Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

nghiên cứu tuyến trùng gây vết thương (pratylenchus sp ) hại cà phê và khả năng ứng dụng một số chế phẩm sinh học, hóa học để phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.95 MB, 108 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

-----------------***-------------------

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU TUYẾN TRÙNG GÂY VẾT THƯƠNG
(Pratylenchus sp.) HẠI CÀ PHÊ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG
DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC, HÓA HỌC
ĐỂ PHÒNG TRỪ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015


Page i


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN
-----------------*-------------------

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU TUYẾN TRÙNG GÂY VẾT THƯƠNG
(Pratylenchus sp.) HẠI CÀ PHÊ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG
DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC, HÓA HỌC


ĐỂ PHÒNG TRỪ

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60.62.01.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐỨC KHÁNH

HÀ NỘI, 2015

Page i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
cơ quan, các thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn: TS. Lê
Đức Khánh - người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn nhóm thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu tuyến
trùng hại cây cà phê, hồ tiêu và các giải pháp khoa học công nghệ phòng trừ
hiệu quả ở các vùng sản xuất trọng điểm”, trong đó có Nhóm Tuyến trùng, Bộ
môn Côn trùng, Viện Bảo vệ thực vật; Phòng tuyến trùng học, Viện Sinh thái
và tài nguyên sinh vật đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban đào tạo sau đại học, Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và tạo

điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài.
Và cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn
bè những người luôn bên cạnh, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn vô cùng đối với những sự giúp đỡ quý báu đó!
Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Hằng

Page ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê Đức Khánh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận
văn này được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy Hằng

Page iii


MỤC LỤ C

Trang phụ bìa .................................................................................................. i
Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii
Lời cam đoan ................................................................................................ iii

Mục lục ......................................................................................................... iv
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................. vi
Danh mục hình ............................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................... 1

2

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ............................................................ 2

2.1

Mục tiêu: ............................................................................................ 2

2.2

Yêu cầu: ............................................................................................. 2

3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 2

3.1

Ý nghĩa khoa học: .............................................................................. 2

3.2


Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................... 2

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................... 3

4.1

Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 3

4.2

Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU................. 4
1.1

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................... 4

1.2

Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước ................................. 5

1.2.1

Tình hình nghiên cứu ngoài nước: ...................................................... 5

1.2.2


Tình hình nghiên cứu trong nước:..................................................... 20

CHƯƠNG 2:VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................. 24

Page iv


2.1

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 24

2.1.1

Vật liệu sử dụng tách lọc và đếm tuyến trùng: .................................. 24

2.1.2

Vật liệu sử dụng trong làm tiêu bản tuyến trùng ............................... 24

2.1.3

Vật liệu sử dụng trong thử thuốc ...................................................... 24

2.1.4

Hóa chất ........................................................................................... 24

2.1.5


Thiết bị nghiên cứu........................................................................... 24

2.2

Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 25

2.2.1

Nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng chính hại cà phê tại Cư
Kuin, Đăk Lăk .................................................................................. 25

2.2.2

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái chủ yếu của loài tuyến
trùng gây vết thương (Pratylenchus sp.) ........................................... 25

2.2.3

Nghiên cứu diễn biến và các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ quần
thể tuyến trùng gây vết thương (Pratylenchus sp.) hại cà phê tại
Cư Kuin, Đăk Lăk ............................................................................ 25

2.2.4

Thử nghiệm hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại cà phê của một số
chế phẩm sinh học, hóa học .............................................................. 25

2.3

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 25


2.3.1

Nghiên cứu thành phần loài tuyến trùng chính hại cà phê tại Cư
Kuin, Đăk Lăk năm 2014 ................................................................. 25

2.3.2

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái chủ yếu của loài tuyến
trùng gây vết thương (Pratylenchus ) ............................................... 29

2.3.3

Nghiên cứu mật độ quần thể tuyến trùng gây vết thương
Pratylenchus coffeae hại cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk .................... 29

2.3.4

Đánh giá hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại cà phê của một số
chế phẩm sinh học và hóa học .......................................................... 32

2.3.5

Các phương pháp xử lý số liệu ......................................................... 37

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 38
3.1

Thành phần loài tuyến trùng chính hại cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk ..... 38


Page v


3.2

Một số đặc điểm hình thái loài tuyến trùng gây vết thương
(Pratylenchus) .................................................................................. 44

3.2.1

Một số đặc điểm hình thái chủ yếu của loài tuyến trùng gây vết
thương loài Pratylenchus coffeae (Zimmermann, 1898), Filipjev
và Schuurmans Stekhoven, 1941 ..................................................... 44

3.2.2

Một số đặc điểm hình thái chủ yếu của loài tuyến trùng gây vết
thương loài Pratylenchus zeae Graham, 1951................................... 50

3.3

Mật độ quần thể tuyến trùng gây vết thương (Pratylenchus
coffeae) hại cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk ......................................... 53

3.3.1

Diễn biến mật độ quần thể tuyến trùng gây vết thương
(Pratylenchus coffeae) hại cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk .................. 53

3.3.2


Một số yếu tố ảnh hưởng đến mật độ quần thể tuyến trùng gây
hại trên cà phê .................................................................................. 60

3.4

Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại cà phê của một số chế phẩm
sinh học, hóa học .............................................................................. 66

3.4.1

Hiệu lực của các loại thuốc trừ tuyến trùng trong điều kiện phòng
thí nghiệm ........................................................................................ 66

3.4.2

Hiệu lực trừ tuyến trùng trong điều kiện nhà lưới ............................. 68

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 72
Kết luận........................................................................................................ 72
Đề nghị......................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74

Page vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CT

Công thức


CTTN

Công thức thí nghiệm

Cs.

Cộng sự

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TT

Thứ tự

Page v


DANH MỤC BẢNG
TT bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Số loài tuyến trùng gây hại đã thu thập trên cà phê tại Cư


40

Kuin, Đăk Lăk năm 2014
3.2

So sánh thành phần loài tuyến trùng gây hại đã thu thập trên

41

cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2012 và năm 2014
3.3

Tần suất xuất hiện và mật độ tuyến trùng ký sinh ở cà phê tại

43

Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2014
3.4

Mật độ tuyến trùng gây vết thương Pratylenchus coffeae

55

trong đất và rễ cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2014
3.5

Mật độ tuyến trùng gây vết thương Pratylenchus coffeae

57


trong đất và rễ cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2013
3.6

Đặc điểm đất và mật độ tuyến trùng gây hại trong đất và rễ cà

61

phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2014
3.7

Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới mật độ tuyến trùng gây hại

63

trong đất và rễ cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2014
3.8

Mật độ tuyến trùng gây hại trên các vườn cà phê kinh doanh

65

trồng các giống phổ biến tại Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2014
3.9

Khả năng suy thoái mật độ quần thể tuyến trùng trong đất

66

trồng cà phê trong điều kiện không có nguồn thức ăn tại Viện

Bảo vệ thực vật năm 2014
3.10

Hiệu lực của một số sản phẩm trừ tuyến trùng Pratylenchus

67

coffeae trong phòng thí nghiệm, Viện Bảo vệ thực vật, 2014
3.11

Kết quả đánh giá hiệu lực của một số sản phẩm trừ tuyến

69

trùng Pratylenchus coffeae trong đất ở điều kiện nhà lưới,
Page vi


Viện Bảo vệ thực vật, 2015
3.12

Kết quả đánh giá hiệu lực của một số sản phẩm trừ tuyến

70

trùng Pratylenchus coffeae trong rễ ở điều kiện nhà lưới, Viện
Bảo vệ thực vật, 2015

Page vii



DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

hình
2.1

Vị trí lấy mẫu

2.2

Phương pháp xay rễ tách lọc tuyến trùng

2.3

Hệ thống lọc tuyến trùng từ đất

30

2.4

Nhân nuôi tuyến trùng gây vết thương Pratylenchus coffeae

33

3.1


Triệu chứng tuyến trùng hại làm cây cà phê còi cọc, bộ lá bị

39

26
27-28

vàng
3.2

Xác định thành phần tuyến trùng hại cà phê tại Cư Kuin, Đăk

39

Lăk
3.3

Hình dạng con cái Pratylenchus coffeae sau khi định hình nhiệt

45

3.4

Vùng đầu con cái

46

3.5


Thực quản và diều giữa

47

3.6

Vùng bên và vulva

48

3.7

Vùng đuôi con cái

49

3.8

Vùng đuôi con đực

49

3.9

Hình dạng con cái loài Pratylenchus zeae

50

3.10


Vùng đầu con cái

51

3.11

Thực quản và diều giữa

52

3.12

Vùng đuôi con đực

53

3.13

Thu thập mẫu xác định mật độ tuyến trùng tại Cư Kuin, Đăk Lăk

54

3.14

Diễn biến mật độ tuyến trùng Pratylenchus coffeae trong đất và

56

Page vii



rễ cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2014
3.15

Diễn biến mật độ tuyến trùng Pratylenchus sp. trong đất và rễ cà

58

phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2013
3.16

Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

59

năm 2013
3.17

Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

60

năm 2014
3.18

Đánh giá hiệu lực của thuốc trừ tuyến trùng trong phòng

68

3.19


Đánh giá hiệu lực của thuốc trừ tuyến trùng trong nhà lưới

68

3.20

Kết thúc thí nghiệm hiệu lực trừ tuyến trùng trong điều kiện nhà

70-71

lưới

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê là mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế. Nếu
so sánh với những mặt hàng được buôn bán nhiều nhất thì cà phê chỉ đứng
sau sản phẩm dầu hoả. Theo tài liệu của Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) trên
thế giới hiện nay có khoảng 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10
triệu ha và giá trị hàng hoá xuất khẩu hàng năm khoảng 55 tỷ đô la. Ngày nay
có tới hàng trăm triệu người trên thế giới uống cà phê và ở các nước trồng cà
phê đã sử dụng tới 20 triệu người lao động (Đoàn Triệu Nhạn, 2000) [10].
Ở nước ta, cà phê chủ yếu trồng tại các tỉnh vùng Tây Nguyên như:
Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông, chiếm trên 85% tổng sản lượng cà
phê của cả nước. Đây là vùng đất đỏ bazan, màu mỡ, có tầng canh tác dày, lại
có thời tiết khí hậu ôn hòa rất thích hợp cho cà phê. Chỉ trong vòng 15-20
năm trở lại đây Việt Nam đã đưa sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần.

Hiện tại, Việt Nam là nước có trình độ thâm canh cây cà phê cao, cũng là
nước có năng suất cà phê bình quân cao nhất thế giới, đạt từ 1,7 - 1,8 tấn
hạt/ha, một số địa phương đạt năng suất trên 3 tấn hạt/ha, cá biệt còn đạt 4 - 5
tấn/ha, do vậy cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ lực, có tiếng trên thị trường Quốc tế. Tuy nhiên các vùng trồng cà
phê của nước ta cũng không nằm ngoài bối cảnh chung của thế giới mà thực
tế sản xuất phải đối mặt, đó là sự xuất hiện và phá hại của các loại dịch hại.
Trong nhiều năm trở lại đây, trên cà phê vùng Tây Nguyên xuất hiện hiện
tượng vàng lá cà phê, hiện tượng này phổ biến ở tất cả các vùng trồng cà phê
tập trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng, làm thất thu lớn
cho sản xuất, gây nỗi bức xúc cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, cán bộ
chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là các chủ hộ nông dân (Hà Minh Trung và cs., 2001)
[12]. Tuy nhiên phần lớn các nghiên cứu ở nước ta cho đến nay mới tập trung
Page 1


vào các đối tượng gây hại trên mặt đất. Tập toàn ký sinh gây hại dưới mặt đất
nói chung, tuyến trùng nói riêng chưa thực sự có nhiều nghiên cứu chuyên sâu
về sinh học, sinh thái học, là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý tuyến
trùng có hiệu quả nhất. Để góp phần giải quyết những tồn tại ngoài sản xuất,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tuyến trùng gây vết
thương (Pratylenchus sp.) hại cà phê và khả năng ứng dụng một số chế
phẩm sinh học, hóa học để phòng trừ”
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu:
Xác định đặc điểm tuyến trùng gây vết thương (Pratylenchus sp.) hại cà
phê và khả năng ứng dụng một số chế phẩm sinh học, hóa học để phòng trừ
2.2. Yêu cầu:
- Xác định thành phần loài tuyến trùng chính hại cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk
- Xác định một số đặc điểm hình thái chủ yếu của loài tuyến trùng gây vết

thương (Pratylenchus sp.)
- Xác định diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến trùng gây vết
thương (Pratylenchus sp.) hại cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk
- Xác định được chế phẩm sinh học, hóa học có khả năng khống chế quần thể
tuyến trùng gây vết thương (Pratylenchus sp.) hại cà phê
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp các dẫn liệu khoa học về sinh
thái tuyến trùng gây vết thương hại cây trồng nói chung, cà phê nói riêng
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Page 2


Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp
quản lý tuyến trùng hại cà phê có hiệu quả, nhất là biện pháp sinh học, bảo vệ
môi trường, góp phần tạo sản phẩm an toàn và sản xuất bền vững
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tuyến trùng gây vết thương (Pratylenchus sp.) trên cà phê
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trên cơ sở xác định thành phần tuyến trùng hại cà phê ở Cư Kuin, Đăk
Lăk, đề tài đi sâu nghiên cứu diễn biến phát sinh gây hại của quần thể tuyến
trùng gây vết thương (Pratylenchus sp.) hại cà phê trên đồng ruộng và thử
nghiệm khả năng khống chế mật độ quần thể trong điều kiện nhà lưới của một
số chế phẩm sinh học, hóa học tại Viện Bảo vệ thực vật

Page 3



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây cà phê từ cây xóa đói giảm nghèo trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ
nông dân, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên, góp phần đẩy mạnh
phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Tuy nhiên hiện nay các vùng trọng điểm
sản xuất cà phê ở nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức,
trong đó có có vấn đề sâu, bệnh gây hại.
Hiện tượng vàng lá cà phê xuất hiện rất phổ biến trong những năm gần
đây gây hại nghiêm trọng cho hầu hết các vùng trồng cà phê trọng điểm của
cả nước, làm cây sinh trưởng kém, bộ lá bị vàng, cây trồng mới còi cọc, nhiều
vườn phải trồng lại nhiều lần, năng suất và chất lượng ở cà phê kinh doanh
giảm (Hà Minh Trung và cs., 2001) [12], vấn đề này đã và đang được nhiều cơ
quan nghiên cứu vào cuộc như Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam… Những nhận xét đều cho rằng tuyến trùng có thể là một trong những
nguyên nhân, góp phần gây nên hiện tượng vàng lá cà phê.
Tuyến trùng là dịch hại trong đất, gây hại bộ rễ của cây, ảnh hưởng đến
chức năng dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng sản phẩm, khi bộ rễ bị phá hủy nặng, cây có thể chết. Tuyến
trùng là nhóm dịch hại khó phòng trừ, chúng chui sâu vào tế bào vỏ rễ, ngoài
lớp da là vỏ cutin bảo vệ, tuyến trùng còn nằm sâu bên trong, được lớp tế bào
cây bảo vệ khá vững chắc, do đó tiêu diệt chúng bằng thuốc hóa học là rất
khó, phải dùng nồng độ cao, chi phí phòng trừ rất tốn kém nhưng hiệu quả
thấp. Ngoài gây hại trực tiếp bộ rễ cây, tuyến trùng còn là tác nhân gây ra các
vết thương, mở đường cho nấm hại trong đất tấn công cây trồng. Tác hại do
tuyến trùng gây ra thời kỳ đầu thường ít được chú ý, do chúng ký sinh và gây
Page 4



hại các bộ phận của cây ở dưới mặt đất, khi phát hiện được tác hại thông qua
các triệu chứng ở các bộ phận trên mặt đất thì cây đã bị hại đã khá nặng, biện
pháp phòng trừ sẽ thấp hoặc thậm chí không có hiệu quả.
Để góp phần cung cấp các dữ liệu về thành phần loài tuyến trùng chính
gây hại trên cây cà phê tại Cư Kuin, Đăk Lăk; đặc điểm hình thái, sinh học,
sinh thái của loài tuyến trùng gây hại quan trọng; các chế phẩm sinh học, hóa
học có khả năng khống chế quần thể tuyến trùng gây vết thương Pratylenchus
coffeae hại cà phê làm cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ có hiệu quả
nhất, đặc biệt là hướng quản lý mật độ quần thể tuyến trùng trên đồng ruộng
theo hướng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nền nông
nghiệp bền vững - Đây là cơ sở khoa học của đề tài luận văn
1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Hiện nay, năng suất và chất lượng cà phê ở nhiều nước trên thế giới khá
bấp bênh, ngoài tác động của biến đổi khí hậu, kỹ thuật thâm canh, mức khai
thác năng suất ở từng nơi, còn có tác hại của một tập đoàn sâu bệnh kí sinh
gây hại làm cho năng suất và chất lượng đều giảm sút.
Ngoài các đối tượng gây hại trên mặt đất, cà phê thường bị một số loại
sâu, bệnh gây hại bộ phận rễ dưới mặt đất. Khác với các loại sâu bệnh hại trên
mặt đất, các loại dịch hại dưới mặt đất tồn tại liên tục lâu dài, tích lũy qua thời
gian để tăng về số lượng và mức độ gây hại. Khi bộ rễ bị tuyến trùng phá hủy
nặng làm cho các bộ phận thân lá bị ảnh hưởng tạo thành triệu chứng đặc
trưng thì con người mới phát hiện được. Đến lúc này thường là quá muộn để
đưa ra các giải pháp khắc phục.
Tuyến trùng không chỉ là tác nhân gây hại trực tiếp mà còn mở đường,
thúc đẩy cho tác nhân gây bệnh khác như nấm, vi khuẩn, virus cùng gây hại,

Page 5



gây ra các tổ hợp bệnh khác nhau làm cho các vườn cà phê càng bị tàn phá
nhanh.
Triệu chứng tuyến trùng ký sinh rễ cà phê đều có biểu hiện như tạo thành
các nốt sưng trên rễ, gây vết thương rễ, bộ rễ bị biến dạng, bị hủy hoại dẫn
đến chết, thối rễ... Khi bộ rễ bị phá huỷ, tùy mức độ, làm cho cây còi cọc,
kém phát triển, lá úa vàng, quả và hạt nhỏ, chất lượng kém. Bị hại nặng, khi
bộ rễ bị phá huỷ một phần hay toàn bộ, cây có thể bị chết. Tác hại ban đầu do
tuyến trùng gây ra thường ít được chú ý, do chúng ký sinh và gây hại bộ phận
dưới mặt đất, khi các triệu chứng xuất hiện ở các bộ phận trên mặt đất thì lúc
đó bệnh đã khá nặng, phòng trừ sẽ kém hoặc thậm chí không có hiệu quả. Đây
chính là nhược điểm cần phải được khắc phục đối với những loại cây mẫn
cảm với tuyến trùng.
1.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài tuyến trùng gây hại cà phê
Trên thế giới, có khá nhiều công trình nghiên cứu về nhóm tuyến trùng
kí sinh thực vật, gây hại cho các vùng sản xuất cà phê. Tuyến trùng kí sinh
thực vật, còn được gọi là tuyến trùng thực vật (Phytonematodes) thuộc ngành
giun tròn (Nematoda), chủ yếu sống trong đất, có quan hệ chặt chẽ với cây
trồng đang phát triển. Thành phần loài tuyến trùng ký sinh cà phê khá phong
phú, thuộc nhiều nhóm loài tuyến trùng khác nhau:
- Nhóm tuyến trùng nốt sưng (Meloidogyne):
Khi xâm nhập vào rễ, tuyến trùng nốt sưng thường tạo nên các nốt sưng
trên rễ làm rễ cây bị sưng từng đám, bị nặng bộ rễ bị phá hủy hoàn toàn, cây
còi cọc, lá vàng úa, năng suất giảm, thậm chí thất thu hoàn toàn, cây có thể
chết. Meloidogyne exigua là loài tuyến trùng nốt sưng đầu tiên gây hại trên cà
phê được Jobert phát hiện năm 1878 tại Rio de Janeiro (Brazil). Sau đó được
Goeldi mô tả chi tiết vào năm 1889 và 1892. (dẫn theo [16])

Page 6



Năm 1929, loài tuyến trùng Meloidogyne exigua cũng được tìm thấy ở
Sao Paulo (Brazil) và các bang khác của nước này [16]. Vào các năm 1960,
Meloidogyne exigua được phát hiện gây hại cà phê tại Costa Rica, cộng hòa
Dominique, Venezuela [16]. Trong thập niên 1970, tiếp tục được tìm thấy tại
các vườn cà phê ở Guatemala, Peru, El Salvador và Puerto Rico, sau đó là
Colombia, Nicaragua và Bolivia. Các nhà khoa học cho rằng, hầu như
Meloidogyne exigua là loài chỉ xuất hiện và gây hại trên các vườn cà phê ở
Trung và Nam Mỹ (dẫn theo [16].).
Loài Meloidogyne incognita được phát hiện sau loài Meloidogyne exigua
khoảng 80 năm, gây hại trên cà phê đầu tiên vào năm 1960 ở Guatemala, bờ
biển Ngà, sau đó là Tanzania, và gần đây nhất là ở Jamaica và Ấn Độ. So với
Meloidogyne exigua thì Meloidogyne incognita là loài tuyến trùng xuất hiện
phổ biến và gây hại nghiêm trọng hơn [17].
Theo Campos và cs. (1990) [15], tại Brazil, Meloidogyne sp. là nguyên
nhân chính của việc ngừng trồng cà phê trên nhiều vùng trồng cà phê lâu năm.
Các diện tích trồng cà phê ở bang Rio de Janeiro phải chuyển sang trồng mía
do sự phá hoại của tuyến trùng Meloidogyne exigua. Ở bang Paranas,
Meloidogyne coffeicola gây thiệt hại nặng trên một số diện tích trồng cà phê
vào năm 1960. Sau đó là sự gây hại của tuyến trùng Meloidogyne incognita
đã phá hủy toàn bộ diện tích cà phê tại đây và nông dân phải chuyển sang
trồng cây khác. Ở Sao Paulo, trên 3.000.000 cây con trong vườn ươm bị hủy
bỏ. Tại Colombia, thời gian này Meloidogyne exigua và Meloidogyne
javanica gây thiệt hại trên 800 triệu USD. Ở Kona, Hawaii, M. konaensis là
đối tượng hại chính gây hại nghiệm trọng đe dọa ngành sản xuất cà phê ở khu
vực này (Nelson và cs, 2001) [43].
- Nhóm tuyến trùng gây vết thương (Pratylenchus)

Page 7



Nhóm tuyến trùng Pratylenchus thường tạo nên các vết thương trên rễ,
làm rễ cây bị phá hủy từng đám, bị nặng bộ rễ bị phá hủy hoàn toàn, cây còi
cọc, lá vàng úa, năng suất giảm, thậm chí gây thất thu hoàn toàn, cây có thể
chết. Có 7 loài tuyến trùng gây vết thương được biết đến gây hại trên cà phê,
đó là Pratylenchus brachyurus (Godfrey) Filipjev and Schuurmans
Stekhoven, P. coffeae (Zimmerman) Filipjev and Schuurmans Stekhoven, P.
goodeyi Sher and Allen, P. gutierrezi Gutierrezi Golden, Lospez and Vilchez,
P. loosi Loof, P. panamaensis Siddiqi, Dadur and Barjas, P. pratensis (de
Man) Filipjev, và P. vulnus Allen and Jensen (dẫn theo [51])
Các loài tuyến trùng phổ biến và gây hại nặng hơn cả là Pratylenchus
coffeae (Zimmermann, 1898; Filjipev & Schstekhoven, 1941); Pratylenchus
brachyurus (Godfrey, 1929;Filjipev & Schstekhoven, 1941)… Do đó hầu như
các nghiên cứu về sinh học, sinh thái và các biện pháp phòng trừ đều tập trung
vào hai loài này (dẫn theo [51])
Trong một thời gian dài, Pratylenchus brachyurus được xem là loài duy
nhất gây hại cà phê chè ở Nam Mỹ, sau đó người ta đã tìm thấy Pratylenchus
coffeae tại các vườn cà phê ở Cộng hòa Dominique, El Salvador, Guatemala,
Puerto Rico, Costa Rica, Brazil, Ấn Độ, các vùng cà phê Nam châu Á,
Barbados, Martinique, Tanzania, Madagascar và Indonesia…Tại El Salvador,
Java và Ấn Độ, Pratylenchus coffeae được coi là loài tuyến trùng gây hại
chính trên cà phê. Chúng phá hủy 95% diện tích cà phê chè tại Java chỉ trong
vòng 6 tháng, nhưng cà phê mít chỉ bị hại 59%[51]. Theo Bredo (1959) thì
Pratylenchus coffeae chỉ gây hại cà phê chè (Coffea arabica L.) và cà phê vối
(Coffea canephora P. ex Fr.), nhưng không gây hại trên cà phê mít [14].
Pratylenchus coffeae là loài có phổ ký chủ rộng, gây hại trên 200 loài cây
trồng khác (Edwards & Wechunt, 1973; Goodey at all, 1965; Kumar, 1992)
[51]. Tuy nhiên một số tác giả cho rằng Pratylenchus coffeae và Radopholus
Page 8



similis là tâp hợp loài do vậy công tác phân loại chúng nhiều khi phải sử dụng
kỹ thuật sinh học phân tử (Duncan và cs, 1999; Elbadri và cs, 1999) [22].
Cũng theo các tác giả Palanichamy (1973), Kumar (1984), Pratylenchus
coffeae là loài tuyến trùng gây hại nặng nhất trên cà phê chè ở Ấn Độ. Vào
những năm 1980, chúng phá hại trên hàng ngàn ha, thiệt hại lên tới trên 20
triệu Rupi. Cũng vì lý do này mà Kumar tại Trung tâm nghiên cứu cà phê Ấn
Độ đã đề nghị thay thế cà phê chè bằng cà phê vối hay cà phê chè được ghép
trên gốc ghép cà phê vối để hạn chế tác hại của tuyến trùng ( dẫn theo [51]).
- Tuyến trùng đào hang (Radopholus spp.): Các loài tuyến trùng thuộc giống
Radopholus với khả năng nội ký sinh di chuyển giống như các loài thuộc
giống Pratylenchus cũng gây hại nghiêm trọng trên một số vùng trồng cà phê
của Ấn Độ với hai loài chính R. similis và R. colbrani [47].
- Tuyến trùng bán nội ký sinh (Rotylenchulus reniformis): Mặc dù không gây
tác hại trên cây cà phê mạnh như các loài Meloidogyne spp., Pratylechus spp.
và Radopholus spp. nhưng loài này luôn xuất hiện với tần suất cao ở các vùng
trồng cà phê và hồ tiêu (Campos & Villain 2005) [16]. Khi mật độ của loài
này trên cây trồng lớn thì khả năng gây hại rất cao, thường làm cho cây còi
cọc, vàng lá và năng suất thấp
- Tuyến trùng ngoại ký sinh vector mang truyền virus (Longidorids và
Trichodorrids): Đây là 2 nhóm tuyến trùng ngoại ký sinh và có khả năng
mang truyền virus gây bệnh xoắn lá ở hồ tiêu và cà phê. Tùy mật độ ký sinh
và điều kiện môi trường các loài tuyến trùng thuộc 2 nhóm này có thể phát
triển thành dịch gây bệnh virus cho cây [5].
1.2.1.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái và yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình
gây hại, phát triển của quần thể tuyến trùng gây vết thương

Page 9


Kumar (1982) [32] đã nghiên cứu về triệu chứng gây hại của tuyến

trùng loài P. coffeae: sau khi gặm lớp biểu bì, tuyến trùng xâm nhập vào bên
trong mô vỏ rễ cà phê, trong quá trình di chuyển, tuyến trùng châm chích vào
thành tế bào làm cho thành tế bào bị cắt và tuyến trùng di chuyển đến các tế
bào tiếp theo. Sự di chuyển như vậy làm cho tế bào chất bị tách khỏi các vách
tế bào và làm các tế bào bị chết.
Một số tác giả đã mô tả triệu chứng cây cà phê bị hại bởi tuyến trùng
Pratylenchus spp. ở điều kiện tiêu chuẩn: cây còi cọc, chồi non không phát
triển và lá úa vàng. Trong vườn ươm, rễ chính có thể bị phá hủy và có thể mất
rễ. Rễ con biến đổi màu từ nâu tối sang đen trừ vùng rễ gần với rễ chính là
không chịu ảnh hưởng của tuyến trùng gây vết thương. (Salas and Echandi,
1961; Inomoto và cs, 1998; Kubo và cs, 2003) [52][28][31]
Vòng đời của tuyến trùng gây vết thương Pratylenchus tương tự như
các loài tuyến trùng hại thực vật khác, gồm các pha: trứng, ấu trùng (tuổi 1
đến tuổi 4) và trưởng thành.Trứng tuyến trùng thường được đẻ rải rác vào
trong đất vùng rễ, mặc dù rất khó có thể xác định được số trứng mà tuyến
trùng cái Pratylenchus đẻ, nhưng những số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng
tuyến trùng Pratylenchus đẻ rất ít. Theo Graham (1951) [26], mỗi con cái P.
brachyurus mỗi ngày đẻ từ 4 đến 8 trứng dưới điều kiện nhiệt độ từ 26.7 –
29.4oC. Theo kết quả nghiên cứu của Lordello (1986) cho thấy ấu trùng sống
trong rễ cà phê có tuổi một kéo dài tới 8 ngày sau khi đẻ trứng, ấu trùng tuổi 2,
3 và 4 lần lượt là 14, 21, và 28 ngày; trưởng thành 29-32 ngày [34]. Đối với ký
chủ là khoai tây thì loài P. coffeae hoàn thành vòng đời trong 27 ngày ở điều
kiện nhiệt độ 25-30oC (Gotoh, 1964, cited by Siddiqi, 1972 [54]. Nhiệt độ tối
ưu cho loài P. coffeae sinh sản trên Citrus Jambhiri Lush là từ 26 – 32oC
(Radewald và cs, 1971) [49].

Page 10


Cả ấu trùng và trưởng thành của Pratylenchus sp. đều có khả năng xâm

nhập vào rễ cây ký chủ.Theo Kumar (1982) thì tuyến trùng loài P. coffeae
xâm nhập vào rễ cây cà phê chè dễ dàng hơn so với cây cà phê vối. Theo đó
thì có khoảng 10% tuyến trùng xâm nhập vào rễ cây cà phê trong vòng 4 – 5
ngày sau lây nhiễm [32]. Rosana Bessi (thông tin cá nhân) lại cho rằng tuyến
trùng Pratylenchus coffeae xâm nhập ồ ạt vào cây cà phê chè chỉ một ngày
sau lây nhiễm. Sở dĩ có sự mâu thuẫn này là do điều kiện thí nghiệm hoặc
quần thể tuyến trùng Pratylenchus coffeae ở các giai đoạn khác nhau.
Theo Feldmesser và cs (1960), có hai nguyên nhân khiến tuyến trùng
có khả năng thích nghi cao, đó là có khả năng sống sót trong điều kiện không
có cây ký chủ và có khả năng ngủ nghỉ trong điều kiện không thuận lợi; đó
cũng chính là lý do làm cho tuyến trùng có khả năng gây hại nghiêm trọng
cho cây trồng và khả năng lan rộng nhanh [25].
Chưa có nhiều nghiên cứu về sự sống của tuyến trùng pratylenchus trên
cây cà phê, trong khi có khá nhiều thông tin về tuyến trùng loài này gây hại
trên các cây trồng khác. Trong vườn táo tại Australia, với sự trợ giúp của hệ
thống rây đã loại bỏ toàn bộ rễ của cây ký chủ và bằng những thử nghiệm sinh
học, ông nhận thấy P. coffeae có thể sống tới 7 tháng trong điều kiện vắng
mặt cây ký chủ (Colbran, 1954) [18].
Tại Florida (Mỹ), mẫu đất bị tuyến trùng P. coffeae gây hại được thu
thập từ các vườn chanh và giữ trong phòng thí nghiệm ở các mức nhiệt khác
nhau. Tuyến trùng có thể sống sót trên 4 tháng trong điều kiện nhiệt độ 10oC
nhưng lại không thể sống sót ở nhiệt độ trên 38oC (Radewald và cs, 1971)
[49]. Tại Nam Phi, thu thập tuyến trùng loài P. brachyurus từ các ruộng trồng
khoai tây và giữ chúng trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 4 mức nhiệt độ
khác nhau: 5, 8, 20 và 27oC. Sau 20 tuần, tuyến trùng vẫn sống sót trong tất cả
các mẫu nhưng số lượng tuyến trùng ở mức nhiệt 5oC thấp hơn so với số
Page 11


lượng tuyến trùng ở mức nhiệt 20 và 27oC.Ngoài ra thì số lượng tuyến trùng

còn sống trong điều kiện ẩm độ đất là 12% cao hơn so với tuyến trùng được
giữ trong điều kiện khô, khi ẩm độ đất là 5% sau 20 tuần (Koen, 1967) [30].
Mặc dù những thí nghiệm trên được tiến hành trong điều kiện khác
nhau, cả về nhiệt độ và ẩm độ, nhưng các tác giả đều cho rằng tuyến trùng
loài P. brachyurus và P. coffeae đều có khả năng sống trong đất ít nhất 4
tháng trong điều kiện vắng mặt cây ký chủ, thời gian sống của tuyến trùng
ngắn hơn trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt và ẩm độ đất thấp.
Tuyến trùng vẫn có thể sống sót nếu trong đất còn tàn dư của cây trồng,
loài P. coffeae vẫn sinh sản mạnh trong điều kiện đất trồng khoai tây hoặc
trồng cỏ, trong khi quần thể này lại giảm mạnh và gần như không còn trong
điều kiện bỏ hoang (Colbran, 1954) [18].
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng có tác động đến Pratylenchus spp. trong
vườn ươm cà phê: có một số yếu tố thổ nhưỡng và khí hậu ảnh hưởng đến
quần thể Pratylenchus như: nhiệt độ, pH, và độ ẩm đất.
Theo Endo (1959) [23], trồng dâu và bông trên đất cát pha thì P.
brachyurus sinh sản tốt hơn trên đất sét, điều đó có nghĩa là kết cấu đất cũng
ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến trùng.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, ấu trùng P. brachyurus được thử
nghiệm trong các môi trường có độ pH khác nhau (1, 3, 5, 7) cho tỷ lệ sống
khác nhau. Ở pH 1 và 3, tỷ lệ sống tương ứng là 0 và 39.2%, trong khi ở pH 5
và 7: 95% tuyến trùng sống sót (Koen, 1967) [30]. Có ý kiến cho rằng khoảng
pH tối ưu cho cây cà phê phát triển là từ 5.0 đến 6.5 (Kupper, 1981) [33].
1.2.1.3. Diễn biến mật độ quần thể tuyến trùng
Diễn biến mật độ quần thể tuyến trùng có liên quan chặt chẽ đến các
yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là lượng mưa. Tác giả Chanu và Cs. (2010) nghiên

Page 12



×