc triển khai Luật công chức, viên chức đến cán bộ công chức, viên chức, việc xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức trong việc vi phạm quy định các vụ việc vi phạm chế độ, định mức, tiêu chuẩn về yêu cầu bồi thường và xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức vi phạm. - Tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, không thường xuyên nhưng không ảnh hưởng đến các hoạt động chuyên môn của nhà trường . - Phải gắn trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí . 5. Việc thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa của cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện quy định về tặng quà, nộp lại quà tặng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Triển khai và thực hiện đúng theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của bộ trưởng Bộ Nội vụ Ban hành nội quy cơ quan; nội quy tiếp dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo của công dân; quy chế thực hiện quy tắc ửng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tiếp dân, tiếp cán bộ. Triển khai và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, từng lúc kiểm tra xử lý những trường hợp vi phạm. Lấy chuẩn mực đạo đức nhà giáo, lối sống, tinh thần trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân làm chuẩn mực trong thực hiện nhiệm vụ. Triển khai thực hiện quyết định số 64/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước. Thực hiện tốt khâu kiểm tra đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên khi thực hiện tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện chính sách pháp luật, việc thi hành công vụ. Không gợi ý để nhận quà hay đặt điều kiện trong giải quyết công việc có liên quan đến nhân dân và học sinh. 6. Việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 măn 2008 và Thông tư 01/2010/TT-TTCP ngày 22 tháng 01/2010 của Thanh tra Chính phủ về việc sử đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư 2442/2007/TTTTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. Công khai thực hiện theo Thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/05/2009 của Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành qui chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân . Kê khai tài sản, thu nhập hàng năm đối với cán bộ quản lý, nhân viên phụ trách tài chính của đơn vị. Công khai hóa các khoản thu khác: học phí, bảo hiểm và xã hội hóa theo quy định và thực tế. Trường có kế hoạch kiểm tra cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí tài chính, tài sản của đơn vị. 7. Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức và công tác tổ chức cán bộ. Hàng năm triển khai chung việc quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh trong đơn vị phù hợp với năng lực các nhân và nhiệm vụ công tác. Miễn nhiệm các cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, không đủ năng lực quản lý, điều hành. Giải quyết hợp lý những trường hợp thuyên chuyển; điều động cán bộ, giáo viên phù hợp năng lực và kết quả công tác. Giải quyết kịp thời, minh bạch, đúng quy định chế độ chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp khác cho cán bộ, giáo viên, nhân viên..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tạo thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ký kết hợp đồng lao động, tuyển công chức. Đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên đúng chuẩn nghề nghiệp, chuẩn thi đua trên tinh thần khách quan, công bằng, công khai, dân chủ. 8. Việc quản lý khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hành vi tham nhũng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng nhà trường nắm bắt thông tin, xác minh những trường hợp tham nhũng, lãng phí của công trong nhà trường (nếu có), tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi mà xử lý kịp thời. Đồng thời báo cáo lãnh đạo phòng GD&ĐT để xử lý những trường hợp nghiêm trọng. 9. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng Đảm bảo thực hiện đúng chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ban chỉ đạo phòng GD&ĐT PHẦN C: TỔ CHỨC THỰC HIỆN Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch của Phòng GD&ĐT, xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2013 của đơn vị. Triển khai kế hoạch trong phiên họp (thông qua tập thể, lấy ý kiến đóng góp) thực hiện có hiệu quả. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí của trường Hiệu trưởng phối hợp, quán triệt và thực hiện kế hoạch. Ký kết xây dựng nhà trường và chi bộ trong sạch vững mạnh. Hiệu trưởng phối hợp với Chủ tịch công đoàn trường và Trưởng ban Ban thanh tra nhân dân giám sát, nhắc nhở, điều chỉnh, kiểm tra kịp thời trong quá trình thực hiện kế hoạch. Chủ tịch công đoàn và Trưởng ban Ban thanh tra nhân dân, tuỳ theo mức độ sự vụ, sự việc phối hợp với Trưởng ban chỉ đạo tổ chức họp trao đổi, đánh giá, quyết định và có biện pháp khắc phục của từng sự vụ, sự việc xảy ra. Phân công Trưởng ban Ban thanh tra nhân dân phụ trách công tác này và báo cáo cho Ban chỉ đạo công tác này hàng tháng. Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, địa phương khi có sự vụ, sự việc cần thiết. Tổ chức sơ tổng kết theo định kỳ để đánh giá và rút kinh nghiệm. Báo cáo hàng tháng về Phòng GD&ĐT. Công đoàn cơ sở, Ban thanh tra nhân dân căn cứ chức năng nhiệm vụ, kế họach thực hiện, tích cực phối hợp với Ban giám hiệu trường thực hiện tốt việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm trong nhà trường. Trên đây là kế hoạch thực hiện luật phòng chống tham nhũng của trường Tiểu học Mỹ Hưng. Nơi nhận: - PGD&ĐT ( để báo cáo); - CĐCS trường ( để phối hợp); - Lưu; VP.. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Lê Tuấn Anh.

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

×