Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép nghiên cứu đối với ngành giày dép ở hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 208 trang )

i
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
---------***---------

ĐỖ MINH THỤY

CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIÀY DÉP - NGHIÊN
CỨU ĐỐI VỚI NGÀNH GIÀY DÉP Ở HẢI PHÒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - NĂM 2012


ii
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
---------***---------

ĐỖ MINH THỤY

CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH GIÀY DÉP - NGHIÊN CỨU
ĐỐI VỚI NGÀNH GIÀY DÉP Ở HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 62 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH TÀI

HÀ NỘI - NĂM 2012




i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, được sự tận tình giúp đỡ của các
thầy cơ giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tôi đã hồn thành chương trình
học tập và nghiên cứu luận án với đề tài “Công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép nghiên cứu đối với ngành giày dép ở Hải Phịng”.
Tơi xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương,
Trung tâm tư vấn quản lý và đào tạo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đình Tài đã tạo mọi điều
kiện và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy giáo trong Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã
góp ý cho tơi hồn thiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh, chị Phòng Tổng hợp- Cục Thống kê
Hải Phòng đã cung cấp tài liệu thống kê, hướng dẫn tôi cách xử lý thông tin.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị đang công tác tại một số doanh
nghiệp nơi tôi đến điều tra, khảo sát đã cung cấp nhiều thơng tin q báu và
đóng góp ý kiến cho tơi trong q trình nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu sinh

Đỗ Minh Thụy


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu

khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân
tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do
tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác.

Nghiên cứu sinh

Đỗ Minh Thụy


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU .......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
Chương 1: Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép ................................ 12
1.1. Khái quát về công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép ........................................................12
1.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép ............................................12
1.1.2. Vai trị của cơng nghiệp hỗ trợ ngành giày dép ...............................................18
1.1.3. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành giày dép ...........................................20
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép ............21
1.2.1. Số lượng doanh nghiệp .....................................................................................21

1.2.2. Quy mô doanh nghiệp .......................................................................................21
1.2.3. Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp ..............................................................22
1.2.4. Quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng và nhà cung cấp ...........................22
1.2.5. Tương quan giữa các nguồn cung cấp ..............................................................23
1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép ........24
1.3.1. Các đóng góp của yếu tố đầu vào sản xuất ..............................................................25
1.3.2. Các điều kiện về mức cầu .........................................................................................27
1.3.3. Các ngành liên hệ và hỗ trợ ......................................................................................28
1.3.4. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của DN ...............................................................30
1.3.5. Thời cơ .......................................................................................................................32
1.3.6. Chính phủ ..................................................................................................................35
1.4. Các mơ hình phát triển cơng nghiệp hỗ trợ ngành giày dép ......................................36
1.4.1. Phát triển CNHT ngành giày dép theo hướng tự phát .............................................36
1.4.2. Phát triển CNHT ngành giày dép theo chiến lược phát triển cầu- cung .................37


iv

1.4.3. Phát triển CNHT ngành giày dép theo chiến lược phát triển cung- cầu .................37
1.4.4. Phát triển CNHT ngành giày dép theo chiến lược phát triển dựa trên mạng lưới
mạng lưới sản xuất toàn cầu ...............................................................................................38
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong phát triển công nghiệp hỗ trợ và phát triển
công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép .....................................................................................41
1.5.1. Kinh nghiệm của Malaysia và Thái Lan về phát triển CNHT ................................ 41
1.5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển CNHT ngành giày dép ......................46
1.5.3. Kết luận tham khảo đối với phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam ...........47
Chương 2: Thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép - nghiên cứu đối với
ngành giày dép ở Hải Phịng .............................................................................................51
2.1. Tổng quan về thực trạng cơng nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam ........................................51
2.1.1. Thực trạng CNHT tại Việt Nam ...............................................................................51

2.1.2. Đánh giá thực trạng CNHT tại Việt Nam .................................................................53
2.2. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép - nghiên cứu đối với ngành giày
dép ở Hải Phòng ...................................................................................................................55
2.2.1. Thực trạng năng lực phát triển CNHT ngành giày dép

56

2.2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT ngành giày dép

66

2.2.3. Thực trạng và nhu cầu phát triển CNHT tại các DN giày dép ở Hải Phòng.......88

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam......112
2.3.1. Những kết quả đạt được......................................................................................

112

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân............................................................................

114

Chương 3: Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép ở Việt Nam 120
3.1. Quan điểm và phương hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép
ở Việt Nam .......................................................................................................120
3.1.1. Phân tích SWOT đối với CNHT ngành giày dép ở Việt Nam...........................

120

3.1.2. Quan điểm phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam ......................................128

3.1.3. Phương hướng phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam ...............................130
3.2. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành giày dép ở Việt Nam ................132
3.2.1. Giải pháp từ phía Nhà nước.......................................................................................133
3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp ................................................................................142


v

3.2.2. Giải pháp về phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển
công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị ......................154
3.2.4. Các giải pháp khác ....................................................................................................156
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................158
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ..................................................................162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................163
PHỤ LỤC .............................................................................................................................171


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Viết tắt tiếng Việt
CLKN
CNHT
CSDL
DN
DNNN
DNNVV
KCN
MLSX
MMTB

NXB
TĐĐQG

Cụm liên kết ngành
Công nghiệp hỗ trợ
Cơ sở dữ liệu
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khu công nghiệp
Mạng lưới sản xuất
Máy móc thiết bị
Nhà xuất bản
Tập đồn đa quốc gia

2. Viết tắt tiếng Anh
AFTA

Asean Free Trade Area

ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
EU
European Union
FDI
Foreign Direct Investment
FOB
Free on Board
GDP
JETRO

JICA
R&D
SWOT
UNIDO
USD
VCCI
VDF
WTO

Gross Domestic Product
The Japan External Trade
Organization
Japan International
Cooperation Agency
research & development
Strengths, Weaknesses, Opport
unities, Threats
The United Nations Industrial
Development Organization
United States Dollar
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Vietnam Development Forum
World Trade Organization

Khu vực mậu dịch tự do các nước
Đông Nam Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Liên minh các nước Châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Phương Thức Xuất Khẩu Có Tham
Gia Vào Hệ Thống Phân Phối
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật
Bản
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Nghiên cứu và phát triển
Ma trận kết hợp phân tích chiến lược
bên trong, bên ngồi
Tổ chức phát triển cơng nghiệp của
Liên hợp quốc
Đơ la Mỹ
Phịng thương mại và công nghiệp
Việt Nam
Diễn đàn phát triển Việt Nam
Tổ chức Thương mại thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG/BIỂU
Số
TT

Số
Bảng/ Biểu

Tên Bảng/ Biểu

Trang


1.

Bảng 2.1

Số lượng DN trong các ngành công nghiệp theo
các năm

57

2.

Bảng 2.2

Số lượng DN CNHT ngành giày dép theo loại
hình sở hữu

58

3.

Bảng 2.3

Số lao động trong các DN CNHT ngành giày dép

58

4.

Bảng 2.4


Số lao động trung bình trong các DN CNHT

59

5.

Bảng 2.5

Vốn của các DN CNHT

59

6.

Bảng 2.6

Nguồn gốc máy móc, thiết bị

60

7.

Bảng 2.7

Trình độ máy móc, thiết bị

61

8.


Bảng 2.8

Lý do đầu tư thêm MMTB

61

9.

Bảng 2.9

Đánh giá những khó khăn trong việc đầu tư
MMTB

62

10.

Bảng 2.10

Số lượng và doanh thu khách hàng của DN
CNHT ngành giày dép chia theo thời gian

62

11.

Bảng 2.11

Số lượng và doanh thu từ khách hàng của DN

CNHT ngành giày dép theo loại hình sở hữu

63

12.

Bảng 2.12

Các phương thức hợp đồng của DN với khách
hàng

64

13.

Bảng 2.13

Mức độ sử dụng các công cụ marketing để tìm
kiếm khách hàng

64

Bảng 2.14

Số lượng và chi phí trả cho nhà cung cấp chia
theo thời gian quan hệ với DN CNHT ngành
giày dép

65


14.


viii

15.

Bảng 2.15

Số lượng và chi phí trả cho nhà cung ứng của
các DN CNHT theo loại hình sở hữu

66

16.

Bảng 2.16

Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành
giày dép

71

17.

Bảng 2.17

Sản phẩm chủ yếu của ngành và tốc độ tăng
trưởng


72

18.

Bảng 2.18

Số lượng DN công nghiệp kinh doanh ngành
hàng giày dép trên địa bàn thành phố Hải Phòng
(2000-2010)

88

19.

Bảng 2.19

Giá trị sản xuất ngành hàng giày dép Hải Phòng
(2000-2010)

89

20.

Bảng 2.20

Số lượng sản phẩm giày dép các loại (20092010)

90

21.


Bảng 2.21

Số lượng sản phẩm giày dép các loại phân theo
loại hình DN

91

22.

Bảng 2.22

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày dép đối với da
tổng hợp, nhân tạo các loại (năm 2010)

92

23.

Bảng 2.23

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày dép đối với sản
phẩm vải làm giày dép các loại (năm 2010)

97

24.

Bảng 2.24


Tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày dép đối với sản
phẩm đế, gót giày dép các loại (năm 2010)

98

25.

Bảng 2.25

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày dép đối với phụ
liệu kim loại làm giày dép (năm 2010)

99

26.

Bảng 2.26

Bảng 2.26: Tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày dép
đối với phụ liệu dệt, vải các loại (năm 2010)

100

27.

Bảng 2.27

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày dép đối với vật
liệu giấy và bao bì (năm 2010)


100


ix

28.

Bảng 2.28

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày dép đối với keo
dán, dung mơi, hố chất trau chuốt các loại (năm
2010)

29.

Bảng 2.29

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày dép đối với
phom giày các loại (năm 2010)

102

30.

Bảng 2.30

Thực trạng máy móc, thiết bị của ngành giày
dép Việt Nam

103


31.

Bảng 2.31

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành giày dép đối với
dụng cụ cơ khí, phụ tùng và thiết bị máy móc
(năm 2010)

104

32.

Bảng 2.32

Tổng hợp tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm CNHT
cho ngành giày dép của Hải Phòng (năm 2010)

105

33.

Bảng 2.33

Những khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn sản
phẩm hỗ trợ

107

34.


Bảng 2.34

Các cách thức tiếp cận nguồn nguyên phụ liệu
hiệu quả nhất

108

35.

Bảng 2.35

Tầm quan trọng của một số yếu tố khi lựa chọn
nhà cung cấp

108

36.

Bảng 2.36

Sự hỗ trợ của DN giày dép đối với các DN
CNHT

109

37.

Bảng 2.37


Tỷ lệ nội địa hóa dự kiến 3 năm tới

110

38.

Bảng 2.38

Giải pháp gia tăng năng lực của các DN hỗ trợ

111

39.

Bảng 2.39

Các thông tin cung cấp cho hệ thống CSDL
ngành

112

40.

Bảng 3.1

Bảng phân tích SWOT đối với CNHT ngành
giày dép ở Việt Nam

127


41.

Biểu đồ 2.1

Số lượng DN cơng nghiệp giày dép Hải Phịng
(2000-2010)

89

101


x

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số
TT

Số
Hình vẽ

1.

Hình 1.1

Khái niệm CNHT của Nhật Bản

12

2.


Hình 1.2

Khái niệm CNHT của Việt Nam

13

3.

Hình 1.3

Khái niệm về CNHT

14

4.

Hình 1.4

Chuỗi giá trị ngành giày dép

15

5.

Hình 1.5

Sơ đồ q trình sản xuất giày dép

17


6.

Hình 1.6

Mơ hình viên kim cương của Porter (Porter
Diamond)

25

7.

Hình 1.7

Mạng lưới ”Người chơi” của Lý thuyết trị chơi

38

8.

Hình 1.8

Mạng lưới ”người chơi” trong CNHT

39

9.

Hình 1.9


Mạng lưới ”người chơi” mở rộng trong CNHT ở
một quốc gia

39

10.

Hình 3.1

Quan điểm và định hướng phát triển CNHT
ngành giày dép ở Việt Nam

132

11.

Hình 3.2

Quy trình lựa chọn nhà cung cấp của DN FDI

154

Tên Hình vẽ

Trang


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” hay “Công nghiệp phụ trợ”
(Supporting Industry), nhằm chỉ các ngành công nghiệp cung ứng các yếu tố
đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp, đã xuất hiện và được sử
dụng rộng rãi ở Việt Nam từ năm 2003. Từ đó đến nay, cụm từ này đã được
Nhà nước, các tổ chức và DN quan tâm, bởi lẽ, tỷ lệ nội địa hóa trong các
ngành cơng nghiệp ở nước ta, nhìn chung, cịn thấp. Chính vì vậy, nhiều năm
gần đây, Nhà nước cùng các tổ chức và DN đã có nhiều nỗ lực cho sự phát
triển CNHT, tuy nhiên, kết quả vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên
cứu, xác định nguyên nhân của hạn chế, để từ đó, đề xuất phương hướng và
giải pháp đúng đắn nhằm phát triển CNHT là nhiệm vụ căn bản và quan trọng
góp phần phát triển nền công nghiệp Việt Nam.
Trong điều kiện đất nước đang phấn đấu cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, thì ngành hàng giày dép vẫn được coi là một
ngành kinh tế quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Bởi lẽ, ngồi vai trị là
đảm bảo nhu cầu của thị trường trong nước và giải quyết việc làm cho một
lượng khá lớn người lao động, thì ngành giày dép cịn ln được đánh giá là
một trong ba ngành kinh tế có giá trị xuất khẩu cao nhất của nước ta (chỉ sau
ngành dầu khí và dệt - may). Kim ngạch xuất khẩu của ngành luôn đạt tốc độ
phát triển cao và tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia (luôn
chiếm khoảng 10%). Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu
giày dép, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành giày dép ở Việt Nam do quá
phụ thuộc vào việc tiếp cận các yếu tố đầu vào sản xuất và chủ yếu là thực
hiện gia công cho các đối tác nước ngoài, nên mặc dù giá trị sản lượng của
ngành cao, nhưng giá trị gia tăng lại rất hạn chế. Một trong những nguyên


2

nhân chính có thể kể đến là do CNHT cho ngành giày dép ở nước ta chưa

phát triển.
Nhiều năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực nhằm khuyến khích
thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành giày dép, nhưng hiệu quả còn rất thấp.
Vậy, nguyên nhân thực sự là do đâu? Việt Nam có nên tiếp tục thúc đẩy phát
triển CNHT ngành giày dép nhằm gia tăng giá trị cho ngành này hay không?
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi mạng lưới sản xuất
của mỗi quốc gia được coi là các mắt xích trong mạng lưới sản xuất tồn cầu,
thì việc lựa chọn thúc đẩy các ngành công nghiệp nhất thiết phải dựa trên cơ
sở phân tích các điều kiện lợi thế của quốc gia so với các nước trong mạng
lưới sản xuất toàn cầu, đặc biệt là các nước lân cận. Vậy, phải chăng Việt
Nam khơng có triển vọng phát triển CNHT ngành giày dép?
Do đó, việc lựa chọn đề tài “Cơng nghiệp hỗ trợ ngành giày dép nghiên cứu đối với ngành giày dép ở Hải Phòng” nhằm nghiên cứu năng lực
và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT ngành giày dép, đồng thời,
nghiên cứu sự tác động của CNHT ngành giày dép ở Việt Nam tới ngành giày
dép, từ đó, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ đối với
CNHT ngành giày dép nhằm giải đáp các thắc mắc trên, và đề xuất phương
hướng và giải pháp phát triển CNHT ngành giày dép giúp nâng cao giá trị gia
tăng của ngành giày dép trong thu nhập quốc dân là việc rất cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng về các yếu tố cấu thành nên lợi thế
cạnh tranh của các ngành cơng nghiệp, cũng như vai trị và mối liên hệ giữa
các khâu, các công đoạn trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm, thực tế, đã
được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu hàng đầu quan tâm từ lâu. Trong


3

đó, từ năm 1990, M. Porter đã nhắc đến khái niệm “các ngành hỗ trợ và liên
quan” trong ”Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”, và đã được phân tích như

là một trong bốn yếu tố trong “Mơ hình viên kim cương của Porter” quyết
định đến lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Trong cuốn “Đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ: các kinh nghiệm của châu
Á” (Strengthening of supporting Industries: Asian Experiences) của Tổ chức
Năng suất châu Á (Asian productivtity Orgnisation) (2002) đã đúc kết kinh
nghiệm phát triển CNHT từ các nước châu Á qua các thời kỳ (như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan), trong đó, có tập trung vào một số chính sách chính
được coi là tiên quyết cho phát triển CNHT, như: thu hút vốn đầu tư nước
ngồi, quy định về tỷ lệ nội địa hố và các hỗ trợ từ phía Chính phủ cho liên
kết DN.
Trong “TĐĐQG và các nỗ lực công nghệ của DN địa phương: trường
hợp nghiên cứu ngành công nghiệp điện và điện tử Malaysia” (Multinational
cooperation and technological effort by local firm: a case study of the
Malaysian Electronics and Electrical Industry), của Noor, Halim, Clarke,
Roger, Driffield và Nigel (2002), đã chỉ ra vai trị quan trọng của hỗ trợ từ
phía Chính phủ đối với việc đổi mới và sáng tạo của các DN nội địa trong
phát triển cung ứng cho ngành điện tử.
Tình hình th ngồi và các nhà cung ứng cho các DN sản xuất của
Nhật Bản đã được phân tích trong “Chi nhánh các nhà lắp ráp Nhật Bản ở
Châu Á” (Japanese - Affiliated Manufatures in Asia), JETRO (2003), và “Báo
cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản”
(Survey report on overseas business operations by Japanese manufacturing
companies), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) (2004), đã cho biết,
có sự hình thành mạnh mẽ các “hệ thống thầu phụ” bởi các DN sản xuất linh


4

kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản cho các chi nhánh của các tập đoàn lắp ráp
của Nhật Bản ở châu Á (đặc biệt là Thái Lan, Malaysia, Indonesia).

2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh CNHT ở Việt
Nam”, JETRO thực hiện tháng 3/2004, được coi là tài liệu đầu tiên đánh giá
về các ngành CNHT ở Việt Nam. Nghiên cứu đã khẳng định CNHT ở Việt
Nam đã bắt đầu hình thành. Mặc dù nhận thức của các cơ quan chính phủ và
DN thời điểm đó cịn rất thấp, các DN khu vực tư nhân và khối DN FDI đang
vươn lên và khá chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội.
GS. Nguyễn Kế Tuấn (2004), trong bài viết:“Phát triển công nghiệp
phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” trên tạp chí Kinh
tế và Phát triển, đã đề cập đến: khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến
phát triển CNHT, và đề xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển CNHT.
GS. Trần Văn Thọ (2005), trong bài viết “Biến động kinh tế Đơng Á và
con đường cơng nghiệp hố Việt Nam”, đã phân tích con đường phát triển
cơng nghiệp ở Việt Nam theo hướng tồn cầu hố, thơng qua phát triển
CNHT như là lĩnh vực của hệ thống DNNVV.
PGS. Phan Đăng Tuất, trong bài tham luận “Trở thành nhà cung cấp
cho các DN Nhật Bản - Con đường nào cho Việt Nam” tại Hội thảo về CNHT
(2005), và “Kế hoạch hành động về phát triển CNHT Việt Nam” tại Diễn đàn
Liên kết hội nhập cùng phát triển (2008), và trong “CNHT, vấn đề trọng đại”
tại Báo Công Thương (2009), đã khẳng định các vai trò quan trọng của CNHT
đối với nền kinh tế, khuyến khích và hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam hợp tác với
Nhật Bản trong phát triển CNHT ở Việt Nam.
Năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển CNHT Việt
Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”, do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ


5

Công thương) soạn thảo. Trong quy hoạch này, khái niệm CNHT lần đầu tiên
được chính thức hố ở Việt Nam, và các kế hoạch, giải pháp phát triển CNHT

(như: tạo dựng môi trường đầu tư; phát triển khoa học công nghệ; phát triển
cơ sở hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực; liên kết DN) đã được đề xuất cho 5
ngành cơng nghiệp ưu tiên, đó là: Điện tử tin học, Dệt - May, Da - Giày, Sản
xuất lắp ráp ô tơ, Cơ khí chế tạo.
GS. Kenichi Ohno (2007), chủ biên cuốn “Xây dựng các ngành CNHT
ở Việt Nam”, đã trình bày các kết quả khảo sát về thực trạng các ngành
CNHT tại Chương 1 “CNHT Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất
Nhật Bản”; Nguyễn Thị Xuân Thuý đã tổng kết lịch sử ra đời của khái niệm
CNHT và đề xuất khái niệm cho Việt Nam tại Chương 2 “CNHT, Tổng quan
về khái niệm và sự phát triển”; Toshiyuki Baba đã phân tích định lượng cấu
trúc mua sắm CNHT trong ASEAN 4 và Hàn Quốc, Nhật Bản tại Chương 3;
và Junichi Mori đã đề xuất việc xây dựng cơ sở dữ liệu CNHT tại Chương 4
“Thiết kế cơ sở dữ liệu cho CNHT”.
GS. Hoàng Văn Châu (2010), chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Nhà nước “Chính sách phát triển CNHT ở Việt Nam đến năm 2020”, đã
khái qt hóa tồn cảnh CNHT của các ngành cơng nghiệp chủ yếu của Việt
Nam và tình hình chính sách phát triển CNHT của Việt Nam, đề xuất giải
pháp phát triển đến năm 2020.
TS. Trương Thị Chí Bình - Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách
Cơng nghiệp (2010), trong luận án Tiến sỹ với đề tài “Phát triển CNHT trong
ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam”, đã phân tích rõ nét tình hình CNHT của
ngành điện tử nói chung và điện tử gia dụng nói riêng và đề xuất phương
hướng, lộ trình và các giải pháp quan trọng trong phát triển CNHT cho ngành
điện tử gia dụng ở Việt Nam.


6

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cùng với Quỹ Phát triển
Cụm DNNVV, tổ chức hai cuộc hội thảo (ở Đà Nẵng và Hà Nội), với chủ đề

“Phát triển cụm ngành công nghiệp, khu công nghiệp gắn với phát triển
CNHT, tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành chuỗi giá trị”, đã thu hút
được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đến tham dự với mục đích
tháo gỡ các vướng mắc và tìm ra giải pháp phát triển hệ thống cụm ngành
công nghiệp, CNHT cho Việt Nam.
Có thể nói, nghiên cứu về CNHT ở Việt Nam những năm gần đây có
khá nhiều cơng trình, đã phản ánh được nhiều mặt bức tranh về CNHT và
phát triển CNHT ở Việt Nam, trong đó có cơng nghiệp giày dép. Đây đều là
các tài liệu có giá trị tham khảo tốt. Tuy nhiên, đối với CNHT ngành giày
dép, cho đến nay, chưa có một đề tài nghiên cứu độc lập nào, đặc biệt là việc
nghiên cứu CNHT gắn liền với sự phát triển của ngành giày dép tại một địa
phương cụ thể. Dưới góc độ vĩ mơ, các nghiên cứu trên cũng chưa đề cập đến
bản chất của CNHT, chưa phân tích thấu đáo đến năng lực và các nhân tố tác
động đến phát triển CNHT cho ngành giày dép, và chưa chỉ ra các căn cứ để
xác định cách thức phát triển CNHT ngành giày dép trước tác động ngày càng
gia tăng của tồn cầu hố. Dưới góc độ vi mơ, các nghiên cứu đó mới chỉ
phân tích CNHT trong nội vi ngành công nghiệp hạ nguồn, mà chưa đặt trong
tổng thể các ngành cung ứng khác. Chính vì vậy, các đề xuất chính sách và
giải pháp phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam vẫn chưa thuyết phục
và thiếu tính khả thi.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định các luận cứ lý thuyết và thực tiễn để tìm ra cách thức phát
triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam, từ đó, vận dụng để nghiên cứu thực


7

trạng phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam và đề xuất biện pháp nhằm
thúc đẩy sự phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam.

3.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về CNHT, các chỉ tiêu đánh giá
và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam, từ đó,
xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ trong phát triển CNHT
ngành giày dép ở Việt Nam; (ii) Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu về CNHT
tại các DN giày dép (phạm vi nghiên cứu là các DN giày dép ở Hải Phòng)
nhằm xác định ảnh hưởng của phát triển CNHT ngành giày dép đến phát triển
ngành giày dép; (iii) Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp phát
triển CNHT ngành giày dép ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của CNHT ngành giày dép và sự tác động của CNHT ngành giày dép
đến ngành giày dép.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
CNHT ngành giày dép ở Việt Nam và sự tác động của CNHT ngành
giày dép ở Việt Nam đến ngành giày dép ở Hải Phòng, thời gian từ năm 2006
đến 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Luận án sử dụng kết quả nghiên cứu và số liệu
thứ cấp từ các hiệp hội, tổ chức, đơn vị có liên quan và từ các cơng trình khoa
học đã cơng bố có liên quan đến CNHT và CNHT ngành giày dép ở Việt Nam.
- Phương pháp thống kê so sánh và phân tích đánh giá tổng hợp: Luận


8

án phân tích hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian về CNHT của Việt Nam
qua các giai đoạn, có so sánh với các quốc gia khác. Các hàm thống kê được
sử dụng: tần suất, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng, trị số trung bình,...

- Sử dụng một số mơ hình lý thuyết: (i) Lý thuyết trị chơi vận dụng
trong phân tích vị trí của CNHT Việt Nam trong chuỗi giá trị tồn cầu, (ii)
Mơ hình Viên kim cương của M.Porter, vận dụng trong phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT ngành giày dép; (ii) Ma trận phân tích
SWOT, vận dụng trong phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
của CNHT ngành giày dép ở Việt Nam.
- Phương pháp điều tra, khảo sát và phương pháp chuyên gia: Sử dụng
các số liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát riêng cho luận án, thông qua phiếu điều tra
và các cuộc phỏng vấn (toàn bộ số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm
SPSS). Cụ thể:
+ Thứ nhất, thông qua khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn về thực
trạng năng lực và những thuận lợi - khó khăn tại một số DN CNHT ở Việt
Nam (trong đó, chủ yếu là các DN nội địa cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho các
DN giày dép ở Hải Phịng).
+ Thứ hai, thơng qua khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn về thực
trạng và nhu cầu phát triển CNHT tại các DN giày dép ở Hải Phòng (thành
phố đứng thứ 4 của Việt Nam về kinh doanh xuất khẩu giày dép) để từ đó có
đánh giá chung cho toàn ngành giày dép Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn về CNHT ngành giày
dép, xác định các chỉ tiêu đánh giá năng lực và các nhân tố ảnh hưởng đến
phát triển CNHT cho ngành giày dép, các mơ hình phát triển CNHT ngành
giày dép, kinh nghiệm của một số nước về phát triển CNHT nói chung và



×