Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tuyến trùng gây nốt sưng (meloidogyne sp) hại hồ tiêu và khả năng sử dụng một số chế phẩm bảo vệ thực vật trong phòng trừ tại huyện đăk song, đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.12 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MAI LƯƠNG

NGHIÊN CỨU TUYẾN TRÙNG GÂY NỐT SƯNG
(Meloidogyne. sp) HẠI HỒ TIÊU VÀ KHẢ NĂNG SỬ
DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG
PHỊNG TRỪ TẠI HUYỆN ĐĂK SONG, ĐĂK NƠNG

Chun ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Đức Khánh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Lương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn
này, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cơ quan, các thầy cơ, gia đình và bạn bè
đồng nghiệp.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn:
TS. Lê Đức Khánh - người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi trong q trình
thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban đào tạo sau đại học, Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và tạo điều
kiện thuận lợi để tơi hồn thành khóa học và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ nghiên cứu của Bộ môn
Côn trùng đặc biệt là nhóm thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu tuyến trùng hại cây cà phê,
hồ tiêu và các giải pháp khoa học cơng nghệ phịng trừ hiệu quả ở các vùng sản xuất
trọng điểm”, trong đó có Nhóm Tuyến trùng, Nhóm nghiên cứu sâu hại cây cơng nghiệp
dài ngày - Bộ môn Côn trùng - Viện Bảo vệ thực vật đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện
cho tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè những
người luôn bên cạnh, động viên giúp đỡ tơi về mọi mặt trong q trình học tập và thực

hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đối với những sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Lương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis Abstract ................................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ........................................................................... 1

1.2.1.

Mục tiêu .............................................................................................................. 1

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2


1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................... 3

2.2.

Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 4

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước ....................................................................... 4

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 13

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 17
3.1.

Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ........................................................................ 17

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 17


3.1.2.

Dụng cụ nghiên cứu .......................................................................................... 17

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 18

3.2.1.

Nghiên cứu thành phần lồi tuyến trùng chính hại hồ tiêu tại Đăk Song,
Đăk Nông .......................................................................................................... 18

iii


3.2.2.

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái chủ yếu và đặc điểm phân tử của
loài tuyến trùng gây nốt sưng (Meloidogyne incognita) ................................... 18

3.2.3.

Nghiên cứu diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến trùng gây nốt
sưng (Meloidogyne incognita) hại hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk Nông................ 18

3.2.4.

Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại hồ tiêu của một số chế
phẩm bảo vệ thực vật ........................................................................................ 18


3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18

3.3.1.

Nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng chính hại hồ tiêu tại Đăk Song,
Đăk Nơng .......................................................................................................... 18

3.3.2.

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và phân tử của loài tuyến trùng
gây nốt sưng (Meloidogyne incognita) hại hồ tiêu ........................................... 21

3.3.3.

Nghiên cứu diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến trùng gây nốt
sưng (Meloidogyne incognita) hại hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk Nông................ 23

3.3.4.

Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại hồ tiêu của một số chế
phẩm sinh học, hóa học .................................................................................... 26

3.3.5.

Các phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 29

3.4.


Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 29

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 30
4.1.

Tình hình sản xuất hồ tiêu tại Đăk Nơng và thành phần lồi tuyến trùng
chính gây hại trên hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk Nông ......................................... 30

4.1.1.

Tình hình sản xuất hồ tiêu tại Đăk Nơng .......................................................... 30

4.1.2.

Thành phần lồi tuyến trùng chính gây hại trên hồ tiêu tại Đăk Song,
Đăk Nông .......................................................................................................... 31

4.2.

Một số đặc điểm hình thái và phân tử của lồi tuyến trùng gây nốt sưng
Meloidogyne incognita hại hồ tiêu ................................................................... 35

4.2.1.

Một số đặc điểm hình thái cơ bản của lồi tuyến trùng gây nốt sưng
Meloidogyne incognita ..................................................................................... 35

4.2.2.


Đặc điểm phân tử của loài tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne
incognita ........................................................................................................... 42

4.3.

Diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến trùng gây nốt sưng
Meloidogyne incognita tại Đăk Song, Đăk Nông ............................................. 44

4.3.1. Diễn biến mật độ quần thể tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne
incognita tại Đăk Song, Đăk Nông ................................................................... 44

iv


4.3.2.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến mật độ quần thể tuyến trùng gây nốt sưng
hại hồ tiêu hại hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk Nơng ............................................... 47

4.4.

Phịng trừ tuyến trùng nốt sưng bằng một só chế phẩm bảo vệ thực vật .......... 52

4.4.1.

Hiệu lực của các loại thuốc trừ tuyến trùng trong điều kiện phịng thí
nghiệm .............................................................................................................. 52

4.4.2.


Hiệu lực trừ tuyến trùng nốt sưng của một số chế phẩm bảo vệ thực vật
trong điều kiện nhà lưới .................................................................................... 53

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 55
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 55

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 56

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 57

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích, sản lượng hồ tiêu tại tỉnh Đăk Nông năm 2016 ..........................30
Bảng 4.2. Thành phần lồi tuyến trùng gây hại hồ tiêu tại Đăk Song,Đăk
Nơng, 2015 ...................................................................................................33
Bảng 4.3. Tần suất xuất hiện và mật độ tuyến trùng ký sinh hồ tiêu tại Đăk
Song – Đăk Nông, 2015 ...............................................................................34
Bảng 4.4. Các chỉ số đo của ấu trùng tuổi 2, con cái và con đực loài ..........................42
Bảng 4.5. Mật độ tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita trong đất
và rễ hồ tiêu tại Đăk Song – Đăk Nơng, 2015 .............................................45
Bảng 4.6. Số trứng trung bình/bọc của lồi Meloidogyne incognita trong rễ hồ
tiêu tại Đăk Song, Đăk Nông, năm 2015 .....................................................47
Bảng 4.7. Đặc điểm đất và mật độ tuyến trùng gây hại trong đất, rễ hồ tiêu tại
Đăk Song - Đăk Nông, 2015 ........................................................................48

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới mật độ tuyến trùng gây hại trong
đất và rễ hồ tiêu tại Đăk Song – Đăk Nông, 2015 .......................................49
Bảng 4.9. Mật độ tuyến trùng gây hại trên các vườn hồ tiêu kinh doanh trồng
các giống phổ biến tại Đăk Song – Đăk Nông, 2015 ...................................50
Bảng 4.10. Khả năng suy thoái mật độ quần thể tuyến trùng trong đất trồng hồ
tiêu trong điều kiện khơng có nguồn thức ăn, Viện Bảo vệ thực vật,
2015..............................................................................................................51
Bảng 4.11. Khả năng ức chế, dẫn dụ của cúc vạn thọ và cây thì là đối với tuyến
trùng hại hồ tiêu tại Đăk Nông, 2015 ...........................................................51
Bảng 4.12. Hiệu lực của một số sản phẩm trừ tuyến trùng Meloidogyne
incognita trong phịng thí nghiệm, Viện Bảo vệ thực vật, 2016 ..................52
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá hiệu lực của một số sản phẩm phòng trừ tuyến
trùng Meloidogyne incognita trong đất ở điều kiện nhà lưới, Viện
Bảo vệ thực vật, 2016 ..................................................................................53
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá hiệu lực của một số sản phẩm phòng trừ tuyến
trùng Meloidogyne incognita trong rễ ở điều kiện nhà lưới, Viện
Bảo vệ thực vật, 2016 ..................................................................................54

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Vị trí lấy mẫu ................................................................................................19
Hình 3.2. Phân loại mẫu và tiến hành lọc mẫu đất .......................................................19
Hình 3.3. Nhân ni tuyến trùng trong chậu cà chua ...................................................26
Hình 3.4. Đếm tuyến trùng trong thí nghiệm thử thuốc ...............................................27
Hình 4.1. Vườn hồ tiêu vàng lá, rễ tiêu bị tuyến trùng nốt sưng gây hại......................32
Hình 4.2. Xác định thành phần tuyến trùng hại hồ tiêu tại Đăk Song – Đăk Nơng ............32
Hình 4.3. Con cái trong mơ rễ hồ tiêu (A) và bọc trứng (B) ........................................36
Hình 4.4. Phần đầu của con cái Meloidogyne incognita ...............................................37

Hình 4.5. Tiêu bản mẫu cutin vùng chậu con cái của Meloidogyne incognita .............37
Hình 4.6. Phần đầu con đực Meloidogyne incognita với kim hút (thước 10 µm) ............38
Hình 4.7. Phần đi con đực với gai giao cấu ..............................................................38
Hình 4.8. Hình thái của ấu trùng Meloidogyne incognita .............................................39
Hình 4.9. Phần đầu của ấu trùng Meloidogyne incognita .............................................39
Hình 4.10. Phần đi của ấu trùng Meloidogyne incognita............................................40
Hình 4.11. Con đực (trên) và con cái (dưới) ...................................................................40
Hình 4.12. Hình thái của trưởng thành đực Meloidogyne incognita ..............................41
Hình 4.13. Hình thái của trưởng thành cái Meloidogyne incognita ................................41
Hình 4.14. Ảnh điện di sản phẩm PCR vùng ITS trên agarose gel của hai mẫu
tuyến trùng nốt sưng trên hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk Nơng..........................43
Hình 4.15. Cây phả hệ ML: Vùng ITS của 2 mẫu Meloidogyne incognita trên hồ
tiêutại Đăk Nông và một số lồi Meloidogyne khác. ....................................43
Hình 4.16. Vườn hồ tiêu tiến hành thu thập mẫu đất và rễ, Đăk Song - Đăk
Nơng,2015.....................................................................................................45
Hình 4.17.Diễn biến mật độ tuyến trùng Meloidogyne incognita trong đất và rễ
hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk Nông, năm 2015 .................................................46
Hình 4.18. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa tại Đăk Nông năm 2015 ..........................46

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai Lương
Tên Luận văn: “Nghiên cứu tuyến trùng gây nốt sưng (Meloidogyne sp.) hại hồ tiêu và
khả năng sử dụng một số chế phẩm bảo vệ thực vật trong phòng trừ tại huyện Đăk Song,
Đăk Nông”
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60.62.01.12


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định được thành phần lồi tuyến trùng gây hại trên hồ tiêu tại Đăk Song,
Đăk Nông mô tả được một số đặc điểm hình thái của lồi tuyến trùng nốt sưng gây hại
quan trọng Meloidogyne sp. và diễn biến phát sinh gây hại của chúng, đồng thời xác
định được một số chế phẩm có hiệu quả trong phòng trừ.
Phương pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu
- Tuyến trùng nốt sưng thu thập trên hồ tiêu tại Đăk Song – Đăk Nông;
- Các vườn tiêu thời kỳ kinh doanh;
- Chế phẩm sinh học, thuốc hóa học.
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần lồi tuyến trùng chính hại hồ tiêu tại Đăk Song,
Đăk Nông;
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và đặc điểm phân tử của lồi tuyến
trùng gây nốt sưng (Meloidogyne incognita);
- Nghiên cứu diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến trùng gây nốt sưng
(Meloidogyne incognita ) hại hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk Nơng;
- Thử nghiệm hiệu lực phịng trừ tuyến trùng hại hồ tiêu của một số sản phẩm
sinh học và hóa học.
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần lồi: Mẫu đất và mẫu rễ được thu thập 2 lần/năm vào
đầu và cuối mùa mưa
+ Tách lọc tuyến trùng từ đất: Hệ thống lọc Baermann
+ Tách tuyến trùng từ rễ: theo phương pháp được mô tả trong “Tuyến trùng thực
vật và cơ sở phòng trừ” của Nguyễn Ngọc Châu (2003)

viii



+ Xác định thành phần loài tuyến trùng theo các tài liệu của Nguyễn Ngọc Châu
và Nguyễn Vũ Thanh (2000), Siddiqi (2000). Castillo and Vovlas (2007), Perry and
Moens (2009), Ryss (2002).
+ Mơ tả một số đặc điểm hình thái cơ bản của tuyến trùng theo phương pháp của
các tác giả: Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (1999); Loof P.A.A. (1991);
Nguyễn Ngọc Châu (2003); Castillo & Vovlas (2007).
- Tách chiết DNA:
+ Các quần thế được tách chiết DNA theo quy trình chuẩn được mơ tả bởi
Waeyenberge et al. (2000).
+ Phân tích và so sánh các trình tự tương đồng đã được các tác giả khác công bố
trên ngân hàng DNA (Gen bank) sử dụng chương trình MEGA version 6 (Tamura,
Stecher, Peterson, Filipski and Kumar 2013
- Theo dõi diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến trùng gây nốt sưng
(Meloidogyne incognita ) hại hồ tiêu tại Đăk Song, Đăk Nông
+ Mẫu đất và rễ hồ tiêu được lấy mỗi tháng 1 lần tại 3 vườn ở các điểm điều tra.
+ Đếm tuyến trùng trong 5 gam rễ và 100 g đất bằng kính lúp soi nổi.
- Thử hiệu lực của một số sản phẩm bảo sinh học, hóa học (SH-BV1, AT, Song
Lam 333 50ND, AH No6, Tervigo 020 SC, Marshal 5 G) phịng trừ tuyến trùng trong
phịng thí nghiệm và nhà lưới viện Bảo vệ thực vật
- Xử lý số liệu thí nghiệm thơng qua sử dụng các phần mềm EXCEL và SAS 9.1
Kết quả chính và kết luận
- Đã thu thập được 7 loài tuyến trùng gây hại trên hồ tiêu tại Đăk Song – Đăk
Nông thuộc 6 họ của bộ Tylenchida, bộ Triplonchida và bộ Dorylaimida. Trong đó lồi
tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita thuộc bộ Tylenchida là lồi gây hại
quan trọng nhất.
- Đã mơ tả được một số đặc điểm hình thái cơ bản nhận dạng lồi tuyến trùng nốt
sưng Meloidogyne incognita. Phân tích DNA, khẳng định loài tuyến trùng nốt sưng hại
hồ tiêu ở Đăk Song – Đăk là Meloidogyne incognita.
- Tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognita xuất hiện, gây hại quanh năm

trên hồ tiêu. Mật độ tuyến trùng trong đất giảm dần trong mùa xuân, cao vào đầu mùa
mưa. Ngược lại, tuyến trùng nốt sưng trong rễ có xu hướng cao trong mùa khơ
- Trong điều kiện phịng thí nghiệm, chế phẩm SH – BV1, Sông Lam 333 50 ND,
AH No6 và Marshal 5G cho hiệu lực 100% chỉ sau 1 ngày xử lý. Ở điều kiện nhà lưới,
thuốc hóa học Marshal 5 G cho hiệu lực cao nhất là 75,01% đối với tuyến trùng trong
đất, 47,53% đối với tuyến trùng trong rễ. Chế phẩm SH – BV1 có hiệu quả trừ tuyến
trùng trong đất đạt 61,57% và trong rễ đạt 41,9%.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Mai Luong
Thesis title: Root-knot nematode (Meloidogyne sp.) in black pepper and ability to
application of some pesticides for it's control in Daksong- Daknong
Major: Plant protection

Code: 60.62.01.12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Composition identification of plant parasitic nematodes on black pepper in
Daksong, describing some morphology characteristics of important root-knot nematode
species (Meloidogyne sp), and seasonal abundance in the field and defining some
efficient bio and chemical products of controlling.
Materials and Methods
Materials
- Meloidogyne sp.,
- Black pepper plantation in Daksong, Daknong Province;
- Bio and chemical products.

Contents
- Study on composition of plant parasitic nematodes on black pepper in
Daksong, Daknong Province;
- Study on some key characteristics of morphology and molecular for
Meloidogyne incognita;
- Surveying the seasonal abundance of Meloidogyne incognita population on
black pepper in Daksong, Daknong;
- Testing efficacy of some bio and chemical products for root-knot nematode
control.
Methods
- Soil and root samples were collected two times of year, the early and end rainy
season (May, October) from 3 black pepper plantations in Daksong districts, Daknong
provinces;
+ The Baermann funnel system used to extract nematodes from soil samples.
+ Extract nematodes from root samples based on the published document of
Nguyen Ngoc Chau (2003).

x


+ Nematode identification based on published documents of N.N. Chau and
Nguyen Vu Thanh (2000), Siddiqi (2000). Castillo and Vovlas (2007), Perry and Moens
(2009), Ryss (2002).
- Describing some key morphologies of nematode were under Nikon SMZ1500,
basing on published documents of Nguyen Ngoc Chau and Nguyen Vu Thanh (1999);
Loof P.A.A. (1991); Nguyen Ngoc Chau (2003); Castillo and Vovlas (2007).;
- Extract DNA based on process of Waeyenberge et al. (2000), sequencing
based on MEGA version 6 (Tamura, Stecher, Peterson, Filipski and Kumar 2013) for
verification on Gen bank;
- Seasonal abundance of knot nematode Meloidogyne incognita in black pepper

at Daksong, Daknong, 2015;
+ Soil and root samples of black pepper were collected every month from 3
black pepper plantations at Daksong districts, Daknong provinces.
+ Counting root-knot nematodes under Nikon SMZ1500 of 5 g of root and 100 g
of soil.
+ Counting egg number of clusters.
- Testing efficacy of some bio and chemical products such as SH-BV1, Song
Lam 333 50ND, AH No6, Tervigo 020 SC, Marshal 5 G that carried out in the Lab., and
in the greenhouse of Entomology Division, Plant Protection Research Institute.
- All data analyzed by the EXCEL, SAS 9.1 and ABBOTT correction.
Main findings and conclusions
Main findings
- Identified the composition of plant parasitic nematodes in black pepper at
Daksong, Daknong
- Described some morphology and molecular characteristics of Meloidogyne
incognita that is the most important species damaging on black pepper in Daksong,
Daknong
- Determined the seasonal abundance of Meloidogyne incognita population in
black pepper at Daksong, Daknong Province, 2015
- Specified efficacy of some bio and chemical products in Lab., and the
greenhouse that is background for proposing management measures of nematodes on
black pepper in Daksong, Daknong
Conclusions
- Seven nematode species were recorded in black pepper at Daksong, Daknong

xi


Province in 2015. Among them, root-knot nematode Meloidogyne incognita belong to
Tylenchida order is the most important pests;

- Morphology characteristics and DNA analysis affirmed that root-knot
nematode Meloidogyne incognita damaging strongly on black pepper in Daksong,
Daknong;
- Root -knot nematode Meloidogyne incognita appear, damaging all year around
in black pepper. Nematodes in the soil density decrease in the spring and increase in the
rainy season. By contrast, root-knot nematode in roots tend to be higher in dry season;
- In the Lab condition, some bio and chemical products bring high efficacy for
root-knot nematode control such as SH – BV1, Song Lam 333 50 ND, AH No6 and
Marshal 5G. In the greenhouse Marshal 5 G bring highest efficacy (75,01% for
nematodes in the soil and 47,53% in roots).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây trồng có giá trị kinh tế, đem lại thu nhập
cao cho người nông dân và là nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Mỗi ha
hồ tiêu đạt doanh thu hơn 14.200 USD, cao gấp 5 lần so với cà phê, cao su, gấp 8
lần so với cây chè và điều. Năm 2014, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt
156.396 tấn, kim ngạch đạt 1,210 tỷ USD. Hiện nay, khoảng 95 % sản lượng hồ
tiêu trong nước được xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, chiếm
khoảng 50 % thị phần xuất khẩu thế giới (Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam- 2014).
Hồ tiêu được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Ngun và Đơng Nam Bộ, trong
đó Tây Ngun chiếm hơn 50 % tổng diện tích hồ tiêu cả nước. Bên cạnh đó diện
tích tiêu liên tục tăng vượt cả quy hoạch. Năm 1995 tổng diện tích trồng hồ tiêu
của cả nước mới chỉ là 7.000 ha, năm 2010 đã lên tới 50.000 ha, năm 2012 là
57.500 ha và đến nay diện tích tiêu đã là trên 80 nghìn ha (Cục Trồng trọt 2014). Diện tích tăng nhanh, đầu tư thâm canh lớn đã dẫn đến nhiều hệ lụy như
năng suất sụt giảm, sâu bệnh phát sinh phá hại nặng, ô nhiễm môi trường.
Hiện tại, các vùng trọng điểm sản xuất hồ tiêu ở nước ta đang phải đối mặt

với nhiều thách thức lớn, đó là trên hồ tiêu xuất hiện hiện tượng vàng lá, dẫn đến
cây hồ tiêu chết chậm. Hiện tượng này phổ biến ở tất cả nhiều vùng trồng hồ tiêu
trên cả nước, trong đó có vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng, làm thất thu lớn cho sản xuất, gây nỗi
bức xúc cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, cán bộ chỉ đạo sản xuất, đặc biệt
là các hộ nông dân. Nhiều tác giả nghiên cứu về sâu, bệnh hại hồ tiêu đều cho
rằng, cùng với nhóm nấm bệnh gây hại trong đất, tuyến trùng cũng là một trong
những đối tượng gây hại quan trọng, góp phần gây hiện tượng vàng lá, làm rút
ngắn thời gian kinh doanh cây hồ tiêu ở nước ta. Để góp phần giải quyết những tồn
tại ngồi sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tuyến trùng
gây nốt sưng (Meloidogyne sp.) hại hồ tiêu và khả năng sử dụng một số chế
phẩm bảo vệ thực vật trong phịng trừ tại huyện Đăk Song, Đăk Nơng”.
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu
Xác định được thành phần loài tuyến trùng gây hại trên hồ tiêu tại Đăk
Song, mô tả được một số đặc điểm hình thái của lồi Meloidogyne sp. và diễn

1


biến phát sinh gây hại của chúng, đồng thời xác định được một số chế phẩm có
hiệu quả trong phịng trừ.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần loài tuyến trùng chính hại hồ tiêu tại Đăk Song,
Đắk Nơng;
- Xác định một số đặc điểm hình thái chủ yếu của lồi tuyến trùng gây nốt
sưng (Meloidogyne sp.) hại hồ tiêu;
- Xác định diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến trùng gây nốt
sưng (Meloidogyne sp.) hại hồ tiêu tại Đăk Song, Đắk Nông;
- Xác định được chế phẩm bảo vệ thực vật có khả năng khống chế quần thể

tuyến trùng gây nốt sưng (Meloidogyne sp.) hại hồ tiêu tại Đăk Song, Đắk Nông.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là dẫn liệu khoa học về tuyến trùng gây nốt
sưng hại cây trồng ở nước ta nói chung, hồ tiêu nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản
lý tuyến trùng gây nốt sưng hại hồ tiêu có hiệu quả, nhất là biện pháp sinh học, bảo
vệ mơi trường, góp phần tạo sản phẩm hồ tiêu an toàn và sản xuất bền vững.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tuyến trùng gây nốt sưng (Meloidogyne sp.) trên hồ tiêu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở xác định thành phần tuyến trùng hại hồ tiêu tại Đăk Song, Đắk
Nông, đề tài đi sâu nghiên cứu diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến
trùng gây nốt sưng (Meloidogyne sp.) hại hồ tiêu trên đồng ruộng, thử nghiệm
khả năng khống chế mật độ quần thể nhóm tuyến trùng này trong điều kiện
phịng thí nghiệm và nhà lưới bằng một số chế phẩm sinh học, hóa học tại Viện
Bảo vệ thực vật.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Từ những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia xuất
khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, với tổng lượng xuất khẩu đạt 56.506 tấn, chiếm
28% tổng xuất khẩu của thế giới. Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng
đầu về sản xuất và xuất khẩu với sản lượng xuất khẩu bình quân ước đạt 95.000
tấn mỗi năm, chiếm trên 30% sản lượng và gần 50% thị phần thương mại hồ tiêu

toàn cầu. Hồ tiêu Việt Nam hiện được xuất khẩu tới gần 80 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Đặc biệt là xuất khẩu các loại hàng chất lượng cao vào Mỹ, Nhật và các
nước EU ngày càng tăng (theo báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam).
Cũng giống như nhiều nước sản xuất hồ tiêu khác, hồ tiêu Việt Nam cũng
phải đối mặt với rất nhiều loài dịch hại nghiêm trọng, chúng phát sinh thành dịch
và đe dọa cả về năng suất và chất lượng sản phẩm hồ tiêu. Hiện tại, hàng ngàn ha
hồ tiêu nước ta đang đứng trước nguy cơ suy tàn, sụt giảm năng suất nghiêm
trọng do bị hiện tượng vàng lá. Nguyên nhân được xác định là do một tập đoàn
ký sinh gây hại trong đất. Chúng phá hủy bộ rễ, làm cho cây cịi cọc, khơng hút
được dinh dưỡng và dần dần bị chết. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, nguyên
nhân gây hiện tượng vàng lá hồ tiêu chính là do một số loài nấm ký sinh trong
đất, rệp sáp hại rễ và tuyến trùng gây nên. Các kết quả nghiên cứu của Viện Sinh
thái tài nguyên sinh vật trong nhiều năm cho thấy, tuyến trùng hại rễ hồ tiêu chủ
yếu là tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne spp.
Tuyến trùng gây nốt sưng được coi là một trong những nhóm ký sinh quan
trọng trên cây trồng nông nghiệp, phân bố rộng khắp thế giới. Tuyến trùng
thường có phổ ký chủ rộng, gây hại trên bộ rễ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh
trưởng, phát triển của cây trồng, dẫn đến giảm sản lượng thu hoạch cũng như
chất lượng sản phẩm cây trồng. Tác hại do tuyến trùng gây ra ít được chú ý do
chúng ký sinh và gây hại các bộ phận của cây ở dưới mặt đất, khi phát hiện được
thông qua các triệu chứng ở các bộ phận trên mặt đất thì cây đã bị hại khá nặng,
biện pháp phòng trừ sẽ thấp hoặc thậm chí khơng có hiệu quả.
Nghiên cứu tuyến trùng là lĩnh vực khá phức tạp, trên thế giới đã được
đề cập từ hàng trăm năm nay, nhưng để hạn chế được loại dịch hại này không
phải là điều dễ dàng, do vậy trên bất cứ loại cây trồng nào có sự xuất hiện loại

3


dịch hại này sẽ là nguy cơ lớn cho loại cây trồng đó. Trong khi đó ở nước ta,

những nghiên cứu chuyên sâu về tuyến trùng gây hại cây trồng còn chưa
nhiều, những nghiên cứu đầu tiên mới được bắt đầu từ những năm 1970 với
công bố đầu tiên của TS.Andrassy người Hungary về 21 loài tuyến trùng ký
sinh thực vật ở Việt Nam.
Một số cơ quan nghiên cứu cũng đã hợp tác với các tổ chức quốc tế như
FAO, Viện giun sán ký sinh Liên bang Nga, ICRISAT...về nghiên cứu tuyến
trùng. Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào điều tra thành
phần lồi, tính đa dạng sinh học...
Để từng bước góp phần giải quyết những tồn tại trên đây, đáp ứng được yêu
cầu các vùng sản xuất hồ tiêu trọng điểm nói chung, Đăk Nơng nói riêng, cần có
những nghiên cứu chuyên sâu làm cơ sở cho đề xuất các biện pháp phịng trừ có
hiệu quả nhất, đặc biệt là hướng quản lý mật độ quần thể tuyến trùng trên đồng
ruộng theo hướng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nền nông
nghiệp bền vững.
2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
2.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài tuyến trùng hại hồ tiêu
Tuyến trùng là một trong những đối tượng gây hại nặng cho bộ rễ hồ tiêu,
chúng ký sinh trong rễ, trực tiếp gây hại và gián tiếp mở đường cho các tác nhân
gây bệnh khác như vi rút, vi khuẩn, nấm,... làm cho cây hồ tiêu nhiễm bệnh
nhanh chóng bị chết hoặc khó phục hồi. Khi bộ rễ cây hồ tiêu bị tuyến trùng tấn
công, tạo thành các nốt sưng trên rễ hoặc gây tổn thương rễ. Khi bộ rễ bị phá
huỷ, tùy mức độ, làm cho cây cằn cọc, kém phát triển, lá úa vàng, quả và hạt nhỏ,
chất lượng kém.Bị hại nặng, khi bộ rễ bị phá huỷ một phần hay tồn bộ, cây có
thể bị chết. Thường thì tác hại ban đầu do tuyến trùng gây ra ít được chú ý, do
chúng ký sinh và gây hại các bộ phận của cây ở dưới mặt đất, khi các triệu chứng
xuất hiện ở các bộ phận trên mặt đất thì lúc đó bệnh đã khá nặng, phịng trừ sẽ
kém hoặc thậm chí khơng có hiệu quả. Đây chính là nhược điểm cần phải được
khắc phục đối với những loại cây mẫn cảm với tuyến trùng.
Thành phần loài tuyến trùng ký sinh trên rễ hồ tiêu tương đối phong phú,

tuy nhiên có thể chia ra các nhóm.

4


a. Nhóm tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne spp.):
Tuyến trùng nốt sưng ký sinh cố định tại phần rễ cây, làm cho rễ cây phình
ra hoặc sưng lên thành từng đám. Cây khơng hút được dinh dưỡng và trở nên cịi
cọc, vàng úa, năng suất giảm hoặc cây có thể chết.
Trứng của tuyến trùng nốt sưng được con cái đẻ ra ngoài trong một bọc
gelatin nằm trên bề mặt của nốt sưng. Sau q trình phát triển phơi thai, trứng
phát triển thành ấu trùng tuổi 1 ngay bên trong trứng, lần lột xác thứ nhất xảy ra
ngay bên trong trứng và phát triển thành ấu trùng tuổi 2 khi nở ra ngoài. Khi
xâm nhập vào rễ, tuyến trùng gây ra các nốt sưng làm cho rễ cây bị sưng từng
đám. Khi bị nặng, bộ rễ bị phá hủy, cây bị vàng úa, còi cọc, sinh trưởng kém,
năng suất giảm hoặc thất thu hồn tồn, cây có thể bị chết. Một số loài tuyến
trùng nốt sưng:
+Meloidogyne incognita được phát hiện trên cà phê vào năm 1960 ở
Guatemala, Bờ biển Ngà, sau đó là Tanzania và gần đây nhất là ở Jamaica và Ấn
Độ. Meloidogyne incognita là loài tuyến trùng xuất hiện phổ biến nhất và gây hại
nghiêm trọng. Chúng ký sinh trên nhiều loài thuộc nhiều họ thực vật khác nhau.
+ Meloidogyne javanica là loài ký sinh phổ biến thứ 2 sau M. incognita.
Dải phân bố của chúng khá rộng, từ 40 vĩ độ bắc đến 33 vĩ độ nam. Chúng có
khả năng chịu đựng qua mùa khô hạn trong thời gian 3 - 6 tháng.
+ Meloidogyne exigua, loài tuyến trùng đầu tiên được Jobert phát hiện năm
1878 tại Rio de Janeiro (Brazil). Sau đó được Goeldi mơ tả năm 1889 và 1892.
b. Tuyến trùng gây thương tổn rễ (Pratylenchus spp.)
Tuyến trùng Pratylenchus spp. tạo nên các vết thương trên rễ, làm rễ cây bị
phá hủy từng đám, bị nặng bộ rễ bị phá hủy hồn tồn, cây cịi cọc, lá vàng úa,
năng suất giảm, thậm chí gây thất thu hồn tồn, cây có thể chết.

Các lồi tuyến trùng phổ biến và gây hại nặng hơn cả là Pratylenchus
coffeae (Zimmermann, 1898; Filjipev and Schstekhoven, 1941); Pratylenchus
brachyurus (Godfrey, 1929; Filjipev and Schstekhoven, 1941).
c. Tuyến trùng đào hang (Radopholus spp.)
Các loài tuyến trùng thuộc giống Radopholus với khả năng ký sinh nội di
chuyển giống như các loài thuộc giống Pratylenchus.. Loài R. similis được biết
đến là tác nhân chính gây hại trên hồ tiêu sau các loài Meloidogyne spp., tại

5


Indonesia và Ấn Độ (Ramana et al., 1994. Tại Indonesia, loài R. similis trong
những năm 50 của thế kỷ trước đã xóa sổ hồn tồn diện tích trồng hồ tiêu ở
Bangka Island (Christie, 1957, 1959).
d. Tuyến trùng bán nội ký sinh (Rotylenchulus reniformis)
Mặc dù không gây tác hại trên cây hồ tiêu mạnh như các loài Meloidogyne
spp., Pratylechus spp. và Radopholus spp. nhưng lồi này ln xuất hiện với tần
suất cao ở các vùng trồng hồ tiêu (Campos et al., 2005; Koshy and Bridge,
2005). Khi mật độ của loài này trên cây trồng lớn thì khả năng gây hại rất cao,
thường làm cho cây còi cọc, vàng lá và năng suất thấp.
e. Tuyến trùng ngoại ký sinh vector mang truyền virus (Longidorids và
Trichodorrids)
Đây là 2 nhóm tuyến trùng ngoại ký sinh và có khả năng mang truyền
virus gây bệnh xoắn lá ở hồ tiêu.Tùy mật độ ký sinh và điều kiện mơi trường,
các lồi tuyến trùng thuộc 2 nhóm này có thể phát triển thành dịch gây bệnh
virus cho cây.
2.2.1.2. Nghiên cứu về sinh học, sinh thái và các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình gây hại, phát triển của quần thể tuyến trùng gây nốt sưng
a. Vòng đời của tuyến trùng
Tuyến trùng nốt sưng sinh sản hữu tính, vịng đời trải qua 3 giai đoạn:

trứng, ấu trùng và trưởng thành. Trứng được con cái đẻ ra trong một bọc gelatin
và được nở ra khi gặp điều kiện thuận lợi. Ấu trùng trải qua 4 giai đoạn (J1J4).Ấu trùng tuổi 1 phát triển ngay trong trứng và khi nở ra đã là tuổi 2.Sau lần
lột xác thứ 4, chúng trở thành con trưởng thành và có khả năng sinh sản. Con cái
phình ra qua các lần lột xác và trở thành hình cầu ở giai đoạn trưởng thành. Con
đực có hình giun (Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 2000).
b. Sinh thái tuyến trùng, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gây hại và phát
triển của quần thể tuyến trùng
Các yếu tố môi trường bao gồm các yếu tố sinh học và không sinh học đều
tác động đến định tính hoặc định lượng của một quần thể tuyến trùng ở các cấp
độ khác nhau.Vật chủ thực vật là một yếu tố cơ bản tác động đến mật độ quần thể
tuyến trùng. Ngoài ra các yếu tố sinh học khác như các bệnh, các loại ký sinh, ăn
thịt... cũng ảnh hưởng đến quần thể tuyến trùng trên đồng ruộng.

6


Trong các yếu tố khơng sinh học có vai trị điều khiển các quần thể tuyến
trùng thì nhiệt độ và độ ẩm đất là những yếu tố quan trọng nhất. Mật độ tuyến
trùng rất thay đổi theo thời gian, điều kiện dinh dưỡng và độ dốc. Ngoài ra, kết
cấu đất cũng có ảnh hưởng đến quần thể tuyến trùng trong đất (Nguyễn Ngọc
Châu, 2003).
2.2.1.3. Diễn biến mật độ quần thể tuyến trùng trên đồng ruộng
Huang et al. (1984) đã công bố kết quả nghiên cứu diễn biến mật độ tuyến
trùng nốt sưng trên cà phê ở Braxin. Nghiên cứu đã ghi nhận số lượng ấu trùng
Meloidogyne exigua trong đất thấp nhất vào 3 tháng cuối mùa khô nhưng tăng
nhanh vào giai đoạn chuyển tiếp (cuối tháng 9, đầu tháng 10). Vào thời điểm
giữa mùa khô là giai đoạn mật độ trứng trong rễ đạt cao nhất, mật độ ấu trùng
trong rễ đạt đỉnh cao ngay sau đỉnh cao trứng trong rễ. Mật độ ấu trùng trong rễ
cao vào các tháng mùa khô cho thấy trứng thành thục nở ngay sau khi chúng hấp
thu nước trong qua trình tách chiết tuyến trùng. Một lý do khác là trứng tuyến

trùng đã nở ở trong bọc gelatine và chỉ đợi đủ ẩm để thốt ra ngồi. Mật độ ấu
trùng trong rễ thấp vào cuối mùa khơ cho thấy rất ít ấu trùng xâm nhập vào rễ
trong mùa khô. Khi mùa mưa đến mật độ tuyến trùng tăng nhanh ngay từ đầu
mùa và duy trì ở mật độ tương đối cao trong suốt mùa mưa. Mặc dù mật độ ấu
trùng và trứng biến động giữa các tháng, mật độ ấu trùng tuổi 2 luôn duy trì cao
trong đất trong suốt mùa mưa (Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Ngọc Châu, 1993).
2.2.1.4. Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng
Do tuyến trùng nằm trong đất, rễ cây nên rất khó phịng trừ. Người ta đã áp
dụng nhiều biện pháp như sử dụng giống kháng, các biện pháp canh tác như luân
canh cây trồng, ngừng canh tác một thời gian, xử lý vườn ươm sạch bệnh, vệ sinh
đồng ruộng, làm đất kỹ, phơi ải, ngâm dầm, bón phân hợp lý, trồng cây hấp dẫn
xua đuổi, khử trùng đất, thậm chí thay đất trong nhà kính, sử dụng thuốc sinh
học, thuốc hóa học… Tùy từng loại cây trồng và lồi tuyến trùng ký sinh chính
trong điều kiện canh tác cụ thể mà áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm hạn chế
mật độ của chúng ở mức chấp nhận được để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
a. Biện pháp sử dụng cây giống sạch bệnh
Đây là giải pháp đầu tiên quan trọng nhất trong quản lý tuyến trùng.
Chúng gồm nhiều biện pháp khác nhau như: sản xuất nguồn giống sạch, xử lý
giống bị nhiễm tuyến trùng trước khi gieo trồng, kiểm tra và vệ sinh đồng ruộng,

7


ngăn ngừa tuyến trùng lây nhiễm theo người, máy móc, dụng cụ nông nghiệp
hoặc theo đường nước. Cần tạo ra các nguồn giống sạch tuyến trùng bằng việc
sản xuất nguồn giống trong các vườn nhân giống, ở đó đất đã được thu mẫu kiểm
tra định kỳ hoặc đã được khử trùng.
b. Biện pháp luân canh
Đây được coi là biện pháp quản lý tuyến trùng đơn giản. Các cây luân
canh là cây miễn nhiễm hoặc có khả năng chống chịu cao với một hoặc một vài

loại tuyến trùng.Có thể dùng các loại cây dẫn dụ thu hút tuyến trùng (trồng cây
bẫy tuyến trùng) bằng phương pháp trồng xen (sau đó nhổ đi). Dùng những cây
trồng xen mà rễ của chúng bài tiết ra các chất mang tính xua đuổi tuyến trùng:
cúc vạn thọ (tagetes patula, T.erecta) làm giảm số lượng Pratylenchus pratensis
và P.crenatus (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
c. Biện pháp canh tác
Gieo trồng sớm: điều chỉnh thời vụ gieo trồng để tránh gieo trồng vào giai
đoạn mẫn cảm tuyến trùng. Ở vùng ôn đới có thể gieo hoặc trồng ở thời kỳ lạnh,
vì vậy cây trồng có thể phát triển trước khi tuyến trùng hoạt động.
Làm khơ ruộng: hầu hết các lồi tuyến trùng trong trạng thái hoạt động rất
mẫn cảm với sự khô nhanh. Khi chuyển chúng trực tiếp từ nước vào mơi trường
có độ ẩm tương đối thấp hoặc áp suất thẩm thấu cao, chúng có thể bị chết vài
phút. Làm ải, phơi đất khô dưới ánh nắng mặt trời sau thu hoạch 3-4 tuần và
trước khi gieo trồng có tác dụng tiêu diệt và hạn chế được sự ký sinh và phát
triển của một số tuyến trùng sống và tích lũy trong đất. Ở vùng hạn hán và bán
khơ hạn 80% tuyến trùng chết có thể đạt được bằng sự khô tức thời và mạnh của
đất trong một thời gian ngắn. Việc cày xới sẽ làm trứng và ấu trùng của tuyến
trùng cảm nhiễm chết do bị phơi và khô nhanh.
Làm ngập nước: là biện pháp kinh tế và rất hiệu quả để phịng trừ tuyến
trùng, q trình này làm giảm nồng độ oxi và tăng CO2 cũng như làm thay đổi
hóa học trong đất như: phản ứng nitrat hóa, tích lũy chất amoniac, giảm sắt, tăng
các loại axit hữu cơ. Hầu hết môi trường của tuyến trùng bướu rễ sẽ bị phá hủy
trong thời gian ngập 7 tháng. Cho ngập nước là biện pháp rất kinh tế và rất hiệu
quả để phòng trừ tuyến trùng hại chuối ở những cánh đồng chuối trồng trên đất
sét bùn tại Surinam (châu Phi).

8


d. Biện pháp hóa học

Từ những năm 1970 trở lại đây các loại thuốc hóa học khác nhau đã được
sử dụng rộng rãi để phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật như các loại thuốc
xông hơi, các loại thuốc không xông hơi.Tuy nhiên, biện pháp này lại gây hậu
quả xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt thuốc hóa học cũng làm
cho nhiều loại tuyến trùng trở nên kháng thuốc. Do đó cũng chỉ nên dùng thuốc
hóa học trong trường hợp cần thiết và phải sử dụng chúng một cách hợp lý
(Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
Đưa thuốc vào độ sâu 35-40cm đã cày bừa kỹ, ẩm độ 75% và nhiệt độ
phải phù hợp trong thời điểm cần xử lý với từng loại thuốc. Dùng thuốc vào đúng
giai đoạn mẫn cảm nhất của tuyến trùng, có thể thực hiện trước khi trồng, sau khi
thu hoạch và trong bảo quản.
e. Biện pháp vật lý
Tuyến trùng rất mẫn cảm với nhiệt độ, hầu hết tuyến trùng ký sinh thực
vật bị phá hủy ở nhiệt độ 600C trong vòng 30 phút. Do đó sử dụng các biện pháp
như:
- Xử lý khói (khử trùng đất bằng khói)
- Phơi nắng: đồng ruộng được phay đất và tháo nước cạn sau đó phủ các
tấm polyetylene, hiệu quả được chứng minh đạt kết quả tốt
- Khử trùng bằng nhiệt điện: được áp dụng trong các nhà kính hoặc vườn
cây quý, khi nhiệt độ được duy trì ở 50oC trong vịng 1 giờ thì hầu hết tuyến
trùng bướu rễ trong đất bị chết; bằng nhiệt vi sóng… Tất cả các phương pháp
trên đều đem lại hiệu quả cao nhưng giá thành cao và chỉ ứng dụng ở quy mơ nhỏ
như nhà lưới hoặc phịng thí nghiệm (Nguyễn Ngọc Châu, 2003).
f. Sử dụng các tác nhân trong phòng trừ sinh học
Vi khuẩn Pasteuria penetrans là loại ký sinh bắt buộc ở một số tuyến trùng
ký sinh thực vật như các loại ấu trùng của Meloidogyne spp., Pratylenchus spp.,
….Vi khuẩn Pasteuria penetrans rất độc và có thể giảm mật độ quần thể tuyến
trùng Meloidogyne trong chậu đến 99% trong 3 tuần. Loại vi khuẩn này xem như
tác nhân sinh học có tiềm năng trong phịng trừ sinh học. Một số kết quả điều tra
ban đầu cho thấy ở Việt Nam có hơn 20 lồi tuyến trùng trong tự nhiên bị nhiễm

vi khuẩn Pasteuria penetrans như Meloidogyne spp., Pratylenchus spp.,
Helicotylenchus spp., … (Nguyen N.C and Sturhan, D., 2005).

9


Các nấm: Arthrobotrys spp., Monacrosporium spp., Paecilomyces lilacinus
và Pochonia chlamydosporia (= Verticillium chlamydosporium), Acremonium
spp., Metarhizium sp., Beauveria bassiana, Aspergillus spp., … chúng ký sinh
lên trứng, tuyến trùng cái của tuyến trùng bướu rễ và bào nang của tuyến trùng
bào nang, làm giảm khả năng nở của trứng, giết ấu trùng từ đó ức chế được mật
độ tuyến trùng trong đất cũng như trong rễ.
Theo một nghiên cứu tại Bỉ (2005), ở điều kiện phịng thí nghiệm và nhà
kính, các vi khuẩn vùng rễ như Brevibacillus brevis hoặc Bacillus subtilis không
chỉ ức chế chu kỳ phát triển của các loại nấm ký sinh rễ như: Rhizoctonia solani
SX-6, Pythium aphannidermatum ZJP-1 và Fusarium oxysporum, cucumerinum
ZJF-2, ở thử nghiệm in vitro mà còn có hoạt tính mạnh kháng tuyến trùng thơng
qua khả năng giết chết 62-70% tuyến trùng cảm nhiễm tuổi 2 (IJ2) của
Melodogyne javanica ở thử nghiệm nhà kính.
Paecilomyces lilacinus chủng 251 (PL251) được đánh giá là có tiềm năng
trong kiểm sốt tuyến trùng nốt sưng Melodogyne incognita ở cây cà chua, làm
giảm nốt sưng 66%, số túi trứng giảm 74% và mật độ tuyến trùng ký sinh trong
rễ giảm 71% so với mẫu đối chứng.
Vi sinh vật đối kháng: là các loại nấm và vi khuẩn có khả năng cạnh tranh
chỗ ở và thức ăn với tuyến trùng do đó chúng có khả năng hạn chế hoạt động và
sinh sản của tuyến trùng. Các vi sinh vật đối kháng như Trichoderma viridae khả
năng đối kháng hoặc tương hợp với tuyến trùng tùy lồi tuyến trùng, vi khuẩn
Pseudommonas fluorescence có khả năng đối kháng với một số tuyến trùng ký
sinh. Theo Windham và cs., khi xử lý đất bằng Trichoderma harzianum (T-12)
và Trichoderma koningii (T-8) cho thấy có khả năng làm giảm sự sinh sản trứng

của tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne arenaria. Khi kết hợp sử dụng T.
harzianum với bánh dầu nên làm giảm số lượng tuyến trùng Tylenchulus
semipenetrans.
Phòng trừ tuyến trùng bằng phương pháp sinh học là một hướng phòng trừ
mang lại hiệu quả kinh tế, có thể lợi dụng được đặc điểm tự nhiên sẵn có trong
đất để phịng trừ, làm giảm số lượng tuyến trùng ở trong đất. Tuy nhiên, để tiến
tới ứng dụng phương pháp này rộng rãi trong sản xuất hiện nay cịn là vấn đề
khó khăn.

10


g. Sử dụng các chế phẩm sinh học:
Sự bổ sung vào đất các thành phần hữu cơ khác nhau như: bột lá khô của
cây Annona squamosa, Justicia adhatoda, Catharanthus roseus, Datura
fastuosa, Azadirachta india, Eucalyptus sp., Calotropis procera,Prosopis
cinerarea. P. glandulosa, P. juliflora; hay như lá tươi băm nhỏ của cây neem, cà
độc dược, thầu dầu, bạch đàn, bakain, nerium và cây calotropis; bột hạt neem, bã
mía và bột khơ của Jolyna laminarioides, Stoechospermum marginatum,
Metinothamnus somalensis và Cystoseria trinodls cho thấy hiệu quả kiểm soát
M. javanica ký sinh trên cây cà chua, mướp tây, đậu xanh, cà tím, súp lơ, xà lách,
đậu Hà lan và cây đậu xanh. Hơn nữa, sự phát triển của cây tăng tỷ lệ thuận với
liều lượng bón bổ sung các chất hữu cơ được chiết xuất từ các loại thực vật trên.
Sử dụng bánh dầu của cây neem, bông, mù tạc, vừng và cây thầu dầu cũng cho
thấy ngăn chặn đáng kể sự phát triển của các nốt sưng trên rễ cây cà chua, cà tím,
đậu xanh, mướp tây và cây bí.
Các sản phẩm sinh học từ cây neem Azadirachta indica A. Juss. (họ
Meliaceae) có tác dụng kiểm sốt hơn 16 lồi tuyến trùng ký sinh thực vật và hơn
400 loài động vật chân đốt ở các lồi cây lương thực quan trọng. Hoạt tính sinh
học của cây neem trong kiểm sốt cơn trùng, sâu bệnh nói chung và tuyến trùng

nói riêng đó là nhờ các hợp chất như: triterpenes, đặc biệt là các limonoid
(salanin, nimbin, nimbidin,…), azadirachtin và các chất tương tự. Tất cả các sản
phẩm của cây neem đều có kết quả tốt trong việc làm giảm mật độ các nhóm
tuyến trùng ký sinh thực vật như: Radopholus similis, Pratylenchus goodeyi,
Meloidogyne spp.. Sau 8 tháng thí nghiệm với các sản phẩm: bánh dầu, bột hạt,
bột nhân hạt và dầu neem cho thấy bánh dầu neem làm giảm đáng kể P. goodeyi
và Meloidogyne spp. ở cây chuối, Pratylenchus zeae trên cây mía. Thí nghiệm
cho thấy bột hạt neem có hiệu quả lâu dài trong kiểm sốt tuyến trùng khi được
so sánh với Furadan 5G.
Theo một nghiên cứu ở Nigeria, các nhà khoa học đã sử dụng dịch chiết từ
rễ của cỏ Siam [Chromolaena odorata (L.)King và Robinson], cây neem
(Azadirachta indica A. Juss), cây thầu dầu (Ricinus communis L.) và cây cỏ
chanh (Cymbopogon citratrus (DC) Stapf). Kết quả cho thấy ở nồng độ nguyên
chất của dịch chiết rễ cỏ Siam và neem gây tỷ lệ trứng ung là 100% sau 7 ngày
thử nghiệm và ấu trùng là 100% sau 12 giờ thử nghiệm.

11


Các độc tố đối với tuyến trùng từ dịch chiết rễ của các loại thực vật khác
nhau đã được nghiên cứu bởi rất nhiều nhà khoa học, các độc tố này hầu như
không gây độc đối với người và động vật, nhưng lại có hiệu quả cao chống lại
các nhóm tuyến trùng ký sinh ở các loại thực vật khác nhau. Đây cũng được xem
như một biện pháp sử dụng “thuốc tiêu diệt tuyến trùng tự nhiên”, hiệu quả đem
lại cũng tương tự thuốc diệt trừ tuyến trùng được tổng hợp hóa học, khơng gâytác
động xấu đến mơi trường, khơng gây độc cho cây và khơng tạo ra các lồi tuyến
trùng kháng thuốc.
h. Sử dụng phân bón hữu cơ sinh học (compost)
Sử dụng các loại phân ủ (compost) có nguồn gốc thực vật cũng là một
hướng mới trong phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật. Sự phân hủy chất hữu

cơ sẽ giải phóng các hợp chất gây độc cho tuyến trùng ký sinh. Đặc biệt sự phân
giải các chất từ phế thải thực vật sẽ giải phóng các axit hữu cơ như axetic,
propionic và butyric, nồng độ các chất này có thể được lưu giữ một vài tuần
trong đất và có thể giết chết một số lồi tuyến trùng. Chất hữu cơ cũng làm tăng
sự phong phú của các nấm ăn tuyến trùng, làm giảm mật độ tuyến trùng ký sinh
thực vật trên đồng ruộng. Phân hữu cơ có tác dụng làm tăng sản lượng cây trồng
song cũng rất thuận lợi cho sinh sản của các loài tuyến trùng ăn thịt và một số
nấm có ích để tiêu diệt các lồi tuyến trùng ký sinh thực vật. Bón phân khống
chống sự hình thành các giai đoạn tuổi của ấu trùng, làm thay đổi đặc tính hóa lý,
sinh học của đất tạo điều kiện bất lợi cho tuyến trùng. Bón phân kali cân đối giữa
N.P.K đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng chống chịu
cao, tạo điều kiện pH trong đất trung hòa kiềm để giảm khả năng sinh sản của
tuyến trùng. Phân vi lượng (Bo, Mn, Cu, …) làm giảm tuyến trùng bướu rễ cà
chua 50-60%, năng suất tăng 30-40% (Treskov, 1962). Một số chất phế thải
trong công nghiệp chế biến hải sản như vỏ tơm cua cũng được sử dụng bón vào
đất. Do chúng có chứa chất chitin có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của một
số nấm, đặc biệt một số loài thuộc Actinimycetes là vật hại đối với tuyến trùng
thực vật trong đất. Các chất này cịn kích thích tăng số lượng các lồi nấm có
enzyme phân giải chất kitin. Nhiều lồi nấm thuộc nhóm này có khả năng tấn
cơng lớp vỏ cutin của trứng và giết trứng. Trong quá trình phân giải các chất hữu
cơ bằng vi sinh vật đất, các chất chuyển hóa độc tố được giải phóng có khả năng
giết chết tuyến trùng thực vật.

12


×