1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển. Sau 20 năm đổi
mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, đã ra khỏi khủng hoảng kinh
tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và
tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước CN theo hướng
hiện đại. Tuy vậy, tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất CN lại đang có
dấu hiệu đi xuống. Theo Bộ Công Thương (2013), năm 1995 VA/GO
toàn ngành công nghiệp là 42,5%; đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn
38,45%; năm 2005 còn 29,63%; năm 2007 đạt 26,3%; năm 2010 đạt
23,4%; năm 2013 đạt 21,7%. Một trong những lý do quan trọng của
tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành CNHT.
Đến năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ “Công nghiệp
hỗ trợ” do Chính phủ đưa ra, đã được sử dụng rộng rãi ở VN. Đã có
nhiều chuyển biến đáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt
động của các DN sản xuất VN. Cấp độ khoa học công nghệ và tốc độ
phát triển của các ngành đã tăng nhanh. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ
lực từ phía các DN, sự trợ giúp của Chính phủ, các cơ quan chức
năng có liên quan, nhưng trình độ phát triển CNHT của VN còn thấp
xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu. Việc tìm ra nguyên nhân đích
thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát
triển hợp lý CNHT vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ
bản để công nghiệp VN phát triển.
Trước những bối cảnh đó, phát triển CNHT, nhất là những ngành
đòi hỏi phải sử dụng khoa học và công nghệ cao đang là thách thức
2
lớn đặt ra cho VN. Nhằm cụ thể và thực tiễn hóa các nội dung nghiên
cứu, đề tài được giới hạn vào CNHT ngành XDDD, như là một
trường hợp nghiên cứu điển hình. XDDD là ngành có tính đại diện
cao cho một quốc gia đang phát triển có dân số đông, nhu cầu nhà ở
là hết sức cần thiết. Cùng với việc nâng cao trình độ khoa học và
công nghệ vào sản xuất, phát triển bền vững nền CNHT phát triển
sẽ là yếu tố mạnh nhất để thúc đẩy và thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài một cách bền vững.
Trước thực tế đó, đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành
xây dựng dân dụng ở Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên
cứu làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận án là trên cơ sở khoa học và hệ thống
các chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển CNHT ngành
XDDD Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
CNHT ngành XDDD Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Lý luận những vấn đề cơ bản về CNHT, trên cơ sở đó vận dụng,
làm rõ được các khía cạnh về phát triển CNHT ngành XDDD ở VN.
(2) Nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài về phát triển CNHT XD
DD để áp dụng thực tiễn ở VN.
(3) Nghiên cứu mô hình và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
phát triển CNHT ngành XDDD ở VN.
(4) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai
đoạn 2009 -2013.
3
(5) Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD
VN.
(6) Đề xuất những giải pháp để phát triển CNHT ngành XDDD ở
VN đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về
phát triển CNHT ngành XDDD VN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu là các DN CNHT trên
địa bàn cả nước.
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2000-
2013; Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu từ việc điều tra khảo sát 300
DN CNHT và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành XDDDtrên
cả nước trong giai đoạn 2010 -2012.
- Phạm vi nội dung: Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành
XDDD; Một số giải pháp cơ bản giúp phát triển CNHT ngành
XDDD ở VN.
4. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Dựa trên những tổng quan nghiên cứu nào để tìm (khoảng
trống) hướng nghiên cứu của tác giả?
(2) Dựa trên cơ sở lý thuyết nào để xây dựng cơ sở lý luận về phát
triển CNHT ngành XDDD?
(3) Lựa chọn mô hình/ khung phân tích nào để đánh giá sự phát
triển bền vững CNHT ngành XDDD?
(4) Áp dụng những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về
phát triển CNHT XDDD vào điều kiện thực tế ở VN?
4
(5) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD VN qua mô
hình nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu như thế nào?
(6) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT
ngành XDDD ?
(7) Qua thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đã có
những thuận lợi, gặp những khó khăn gì? Những yếu tố nào ảnh
hưởng?
(8) Cần có những giải pháp gì để phát triển CNHT ngành XDDD ở
VN đến năm 2020?
5. Đóng góp mới của luận án
(1) Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của các
DN CNHT ngành XDDD, luận án đã xử lý số liệu nhằm phân tích,
đánh giá và cho thấy có sự tác động lớn của các doanh nghiệp này
đến sự phát triển chung của ngành CNHT XDDD
(2) Tác giả đã thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra đối với
300DN CNHT XDDD và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành
XDDD. Và thông qua xử lý nguồn dữ liệu này để thấy rõ cấp độ phát
triển về khoa học và công nghệ của các DN CNHT ngành XDDD.
(3) Tác giả đã vận dụng hàm hồi qui để tiến hành đánh giá và
chứng minh cho các tác động của các nhân tố đến phát triển bền
vững CNHT ngành XDDD.
(4) Tác giả đã sử dụng tối đa nguồn số liệu thứ cấp để thực hiện
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD giai
đoạn 2000 -2013. Từ đó, đưa ra một số giải pháp phát triển CNHT
ngành XDDD và kiến nghị đối với Chính phủ; Ngành Xây dựng.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước
- Hoàng Văn Châu “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của
Việt Nam”. CNHT được xem là giải pháp thiết thực để thực hiện
theo hướng chủ động của hoạt động kinh tế tránh nhập siêu, CNHT
phát triển sẽ giúp DN lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp
với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia và quốc
tế. Bên cạnh đó phát triển CNHT còn tạo cơ hội cho DN nhỏ và vừa
phát triển mạnh mẽ tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và
rộng khắp. Đây chính là nền tảng để phát triển một nền CN tự chủ,
hiện đại. Song tác giả chỉ nêu ra những chính sách phát triển CNHT
cho VN một cách khái quát, chưa đi vào phân tích cụ thể các chính
sách phát triển CNHT ngành XDDD ở VN.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
- Mirian Picinini Méxas
, Osvaldo Luiz Gonçalves Quelhas, Helder
Gomes Costa, “Prioritization of enterprise resource planning
systems criteria: Focusing on construction industry”. Nhóm tác giả
sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning). Đầu tiên, dựa
trên việc xem xét các tài liệu liên quan đến việc thực hiện và áp dụng
các mô hình đa tiêu chuẩn đánh giá của các hệ thống ERP, tập hợp
các tiêu chí lựa chọn được đề xuất cho các ứng dụng ERP cho các
công ty trong ngành XDDD ở Brazil, nơi có sự thiếu hụt của loại hệ
thống này. Sau khi xác nhận của các tiêu chí này bởi một nhóm các
công nghệ thông tin, các chuyên gia, 79 người trả lời chủ yếu từ
6
ngành CNXD và công nghệ thông tin tham gia vào một nghiên cứu
thực địa để kiểm tra nhận thức về tầm quan trọng của tiêu chí này.
1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp
theo của tác giả:
Thực tiễn cho thấy, CNHT nói chung và CNHT ngành XDDD
nói riêng ở VN hiện nay còn yếu kém, tồn tại nhiều bất cập, làm
giảm cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và giảm cạnh
tranh của các sản phẩm CN trong nước. Sự non yếu của CNHT đã
trở thành lực cản rất rõ ràng đối với sự phát triển các ngành CN nói
chung cũng như các ngành CN mũi nhọn nói riêng. Nguyên nhân
chủ yếu là chúng ta chưa nhìn nhận đúng đắn về ngành CNHT, kể cả
Chính phủ lẫn các DN. CNHT chưa nhận được sự quan tâm xứng
đáng của các cấp, các ngành. Vì vậy tác giả cho rằng cần tiếp tục
nghiên cứu làm rõ một số vấn đề CNHT nói chung và CNHT ngành
XDDD nói riêng để thúc đẩy các ngành này phát triển.
Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn
diện về CNHT ngành XDDD ở VN. Do đó đề tài nghiên cứu không
trùng lắp với những công trình nào đã được công bố trước đây.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
1.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về sự phát triển
CNHT ngành XDDD ở VN dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu,
sách, bài báo, trang web, số liệu tổng cục thống kê, Bộ XD, Vụ Vật
liệu xây dựng, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các
báo cáo tài chính của các DN CNHT như Kính XD, Xi măng, Vật
liệu xây, Vật liệu lợp, Vật liệu ốp lát…
1.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp
7
Để đánh giá khả năng phát triển của hoạt động sản xuất kinh
doanh VLXD trong thời gian tới, cũng như xem xét các yếu tố ảnh
hưởng tới sự phát triển này, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến
đánh giá của các cán bộ lãnh đạo tại 350 DN sản xuất, kinh doanh
VLXD, tư vấn –thiết kế-giám sát XD trên thị trường hiện nay, nhằm
thu thập ý kiến của đội ngũ này cho các vấn đề trên. Công việc khảo
sát được thực hiện tại ba khu vực: Miền Bắc từ Ninh Bình trở ra, số
lượng DN khảo sát là 140, miền Nam từ Bình Thuận trở vào, số
lượng DN khảo sát là 120, miền Trung là khu vực còn lại, số lượng
DN khảo sát là 90. Kết quả thu về, số phiếu khảo sát là 350, tuy
nhiên số phiếu hợp lệ là 300 phiếu. Dữ liệu thu được từ 300 phiếu
gồm có 115 phiếu của khu vực phía Bắc, 112 phiếu của khu vực phía
Nam và 73 phiếu của khu vực miền Trung. Dữ liệu này được xử lý
sơ bộ bằng phần mềm Excel trước khi đưa vào thành dữ liệu của
phần mềm SPSS16 để tiến hành phân tích. Các phương pháp phân
tích đã được trình bày trong nội dung phương pháp nghiên cứu.
1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu
1.2.2.1.Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Tác giả thu thập dưới dạng các báo cáo tổng hợp được Bộ XD,
Vụ Vật liệu xây dựng, Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư,
báo cáo tài chính của các DN CNHT. Trong đó có các nội dung về
vốn đầu tư, GDP, lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận…của các
DN CNHT ngành XDDD. Các số liệu trên được tác giả chọn lọc, xử
lý và đưa vào nghiên cứu này dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ. Nội
dung phân tích các số liệu này bao gồm phân tích so sánh giá trị giữa
các giai đoạn, ở đây là theo từng năm, từng giai đoạn.
8
1.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory
Factor Analysis)
- Phân tích hồi quy
9
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ
PHÁT TRIỂNCÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG
2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ
2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ
Khái niệm này được đưa ra trong quyết định số 12/2011/QĐ-TTg
ban hành ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính Phủ, cụ thể như
sau: CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng,
linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành CN
sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh từ tư liệu sản xuất
hoặc sản phẩm tiêu dùng.
2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ
Thứ nhất: Sự phát triển của CNHT là tất yếu của quá trình phân công
lao động xã hội.
Thứ hai: CNHT là ngành phức tạp và rộng lớn.
Thứ ba: CNHT góp phần tạo nên“ chuỗi giá trị” khi một ngành CN
sản xuất hay lắp ráp một sản phẩm nhất định phát triển, cần có một
hệ thống các ngành CNHT để cung cấp các chi tiết sản phẩm đó
Thứ tư: CNHT không phải là ngành “công nghiệp phụ”.
Thứ năm: Thu hút số lượng lớn DN, nhất là các DNNVV
2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ
Phân loại CNHT có thể được phân thành các tiêu thức sau:
Thứ nhất: Phân loại theo ngành nghề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng
Thứ hai: Phân loại theo ngành/ công nghệ sản xuất linh kiện
2.1.4.Vai trò của công nghiệp hỗ trợ
2.1.4.1.CNHT là nền tảng cho nền kinh tế:
10
Bảo đảm tính chủ động cho nền kinh tế; Hạn chế nhập siêu; Tăng
sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính; Phát triển hệ thống
DNNVV
2.1.4.2. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp:
Một quốc gia có thể tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩm CN
khi khu vực thượng nguồn với nguyên phụ liệu, cụm linh kiện được
cung ứng ngay trong nội địa. Phát triển CNHT góp phần hiệu quả
trong việc khai thác các nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu
nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế
biến thô.
2.1.4.3. Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đối với các quốc gia CN trẻ, CNHT thường được hình thành
đồng thời với việc tổ chức lắp ráp, sản xuất các sản phẩm CN cuối
cùng. Còn đối với các nước đang phát triển, do thiếu vốn, công nghệ,
thị trường tiêu thụ, thông thường CN lắp ráp phát triển trước, CNHT
hình thành theo sau với tiến trình nội địa hoá các sản phẩm. Quá
trình này được các tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực
hiện trên lãnh thổ của nước sở tại.
2.2. Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành
XDDD
2.2.1. Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng
2.2.1.1. Nhận dạng CNHT ngành XDDD
Theo quan điểm của tác giả: CNHT ngành XDDD bao gồm các
ngành tư vấn-thiết kế-giám sát và sản xuất VLXD cơ bản để cấu
thành nên sản phẩm nhà ở như:Sắt; thép; xi măng; cát; đá xây dựng;
gạch xây dựng và các vật liệu hoàn thiện, trang trí: Kính xây dựng;
thạch cao; vật liệu ốp tường; ốp sàn; ốp trần; mái lợp; các loại cửa;
11
sơn chống thấm; gốm sứ; điện các loại; hệ thống dẫn và thoát nước;
hệ thống điều khiển và thông tin liên lạc…
2.2.1.2. Quan điểm phát triển CNHT ngành XDDD
Trong phạm vi của luận án, tác giả đưa ra quan điểm phát triển
CNHT ngành XDDD trên hai khía cạnh đó là phát triển theo chiều
rộng và phát triển theo chiều sâu.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD
2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD theo
chiều rộng
a) Cấp độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD
Trong phát triển các DN CNHT ngành XDDD, bao gồm các cấp
độ như sau:
Cấp độ 5 Thiết kế + Sản xuất + Lắp ráp, chế tạo
Cấp độ 4 Thiết kế + Sản xuất (1 phần) + Lắp ráp, chế tạo
Cấp độ 3 Gia công + Lắp ráp (chế tạo một phần)
Cấp độ 2 Gia công chính
Cấp độ 1 Gia công thô
Hình 2.1: Các cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
b) Tốc độ tăng trưởng DN CNHT ngành XDDD trong một thời gian
nhất định
ĐốivớiDN CNHT ngành XDDD,tốcđộtăngtrưởngDN CNHT
ngành XDDD được xác định bằng tỷlệphầntrămtăngthêm(hoặcgiảm
đi)giữagiátrịtổngsảnphẩm của các DN CNHT ngành XDDD tạora
trongnăm(theogiásosánh)sovớigiátrịtổngsảnphẩmcủa các DN CNHT
ngành XDDD củanămtrước đó.
Tốcđộ Giá trị tổng sản phẩm của DN CNHTnăm n
Phát triển= x 100
12
CNHT XDDDGiá trị tổng sản phẩm của DN CNHTnămn-1
2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD theo
chiều sâu
a) Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP)
Trên phương diện tính toán, TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi
trừ đi phần đóng góp của tăng số lượng lao động và vốn. Xét ở góc
độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ
yếu vào 3 nhân tố chính: Vốn (K), Lao động (L) và năng suất các
nhân tố tổng hợp (TFP).
Với cách tiếp cận này, hàm sản xuất có dạng: Y= F (K, L, TFP)
Trong đó Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP)
b) Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng
công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp VLXD.
Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong CN VLXD được
xác định bằng công thức:
Tỷ trọng giá trịGiá trị sản phẩm công nghệ cao
Sản phẩm= x 100
công nghệ cao Tổnggiá trị CN VLXD
c) Phát triển bền vững trong CNHT ngành XDDD
Trên những cơ sở lý thuyết trên, tác giả phân tích phát triển bền
vững trong CNHT ngành XDDD dựa trên 3 trụ cột chính: Về mặt
kinh tế; về mặt xã hội; về mặt môi trường.
d) Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các DN CNHT
ngành XDDD
Để đánh giá sự phát triển của một DN CNHT ngành XDDD, thì
phát triển hệ thống tài chính lành mạnh là một chỉ tiêu quan trọng để
các nhà đầu tư biết được chính xác về tình hình tài chính của DN để
yên tâm hơn trong đầu tư. Do đó, để biết được tình hình tài chính
13
DN có lành mạnh hay không, ngoài việc phân tích các thông số tài
chính DN được công bố, so sánh với các DN khác trong cùng lĩnh
vực, phần còn lại phải có sự tìm hiểu (một cách chủ động) các bản
giải trình báo cáo kiểm toán…
2.2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển CNHT ngành XDDD
2.2.3.1. Các nhân tố trực tiếp
Thị trường; Vốn; Khoa học kỹ thuật và công nghệ; Nguồn nhân
lực; Điều kiện tự nhiên; Chính trị, văn hóa, xã hội;
2.2.3.2. Các nhân tố gián tiếp
Các chính sách của Nhà Nước với phát triển CNHT ngành
XDDD; Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu; Cơ sở hạ tầng;
Năng lực mỗi quốc gia trong phát triển CNHT; Sự phát triển của tập
đoàn đa quốc gia; Vai trò của Chính phủ
2.2.4. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT ngành
XDDD trên thế giới và bài học cho Việt Nam
- Kinh nghiệm của Nhật Bản; Kinh nghiệm của Trung Quốc
-Bài học cho VN:XD một quan điểm và cách hiểu phù hợp về
CNHT; Xác định đúng vai trò CNHT trong hệ thống CN quốc gia
hiện đại; Chủ động, tích cực tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu và
nâng cao năng lực cạnh tranh; Thu hút và giữ chân các doanh nghiệp
FDI; Phát triển khu vực DN nhỏ và vừa; Tăng cường mối liên kết
giữa các DN CNHT ngành XDDD; Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao trong DN CNHT ngành XDDD; Phát triển cấu trúc ngành
phù hợp; Phát triển CNHT ngành XDDD phải đảm bảo PTBV.
14
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
3.1. Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn
2009 -2013
Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao;
Quymô,nănglựccủacácDNthamgiapháttriển nhàở ngàycàngtăng; Lợi
thế của nguồn nhân lực VN; Khoa học công nghệ ngày càng phát
triển; Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế; Liên kết và hội nhập quốc
tế;Sức ép về phát triển bền vững; Nguồn nhân lực sản xuất trong các
DN còn thiếu kinh nghiệm.
3.2.Thực trạng ngành XDDD và một số DN CNHT ngành XDDD
3.2.1. Thực trạngngành XDDD ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1990; Giai đoạn từ năm 1990 -2000; Giai đoạn
từ năm 2000 – đến nay (2013).
3.2.2. Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009
-2013
Xi măng; Kính xây dựng; Vật liệu xây; Vật liệu lợp; Vật liệu ốp lát;
Tư vấn -Thiết kế - Giám sát XD.
3.3.Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD VN
3.3.1. Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD
Qua số liệu khảo sát thực tế của 300 DN cho thấy, cấp độ công
nghệ trong các DN CNHT như sau: DN sản xuất xi măng và vật liệu
xây có cấp độ 1 chiếm tỷ lệ lớn nhất, xi măng (15%), vật liệu xây
(20%), ngành tư vấn và thiết kế 0%. Ở cấp độ 2 ngành vật liệu xây
chiếm 22%, tiếp đến là ngành xi măng, vật liệu ốp lát chiếm 17%,
vật liệu lợp và kính XD chiếm 17%, tư vấn và thiết kế 0%. Cấp độ 3
ngành tư vấn và thiết kế chiếm 32%, tiếp đến là ngành kính XD
15
chiếm 27%, thấp nhất vẫn là ngành sản xuất vật liệu lợp 15%. Cấp
độ 4, ngành tư vấn và thiết kế chiếm 35%, ngành kính XD chiếm
30%, vật liệu ốp lát chiếm 27%, vật liệu lợp chiếm 25%, vật liệu xây
chiếm 20%, xi măng chiếm 22%. Cấp độ 5 ngành tư vấn và thiết kế
chiếm 33%, vật liệu lợp chiếm 32%, thấp nhất vẫn là ngành vật liệu
xây chiếm 21%.
Tùy vào đặc thù của từng ngành mà có các cấp độ phát triển khác
nhau. Song, ở cấp độ 4 vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 5 cấp độ phát
triển. Điều này chứng tỏ các DN CNHT đã rất chú trọng vào thiết kế
+ sản xuất ( một phần) + lắp ráp, chế tạo.
3.3.2. Tốc độ phát triển CNHT ngành XDDD
Tốc độ phát triển bình quân ngành XD giai đoạn 2011- 2013 đạt
27,7%, giai đoạn 2011-2015 giảm 3,8% so với giai đoạn 2011-2013.
Do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế, các hoạt động XD đã
chững lại, điều này làm cho tốc độ phát triển bình quân ngành XD
cũng giảm theo.Tốc độ phát triển của DN CNHT ngành XDDD có
xu hướng giảm dần. Năm 2013 giảm 0,9% so với năm 2012 và giảm
4,9% so với năm 2011.
3.3.3. Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP)
- Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2005 có xu hướng tăng
cao, năm 2005 tăng 1,65% so với năm 2000. Nhưng giai đoạn 2006 -
2010 có xu hướng giảm dần, năm 2010 giảm 1,45% so với năm
2006. Đặc biệt giai đoạn 2011 -2013 có xu hướng giảm mạnh nhất
trong hơn 10 năm qua, năm 2013 giảm 1,38% so với năm 2010.
- TFP ngành XD giai giai đoạn 2001-2005 là 4,33%, giai đoạn 2006
-2008 chiếm 3,73%; giai đoạn 2008 -2010 chiếm 3,74%; giai đoạn
2010-2013 chiếm 4,47%. Nhìn chung đóng góp của TFP vào tăng
trưởng của ngành là tương đối. Với tốc độ tăng GDP bình quân giai
16
đoạn 2000 - 2005 là 7,405%; giai đoạn 2006 -2010 là 7,02%; giai
đoạn 2011-2013 là 5,44%.
3.3.4. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng
dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp XDDD
- Ngành xi măng, năm 2013 có tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ
cao chiếm 60%.
- Ngành vật liệu xây, năm 2013 có tỷ trọng giá trị sản phẩm công
nghệ cao chiếm 55%.
- Ngành vật liệu lợp, năm 2013 có tỷ trọng giá trị sản phẩm công
nghệ cao chiếm 63%.
- Ngành vật liệu ốp lát, năm 2013 có tỷ trọng giá trị sản phẩm công
nghệ cao chiếm 50%.
- Ngành kính XD, năm 2013 có tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ
cao chiếm 65%.
3.3.5. Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các DN
CNHT ngành XDDD
Hệ thống tài chính còn thiếu chính xác của các chỉ tiêu tài chính:
Đây là tồn tại khá phổ biến trên báo cáo tài chính của các DN. Sự
thiếu chính xác này bắt nguồn từ nhận thức không đúng về hệ thống
chỉ tiêu tài chính, từ đó dẫn đến việc thu thập dữ liệu để tính toán chỉ
tiêu chưa hợp lý. Tuy vậy, việc xác minh tính chính xác của các chỉ
tiêu này ít được kiểm toán viên thực hiện. Điểm đặc trưng khi thu
thập thông tin trên các báo cáo tài chính là chưa phân biệt được bản
chất của các chỉ tiêu. Chính vì vậy, các chỉ tiêu trên đều được thu
thập theo năm hoặc thu thập tại một thời điểm nhưng được dùng đại
diện cho cả năm. Đúng ra, với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản,
cơ cấu nguồn vốn và các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán là
những chỉ tiêu mang tính thời điểm. Đối với các chỉ tiêu phản ánh
17
năng lực hoạt động và khả năng sinh lời là những chỉ tiêu mang tính
thời kỳ (phản ánh kết quả của cả kỳ kinh doanh), khi tính toán phải
sử dụng số bình quân năm thì các DN lại sử dụng trị số của các yếu
tố đầu vào (tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ) tại thời điểm
cuối năm để đại diện cho cả năm. Điều này dẫn đến sự thiếu chính
xác của hầu hết các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động hay khả
năng sinh lời của DN, làm cho nhìn nhận của các nhà quản lý, các
nhà đầu tư về DN thiếu chính xác.
3.3. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng phát triển
bền vững CNHT ngành XDD
3.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong-
Hệ số Cronbach’s Alpha
Kết quả kiểm định dữ liệu cho các thang đo khảo sát cho thấy, các
thang đo đều có hệ số Cronbach-alpha lớn hơn mức tối thiểu cần
thiết là 0.6 khả nhiều, điều này cho thấy dữ liệu khảo sát có độ tin
cậy khá cao.
3.4.2. Phân tích nhân tố
3.4.2.1. Phân tích nhân tố đối với nhân tố độc lập
Hệ số KMO là 0.843> 0.5 và Sig=0.000< 0.05 nên giả thuyết độ
tương quan giữa các biến quan sát có tương quan với nhau trong
tổng thể.
3.4.2.2. Phân tích nhân tố đối với các nhân tố phụ thuộc
Hệ số KMO là 0.625> 0.5 và Sig=0.000< 0.05 nên giả thuyết độ
tương quan giữa các biến phụ thuộc có tương quan với nhau trong
tổng thể
3.4.3. Phân tích đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển bền
vững CNHT ngành XDDD
- Đánh giá về thị trường sản phẩm VLXD
18
- Đánh giá về nguồn nhân lực
- Đánh giá về cơ sở hạ tầng
- Đánh giá về nguồn Vốn
- Đánh giá về khoa học công nghệ
- Đánh giá về chính sách
- Đánh giá về quan hệ liên kết
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên
- Đánh giá về Chính trị- Văn hóa
3.4.4. Phân tích tương quan giữa các nhân tố
- Giữa các biến độc lập với nhau, hệ số tương quan đều bằng 0, điều
này cho thấy giữa các biến độc lập là không có sự tương quan.
- Giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, hệ số tương quan có giá
trị khác 0, và giá trị Sig tương ứng đều bằng 0.000, điều này cho
thấy các biến độc lập có sự tương quan với biến phụ thuộc. Thông
qua hệ số trên cũng cho thấy, sự tương quan theo quan hệ đồng biến
vì các hệ số tương quan đều lớn hơn 0.
Như vậy các nhân tố đảm bảo yêu cầu bước đầu để có thể tiến
hành phân tích hồi quy.
3.4.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới phát triển
bền vững CNHT ngành XDDD
PTBV CNHT ngành XDDD= 0.372*Vốn+ 0.371*KHCN+ 0.352*
Thị trường+ 0.318* Chính sách phát triển+0.308* Nguồn nhân
lực+ 0.304* Cơ sở hạ tầng+ 0.241* Chính trị văn hóa+ 0.208*
Điều kiện tự nhiên+ 0.201* Quan hệ liên kết
Với kết quả phân tích hồi quy đảm bảo độ tin cậy, thì có thể rút ra
kết luận từ phương trình hồi quy như sau: Các yếu tố có ảnh hưởng
mạnh tới sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD là các yếu tố
về Khoa học công nghệ, Vốn, Thị trường, Chính sách hỗ trợ của Nhà
19
nước và Nguồn nhân lực, Cơ sở hạ tầng, các yếu tố có mức ảnh
hưởng nhỏ hơn là Quan hệ liên kết, Chính trị văn hóa, Điều kiện tự
nhiên. Như vậy trong quá trình thực hiện các biện pháp phát triển
bền vững CNHT ngành XDDD, cần chú trọng nhiều nhất tới các vấn
đề về KHCH, Vốn, Thị trường và cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của
Nhà nước cho sự phát triển bền vững của ngành.
3.4. Đánh giá chung về phát triển CNHT ngành XDDD
3.4.1. Những kết quả đạt được
- Về tăng trưởng kinh tế: hoạt động XD nói chung và XDDD nói
riêng đã đóng góp vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. GDP
ngành XD giai đoạn 2000-2005 chiếm 2,4% trong 7,045% GDP và
cũng là giai đoạn cao nhất kể từ năm 2000-2013. Ngành CN và XD
đã đóng góp một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu GDP của VN.
-Về phát triển xã hội:
Về giải quyết lao động việc làm: Ngành XD trong giai đoạn 2009
-2013 có tăng lên nhưng không lớn. Năm 2010, nhân lực ngành XD
tăng từ mức 7,9 triệu người lên gần 10 triệu người năm 2015 và
khoảng 11-12 triệu người năm 2020
Các DN CNHT ngành XDDD cung cấp đa dạng các sản phẩm có
hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu hiện đại của
người tiêu dung và hướng ra thị trường trên thế giới.
-Về môi trường
Xử lý rác thải XD:Xử lý tập trung là nói tới việc tập kết rác thải XD
và đưa đến một địa điểm cụ thể, sau đó thống nhất phân loại và xử
lý. Đối với biện pháp xử lý tập trung rác thải XD, có thể tùy chọn 2
loại thiết bị gia công là thiết bị nghiền cố định và thiết bị nghiền di
động. Biện pháp xử lý phân tán là chỉ rác thải XD được đổ đống rải
rác hoặc chia thành nhiều khu vực xử lý, để có thể giảm việc mua và
20
tiết kiệm chi phí, phù hợp nhất là chọn thiết bị nghiền di động, như
vậy vừa dễ sử dụng, vừa mang lại hiệu quả cao.
Tái chế rác thải XD: Tận dụng rác thải XD như cốt liệu bê tông và
gạch vụn, có thể tạo ra những vật liệu bê tông, vữa, gạch lát nền…
đối với cốt liệu thô, có thể sử dụng làm vật liệu áo đường hoặc sử
dụng làm vật liệu sản xuất gạch, tấm tường, gạch lát nền và nhiều
sản phẩm VLXD khác; đối với phế thải vụn, có thể sử dụng để thi
công đường, làm vật liệu chôn cọc móng…; đối với phế thải là gỗ,
với những vật liệu gỗ chưa bị hư hỏng nặng, vẫn có thể tái chế và sử
dụng, nếu hư hỏng nặng có thể đưa vào tái chế và tạo ra các tấm
nguyên liệu hoặc giấy; đối với phế thải là vật liệu hỗn hợp nhựa
đường, có thể tái chế thành vật liệu bê tông nhựa; đối với phế liệu là
thép và các vật liệu kim loại khác, có thể trực tiếp sử dụng lại hoặc
đưa vào lò luyện thành các vật liệu thép tái chế.
3.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế trong ứng dụng khoa học và công nghệ;
- Hạn chế về nhân lực chất lượng cao trong các DN CNHT ngành
XDDD;
- Về phân bố các DN sản xuất chưa hợp lý;
- Công tác quản lý môi trường sản xuất và khai thác, sử dụng tài
nguyên chưa hợp lý nên gây ô nhiễm môi trường và lãng phí;
- Ngành CN nguyên liệu phụ trợ rất yếu.
21
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM
4.1. Quan điểm và định hướng phát triển CNHT ngành XDDD
4.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển CN VLXD
Quyết định “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây
dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, ngày
22/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
-Quan điểm phát triển vật liệu xây dựng
- Định hướng phát triển VLXD đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030
4.1.2. Quan điểm vàđịnh hướng phát triển ngành Tư vấn-Thiết kế-
Giám sát XD
-Quan điểm phát triển ngành Tư vấn- Thiết kế - Giám sát
XD
-Định hướng phát triển ngành Tư vấn- Thiết kế - Giám sát
XD đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
4.2. Giải pháp phát triển CNHT ngành XDDD ở Việt Nam
4.2.1. Giải pháp đối với Chính Phủ
- Có định hướng phát triển hợp lý ngành CNHT
- Tạo cơ chế chính sách để phát triển CN VLXD theo quy hoạch
- Đẩy mạnh công tác điều tra tài nguyên khoáng sản phục vụ yêu cầu
phát triển VLXD
- Hỗ trợ các DN trong việc tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến
- Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ
- Chính sách khuyến khích phát triển CNHT
- Hoàn thiện chính sách đầu tư
22
4.2.2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD
- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học –công nghệ đồng
thời với khoa học quản lý
- Bảo vệ môi trường trong sản xuất VLXD
- Xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn cho DN hỗ trợ.
- Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành CNHT
- Tăng cường các biện pháp huy động nguồn vốn đầu tư cho DN
- Nâng cao trình độ công nghệ.
- Khai thác thị trường trong và ngoài nước
4.3. Giải pháp cụ thể đối với một số DN CNHT ngành XDDD
hiện nay
- Ngành xi măng:
Chú ý những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của DN;
Trình độ công nghệ sản xuất xi măng; Chú ý đến bình ổn giá xi
măng trong cả nước…
- Ngành kính xây dựng:
Cần ổn định chất lượng, chủng loại sản phẩm cũng như chi phí
sản xuất kính ở trong nước cao hơn kính nhập khẩu; Chính Phủ nên
có mức thuế nhập khẩu mặt hàng kính đạt mức trần trong khung thuế
nhập khẩu hoặc sử dụng “biện pháp tự vệ” để nâng thuế nhập khẩu
cao hơn mức trần qui định.
- Ngành vật liệu xây
Cần có các giải pháp khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất
VLXD không nung của Chính phủ; Hoàn thiện công nghệ sản xuất
vật liệu xây không nung, nghiên cứu sử dụng tất cả các nguồn phế
thải CN
- Ngành vật liệu lợp
23
Các vật liệu lợp cần được nghiên cứu và sản xuất đáp ứng được
các yêu cầu thẩm mỹ cũng như kỷ thuật mà vẫn có những ưu điểm
của loại vật liệu công nghiệp; Cần đa dạng các vật liệu lợp hơn, hiện
nay trên thế giới đã sản xuất được các loại vật liệu lợp từ nguồn gốc
hữu cơ, được chế tạo sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum…
- Ngành ốp lát
Xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành CN đá ốp lát
nước ta đạt mục tiêu 20 triệu m
2
với kim ngạch xuất khẩu 400 triệu –
500 triệu USD vào năm 2020 và 35 triệu – 40 triệu m
2
với kim ngạch
xuất khẩu từ 800 triệu – 1 tỷ USD vào năm 2030.
24
KẾT LUẬN
Phát triển CNHT ngành XDDD có vai trò và vị trí quan trọng ở
nước ta, là một trong số các ngành CN chủ đạo thúc đẩy nền kinh tế
quốc dân tăng trưởng. Với nghiên cứu của tác giả thì luận án đã đạt
được những nội dung sau:
Thứ nhất: Tác giả đã hệ thống hóa một cách cơ bản về CNHT nói
chung và CNHT ngành XDDD nói riêng trên các khía cạnh: Khái
niệm; vai trò; đặc điểm; các nhân tố ảnh hưởng; các quan điểm; các
chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD; kinh nghiệm quốc
tế về phát triển XDDD và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ hai: Trên cơ sở lý thuyết về phát triển CNHT ngành XDDD, tác
giả đã phân tích những cơ hội và thách thức trong phát triển CNHT
ngành XDDD. Từ đó nghiên cứu một cách cụ thể về thực trạng phát
triển CNHT ngành XDDD dựa trên các chỉ tiêu đánh giá (chỉ tiêu
phát triển theo chiều rộng và chiều sâu). Đặc biệt, tác giả sử dụng
SPSS16 để đo lường các nhân tố tác động đến phát triển bền vững
CNHT ngành XDDD. Từ đó tác giả đánh giá thực trạng phát triển
CNHT ngành XDDD, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế
và nguyên nhân.
Thứ ba: Từ những hạn chế và nguyên nhân đó, tác giả nêu ra những
định hướng và giải pháp phát triển CNHT ngành XDDD, những kiến
nghị đối với các Bộ, ngành, Hội, Hiệp hội có liên quan.